1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của chính sách trong phát triển doanh nghiệp học thuật Spin - Offs từ trường đại học: Kinh n...

9 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

So 23 DD pdf

Trang 1

VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TRONG

PHAT TRIEN DOANH NGHIEP HOC THUAT SPIN-OFES TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC:

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý #

CHINH SACH CHO NHA QUAN TRI ® ĐINH VĂN TỒN

TĨM TẮT:

Bài báo tập trung trình bày kết quả nghiên cứu về doanh nghiệp học thuật Spin-offs từ trường đại học cũng như chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp này từ một số quốc

gia tiêu biểu Từ các phân tích, tác giả bài báo đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm

hình thành các công ty Spin-offs để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, góp phần hồn thiện mơ

hình trường đại học khởi nghiệp ở Việt Nam

Từ khóa: Doanh nghiệp học thuật, Spin-offs, đại học khởi nghiệp, trường đại học

1 Giới thiệu

Sứ mệnh của trường đại học (ĐH) trong nền

kinh tế đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong hơn hai

thập niên qua Các ĐH ngày nay không chỉ quan

tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao, sáng tạo và truyền thụ tri thức mà còn hướng tới tăng cường ứng dụng, khai thác tri thức, phát triển kinh doanh và hình thành doanh nghiệp học thuật

Spin-offs (Shore va McLauchlan, 2012; Boffo va cộng sự, 2019; Định Văn Toàn, 2020) Các hoạt

động thực hiện sứ mệnh thứ ba là tiên đề hình

thành giới doanh nhân học thuật và thực hiện các

hoạt động thương mại hóa các kết quả NCKH theo định hướng lợi nhuận Trong khi đó, hoạt

động thực hiện sứ mệnh thứ tư nhằm hình thành

doanh nghiệp, phát triển kinh doanh trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) va phat triển công nghệ

Các hoạt động có tính khởi nghiệp kinh doanh

nói trên luôn gắn với đổi mới, sáng tạo nhằm đáp

ứng yêu cầu thị trường đang tạo ra sự chuyển đối mạnh mẽ các ĐH trở thành các trường đại học khởi nghiệp (Dinh Van Toan, 2020) Mô hình

Trang 2

va phat trién doanh nghiép hoc thuat (Spin-offs) từ nhà trường Ngược lai, quá trình hình thành và phát triển các công ty Spin-offs lại thúc đẩy nhanh sự chuyển đổi mô hình trường ĐH truyền

thống sang ĐH khởi nghiệp, bởi vì sự hình thành

các doanh nghiệp này luôn gắn chặt với chuyển giao công nghệ (Saetre và cộng sự, 2009)

Tuy nhiên, hình thành và phát triển Spin-offs từ các trường ĐH không chỉ phụ thuộc vào kết

quả NCKH và hoạt động của các trường Thực tế

trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy điều này còn phụ thuộc vào khung khổ pháp luật và các chính sách trong nhiều lĩnh vực liên quan của nhà

nước và cơ chế quản lý giáo dục bậc đại học ở

mỗi quốc gia Nghiên cứu về Spin-offs và các chính sách thúc đẩy việc hình thành các công ty này ở một số quốc gia và trường ĐH tiêu biểu trên thế giới sẽ là cơ sở để tham khảo, hoàn thiện về mặt chính sách để cải thiện hiệu quả hoạt

động của các trường ĐH Việt Nam trong bối cảnh

đẩy mạnh tự chủ

2 Tổng quan về trường đại học khởi nghiệp và doanh nghiệp Spỉn-offs

Trường đại học khởi nghiệp, trước hết là các ĐH có năng lực nghiên cứu và định hướng nghiên cứu Trong cơ cấu tổ chức trường ĐH truyễển

thống, các đơn vị trực tiếp thực hiện chức năng

này như: phòng thí nghiệm, viện, trung tâm nghiên cứu cho ra đời các ý tưởng kinh doanh,

