1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động dân số và các chính sách nông nghiệp : Những hậu quả đối với cảnh quan miền núi ( Trường hợ...

13 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 9,56 MB

Nội dung

Trang 1

Wace ĐỘNG DAN SỐ

VA CAC CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP : NHỮNG HẬU QUÁ ĐỐI

VỚI CẢNH QUAN MIỄN NÚI

(TRƯỜNG HỢP CỦA DÃY NÚI TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC)

STÉPHANE LAGRÉE *

1 Con người và cảnh sắc của vùng Tam Đảo

Miền Trung du là nơi có những quả đồi xen với thung lũng đất bồi, ở rìa châu thổ, biên giới phía Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km Dãy núi

rừng Tam Đảo trải theo hướng Tây Bác-Đông Nam, có độ cao lớn nhất là 1591m

Cảnh quan dân cư và đồng ruộng hiện nay là kết quả của các tác động về chính sách, về dân số Những tác động này đã làm thay đổi sâu sắc các hình thức sở hữu và sử dụng đất đai Cảnh quan ngày nay của dãy Tam Đảo với những dấu ấn lịch sử của các quá trình biến đổi về tổ chức đất đai nông nghiệp ở vùng chân núi, cho ta thấy những mốc không gian của các giai đoạn trước đây

Tà thấy có sự khác biệt rõ rệt trong phương thức sở hữu và sử dụng đất đai ở đây Những vùng đất dưới thấp rất thuận lợi cho con người và chủ yếu được trồng

lúa thì khác hẳn với vùng đất ở các địa hình cao hơn, không được canh tác thường

Trang 2

482 VIET NAM HOC - KY YEU HOI THAO QUOC TE LAN THU NHAT

xuyên và bị rừng rậm hoặc rừng non bao phủ Ở các sườn thấp rừng tự nhiên đã nhường chỗ cho rừng thông, bạch đàn và đất trồng trọt (chủ yếu là lúa và sắn) và một thảm thực vật thấp

Dân tộc Kinh chiếm đại đa số ở các huyện Tam Đảo và Lập Thạch, khoảng 95% dân số và vẫn giữ tập quán trông lúa nước nơi ruộng thấp Nhưng tình hình ở các thôn vùng chân núi thì lại khác Vài thế kỷ trước đây, các người thiểu số

Sán Dìu! có gốc ở miền nam Trung Quốc đã di cư rồi định cư ở những vùng đất

đai còn nguyên sơ ở chân núi Họ chiếm khoảng từ 20 đến 40% dân số ở các thôn chân núi và trên 80% ở những vùng sâu và xa

Những đặc thù của tình hình dân số đã có thời là yếu tố quyết định cho việc phát triển nông nghiệp của khu vực các sườn dãy Tam Đảo Vào đầu thế kỷ này,

ở nhiều nơi người Sán Dìu vẫn duy trì lối sống miền núi, ngoài trồng lúa nước họ còn đốt rừng để canh tác thêm Nhưng trong những thập niên gần đây thì các biến

đổi về chính trị xã hội lại đóng vai trò quyết định hơn Hiện nay, đây là một vùng đất có hai dân tộc sinh sống với một đường lối kinh tế nhất định, còn yếu tố khác biệt về văn hố khơng có nhiều tác động Ở vùng chân núi, mật độ khá cao và không còn khả năng mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp Mật dộ dân trên diện tích canh tác sẽ càng lớn nếu diện tích dành cho nông nghiệp càng ít Các điều kiện tự nhiên đã hạn chế việc mở rộng đất đai trông lúa: khác với vùng châu

thổ với ruộng lúa rộng mênh mông thì ở đây lại là những quả đồi loại cao trung

bình, độ cao không vượt quá 200m

Mật độ dân số tính theo diện tích canh tác đã lên tới trên 1000 người/km? và

có nơi trên 1800 người/km? tuỳ theo vùng, trong khi ở núi phía sau gần như

không có người ở” Diện tích trồng lúa ở chân núi chiếm non 70% diện tích canh tác Ở một số xóm, diện tích ruộng theo đầu người Chỉ là trên 300m2 một chút, trong khi mức thấp nhất để đủ sống ước tính phải là 450m2, với loại ruộng 2

vu/nam (Bergeret P., Du Van Chau, 1995)

Đặc điểm dân tộc của cư dân và mật độ dân số cao là một đặc điểm của vùng

Tam Đảo Mật độ dân số trên diện tích canh tác rất cao cho thấy có những áp lực lớn về dân số-nông nghiệp

2 Các biến đổi về cảnh quœn: sự phớt triển dẫn tới tinh trạng khủng hoỏng về môi trường

2.1 Mô hình tập thể hoá và các tác động của nó lên sự cân bằng lương thực

của nông dân và cảnh quan miền núi (1960-1980)

Mặc dù còn ít những dữ liệu về việc áp dụng kỹ thuật nông nghiệp mới của vùng này, nhưng các thống kê về sản xuất nông nghiệp, lại đưa ra những kết quả

