1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những đặc điểm của công tác xã hội ở châu Âu và ảnh hưởng của nó đối với công tác xã hội của Việt Na...

10 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 480,61 KB

Nội dung

Full page fax print

Trang 1

NHỮNG DAC ĐIỂM CHỦ YẾU CUA CONG TAC XA HO! | Ứ CHAU AU VÀ ANH HUONG CUA NO DOI VOI CONG TÁC XÃ HOI 0 VIET NAM

Nguyễn Hữu Quân" Đên cạnh những thành tựu trong quá trình hình thành và phát triển công tác xã hội (CTXH) của mình, CTXH tại nhiều nước châu Âu hiện nay đang ở trong giai đoạn khó khăn đối mặt với

nhiều thách thức không nhỏ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều

_ này là trong bối cảnh lịch sử xã hội hiện thời, nước Đức cũng như các hệ thông công tác xã hội của các quốc gia này không thành, công trong việc kết nối các thành quả của họ Giải pháp cho vấn

để này không thể có được thông qua việc quay trở về với những

hệ thống trợ giúp xã hội trước đây, và đặc biệt không thể bằng cách rút từ quan điểm về tính nhân đạo, phúc lợi xã hội được dựa trên nên tảng của lòng từ thiện Thay vào đó, các giải pháp có thể được xây dựng bằng các việc chuyên nghiệp hóa, phát triển học thuật và từ đó mở rộng triển vọng của CTXH cho các nước châu Âu Từ đó đưa ra dự báo có tính khái quát cao và sự thảo luận về những nhận định, các mô thức lý thuyết và thực hành diễn ra để

đạt được sự phát triển trên diện rộng tại châu Âu Việc nghiên

cứu, xem xét quá trình phát triển CTXH ở các nước châu Âu đóng

` Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội

_303

Trang 2

Nguyễn Hữu Quân

vai trò quan trọng trong việc đối chiếu so sánh, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành, xây dựng và phát

triển CTXH tại Việt Nam

1 CTXH tại châu Âu

1.1 CTXH và bối cảnh chung tại châu Âu

Dù CTXH tại châu Âu có lịch sử hình thành và phát triển lâu

dài, thêm vào đó là sự hỗ trợ của tiềm lực kinh tế lớn, Ổn định cũng như có nền phúc lợi xã hội khá hoàn thiện, nhưng trong quá trình phát triển của mình, CTXH ở châu Âu cũng vấp phải những thách thức nhất định Đặc biệt là trong giai đoạn thế giới đang có ' nhiều biến đối, kinh tế toàn cầu gặp khó khăn và vì thế mà quỹ

chỉ cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm Có thể nói, hiện trạng của

CTXH trên khắp các nước châu Âu có thể được mô tả là đang gặp nhiều trở ngại và thách thức Ngoài các lý đo kinh tế, lịch sử khách quan, khi nghiên cứu sâu hơn, có thể thấy rằng chính vì lịch sử khác biệt về đặc trưng của nghề nghiệp đã tạo nên việc "đầu tranh

giành sự thừa nhận" Điều này nghứa là không có một mô hình

CTXH chung cho cả châu Âu, thay vào đó, mỗi nước đều có quan điểm hành động riêng, tạo nên sự khác biệt về triết lý thực hành

cũng như các dịch vụ cung cấp Quá trình đẫu tranh này được

tiến hành theo nhiều cách khác nhau.Ví dụ, CTXH ở Đức thì cô gắng thể hiện đặc trưng của mình mình về "phương diện đạo đức" ` thông qua đối tượng của chủ nghĩa vị tha của công bằng xã hội, thì CTXH Anh vẫn lôi kéo nhóm địa vị xã hội cao bằng sự trợ giúp

của quan điểm về "trách nhiệm giải trình và "bằng chứng" Ở phương diện khác, CTXH tại Cộng hòa Séc và Slovakia dựa vào sự

nhất quán của các tổ chức nghiệp đoàn, tương tự với mô hình mà Thụy Điển, Phần Lan và Na Ủy đang thực hiện từ những năm

1990 Mặc dù có nhiều chiến lược khác nhau tại các quốc gia kể 204

Trang 3

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở CHÂU ÂU

trên, nhưng không có chiến lược nào có đóng góp đáng kể vào quá trình cải thiện tình trạng CTXH ở những nước liên quan

Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu tại châu Âu, CTXH nói chung là sự kết hợp dựa trên các mô hình phúc lợi xã ˆ hội khác nhau, theo Esping/Andersen (1990) thì có thể chia thành

ba loại Đó là nhà nước xã hội dân chủ/social-democratic state (thể

hiện rõ nhất là các nhà nước phúc lợi tại Bắc Âu), nhà nước bảo

thủ (như Đức, Pháp, Áo, Ý, và một số quốc gia khác), và nhà nước tự do (như Vương quốc Anh và Hà Lan) Các mô hình nhà nước phúc lợi này được phân chia dựa trên theo các mức độ tác động vào các chính sách xã hội, các hệ thống bảo trợ xã hội, cùng với đó là hệ thống kinh tế cũng như pháp luật có liên quan

Và định hướng của nhà nước phúc lợi có ảnh hưởng quan trọng đến các chiến lược và phương thức hoạt động của CTXH tại các quốc gia đó CTXH tại các nước Bắc Âu có vai trò và quyền hạn | quan trọng trong việc cung cấp cho thân chủ của mình những - nguon lực về thể chế, pháp lý và các nguồn lực vật chất (như cứu

trợ về tài chính, thất nghiệp, nơi ở ) và kết nối những hỗ trợ này với các thiết chế xã hội khác như y tế, giáo dục, điều dưỡng Điều này có thể không được thực hiện trong những mô hình CTXH tại

những kiểu nhà nước phúc lợi khác dù muốn hoặc không Đặc biệt tại các nhà nước bảo thủ, định hướng này có xu hướng phân

tách (như Đức, Pháp hoặc Áo) hoạt động với nguyên tắc trợ giúp

để tự lực" và khó khăn đối với việc "ra quyết định tùy từng trường

hợp cụ thể/case-by-case đecisions", và vì thế mà nhân viên CTXH,

đơn thuần chỉ đóng vai trò kết nối với trợ giúp (điều này dẫn đến

việc NVCTXH ở Đức thường bị chỉ trích là nói nhiều, làm it!) Do vậy, CIXH ở nhiều nước có được kết nối nhiều hơn với các

phương pháp sư phạm và "gia trưởng", đồng thời được hướng tới gia đình và cộng đồng "Định hướng không gian xã hội”, mang

305

Trang 4

Nguyễn Hữu Quân |

định ý nghĩa khác han, ví dụ, ở các nước Bắc Âu, nơi khái niệm

này được tổ chức khá dễ dàng, trong khi tại Đức và đặc biệt tại

Pháp, nó phụ thuộc vào sự tự nguyện và của các công dân nhằm

kết nối các mong đợi và tình nguyện của họ | Vương quốc Anh có ba hệ thống chính phủ khu vực quản lý các vùng riêng biệt: một hệ thống chính phủ quản lý Anh và xứ Wales, một chính quyền quản lý Scotland và một hệ thống chính phủ quản lý Bắc Ireland Tại mỗi vùng trên, cấp tỉnh/thành được giao quản lý CTXH Tuy nhiên, các cơ chế cung cấp dịch vụ ở các vùng này là khá giống nhau Tức là tại mỗi tỉnh/thành sẽ có các cơ quan thuộc chính phủ có trách nhiệm cung cấp dịch vụ CTXH cho người dân ở tỉnh/thành đó Từ năm 1245 đến 1972, các cơ quan

này tập trung vào các dạng vấn đề khác nhau, trong đó cung cấp các dịch vụ riêng biệt cho trẻ em và thanh thiếu niên, cho người bị

bệnh tâm thần và tó vấn để về sức khoẻ tâm thần, và những người già cô đơn không nơi nương tựa Do đó, các cơ quan có liên quan tại từng tỉnh/thành có quy mô khá nhỏ Vì vậy vào năm

1972, các cơ quan này đã được sát nhập, và hình thành Các cơ

quan Dịch vụ xã hội tại Anh & xứ Wales và Các cơ quan CTXH tại

Scotland: CAc cơ quan này bao gồm các nhóm cán bộ xã hội chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ xã hội tại cấp quận/huyện Đồng

thời cũng có những dịch vụ chuyên sâu trong mọi lĩnh vực của cơ quan đó, ví dụ như các trung tâm bảo trợ xã hội đành cho trẻ em

hoặc người già Trong những năm đầu thế kỷ XXI, các cơ quan :

trên lại được tách ra làm hai nhánh: dịch vụ đành cho trẻ em, gia

đình và dịch vụ dành cho người trưởng thành (bao gồm các mảng dịch vụ sức khoẻ tâm thần, dịch vụ cho người khuyết tật và người gia) Tuy nhiên, các cơ cầu giữa cấp tỉnh/thành và cấp quận/huyện vẫn được giữ nguyên Các văn phòng CTXH tại cấp quận/huyện

