Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
1,06 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC
TIỂU LUẬN
Môn: HIỆNTƯỢNGHỌCTHỰC VẬT
Đề tài:
ỨNG DỤNGHIỆNTƯỢNGHỌC THỰC
VẬT VỚINGHỀNUÔIONG MẬT
1
Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ : Lê Thị Trễ
Học viên thực hiện:
Lê Thị Hiền
Lê Tân Phú
Võ Quang Trung
Lớp: TVk20
Tháng 05 năm 2012
Mục Lục
2
Phần I: Mở đầu
Nuôi ong là nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Các sản phẩm từ
ong như mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa có giá trị dược liệu và kinh tế cao.
Ưu điểm của nghềnuôiong là không tốn nhiều diện tích, vốn đầu tư ban đầu
không lớn và không tốn nhiều nhân lực. Khai thác lợi thế từ thiên nhiên, kết hợp
kinh nghiệm dân gian với khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều nông dân đã vươn
lên làm giàu bằng hình thứcnuôiong lấy, trong đó không ít người đã trở thành
tỷ phú sinh ra từ làng.
Ở nước ta nuôiong đã xuất hiện từ lâu đời với nhiều hình thức khác nhau
như: nuôiong trong hốc cây hoặc hốc đá tự nhiên, nuôi trong thùng Song, mọi
phương thứcnuôiong kể trên đều mang tính chất thô sơ, năng suất thấp. Ngày
nay, việc áp dụng kỹ thuật nuôi trong thùng cải tiến có khung cầu di động là một
bước tiến nhảy vọt, đưa năng suất mật tăng gấp 5 - 10 lần. Với phương pháp này
có thể di chuyển đàn ong theo những mùa hoa nhằm tận dụng nguồn thức ăn từ
hoa của các rừng keo, tràm,cà phê, cây ăn quả, cây ngắn ngày qua đó, đã tiết
kiệm được một khoản chi phí rất lớn
Để có thể di chuyển đàn ong như vậy người nuôiong phải nắm bắt được
những mùa hoa nở ở các vùng miền khác nhau, từ đó di chuyển đàn ong để lấy
được phấn hoa và mật hoa tốt nhất, đem lại năng suất chất lượng mật.
Chính vì vậy các chu kỳ hiệntượng và hiệntượng nở hoa ở thựcvật được
xem là một trong những vấn đề chính rất được quan tâm và ứngdụng trong quá
trình nuôi ong. Và để có cái nhìn sâu hơn về việc vận dụnghiệntượnghọc trong
quá trình nuôiong mật, chúng tôi chọn đề tài:
“Ứng dụng của hiệntượnghọcthựcvậtvớinghềnuôiongmật ”
3
Phần II: Nội dung
1. Hiệntượnghọcthựcvật là gì ?
1.1. Hiệntượnghọcthựcvật
Là khoa học nghiên cứu sự sinh trưởng, sinh sản của thựcvật trước sự
thay đổi khí hậu theo chu kì như: Sự ra lá, rụng lá, sự hình thành và phát triển nụ
hoa, quả, quả chín, phát tán hạt giống, thay đổi màu sắc lá và những hiện
tượng khác trong sự hình thành và biến đổi khí hậu theo mùa.
1.2. Hiệntượng ra hoa ở thực vật
Trong thực tế mùa nào cũng có hoa. Mỗi loài thựcvật nở hoa vào
những thời điểm khác nhau, tùy vào tập tính và đặc tính sinh học của mỗi loài.
Hoa chính là cơ quan sinh sản của thựcvật có hoa. Khi bắt đầu chuyển sang
giai đoạn phát triển, cây tạo khối sơ khởi, rồi tạo nụ hoa, sau một thời gian hoa
nở báo hiệu hạt phấn chín và quá trình thụ phấn thụ tinh xảy ra.
Hoa nở thường không cùng một lúc, có cái trước, có cái sau, trải dài một
vài tuần, có nhiều loài kéo dài vài tháng, hay có loài hoa nở thành 2-3 mùa một
năm, để bảo đảm khi hạt chín sẽ đúng vào mùa mưa nhiều, nếu mùa mưa đến trể
hay sớm. Thông thường các cây công nghiệp, cây ăn trái có mùa hoa nở tập
trung.Thời gian ra hoa còn phụ thuộc vào sự nảy mầm của hạt. Cây phải ra hoa
vào mùa nào thì hạt mới có thể nảy mầm tốt và cây con đủ sức sống sót trong
mùa hạn.
