G ishtarVIET NAM HOC VA TIENG VIET pdf
Trang 1NGU NGHIA CUA ‘CHO’
Nguyên Hoàng Trung Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài
Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Tp HCM
1 ĐẶT VẤN DE
Từ “cho” là một từ tương đối khó sử dụng đối với sinh viên nước
ngoài do đơn vị từ vựng này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác
nhau Chính sự linh động này đã tạo ra những thuộc tính cú pháp,
ngữ nghĩa đặc trưng của từ “cho' Nhằm giúp sinh viên nước ngoài hiểu rõ và sử dụng chính xác đơn vị từ vựng này, bài viết sẽ khảo
sát và phân tích những thuộc tính cú pháp - ngữ nghĩa ứng với từng vị trí mà “cho” xuất hiện trong câu hay phát ngôn Xét các câu
dưới đây:
a Bố mẹ cho tôi đi Nha Trang chơi
b Chị cho một chút muối vào nồi canh giúp tôi Nam cho Hoa một bức tranh lụa
Sách cho trẻ em
a
9
Mẹ tôi mua cho tôi một chiếc áo mới
Nam gửi cho tôi một bức thư rất đài
Nam làm việc cho công ty BP m „ mo Tôi cố gắng học cho ba mẹ vui lòng Làm cố một chút chø xong
Anh về sớm đi Tôi làm nốt cho k Về sớm đi Kẻo mẹ mắng cho đấy :
]ƒ——
—
Trang 2
Từ các ví dụ trên, có thể nói từ “cho” xuất hiện ở nhiều vị trí khác
nhau và chuyển tải những đặc trưng ngữ nghĩa - cú pháp khác nhau, -
Từ “cho” có thể hành chức như một vị từ gây khiến (a và b), hoặc như một vị từ biểu thị sự chuyển dịch quyền sở hữu (c), hoặc như một chỉ
tố đánh dấu vai người thụ hưởng (d, e và j) hay người nhận (f, g), hoặc biểu thị “đích" (goal) của hành động (h, ¡)
1 'Cho' - vị từ gây khiến
Về mặt ngữ pháp, vị từ này được xếp vào loại vị từ có hai bổ ngữ và bổ ngữ thứ nhất là chủ thể của hoạt động do bổ ngữ thứ hai biểu đạt Có thể trình bày quan hệ này qua sơ đồ sau:
NP/¿s CHO,¿vy NP(oyy VP(oy 2 NE(oyy VP(oạ;
Về mặt ngữ nghĩa, vị từ “cho” biểu thị quá trình tác động của tác thể (affector) do danh ngữ chủ ngữ biểu đạt nhằm vào đối tượng chịu tác động (patient) do danh ngữ bổ ngữ thứ nhất biểu đạt Còn động ngữ làm bổ ngữ thứ hai có thể được xem là kết quả của quá trình tác động
Động ngữ có chứa vị từ “cho” trong một số trường hợp có thể được cho là dạng rút gọn cua két cau vi tit: NP,;, CHO PHEP NPan
VP,¿;, Tuy nhiên, theo chúng tôi, ngữ nghĩa của hai kết cấu vị từ có nhiều sự khác biệt để có thể cho dạng này là rút gọn của dạng kia
Trong kết cấu WP CHO PHÉP NP VP, danh ngữ “phép' về mặt ngữ _
pháp là bổ ngữ trực tiếp (direct object) của vị từ “cho', còn danh ngữ _
bổ ngữ hai là bổ ngữ gián tiếp hay về phương diện tham tố, danh ngữ này giữ vai người nhận (recipient), còn động ngữ đi sau là bổ ngữ
cho danh ngữ “phép"
Kết cấu NP„, CHOA;, NP,¿,, VP,s;; miêu tả quá trình tác động
của (S) lên đối tượng (O1), đưa đối tượng này đến chỗ hoạt động và hoạt động này được xem là kết quả của quá trình tác động Xét các
câu Sau:
l Thao dang cho con ăn
m Anh Nam cho tôi xem mấy bức tranh anh vẽ năm ngoái
Điều đầu tiên phải nói là vị từ “'cho' trong hai câu (1) va (m)
Trang 3không đồng nghĩa với vị động ngữ “cho phép' Nếu thêm danh ngữ 'phép” vào hai câu trên, người ta sẽ có hai câu hoàn toàn khác về mặt
ý nghĩa với (l) và (m) Tiếp đến là vị từ “cho” trong cả hai câu bao gộp một loạt các hoạt động, các thao tác, chẳng hạn như miic, dit