Trang 3

TAC DONG DAN SỐ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH NƠNG NGHIỆP 483

Bảng 1 Sản lượng trung bình và tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của từng vụ, huyện Tam Dương (1955-1970) 1955-1960 (*) 1961-1965 1966-1970 1955-1970 Vu thang 5 6379 Tấn 7258 6668 6768 (5.1%) (3) (1.9) (2.7) Vu thang 10 14480 13935 13029 13814 (3.7) 6.2 (-0.5) (0.2)

Nguồn: Anv, Fonds Repports Généraux, hé so 10/92, 21/164 và 33/289)

* Năm 1959: các điều kiện khí hậu là đặc biệt thuận lợi, nên chúng tôi không

đưa các số liệu về sản xuất thóc gạo năm đó khi tính toán

Theo các kế hoạch 5 năm, so với thời kỳ 1955-1960 thì sản lượng lúa vụ tháng 5 tang chậm lại, trong khi đó sản lượng trung bình của vụ tháng 10 lại giảm Ngay nếu như các con số ở bảng trên được “tô hồng” thì các dữ liệu trên cũng cho thấy các cuộc cải cách từ 1961 đến 1965 đã không đem lại kết quả So với 1956, sản lượng các năm 1961-1962-1963 đều thấp hơn cả vụ tháng 5 cũng như vụ tháng 10

Điều này càng thấy rõ hơn trong đợt đâu tiên Mỹ ném bom ô ạt ra miền Bắc

vào các năm từ 1965 đến 1968 Thống kê qua từng năm cho thấy khi Mỹ ngừng ném bom từ 1969 đến 1972, sản xuất lại được đẩy mạnh Sản lượng thóc năm 1970 cao hơn sản lượng trung bình trong các năm 1966-1970

Nhìn chung lại, tỷ lệ gia tăng sản lượng thóc từ 1955 đến 1970 thấp hơn tỷ lệ tăng dân số Ở Vĩnh Phúc vào thời kỳ này, sản lượng tăng 2,4% và dân số tăng 2,7% Nhưng ở các thôn vùng chân núi, tỷ lệ tăng dân số lại còn cao hơn, khoảng

từ 4 đến 5% vì:

- Trong thời kỳ Mỹ ném bom, dân vùng châu thổ dời vào trú ẩn ở vùng rừng

núi này

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao, nhất là với tộc người Sán Dìu

Rõ ràng là năng suất lúa hàng năm đã tăng đáng kể trong giai đoạn 1955-1970 (+30%) Tuy vậy, do diện tích trồng trọt giảm hơn 10% nên sản lượng thóc theo đầu người lại giảm Kế hoạch năm năm, theo đúng nghĩa của nó, nhằm đạt tới một sự xã hội hố thật sự về nơng nghiệp, nhưng lại cho thấy đó là giai đoạn khó khăn nhất về sản lượng và nhất là về diện tích canh tác, trước khi máy bay B52 của Mỹ làm cho tình trạng về đất trồng lúa trầm trọng hơn

Nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt về sản lượng lúa, các hợp tác xã phải đẩy mạnh

Trang 4

484 VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT

Bảng 2: Sản lượng trung bình của 3 loại lương thực phụ, huyện Tam Dương 3 (1955-1970) 1955-1960 1961-1965 1966-1970 Ngô 289 tấn 268 kxx) Khoai lang : 3519 7159 san 965 5184 1846

(Nguồn: Anv, Fonds Rapports Généraux, hồ sơ 10/92, 21/161 và 33/289)

Sản lượng các loại lương thực phụ tăng là do đã tăng diện tích trồng trọt nhưng

năng suất nhìn chung là thấp:

- Năng suất trung bình của ngô trồng ở bãi sông và vùng đất cao chỉ đạt 70% năng suất của những năm giữa thập niên 1950 Ngược lại thì diện tích canh tác

từ 1960 đến 1963 đã tăng lên 1,4 lần

- Sản lượng khoai lang, trồng vụ đông ở ruộng lúa mùa hay ở những nơi quá

cao không trồng được lúa, đã tăng mạnh: từ 1960 đến 1965 tăng từ 1240 tấn lên 5430 tấn Hàng năm dù có những biến động, năng suất trong thập niên đó vẫn

được giữ ở mức 4tấn/ha vì công việc trồng khoai không đòi hỏi nhiều về nhân công và nhất là về phân, nước Diện tích trồng khoai tăng đều đặn cho tới 1968 (+300% từ 1960 đến 1968)

- Sắn, ngay từ đầu thời kỳ hợp tác hoá, được coi là cây thay thế quan trọng nhất tính về sản lượng Trong vài năm, diện tích trồng sắn đã táng nhanh: 156 ha từ

năm 1960 đã tăng lên 1200 ha vào năm 1963-1964 „

Huyện Tam Dương 1955-1970

Năng suất Sắn, năng suất và diện tích trồng Diện tích

(kg/ha) (kg/ha)