công nghệ mới và các phát minh, sáng chế, giải

pháp hữu ích Nhưng để có thể chuyển giao các sản phẩm NCKH này và thúc đẩy quá trình thương mại hóa, trường đại học khởi nghiệp cần thành lập các văn phòng chuyển giao công nghệ (TTO) và vườn ươm doanh nghiệp Chức năng chính của các đơn vị này là thúc đẩy chuyển giao công nghệ và quá trình thử nghiệm hướng đến các

hoạt động kinh doanh để đưa các sản phẩm, dịch vụ từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học

trong trường ĐH ra thị trường bên ngoài

Xét về mục tiêu, cơ cấu tổ chức và các hoạt động, có thể thấy một số khác biệt của trường ĐH khởi nghiệp so với trường ĐH truyền thống

như trong Bảng 1 Trường ĐH khởi nghiệp

khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp học thuật và thúc đẩy sự hình thành các Spin-offs giup tang cường hợp tác giữa nhà khoa học với nhà trường và các doanh nghiệp Cơ cấu và sự liên kết như vậy hình thành một cơ cấu tổ chức

hoàn chỉnh cho trường ĐH khởi nghiệp (Dinh

Van Toan, 2020) (Bang 1)

Spin-off là tên gọi được sử dụng rộng rãi để chỉ một thể loại doanh nghiệp được hình thành và phát triển dựa trên công nghệ từ các tổ chức công

Bỏng 1 Đặc trưng của trường đợi học khởi nghiệp so với đợi học truyền thống

Đại học truyền thống Đại học khởi nghiệp Sáng tạo tri thức Sáng tạo tri thức

Mục tiêu -

Ứng dụng, khai thác tri thức

Phòng chức năng; Khoa; Phòng thí Phòng chức năng; Khoa; Phòng thí nghiệm; Trung tâm nghiệm; Trung tâm nghiên cúu nghiên cứu

Cơ cấu tổ chức

Văn phòng chuyển giao công nghệ; Vườn ươm khởi nghiệp; Doanh nghiệp Spin-offs

Trang 3

lập kể từ đầu những năm 1980 ở nhiều quốc gia trên thế giới Các nghiên cứu về loại hình doanh nghiệp này có phạm vi khá rộng và bao gồm cả liên kết giữa các doanh nghiệp với các tổ chức mẹ là các tổ chức công lập Nhìn chung, các tổng kết đã cho thấy Spin-offs thường là các doanh nghiệp mới, nhỏ, sử dụng vốn trí tuệ có nguồn gốc từ một trường ĐH hoặc tổ chức nghiên cứu công (DJokovic và cộng sự, 2008) Công ty SpIn- off từ trường ĐH chính là các doanh nghiệp mới được thành lập có sự tham gia bởi các cá nhân là thành viên hoặc cựu giảng viên, nhân viên trường ĐH hoặc có công nghệ cốt lõi được chuyển giao từ nhà trường Về mặt tổ chức, các Spin-offs từ trường ĐH có các điểm chung là một thực thể pháp lý riêng biệt, không phải là một phần mở rộng hoặc bị kiểm soát bởi trường ĐH Do vậy, các công ty này có thể thực hiện kinh doanh thông qua việc khai thác tri thức từ nhà trường

hoặc nối tiếp các theo đuổi từ các hoạt động

NCKH nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận thông qua

các cơ chế liên kết, hỗ trợ lẫn nhau

3 Doanh nghiệp Spin-offs từ trường đại học

và chính sách hỗ trợ của chính phủ một số quốc gia trên thế giới

Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 2001 về hình thành Spin-

offs từ các quốc gia đã chỉ ra một số nhận định

chung như sau Thứ nhất, Spin-off đã phát triển đáng kể từ đầu những năm 1980 trong nhiều nước OECD, có sự gia tăng hằng năm về số lượng mặc

dù nó vẫn còn khiêm tốn ở một số nước Thứ hai,

có sự khác biệt lớn các quốc gia và trên khắp các tổ chức nghiên cứu công trong xu hướng tạo ra Spin-offs Một số quốc gia không có nhiều, trong khi Mỹ ghi nhận vài trăm doanh nghiệp mỗi năm Sự khác biệt không chỉ đơn giản là do sự khác biệt về GDP hoặc ngân sách cấp cho nghiên cứu

công Thứ ba, không chỉ là doanh thu và sản

phẩm mà quy mô của các công ty Spin-offs thường còn khiêm tốn trong những năm đầu ổi

vào hoạt động, trong khi một tỷ lệ nhỏ biến thành

người khổng lổ công nghệ cao (Callan, 2001)

