KHOA HOC PHAT TRIEN: LY LUAN VA THUC TIEN 6 VIET NAM
TU DUY LY LUAN VE KHOA HOC PHAT TRIEN
GS.TS Tran Ngoc Hién
Liên hiệp Các Hội Khoa học va Ky thuật Việt Nam
Bước vào thế kỷ XXI, vấn để phát triển được đặt ra từ nhiều góc độ: chậm phát triển, đang phát triển và phát triển với những tiêu chí khác nhau Về phương thức phát
triển lại có: phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu; phát triển phiến diện chạy theo lợi nhuận của
chủ đầu tư và phát triển bền vững bao gồm tăng trưởng
kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường Đó là những quan niệm phát triển chỉ phản ánh trình
độ hay phương thức mà thôi Thực tiễn thế giới biến đổi nhanh đang đòi hỏi nhận thức về Phát triển với tính chất
là một khoa học, làm cơ sở lý luận - thực tiễn cho việc
soạn thảo chiến lược phát triển quốc gia và đào tạo nguồn
nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển ở giai đoạn mới
Đòi hỏi ấy phát sinh từ hai mặt của đời sống: Một là, những khuynh hướng phát triển phiến diện đã và đang tạo ra những nghịch lý và mâu thuẫn gay gắt về xã hội và môi trường, gây ra những biến động lớn trong quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên Hai là, những điều kiện, tiền để mới, hình thành xu hướng phát
triển bền vững đang làm thay đổi nhận thức về Phát triển
Thực tiễn hai mặt nói trên đặt ra vấn để phải nhận thức phát triển với tính chất là một khoa học
Trang 2Tran Ngoc Hién Tu duu lú luận uề Khoa học phát triển
4 LÀM THÊ NÀO ĐỂ NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN
LA MOT KHOA HOC?
Cũng như mọi khoa học khác, Khoa học phát triển phải được thể hiện ở những quy luật hay tính quy luật, nguyên lý đang tác động trong đời sống xã hội và được khái quát thành lý luận phát triển Một khoa học như vậy hoàn toàn _
khác với những lập luận tư biện chủ quan, hay sao chép từ các văn bản Ngoài ra, sự ra đời một sáng tạo khoa học đều
có nguồn gốc từ điều kiện lịch sử, giai đoạn lịch sử nhất định, không thể sớm hơn Tôi cảm nhận rằng: hiện nay, những điều kiện, tiền để cho việc xây dựng một Khoa học phát triển đã có, và đang chờ đợi những năng lực sáng tạo
khoa học để khái quát những thực tiễn ấy Ở đây cần đến
phương pháp luận của Mác: “Khi lịch sử đặt ra oấn đề gì thì
nó cũng chuẩn bị những khả năng để giải quyết uấn đề ay” Sự nghiệp xây dựng bộ môn Khoa học phát triển chung
quy là ở: Nhận rõ vấn đề Phát triển mà lịch sử đặt ra và
phát hiện những khả năng giải quyết những vấn đề ấy 2 BƯỚC ĐẦU TÌM TÒI NHỮNG VÂN ĐỀ LÝ LUẬN
PHÁT TRIỂN
Nhờ các công trình nghiên cứu những biến đổi trên các lĩnh vực trong mấy thập kỷ vừa qua, chúng ta có thể nhìn lại những chuyển đổi có tính chất bước ngoặt của quá trình lịch sử Trong đó, dễ thấy hơn cả là lịch sử xã hội phương Tây từ khi phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị _ trường Tôi muốn nhấn mạnh rằng: chỉ trong tiến trình lịch sử phát triển kinh tế thị trường mới xuất hiện những chuyển đổi có tính chất chu kỳ, thể hiện rõ những quy luật của phát triển Hơn nữa, hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên trong kinh tế thị trường là hình thái tư bản chủ
Trang 3
Tran Ngoc Hién Tu duy Ig ludn vé Khoa hoc phat trién
nghĩa Đó là động lực của phát triển đồng thời cũng là
giới hạn của phát triển trong giai đoạn ấy
Vì vậy, khái quát những chuyển biến bước ngoặt trong
tiến trình ra đời, trưởng thành của kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản có thể rút ra những quy luật hay tính quy luật phát triển sau đây của Khoa học phát triển