Trang 5

TÁC ĐỘNG DÂN SỐ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH NƠNG NGHIỆP 485

Việc tăng nhanh diện tích trồng sắn đã làm thay đối sâu sắc bộ mặt cảnh quan

của huyện Tam Dương

Diện tích canh tác được mở mang đã lấn vào các khu đất ở địa thế cao hơn Ở

vùng Tam Đảo, sắn được trồng nhiều trên đồi và trên các sườn núi phía ngoài: đất rừng vào 1952 đã bị khai khẩn thành những mảnh đất trồng trọt kề nhau, mà đợt khảo sát thứ hai bằng máy bay năm 1979 đã thấy rõ Trong vòng gần 30 năm,

diện tích rừng rậm và vừa đã giảm từ 52% xuống 41% Ở độ cao từ 50m đến 100m, diện tích đó giảm từ 580 ha xuống 100ha Diện tích trồng sắn đã tăng từ

2,5% lên 6% O độ cao từ 50 đến 200m, diện tích này đã tăng lên 10 lần

Do các hợp tác xã đã không đẩy mạnh được năng suất lúa trong kế hoạch 5

năm lần thứ nhất nên họ đã bù đắp bằng cách quảng canh và trồng các loại cây

thay thế

Trước khi bước vào kế hoạch 5 năm, sản lượng lương thực theo đầu người là 380 kg thì vào giai đoạn 1961-1965 chỉ còn là 310kg Sản lượng này lại giảm gần

như đều đặn khoảng 20% trong mỗi kế hoạch 5 năm Sản lượng nông sản phụ

tăng không đủ Trong vòng một chục năm, sản lượng thóc theo đầu người giảm

gần 38% Trên tổng sản lượng, tỷ lệ về thóc theo đầu người trong các năm hợp tác hoá đã giảm từ 88% xuống 75%

Tất nhiên là không thể phân tích chi tiết tình hình lương thực của các gia đình dựa vào các số liệu chính thức này Tuy thế cũng có thể thấy được là họ phải dành nhiều lao động hơn cho các cơng việc ngồi phần ruộng đất của hợp tác xã #

Việc khai phá thêm đất trồng cây thay thế cũng được làm ngoài kế hoạch Việc đi khai hoang và canh tác ở các đồi của các đội sản xuất là cơ hội thuận thiện cho nông dân Do đã có thoả thuận với đội trưởng, mỗi người có thể tuỳ ý chiếm hữu

một vài sào đất”, cách khu vực của hợp tác xã vài chục hoặc vài trăm mét ngược

lên cao

Chính sách mới về hợp tác hố nơng nghiệp từ 1975 đã làm cho Tam Đảo cũng như ở cả nước lâm vào tình trạng thiếu lương thực chưa từng thấy kể từ khi di dân tới Trong những năm này, hiện tượng này có thể so sánh với điều chúng tôi vừa nêu ra cho thập niên 1960: đối với Hà Nội thì Tam Đảo như là giải pháp cho sự thất bại của chính sách ở vùng đồng bằng; đối với các hộ nông dân, các khu đất mới khai hoang trong vùng núi thực tế được chuyển cho tư nhân, đã phần nào làm

giảm được sự suy thoái lương thực

2.2 Áp lực gia tăng lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên kể từ thập niên 1980: việc mở rộng điện tích canh tác trên núi và sự gia tăng khai thác rừng

Trang 6

486 VIET NAM HOC - KY YEU HOI THAO QUOC TE LAN THU NHAT

rừng rậm và vừa đã giảm từ 5427ha xuống còn 4488 ha Có những nơi rừng đã lùi lên trên độ cao 500m Từ 1952 đến 1979, diện tích rừng bị thu hẹp bình quân hàng năm là 0,8%, đến giai đoạn 1979-1989 con số này đã tăng lên đáng kể là 1,9% Các vùng đất khai hoang cứ lấn dân theo thung lũng Trước 1979, các vùng

đất canh tác giới hạn chủ yếu ở vùng đất đồi và sườn phía ngoài, giờ đã trải rộng lên độ cao trên 1000m ở phía trong dãy núi Giữa vùng rừng núi hiện ra nhiều

nương rẫy của cá thể cùng những mảnh rừng đang thoái hoá

Hệ thống tổ chức nông nghiệp quá cứng nhắc, mật độ dân số cao đã là nhân tố cho những chiến lược mới

Dân số tăng ở mức cao; tỷ lệ tăng tự nhiên của người Sán Dìu là khoảng 35 phân nghìn, của người Kinh là 25 phần nghìn (1990) Dân số tăng mạnh còn do người Kinh đã di dân về vùng chân núi dưới áp lực dân số quá cao của vùng đồng bằng (cuộc di dân có tổ chức 1981-1986)