trong (1) tác động vào đối tượng ‘con’ hay “tôi” để đối tượng này hoạt động (ăn, xem) Tuy nhiên, khả năng hiện thực hóa hoạt động của đối tượng có thể tuỳ thuộc vào thuộc tính [+ hữu sinh] của đối tượng chịu tác động:
n Nông dân cho nước vào đồng
o Me tôi cho /ô¡i đi Nha Trang
Trong (n), đối tượng chịu tác động là [-hữu sinh] nên kết quả
'vào đồng" là chắc chắn hiện thực, còn trong (o), đối tượng chịu
tác động là [+ hữu sinh] nên kết quả hay hoạt động là khả thực,
nghĩa là hoạt động, kết quả có thể được thực hiện hoặc không được
thực hiện
Kết cấu NP„, CHO,, NP/s¡; VP,o;; có những nét tương đồng với kết cấu NP,„; Đến, NP,o¡; VP,o;; Sự khác biệt quan trọng giữa hai vị từ trung tâm được xác định thông qua tính chủ động của chủ thể của vị từ ‘cho’ va tinh thu dong (passivity) cia chi thé cua vi tir ‘dé’
2 'Cho' - Vị từ chuyển dịch quyền sở hữu
Với tư cách là một vị từ chuyển dịch quyền sở hữu, vị từ “cho” có hai tham tố theo sau: (a) người nhận (recipient) và (b) đối tượng
chuyển dịch (object) Vị trí của hai tham tố này có thể hoán đổi cho
nhau, nhưng tuân thủ một số điều kiện: a Nam cho tôi tiền
b Nam cho tiền tôi
c Nam cho tôi 500 ngàn d *Nam cho 500 ngàn tôi
e Nam cho trẻ em mồ côi sách vở f Nam cho sách vở trẻ em mồ côi
Trang 4
Vị trí thích hợp nhất của tham tố người nhận là ở ngay sau vith
“cho”, còn tham tố đối tượng thường đi sau tham tố người nhận hoặc
khi độ đài của danh ngữ biểu đạt tham tố đối tượng bằng hoặc ngắn hơn độ dài danh ngữ biểu đạt tham tố người nhận như trong (b) và (f) và có vẻ như danh ngữ biểu thị đối tượng phải là danh ngữ khối mới có thể xuất hiện ở vị trí sau “cho"
Do là vị từ biểu thị sự chuyển dịch quyền sở hữu nên chủ ngữ của
vị từ “cho” phải là danh ngữ hữu sinh Với danh ngữ [-hữu sinh], ý nghĩa chuyển địch quyền sở hữu cửa “cho” không còn nữa:
g Bạn tôi cho tôi quyển từ điển này h Biển cả cho chúng ta tôm cá
Trong (g) bạn rói là chủ sở hữu đối tượng quyển từ điển và chủ sở hữu thực hiện ý định chuyển quyền sở hữu đối tượng sang cho
người nhận /ôi Sự miêu tả này cho thấy vị từ “cho” với ý nghĩa chuyển dịch quyền sở hữu là một vị từ có chủ ý Ngược lại, vị từ
'cho" trong (h) là vị từ [-chủ ý] có chủ ngữ là danh ngữ [-hữu sinh] Danh ngữ (-hữu sinh] miêu tả một thực thể không có vai nghĩa sở
hữu chủ (possessor), điều này có nghĩa là biển cả không thể chuyển tôm cá cho chúng ta theo đúng ý nghĩa chuyển dịch quyền sở hữu
Nhu vay, ‘cho’ trong (h) là vị từ có nghĩa “nguồn cung cấp chứ hoàn
tồn khơng có nghĩa chuyển quyền sở hữu
3 'Cho' - Chỉ tố đánh dấu vai nghĩa hưởng lợi
Vai nghĩa người hưởng lợi (beneficiary) có thể được chia thành
hai tiểu loại: (a) người hưởng lợi và (b) người nhận Vai người hưởng
lợi là tham tố biểu thị người được hưởng lợi từ một hành động nào
đó mà không cần tham gia thực hiện hành động đó Vai người nhận
là tham tố biểu thị người tiếp nhận những sự vật cụ thể từ chủ thể
(actor):
i Me giat d6 cho Nam
j Nam lam việc cho công ty BP
Trang 5_ 1 Anh Peter giti cho toi ba quyén sach
m.Nâm lấy sách cho tôi
n Trung tâm này thường tổ chức các lớp Anh văn cho tré em