Thứ nhất, phát triển là kết quả của sự vận động tương
tác giữa mặt lỗi thời và mặt tiến bộ trong đời sống xã hội Theo P.F.Drucker, trong lịch sử phương Tây, cứ khoảng vài trăm năm một lần lại xuất hiện một sự chuyển đổi có tính chất bước ngoặt Đây là kết quả vận động của mâu
thuẫn giữa hệ thống cũ đã lỗi thời và những tiền để của
một hệ thống mới đang phát sinh và lớn mạnh Từ góc
nhìn triết học, phát triển là kết quả của cuộc đấu tranh
giữa hai mặt đối lập, kể từ khi hệ thống cũ phát triển tới giới hạn của nó
Trong lịch sử phương Tây, sự chuyển đổi như vậy lần
đầu tiên đã diễn ra vào thế kỷ XIH Hai trăm năm sau,
một sự chuyển đổi tiếp theo lại xuất hiện vào khoảng năm
1455 và kéo dài trong 60 năm Đây là thời gian phát triển mạnh mẽ phong trào Phục hưng Sự chuyển đổi thứ ba
vào nửa sau thế kỷ XVIII với cuộc cách mạng công nghiệp, xác lập chủ nghĩa tư bản Đây là những năm hình thành
nền văn minh mới của châu Âu Vào cuối thế ky XX, bude
vào thế kỷ XXI, theo chu kỳ khoảng hai trăm năm thì hiện nay chúng ta đang sống trong sự chuyển đổi thứ tư, nhưng không dừng ở phạm vi Âu Mỹ như các lần chuyển đổi trước, mà lan rộng ra phạm vi toàn cầu Những biến đổi sâu rộng trên khắp thế giới với nhiều nghịch lý đang diễn
Ì Peter F.Drucker, Xã hội hậu tư bản, xuất bản lần đầu ở Anh năm 1993, dịch sang
tiếng Việt năm 1995 của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
IVIDES, 2008 | 3
Trang 4Tran Ngọc Hiên Tư duu lú luận uề Khoa học phát triển
Ta, đem lại cho những thế hệ lớn lên trong mấy thập ky đầu thế kỷ XXI cơ hội chứng kiến những diễn biến mới chưa từng có của sự phát triển với quy mô và chất lượng khác hẳn những lần chuyển đổi trước
Thứ hai, phát triển là kết quả của quá trình chuyển biến từ sự tăng trưởng về số lượng lên chất lượng mới của đời sống xã hội
Lịch sử của các cuộc chuyến đổi cho thấy tác động của quy luật này
Bước chuyển đổi vào thế kỷ XII trở đi đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế hàng hoá với các tuyến thương mại đường dài; sự phát triển về xã hội với sự ra đời các phường hội như là các nhóm xã hội mới và đi liền với nó là sự hình thành khu vực đô thị của những người tiểu tư
sản Sự phát triển về văn hoá với sự ra đời một kiểu kiến
trúc mới - kiến trúc Gô-tích, sự hình thành các trường học lớn ở đô thị, thay thế cho các tu viện ở thôn quê, sự chuyển đổi từ ngôn ngữ Latinh sang ngôn ngữ bản xứ
Bước chuyến đổi vào cuối thế kỷ XV sang thế kỷ XVI
với những phát minh về công nghệ in và phong trào cải cách tôn giáo của Martin Luther hình thành giáo hội Tin lành năm 1517, cùng với sự phát hiện ra châu Mỹ đã thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế hàng hoá, gắn liền với việc sử dụng rộng rãi chữ số Arap ở phương Tây Những thay đổi về _ chất này không những làm cho xã hội thời kỳ này khác
với xã hội trước kia, mà còn tạo ra những tiền đề cho bước
chuyển đổi cao hơn
Bước chuyển đổi vào cuối thế ky XVIII kéo dai trong 40 năm đã xuất hiện nhiều sự kiện lớn đánh dấu một bước ngoặt của đời sống xã hội Năm 1776 là năm mở đầu với
nhiều sự kiện lớn như: năm diễn ra cuộc cách mạng Mỹ;
Trang 5Trần Ngọc Hiên Tư duu lú luận vé Khoa học phát triển
năm phát minh ra động cơ hoi nudc cua James Watt; nam