Diện tích đất thổ cư tăng lên hoặc do đã lấy vào đất trồng sắn trên đồi hay những sườn núi thấp, hoặc do lấy vào đất vườn của cha ông để lại Vì thiếu đất

nên chính quyền phải rất hạn chế việc cấp đất theo số con của mỗi hộ và không cấp đất cho phụ nữ không phải là người sinh ra ở xã Đất được chia theo số lao động của mỗi gia đình Trẻ em dưới 16 tuổi không xếp vào lực lượng lao động nên về nguyên tắc không thuộc diện được chia đất” Theo điều tra dân số năm

1989, lớp tuổi này chiếm gần nửa dân số nông nghiệp Thực tế là sản xuất tập thể

ngày càng không đủ sống nên sự chia nhỏ ruộng đất càng được đẩy nhanh lên Do vậy, nảy ra một vấn đề lớn về các cơ cấu nông nghiệp liên quan tới sự gia tăng dân số khi mà:

- Sự gắn bó chặt chẽ của các quan hệ xã hội trong mỗi gia đình đã ngăn cản

việc di dời đến nơi khác

- Ở vùng đất dưới chân núi, diện tích có thể canh tác đã được khai thác hết

Trong tình hình đó, các cải cách năm 19817 có làm tăng được sản lượng lương

thực hay không?

Các cuộc điều tra tại các thôn cho thấy đã không có thay đổi quan trọng nào

của các hệ thống sản xuất ở vùng đất thấp Không có một đổi mới nào về kỹ

thuật Các ban chủ nhiệm hợp tác xã đã nắm lại quyền hành bằng cách khoán

định mức có lợi cho họ như thể quan niệm cũ về tập thể hố hồn tồn vẫn tồn

tại, vì thế không thấy thể hiện được các sáng kiến của nông dân nhằm đẩy mạnh

phát triển sản xuất

Không chỉ với trồng lúa mà đối với các việc trồng trọt và chăn nuôi, các hộ

nông dân chịu những mức thuế quá cao: nếu như năm 1960 họ còn giữ lại được

Trang 7

TÁC ĐỘNG DÂN SỐ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH NONG NGHIỆP 487

vậy người nông dân Tam Đảo thiếu ăn Tống hợp các cuộc trao đối của chúng tôi có thể đưa ra ít nhất là 2/3 số hộ thiếu ăn khoảng 4 tháng trong một năm

Trên lý thuyết thì thu hoạch các cây trồng cạn vụ đông không phải nộp thuế

cho hợp tác xã Tuy nhiên các loại cây này ít được phát triển ở vùng đất chân núi

Lấy trường hợp của thôn Đồng Giếng làm thí dụ: Diện tích trồng khoai lang là

180 sào năm 1983 đã tăng lên 280 sào Diện tích tổng cộng trồng đậu tương, đậu

tằm và lạc năm 1980 là 98 sào, năm 1983 là 113 sào, năm 1986 là 120 sào Tình

trạng diện tích trồng các loại cây mọc cạn tăng lên ít ỏi được ghi nhận chung ở những thôn vùng chân núi nơi chúng tôi khảo sát

Thực tế cho thấy việc đầu tư vào nông nghiệp là rất hạn chế vì sự bất ổn định về đất đai và khả năng đầu tư thấp: một nông dân phải vất vả lắm mới nuôi nổi

gia đình thì làm sao dám liều đầu tư lao động và mảnh đất mà về pháp lý lại thuộc

“sở hữu toàn dân”? Hau hết mọi nông dân đều thấy như vậy Một cách tóm tắt, họ nói với chúng tôi rằng vào đầu các năm 1980, do thiếu tin tưởng sau nhiều lần thay đổi chính sách của nhà nước nên họ không thể đầu tư trung hạn vào các cây

trồng mới vụ đông

Do việc chuyển sang thâm canh không thể thực hiện và thiếu lương thực cho nên đa số các hộ phải xoay qua cách phát triển quảng canh

Nhiều hợp tác xã vì không thể trả đủ công cho một số công việc chung, đã chính thức giao cho nông dân đất trồng ở triển núi thấp và đất để hoang trên đồi, Không một qui định nào cho việc này và họ không phải nộp khoản thuế nào Như vậy, nông dân được nhận các mảnh đất ở chân đồi mà không phải thế chấp để trả bù cho số công điểm lao động Quá trình tư hữu hoá đất đồi này được thuận lợi vì hai yếu tố: thiếu cơ hội lao động trên các mảnh ruộng tập thể, và khi nông nhàn nông dân không có việc vì những nguyên nhân về thời vụ và hơn thế, vì vào lúc này hệ số sử dụng đất nông nghiệp rất thấp

