G KY YEU NANG HANG THANG 11 2011 giang van10NAM DAO TAO VA NGHIEN CUU HAN QUOC TAI VIET NAM10NAM DAO TAO VA NGHIEN CUU HAN QUOC TAI VIET NAM pdf
Trang 1MẤY VẤN ĐỀ TRONG VIỆC GIẢNG DAY TIẾNG HÀNCHO SINH VIÊN NGƯỜI VIỆT
Ths Lưu Tuấn Anh
Khoa Đông phương học
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiếng Hàn là thứ tiếng được dân tộc Hàn sử dụng, là ngôn ngữ chấp dính thuộc ngữ hệ Altai, có các hiện tượng đặc biệt như hiện
tượng điều hoà nguyên âm, thành phần câu sắp xếp theo trật tự thành
phân bổ nghĩa đi trước thành phân được bổ nghĩa, sau các từ làm thành
phần chính trong câu có chấp dính các tiểu từ biểu thị cách (sau các
danh từ), các đuôi từ biểu thị các phạm trù ngữ pháp khác (như sau các động từ, tính từ) Đặc biệt, về mặt từ vựng, cũng như các ngôn ngữ khác ở phương Đông, tiếng Hàn cũng có đặc trưng là rất phong phú
trong các biểu hiện tình cảm, cảm giác, với nhiều từ tượng hình, tượng thanh, tính từ, từ cảm thán miêu tả được sắc thái tình cảm tỉnh tế của đối tượng phát ngôn Về mặt ký tự, thời cổ đại người Hàn đã mượn dùng chữ Hán, cho đến thời vua Sejong (1446) chữ Hangul mới được sáng tạo ra và được coi là quốc tự của Hàn Quốc Về mặt từ vựng, có các từ thuần Hàn như ð} (trời), 8È} (biển), ^}'# (người) cũng có
các từ vay mượn từ ngoài vào như vay mượn từ tiếng Hán 4 4) (EX 78),
A all GE WH), 7L (EHZ), #Š} (X##) vay mượn từ tiếng Anh:
= 2] (complex), ¥ (pen), 2] E (concert) có các các từ cổ, từ
Trang 2địa phương, từ chữ Y -tu (loại từ mượn ký tự ghi âm như ở chữ Nom)
Từ những điểm dị biệt với tiếng Việt như vậy, việc giảng dạy
tiếng Hàn ở Việt Nam cũng phần nào khác biệt so với việc dạy các thứ tiếng khác Kể từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Hàn, trong 10 năm qua, việc đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học ở Việt Nam đã
phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Trong xu hướng các học giả và giảng viên dạy tiếng Hàn đang có những nỗ lực, cố gắng nâng cao chất lượng đào tạo cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường, bài viết này, dựa trên một số tài liệu có liên quan đến đào tạo tiếng Hàn ở nước ngoài, cùng với những kinh nghiệm thực tế trên lớp học, muốn đưa ra thảo luận một số vấn đề về việc giảng dạy
tiếng Hàn cho người Việt Nam
Trên tỉnh thần đó, bài viết để cập đến các vấn đề: đối tượng; mục tiêu của việc giảng dạy và vai trò của người dạy; những cơ sở trong việc dạy tiếng Hàn như kiến thức ngôn ngữ học cơ sở, ngôn ngữ trung gian trong việc giảng dạy; vấn đề lên kế hoạch giảng dạy và
chuẩn bị cho tiết học; vấn để phương pháp và nội dung giảng dạy Do còn hạn chế về thời gian đâu tư để nghiên cứu chuyên sâu
hơn cũng như còn hạn chế về mặt kinh nghiệm, nên ở đây chúng tôi
chỉ muốn trình bày các vấn đề một cách tổng quát để được tham khảo
ý kiến của giảng viên khác có quan tâm 1 Vấn đề đối tượng đào tạo tiếng Hàn
Trang 3không phải là tiếng mẹ đẻ Vì vậy, việc đào tạo tiếng Hàn như một
ngoại ngữ cũng không thể đào tạo theo kiểu đại trà, nhất loạt cho một tập thể tất cả mọi đối tượng Đối tượng đào tạo ngoại ngữ tiếng Hàn,
tuy bao gồm tất cả người nước ngồi khơng phải người Hàn nhưng thực tế, tuỳ theo tính chất khác nhau của từng loại đối tượng mà việc
đào tạo khác nhau Chẳng hạn tuỳ theo độ tuổi của người học, tuỳ theo
ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ ở các khu vực khác nhau, tuỳ theo mục đích học tập, tiêu chuẩn về mặt tri thức, cách thức nhìn nhận suy nghĩ, năng lực tiếng Hàn vốn có mà trong quá trình đào tạo chúng ta sẽ có mức độ tiếp thu của đối tượng học tập khác nhau, chương trình, nội dung đào
tạo khác nhau Chính vì vậy, để việc đào tạo có hiệu quả cần phải có
giáo trình và phương pháp giảng dạy thích hợp
Đối tượng đào tạo tiếng Hàn trong bài viết này, muốn đề cập đến là đối tượng thanh niên, với tư cách là những sinh viên đại học có hiểu biết, tri thức, là người Việt Nam, sử dụng tiếng mẹ đẻ là tiếng