Như vậy, ảnh hưởng của các chính sách từ chính phủ tới phát triển của các công ty này, đặc biệt là

từ trường ĐH cần phải được nghiên cứu trong một

khoảng thời gian dài hơn

Kết quả phát triển Spin-offs hoc thuat

Tại Mỹ, “hiện tượng spin-off” đã đạt được nhiều thành công nhờ sự phát triển của 'Thung lũng Silicon' huyền thoại và "Tuyến đường 128' xung quanh các trường đại học danh tiếng như Stanford va MIT Cac Spin-offs ti trường đại học đã trở thành một phần của bối cảnh học thuật Mỹ

trong nhiều thập kỷ Khảo sát của Hiệp hội các

nhà quản lý công nghệ đại học Mỹ (AƯTM) năm

2006 chỉ ra rằng: chỉ trong một thập kỷ (1996-

2006), tổng số bằng sáng chế được nộp bởi các trường đại học Hoa Kỳ tăng gấp bốn lần từ 4.000 lên gần 16.000 (Saetre và cộng sự, 2009) Chính

vì vậy, mặc dù số liệu chưa đầy đủ, nhưng các số

liệu thống kê đã cho thấy Mỹ là quốc gia đứng đầu về số công ty Spin-offs Theo báo cáo của 132 trường ĐH hàng đầu ở Mỹ thì đã có 279 công

ty được thành lập ở năm 1998 Nếu tính cả các

công ty do các sinh viên, giảng viên và cựu sinh viên thành lập (không nhận giấy phép chuyển giao công nghệ từ trường ĐH) thì số liệu còn lớn hơn rất nhiều: trung bình, mỗi năm có hơn 200 công ty SpIn-off được đăng ký thành lập từ 132 trường ĐH Trong vòng gần 20 năm (1980-1999) kể từ khi đạo luật Bayh-Dole được phê chuẩn Ước tính trong vòng 10 năm kể từ đầu thập niên 1990, số Spin-offs được thành lập liên quan tới Viện Công nghệ MTIT va Dai hoc Cambridge da lên tới hàng ngàn, trong đó chủ yếu từ các cựu sinh viên (Erden và Yurtseven, 2012) Ở một quốc gia khác ở châu Mỹ là Canada, nghiên cứu

của Rasmussen cho thấy nếu tổng số công ty

Spin-offs tiv c4c trường ĐH và bệnh viện trong ca nước ở năm 1999 chỉ là 471, đến năm 2001 tăng lên 680 thì tới năm 2003 con số này đã đạt 876

(Rasmussen, 2008)

Tại Vương quốc Anh, số Spin-offs tăng liên tục từ 161 ở năm 2004 lên 187 vào năm 2006,

trong 3 năm 2004-2006 trong số các công ty này đã có 24 công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thành công (Wright và cộng sự,

2009) Ở Hà Lan, theo Bekkers và cộng sự

Trang 4

nghiệp SpIn-offs từ các trường ĐH được thành lập Còn ở Ý, trong giai đoạn từ 2000-2007, trung bình có 100 Spin-offs ra đời từ dự án kinh doanh

mới mỗi năm, số được thành lập từ các trường ĐH

trong các năm 2011 - 2014 là 1.115 (Boffo va Co-

corullo, 2019)

Singapore là một trong những quốc gia năng động nhất châu Á trong phát triển trường ĐH khởi nghiệp hơn hai thập kỷ gần đây Trong 5 năm từ 1998-2003, đã có hơn 70 doanh nghiệp Spin-offs được thành lập từ hai trường ĐH: Đại học Quốc gia va Dai hoc Céng nghé Nanyang (Dinh Van Toàn, 2019, 189) Tổng hợp số lượng công ty Spin-offs hinh thành từ các trường ĐH ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới trong từng giai đoạn được thống kê ở Bảng 2