Thu nhập từ đất đai ở miền núi được thực hiện như trước đây, dưới sự bảo lãnh hay không có bảo lãnh của các tổ chức hợp tác xã Thí dụ như ở làng Đền Thông,

từ 1984 hợp tác xã đồng ý cho trồng sắn trên các triền núi cho đến 1987, đổi lại mỗi lao động hàng năm phải đóng mức thuế là 10kg sắn Ngược lại, trên các sườn bên trên làng Xóm Gò, từ 1975 nông dân đã tự ý phát triển khẩn hoang để trồng

xen lúa, cây họ đậu, cây rau Cũng nên nhắc lại là việc này được thực hiện dễ dàng do có nhiều lao động nông nghiệp: có tới khoảng 1/3 số hộ nông nghiệp có tir 8 lao động trở lênŸ Ở những làng dân số phát triển mạnh, người ta thấy có những hộ tới 20 nhân khẩu (xóm Dao Trù và Xóm Gò)

Trang 8

488 VIỆT NAM HOC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT

Một là, đối với các gia đình thiếu ăn, khoảng gần 2/3 số gia đình, do thiếu giống và phân bón, đã trồng loại cây ưa cạn và lúa nương nhằm mục đích tự sản tự tiêu lương thực Có hai loại gia đình thường theo kiểu này: những gia đình đông đúc, từ 15 đến 20 nhân khẩu, không còn cách nào khác là quảng canh và những gia đình có nợ nần không thể vừa trả nợ thóc cho hợp tác xã vừa kiếm đủ lương thực để sống

Hai là, đối với các gia đình tự đáp ứng được về gạo, số này là thiểu số, thu hoạch về trồng trọt ở sườn đồi núi là một phần thu nhập đáng kể, theo chúng tôi là từ 15 đến 30% Đồi núi thành cơ sở cho một kế hoạch về thương mại và phát triển chăn nuôi: những nông dân này đem bán lợn nuôi được ở các chợ quê đang mở rộng như chợ Đạo Trù ra đời năm 1984, chợ Tam Quan năm 1985 Họ đủ vốn để đưa vào trồng trọt các loại cây có giá trị hàng hoá như lạc, đậu tương, đậu xanh Sự lựa chọn nay cang hấp dẫn vì không đòi hỏi nhiều công chăm bón như

trồng lúa và không phải đóng thuế

Mặt khác, nếu bị mất mùa trên ruộng thấp thì các thu hoạch này bù đắp được một phần vào chỗ thiếu hụt lương thực, là điều mà ngay cả các hộ ít nhiều khá giả hơn cũng có khi gặp phải

Các cuộc cải cách đầu những năm 1980 còn chưa đem lại kết quả thì lại thêm các trận lũ lụt nặng vào nam 1987 lam hai vụ lúa mùa: ước tính thiệt hại ở một vài làng lên tới 80%

Khủng hoảng về sản xuất trong cả nước và sự thiếu ăn đã buộc nhà nước có bước quyết định trong các cải cách vào cuối thập niên này

s

2.3 Chuyển sang những cơ chế nông nghiệp phức hợp và một sự phân hoá xã

hội được khẳng định

Gần 10 năm sau “bước ngoặt về hệ tư tưởng” do Hà Nội khởi xướng, kết quả của một quá trình đi đến chấm dứt cơ chế tập thể hoá (Nghị quyết 10 năm 1988), từ sự phân tích các cơ chế nông nghiệp có thể nhận ra những nhân tố chính nào? Ruộng đất được chia theo số nhân khẩu chứ không theo số lao động Đất được chia theo năng lực sản xuất thực tế, tính với một hệ số nhất định theo sức lao động của các thành viên trong môi gia đình Cơ chế phân phối này trên lý thuyết là bình đẳng hơn nhưng sự vận dụng trong thực tế lại bị hạn chế do sức ép của vấn đề dân số ở vùng này!9,

Báo cáo thống kê của các hợp tác xã cho thấy các thôn đã có một sự tăng sản

lượng nông nghiệp đáng kể

Ở Dao Trù, hệ số sử dụng đất!! năm 1988 là 1,77 đến năm 1992 là 2.15 Đi

Trang 9

TAC ĐỘNG DÂN SỐ VA CÁC CHÍNH SÁCH NONG NGHIEP 489

loại cây chịu hạn Ruộng trồng lúa đã tăng đến tối đa!2 Diện tích trồng lúa tăng

lên 1,1 lân, khoai tăng 1,7 lần và ngô 2,3 lần Đặc điểm này có thể là chung cho

cả vùng Tam Đảo

Những hạn chế trước đây đã giảm khi mà các hợp tác xã mất dần quyền hạn

Các gia đình nông dân được “giải phóng” đã làm cho lao động được tăng lên Nông dân giờ đây đã tự quyết định lấy kế hoạch gieo trồng của mình Thóc thuế chiếm khoảng từ 10 đến 15% thu hoạch Sự xuất hiện những khả năng mới đã cải thiện tình hình lương thực của các hộ Các loại cây trồng đem bán được thấy

nhiều hơn ở các mảnh đất đồng bằng và ở đất vườn (cây ăn quả, lạc ) Từ 1991-

1992, cùng với sự tăng diện tích trồng trọt là sự tăng năng suất do có giống mới tốt hơn, nhờ có phát triển thương nghiệp tư nhân Thí dụ như vụ lúa hè, do trồng gần như là phổ biến các giống ngắn ngày hơn! (110-115 ngày) nên đã trồng thêm được các giống ngô mới (vụ thứ ba) dài ngày hơn và có năng suất cao hơn

Ngoài những dấu hiệu đơn thuần về biến đổi của cảnh quan nông thôn, thì tác

động của các biện pháp giải phóng về tổ chức và phương thức sản xuất cũng là một nhân tố của những vấn đề mới Các cuộc điều tra cho thấy mặc dù sản lượng thóc có tăng nhưng bộ phận các hộ thiếu gạo ăn ở vùng chân núi lại nhiều Sản lượng thóc trung bình theo đầu người hàng năm là dưới 200kg (1992) Sức ép về

đất đai là một khó khăn hàng đâu trong phát triển sản xuất Thiếu vốn cũng là

một vấn đề Giá hạt giống và phân hoá học tăng lên nhiều từ 1993 Giá mua gạo trắng từ 1993 đến 1995 tăng từ 1800 đồng lên 2500đ, tức là tăng gần 40% Giá phân u rê, loại phân bón chính, lại tăng gấp 2 lần, còn phân lân tăng gấp 5 lan®

Giá ổn định và chỉ tiêu giá cả về phân bón chợ Đạo Trù 1990-1995 Giá ổn định Chỉ tiêu (nghìn đồng) 1990 = 100 3500 > 500 3000 + 400 2500 + 2000 + 7 eS |p 300 1500 + 4 = 200 1000 1 x.i 00 04 ~ + + + 1991 1992 1993 1994 1995 L] ưa H1 EÐmanlan —— Chỉ tiêu Urẻ —— Chỉ tiêu NPK —— Chỉ liêu phân lân

Trang 10

490 VIET NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT

Các cặp vợ chồng trẻ những năm đầu ra ở riêng phải vượt qua một khó khăn kép Các hộ này chưa có thu nhập được từ cây ăn quả! và chăn nuôi Họ phải vất

vả để lấy vốn thay cho việc thiếu nhân lực Ngoài ra, sự phát triển của một thị trường đất đai cũng làm cho khi ra ở riêng họ phải thêm một khoản chi, loại

khoản chi không sinh lợi (bằng tiền hay bằng hiện vật) Việc phải mất một phần vốn làm các gia đình mới này khó phát triển sản xuất và tổ chức chăn nuôi lợn

Mức thu hoạch thấp không thể mua đủ phân hoá học và không phát triển trồng

các cây chịu cạn vụ đông được Năng xuất lúa thì thấp: trung bình dưới 3 tấn/ha

Các gia đình này đành phải tìm những công việc đòi hỏi ít vốn Ngoài khả năng

là đi làm thuê cho người khác, họ trồng ít sắn trên núi để đỡ bị thiếu lương thực Tiền mua thóc gạo chủ yếu dựa vào việc bán củi để tránh nợ nần, và vào việc bán

đàn lợn, là nguồn để dành dụm vốn

Những hộ có đủ số lao động cần thiết càng có khả năng mở thêm các lĩnh vực hoạt động Họ sẽ trồng sắn trên diện tích lớn và đem bán ở chợ Lúa nương do

diện tích đất trồng ít nên được để lại làm lương thực Thu nhập từ sản xuất này

được đầu tư trở lại cho canh tác ở vùng đất dưới thấp Số tiền đem lại được dùng để trồng ở vườn những loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn (cây vải ),

để bảo đảm đủ mua giống tốt và phân hoá học Sản xuất thóc lúa tăng làm cho chăn nuôi phát triển và như vậy lại có được nhiều phân chuồng hơn

Những hộ đã dành dụm được vốn từ vụ trước sẽ hướng vào những việc mang

lại hiệu quả kinh tế Một trong những hướng của họ là dựa vào thương mại hố

chăn ni và (hoặc là) các ngành nghề phi nông nghiệp (cho thuê máy xay xát, nuôi ong ) Sự gia tăng buôn bán nhằm đáp ứng sự phát triển của du lịch cũng

chứng tỏ vai trò quan trọng của ngành nghề phụ (khu du lịch trên núi) Các ngành nghề phụ này trên thực tế thường sử dụng đất của hợp tác xã Đất trồng dứa trước đây do hợp tác xã quản lý thì nay thuộc về tư nhân Kiểu canh tác này càng được coi trọng vì có hiệu quả và không lấy vào đất ở đồng bằng (Chabert O., Fages L

1995) Hơn nữa các gia đình này có nhiều khả năng hơn để vượt qua một số khó

khăn gặp phải khi trồng cây ở ruộng thửa và khi thiếu sức lao động cho nông nghiệp (không có sự thống nhất khi xử lý thuốc trừ sâu, việc sử dụng bừa bãi các thuốc bảo vệ thực vật )

Những đường lối khác nhau đã cho thấy những khoảng cách về sự phát triển

giữa các loại canh tác và những quá trình phân hoá xã hội đang ngày càng tăng lên ở nông thôn