Việt, một ngôn ngữ có nhiều khác biệt về loại hình so với tiếng Hàn mà chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn ở phân sau
2 Mục tiêu giảng dạy tiếng Hàn và vai trò của người giảng
dạy
Với đối tượng như trên trình bày là sinh viên người Việt, mục tiêu của việc giảng dạy tiếng Hàn nhìn chung đảm bảo cho sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Hàn thành thạo Tuy nhiên, mục tiêu này được đặt ra theo hướng đào tạo trong nhà trường chứ không phải đào tạo có tính tự phát ngoài xã hội Theo đó, thời gian, điều kiện và
phương pháp đào tạo cũng sẽ có nhiều điểm khác Chẳng hạn, sinh
Trang 4viên phải được đo tạo không chỉ riêng về thuật ngữ chuyên môn cho một ngành nghề nào nhất định, cũng như đào tạo chỉ để đáp ứng được
khả năng chào hỏi giao tiếp xã giao Với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật và thơng tin tồn cầu như hiện nay, việc đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên là vô cùng đa dạng và phong phú trên nhiều lĩnh vực Tất nhiên, phải nhìn nhận rằng, đối với đối tượng sinh viên chưa từng được đến Hàn Quốc hoặc chỉ được học tập tại Hàn Quốc trong một thời gìan nhất định, lại không được học nhiều hay tiếp xúc nhiều với chữ Hán
thì việc đào tạo để có thể nói tiếng Hàn gần như người Hàn là không
có khả năng Chính vì vậy, mục tiêu đào tạo cần định ra ở đây là phải thực hiện làm sao cho đối tượng học tập đạt được năng lực nói tiếng Hàn ở một tiêu chuẩn cao theo từng mức độ, để rồi dần dần có thể sử dụng tiếng Hàn một cách thoải mái hoạt động phát ngôn của mình
song song cùng với tiếng mẹ đẻ Có thể dẫn ra vài mức độ làm mục tiêu trong quá trình đào tạo, theo báo cáo nghiên cứu tổng kết về
“Nghiên cứu cơ bản việc thực hiện chế độ kiểm định năng lực tiếng Hàn” dành cho người nước ngồi cơng bố tháng 2/1996 như sau:
a) Tiếng Hàn sơ cấp (mức độ cơ bản nhát: cấp 1 - 2) a1) Duy trì được quan hệ ứng xử cơ bản: ” - Chào hỏi
- Khi gặp khó khăn có thể yêu cầu người Hàn giúp đỡ
- Có thể xử lý được những thông tin đơn giản nhất qua điện thoại
a2) Tham gia được hoạt động kinh tế cơ bản nhất:
Trang 5- Tìm mua đồ đạc và tính toán được
- Có khả năng xử lý, trả lại hàng khi mua phải đồ kém chất lượng a3) Thích ứng được trong các tình huống tham gia giao thông cơ bản: - Hỏi được đường, không cần có người hướng dân - Có khả năng sử dụng bản đồ bằng tiếng Hàn
- Sử dụng được phương tiên giao thông công cộng, thông báo
được chỗ cần đi, và có thể đi cùng xe tắc xi được với những hành
khách khác
- Đi du lịch gần, thuê phòng nghỉ trọ a4) Có tri thức về ngôn ngữ
- Hiểu được chữ Hangul, mặc dù có thể chưa thành thạo chính
tả
- Có khả năng viết tên mình và địa chỉ liên lạc của mình bằng tiếng Hàn
- Biết cách sử dụng từ điển tiếng Hàn
a5) Sử dụng được các phương tiện công cộng cơ bản - Có khả năng xử lý yêu cầu đơn giản của người khác - Nhờ người khác giúp đỡ, sửa chữa mọi thứ
- Có đi hiệu thuốc, bệnh viện để điều trị
a6) Có khả năng tham gia hoạt động văn hoá căn bản
- Hiểu được các đề mục của báo
- Sử dụng từ điển, đọc được các truyện viết đơn giản
Trang 6b) Tiếng Hàn trung cấp
(Mức độ đúng quy cách, cấp 3-4) b1) Duy trì được quan hệ ứng xử cơ bản: - Giới thiệu được người khác
- Có thể giải thích kỷ được về gia đình, quê quán của bản thân - Có thể giải quyết được vấn đề hiểu nhầm của người khác Xử lý được cả những thông tin phức tạp qua điện thoại
- Nghe và phân tích được một cách lập luận đối với người Hàn
- Nói đùa thành thạo
b2) Tham gia được hoạt động kinh tế cơ bản: - Có khả năng đi làm, công tác
Trang 7- Dịch được thoát ý câu tiếng Hàn sang tiếng mẹ đẻ b5) Sử dụng được các phương tiện công cộng cơ bản - Có khả năng gửi đồ qua bưu điện
~Xử lý được những yêu cầu phức tạp hơn của người khác - Có khả năng làm chứng hay tố cáo khi chứng kiến một sự kiện xảy ra
