MOT SO THANH TUC PHAT TRIEN
CUA LIEN MINH CHAU AU NAM 2007
Năm 2007 đã trôi qua với nhiều sự kiện đáng chú ý của cả thế giới nói chung, của
Liên minh Châu Âu nói riêng Biểu hiện
ftước hết là xu hướng phát triển của thế giới đa cực ngày càng được khẳng định Vai trò
muốn thống trị thế giới của Mỹ đã giảm do
những khó khăn trong bản thân nước Mỹ cũng như những vấn đề đang gặp phải trong
việc giải quyết các vấn đề quốc tế Trong khi
đó, nước Nga đã thực sự có bước phát triển mới và bắt đầu tỏ rõ vị thế cường quốc của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế
Việc LB Nga đã đạt được những tiến bộ đặc
biệt trong lĩnh vực kinh tế, quân sự, Tuyên bố
của Tổng thống Nga Putin tại Hội nghị về an
ninh thế giới họp tại Muních - Đức tháng 2 năm 2007 và mới đây là việc Nga tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Vũ khí thông thường ở
châu Âu đã thể hiện rõ điều đó Trung Quốc - cường quốc đang phát triển, thu hút sự chú
ý của cả thế giới trong thời gian qua tiếp tục
đạt được nhiều thành tựu trong năm 2007 cả về kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao
PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn
Viện Nghiên cứu Châu Âu Cùng với những diễn biến của thế giới,
Liên minh Châu Âu (EU) đã trải qua một
năm với nhiều sự kiện sôi động Với vị trí là
một trong những khu vực phát triển và có vai trò to lớn trong đời sống chính trị và kinh tế của thế giới, EU đang nhận được sự quan tâm
sâu sắc của cả thế giới, các khu vực cũng như nhiều quốc gia Bài viết này sẽ để cập đến
một số thành tựu quan trọng của EU năm
2007
1 Vé chinh tri,
Năm 2007 là dấu mốc quan trọng đối
với sự phát triển của Liên minh Châu Âu, đó là việc kỷ niệm 50 năm ngày thành lập,
25/3/1957 - 25/3/2007 Trong 50 năm tồn tại của mình, EU đã xây dựng được khối liên kết
phát triển về mọi mặt, là hình mẫu cho sự phát triển của liên kết khu vực hiện nay trên
thế giới Ngay khi bước vào năm mới, ngày
1/1/2007, EU đã chính thức kết nạp thêm
Bungary và Rumani và đưa số thành viên của
Trang 24 NGHIEN CUU CHAU AU - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°1(88).2008
Thành tựu nổi bật nhất trong năm 2007
là việc EU thông qua Hiệp ước Lisbon, còn
gọi là Hiệp ước Cải cách của EU ngày 13/12
Thực chất Hiệp ước này là một văn kiện thu nhỏ của dự thảo Hiến pháp và các nhà lãnh
đạo EU hy vọng nó có thể thích hợp hơn với cơ cấu tổ chức cửa khối này trên quy mô mới
với 27 quốc gia thành viên Việc thông qua
Hiệp ước này đã giải quyết được khủng hoảng về Hiến pháp của EU sau khi cử trí
Pháp và Hà Lan nói không với bản Hiến pháp năm 2005 Đồng thời Hiệp ước Lisbon đã tạo
ra cơ hội mới cho việc tiếp tục phát triển liên kết về chính trị của Liên minh Châu Âu ở trình độ cao hơn, cũng như tạo ra khung thể chế cho sự phát triển của EU trong bối cảnh mở rộng và đáp ứng nhu cầu phát triển mới của thế ký XXI Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhận xét: “Hiệp ước là nền tảng
cho một Liên minh Châu Âu trong thế kỷ XXT”,
Các nhà lãnh đạo EU đã thông qua Hiệp
ước cải cách nhằm đưa 27 thành viên trong Liên minh hoạt động có hiệu quả và dân chủ hơn Hiệp ước cũ được xây dựng trên cơ sở
đành cho 6 nước thành viên ban đầu, do vậy, trong bối cảnh số lượng thành viên đã tăng
lên, sự thay đổi để thích ứng với tình hình
mới là một đời hỏi cấp thiết Hiệp ước cải