Sự ra hoa của thựcvật còn tùy vào thời tiết của mỗi vùng khác nhau, như
vùng ôn đới khác vùng nhiệt đới. Đặc biệt là các loài thựcvật vùng nhiệt đới ở
miền Nam Việt Nam. Mỗi loài cây có mùa ra hoa và tạo quả khác nhau. Cây ăn
trái bản địa như xoài, mít, nhãn, chôm chôm, v.v. mà hạt không sống lâu được
đều trổ hoa trong mùa Xuân để trái chín vào đầu tới giữa mùa mưa.
Hiện tượng ra hoa và hoa nở mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống của
thực vật và hiệntượng hoa nở đã hình thành nên mối quan hệ không thể thiếu
giữa côn trùng hút mật và cây.
4
2. Ứngdụnghiệntượnghọc trong nghềnuôiong mật
Nuôi ong được xem là một nghề đòi hỏi sự khéo léo, dày công chăm bẵm
như trẻ nhỏ nhưng cũng không phải là quá khó khăn nếu người làm nghềthực sự
ham thích học hỏi và cần nhất là sự cần mẫn như chính loài ong. Không chỉ am
hiểu đặc tính của loài ong, người nuôiong cũng cần phải có sự am hiểu về các
loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong
tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào.
2.1. Một số hiểu biết về loài ong:
Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao. Ong sống theo đàn, mỗi đàn
đều có ong chúa, ong thợ, ong non, và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong
có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm
như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa
- Trong đàn ong:
+ Ong chúa là con ong cái duy nhất trong đàn ong, dài và to hơn các ong
đực, ong thợ, cánh ngắn hơn thân, có nhiệm vụ đẻ trứng nhưng không làm ra
mật. Ong chúa chuyên đẻ trứng, ấu trùng do trứng nở ra được nuôi bởi ong thợ
(các con ong thợ này là các con cái); những ấu trùng này sẽ lớn lên thành ong
non và cuối cùng, trong đàn ong còn có ong đực, có số lượng rất ít trong tổ,
chúng chết đi sau khi giao phối vớiong chúa.
5
Loài ong mật
+ Ong thợ đông nhất, làm đủ mọi việc: lấy mật, nuôi ấu trùng, bảo vệ tổ ,
thường sống 2- 6 tháng.
+ Ong đực to hơn ong thợ, làm nhiệm vụ giao phối vớiong chúa mỗi khi
ong chúa bay ra. Ong đực thường xuất hiện vào mùa hè và chỉ sống 1-2 tháng,
sang mùa thu thì bị đuổi ra khỏi tổ mà chết.
Trong đề tài này chúng ta đề cập đến loài ong mật: Con ong cho mật thuộc
giống Apis (Apis mellifca, Apis cerana Fabr, Apis ligustica, Apis sinensis, )
hoặc các giống Maligona, Trigona, đều thuộc họ ong (Apidae). Ongmật còn
gọi là ong khoái, to con hơn, đốt đau, tổ thường ở các hốc cây, hốc đá
* Nguồn thức ăn:
Nguồn thức ăn chủ yếu của ong là mật hoa và hạt phấn. Chính vì vậy thực
vật cung cấp hạt phấn và mật hoa là một trong những đối tượng được chú ý và
nghiên cứu đối với các nhà nuôiong về : Thời điểm nở hoa, khoảng thời gian
hoa nở nhiều nhất…Từ đó để đưa lại hiệu quả trong việc thu hạt phấn và mật
hoa, mang lại năng suất cao trong việc nuôi ong.
* Mậtong – sản phẩm tạo thành của ong: Mậtong được tạo thành từ chất
ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Mậtong là hỗn hợp của các loại
đường và một số thành phần khác. Dựa vào nguồn mật người ta chia làm 3 loại
mật ong: mậtong đơn hoa, mậtong hỗn hợp và mậtong dịch lá. Trong đó mật
ong đơn hoa có chất lượng tốt nhất.
2.2 Quá trình tạo mật ong:
Ong mật tìm những cây có hoa có chứa mật hoa, hạt phấn đây chính là
nguồn thức ăn cho ong mật.