- Có thể sử dụng các phương tiện công cộng và hướng dẫn cho
người không biết tiếng Hàn sử dụng
- Hiểu được các loại thông báo qua phát thanh
b6) Có khả năng tham gia hoạt động văn hoá căn bản - Tìm đọc được báo
- Có thể đọc được tác phẩm văn học truyện ngắn
- Có khả năng nghe tin thời sự từ ti vi
- Nghe hiểu được phim truyện, kịch truyền hình
- Có khả năng tham gia các cuộc thảo luận đơn giản
- Phần nào hiểu được các bài xã luận trên báo
c) Tiếng Hàn cao cấp
(Mức độ đạt tiêu chuẩn cao, cấp 5-6)
- Có khả năng tham gia các tiết giảng ở bậc đại học
Trang 8- Xem, hiểu được kịch bằng tiếng Han
- Có khả năng phiên dịch tốt
- Có khả năng giảng dạy, thuyết giáo bằng tiếng Hàn - Hiểu được phần nào tiếng địa phương
- Có khả năng tranh cãi, bàn luận cùng người Hàn
- Có khả năng hiểu và sự dụng chữ viết, lời nói tiếng Hàn một cách có học vấn
- Có khả năng phiên dịch đồng thời song song cùng phát ngôn tiếng mẹ đẻ (dịch đuổi)
- Giúp cho các tranh chấp về mặt pháp lý (như ra tòa, xét xử)
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, có thể nói, người dạy tiếng cần phải có sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của mình, cũng như phải có thay đổi về phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với yêu cầu của sinh viên, phù hợp với nhưng thay đổi của thời đại
Nói cụ thể hơn cần có sự thay đổi trong giảng dạy lấy ngữ pháp,
đọc hiểu làm chính bằng việc đặt trọng tâm vào các vấn đề hội thoại, thực hành; thay đổi từ cách dạy áp đặt máy móc, một chiều theo ý đồ của người dạy bằng phương thức cùng hợp tác với người học, hướng dẫn người học theo yêu cầu của mục tiêu và mong muốn của người học; thay đổi từ vai trò chỉ dạy về lý luận, kiện thức thành vai trò kiêm
cả việc đào tạo các kỹ năng khác cho sinh viên; thay đổi từ phương
pháp giảng dạy đơn giản thành phương pháp giảng dạy đa dạng, sử dụng từ liệu và phương tiện hiện đại, không chỉ dạy cho sinh viên tiếng Hàn mà còn dạy cho sinh viên hiểu được về văn hoá Hàn Quốc
Trang 9Đôi khi, có trường hợp việc dạy tiếng Hàn trên lớp được thực
hiện theo kiểu lấy giáo viên làm trung tâm mà đã xa rời mục tiêu giảng
dạy, xa rời với mong đợi của sinh viên, gây chán nản cho sinh viên và tất nhiên không đạt được hiệu quả của buổi học Đó là những lúc người dạy nhất thời đã vô tình quên đi mục tiêu giảng dạy, học tập và chưa nhận thức hết được vai trò của mình Để đạt được hiểu quả học tập cao của sinh viên, người dạy phải nắm được chính xác mục tiêu và nội dung giảng dạy của mình, biết được những nhu cầu của sinh viên
để chọn cho mình được một phương pháp thích hợp, gây hứng thú được cho sinh viên trong buổi học
“Cuốn thực tế của việc giáo dục tiếng Hàn cho người nước
ngoài” đề ra vai trò của người dạy tiếng Hàn như sau:
- Là người lập kế hoạch giảng dạy tiếng Hàn - Là người thực hiện kế hoạch giảng dạy tiếng Hàn - Là người giải thích các vấn đề liên quan đến Hàn ngữ học - Là người tập luyện và uốn nắn các kỹ năng cho học sinh (nghe, nói)
- Là người biên soạn các tư liệu học tập và giáo trình
- Là người đánh giá năng lực tiếng Hàn và đánh giá kết quả học tập tiếng Hàn cho học sinh
- Là người nghiên cứu ở lĩnh vực đào tạo tiếng Hàn
- Là người bàn luận được về các vấn đề có liên quan đế Hàn Quốc
- Là người hướng dân về văn hoá Hàn Quốc
Trang 10Theo đó có thể thấy yêu cầu đối với người giảng dạy tiếng Hàn
là phải có đủ tri thức và tư chất của giảng viên trong lĩnh vực đào tạo tiếng Hàn, có năng lực chỉ đạo trên lớp bao gồm cả kỹ năng giảng dạy
để có thể phát huy được tư chất và tri thức của mình
3 Những yếu tố cơ sở, cân thiết trong việc dạy tiếng Hàn Trước hết, để thực hiện được việc giảng dạy tiếng Hàn, thứ
nhất phải kể đến là sự hiểu biết của người dạy về kiến thức ngôn ngữ
