Nếubạnquábậnrộnđểthiềnhãyđọcbàiviếtnày
Sáng nay, như mỗi buổi sáng, tôi ngồi bắt chéo chân trên một
chiếc nệm trên sàn nhà, thả lỏng tay trên đầu gối, nhắm mắt lại, và không
làm gì ngoài việc hít thở trong 20 phút.
Người ta nói phần khó nhất về thiền định là dành ra thời gian để thiền.
Điều này cũng có lý: thời buổi này ai mà có thời gian để ngồi không chứ?
Thật khó để biện minh.
Thiền định mang đến nhiều lợi ích: Nó làm chúng ta tươi tỉnh lại, giúp
chúng ta hòa mình vào những gì đang diễn ra, giúp chúng ta tỉnh táo và
điền đạm hơn, giúp chúng ta đương đầu trong một thế giới mà chúng ta đã
bị quátải với thông tin và truyền thông, và nhiều lợi ích khác nữa. Tuy
nhiên, nếubạn vẫn đang tìm kiếm một lý do nào đó từ công việc để biện
minh cho việc không có thời gian để thiền, hãy xem xét điều này:
Thiền giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Bằng cách nào? Bằng cách tăng khả năng của bạnđể kiềm hãm
những thôi thúc gây mất tập trung.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng kiềm hãm sự thôi thúc sẽ giúp bạn cải
thiện các mối quan hệ, tăng sự tín nhiệm, và nâng cao hiệu suất. Nếubạn
có thể kiềm hãm những thôi thúc mà bạn có, bạn có thể ra những quyết
định tốt hơn, chín chắn hơn. Bạn có thể có chủ đích hơn về những gì bạn
nói và cách bạn nói những điều đó. Bạn có thể nghĩ về kết quả từ hành
động của mình trước khi bắt tay vào làm.
Khả năng kìm hãm sự thôi thúc của chúng ta quyết định thành công
của mìnhtrong việc học một hành vi mới hoặc thay đổi một thói quen cũ.
Đó có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất cho sự phát triển của chúng ta.
Đó là một trong những điều thiền định dạy chúng ta. Đó cũng là một trong
những thứ khó nhất để mà học được.
Sáng nay khi tôi ngồi xuống để thiền, thư giãn hơn một chút với mỗi hơi
thở ra, tôi đã thành công trong việc cho phép tất cả những lo
lắng của mình trôi đi. Tâm trí của tôi đã trút bỏ tất cả mọi thứ làm nó bận
tâm trước khi tôi ngồi xuống. Tất cả mọi thứ ngoại trừ nhịp thở của tôi. Cơ
thể của tôi cảm thấy hạnh phúc và tôi cảm thấy thật tĩnh lặng.
Trong khoảng bốn giây.
Chỉ trong vòng một hai hơi thở làm trống rỗng tâm trí của tôi, những
dòng suy nghĩ tới tấp xuất hiện. Tôi cảm thấy ngứa ngáy trên mặt và
muốn đưa tay gãi. Một tựa đề cho cuốn sách tiếp theo của tôi chợt nảy ra
trong đầu và tôi muốn viết xuống trước khi tôi quên nó. Tôi nghĩ đến ít nhất
bốn cuộc gọi tôi muốn gọivà một cuộc nói chuyện khó khăn
tôi sẽ có trong ngày hôm đó. Tôi trở nên lo lắng, khi biết tôi chỉ có một
vài tiếng đồng hồ để viết. Tôi đang làm gì khi chỉ ngồi ở đây? Tôi muốn mở
mắt ra và xem thử còn lại bao nhiêu thời gian trên đồng hồ đếm ngược
của mình. Tôi nghe thấy tiếng mấy đứa con của mình đang đánh
nhau ở một phòng khác và tôi muốn vào can chúng.
Tuy nhiên chìa khóa là đây: tôi muốn làm tất cả những điều đó, nhưng
tôi đã không làm. Thay vào đó, mỗi khi tôi có một trong những suy
nghĩ đó, tôi hướng sự chú ý về hơi thở của mình.
Đôi khi, không làm xong những gì bạn muốn làm là một vấn đề, ví dụ như
không viết xong bảnđề xuất mà bạn đã trì hoãn hoặc
không thực hiện cuộc nóichuyện khó khăn bạn đã cố né tránh.
Tuy nhiên những lúc khác, vấn đề nằm ở chỗ bạn phải làm cho
xong một việc gì đó mà bạn không muốn làm. Giống như khi bạn cứ cố nói
thay vì nên lắng nghe,hoặc là tham gia vào những trò đấu đá nội bộ thay
vì không dính dáng vào những hành vi như vậy.
Thiền định dạy chúng ta kìm hãm sự thôi thúc từ những hành
động ngoài ý muốn đó.
Và tôi đã thường lưu ý rằng sẽ dễ dàng và đáng tin cậy hơn để tạo ra một
môi trường hỗ trợ các mục tiêu của bạn so với việc phụ thuộc vào sức
mạnh ý chí,nhưng đôi khi, chúng ta cần phải dựa vào sự tự kiểm soát, thứ
mà đang được cho là tầm thường và lỗi thời.
Ví dụ, khi một nhân viên mắc sai lầm và bạn muốn hét vào mặt anh
ta, mặc dù vậy bạn biết sẽ tốt hơn—cho anh ta và cho tinh thần
của đội nhóm–khi hỏi một vài câu hỏi và thảo luận về nó một cách nhẹ
nhàng và có chừng mực. Hoặc khi bạn muốn thốt ra một điều gì đó trong
một cuộc họp, nhưng lại biết tốt hơn hết là mình nên lắng nghe. Hoặc khi
bạn muốn mua haybán một cổ phiếu dựa trên cảm xúc của bàn
thân trong khi các phân tích cơ bản và nghiên cứu của bạn lại cho
thấy bạn nên có một hành động khác. Hoặc khi bạn muốn kiểm tra
email cứ mỗi ba phút một lần thay vì tập trung vào các nhiệm vụ đang cần
phải hoàn thành ngay.
Thiền định hàng ngày sẽ tăng cường sức mạnh ý chí của bạn. Những thôi
thúc của bạn sẽ không biến mất, nhưng bạn sẽ được trang bị tốt hơn
để kiểm soát chúng. Và bạn sẽ có trải nghiệm để chứng minh với chính
bạn rằng thôi thúc chỉ là một gợi ý. Bạn đang nắm quyền kiểm soát.
Điều đó có nghĩa là bạn không bao giờ làm theo một sự thôi thúc? Dĩ
nhiên là không. Sự thôi thúc mang đến những thông tin hữu ích. Nếu
bạn thấy đói, đó có thể là một dấu hiệu rằng bạn cần ăn. Nhưng đó cũng
có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang buồn chán hoặc vật lộn với một
phần nhiệm vụ khó khăn của công việc. Thiền cho phép bạn luyện tập
kiểm soát sự thúc giục đểbạn có thể đưa những lựa chọn có chủ ý về việc
gì thì nên làm và việc gì thì nên bỏ qua.
. Nếu bạn quá bận rộn để thiền hãy đọc bài viết này
Sáng nay, như mỗi buổi sáng, tôi ngồi bắt chéo chân. nhất về thiền định là dành ra thời gian để thiền.
Điều này cũng có lý: thời buổi này ai mà có thời gian để ngồi không chứ?
Thật khó để biện minh.
Thiền