Phấn hoa là nguồn protein quý giá đối với đời sống đàn ong. Đàn ong phát
triển mạnh hay yếu, nhanh hay chậm chủ yếu dựa vào phấn hoa; phấn hoa là loại
thức ăn khó thay thế của ong. Tuy rằng nhiều nước nuôiong đã sản xuất thức ăn
nhân tạo (phấn) nhưng đàn ong phát triển vẫn không bằng phấn hoa tự nhiên.
Ong thu phấn hoa có chọn lọc. Phần lớn đàn ong chỉ thu những hạt phấn tốt trên
hoa có phấn ngon.
6
Ở nhiều loài thựcvật ở bên trong hoa nơi gần gốc của cánh hoa có tuyến tiết
mật. Tuyến mật của hoa sâu hoặc nông có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu
mật. Ở một số loài tuyến mật không nằm trong hoa mà nó nằm bên ngoài của
hoa và gọi là những tuyến mật ngoài hoa (extrafloral nectaries). Đây là dịch ngọt
tiết ra từ tuyến mật ở lá, thân của cây. Ví dụ: đay có đầu ở gân lá, cao su ở gần
cuống lá, thông ở kẽ nụ v.v
Mật onglấy từ mật hoa thường có hương vị đặc trưng và trong. Mật lá có
hàm lượng chất khoáng (nhất là kali) thường cao hơn mật hoa do đó mật lá vẫn
được khách hàng nhiều nước ưa thích vì kali có khả năng chống nhiễm xạ. Màu
sắc, hương vị của mật hoa kích thích đàn ong mạnh hơn so vớimật lá. Tuy nhiên
không phải tất cả các loài cây có hoa đều có tuyến mật để hấp dẫn côn trùng.
Mật hoa (nectar) sau khi ong thu thập về được ong chế biến lại thành mật
ong (honey). Mậtong được dự trữ trong kho chứa mật và người nuôiong khai
thác nguồn mật tại đây. Tuy nhiên, ong cũng sử dụng nguồn mật mà nó chế tạo
được do đó người nuôiong cần phải lấy hết lượng mật này, thay đó bổ sung thay
thế bằng lượng nước đường cho đàn ong sử dụng vì đàn ong luôn đòi hỏi nguồn
thức ăn để nâng cao sản lượng và chất lượng mật.
Việc nuôiong cố định ở một nơi (stationary) hay nuôi di trú (migratory),
người nuôiong cần phải tìm hiểu về địa điểm bố trí đàn ong ở bên trong hay gần
nơi có nhiều cây cho mật (honey plants). Những loài cây cho mật có thể là cây
trồng hay cây dại, cây cỏ hay cây bụi, cây trong rừng hay cây ven đường thời
kỳ có nguồn thức ăn cho ong vào những mùa nhất định hay xuyên suốt trong
năm.
2.3 Thựcvật cho mật hoa và phấn hoa:
Một số loài cây cung cấp lượng mật và phấn hoa nhiều khi hoa nở và những
loài thựcvật này người ta gọi là cây cho mật (honey plants). Bởi vì những loài
cây này cung cấp nguồn thức ăn cho ong để quá trình tạo mậtong tốt nhất.
Nhiều thựcvật sản sinh ra nguồn mật hoa nhưng rất ít hay không có phấn hoa
cũng được xem là những loài cây nguồn mật.
Những cây khác cho phấn hoa nhiều với chất lượng tốt nhưng có rất ít hay
7
không có mật hoa gọi là những cây cho phấn hoa (pollen plant), những loài cây
này đóng vai trò quan trọng cho việc nuôiong nhất là vào lúc mới xây dựng đàn
ong, khi ong cần một lượng lớn protein chứa trong hạt phấn để nuôi sống chúng.
Nghề nuôiong phát triển ở những vùng có những loài cây cho mật và cây
cho phấn phát triển mạnh và có mùa nở hoa kéo dài. Nhưng những vùng này
không phải luôn dễ dàng tìm thấy. Bởi vậy người nuôiong cần phải kết hợp
những kinh nghiệm của mình trong việc quản lý đàn ongvới việc thựchiện di
cư đến nơi có nguồn phấn hoa và mật hoa nhiều để cung cấp đầy đủ lượng thức
ăn cho ong. Do đó người nuôiong cần phải biết ngày và khoảng thời gian mùa
hoa nở của những loài cây cho mật, những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến
chúng và có những đánh giá tác động hợp lý với tiềm năng ở từng vùng, ví dụ:
số lượng đàn ong cần đặt để sản xuất ở mỗi vùng, khả năng cung cấp mật hoa và
phấn hoa của đàn ong.