học cơ sở (tuy không nhất thiết phải chuyên sâu) Khi cả người dạy và người học đều đã được trang bị các kiến thức này như một công cụ, việc giải thích và tiếp thu sẽ đạt được hiệu quả nhanh hơn, có thể phát
huy được khả năng tư duy của người học hơn Chẳng hạn khi người học nắm được những quy tắc ngữ pháp sẽ đặt câu tiếng Hàn nhanh và
đủ ý hơn so với việc học thuộc lòng các mẫu câu dập khuôn (tất nhiên khơng thể hồn tồn phủ nhận việc học thuộc lòng các mẫu câu trong quá trình học tập ở giai đoạn đầu)
Việc trang bị kiến thức ngôn ngữ để có thể giải thích được ngữ
pháp tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam là một điều đặc biệt cần thiết,
bởi như đã để cập, tiếng Hàn khác với tiếng Việt về loại hình, có
những khái niệm và hiện tượng ngữ pháp không có trong tiếng Việt Có thể nêu ra vài điểm khác biệt cơ bản như:
Tiếng Hàn có đặc trưng là chấp dính thêm các phụ tố phái sinh vào sau các căn tố để tạo nên ý nghĩa mới cho từ, chấp dính các phụ tố ngữ pháp (biến đổi dạng thức) vào sau phần thân từ để biểu hiện các
quan hệ ngữ pháp Trong khi tiếng Việt lại có đặc trưng là từ, về cơ bản
Trang 11được hình thành từ âm tiết đơn, không có sự biến đổi hình dạng của từ,
đồng thời các quan hệ ngữ pháp trong câu được thể hiện nhờ vào hư từ
hoặc vị trí mà từ được sắp đặt Theo đó, người học sẽ phải tiếp cận với những khái niệm như kết hợp chắp dính, đuôi từ, tiểu từ (hay còn gọi là trợ từ), đuôi từ liên kết, đuôi từ kết thúc Đồng thời người học cững
phải hiểu được tối thiểu những kiến thức vẻ thành phần câu, bởi trật tự sắp xếp của các thành phân bổ nghĩa và được bổ nghĩa trong tiếng Hàn khác so với tiếng Việt Đó là còn chưa kể đến phạm trù kính ngữ trong
tiếng Hàn, những khác biệt về mặt ngữ âm, từ vựng
Một yếu tố khác cũng tương đối quan trọng, cần được chú ý tới khi dạy tiếng Hàn, đó là thứ tiếng trung gian trong giờ lên lớp Bởi thứ
tiếng mà người dạy sử dụng trong buổi học để giải thích, chuyển tải
thông tin, liên kết giữa người dạy và người học sẽ khác nhau tùy theo từng đối tượng Tại Hàn Quốc, khi dạy tiếng Hàn cho người nước ngoài, thứ tiếng trung gian được sử dụng phổ biến là tiếng Anh Tuy nhiên, đối với việc giảng dạy cho đối tượng người học là tập thể những người ở các quốc gia sử dụng chung một ngôn ngữ, hoặc việc giảng dạy tiếng Hàn ở một quốc gia khác thì thứ tiếng trung gian thích hợp ' nhất có lẽ là tiếng mẹ đẻ của người học Đặc biệt là khi giảng dạy tiếng Hàn sơ cấp cho những người mới học Nếu việc vận dụng thứ
tiếng trung gian để truyền đạt nội dung giảng dạy không được linh hoạt, khó có thể mong đợi sẽ đạt được số lượng giờ học nhiều với hiệu quả tốt, thậm chí còn có thể gây tâm lý chán nản chó người học Điều
này đặt i vấn đề cho các giáo viên người Hàn tại Việt Nam là phải
Trang 12cơ bản: tiện để
b) Tiếng Hàn trung cấp
(Mức độ đúng quy cách, cấp 3-4)
b1) Duy trì được quan hệ ứng xử cơ bản: - Giới thiệu được người khác
- Có thể giải thích kỷ được về gia đình, quê quán của bản thân - Có thể giải quyết được vấn đề hiểu nhầm của người khác
Xử lý được cả những thông tin phức tạp qua điện thoại - Nghe và phân tích được một cách lập luận đối với người Hàn - Nói đùa thành thạo
b2) Tham gia được hoạt động kinh tế cơ bản: - Có khả năng đi làm, công tác
b3) Thích ứng được trong các tình huống tham gia giao thông
- Di du lịch xa được, xin ở trọ nhà dân, tự điều khiển phương đi du lịch
b4) Có tri thức về ngôn ngữ
- Có khả năng giải thích về tiếng Hàn cho những người khác
trong nước của mình °
- Hiểu được cấu trúc cơ bản của chữ Hán, không thành thạo nhưng có thể sử dụng được từ điển Hán - Hàn
nm =‡ k2
- Thành thạo khung ngữ pháp quan trọng trong tiếng Hàn - Có khả năng phiên dịch được những công việc đơn giản - Sử dụng thành thạo tục ngữ trong phát ngôn
Trang 13- Dịch được thoát ý câu tiếng Hàn sang tiếng mẹ đẻ b5) Sử dụng được các phương tiện công cộng cơ bản - Có khả năng gửi đồ qua bưu điện