thường bao gồm một số nhóm cán bộ trong đó có một cán bộ xã

hội cấp cao (trưởng nhóm) sẽ giám sát các cán bộ xã hội chuyên

306

Trang 5

NHUNG BAC DIEM CHU YEU CUA CONG TAC XA HỘI Ở CHÂU ÂU

nghiệp và trợ lý cán bộ xã hội (bán chuyên nghiệp) và một số chuyên gia điều trị hoặc giáo viên Các nhóm cán bộ này lại nằm _ dưới sự quản lý của một cán bộ xã hội cấp cao hơn Các văn phòng CTIXH cấp huyện lại nằm trong một bộ máy tổ chức cấp tính/thành dưới sự quản lý của chính quyền cấp tỉnh/thành Các

dịch vụ chuyên sâu như các trung tâm BTXH hoặc cán bộ nghiệp

vụ sẽ làm việc với tất cả các cơ quan khác trong cùng lĩnh vực Tuy -

nhiên, do số lượng các dịch vụ xã hội tại Vương quốc Anh hiện là

rất lớn, nên một số các trung tâm có quy mõ nhỏ thường chỉ cung

cấp dịch vụ cho người dân tại huyện nơi đặt trung tâm Các cách

tiếp cận dịch vụ có thể là tự tìm đến dịch vụ, hoặc được cán bộ

chuyên môn giới thiệu (như bác sỹ hoặc giáo viên), hoặc thông qua lệnh của tòa án dựa trên đánh giá của cán bộ xã hội cấp quận/huyện

1.2 Công tác xã hội và hệ thông an sinh xã hội

An sinh xã hội (ASXH) có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo

phúc lợi cho người lao động và gia đình cũng như toàn bộ cộng

đồng ASXH thể hiện quyền cơ bản của con người và là công cụ để

xây dựng một xã hội hài hòa, tạo điều kiện phát triển xã hội hòa bình và không có sự loại trừ Nội hàm của ASXH rất rộng và ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với quá trình phát triển nhận thức

và thực tiễn xã hội trên toàn thế giới Với nguyên tắc cơ bản là đảm bảo sự đoàn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời sống, ASXH có tác dụng thúc đẩy sự đồng thuận,

bình đẳng và công bằng xã hội Do vậy, ASXH là công cụ cơ bản

để tăng cường năng lực, trao quyền và phát huy dân chủ.!

'_ International Labour Office (ILO) 2001 Social Security: A New Concensus Geneva: ILO

Trang 6

Nguyễn Hữu Quân

Hệ thống ASXH bao gồm các chính sách và các- giải pháp đan

xen, nhiều tầng, nắc nhằm bảo vệ các thành viên trong xã hội, đặc :

biệt các nhóm có mức thu nhập thấp, để tránh rơi vào tình trạng bần cùng bởi tác động của các rủi ro phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau Nếu được quản lý đúng đắn, phù hợp, hệ thống ASXH sẽ nâng cao năng suất lao động thông qua tác động tích cực của các chính sách chăm sóc sức khoẻ, an toàn thu nhập và các

dịch vụ xã hội Nói cách khác, ASXH có vai trò hỗ trợ quá trình

chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nói riêng và toàn bộ quá trình phát triển kinh tế nói chung |

Sự phát triển CTXH trở nên bền vững và vì thế, trợ giúp hiệu quả có thể mang lại một bước tiến xã hơn với sự phân biệt trợ giúp được xác định bởi Bommes/Sherr (1996) Theo Bommes/Sherr thi hé thống ASXH của một quốc gia có thé chia thành 2 hệ thống nhỏ như - sau: Thứ nhất, là hộ tống an sinh được hình thành dựa trên cơ sở bảo hiểm cá nhân hoặc công cộng nhằm hỗ trợ những thăng tram

của cuộc sống, ví dụ: ốm đau, thất nghiệp, tàn tật, thiếu sự chăm sóc và còn rất nhiều rủi ro mà con người có thể gặp phải trong cuộc sống của mình Những bảo hiểm này dựa trên triết lý về sự đoàn kết: mỗi con người nên được bảo vệ chống lại những rủi rõ từ cuộc sống mà

cá nhân họ không thể đơn đọc chống chọi lại Mỗi nước có một đặc

trưng riêng về triết lý hành động đối với nền ASXH của mình, tuy nhiên tắt cả các hệ thống an sinh ở châu Âu đều có sự tương đồng và ngày càng bắt đầu trở nên tương đồng trong quá trình phát triển

(Kaufmann, 2003)

Trong hệ thống an sinh xã hội thứ hai, người dân được bảo vệ khỏi những vấn để và rủi ro trong cuộc sống không cụ thể, ví dụ

như mắc nợ, lạm dụng chất kích thích, thiếu hụt về giáo dục, v.V

CTXH quan tâm tới những vấn đề này và có các phương pháp

tiếp cận rất rộng Quy trình tiếp cận được thực hiện như một quá | trình cùng làm việc giữa nhân viên CTXH và thân chủ, và quá

308

Trang 7

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở CHÂU ÂU

trình này dựa vào mỗi quan hệ tin tưởng giữa họ Vai trò của giai đoạn này trong tiến trình là:

- Bảo đảm việc tiếp cận với các nguồn trợ giúp cho thân chủ;

- Giảm các chi phí cao cho thân chủ;

? ? > z os A ế ` ` A ?

