1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Việt Nam trong mắt người Hàn Quốc

10 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

G KY YEU NANG HANG THANG 11 2011 giang van10NAM DAO TAO VA NGHIEN CUU HAN QUOC TAI VIET NAM10NAM DAO TAO VA NGHIEN CUU HAN QUOC TAI VIET NAM pdf

Trang 1

VIET NAM TRONG MAT NGUOI HAN QUOC V6 Thi Thu Nguyét

Khoa Đông phương học

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc Gia Hà Nội

Có lẽ một trong những động cơ thúc đẩy tôi cầm bút viết bài này là sự yêu thích phim Hàn Quốc, cộng với chút tò mò tìm hiểu xem Hàn Quốc ngày nay khác với Hàn Quốc khi tham chiến ở Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ XX như thế nào

Những định kiến của tôi có lẽ không khác lắm so với

những định kiến của Park Kwang Soo, Phó đoàn Đại biểu Giao lưu Thanh Thiếu niên giữa hai Chính phủ Hàn Quốc - Việt Nam năm 2000

Sau khi đọc xong cuốn sách tổng kết cuộc giao lưu trên tôi lại thấy mình muốn làm một việc có vẻ như ngược lại với ý

định ban đầu, đó là : Tìm hiểu xem người Hàn Quốc - đặc biệt

là Thanh niên - Sinh viên Hàn Quốc những năm đầu thiên niên kỷ mới nhìn nhận về đất nước và con người Việt Nam chúng ta

như thế nào Qua đó hiểu ra chút ít về điểu gì mà người Hàn Quốc tại Việt Nam có ấn tượng nhất hay quan tâm chú trọng nhất về con người và đất nước ta Vấn đẻ thì rộng, nhưng trong

phạm vi của bài viết nhỏ này tôi chỉ xin đề cập đến một vài nét

Trang 2

1 Khi hau va canh thién thién

Đặt chân đến Việt Nam vào chiều muộn ngày 26/9/2000, Lee Woo Park, khoa Văn, Trường Đại học Kwon Dong đã nhận

xét rằng: Trời nóng như nung cả sắt, mồ hôi ẩm ướt khắp

người “Cuối cùng tôi đã đến Việt Nam không khí nóng ẩm thấm vào người từ gót chân ” hay “Ban đâu vì thời tiết rất nóng nên rất mệt mỏi, mồ hôi ra nhiều ” rồi “những trận mưa suốt 2, 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày cũng quả là kỳ lạ Qủa là một đất

nước lắm nước Đâu đâu tôi cũng có thể nhìn thấy sông hồ, thật

là khó khi tìm một cái hồ cạn nước nơi đây ” ©

Thế là các bạn đã trải nghiệm cái tiết trời “Nắng tháng tám rám trái bưởi rồi” (Tháng 8 âm lịch bằng tháng chín dương lịch ở ta)

Bạn đến Hà Nội Việt Nam vào mùa thu, song chưa gặp được tiết heo may se lạnh, thú vị khôn tả, mà đã phải chịu cái nắng đến vỏ bưởi cũng phải rám nâu đi Tuy nhiên nếu nán thêm chút ít, bạn sẽ được nếm những tép bưởi dôn dốt chua, hay múi hồng sân sật ngọt mát, hay dúm cốm xanh non mướt dịu thơm

Khu Min Young, Khoa Hành chính trường Đại học Sung Kyun Kwan đã nhớ lại những gì được học trong giờ địa lý như sau :

“Khí hậu Việt Nam giống như khí hậu nước ta bao gồm cả khí hậu ôn đới, nhiệt đới, hàn đới và cận nhiệt đới ” Yếu tố

Trang 3

khí hậu khá giống nhau của hai nước có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những nét tương đồng về văn hoá, tính cách con người, về một số phong tục tập quán

Những hồ nước thiên nhiên đẹp xinh, thơ mộng, đồng thời

là những “lá phổi nhỏ”, là những nơi trữ nước mưa, nước thoát

cho thành phố Hà Nội, rồi hình ảnh dòng Hồng Hà đỏ nặng phù sa hay dòng Mekong uốn lượn, hùng vĩ và hiền hoà đã khắc sâu vào tâm trí các bạn Hàn Quốc trong lần đến thăm Việt Nam này Tôi lại nhớ đến hình ảnh dòng sông Hàn trên phim Hàn Quốc Dịng sơng Hàn ngồi tác dụng thực tiễn về giao thông, thuỷ lợi, tô đẹp thêm cảnh quan của thành phố Seun, thì nó còn là nơi chứng kiến những cặp uyên ương gặp gỡ trò chuyện, là nơi để những người có những tâm sự buồn rầu, đau khổ, lo lắng,