z Xử lý được những yêu cầu phức tạp hơn của người khác - Có khả năng làm chứng hay tố cáo khi chứng kiến một sự kiện xảy ra
- Có thể sử dụng các phương tiện công cộng và hướng dẫn cho
người không biết tiếng Hàn sử dụng
- Hiểu được các loại thông báo qua phát thanh
bó) Có khả năng tham gia hoạt động văn hoá căn bản - Tìm đọc được báo
- Có thể đọc được tác phẩm văn học truyện ngắn - Có khả năng nghe tin thời sự từ ti vi
- Nghe hiểu được phim truyện, kịch truyền hình
- Có khả năng tham gia các cuộc thảo luận đơn giản
- Phần nào hiểu được các bài xã luận trên báo
c) Tiếng Hàn cao cấp
(Mức độ đạt tiêu chuẩn cao, cấp 5-6)
- Có khả năng tham gia các tiết giảng ở bậc đại học
Trang 14- Xem hiểu được kịch bằng tiếng Hàn - Có khả năng phiên dịch tốt
- Có khả năng giảng dạy, thuyết giáo bằng tiếng Hàn - Hiểu được phần nào tiếng địa phương
- Có khả năng tranh cãi, bàn luận cùng người Hàn
- Có khả năng hiểu và sự dụng chữ viết, lời nói tiếng Hàn một cách có học vấn
- Có khả năng phiên dịch đồng thời song song cùng phát ngôn tiếng mẹ đẻ (dịch đuổi)
- Giúp cho các tranh chấp về mặt pháp lý (như ra tòa, xét xử)
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, có thể nói, người dạy tiếng cần phải có sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của mình, cũng như phải có thay đổi về phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với
yêu cầu của sinh viên, phù hợp với nhưng thay đổi của thời đại
Nói cụ thể hơn cần có sự thay đổi trong giảng dạy lấy ngữ pháp,
đọc hiểu làm chính bằng việc đặt trọng tâm vào các vấn đề hội thoại,
thực hành; thay đổi từ cách dạy áp đặt máy móc, một chiều theo ý đồ của người dạy bằng phương thức cùng hợp tác với ngưỡÏ học, hướng
dân người học theo yêu cầu của mục tiêu và mong muốn của người
học; thay đổi từ vai trò chỉ dạy về lý luận, kiện thức thành vai trò kiêm cả việc đào tạo các kỹ năng khác cho sinh viên: thay đổi từ phương
pháp giảng dạy đơn giản thành phương pháp giảng dạy đa dạng, sử
dụng từ liệu và phương tiện hiện đại, không chỉ dạy cho sinh viên tiếng Hàn mà còn dạy cho sinh viên hiểu được về văn hoá Hàn Quốc
Trang 15Đôi khi, có trường hợp việc dạy tiếng Hàn trên lớp được thực
hiện theo kiểu lấy giáo viên làm trung tâm mà đã xa rời mục tiêu giảng dạy, xa rời với mong đợi của sinh viên, gây chán nản cho sinh viên và tất nhiên không đạt được hiệu quả của buổi học Đó là những lúc người dạy nhất thời đã vô tình quên đi mục tiêu giảng dạy, học tập và chưa nhận thức hết được vai trò của mình Để đạt được hiểu quả học tập cao của sinh viên, người dạy phải nắm được chính xác mục tiêu và nội dung giảng dạy của mình, biết được những nhu cầu của sinh viên để chọn cho mình được một phương pháp thích hợp, gây hứng thú
được cho sinh viên trong buổi học
“Cuốn thực tế của việc giáo dục tiếng Hàn cho người nước ngoài”) đề ra vai trò của người dạy tiếng Hàn như sau:
- Là người lập kế hoạch giảng dạy tiếng Hàn - Là người thực hiện kế hoạch giảng dạy tiếng Hàn - Là người giải thích các vấn đề liên quan đến Hàn ngữ học - Là người tập luyện và uốn nắn các kỹ năng cho học sinh (nghe, nói)
- Là người biên soạn các tư liệu học tập và giáo trình
- Là người đánh giá năng lực tiếng Hàn và đánh giá kết quả học tập tiếng Hàn cho học sinh
- Là người nghiên cứu ở lĩnh vực đào tạo tiếng Hàn
- Là người bàn luận được về các vấn đề có liên quan đế Hàn Quốc
- Là người hướng dân về văn hoá Hàn Quốc
Trang 16Theo đó có thể thấy yêu cầu đối với người giảng dạy tiếng Hàn là phải có đủ tri thức và tư chất của giảng viên trong lĩnh vực đào tạo
tiếng Hàn, có năng lực chỉ đạo trên lớp bao gồm cả kỹ năng giảng dạy
để có thể phát huy được tư chất và tri thức của mình
3 Những yếu tố cơ sở, cần thiết trong việc dạy tiếng Hàn Trước hết, để thực hiện được việc giảng dạy tiếng Hàn, thứ nhất phải kể đến là sự hiểu biết của người dạy về kiến thức ngôn ngữ