ra đời cuốn "Của cải của các dân tdc" (Wealth of Nations) của A.Smith Năm 1809, trường đại học hiện đại đầu tiên ra đời (Đại học Berlin) và nền giáo dục phổ thông bắt đầu Tất cả những cái mới đó là những yếu tố thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp, xác lập cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản là nền kinh tế thị trường hiện đại
Sự ra đời và phát triển đỉnh cao của chủ nghĩa tư bản như ngày nay phản ánh sự vận động tương tác giữa hai mặt của mâu thuẫn Đó là sự vận động tương tác giữa tính chất xã hội của lực lượng sản xuất với tính chất tư nhân
của chiếm hữu Và chính sự vận động tương tác này đã
làm thay đổi tính chất phát triển của chủ nghĩa tư bản, tử
phát triển về số lượng lên phát triển về chất lượng qua các giai đoạn Tuy vậy, nếu nhìn suốt 300 năm phát triển của chủ nghĩa tư bản, thì cái mốc tiêu biểu cho sự phát triển về chất lượng cao thể hiện ở bước hình thành nền kinh tế tri thức
Bước chuyển đổi từ cuối thé ky XVIII - XIX được C.Mác khái quát trong các tác phẩm chủ yếu về triết học
và kinh tế chính trị học Mắc quan niệm sự phát triển qua
các giai đoạn của chủ nghĩa tư bản là một quá trình lịch sử - tự nhiên | |
Người nắm bắt đúng quan niệm phát triển này của Mác chính là Lênin Ông cho rằng: "Tất cả lý luận của Mác
là một sự ứng dụng học thuyết về sự phát triển vào chủ nghĩa tư bản hiện đại"®,
Thứ ba, cơ sở thực tiễn của Khoa học phát triển: Kinh tế tri thức và xã hội theo hướng nhân văn
F V.I.Lênin, Toàn tập, t.33, NXB Tiến bộ, M, 1976, tr.104
IVIDES, 2008 | 5
Trang 6Tran Ngoc Hién Tu duy ly luan vé Khoa hoc phat trién
Mọi khoa học đều bắt nguồn từ điều kiện kinh tế, xã hội nhất định Phạm trù phát triển chỉ thực sự trở thành một khoa học khi những cơ sở thực tiễn về kinh tế và xã hội tương ứng đã hình thành Từ cuối thế kỷ XX trở đi, những cơ sở kinh tế và xã hội như vậy đã ra đời và lớn mạnh dần Đó là sự hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội tương ứng, mặc dù hiện còn đang quá độ vận động trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản Trong thời gian trước mắt, Khoa học phát triển sẽ từng bước hiện rõ trong sự
xung đột giữa cơ sở kinh tế - xã hội tri thức với thể chế
của chủ nghĩa tư bản Ngay từ năm 1993, P.F.Drucker đã nhận thấy một chiều hướng mới là "Các nước phát triển đang chuyển ra khỏi bất kỳ những gì mà có thể được gọi là "chủ nghĩa tư bản", Sự xuất hiện các giới hạn không thể vượt qua của chủ nghĩa tư bản về kinh tế, xã hội, môi trường, đồng thời với sự ra đời những cơ sở kinh tế, xã hội thuộc về kinh tế tri thức là những điều kiện thực tiễn hình thành và nuôi dưỡng một nội hàm mới của phát triển với tính chất là một khoa học - Khoa học phát triển
Cũng cần lưu ý rằng: kinh tế tri thức không chỉ có ưu thế về mặt kinh tế và xã hội so với kinh tế công nghiệp, mà còn quan trọng hơn là ưu thế về văn hoá Nó đòi hỏi
và đặt cơ sở cho sự phát triển tự do và toàn dién cua
mỗi người như là điều kiện cho sự hình thành một xã hội nhân văn
_Những người đi đầu có tư duy về Khoa học phát triển
là C.Mác (thế kỷ XIX) và A.Einstein (thế ky XX) Trong cac
tác phẩm của mình, Mác đã dự báo "khoa học trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp", dự báo "sau này khoa học tự nhiên và khoa học xã hội sẽ thâm nhập vào nhau Đó sẽ là
‘ Peter F Drucker, Xã hội hậu tư bản, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,
1395, tr.9
Trang 7
Trần Ngọc Hiên Tư duụ lú luận vé Khoa hoc phat trién