Vai trò cua cdc Spin-offs

Trong phát triển kinh tế vùng và quốc gia, các công ty Spin-offs có vai trò là cầu nối thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu từ trường ĐH ra thị trường Thực tiễn cho thấy nguồn gốc hình thành các công ty này thường từ các dé án, nhiệm vụ với hợp đồng nghiên cứu hoặc có tư vấn với các mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức mẹ - trường đại học Nói cách khác, Spin-offs lúc này

là các đường dẫn nhanh chóng nhất để các ý

tưởng và công nghệ từ các nhà khoa học trong trường ĐH được khai thác thương mại ra thị trường (Callan, 2001) Nghiên cứu của Goldfarb và Henrekson (2003) đã chỉ rõ thương mại hóa

các ý tưởng từ trường ĐH nói chung đòi hỏi sự Bảng 2 Số công ty Spin-offs từ trường đợi học một số quốc gia

Quốc gia Tên trường đại học Thời gian Số Spin-offs Nguồn tham khảo 1 Anh 2006 187 Wright va cong su, 2009

2 Đức DH Ky thuật Munich (TUM) 2017 135 Đinh Văn Toàn, 2019, tr.160 3 2001 499 Bekkers và cộng sự, 2006 Hà Lan Dai hoc Twente (UT) 2005 427 Lazzeretti va Tavoletti, 2005 4 Y 2014 753 Boffo va Cocorullo, 2019 ~ Viện Công nghệ x `

5 Mỹ Massachusetts (MIT) 2001 218 Dinh Van Toan, 2019, tr.168

6 Canada Dal hoc British Columbia (UBC) 2005 117 Rasmussen va Borch, 2010

7 1998-2003 70 Dinh Van Toan, 2019, tr.156 Đại học Quốc gia ve es

Trang 5

tham gia liên tục của các nhà phát minh hoc thuật Vì vậy, các SpIn-offs được coi là phương cách thực hiện thương mại hóa hiệu quả nhất trong các trường đại học

Bên cạnh việc tạo doanh thu, Spin-offs có xu hướng tạo ra nhiều việc làm hơn so với các công ty khởi nghiệp công nghệ khác Saetre và cộng sự cũng chỉ ra một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy Spin-offs từ các ĐH thường là các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công AUTM ước tính rằng các công ty này đã đóng góp 33,5 tỉ USD cho nền kinh tế và tạo ra 280.000 việc làm ở Mỹ trong giai đoạn 1980-1999 Đặc biét, Spin-offs ti các trường ĐH góp phần tạo ra việc làm cho những người có trình độ học vấn cao Các xu

hướng này cũng được nhìn thấy không chỉ ở Mỹ, mà còn ở Vương quốc Anh, Thụy Điển, Hà Lan,

Bỉ và Bắc Ireland (Saetre và cộng sự, 2009) Hoạt động khởi nghiệp gắn với đối mới, sáng

tạo của các trường ĐH khởi nghiệp (trong đó các

Spin-offs đóng vai trò chủ yếu) khuyến khích kết nối mạng giữa các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu và các hoạt động kinh doanh ở địa phương (Callan, 2001) Do vậy, chính phủ nhiều quốc gia sử dụng Spin-offs như một phương thức để thúc đẩy phát triển khu vực thông qua thúc đẩy các ngành công nghệ mới và tạo ra môi trường năng động để hỗ trợ các doanh nghiệp và doanh nhân