học cơ sở (tuy không nhất thiết phải chuyên sâu) Khi cả người dạy và người học đều đã được trang bị các kiến thức này như một công cụ,
việc giải thích và tiếp thu sẽ đạt được hiệu quả nhanh hơn, có thể phát huy được khả năng tư duy của người học hơn Chẳng hạn khi người học nắm được những quy tắc ngữ pháp sẽ đặt câu tiếng Hàn nhanh và đủ ý hơn so với việc học thuộc lòng các mẫu câu dập khuôn (tất nhiên không thể hoàn toàn phủ nhận việc học thuộc lòng các mẫu câu trong quá trình học tập ở giai đoạn đầu)
Việc trang bị kiến thức ngôn ngữ để có thể giải thích được ngữ
pháp tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam là một điều đặc biệt cần thiết,
bởi như đã đề cập, tiếng Hàn khác với tiếng Việt về đoại hình, có
những khái niệm và hiện tượng ngữ pháp không có trong tiếng Việt Có thể nêu ra vài điểm khác biệt cơ bản như:
Tiếng Hàn có đặc trưng là chấp dính thêm các phụ tố phái sinh
vào sau các căn tố để tạo nên ý nghĩa mới cho từ, chấp dính các phụ tố
ngữ pháp (biến đổi dạng thức) vào sau phần thân từ để biểu hiện các quan hệ ngữ pháp Trong khi tiếng Việt lại có đặc trưng là từ, về cơ bản
Trang 17được hình thành từ âm tiết đơn, không có sự biến đổi hình dạng của từ,
đồng thời các quan hệ ngữ pháp trong câu được thể hiện nhờ vào hư từ
hoặc vị trí mà từ được sắp đặt Theo đó, người học sẽ phải tiếp cận với những khái niệm như kết hợp chấp dính, đuôi từ, tiểu từ (hay còn gọi là trợ từ), đuôi từ liên kết, đuôi từ kết thúc Đồng thời người học cững
phải hiểu được tối thiểu những kiến thức về thành phần câu, bởi trật tự sắp xếp của các thành phân bổ nghĩa và được bổ nghĩa trong tiếng Hàn
khác so với tiếng Việt Đó là còn chưa kể đến phạm trù kính ngữ trong tiếng Hàn, những khác biệt về mặt ngữ âm, từ vựng
Một yếu tố khác cũng tương đối quan trọng, cần được chú ý tới khi dạy tiếng Hàn, đó là thứ tiếng trung gian trong giờ lên lớp Bởi thứ
tiếng mà người dạy sử dụng trong buổi học để giải thích, chuyển tải
thông tin, liên kết giữa người dạy và người học sẽ khác nhau tùy theo từng đối tượng Tại Hàn Quốc, khi dạy tiếng Hàn cho người nước ngoài, thứ tiếng trung gian được sử dụng phổ biến là tiếng Anh Tuy nhiên, đối với việc giảng dạy cho đối tượng người học là tập thể những người ở các quốc gia sử dụng chung một ngôn ngữ, hoặc việc giảng dạy tiếng Hàn ở một quốc gia khác thì thứ tiếng trung gian thích hợp ' nhất có lẽ là tiếng mẹ đẻ của người học Đặc biệt là khi giảng dạy tiếng Hàn sơ cấp cho những người mới học Nếu việc vận dụng thứ
tiếng trung gian để truyền đạt nội dung giảng dạy không được linh hoạt, khó có thể mong đợi sẽ đạt được số lượng giờ học nhiều với hiệu quả tốt, thậm chí còn có thể gây tâm lý chán nản chó người học Điều
này đặt ra vấn đề cho các giáo viên người Hàn tại Việt Nam là phải
Trang 18biết thêm ít nhất một thứ tiếng (tiếng Việt, hoặc tiếng Anh)
Cũng có người cho rằng, việc dạy tiếng Hàn đương nhiên phải được thực hiện bằng tiếng Hàn, tuy nhiên điều này chỉ có thể xảy ra khi người học đã có trình độ tiếng Hàn ở một mức độ nhất định, không
thể gò bó, gượng ép Đến giai đoạn đó, trong giờ lên lớp, thứ tiếng trung gian giữa người dạy và người học, thậm chí trong sinh hoạt giữa người học với nhau nên được hướng dần qua sử dụng bằng tiếng Hàn Bởi người dạy có bắt buộc phải sử dụng thì người học mới theo đó mà
trao đổi bằng tiếng Hàn Dần dân việc sử dụng này phải được ép buộc vào như một nguyên tắc, như vậy mới tạo được sự tự tin cho người học nói tiếng Hàn
4 Kế hoạch giảng dạy
Để người học có thể tiếp cận được tối đa đến mục tiêu học tập của mình trong một giai đoạn nhất định, việc chuẩn bị, hệ thống và tổ
chức phương án giảng dạy để đạt được hiệu quả đồng bộ trong đào tạo
tiếng Hàn là cần thiết Việc lên kế hoạch cho việc giảng dạy có thể là