Hiện tượnghọc ra hoa của những loài này thường thay đổi theo mùa và theo
từng vùng.
Theo Crane (1990), chỉ có khoảng 16% loài cây trên thế giới làm nguồn
thức ăn cho ong mật, tuy nhiên cũng có đến 4000 loài hoa khác nhau cho mật.
Những hoa không có mật thường cho lượng phấn hoa khá lớn (theo Luciana
Porter Bolland, 2001).
Tầm quan trọng của những loài cho mật và phấn hoa khác nhau phụ thuộc
sự phong phú của nó trong vùng. Chất lượng mật, phấn hoa và hiệntượng ra hoa
của ảnh hưởng đến chu trình nuôi ong.
Cây cho mật hoa và phấn hoa ở nước ta khá phong phú. Ở miền Nam cây
Cao su là cây có sản lượng mật hoa lớn, sau đó là cây Tràm, Chôm chôm, Nhãn,
Cà phê và Dừa, hoa Cúc quỳ, Bông trắng, các cây trong rừng ngập mặn như cây
họ mắm Avicennia. Đối với miền Bắc, cây nguồn cho mật hoa và phấn hoa có
rải rác trong năm: Vải chua, Vải thiều, Nhãn, Đay, Bạch đàn, Vẹt, Táo, Cỏ lào,
Chân chim, Bạc hà v.v Các cây cho mật hoa ở miền Bắc cho chất lượng mật
tốt, mật trong và thơm (trừ Đay) nhưng số lượng cây lại không nhiều và thời tiết
không ổn định, địa bàn phân tán cho nên chỉ thích hợp vớinuôiong gia đình có
8
quy mô nhỏ (giống ong nội Apis cerena).
2.4. Lịch nở hoa (loral calendars):
Nguồn hoa cung cấp thức ăn tự nhiên cho ong rất dồi dào lại phân bố tại
nhiều vùng khác nhau, mỗi loài hoa nở vào một mùa nhất định nào đó. Do đó
người nuôiong cần phải biết được thứ tự thời gian nở hoa, hoa tàn; thời gian và
kết thúc vụ mật của các loài cây nguồn mật này ở từng vùng trong năm; nắm
chắc lịch nở hoa sẽ bố trí đàn ongmật khớp đúng những mùa mật cao điểm sẽ
mang lại năng suất mậtong khá cao.
Lịch nở hoa (loral calendars) hay bản đồ nở hoa (flowering – chart) cho
nghề nuôiong là một bảng thời gian cho người nuôiong biết được ngày gần
đúng nhất và khoảng thời gian giai đoạn hoa nở của những cây cho mật và cây
cho phấn hoa quan trọng trong vùng. Những người nuôiong có kinh nghiệm sẽ
thu thập được nhiều thông tin qua qua nhiều năm và ghi chép lại làm kinh
nghiệm cho những sau.
Lịch nở hoa là một trong những công cụ hữu hiệu để mở rộng nghề nuôi
ong. Nó có thể giúp cho người nuôiong biết được nguồn thức ăn mà ong mật
cần cung cấp ở đâu, nhờ đó người nuôi có thể quản lý đàn ong của mình theo
cách hợp lý nhất. Việc nuôiong ở bất kỳ một vùng nào đó sẽ không thể phát
triển được nếu không hiểu biết về lịch nở hoa và việc di cư khi nuôi ong. Lịch
nở hoa đặc biệt cung cấp cho ta biết những vùng miền khác nhau có nguồn thức
ăn cho ong, dựa vào đó mà bố trí lộ trình di cư mà đàn ong cho thích hợp nhất.
Việc thu thập thông tin để xây dựng lịch nở hoa cho bất kỳ một vùng nào
thì không phải khó khăn nhưng tốn khá nhiều thời gian. Nó đòi hỏi phải có một
sự quan sát thật kỹ lưỡng và đầy đủ về sự thay đổi theo mùa của hệ sinh thái
trong vùng đó, hoạt động kiếm nguồn thức ăn của ong mật, và cả những tập tính
trong đàn ong mật.