Về chính sách

Kết quả nghiên cứu của Chang và cộng sự

khẳng định các hợp tác với ngành công nghiệp

và hỗ trợ của chính phủ, các cơ quan quan lý luôn

có vai trò quan trọng trong triển khai các hoạt động khởi nghiệp kinh doanh, từ đó hình thành các công ty SpIn-offs (Chang và cộng sự, 2016) Trong quy trình hình thành các Spin-offs nghiên cứu của Borges va Filion da chi ra: t6 chifc me, doanh nhân và công nghệ là ba yếu tố chính của quy trình spin-off (Borges và Filion, 2013) Trong trường hợp một Spin-off hàn lâm, các tổ chức mẹ là trường đại học đóng vai trò là nơi mà các công nghệ và doanh nghiệp được tạo ra Ở đó, các doanh nhân học thuật thường làm việc cho các Spin-offs hoặc tham gia nghiên cứu về công nghệ

mà các công ty sử dụng từ trường ĐH Nghiên cứu việc phát triển Spin-offs với chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, Saetre và cộng sự (2009) cho thấy bốn thành phần quan trọng đối với phát triển Spin-offs từ trường ĐH, trong đó có chính sách và cơ chế hỗ trợ từ chính phủ

Thực tiễn từ các quốc gia có kết quả phát triển

doanh nghiệp học thuật cho thấy chính sách đổi

mới của các chính phủ luôn có vai trò quyết định

Minh chứng nổi bật cho sự tác động mạnh mẽ

nhất đối với “hiện tượng” Spin-offs là Đạo luật Bayh-Dole ở Mỹ ở năm 1980 Chính sách này đã

cung cấp cho các trường đại học Mỹ quyền đối với các phát minh của họ dựa trên nghiên cứu do chính phủ tài trợ gắn với trách nhiệm thương mại hóa công nghệ của họ Theo Saetre và cộng sự (2009), những thay đổi tương tự đã xuất hiện sau đó ở phân lớn các nước châu Âu và châu Á Tác động của Đạo luật Bayh-Dole cho phép các trường ĐH được bán bằng sáng chế trên những

kết quả nghiên cứu do chính phủ liên bang tài trợ

đã làm tăng nhanh số lượng các văn phòng chuyển giao (TTO) Không chỉ là số lượng TTO tăng, số lượng văn phòng cấp phép cũng gia tăng

rất nhanh cùng với công bố sáng chế, đơn xin cấp

bằng sáng chế, thỏa thuận cấp phép và tiền thu từ

bán bản quyền tăng lên Hoạt động tích cực của

các văn phòng đã trực tiếp làm tăng đột biến số lượng Spin-offs từ các trường ĐH ở Mỹ ngay sau khi đạo luật nà y ra đời Ngoài những thay đổi về

luật pháp, các chính sách hỗ trợ khác đã được

Chính phủ Mỹ đưa ra để thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và phát triển (R&D), tạo điều kiện cho phát triển Spin-offs như: chính sách sửa đổi về bằng sáng chế; giảm bớt các quy định nhằm tăng sự tin

cậy lẫn nhau; và các hướng dẫn trong sở hữu tài

sản trí tuệ thuộc sở hữu của chính phủ (Gibson &

Rogers, 1994; Bozeman, 2000)

Tại Anh, Đạo luật Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ từ tập đồn cơng nghệ (một cơ quan nhà nước) cho các trường đại học trong những năm 1980 cũng tạo ra bước ngoặt quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển các công ty Spin-offs

từ các trường ĐH Ở châu Âu, kế hoạch hành

Trang 6

các chính phủ tập trung vào tài trợ cho sự tăng

trưởng của các doanh nghiệp Spin-offs từ các

trường đại học (Meyer, 2003) Tại Thổ Nhĩ Kỳ, theo Erden và Yurtseven (2012), thương mại hóa tri thức và khoa học đã được thừa nhận là một vấn để quan trọng trong chính sách của chính phủ:

Luật số 5746 tập trung vào vấn để này và quy

định về cung cấp ưu đãi tài chính cho các công ty thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng

như vốn hỗ trợ ban đầu cho các doanh nhân học

thuật hình thành doanh nghiệp trên nền tỉng nghiên cứu; Bộ khoa học Công nghệ và Công nghiệp cung cấp vốn “mồi” (Seed Funding) cho các doanh nhân thành công với hoạt động chuyển giao công nghệ để phát triển doanh nghiệp Spin- off trong các trường đại học Tại châu Á, Singa- pore là một quốc gia có những chính sách phát triển giáo dục ĐH hướng tới khởi nghiệp và thúc đẩy sáng tạo rất thành công trong hơn hai thập kỷ qua Trong 5 năm (từ 1998 đến 2003), đã có hơn 70 doanh nghiệp SpIn-offs thành lập nhờ chính