giáo án cho một buổi học, có thể là kế hoạch giảng dạy cho một lớp
học, một khoá học, phù hợp với toàn thể mục tiêu chung của cơ quan đào tạo (bộ môn, khoa, trường)
Việc giảng dạy tiếng Hàn ngoài nhà trường, giảng dạy cho cá nhân một ai đó thường không có những kế hoạch như vậy Vì vậy, buổi học chỉ được thực hiện qua việc chọn một giáo trình thích hợp và người dạy cứ phỏng theo cấu trúc nội dung của giáo trình đó mà dạy người học Cũng một phần là do đào tạo tiếng Hàn trong nhà trường
Trang 19phải theo quy chuẩn của Trường hay của Bộ Giáo dục, đào tạo cho một tập thể các đối tượng có tính chất khác nhau nên để đạt được hiêu quả cao cần phải có một kế hoạch cụ thể
Để lên được kế hoạch giảng dạy cho mình, người dạy cần phải
nắm được toàn bộ kế hoạch đào tạo chung của cơ quan chủ quản, lập kế hoạch theo điều kiện, mục đích, phương châm đào tạo của cơ quan
Việc lập kế hoạch cho một khoá học hay một lớp học cũng đông thời
phải được thực hiện trên nền tảng tình trạng của đối tượng người học, mục đích học tập, trình độ tiếng Hàn vốn có, mong muốn của người học và thời gian dự định đào tạo
Một số mục cần thiết cho việc lên kế hoạch đào tạo có thể nêu ra như sau
- Định hướng được lớp học, cấp độ đào tạo, khoá đào tạo - Thời gian đào tạo và kế hoạch đào tạo
- Định được đối tượng thành viên tham gia lớp học, khoá học
- Tạo được mục tiêu đào tạo theo từng lớp, từng khoá học - Nắm được trọng tâm giảng dạy theo từng môn học
- Nắm được số ngày lên lớp và thời gian biểu của lớp học 5 Chuẩn bị cho tiết học
Việc chuẩn bị cho tiết học có thể xếp theo các công việc sau Nắm được mục đích học tập tiếng Hàn của người học, thực hiện kiểm tra trắc nghiệm để biết được trình độ tiếng Hàn thực tế của người học
Xây dựng hoặc nắm được kế hoạch đào tạo, theo đó định ra được lượng thời gian hợp lý sử dụng trong tiết học
Trang 20Chọn giáo trình hoặc biên soạn giáo trình thích hợp với mục đích
học tập của lớp học, cấp độ của người học
Riêng vấn để chọn giáo trình cũng là vấn để đang được nhiều
giảng viên Việt Nam quan tâm tới Gần đây, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều giáo trình dạy tiếng Hàn bằng tiếng Việt được dịch hoặc biên soạn bởi người giảng dạy Những giáo trình này giúp cho người
học có thể hiểu biết kỹ, sâu hơn những kiến thức tiếng Hàn Song nếu
dùng cho người mới học thì sẽ có hiệu quả hơn, còn đối với người học đã có một trình độ nhất định, những giáo trình này sẽ tạo tâm ly y lai, hạn chế khả năng tìm tòi cũng như tiếp cận thường xuyên với tiếng Hàn Những giáo trình khác bằng tiếng Hàn, được xuất bản ở Hàn Quốc lại có rất nhiều loại Hầu hết các trường đại học ở Hàn Quốc có bộ phận đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học đều có những bộ giáo trình riêng cho mình Để áp dụng loại giáo trình này vào giảng dạy cho người Việt, cần thiết phải có sự lựa chọn thích hợp nhất Cũng cần lưu ý rằng, tiến tới nên có những giáo trình tiếng Hàn được soạn ra hay biên tập bằng chính tiếng Hàn sao cho phù hợp với mục tiêu giảng dạy
và hợp mong muốn của người học s
Trên cơ sở giáo trình giảng dạy, lập giáo án cho buổi học Thực
chất là xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể theo mỗi tiết học, làm cho người học đạt được mục đích học tập của mình qua mỗi giờ học
Trong quá trình giảng dạy, người dạy cần phải chú ý tới mục đích học tập của người học, mục tiêu học tập của tiết học, hiện trạng của người học, và xem hướng giảng dạy hiện tại của mình đã thích hợp chưa
Trang 216 Phương pháp và hình thức giảng dạy
Người giảng dạy cũng phải chọn phương pháp giảng dạy có hiệu
quả một cách thích hợp với người học, mục tiêu học theo từng tình
huống Có thể liệt kê một số phương pháp dạy tiếng như sau:
Phương pháp tập đọc hiểu, dịch, tăng cường khả năng đọc hiểu
cho người học trong thời gian ngắn Giới thiệu ngữ pháp đơn giản, cho
người học hiểu được một cách hệ thống những ngữ pháp căn bản Sau đó, cho làm quen với phương pháp đọc hiểu bằng cách đưa ra các bài luyện
tập Dân dân, tuỳ theo từng mức độ, chọn tài liệu cho người học đọc Thông qua kiến thức ngữ pháp đã được học, qua sự chỉ đạo, hướng dẫn
cách đọc hiểu của người dạy, kết hợp với việc tra từ điển, giúp cho người học có thể dịch được văn bản dài Cũng chính nhờ đó, mà người học sẽ
nắm được phương thức biểu hiện của tiếng Hàn
Phương pháp hướng dẫn, làm quen với việc nói chuyện bằng
tiếng Hàn, với mục đích nâng cao năng lực hội thoại tiếng Hàn cho người học Người dạy và người học, trên lớp không sử dụng tiếng Việt
hay tiếng trung gian nào khác mà trực tiếp trao đổi bằng tiếng Hàn,
luyện tập cho người học khả năng nghe và nói Nội dung của phương pháp này chủ yếu được hình thành từ cách học từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc câu, bằng cách luyện tập lặp đi lặp lại các cấu trúc câu, tạo thói quen sử dụng tiếng Hàn cho người học
Phương pháp luyện tập hội thoại, khác với phương pháp tập nói ở trên, không phải là phương pháp nói một cách thụ động quanh những cấu trúc câu cơ bản Phương pháp luyện tập hội thoại yêu cầu người
Trang 22học phải sử dụng tất cả kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, phát âm của
mình để vận dụng trong những tình huống đối thoại cụ thể Phương
pháp này nếu được thực hiện sẽ tăng cường khả năng phát ngôn của người học một cách chủ động có tính sáng tạo Thực tế cho thấy, việc luyện tập hội thoại trên lớp ít nhiều còn hạn chế về tính hiện thực, về mặt thời gian Do đó, người dạy cần phải hướng dẫn cho người học
những kỹ năng hội thoại để sau này có thể tiếp cận được, làm quen được với việc hội thoại ngoài giờ lên lớp
Phương pháp tập lĩnh hội, chú trọng vào việc nghe hiểu, đọc hiểu cũng là một phương pháp quan trọng Việc luyện tập biểu hiện phát ngôn tiếng Hàn theo các phương pháp tập nói và hội thoại phải được thực hiện khi người học đã có đủ năng lực nghe hiểu và đọc hiểu Nếu giảng dạy theo phương pháp hội thoại một cách gượng ép cho người học ngay từ đầu, sẽ tạo tâm lý khó khăn, sợ hãi cho người học, làm cho người học mất hứng thú, mất đi mục đích học tập ban đầu của mình Cần phải luyện tập cho người học có mức độ nghe hiểu cho đến khi có thể tự hội thoại được
Để đạt được mục tiêu giảng dạy, bên cạnh phương pháp giảng
dạy, việc chọn lựa ra được hình thức giảng dạy cho thích hợp, gây được hứng thú cho người học, làm cho người học tham gia buổi học một cách tích cực cũng là điều cần phải suy nghĩ
Có một số hình thức giảng dạy thường gặp như:
- Hình thức người dạy giảng giải, hình thức người học luyện tập lặp lại theo người dạy
Trang 23- Hình thức đối thoại, ứng đáp giữa người dạy và người học
- Hình thức hướng dẫn hoạt động, kiểm tra phân theo nhóm
- Hình thức cho người học, đối thoại với nhau, hai người một - Hình thức thảo luận tự do, hình thức phân vai trò, trách nhiệm
cho mỗi thành viên người học
~ Hình thức cho một người trình bày, phát biểu sau đó thảo luận, đối thoại
- Hình thức học tập cho từng cá nhân người học, theo kiểu đọc
hiểu
- Hình thức tập nghe, qua việc cho người học xem phim, nghe radiô, ghi âm tiếng Hàn
- Hình thức kiểm tra viết, qua các bài kiểm tra đặt câu hỏi, yêu cầu đánh giá vấn đề
Vấn đề là người dạy phải chọn ra được hình thức thích hợp cho mỗi giờ dạy, thích hợp với đối tượng người học và trình độ của người học
Trên đây là một số ý kiến khái quát nêu lên về một số vấn đề thiết nghĩ cần phải chú ý tới trong việc giảng dạy tiếng Hàn Với mong muốn việc đào tạo tiếng Hàn sẽ có nhiều cải cách, đạt được những bước tiến mới trong tương lai, chúng tôi đã trình bày dưới hình thức nêu lên một số vấn đề tiêu biểu đang đặt ra trong quá trình giảng dạy Hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để bài viết được hoàn