XÂY DỰNG LỊCH NỞ HOA
* Khái niệm: Là bảng chỉ ngày và khoảng thời gian hoa nở của các loài cho
mật hoa và hạt phấn.
9
* Các bước xây dựng lịch hoa:
- Nghiên cứu thành phần loài thựcvật cung cấp mật hoa và hạt phấn trong
vùng. Xác định mật độ cây ra hoa /dt/cây.
- Xác định số lượng tập đoàn ong trong vùng. Theo dõi lượng thức ăn trong
tổ thừa hay thiếu.
- Theo dõi sự viếng thăm của ong và tần suất viếng thăm của ong.
- Theo dõi diễn biến mùa hoa.
* Vai trò:
-Trên cơ sở xây dụng được lịch hoa, người nuôiong sẽ biết được thời gian
thích hợp để thu mật hoa và phấn hoa. Khi đó họ có thể di chuyển đàn ong tới
nơi có nguồn mật dồi dào đúng thời điểm mới đạt được nằn suất cao.
-Lịch hoa còn là cơ sở của các ứngdụng khác như thống kê lưu lượng mật
của các loài thực vật.
3. Quy trình và kỹ thuật nuôiongmật
3.1. Phương thứcnuôi ong:
Nước ta, ong nội (Apis cerana) đã được nuôi từ lâu đời với nhiều hình thức
khác nhau.
* Nuôiong theo phương thức cố định: Ong được nuôi trong hốc cây hoặc
hốc đá tự nhiên, nuôi trong thùng hoặc trong đó đã có bánh tổ cố định và được
đặt theo nhiều tư thế khác nhau. Đây là phương thứcnuôi còn thô sơ và năng
suất thấp.
* Nuôiong theo phương thức di chuyển: Là phương thứcnuôi trong đó các
thùng cải tiến có khung cầu di động. Đây là một bước tiến nhảy vọt, đưa năng
suất mật tăng gấp 5 - 10 lần.
Để nuôiong thành công và thu được nhiều sản phẩm, cần phải nắm vững và
kết hợp hài hoà giữa nhiều yếu tố như : kỹ thuật tạo chúa có chất lượng cao, kỹ
thuật nuôi và sử lý đàn ong, các bước đi hoa, phương pháp phòng và trị bệnh
10
[...]... đàn ong mạnh (tức những đàn đã đạt đến 10 cầu quân thật đông) đến những vùng có hoa nở rộ để khai thác mậtong 4 .Thực trạng nghềnuôiongmật ở Việt Nam: * Ứngdụng của hiện tượnghọc nở hoa ở thựcvật trong nghềnuôiongmật Ở nước ta việc ứng dụnghiệntượng hoa nở để di chuyển đàn ong theo mùa là một trong những phương pháp đang được sử dụng rất phổ biến Loại mật tốt nhất đó là mậtong đơn hoa: Mật. .. sự thân thiện của đàn ongvới môi trường tự nhiên, nhưng lại gặp khó khăn nếu tổ chức sản xuất lớn Tốt nhất là nuôiong trong thùng cải tiến với khung cầu di động, tiện dụng cho người nuôiong và cho năng suất mật cao - Khung cầu: phía bên trong thùng ong là các cầu ong hay gọi là khung cầu (kèo) có thể tháo ra mở vào để lấy mật, trên khung cầu này ta sẽ đặt vào bánh tổ để cho ong xây tổ Nuôiong bằng... lần di chuyển ong phải thựchiện trong đêm, vì thời gian này là đàn ong về tổ ngủ, có như thế ong mới không bị phân tán đàn và bị chết do thay đổi khí hậu đột ngột Các loài thựcvật cung cấp mật và phấn hoa cho việc nuôiongmật ở nước ta chủ yếu là các cây ăn quả Các hộ nông dân đã biết cách ứngdụng cá hiệntượng nở hoa của các loài cây ăn quả để tạo ra năng suất cao trong quá trình nuôiong Điển hình... là một trong những hộ nuôiong thành công nhất ở vùng này, với mô hình nuôionglâymật hàng năm gia đình anh cho thu lãi hàng trăm triệu đồng Hiện nay, gia đình anh đang nuôi 1.000 đàn ong, mỗi đàn