sách ươm mầm từ Đại học Quốc gia, Đại học

Công nghệ Nanyang và các viện nghiên cứu về khoa học cơng nghệ (Định Văn Tồn, 2019, 156) Các công ty Spin-offs thường có tiểm năng phát triển cao, nhưng cũng thường gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm nguồn tài chính đầy đủ để khởi nghiệp và mở rộng sản xuất kinh doanh do bất lợi

từ công nghệ chưa được chứng minh và thiếu kế

hoạch kinh doanh Vì vậy, tài trợ của chính phủ và các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn càng quan

trọng Chính phủ ở châu Âu và Mỹ cũng đã phát

triển các cơ chế hỗ trợ tài chính trong hình thức

tài trợ và chính sách tài trợ công Kế hoạch hành

động đâu tiên cho đổi mới ở châu Âu vào năm

1996 đã tài trợ cho tăng trưởng của các doanh

nghiệp dựa trên công nghệ, đặc biệt là các SpIn- offs từ trường ĐH trong Liên minh châu Âu Trong khi nhiều chương trình tài trợ như: Chương trình Nghiên cứu Đổi mới Kinh doanh và Nghiên cứu Chuyển giao Công nghệ nhỏ đã được phát triển ở Mỹ để tài trợ các dự án R&D có rủi ro cao

nhưng có tiểm năng thương mại (Meyer, 2003)

Điều này cho phép các nhà sáng lập doanh nghiệp học thuật vượt qua các rao can tài chính

Đối với các trường ĐH, các nhà quản trị đã nhận ra vai trò chiến lược của các phòng thí nghiệm và trung tâm nghiên cứu thông qua khả năng sáng tạo và phổ biến kiến thức trong việc thúc đẩy năng lực đổi mới Hầu hết các trường ĐH và trung tâm nghiên cứu đều khai thác kết

quả nghiên cứu bằng cách quảng bá và tạo ra các

liên doanh mới Trong báo cáo “Thúc đẩy tinh thần doanh nhân”, Tổ chức Hợp tác và phát triển

châu Âu nhấn mạnh rằng các trường đại học cần phát triển các chính sách, cơ cấu để tạo điều kiện

chuyển đổi từ nghiên cứu sáng tạo ra các dự án mới (Ndonzuau và cộng sự, 2002)

4 Bài học cho các nhà quản trị trong giáo dục đại học

4.1 Đối với các trường đại học

Cần có các chương trình nâng cao nhận thức về khởi nghiệp và năng lực quản trị, điều hành trong kinh doanh; Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ như là một phần đóng góp cho liên doanh thương mại; tăng cường hợp tác với doanh nhân và ngành công nghiệp Đặc biệt, cần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ mô hình truyền thống như

hiện nay sang ĐH khởi nghiệp Theo đó, ưu tiên

hoàn thiện cơ cấu tổ chức thông qua hình thành các cụm phòng thí nghiệm, vườn ươm công nghệ, văn phòng cấp phép và chuyển giao côpng nghệ, đồng thời thiết lập các quy định nội bộ cụ thể để điều tiết chuyển giao công nghệ và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu thương mại hóa kết quả NCKH

4.2 Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành

- Các quy định pháp luật về doanh nghiệp bao gồm: Luật Doanh nghiệp, các quy định về doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp trực thuộc các cơ quan sự nghiệp công lập, trường ĐH cần được hoàn thiện theo hướng đồng bộ và tạo cơ sở cho việc thành lập và hoạt động của Spin-offs từ trường đại học Quy định pháp luật gần đây nhất về doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) là Nghị định số 13/2019/NĐ-CP quy định khá rõ về hình thành, hoạt động và phát triển các doanh nghiệp này Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn

bản nào đề cập trực tiếp đến Spin-offs hay doanh

Trang 7

nghiệp khởi nguồn từ các trường đại học Cơ chế phù hợp cho các doanh nghiệp kiểu Spin-offs hoạt động và phát huy vài trò chưa hình thành ở Việt Nam Luật Giáo dục đại học đã cho phép các cơ sở giáo dục đại học được liên doanh, liên