cách đưa ra một khuôn khổ thể chế có hiệu suất cao hơn Nó tạo một vị trí mới cho Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (cơ quan cao nhất
của EU), các nhà lãnh đạo sẽ bầu ra chủ tịch Hội đồng Châu Âu với nhiệm kỳ hai năm
rưỡi, thay cho chức Chủ tịch luân phiên 6
thang hiện nay Hiệp ước Lisbon cũng cho phép EU có một người phụ trách chính sách
đối ngoại mới với quyền lực nhiều hơn đứng đầu cơ quan đối ngoại của EU, sẽ mang lại
cho Khối này tiếng nói chung có sức mạnh
hơn trên vũ đài thế giới Cơ quan điều hành của EU sẽ giảm từ 27 thành viên hiện nay xuống 17 người vào năm 2014 Các cao uỷ sẽ
được lựa chọn theo hệ thống luân phiên giữa
các quốc gia thành viên và sẽ làm việc trong
nhiệm kỳ 5 năm Nghị viện Châu Âu có
quyền lực lớn hơn và các nghị viện quốc gia
cũng có tiếng nói mạnh hơn trong quá trình
ra quyết định Các quyển cơ bản của người
dân cũng được ghi nhận Hiệp ước cũng quy
định các quyển người dân được thực hiện
trên bình điện Liên minh và trong phạm vi, quốc gia Thêm vào đó, Hiệp ước cũng trang
bị cho 27 nước thành viên các công cụ để đối phó với những thách thức mang tính thực tiễn trong thế kỷ 21 như thay đổi khí hậu toàn cầu,
an ninh năng lượng, tội phạm xuyên biên giới
và nhập cư Hiệp ước cải cách này phải được tất cả 27 nước thành viên thông qua trước khi
có hiệu lực Hiệp ước được trông đợi sẽ có
hiệu lực trước cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu vào tháng 6 năm 2009
Một sự kiện khác hết sức đáng chú ý
trong quá trình nhất thể hoá của Liên minh Châu Âu là việc mở rộng Hiệp ước Schengen
Sự tự do đi lại giữa các nước thành viên gia
nhập EU năm 2004 đã trở thành hiện thực
vào tháng 12/2007 với việc 8 nước Đông Âu
Trang 3ranh giới Đông - Tây trong quá khứ đã được
đỡ bỏ, người dân của các nước thành viên
mới đã được tự do đi lại trong biên giới EU
sau chưa đây 4 năm kể từ khi gia nhập Sự tự đo đi lại được quy định trên cả đất liền và
trên biển Việc kiểm soát visa đối với các chuyến bay nội địa EU sẽ được đỡ bỏ vào tháng 3/2008 Các nước mới gia nhập thắng 1/2007 như Bungary và Rumani hiện vẫn chưa áp dụng quy chế tự đo đi lại này Một số nước tuy chưa áp dụng tự do đi lại nhưng
đã tham gia tích cực vào việc kiểm soát tội phạm và khủng bố trong khuôn khổ Hiệp
định Schengen Các nước Anh và Ailen vẫn
tiến hành kiểm soát biên giới đối với tất cả
công dân nước khác muốn vào lãnh thổ của ho”
Ngoài ra, năm 2007 cũng diễn ra nhiều thay đổi trong các nước thành viên, đặc biệt là sự thay đổi thế hệ lãnh đạo tại các nước lớn và quan trọng của EU như Anh, Pháp, Đức và những diễn biến chính trị trong một
số nước khác và các nước thành viên mới của EU Nhìn chung thế hệ lãnh đạo mới được
thay thế của các nước thành viên đã giải
quyết khá tốt những nhiệm vụ liên quan đến
sự phát triển của cả Khối
2 Về kinh tế
Đặc trưng nổi bật là EU vẫn tiếp tục đuy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, lạm phát được kiểm soát trong điều kiện thế giới có nhiều biến động về giá cả, đặc biệt là giá dầu
tăng cao
Trong nam 2007, tình hình lạm phát ở
EU là khá cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, theo đánh giá của ECB lạm phát của
khu vực đồng Euro (Eurozone-13) tính đến
tháng 10 tăng đến 2,6% và tháng l1 tăng
thêm 2,1% trong tháng 11/2007 Giá cả lạm
phát tăng cao ở EU nói chung bắt đầu từ