Các thôn xóm, nhất là của người Sán Dìu, nằm lọt trong núi nên khó chuyển sang kiểu nông nghiệp hàng hố Khơng thấy có nỗ lực nào về phía nhà nước để giải quyết sự thiếu trường lớp!Š hay thiếu tín dụng Sự cải thiện hạ tầng cơ sở về

đường xá còn quá ít và nhảm phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế du lịch Chỉ

Trang 11

TAC DONG DAN SỐ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH NƠNG NGHIỆP 491

thác gỗ vì thế đã giảm đáng kế Tại các thôn bên, việc khai thác rừng vẫn là nguồn

thu nhập hàng đâu đối với 15 đến 30% số hộ

Việc phân tích các bức ảnh chụp từ máy bay và các số liệu từ vệ tinh cho thấy trong nửa cuối thế kỷ XX, rừng Tam Đảo đã bị thu hẹp một cách ghê gớm Từ 1952 đến 1989, diện tích rừng của dãy núi và vùng chân núi đã giảm từ 6800 xuống còn 4480 ha, tức là giảm trên 50% Vài năm gần đây, đã thấy được tác

động lên môi trường ở vùng chân núi Các hiện tượng này đã được thấy rõ

(Ponyblau M., Rossi G., 1995) Những triển núi trơ trụi, những sườn dốc trên 459

bị các trận mưa nhiệt đới tấn công mãnh liệt Những lớp đất mùn ở bề mặt bị nước cuốn đi Các cây gỗ đốn ở trên núi và được kéo dọc sườn dốc! cũng là nhân tố làm tăng sự xói lở Người ta nhận thấy những dấu hiệu của sự tăng nhanh xói mòn dọc theo các đường dân qua lại Đất rừng bị mòn đi thành khe rãnh là biểu hiện đặc trưng nhất của động thái này Ở đồng bằng, các chất bồi chứa chất khoáng (đất sét, bùn màu mỡ) bị thay thế bởi các chất nghèo hơn do có sự thay đối của chế độ thuỷ văn của các dòng chảy tập trung (cát bồi đất trồng trọt) Các lòng sông bị đào sâu làm cho mực nước bề mặt và ngầm bị hạ thấp Các chỗ lấy nước tưới bị mất và dân phải dùng bơm để tưới ruộng Có những nơi sản lượng giảm và thu hoạch 2 vụ lúa/năm giờ chỉ còn l vụ hè vì thiếu nước ở những nơi chân ruộng cao Sau hết, vào mùa mưa, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn và trên những

vùng rộng lớn hơn Bờ sông bị xói lở nhiều hơn, làm mất nhiều đất trồng trọt

Ở Tam Đảo, có một sự tương quan chặt chẽ giữa sự tăng dân số và hình thái của cảnh quan núi rừng Tuy nhiên việc rừng bị biến mất không chỉ do nhân tố

này Sự thất bại của mô hình phát triển tập thể hoá đã làm biến đổi sâu sắc tình

trạng của môi trường tự nhiên Vùng núi được coi là nơi để thoát khỏi những tình trạng khủng hoảng cục bộ (thí dụ như những bất thường về khí hậu năm 1987 và 1991) và đồng thời là một giải pháp cho những khó khăn về cơ chế đã ảnh hưởng

đến việc tổ chức sản xuất ở vùng đất thấp Nó cũng là một yếu tố then chốt để

nông dân phát triển sản xuất nhằm tích luỹ và tăng trưởng vốn

CHÚ THÍCH

I Sự phân loại về ngôn ngữ học Trung Hoa và các từ gọi địa phương cho ta đoán nhận “người Sán Dìu

6 Tam Dao” nhu mot phân nhóm ngôn ngữ Miên chính xác hơn là phương ngữ Kim moun Nguồn gốc cộng đồng người Kim moun là ở Vân Nam Quảng Tây và Quảng Đông Nhóm tộc người Sán

Dìu ở vùng chân núi Tam Đảo có số dân thuộc hàng đông nhất ở miền Bác Việt Nam (trên 20 000

người trong tổng số 100 000 người được thống kê năm 1989) Xem thêm Lemoine, J L’Asie

Orientale Encyclopédie de la pléiade, Ethnologie régionale, tap II, 1978, trang 796-814)

2 Để so sánh, ở vùng nông thôn của châu thổ sông Hồng, mật độ dân số là 1600 người/km2 đất trồng

trọt (1990) Trên núi, trạm Tam Đảo ở độ cao 900m, rộng 106 ha và có 500 người Mật độ dân số như