-_ một khoa học - khoa học về con người” Từ những dự báo "khoa học đó, Mác đi đến dự báo xã hội tương lai la “Xa hội mà sự phát triển tự do, toàn điện của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển của mọi người”
A Einstein trong tac phẩm “Thế giới như tôi thấu” đã nêu
rõ: “Chỉ cá thể đơn lễ mới có thể tự duy va qua đó, tạo ra những giá trị mới cho xã hội Nếu không có những cá thể sáng
tao, suy nghi va phán xét độc lập thì sự phát triển lên cao của
xã hội là khó tưởng tượng; cũng như uậy, một cá thể đơn lẻ sẽ không thể phát triển nếu thiếu mảnh đất dinh dưỡng của cộng
đồng 8), Cảm nhận được xu hướng mới của phát triển, nên
từ thập kỷ 90 Liên Hiệp Quốc đã vận động thực tiễn "Thập kỷ văn hoa"
Xét về ban chất và xu hướng phát triển của kinh tế tri
thức cũng như thực tiễn đang diễn ra thì kinh tế tri thức không phải là cơ sở của nền thống trị của số ít đối với số
đông, của chủ nghĩa bá quyển nước này đối với nước khác Chính từ quan niệm đúng về Phát triển mà các nhà
bác học vĩ đại như Mác, Einstein, ông bà Giôriô Quyri đã chống lại bất công và chiến tranh, bảo vệ hoà bình Bản thân Einstein từng ký bản kêu gọi chống chiến tranh thế
giới lần thứ nhất và không ngừng hoạt động chống vũ khí
hạt nhân cho đến cuối đời
Cũng không ngẫu nhiên, có nhiều công trình nghiên cứu
về nước Mỹ?” đã đi đến kết luận về sự đi xuống của nước
Mỹ - một nước có nền kinh tế tri thức phát triển cao nhất nhưng đi theo hướng chủ nghĩa bá quyền Các nhà khoa học
ỉ A.Einstein, Thế giới như tôi thấy, NXB Trí thức, 2005, tr.24
Ï Một số công trình tiêu biểu: Chuẩn bị cho thế kỷ XXI của Paul Kennedy; Xã hội hậu tư bản của P.F.Drucker; Viễn cảnh nước Mỹ trong thiên niên kỷ mới của Marrianne; Tham vọng bá quyền của Noam Chomsky; Ngồi vịng kiểm sốt của Z.Brezezinski; Tạo dựng một nền văn minh mdi cla Alvin Toffler va Heidi Toffler
Trang 8Trần Ngọc Hiên Tu duy lg luan vé Khoa học phát triển
và một số nhà quản lý không những coi kỷ nguyên đơn cực - đang mất đi mà còn đi đến nhận thức về kỷ nguyên thống
trị của chủ nghĩa bá quyền Mỹ đang chấm dứt
Đặc điểm mới của lần chuyển đổi này là cơ sở kinh tế và xã hội của Phát triển đã hình thành và lan rộng trong làn sóng tồn cầu hố Do đó, sự chuyển đổi có phạm vi toàn cầu, khác với các lần chuyển đổi trước chỉ ở phạm vi dân tộc
và khu vực Các quy luật của Khoa học phát triển sẽ tác
động ngày càng mạnh mẽ trong làn sóng chuyển đổi này
Nhìn tổng quát, Khoa học phát triển là khoa học về sự phát triển tự do, toàn diện của cá nhân và xã hội dựa trên
sự đổi mới không ngừng mối quan hệ kép - quan hệ giữa con người với con người và quan hệ giữa con người với tự nhiên Sự đổi mới này dựa trên xu hướng hội tụ, thâm
nhập vào nhau giữa khoa học tự nhiên với khoa học xã hội
Một nét đáng chú ý là: cơ sở thực tiễn về kinh tế và xã hội của Khoa học phát triển đã hình thành và đang lớn mạnh đã đặt ra một vấn đề lớn: các ngành khoa học, nhất
là khoa học xã hội - nhân văn có cơ hội nhìn lại mình,
hoàn thiện mình ngang tầm với đòi hỏi của sự phát triển vì con người Về khách quan, đó là kết quả của sự tác động của Khoa học phát triển trong đời sống nhân loại
+ + *
Trên đây là mấy suy nghĩ bước đầu về Khoa học phát
triển Mục tiêu của chúng ta là từ xu hướng phát triển chung của nhân loại trong thời đại hiện nay, cần đi đến
nghiên cứu những vấn đề lý luận phát triển của Việt Nam,
góp phần vào xây dựng chiến lược phát triển trong những thập kỷ tới mà Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển phải là một địa chỉ tin cậy