kết, thành lập doanh nghiệp nhưng cũng chưa có

một hành lang pháp lý cụ thể cho việc ra đời và

hoạt động của các SpiIn-offs

- Pháp luật hiện hành cần được bổ sung các

quy định về các mô hình đơn vị hỗ trợ như vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp hay không gian làm việc chung tại các trường ĐH để

thúc đẩy khởi nghiệp và hình thành doanh nghiệp

Spin-offs Quy định hiện nay về doanh nghiệp

KHCN khiến các nhà khoa học không quan tâm

đến thành lập Spin-off do rủi ro từ việc thành lập mới mà sẽ chuyển đối thành doanh nghiệp KHCN

khi có đủ điều kiện

- Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ cần xây dựng và ban hành các chính sách hình thành

nguồn vốn và thiết lập cơ chế, chính sách sử dụng vốn “mồi” như một số quốc gia đã thực hiện cho

các doanh nhân học thuật bước đầu phát triển sản

phẩm, mô hình kinh doanh từ trường đại học - Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần giao quyền tự chủ hoàn toàn về mặt tổ chức, nhân sự

để các trường đại học có các chính sách khuyến khích tinh thần doanh nhân trong nhà trường và

thành lập đơn vị hỗ trợ các dự án kinh doanh mới

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

từ các nghiên cứu để hình thành các vườn ươm doanh nghiỆp, công ty SpIn-offs

5, Kết luận

Thành công từ đổi mới chính sách và hợp tác

hiệu quả giữa các bên: trường đại học - chính phủ - doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế

giới để phát triển doanh nghiệp học thuật Spin-

offs cho thấy vai trò quyết định của Chính phủ

Việt Nam đang trong bối cảnh chuyển đổi các trường ĐH truyền thống sang trường ĐH khởi

nghiệp, tuy nhiên kết quả hình thành và phát

triển Spin-offs từ các trường còn rất hạn chế Một trong những nguyên nhân chủ yếu là hệ

thống thiết chế, các quy định pháp luật chưa đồng bộ, chưa khuyến khích và hỗ trợ để các gi-

ang viên, nhà khoa học hình thành dự án kinh doanh để chuyển giao và thành lập Spin-offs Vì vậy, Chính phủ cần hoàn thiện thể chế và cơ chế để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các trường đại học,

cho phép trường đại học sở hữu các tài sản trí tuệ từ các đề tài NCKH do Nhà nước tài trợ Nhà nước và các cơ quan quản lý cần gỡ bỏ các rào

cản để thực hiện tự chủ hoàn toàn trong các trường đại học, đồng thời cho phép công chức, viên chức trong các trường đại học công lập tham

gia thành lập và quản lý các doanh nghiệp SpIn-

offs để phát huy tốt thành quả NCKH phục vụ phát triển kinh tế - xã hội M

1 Bekkers, R., Gilsing, V., Van der Steen, M (2006), Determining factors of the effectiveness of IP-based Spin-

offss: Comparing the Netherlands and the US, Journal of Technology Transfer, 31, 545-566

2 Boffo, S va Cocorullo, A (2019), University Fourth Mission, Spin-offs and Academic Entrepreneurship: Connecting public policies with new missions and management issues of universities, the Higher Education

Forum, Vol 16, 125-142

3 Borges, C., Filion, L.J (2013), Spin-off Process and the Development of Academic Entrepreneur’s Social Capital, Journal of Technology Management

27242013000100003

Trang 8

http://dx.doi.org/10.4067/S0718-4 Bozeman, B (2000), Technology transfer and public policy: A review of research and theory, Research Policy,

29(4), 627-655

5 Callan, B (2001), Generating spin-offs: Evidence from Across the OECD, Special Issue on Fostering High-tech Spin-offs: A Public Strategy for Innovation, OECD Science Technology Industry Review, Volume 2000, Issue 1,