Trang 12

492 VIET NAM HOC - KY YEU HOI THAO QUOC TE LAN THU NHAT 10 ll 12 13 14 is 16

Huyện Tam Dương đổi tên là Tam Đảo năm 1977, còn làng Đạo Trù được nhập vào huyện Lập Thạch Trên những sườn bên dưới của dãy núi, các khu vực khai thác rừng của các lâm trường quốc doanh

từ 1960 đến 1970 cũng góp phần quan trọng làm thay đổi tình trạng của cảnh vật

1 sào = 360 m? Các cuộc điều tra của chúng tôi ở các thôn xóm vùng chân núi cho thấy rõ giữa những

cán bộ địa phương và gia đình nông dân đã có nhiều kiểu thu xếp để bù đắp cho sự mất cân bằng về

lương thực Những cách thức “ngoài kế hoạch” này rất là phức tạp nên không đề cập đến ở bài này

Việc chia ruộng đất là tuỳ nơi Ở một số thôn xóm, cán bộ đã dành nửa suất cho thanh thiếu niên

dưới 16 tuổi

Nghị quyết 100 (khoán 100): điểm mới lạ chính là ở mức khốn về thóc Các cơng việc cho tới khi

cấy là mang tính tập thể, nhưng nếu vượt mức khoán về năng suất do hợp tác xã quy định tuỳ theo loại ruộng tốt xấu, các gia đình được giữ lại phần sản lượng vượt trội

Ở phạm vi huyện Tam Đảo, tình hình lại khác hẳn Các gia đình, sắp xếp theo số người trong hộ có

tỷ lệ như sau: hộ trên 4 người chiếm 50% tổng số hộ 5-7 người chiếm 42%, hộ trên 8 người chiếm 8% (Điều tra dân số, huyện Tam Đảo năm 1989)

Năm 1988, gia đình được thừa nhận là đơn vị sản xuất tự chủ Đất của hợp tác xã vẫn được giao cho các gia đình nhưng công điểm đã được xố bỏ Năm 1993, nơng dân được sử dụng đất dài hạn, và có

quyền nhượng, cho thuê, thừa kế

UBND xã Đạo Trù năm 1995 cấp 12 thước đất (288m?) cho các trẻ sinh từ 1990 đến 1992 UBND

huyện Tam Đảo không chia đất cho trẻ sinh sau 1992 Tuy vậy các quy định này không phải là được áp dụng như nhau cho mọi người Ở thôn Đạo Trù và Đồng Bùa, đất được phân cho một vài gia đình có địa vị xã hội cao trong thôn

Hệ số sử dụng đất = (diện tích lúa xuân + diện tích lúa hè + diện tích cây trồng khô cạn)/tổng diện tích nông nghiệp

Tuy nhiên, việc mở 2 đập cũng cho phép mở rộng diện tích ruộng lúa được tưới (thôn Láng Hạ 1989,

thôn Đồng Bién 1993)

Những giống mới đã cho phép nông dân thay thế các loại giống tự chọn ra từ thu hoạch và không được tốt: các giống lúa lai được thay cho các giống cũ ngắn ngày như giống lúa CR 203 được đưa

vào đầu những năm 1980

Thi dụ như sau hai năm trồng, cây chanh đã cho thu hoạch tốt Hỗ trợ của bố mẹ bằng hiện vật (giống, lợn ) hay bằng tiền (trả thuế nhà đất ) là yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất khi ra ở riêng

12% người Kinh không được đi học còn với người Sán Dìu là 21% (huyện Tam Đảo, 1989) Trọng lượng gỗ khai thác hàng ngày ở trong núi có thể tới 80kg cho một tấm gỗ xẻ

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

Archives nationales du Vietnam Rapports généraux et agricoles (1955-1970) BERGERET P., DU VAN CHAU

1995 La politique fonciére au Vietnam, in L’ agriculture du delta du Fleuve Rouge a |’ heure des

réformes, INSA-Programme Fleuve Rouge, Hanoi, p 157-165 BUI HUY HIEN et al

1995 Etude sur la durabilité de |’ agriculture d’ une commune de montagne du nord-ouest Vietnam in Durabilité du développement agricole au Nord-Vietnam, INSA, CIRAD-URPA, Hanoi p 121-172 CHABERT O., FAGES L

1995 Politiques agraires et stratégies paysannes en milieu fragile Cahiers d’ Outre-Mer, No 190, avril-juin, p 157-180

DAO THE TUAN

Trang 13

TÁC ĐỘNG DÂN SỐ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH NƠNG NGHIỆP 493 LAGREE S 1995 Evolution de |’ agriculture vietnamienne dans un district du delta du Fleuve Rouge Cahiers d’ Outre-Mer, No 190, avril-juin, p 139-156 LE CHAU 1966 Le Viet Nam socialiste, une économie en trasition Paris, 410 p LEMOINE J 1978 L’ Asie Orientale, Encyclopédie de la pléiade, Ethnologie régionale, tome II, p 796-814 PILLOT D., YVON F 1995 Mutations techniques en économie de transition Etudes Vietnamiennes, Nouvelle série, no 45, p 48-67

POUYLLAU M., ROSSI G., AMELOT X., LAGREE S., MELLAC M., POUILLE F

Ngày đăng: 31/05/2022, 07:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w