- Đảm bảo răng các dịch vụ trợ giúp luôn sẵn sàng và đầy đủ; - Bảo vệ thân chủ tránh sự can thiệp vào các quyển lợi riêng

của mình

Quy trình này có những cuộc thảo luận rộng rãi về sự sắp xếp

định lượng của công tác xã hội ở tất cả các nước châu Âu Khi các dịch vụ trở nên mở rộng và chuyên nghiệp hóa đang phát triển tại

Phần Lan hoặc Na Uy, những quốc gia khác như (Anh, Đức,

Pháp) đang lo ngại rằng CTXH chuyên nghiệp phát triển quá nhanh và phải có phương pháp quản lý thích hợp

Điều này trở nên rõ ràng khi hệ thông an sinh thứ ba quan

tâm và phát triển chức năng cổ điển về cứu trợ người nghèo Hệ thống như vậy đang phát triển tại các nhà nước bảo thủ cũng như

tự do và có một số mở rộng tại mô hình của các nước Bắc Âu

Phương pháp này được vận hành bởi các tình nguyện viên, cộng đồng, đồng nghiệp, cùng với đó là các hỗ trợ vì thế không có quá

nhiều sự chuyên nghiệp hóa nhưng lại có đặc trưng là sự cam kết

của các tình nguyện viên Điều này thực sự đã phát huy hiệu quả |

ở những lĩnh vực khi sự trợ giúp là không đủ, không phù hợp

hoặc khi khả năng tự lực bị thiếu hụt (những trung tâm cho người thiếu nhà ở, quyên góp thức ăn cho người nghèo) hoặc là khi hiệu

quả của chúng không được như mong đợi Nói cách khác, cách thức cấu trúc dịch vụ CTXH chuyên nghiệp phù hợp nhất là dựa trên tổ chức và các hệ thống dịch vụ xã hội thông qua đó chính phủ đáp ứng vấn đề phúc lợi xã hội và chia nhỏ mức độ tham gia

Trang 8

Nguyễn Hữu Quân

lại trách nhiệm này cho các tổ chức phi chính phủ (các tình nguyện viên trong quá trình thực hiện trách nhiệm đó)

2 Ảnh hưởng đối với công tác xã hội tại Việt Nam

Mỗi loại hình CTXH ở châu Âu phụ thuộc chặt chẽ vào đặc trưng kinh tế - chính trị - xã hội và đặc biệt là quan điểm triết lý về mô hình ASXH mà nước đó theo đuổi CTXH ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển nên cũng khơng nằm

ngồi quy luật này Để việc cung cấp các dịch vụ CTXH được hiệu

quả và mau chóng đi vào chuyên nghiệp thì trước hết cần phải tiếp thu và rút kinh nghiệm những hiệu quả cũng như những hạn chế

trong quá trình thực hiện tại các nước phát triển nói chung và châu

Âu nói riêng Môi trường để CTXH phát triển ở châu Âu thể hiện rất rõ đó là qua các mô hình an sinh xã hội như đã đề cập Tại các quốc gia trên, trong cơ chế dịch vụ xã hội của chính phủ đều có một cấu trúc chung, đó chính là sự quản lý bao quát và định hướng chính sách tại cấp trung ương thông qua các bộ hoặc cơ quan nhà

nước Việc cung cấp dịch vụ xã hội và dịch vụ CTIXH được thực:

hiện tại cấp chính quyển địa phương (cấp tỉnh/thành, bang và địa 'hạt) Chính quyền địa phương lại hình thành các trung tâm hoặc

văn phòng cấp quận/huyện là nơi cán bộ xã hội thực hiện các đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch các trường hợp, đưa ra các can thiệp trực

tiếp và các hỗ trợ tâm lý xã hội, vận động sự tham gia các ngành chuyên môn khác thông qua giới thiệu, chuyển tuyến Các dịch vụ

có tính chuyên sâu hơn (ví dụ như các trung tâm bảo trợ xã hội) có

thể được cung cấp trong phạm vi cả tỉnh/thành, hoặc một số nơi trong tỉnh/thành tùy theo số lượng dịch vụ và nhu cầu Cách thức cầu trúc dịch vụ CTXH chuyên nghiệp phù hợp nhất là dựa trên tổ chức và các hệ thống dịch vụ xã hội thông qua đó chính phủ đáp ứng vấn đề phúc lợi xã hội và mức độ tham gia của nhà nước trong, lĩnh vực cung cấp dịch vụ xã hội