tháng 12/2005, nguyên nhân chính tác động
của giá dầu thế giới tăng cao và mức tăng
58% hiện nay so với đầu năm 2007 (mức giá hiện nay đạt gần 100 USD/thùng) Theo đánh giá của cơ quan thống kê EU, giá lương thực
thực phẩm ở EU là nhóm hàng tăng giá nhiều nhất, tăng cao 3,8% so với năm 2006' Ngoài
ra, các yếu tố khí hậu bất thường ở chân Âu
cũng làm giảm sản lượng lương thực và đặc
biệt, nhu cầu sữa ở Trung Quốc tăng cao
cũng tác động đến tăng giá lương thực ở EU Theo số liệu của cơ quan Thống kê Châu Âu
(Eurostat), mtic lam phat trung bình ở châu Âu là 3,1%, trong đó nhóm các nước ở EU có mức lạm phát cao chủ yếu là các nước
thành viên mới EU như: Látvia: 13,7%;
Bungary là 11,4%; Estonia: 9,3% và Lítva: -7,6% và nhóm các nước có mức lạm phát thấp là: Hà Lan: 1,8%; Malta 1,6%; Phan
Lan 2,1% và Đan Mach 18 1,8%’ Đặc biệt,
hai nước Malta và Síp sẽ gia nhập khu vực sử dụng đồng Euro năm 2007 cho nên Chính
Trang 46 NGHIEN CUU CHAU AU - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°1(88).2008
Bảng: Tốc độ tăng trưởng và lạm phát ở Liên minh Châu Âu (tính đến tháng 10/2007) GDP Chỉ số giá tiêu dùng Nước Mức thay đổi (%) Mức thay đổi (%) 2005 | 2006 | 2007* | 2008* 2005 | 2006 | 2007* | 2008* EU 18 | 3,0 | 26 | 24 23 | 2,3 | 2,3 | 2,0 EMU , 1,6 | 29 | 28 | 2,2 22 | 22 | 20 | 21 Đức 08 | 29 | 27 | 2,2 20 | 17 | 20 | 20 Pháp ụ 18 | 22 | 20 | 243 19 | 19 | 15 | L8 Italia | 02 | 19 | 20 | L8 22 | 22 | 20 | 20 Tây Ban Nha 36 | 39 | 40 | 3,0 34 | 36 | 2.7 | 28 Ha Lan 15 | 29 | 25 | 23 15 | 17 | L5 | 1,5 Bí 14 | 3,0 | 28 | 243 25 | 23 | 18 | 243 Áo 2,0 | 3,1 | 3,0 | 2,5 2,1 ] 17 | L8 1,8 Hy Lạp 37 ] 43 | 33 | 323 35 | 33 | 28 | 28 BỏĐàoNha - 05 | 13 |: 20 | 20 21 | 30 | 23 | 20 Phần Lan 29 | 49 | 43 | 2,5 08 | 13 | 17 | L8 Ireland 59 | 5,7 | 5,0 | 4,0 22 | 27 | 340 | 2,8 Anh 18 | 28 | 29 | 24 20 | 2,3 | 23 | 18 Dan Mach 3,2 | 3,3 | 23 | 2,2 05 | 14 | 20 | 22 Thuy Dién 29 | 45 | 33 4 28 20 | 23 | 19 | 22 ae nti — thành | 49 | 65 | 60 | 53 35 | 31 | 35 | 3,2 Ba Lan 36 | 61 | 67 | 53 22 | 13 1 2,5 | 2,7 Séc 65 | 64 | 53 | 50 18 | 2,5 | 2,8 | 3,0 Rumania 44 | 77 | 55 | 5,5 91 | 66 |} 42 | 4,5 Hungary 41 | 39 | 26 | 30 3,6 | 39 | 7,5 | 3,5 Slovakia 60 | 83 | 90 | 7,0 28 | 43 | 18 | 243 Bungary 55 | 61 | 5,5 | 5,0 60 | 74 | 55 | 45 Một số nước khác trên thế giới Mỹ 31 | 29 | 19 | 19 34 | 32 | 2,7 | 2,5 Nhat Ban 19 | 22 | 22 | 20 03 | 02 | 00 | 06 Trung Quốc 10,4 | 11,1 | 11,5 | 10,0 - - - - An DO 87 | 96 | 90 | 8,0 - - - - Nguồn:
http://'www.westlb.de/cms/sitecontent/WwestIb/ui/en/maerkte analysen/daten und_prognosen2/ bip.standard.gid-N2FkNDZmMzU4OWEmY TIrMWM3N2O2N2OOYmU [INmIOOGU _.htm]
Trang 5Như vậy, bảng thống kê đã cho mức du
báo tăng trưởng và lạm phát ở EU là có sự
khác biệt vì lạm phát trung bình ở EU trên
thực tế là 3,1% (11/2007)” cao hơn so với mức dự báo ở bảng trên nguyên nhân cơ bản
là giá đầu thế giới tăng nên mức lạm phát cao
hơn so với mức dự báo của 10 tháng đầu năm
(giá dầu lên trên 98 USD/thùng)
Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình ở EU năm 2007 là 2,9 % và ở khu vực sử dụng
đồng Euro là 2,6%, cao hơn so với mức dự báo, và dự kiến trong năm 2008 và 2009 mức
tăng trung bình ở EU là 2,4% và khu vực sử dụng đồng Euro giảm từ 2,6% năm 2007 xuống còn 2,2% năm 2008 và 2,1% trong
năm 2009 Nguyên nhân GDP giảm những đỔm tiếp sau được dự báo là do ảnh hưởng
“khủng hoảng” của thị trường tín dụng, giá dầu tăng cao và nên kinh tế của Mỹ tăng trưởng thấp Như lời đánh giá của Joaquín Almunia, Cao uỷ Châu Âu phụ trách về Kinh tế và Tiền tệ khẳng định: “Bóng mây thực sự 'đe doạ” là trong mùa hè này là ảnh hưởng tiêu cực của thị trường tài chính, kinh tế Mỹ giảm và giá dâu tăng cao chưa từng có Với kết quả như vậy, tăng trưởng kinh tế sẽ trở lên trâm lắng và rủi ro của nên kinh tế tăng lên Nhưng tăng trưởng mạnh mẽ của nên kinh tế thế giới và sự ổn định của một số yếu tố kinh tế, tác dộng tiêu cực sẽ bị hạn chế Ở mặt bằng giá cả, lạm phát được duy trì ở mức 3 http://epp.eurostat.ec.europa.eu/pls/portal/docs/PAGE /PGP_PRD_CAT_PREREL/PGE_CAT_PREREL_Y EAR_2007/PGE_CAT_PREREL_YEAR_2007_MO NTH_12/2-14122007-EN-AP.PDF vừa phải, rủi ro chỉ là bê nổi của nên kinh tê
Tiêu dùng cá nhan sẽ là nhân tố điều chỉnh chính của tăng trưởng EU trong năm 2008, đồng thời điều này cũng tác động tới
tăng việc làm mới cho EU Dự kiến, số việc làm mới được tạo ra trong giai đoạn 2007 -
2009 là 8 triệu việc làm, đỉnh cao của tạo
việc làm mới trong năm 2006 là 3,5 triệu, điều này sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong
năm 2009 xuống còn 6,6%!
3 Về lĩnh vực xã hội
Với những thành tựu đạt được trong phát
triển kinh tế cũng như việc giải quyết tốt
nhiệm vụ liên kết trong toàn Khối, EU đã có
điều kiện giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cụ thể là:
Thứ nhất, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống trên toàn châu Âu hhờ những thành tựu đạt được của nền kinh tế như giá cả ổn định và đồng Euro mạnh Trong năm 2007, khoảng 3,6 triệu việc làm mới đã được tạo ra ở châu Âu, tức tỷ lệ có việc làm tăng 1,5%
Các nước mới gia nhập EU năm 2004 và năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, đã góp
phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm và cơ
hội kinh doanh Có nhiều lý do đưa đến các
thành công trong phát triển kinh tế, như các chính sách thúc đẩy tăng trưởng về mặt dài hạn, nhưng một trong những yếu tố chủ chốt là sự lưu thông của đồng Euro, yếu tố đã góp phần làm ổn định tỷ giá và lãi suất giữa các
Trang 68 NGHIEN CUU CHAU AU - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°1(88).2008
nước thành viên Năm 2007, đồng Euro đã
lên giá cao kỷ lục so với đồng đôia Mỹ và đồng Yên Nhật, điều này dẫn đến hai kết quả trái chiêu cho giới kinh doanh tại châu Âu: đối với hàng hoá nhập khẩu, giá của các mặt hàng nhập khẩu đã trở nên quá rẻ, nhất là các sản phẩm năng lượng, vì đa số hàng hoá nhập khẩu được tính theo đồng đôla Mỹ Ngược lại, giá của các mặt hàng của châu Âu lại trở nên đắt đỏ trên thị trường thế giới khi các mặt hàng xuất khẩu của châu Âu được tính bằng đồng Euro Vào ngày 1/1/2008 Síp và Malta sẽ bắt đầu sử dụng đông Euro, đưa số nước sử dụng đồng tiền này lên con số 15 và với số đân sử dụng chiếm tới hơn 2/3 dân số của
toàn EU
Thứ hai, EU quan tâm hơn đến sức khỏe của người dân bằng việc phát triển các nguồn
thực phẩm phục vụ đời sống hàng ngày
Trong năm 2007, các cải cách của EU hướng
đến hoa quả và rau xanh đã vượt qua yếu tố
kinh tế đơn thuần Người dân tại các nước Italy và Hy Lạp đã ăn một lượng rau quả bằng với mức đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên dùng nhằm mang đến một cuộc sống khỏe mạnh Trong chương trình thúc đẩy sản xuất và tiếp thị rau quả thực