ong là 1 thùng, mỗi thùng khoảng 10 cầu ong, mỗi cầu ong có thể thu từ 4 - 8 kg mậtong Uớc tính trong năm nay, anh có thể thu được khoảng 50 tấn mậtvới thu nhập khoảng trên 600 triệu đồng, trong đó lãi... ong trong rừng vẹt, rừng sú ven biển Những đàn ong tại Tây Nguyên thì có phần thuận lợi hơn vì sau khi hết vụ khai thác mật cà phê, cao su thì họ chỉ thường đi ong xuống vùng thấp hơn như xứ dừa Tam Quan- Bình Định, hay các vùng ở phía đông Tây Nguyên 20 * Nghềnuôionglấymật ở Thừa Thiên-Huế Ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, nghềnuôionglấymật phát triển mạnh và liên tục trong khoảng 4 tháng Hè Nuôi ong. .. hơn 2 lần so với các giống ong nội; đồng thời, hương vị của mậtong Australia cũng được ưa chuộng hơn nên bán được giá cao hơn so vớimật của các giống ong khác Mùa Hè là vụ nuôiong chính nên một tuần tiến hành lấymật một lần Với 500 tổ ong, mỗi đợt lấymật cho sản lượng khoảng gần 2 tấn Nếu thời tiết thuận lợi để các loài cây ra hoa nhiều và đàn ong phát triển tốt thì mỗi mùa hè nuôi 21 ong kéo dài... sinh vật để từ đó có những ứngdụng hiệu quả trong trồng trọt, chăn nuôi hay các lĩnh vực khác Ứng dụng quan trọng nhất đó là xác định lịch ra hoa của những thựcvật cho hoa, những loài này thường ra hoa theo mùa và theo từng vùng Từ đó các nhà nuôiong biết để di chuyển đàn ong đến địa điểm có hoa Nguồn thức ăn chủ yếu của ong là mật hoa và hạt phấn Chính vì vậy thựcvật cung cấp hạt phấn và mật hoa... nắng Cửa ra vào của ong phải to và rộng để không ảnh hưởng đến quá trình tạo bầy đàn của ong Thùng nuôiong được xem như ngôi nhà chung của đàn ong Có thùng nuôiong tốt thì việc nuôiong sẽ hiệu quả Tùy vào điều kiện của từng vùng có thể xây dựng thùng nuôiong phù hợp Ở miền núi người ta dùng thân cây tròn rỗng ruột để làm thùng nuôi ong, gọi là bộng ong Cách làm bộng để nuôiong có mặt tốt là duy... Mỗi mùa, công ty ongmật Phương Nam thu được khoảng 200 tấn mật để xuất khẩu sang thị trường các nước Mỹ, Canada, Nhật Bản đồng thời, giải quyết việc làm cho hằng trăm lao động địa phương 22 Phần III: Kết luận Hiện tượnghọc là khoa học nghiên cứu sự sinh trưởng, sinh sản của thựcvật trước sự thay đổi khí hậu theo chu kì, việc ứng dụnghiệntượng học đang được quan tâm và chú ý trong các lĩnh vực... là dụng cụ để khai thác 11 mật thuận tiện nhất, cho năng suất mật cao - Các dụng cụ khác: dụng cụ để khai thác mật thuận tiện nhất, cho năng suất mật cao 3.2.1 Quy trình và kỹ thuật nuôi ong: 1 Chọn địa điểm đặt đàn ong Nguồn thức ăn chính của ong là mật của các loài hoa Bởi vậy việc lựa chọn địa điểm đặt đàn ong cần phải dựa trên đặc điểm này Theo kinh nghiệm, địa điểm đặt đàn ong cần: - Gần nguồn mật . thác mật ong.
4 .Thực trạng nghề nuôi ong mật ở Việt Nam:
* Ứng dụng của hiện tượng học nở hoa ở thực vật trong nghề nuôi ong mật
Ở nước ta việc ứng dụng hiện. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC
TIỂU LUẬN
Môn: HIỆN TƯỢNG HỌC THỰC VẬT
Đề tài:
ỨNG DỤNG HIỆN TƯỢNG HỌC THỰC
VẬT VỚI NGHỀ NUÔI ONG MẬT
1
Giáo