No 26, 1-55

6 Chang, Y.C., Yang, P.Y., Martin, B.R., Chi, H.R., & Tsai-Lin, T.F (2016), Entrepreneurial universities and research ambidexterity: A multilevel analysis, Technovation, Volume 54, 8/2016, 7-21 http://dx.doi.org/10.1016/

j.technovation.2016.02.006

7 Dinh Van Toan (2020), Entrepreneurial Universities and the Development Model for Public Universities in Vietnam, International Journal of Entrepreneurship, 24 (1), 1-16

8 Djokovic, D., Soutaris, V (2008), Spinouts from academic institutions: A literature review with suggestions for further research, Journal of Technology Transfer, 33, 225-247 https://doi.org/10.1007/s 10961 -006-9000-4

9 Dinh Van Toan (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện sứ mệnh thứ ba và thách thức đối với các trường

đại học Việt Nam trong g1a1 đoạn chuyển đổi, VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol 36, No 3

(2020), 75-84 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4355

10 Dinh Van Toàn (2019), Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học: Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản ĐHQGHN, 133-261

11 Erden, Y., Yurtseven, A.E (2012), Establishment and Development of Academic Spin - Off Firms: Evidence

from Turkey Dang tai trén hitps://www.researchgate.net/publication/254429007 Truy cập ngày 16/8/2020 12 Goldfarb, B vi Henrekson, M (2003), Bottom-up versus top-down policies towards the commercialization of university intellectual property, Research Policy, 32(4), 639-658

13 Lazzeretti, L., Tavoletti, E (2005), Higher education excellence and local economic development: The case of

the entrepreneurial University of Twente, European Planning Studies, 13(3), 475-493

14 Meyer, M (2003), Academic entrepreneurs or entrepreneurial academics? Research-based ventures and public support mechanism, R&D Management, 33(2), 107-115

15 Ndonzuau, F.N., Pirnay, F., Surlemont B (2002), A stage model of academic spin-off creation, Technovation,

22(5), 281-289 hitps://doi.org/10.1016/S0166-4972(01)00019-0

16 Rasmussen, E (2008), Government instruments to support the commercialization of university research:

Lessons from Canada, Technovation, 28(8), 473-550

17 Rasmussen, E., Borch, O.J (2010), University capabilities in facilitating entrepreneurship: a longitudinal study of Spin-offs ventures at mid-range universities, Research Policy, 39(5), 602-612

18 Saetre, A.S., Wiggins, J., Atkinson, O.T., Atkinson, B.K.E (2009), University Spin-Offs as Technology Transfer: A Comparative Study among Norway, the United States, and Sweden Comparative Technology Transfer and Society, 7(2), 115-145 hitps://doi.org/10.1353/ctt.0.0036

19 Shore, C., McLauchlan, L (2012), Third mission’ activities, commercialisation and academic entrepreneurs,

Social Anthropology/Anthropologie Sociale, 20(3), 267

20 Stal, E., Andreassi, T., Fujino, A (2016), The role of university incubators in stimulating academic

entrepreneurship, Revista de Administracdo e Inovacdo, 13(2), 27-47

21 Wright M., Piva E., Mosey S., Lockett A (2009), Academic Entrepreneurship and Business Schools, Journal of Technology Transfer, 34, 560-587

Trang 9

Ngay nhan bai: 23/8/2020

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 3/9/2020 Ngày chấp nhận đăng bài: 13/9/2020

Thông tin tác giả:

TS ĐINH VĂN TOÀN

Giảng viên cao cấp

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

THE ROLE OF POLICIES IN THE DEVELOPMENT OF SPIN-OFFS ACADEMIC COMPANIES: INTERNATIONAL LESSONS AND POLICY

RECOMMENDATIONS FOR MANAGERS

@® Ph.D DINH VAN TOAN

senior Lecturer, University of Economics and Businesses,

Vietnam National University, Hanoi ABSTRACT:

This paper presents the research results about Spin-offs academic enterprises from universities and policies to promote the development of these enterprises from a number of countries Based on the paper’s analysis, some policy recommendations are proposed to form Spin-offs academic companies to promote technology transfer, contributing to improving the entrepreneurial university model in Vietnam

Ngày đăng: 02/06/2022, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w