“Cho” trong câu (a) và (b) đánh dấu vai người hưởng lợi, còn
“cho” trong các câu (c — e) đánh dấu vai nghĩa người nhận Riêng
“cho” trong (f) cũng đánh dấu vai người hưởng lợi, song có một nét nghĩa khác với (a) và (b) là tham tố người hưởng lợi trong (ƒ) có thể
được xem là đối tượng phục vụ của một hoạt động nào đó, chẳng hạn
như tổ chức các lớp tiếng Anh
Ngoài ra, trong tiếng Việt, vai người hưởng lợi có khi không
hiển ngôn, nhưng thường được hiểu là người nghe: o Anh mệt thì về đi Để tôi làm cho ®
p Anh không ăn được thì để tôi ăn cho © Tuy nhiên, vai hưởng lợi có thể là người nói:
i Các anh lam on im lặng cho
j Anh đợi cho một chút
Sự khác biệt về mặt ngữ dụng giữa (g, h) va (i,j) 14 các câu trong
(g, h) biểu thị ý muốn thực hiện hành động có lợi cho người nghe do vị từ trong câu câu chứa “cho' biểu thị, còn các câu trong (¡, j) được
dùng để yếu cầu người nghe thực hiện hành động được xem là có lợi - cho người nói hoặc người thứ ba nào đó
4 'Cho' - chỉ tố ngữ dụng đánh dấu sự khuyến cáo
Tir ‘cho’ vdi ý nghĩa này chỉ xuất hiện trong những phát ngôn có
chứa một số vị từ động mang ý nghĩa âm tính như đánh, mắng, cắn, chửi và đối tượng tác động của các vị từ này không hiển ngôn và thường được hiểu là người nghe:
q Về muộn nữa, không mẹ mắng cho đấy r Đừng chọc con chó Nó cắn cho đấy
Các câu trên thường được sử dụng để chuyển tải sự khuyến cáo
về một sự việc bất lợi do vị từ biểu thị có khả năng xảy ra với người
Trang 6Res
nghe Qua đó, khuyến cáo giúp người nghe tránh hoặc để phòng với -
những sự việc bất lợi được nói đến
5 'Cho' - chỉ tố đánh dấu mục đích của hành động
Bên cạnh các chỉ tố khác như để, mà, “cho” cũng tham gia vào việc đánh dấu vai nghĩa 'đích" (goal) mà hành động do vị từ biểu đạt
nhắm đến:
s Nghỉ chân một chút chø khỏe, rồi đi tiếp
t Mai tôi không đến được, tôi ở nhà viết cho xong bản báo cáo u Cầu nguyện co hoà bình trở lại mảnh đất này
Vai nghĩa đích trong các câu trên được biểu đạt bằng vị từ tĩnh (a và b) hoặc bằng một cú (c) Khác với “để”, 'cho'" đưa vào một mục
tiêu chưa hiện thực, cần đạt đến 'Cho' có thể xuất hiện trong câu có chủ ngữ là đại từ ở tất cả các ngôi, trong khi mà" chỉ xuất hiện câu
mệnh lệnh, cầu khiến có chủ ngữ ở ngôi thứ hai, tức ngôi biểu thị vai người nghe
KẾT LUẬN
Việc dạy một đơn vị từ vựng trong tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài cần phải gắn với ngữ cảnh, cũng như vị trí trong câu mà đơn vị từ vựng đó xuất hiện do nghĩa của đơn vị từ vựng liên quan thường do các yếu tố như ngữ cảnh và vị trí xuất hiện quyết định Tir ‘cho’ cing khong nam ngoài sự ràng buộc*ngữ nghĩa đó Đặc
biệt là với tư cách là vị từ gây khiến và chuyển dịch quyền sở hữu,
tir ‘cho’ c6 thể xem là một trở ngại đối với người học tiếng Việt
Ngoài khó khăn với tư cách là vị từ, “cho” cũng rất khó sử dụng với
tư cách là chỉ tố đánh dấu vai người hưởng lợi không hiển ngôn hay
không được đánh dấu hoặc với tư cách là tiểu từ biểu thị sự khuyến
cáo về một hậu quả nào đó có thể xảy ra đành cho người nghe Và hệ quả tất yếu là sinh viên học tiếng Việt không sử dụng được “cho”
với những ý nghĩa này