hiện vào tháng 9, EU đã khuyến khích người dân ở các nước còn lại sử dụng một khối
lượng là 400 gam, như lời khuyên của WHO Một phần ngân sách của Chương trình được sử dụng để khuyến khích sử dụng rau quả,
nhất là đối với các học sinh và thanh niên,
trong khi một phần khác được sử dụng nhằm thúc đẩy sản phẩm rau quả hữu cơ, tức không
đùng các loại hoá chất trong trồng trọt
Chương trình này, có hiệu lực trong năm
2008, cũng cung cấp những trợ giúp cho
nông đân trong việc tham gia hoặc hình
thành các nhóm nhà sản xuất nhằm thương lượng để đạt được mức giá bán tốt nhất với các nhà kinh doanh chuỗi bán lẻ, vốn chiếm từ 70% đến 90% thị phần bán lẻ thực phẩm ở phía bắc của Liên minh và cũng đang tăng dần thị phần ở các nơi khác
Thứ ba, tăng cường chất lượng và tiện
lợi của các dịch vụ trong đời sống Ủy ban Châu Âu đã thực hiện lời hứa của mình năm 2006 khi tiến hành hạ cước phí điện thoại di động khi thực hiện cuộc gọi giữa các nước thành viên EU Nhờ vào luật mới được áp
dụng từ tháng 7, hơn 400 triệu người sử dụng
điện thoại di động tại các nước thành viên
EU đã có thể giảm tới 60% cước phí cuộc gọi trong biên giới của các nước thành viên: € 0.49/phút cho các cuộc gọi đi và € 0.24/phút
cho việc nhận cuộc gọi (tương ứng trước đây là € 1.1 và € 0.58) Mức giá này là mức tối đa
và trên thực tế nhiều nhà cung cấp dịch vụ còn đưa ra mức giá thấp hơn Trong năm tới mức giá quy định còn có thể thấp hơn nữa,
xuống mức € 0.43/phút cho cuộc gọi đi và € 0.19/phút cho nhận cuộc gọi Cũng từ tháng 7/2007, các hộ gia đình ở EU đã có thể lựa
chọn nhà cung cấp điện và khí đốt cho mình Người tiêu dùng từ nay đã có thể lựa chọn nhà cung cấp năng lượng với giá cả và dịch vụ tốt nhất từ các nhà cung cấp dịch vụ hiện
Trang 7các nước EU khác Sự xoá bỏ độc quyển trong vấn đề cung cấp điện và khí đốt đã là ưu tiên từ lâu của EU, nhằm mục đích buộc các nhà cung cấp phải tuân thủ lời hứa của họ
đối với khách hàng Sự tự do hoá trong kinh doanh năng lượng cũng được hy vọng góp
phân vào việc chống thay đổi khí hậu, đẩm
bảo an ninh nguồn cung và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn
Ngoài ra, EU còn chú ý đến các dịch vụ
đi lại tiện ích và giá rẻ cho người dân Chẳng
hạn, các nhà lãnh đạo Mỹ và EU đã ký một
hiệp định 'mở cửa bầu trời' tại Hội nghị
thượng đỉnh tại Washington vào tháng 4 Hiệp định này cho phép các hãng hàng “không của châu Âu mở các đường bay đến bất kỳ địa điểm nào trên đất Mỹ và châu Âu Họ cũng được tự đặt ra các mức giá vé của mình Tuy nhiên các hãng hàng không châu Âu sẽ không được vận chuyển trên các
tuyến bay nội địa của Mỹ, cho dù hai bên vẫn để ngỏ khả năng thỏa thuận về vấn để
này vào năm 2010 Ủy ban Châu Âu ước tính
rằng Hiệp định Mở cửa bầu trời có thể tạo thêm 80.000 chỗ làm trong vòng 5 năm tới ở cả châu Âu và Mỹ, đồng thời cũng tạo ra giá trị kinh tế lên đến 12 tỷ Euro nhờ sự cạnh tranh và mở các đường bay mới Hiệp định
này cũng mở ra triển vọng cho các hiệp định tương tự với các nước khác trên thế giới
Thứ tư, năm 2007 là năm đặc biệt thành công trong thực hiện chính sách cạnh tranh
của EU nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
Chính sách cạnh tranh của EU có mục đích
đảm bảo rằng các công ty chiếm ưu thế trên thị trường không thể dùng sức mạnh thị
trường để giới hạn sự cạnh tranh Chính sách này đặt trọng tâm lên sự lựa chọn của người tiêu dùng và đảm bảo sân chơi cho tất cả các
công ty trên toàn châu Âu Công cụ chính sách này có phạm vi điều chỉnh trên nhiều
lĩnh vực như giao thông, năng lượng, dịch vụ tài chính.v.v Tuy nhiên, nổi bật trong năm qua là sự kiện Microsoft đã bị xử thua trong vụ kiện về việc Microsoft đã sử dụng vị trí
gần như độc quyền của mình để giới hạn việc
chuyển dữ liệu với các hệ điều hành máy tính
đối thủ, đồng thời gắn kết các sản phẩm với
nhau nhằm qua đó giới hạn khả năng lựa chọn của người tiêu đùng Vụ việc này là tín hiệu mạnh mẽ được gửi đến các nhà sản xuất
đang chiếm ưu thế trên tị trường về vấn để
cạnh tranh
4 Vị thế của EU trên trường quốc tế
không ngừng được nâng cao
Với tư cách lầ một trung tâm phát triển của thế giới, EU đã có đóng góp tích cực vào
những vấn để quốc tế quan trọng như trong
việc giải quyết các xung đột trên thế giới,
cũng như các vấn dé mang tính toàn
cầu.v.v Chẳng hạn, vai trò của EU trong
đời sống chính trị quốc tế ngày càng tăng lên
thể hiện bằng việc nhiều nước trên thế giới
Trang 810 NGHIEN CUU CHAU AU - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°1(88).2008
sang giám sát các cuộc bầu cử của các nước
từ châu Á đến châu Phi Nhiệm vụ của các phái đoàn này nhằm giám sát các cuộc bầu cử và đánh giá chúng dựa vào các tiêu chuẩn của một cuộc bầu cử dân chủ được cộng đồng quốc tế cơng nhận Các phái đồn quan sát viên của EU thường được xem là có tính
trung lập và mang lại sự tin cậy cho các cuộc
bầu cử Trong năm 2007, khoảng 1.000 công
dân EU đã tham gia vào các hoạt động giám
sát này Tất cả trong số họ đều là những
người tình nguyện và có trình độ phù hợp với
công việc đảm nhận Đối với mỗi loại công
việc cụ thể, họ cũng được tham gia các khoá
đào tạo bổ sung nhằm thu được kết quả tốt
đối với công việc được giao
Việc châu Âu trong năm qua nắm vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống thay đổi khí hậu đã phản ánh sự quan tâm đến môi trường ngày càng gia tăng của các chính phủ cũng
như công luận Với những chứng cứ khoa học
ngày càng rõ ràng về sự thay đổi khí hậu, EU đã khởi động một chiến lược nhằm làm giảm các khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm nóng trái đất và tăng cường an ninh cho các nguồn
cung năng lượng EU đã cam kết vào tháng 3
rằng sẽ giảm 30% lượng khí thải so với mức 1990 vào năm 2020 Để đạt được mức giảm này, EU phấn đấu tăng cường phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như tỷ
lệ nhiên liệu sinh học trong sử dụng xăng dầu
chiếm khoảng 10%
Điều này sẽ giúp cho nền kinh tế châu Âu
hoạt động có hiệu quả hơn và ít lệ thuộc hơn
vào việc nhập khẩu năng lượng
Như vậy, có thể thấy các vấn đề nội tại của EU trong năm qua đã có những bước chuyển mạnh mẽ, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Nó trải rộng từ các vấn để liên kết chính trị, các vấn để phát triển kinh tế, ổn định thị trường, bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe của người dân Những thành công này sẽ tạo tiên để vững chắc cho việc tiếp tục cải cách và phát triển
trong năm tiếp theo, năm được xác định là
năm của đối thoại giữa các nên văn hoá./ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Quang Thuấn: Liên minh Châu Âu năm 2006 và triển vọng phát triển