310

Trang 9

NHUNG BAC DIEM CHU YEU CUA CONG TAC XA HOI O CHAU AU

Việc hình thành mô hình ASXH hoàn chỉnh cũng có vai trò `

đặc biệt quan trọng Theo chiến lược phát triển ASXH của Bộ Lao

động - Thương binh và Xã hội thì trong những năm tới, ASXH của nước ta sẽ có những đặc trưng cơ bản của cả nhà nước xã hội và nhà nước phúc lợi Theo mô hình này, nhóm chính sách trợ giúp xã hội sẽ được thực hiện theo cơ chế nhà nước tài trợ với mức hỗ trợ tối thiểu, phổ cập và được điều phối tập trung Mô hình này sẽ

thúc đẩy nỗ lực của bản thân người dân, gia đình và cộng đồng

trong việc bảo đảm ASXH, giảm thiểu sự lệ thuộc vào nhà nước

theo hướng nhà nước chỉ hỗ trợ bổ sung mà không thay thế nỗ lực của cá nhân Hệ thống được tổ chức thực hiện trên cơ sở kết hợp

giữa quản lý tập trung và phân cấp

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và cung

_ cấp các hệ thống dịch vụ xã hội cho các đối tượng yếu thế thông qua hệ thống luật lệ và chính sách nhằm hỗ trợ những đối tượng

yếu thế có điều kiện tiếp cận tốt nhất đối với các dịch vụ xã hội được cung cấp trên thị trường Hệ thông cung cấp dịch vụ xã hội

được phát triển theo hai hướng: Thứ nhất, đó là những dịch vụ xã

hội cơ bản giành cho những đối tượng yếu thế, nó bao gồm các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hỗ trợ giải quyết việc làm Thứ hai, đó là những dịch vụ xã hội giành cho các đối tượng yếu thế nhưng muốn hoàn thiện mình và có khả năng tự chỉ trả, hoặc

được chỉ trả bởi bên thứ ba, ví dụ như các dịch vụ về chữa rang,

chăm sóc điều trị tại nơi ở, dich vu phục hồi chức năng cho người

bệnh ở các bệnh viện

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện

nay, đội ngũ thực hiện công tác xã hội chuyên nghiệp sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng hình thành hệ thống khung chương trình và chính sách cho các dịch vụ xã hội phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của đất nước Đồng thời nó cũng giảm

Trang 10

Nguyễn Hữu Quân

bớt những hoạt động không hiệu quả, những hoạt động mang tính chất thử - sai - sửa của những người bán chuyên nghiệp hiện nay Do vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội chuyên nghiệp đóng vai trò cốt yếu trong việc phát triển CTXH chuyên nghiệp tại nước ta

Cuối cùng và quan trọng nhất đó là nhà nước cần phải xây dựng được hệ thống cơ chế chính sách để khuyến khích những đối tượng tham gia cung cấp dịch vụ xã hội và bảo vệ những đối tượng thụ hưởng của loại hình dịch vụ này, cần có những cam kết

cụ thể của các tổ chức tình nguyện (phi chính phủ) Nhà nước nên

xác định đâu là những dịch vụ thiết yếu và cung cấp miễn phí cho người dân; đâu là những dịch vụ cao cấp mà muốn sử dụng nó thì người thụ hưởng phải chia sẻ gánh nặng tài chính cùng nhà nước

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Social work in a Europe Perspective - Development of social work in

Europe, Walter Lorenz, the Free University of Bolzano, 2006

2 "Phát triển công tác xã hội tại Việt Nam: Vai trò của hợp

tác quốc tế": Alice M Hines, Edward Cohen, Tuan Dinh

Tran, Peter Allen Lee, Đại học San José State, Lê Văn Phú

Đại học Quốc gia Việt Nam, Hà Nội, Tạp chí Đào tạo Công

tác xã hội quốc tế, 2010

3 Social Work in Europe — European Social Work Peter Erath, Professor for Social Work Theories at the Catholic

University of Eichstaett, Ingolstadt, 2010

4 Bilson, A.(Ed.), Evidence-based practice in social work

London, Whiting&Birch, 2005 |

Ngày đăng: 31/05/2022, 03:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w