thậm chí tuyệt vọng tìm đến để có được sự thanh thản của tâm

hồn, để cởi bỏ những khúc mắc và trút vợi bớt những bứt rứt,

buồn lo

2 Giao thông

Trang 4

Nam còn khá là lạc hậu Luật giao thông còn chưa nghiêm lắm thì phải

Như tôi được biết, ấn tượng về giao thông ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng quả là rất mạnh mẽ và đặc biệt đối với người nước ngoài, nhất là công dân của những đất nước có hệ thống giao thông hiện đại, trật tự và qui củ Song người Hàn Quốc nhìn dòng giao thông này với

con mắt thông cảm và cảm mến

Ắ “Dòng xe cộ đông đúc trên đường phố Hà Nội Quả là một cảnh tượng vô cùng tráng lệ Nếu gọi Trung Quốc là nền văn hoá xe đạp thì phải nói rằng Việt Nam chính là văn hoá xe gắn máy Chiêm ngưỡng cảnh tượng đó mới thấy được cuộc sống nơi đây không chỉ êm đềm mà còn hết sức sôi động

Yim Chan Jung, Khoa Vật liệu học, Trường Đại học Yonsei và các bạn Hàn Quốc không giấu nổi niềm tự hào khi thấy khá nhiều những chiếc xe sản xuất từ Hàn Quốc giữa dòng xe khách không mấy đông đúc nơi đây

Trang 5

đang lạc trên chiếc xích lô giữa đường phố nhộn nhịp của Việt Nam Chiếc xích lô phóng bạt mạng trên đường phố tưởng chừng chúng tôi là lá chắn, nhưng không có một chút ác ý chỉ

có bác xích lô với đôi mắt lim dim ”

Park Eun Mi, Khoa Kinh doanh Trường Đại học Sunchn thì tâm sự : Chuẩn bị lên đường sang Việt Nam cô có ý muốn

được thử leo lên chiếc xích lô dù chỉ một lần Khi ở Hà Nội hễ lúc nào có ít phút rảnh rang cô lại làm chuyến du ngoạn bằng xích lô Ban đầu là cảm giác ngài ngại, sờ sợ khi thấy đằng trước, đằng sau, bên phải, bên trái là xe cộ chằng chịt, còn xích lô lại cứ nghênh ngang giữa phố phường thật là một cảm giác phiêu lưu kỳ thú cho cô với chiếc xích lô - một phương tiện giao

thông mà giờ đây đã vắng bóng nhiều trên các đường phố Sự tấp nập nhộn nhịp của xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô, người đi bộ, người gồng gánh đã gây ấn tượng rất tốt đẹp cho người Hàn Quốc về đất nước và con người Việt Nam Trưởng

Đoàn Giao lưu Park Yong Ho, Phòng Hỗ trợ Thanh thiếu niên,

Trang 6

Việt Nam và Hàn Quốc trở nên thật gần gũi, thật than thiết trên những nét tương đồng về lịch sử và văn hoá

3 Văn hoá ẩm thực

Lee Sun Bae, Choi Sun Young, Jeon Hye Jin, Kim Ju Seong cùng nhắc đến “Văn hoá Gạo” và đưa ra kết luận : “Có

thể coi gạo là một mã số để hiểu được một phần đời sống sinh

hoạt của người dân đất nước Việt Nam”

Người Việt và người Hàn đều có cách nói dùng bữa (tất cả các bữa chính trong ngày) là ăn cơm Nếu chúng ta coi lúa gạo là những “hạt ngọc hạt vàng” thì Hàn Quốc cũng yêu quí lúa gạo nhiều như thế Người Hàn Quốc coi “cơm là thuốc bổ” Họ tự hào với truyền thống cấy trồng lúa nước có cội rễ từ những ngày đầu vào khoảng thế kỷ XXI Trước công nguyên ở Kimpo, Dong Chun hay lang Klsan huyén Ko Yang

Cơm Việt Nam cũng như cơm Hàn Quốc được nấu theo một phương pháp thật đơn giản mà giữ được nguyên hương vị đặc biệt của từng loại gạo Khi xới ra, hương cơm toả khắp nhà thật hấp dẫn, ấm cúng, ăn với cá, rau, thịt, thậm chí chỉ mắm, muối vừng đều rất ngon

Nếu Hàn Quốc được gọi là đất nước được tiếp thu nền văn hoá gạo thì Việt Nam còn được gọi là đất nước khởi nguồn của nền văn hố gạo

Ngồi cơm, người Hàn Quốc còn rất ưa thích phở, bún, các loại bánh làm từ gạo của Việt Nam như bánh cuốn, bánh

Trang 7

chưng Họ cũng đã dùng thử cơm bình dân và thấy quả là

thuận lợi, bổ dưỡng cho những người dân thường trong những ngày làm việc bận rộn

Rau muống, rau thơm và món lẩu Việt Nam cũng rất hấp dẫn người Hàn Quốc, thích hợp với những ngày thu se lạnh hay những chiều đông giá buốt

Yang Hyun thì nhắc mãi hương vị bánh mì Việt Nam Bánh mì Việt Nam làm theo kiểu Pháp : ngon và rẻ nữa Một chiếc bánh mì nướng ngon lành cũng chỉ khoảng 2000 đồng Việt Nam (tương đương

200 won) và chỉ bằng khoảng 1/10 giá bánh mì Hàn Quốc Trở về Hàn

Quốc “tôi vẫn còn như đang ngửi thấy hương vị bánh mì Việt Nam và thấy cả vẻ đẹp quyến rũ của tà áo dài Việt Nam như còn đang hiển hiện”

4 Tà áo dài truyền thống

Nếu các bạn Hàn Quốc biết bài hát của Từ Huy “Tà áo quê hương” thì các bạn sẽ hiểu rằng chúng tôi - chính những người Việt Nam cũng ngưỡng mộ tà áo dài truyền thống đến thế nào Vẻ kín đáo, dịu dàng mà vẫn phô được những đường cong uyén chuyển, nét đẹp thướt tha, mềm mại của các 2 gái Việt Nam và cả các cô gái nước ngoài khi ướm thử Với 14 chỉ số của cơ thể làm số may đo áo dài truyền thống Việt Nam khác áo dài

Hàn Quốc ở những đường che khuất và đường nổi bật Park

Yong Ho đã đại diện cho đoàn Hàn Quốc và nhiều khách nước

Trang 8

ngắm nhìn những tà áo dài tha thướt trên các đường phố, trong

các công sở v.v, cả chúng tôi cũng có cảm tưởng tốt đẹp như vậy khi xem các bạn mặc bộ áo Hanbok truyền thống trang nhã và múa điệu Samulnori

5 Và cuối cùng : ấn tượng sâu sắc nhất về Việt Nam là

lòng tôn kính, kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam đối với

chủ tịch Hồ Chí Minh Dù chỉ có ít ngày ngắn ngủi trên đất

nước Việt Nam, người Hàn Quốc đã cảm nhận được sự vĩ đại của Bác Hồ Họ đã thấy người Việt Nam ghi tạc công lao to lớn của vị cha già dân tộc - biểu tượng của đất nước Việt Nam, biểu

tượng của sự đoàn kết các dân tộc

“Người Việt Nam tôn sùng Hồ Chí Minh” Người đã hy sinh cả cuộc đời vì độc lập và thống nhất dân tộc Để đạt được ước nguyện suốt đời vì nước, vì dân Người đã quên đi cuộc sống riêng tư, không lập gia đình, sống giản dị

Hồ Chủ Tịch như vẫn đang cùng nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước Người là tấm gương trong sáng và thành công của sự phấn đấu không mệt mỏi cho công cuộc thống nhất hai nửa Nam, Bắc Việt Nam

Cũng như các bạn Hàn Quốc chúng ta đang chăm chút dõi theo tiến trình thống nhất của hai miền Korea và mong chờ kết quả tốt đẹp sẽ đến trong một ngày gần đây.Tôi xin mượn lời của Kim Yu Song,

Khoa Đóng tàu, trường Đại học Hàng Hải Mokpo để kết thúc bài viết

Trang 9

này “Nơi đây không có nền văn minh của các nước châu Âu, cũng

không có thiên nhiên hùng vĩ như các nước châu Phi, không có nền

văn minh cổ đại rực rỡ của châu Mỹ, cũng không phải là nơi thánh địa linh thiêng nhưng đây quả là một đất nước có một sức hấp dẫn kỳ diệu ” cùng lời tâm sự chân thành của Lee Hyun Ha, Khoa Môi

trường - Đại học Pu Kyung : “Đặc biệt hàng hố ở Việt Nam vơ cùng

phong phú, chúng tôi rất lấy làm tự hào khi nhãn mác hàng hoá Hàn Quốc rất được ưa chuộng ở đây Có lẽ chỉ khi ra nước ngoài chúng ta mới trở thành người yêu nước”

Đến thăm một đất nước, được học hỏi thêm về nền văn hoá của đất nước đó là một điều hết sức quý báu, song điều quan trọng hơn là nó giúp cho việc mở rộng mối quan hệ giữa

con người với con người

Trang 10

Chú thích

® Jang Hye Joe, Khoa xã hội, trường Đại học Nữ Duk Sung ®) Lze Sun Bae, Khoa Tiếng Pháp, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc

Tài liêu tham khảo

1 Giao lưu Thanh - Thiếu niên giữa hai Chính phủ Hàn Quốc - Việt Nam năm 2000- Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội 2001

2 Hàn Quốc - Đất nước - con người

3 Hàn Quốc - Lịch sử và văn hoá - Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia, Hà Nội 1996

4 Nhân cách văn hoá trong bảng giá trị Việt Nam, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội 1991

Ngày đăng: 31/05/2022, 05:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN