1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống tiền tệ ở nước ta thời cận đại

15 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Trang 1

HE THONG TIEN TE @ NUOC TA THOT CAN DAI lên tệ đóng một vai trò rất quan trọng trong

Tà kinh tế hàng hoá Nhưng việc nghiên cứu tiên tệ ở Việt Nam, nhất là thời kỳ cận đại, lại chưa chiếm được một vị trÍ tương xứng trong các công trình nghiên cứu và ấn phẩm Đó là một lố hổng mà chúng ta cần nhanh chóng bổ khuyết

nếu không sẽ rất khó khăn trong việc hiểu và tính

toán những số liệu hiên quan đến các hiện tượng kinh tế xã hội thời kỳ này Trong bài viết này chúng tôi xin thử phác hoạ lại quá trình phát

sinh, sự vận hành của hệ thống tiền tệ nước ta thời cận đại, những bản vị của tiền tệ và nguyên nhân của những lần thay đổi những bản vị ấy, hàm lượng và trọng lượng kim loại quý trong mỗi

đơn vị tiền tệ, giá trị của tiền tệ trong từng giai

đoạn lịch sử cụ thể |

I GIAI DOAN TRUGC THOI PHÁP THUỘC

Kể từ khi những đồng tiền đúc đầu tiên xuất

hiện dưới thời Lý Nam Đế (544-548) (1) cho đến

khi người Pháp đến xâm lược, tiền tệ và lưu

thông tiền tệ đã có một lịch sử phát triển lâu đời

ở nước ta Việc nghiên cứu về đồng tiền Việt Nam trước thời Pháp thuộc đã có những đóng góp đáng trân trọng, bước đầu hình thành nên * PGS Vién Sut hoc, ** TS Viện Sử học NGƠ VĂN HỒ ” | PHẠM QUANG TRUNG `”

một ngành khoa học riêng: ngành cổ tiền học (Numismatique) Tuy nhiên, cho đến nay, về co bản, những kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại -

ở chỗ miêu tả, dựng lại một bộ sưu tập ngày càng

đầy đủ hơn về những đồng tiền được phát hành, lưu hành ở Việt Nam

Tình hình trên có những lý do của nó Trước

hết, đông tiền được phát hành, lưu thông ở Việt Nam trước đây thường được đúc bằng kim loại đồng, bạc, kẽm ., lại có.cả tiền được đúc bằng vàng, bạc, với cách thức tính toán, cân đong, đo đếm không thống nhất; tiền không phải chỉ do

Nhà nước đúc ra và phát hành mà còn có nhiều

nơi đúc, nhiều người đúc khác nhau, thậm chí

trong lưu thông người ta còn dùng cả tiền được

đúc ở nước ngoài một cách bình thường mà chưa

biết đến tổ chức hối đoái Tình hình như vậy chắc

chắn sẽ làm cho việc xác định chính xác mệnh giá của đồng tiền rất khó khăn Thứ hai, do trong

lưu thông mỗi thời lại có những quy định khác

nhau về đơn vị, cho nên việc xác định chuẩn xác

về giá trị của đồng tiền càng phức tạp thêm Trong công trình "Tiền cổ Việt Nam", Đỗ Văn

Ninh đã viết: "Cứ theo quy định thông thường thì

tiên đúc bằng đồng nhỏ được tính theo ba cấp

Trang 2

Hé théng tién tệ ở nước ta thời can dai

cũng chỉ có giá trị lưu thông khi cịn tồn vẹn

khơng bị gây mẻ, không bị mất chữ

Trong thực tế thì do thiếu tiền lưu thông mà từng thời, nhiều đời vua đã phải có quy định đủ tự cách pháp định cho những đồng tiền gãy mẻ một phần song nhất thiết phải còn một điều kiện

là có thể sở dây được

-Tiền là đơn vị thứ hai, bằng 100 đồng Tuy nhiên trong lưu thông mỗi đời mỗi khác và thường được quy định dưới 100 đồng Do vậy tiền

là đơn vị phức tạp nhất trong việc tính tiền tệ thời xưa

- Quan là đơn vị tính cao nhất Một quan tiền bao giờ cũng ăn 10 tiền Nếu một tiên mà ăn 60 đồng thì một quan ăn 600 đồng Nếu một

tiền chỉ được tính 50 đồng thì một quan lại chỉ ăn 500 đồng

Đây là nguyên tắc chung” (2)

Ngoài những đồng tiền thông thường, tiên

tệ Việt Nam trước đây còn có cả những đồng tiền bằng vàng, bạc Vàng và bạc được đưa vào lưu thông ở nước ta nói chung khá muộn Theo các ngưồn sử liệu khác nhau, phải đến thời nhà Nguyễn (1802), vàng và bạc mới chính thức

được đưa vào lưu thông nước ta một cách mạnh

mẽ Theo Đỗ Văn Ninh, "vàng và bạc được đúc

thành thoi lớn nhỏ có ghỉ giá trị rố rang Day la

những đồng tiền lưu thông chủ yếu Ngoài tiền

thoi ra, Nhà nước còn đúc một số ít tiền vàng

bạc hình tròn, lỗ vuông hoặc không lỗ cũng để

lưu thông" (3) Đơn vị tiền thoi được đúc theo lạng và tiền : tiền thoi lạng được đúc thành tám loại : thoi 100 lạng, 50 lạng, 40 lạng, 30 lạng, 20 lang, 10 lang, 5 lang, | lang; | lang an 10 tién; tiền cũng được đúc làm 9 loại từ l tiền đến 9 tiền; I tiền tương đương với l đông cân (3,7783 gr) Vào năm 1812, theo quy định của Nhà nước l lạng bạc bằng 2 quan 8 tiền; nếu bạc đã có giá

chuẩn như thế thì việc tính trị số bằng tiền đồng

của mỗi đơn vị tiền thoi bạc không còn là vấn đề Tuy thế, vấn đề lại hồn tồn khơng đơn giản như vậy Bởi vì, trong cùng một lúc người ta cho lưu hành nhiều loại tiền tệ với nhiều đơn vị, chất

liệu khác nhau mà không hề có một vật chuẩn

xác định Dưới thời Kiến Phiic (1883-1884), một

chỉ dụ của nhà vua quy định tỷ lệ chuyển đổi từ tiền đồng ra tiền kẽm như sau : loại tiên đồng 3,775gr và tiền 9 phan 3,3975gr của thời trước đổi ăn 6 kẽm, các loại tiền đồng nhỏ khổ và tiên đồng Trung Quốc chỉ đổi ăn 4 kẽm Đến giai đoạn Hàm Nghi (1884-1685), Nhà Nước quy

định lại tỷ giá chuyển đổi này, theo đó tất cả các loại tiền đồng trong nước đổi ăn 6 kẽm và tiền đồng nước ngoài chỉ ăn 3 kẽm (4) :

Để có một ý niệm, chúng ta có thể tham

khảo những thông số liên quan đến số thu của Thái Nguyên và Sơn Tây vào năm Gia Long l8 (1820): Dân số Thái nguyên có 6 700 nhân đinh, số ruộng là 59.507 mẫu, ngạch thuế 13.705 hộc thóc, 23.848 quan tiền, 57 lạng vàng, 2.168 lạng

bạc; ở tỉnh Sơn Tây dân số có 35.400 nhân đỉnh, số ruộng 323.098 mẫu, ngạch thuế 165.905 hộc

thóc, 215.392 quan tiền, 8.378 lạng bac (5) Theo một tài liệu của Liên hiệp quốc công

bố năm 1966, đơn vị tiền tệ và giá quy đổi của đồng tiền ở Việt Nam trước khi người Pháp xâm

lược được xác định và quy đổi cụ thể như sau (6):

- Đông

- Tiền hay mạch bằng 60 đồng,

- Quan bằng 10 tiền tức bằng 600 đồng - Ï đồng tiền Việt Nam bằng khoảng 2/3 đồng tiền Trung Quốc

- | dong florin (Ha Lan) bang quan

- | dong réan (Tay Ban Nha) bang 2,7 dong

florin va bang 2 quan

- | lang bac bang 2 quan va bang | dong

réan

Chúng tôi chưa biết các tác giả của tổ chức

Liên hiệp quốc đã dựa vào ngưồn tài liệu cụ thể

nào để đưa ra tỷ giá chuyển đổi như trên Nhưng qua bảng chuyển đổi này chúng ta cũng có thể khẳng định răng việc xác định mệnh giá, sức

Trang 3

10 tghiên cứu Lịch sử số 5.3009

nói theo Mác, "không phải là do ý muốn của con

người, mà nó là vật kết tỉnh, hình thành một cách tự nhiên trong những sự trao đổi" (7) Trên ý

nghĩa đó, đồng tiền Việt Nam xưa là hình ảnh

phản ánh tình trạng của một nền kinh tế hàng hoá

còn rất nhỏ bé, lạc hậu

Mat khác, các dữ liệu lịch sử đều cho thấy một trong những đặc điểm của đồng tiền ở nước ta dưới thời phong kiến là tiền tệ phát hành

thường không đủ cung cấp cho nhu cầu lưu

thông Kể từ triều đại Tự Đức trở đi, theo chính

sử nhà Nguyễn, đồng tiền càng trở nên khan

hiếm (8) Trong một công trình gân đây, Đỗ Đức

Hùng (9) cho rằng vào giai đoạn 1836, với việc

tổ chức ra "Giao tử »ụ" đã xuất hiện một hình thức lưu thông tiên tệ bằng "tín phiếu ngân hàng" trong hoạt động thanh toán Tuy nhiên tác giả lại không đưa ra được một căn cứ nào để chứng

minh duoc về quy mô, phạm vị hoạt động của

loại hình này cũng như việc đã có một thiết chế

tài chính, tín dụng tương ứng như ngân hàng hiện nay, Căn cứ vao những đữ liệu hiện có, chúng tôi

nghĩ rằng việc tổ chức thanh toán bằng tờ "giao

tử" (hay có thể gọi là giấy xác nhận) bấy giờ có

lê mới chỉ là hình thức thanh toán qua tờ "tín phiếu" nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm

tiên mặt mà thôi Và đây cũng là một trong những căn cứ cho thấy việc thiếu tiên mặt trong

lưu thông dưới thời Nguyễn đã trở thành một hiện tượng phổ biến

Tình trạng khan hiếm tiên tệ trong lưu thông là một trong những nguyên nhân kìm hãm

sự phát triển của nền kinh tế, nhất là những hoại

động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ

II TRONG THỜI PHÁP THUỘC - GIAI ĐOẠN NHỮNG NÁM TRƯỚC 1930

Đơn vị tiên tệ được lưu hành ở nước ta trong suốt thời Pháp thuộc là đông piastre Đông

Dương Trước đây có nhiều người, kể các các tác giả sách từ điển, đã dịch từ chữ piastre ra là đồng

bạc nhưng theo chúng tôi dịch như vậy là chưa

chuẩn xác vì khi đó có nhiều loại tiền đúc bằng

bạc, vàng, tiên giấy, v.v Bản VỊ của tiền tệ cũng

thay đổi qua từng giai đoạn, có lúc được quy định bằng bạc, vàng, đồng tiền Pho rang Pháp; do đó,

chúng tôi tạm dịch từ piastre indochinoise ra

thành đồng tiền Đông Dương, có thể gọi tắt là

đồng Đông Dương

Trước khi chính quyền thuộc địa cho phát hành đồng Đông Dương, đồng tiền phương Tây

theo gót các nhà buôn và giáo sĩ đã được lưu hành

ở Việt Nam từ lâu Vào thời Gia Long, những

đồng bạc Hoa Biên (đồng Rêan Tây Ban Nha),

Quỷ Đâu (đô la Mỹ) và đồng Con cò hay đồng bạc Con ó (đông bạc Mêhicô) và đồng Song

Chúc (đông Bảng Anh) là những đồng tiền

phương Tây lưu thông phổ biến nhất ở nước ta

Năm 1838, theo quy định của Nhà nước phong

kiến, hạng tiền lớn của những loại tiền này ngang 7 đồng cân 2 phân bạc; hạng nhỏ ngang 2 đồng

cân 8 phân bạc (l0) Trong các đồng tiền phương Tây, đồng bạc Mêhicô là đồng tiền được lưu

hành khá rộng rãi ở khắp vùng Viễn Đông, trong

đó có Việt Nam, và được nhân dân ở đây chấp

nhận như là một đồng tiền có giá trị nhất trên thị

trường tiền tệ Ngày 10-4-1862, đô đốc Bonard, tổng chỉ huy quân viễn chinh pháp, ký quyết

định thừa nhận tính hợp pháp của việc lưu hành

đồng bạc Mehicô tại xứ Nam Kỳ Điều này cũng có nghĩa là thực dân Pháp thừa nhận một thực trạng đã từng tôn tại; vả lại, trong kho bạc của

Pháp khi ấy cũng có một số lượng đáng kể đồng

bạc Mêhicô do nước Pháp chiếm được trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Mêhicô Nhưng văn bản của đô đốc Bonard có những kẽ hở, không

xác định rõ trọng lượng và độ tuổi của bạc trong

từng đơn vị tiền tệ Điều đó đã mở đường cho những người làm nghề đổi tiền (changeur) phát triển về sau, Lúc đó có ba loại đông bạc cùng lưu hành trên thị trường: đồng bạc Tâybannha (co- lumnario), đông bạc Mêhicô có hình con đại bàng và đồng bạc đúc giai đoạn 1867-1873 có

trọng lượng bạc là 27,073gr và độ tuổi 0.9027

Từ năm 1860, cùng với việc tiến đánh Nam Kỳ,

đội quân viễn chỉnh Pháp cũng cho lưu hành ở

Trang 4

Bê thống tiền tệ ở nước ta thời cận dai 11

Méhico Nhung trên thị trường tiền tệ, tỷ giá này không được chấp nhận và thường chỉ ăn 90 xu của đồng bạc Mêhicô Sau khi chiếm được thành

Gia Định, để trang trải cho các khoản chi phi ngày càng tăng, quân viễn chính Pháp phải đổi từ đồng Phơ răng vàng lấy tiền bản địa và đồng bạc Mêhicô Chính vì thế ngày 3-9-1863 nha

cầm quyên quân sự Pháp ra quy định tỷ giá

chuyển đổi: thỏi vàng 1 kilôgam tương đương

với 3.127,67 Phơ răng; [ kilôgam bạc thỏi bang

200,7 Phơ rang; 1 quan tién ban dia bang | Pho

rang

Ngày 2l tháng l năm 1875, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh chính thức thành lập Ngân Hàng

Đơng Dương (NHĐÌ) Lúc ban đầu với số vốn tư nhân § triệu Phơ răng, người ta dự kiến chỉ thiết lập hai chi nhánh tại Sài Gòn và Pondi-

chéry Theo các văn bản thoả ước giữa Ban lãnh

đạo NHĐD với cơ quan quyên lực Nhà nước

Pháp được Tổng thống Pháp ra sắc lệnh công

nhận, có giá trị trong vòng 20 năm một lần, NHĐD được đặc quyên phát hành các loại giấy bạc với mệnh giá I.000-500-100-20-5 đồng Thực dân Pháp nhận thấy cần phải có một đơn

vị tiền tệ riêng cho thuộc địa của mình Bộ

trưởng Bộ Tài chính Pháp quyết định thành lập

một tiểu ban tiền tệ cho Nam Kỳ Tiểu ban này

đã đề xuất ý kiến phải phát hành một đồng tiền theo chế độ ngân bản vị đúc bằng bạc, giống hệt như đồng Đô la Mỹ, với trọng luong 1a 27,21 5gr

và độ tuổi là 0,900 Bộ trưởng Bộ Hải quân và

Thuộc địa Pháp chấp nhận ý kiến này bằng quyết

định ký ngày 24-I2-I§78 Việc đúc tiên bắt đầu

được tiến hành từ tháng 9- I§8§Š và từ tháng 3 năm

sau đồng tiền bắt đầu lưu hành ở Nam Kỳ, sau

đó lan ra Bác, Trung Kỳ, Campuchia, Lào và trở thành đồng Đông Dương Từ năm 1892, NHDD cho phát hành tiên giấy có giá trị đầy đủ như

đông tiên đúc bằng bạc Cũng từ năm 1885,

NHĐD lại cho phát hành các loại tiên lẻ 5-2-l hào với mệnh giá I đồng bằng L0 hào | hao bang LÔ xu; tiền xu được đúc bằng kim loại đồng và bing kén (11)

Kết quả là cùng với các loại tiền Việt Nam, Trung Quốc và các loại tiền phương Tây trước

đó, đồng Phơ răng bổ sung thêm vào tình trạng "đa có cả một mớ hổ lốn thật sự về tiền tệ, về kim

loại, về trọng lượng và tỷ lệ kừm loại khác nhau

được sứ dụng cùng một lác" (12) Tình trạng lộn xộn về phát hành và lưu thông tiền tệ còn kéo

dài cho đến cuối thế kỷ XIX Theo ông Au- miphn "Hình như cho đến năm 1897, chính quyền không hề quan tâm đến việc cho thuộc địa

một đồng tiền ổn định" (13) Bởi vì "Chính quyền chỉ lo bảo đảm ngân sách Nam Kỳ, chống lại những tổn thất do việc chỉ tiêu bằng đồng Phơ răng, trong khi các khoản thu lại bằng đồng bạc"

(14) |

Từ giữa thế ký XIX, trên thị trường thế giới,

giá bạc ngày càng xuống giá, bạc từ vị trí là kim loại quý ngày càng tụt xuống trở thành kim loại bán quý Đông Dương, thuộc địa của Pháp,

không thể không chịu ảnh hưởng của những biến động của nền kinh tế thế giới Để đối phó với tình trạng này, Paris thấy cần phải thay đổi tỷ

giá đông Đông Dương Nghị định ngày 8-7-I 895 quy định đông Đông Dương rút xuống chỉ còn

27gr với độ tuổi 0,900, nghĩa là chỉ còn 24,3gr

bạc nguyên chất, tương đương với số lượng bạc

của đồng Sterling (Anh) va đồng Yên (Nhat)

Nghị định này cũng quy định những đơn vị nhỏ dưới l đông Đông Dương, đó là hào; loại năm,

hai, một hào đúc bằng bạc với độ tuổi 0,900 Từ nghị định 14-4-I898, độ tuổi của các loại tiền

hào rút xuống còn 0,835 Trước đó, nhà cầm quyền Pháp cũng đã quyết định từ 30-12-1886 lấy đồng Phơ răng Pháp làm đơn vị tiền tệ căn bản trong việc tính thuế ở Đông Dương

Từ đầu thế kỷ XX, trị giá của bạc trên thị trường thế giới có thay đổi theo chiều hướng đi

xuống, trừ một số năm đứng vững 1904 và 1905, tăng lên chút dinh trong hai nim 1906 va 1907

Điều này ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giữa

Trang 5

12 Nghién ciru kịch sử số 5.2002 - 3- Đúc một đông tiên bạc Bang 1 mới nặng 25gr với độ tuổi — 0.835

Thời vi Chuẩn bị kim | Tiền giấy lưu | Ty lệ giữa chuân bị kim eo on

Có BIẤP -Í của ngân hàng hành và tiền giấy lưu hành 4- An dinh ty giá đông

31-12-1922 | 29.800.000 | — 83.800.000 Dong Duong vàng lý thuyết

bằng 2,50 Phơ răng

.300.0( 8.700.000 2.8 ; ¬

1923 28.400.000 88.70 Đây chính là giai đoạn

1924 28.300.000 93.500.000 3 mà giới tài chính Pháp thường

1925 31.000.000 | 109.400.000 3,3 gọi là đồng tiên Đông Dương

theo chế độ "kim loại đơn

1926 37.300.000 123.700.000 3,5 ˆ tã HH z

khập khiéng" (mono- métal-

1927 38.900.000 129.900.000 3.3 lisme boiteux)

1928 48.100.000 I41.900.000 2,9 Cuộc Chiến tranh thế

1929 45.000.000 |_ 146.200.000 32 giới thứ Nhất đem lại những

2,30 Pho rang vao thang 2-1902, 2,10 Pho rang vao thang 4 va 1,925 Pho rang vao thang I 1- 1902

Chính giới Pháp không khỏi lo lắng trước

tinh trang bạc sụt giá Tháng 12-1902, Bộ trưởng Bộ Thuộc dịa cho thành lập một tiểu ban liên bộ

đặc biệt để nghiên cứu tác động của việc sụt giá

bạc đối với tình trạng kinh tế và tài chính của

Đông Dương Tiểu ban này bao gồm những nhân

vật rất có thế lực trong giới tiền tệ và tài chính Pháp như Thống đốc Ngân hàng nước Pháp

Tổng giám đốc ngân khố quốc gia, v.v Tiểu

ban này cho rằng ngân bản vị là phù hợp nhất với hiện trạng kinh tế-xã hội của Đông Dương cũng như việc g1ao lưu thương mại giữa Đông Dương với các nước trong vùng, nhất là Trung Quốc vẫn duy trì chế độ ngân bản vị.Tuy nhiên ngân bản vị có nhiêu điêu bất tiện, do đó nên

chuẩn bị những điều kiện để sau này tiến tới du

nhập kim bản vị

Phiên.họp thứ.ba trong năm 1914 của Tiểu ban, liên bộ đưa ra những kiến nghị cụ thể cho

toàn quyên Động Dượng:

I- Thành lập một kho dự,trữ.vàng tối thiểu trị giá bằng 20 triệu Pho rang -

2- Thoá thuận với NHĐD để giảm lượng

lưu hành tiên giấy

hậu quả không lường được về mặt tiên tệ Giá bạc trên thị trường thế giới bắt đầu tăng từ năm 1917 và lên đến mức kỷ lục vào năm 1920, bỏ xa cả giai đoạn

1850-1872 1a lic gid bạc lên cao nhất ở thế ky

XIX; sau do, gid bac hau tụt xuống Tại Đông Dương, tỷ lệ giữa tổng số tiền giấy lưu hành va chuẩn bị kim của ngân hàng (encaissc métal- lique), nghĩa là hiện kim đang có trong kho của ngân hàng, luôn luôn được giữ vững ở trạng thái

bình thường trong khoảng thời gian từ sau Chiến

tranh thế giới thứ Nhất đến 1929, như bảng thống

kê l chỉ rõ (15)

Qua bằng thống kê, người ta thấy từ 1922 Đông Dương bước vào giai đoạn thịnh vượng về kinh tế Giá trị của dong Đông Dương lên cao, trong khi đó đông Phơ răng ngày càng giảm giá Năm L919, một đông Đông Dương ăn 6 Phơ răng nhưng đến năm 1926 đã tăng lên đến 26 Phơ răng Như vậy, chỉ trong vòng quãng thời gian 7 năm, tỷ giá giữa đông Đông Dương và đông Pho

răng đã thay đối 4,3 lần, theo chiều có lợi cho

dong Dong Duong Vi du nhu nim 1919, mot người nào đó có một triệu đông Đông lương chỉ

có thể đôi được 6 triệu Phơ răng, nhưng đến nãm I926, cũng với số tiên ấy, anh ta có thể đổi được

Trang 6

Bệ thống tiền tệ ở nước ta thời cận dai 15

ngoài, trừ các thuộc địa Đồng Đông Dương trở thành nơi ẩn nấp an toàn đối với nhiều người

Pháp có của Do đó, nhiều nhà tư bản Pháp đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào Đông Duong hong mong trốn khỏi sự mất giá của đồng Phơ răng

Một đồng Phơ răng đầu tư vào Đông Dương đem lại lợi nhuận gấp bội lần Đó là chưa kể đến yếu

tố đầu cơ, tự tiền đẻ ra tiền; từ đồng Phơ răng đổi

ra đồng Đông Dương, để lại một thời gian ở Đông Dương rồi lại chuyển đổi trở lai dong Pho

răng cũng đã thu được bao nhiêu lợi nhuận Cổ phiếu của nhiều công ty Đông Dương trở nên bán

được giá tại thị trường chứng khoán Paris Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc

khai thác thuộc địa lần thứ hai của tư bản Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất

HI GIAI ĐOẠN 1930-1945

Sau một số năm tăng giá, chững lại rôi đột nhiên sụt giá liên tục của kim loại bạc trên thị

trường thế giới vào nửa sau của thập ky 20 Chi

số trung bình năm một ôngxơ (bằng 3l,1035gr)

bạc nguyên chất tại thị trường Luân Đôn của năm 1924 là 33 3//32, nhưng đến năm 1930, chỉ số này tụt xuống chỉ còn /7 27/32, chỉ số năm 1930

chỉ bằng hơn một nửa so với năm 1924.Giới tài

chính và tiền tệ gọi đây là sự sụp đổ tán loạn (débacle) của kim loại bạc trước vàng Giờ cáo chung của ngân bản vị trên phạm vi toàn thế giới đã điểm, hàng loạt các nước từ bỏ ngân bản vị

để chuyển sang kim bản vị Tại Đông Dương, giá

cả không còn ổn định nữa, nguy cơ của cuộc đại

khủng hoảng đang hiện ra Chính giới và giới tài

chính Pháp quyết định Đông Dương phải theo xu thế chung của thế giới; bằng nghị định ngày 31-5-1930, người ta đã thực hiện từ bỏ ngân bản

vị để chuyển sang kim bản vị Điều Ï của ngHị

định này xác định nguyên tắc bản vị của đồng

tiền "Đông Đông Dương, đơn vị tiền tệ của xứ Đông Dương được cấu thành bởi 655 miligam

vàng với độ tuổi 900/1000 vàng nguyên chất '

hay tương đương với l0 Phơ răng vàng theo định nghĩa của Đạo luật ngày 25-6-1928" (16)

Điều II quy định những chi tiết của việc chuyển đổi: "Nhà băng Đông Dương đảm bảo cho người có đồng tiền này chuyển đối từ tiền

giấy ra vàng Nhà băng Đông Dương, đảm bảo việc chuyển đổi từ tiền giấy ra vàng theo tỷ lệ

655 miligam vàng, độ tuổi 900/1000 đối với mỗi

đông Đông Dương hoặc tại Sài Gòn hoặc ở Paris,

tuỳ theo sự lựa chọn của người có tiền muốn đổi;

nếu trong trường hợp ở Paris, người có tiền muốn

đổi phải chịu cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm Sài Gòn-Paris" NHĐD quy định tổng chỉ

phí: đóng gói, vận chuyển, bảo hiểm, giao vàng

tận nhà ở Paris, 1a 16%o |

Diéu II quy dinh ti€p ca viéc mua vao: "Nha băng Đông Dương giữ vững việc mua vào bằng vàng tại các quầy giao dịch của chi nhánh ngân

hàng tai Sai Gon trén co so 655 mi li gam, độ tuổi 900/1000 lấy một đồng Đông Dương Người bán phải chịu chỉ phí việc thử vàng”

Điều III quy định số lượng tiền giấy phát

hành phải được bảo đảm tối thiểu bằng 1/3 vàng

khối hoặc ngoại tệ quy đổi ra vàng hiện có trong kho

Kể từ ngày đó, chế độ ngân bản vị ở Đông

Dương chấm dứt và đồng Đông Dương gắn liền với chế độ kim bản vị đang toàn thắng trên tồn

thế giới Đơng Dương đi trước Trung Quốc, một nước có truyền thống hàng ngàn năm sùng bái bạc trong việc giao dịch tiền tệ, được 5 năm (đến năm 1935), điều này có những ảnh hưởng nhất

định đối với nền kinh tế tài chính Đông Dương trong bối cảnh cuả cuộc khủng hoảng kinh tế thế

giới 1929-1933 Tuy vậy, như những số liệu thống kê dưới đây chỉ rõ, đồng Đông Dương vẫn là một trong những đồng tiền kim bản vị yếu ở

Trang 7

14 Nghién ciru Lịch sử, số 5.3009 Đồng Bạt Thái Lan - 665 Dong Gilder Inđônêxia 604 Đồng Đông Dương 589 Đồng Rupi Ấn Độ 549

Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới đã

để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối toàn bộ nền kinh tế tài chính của các nước tư bản Sau giai đoạn suy sụp của cuộc khủng hoảng, bước

sang giai đoạn phục hôi,

nhiều nước tư bản đã dùng tiền tệ như là một công cụ để

kích thích nên kinh tế phát triển, nhất là kích thích việc

xuất cảng và hạn chế nhập cảng Từ đó đẻ ra chủ trương phá giá đồng tiền Hai đồng tiên được coi là mạnh nhất

thế giới, đồng Sterling Anh:

và đồng đô la Mỹ, nối tiếp

nhau tuyên bố phá giá Một cuộc chiến tranh tiền tệ diễn ra ác liệt giữa ba khối: đồng

Phơ răng, đồng Stcrling và đông đô la Hàng hoá cũng

như đồng Phơ răng trở nên qua dat trên thị trường thế

giới Đồng Phơ răng không chống đỡ nổi Cuối cùng, giới tài chính Pháp cũng

buộc phải theo xu thế chung

chấp nhận việc phá giá đồng Phơ răng Ngày 1-10- 1936,

Quốc hội Pháp thông qua

một Đạo luật mà điều 2 của nó quy định: "hàm lượng vàng mới của đồng Phơ răng, đơn vị tiên tệ của nước Pháp, sẽ được ấn định sau này bởi một nghị định do Hội đông

Bộ trưởng thông qua; trọng

lượng của đồng Phơ răng không thể dưới 43

miligam cũng như không thể vượt quá 49 mili-

gam vàng, với độ tuổi 900/10000 vàng nguyên chất" (18) " Chỉ 9 tháng sau đó, Chính phủ Pháp lại một lan nữa cho phá giá và tuyên bố thả nổi đồng Pho răng Bảng 3

Tỷ giá của Trị giá của 24,3gr bạc

Trang 8

Bệ thống Hiền tệ ở nước Fa thời cận đại 15

Từ lâu đã gắn liền với số phận của đồng Phơ

răng, đến lúc này, giới tài chính Pháp cũng bắt buộc phải cho phá giá đông Đông Dương Ngày 2-10-1936, chính phủ Pháp ra nghị định ngừng

việc thi hành những điều I và 2 của Nghị định ký ngày 31-5-1930 quy định chế độ tiền tệ ở

Đông Dương Từ nay, đông Đông Dương được

quy đổi ra đông Phơ răng Pháp theo tỷ lệ một đông Đông Dương ăn L0 Phơ răng (19) Như vậy,

chế độ bản vị của đông Đông Dương đã thay đổi một lần nữa và lấy bản vị là đồng Phơ răng Pháp

Dưới đây là số liệu thống kê về giá trị của đồng Đông Dương quy đổi ra vàng từ 1913 đến 1936 (20) (Xem bảng 3)

Qua bảng 3 cho thấy, giá trị của đông Đông Dương quy đổi ra vàng đã tăng liên tục từ 1916 đến 1928, đáng chú ý là trong vòng 1924-1928 tương ứng với cuộc đại khai thác thuộc địa lần

thứ 2 đều vượt quá chỉ số 100 (năm 1924 14 108

và năm 1928 là 104), bất đầu sụt liên tục từ 1929 đến 1936, năm 1936 chỉ còn 76 so véi 100, nghĩa là mất đi 24%

Để thấy rõ hơn tỷ giá chuyển đổi của đông

bạc Đông Dương, xin tham khảo bảng thống kê số 4

Bảng 4: Tỷ giá chuyển đổi giữa đồng DD

với một số đồng tiên thông dụng (21)

đảm đối với những loại tiền tệ do nó phát hành Bên cạnh hệ thống tiền tệ chính thống này; Nhà nước thực dân vẫn để cho những loại tiền cũ-

những đồng tiền lẻ của triều Nguyễn mà người

nông dân Việt Nam vốn quen sử dụng, được tiếp

tục lưu hành ở Bắc và Trung Kỳ Thậm chí các

triều vua bù nhìn Đông Khánh, Thành Thái, Khai Dinh, Bao Dai vẫn tiếp tục cho: đúc những loại tiền này Ty giá giữa những loại tiền này cũng như giữa chúng với những đơn vị của đồng Đông Dương do nhân dân tự xác định, không có _sự can thiệp của Nhà nước thực dân hay ngân hàng Chẳng hạn như vào thập kỷ 30, người ta thường đổi một đồng trinh Khải Định ăn nửa xu, một đồng trinh Bảo Đại ăn một phần sáu của một xu (trong khi giá một cái bánh rán nóng là một trinh, như nhà văn Thạch Lam đã cho biết), Đây là một hệ thống tiền tệ riêng biệt, không có bản vị, tôn tại song song với hệ thống tiền tệ của Ngân hàng Đông Dương, không được Nhà nước

thực dân bảo đảm nên nó chỉ lưu hành trong

những người Việt Nam với nhau, và cũng ít ảnh hưởng đến hệ thống tiền.tệ do chúng phát hành

Từ khi bất đầu cuộc Chiến tranh thế giới lần

thứ Hai, nhất là sau khi quân Nhật nhảy vào Đông Dương năm 1940, đồng Đông Dương không còïi dựa vào một bản vị nào nữa, theo lệnh của nhà cầm quyền Nhật, NHDD cho thực hiện

” — " — việc phát hành đông tiền giấy cưỡng chế (cours Năm đông Đông Dương | đồng Đông Dương | đô la Mỹ sovới | | bang Anh so với forcé) mà không có gì bảo đảm với biết bao hệ quả nghiêm trọng về kinh tế, tài chính, xã hội 1923 1,99 8,67 Cùng với thời gian, tình trạng lạm phát đã gia

1924 1,84 8,53 tăng với tốc độ phi mã Chính quyền thưc dân

1925 1.73 838 Pháp tiến hành biện pháp thu vang bac that va

han ché gat gao viéc rut tiên gửi ở ngân hàng

1926 2,06 9.99 NHDD bit buộc những nhà cầm đồ phải nhượng

1927 1,97 9,64 lại số vàng, bạc, đá quý mà khách hàng không

1928 2.05 9.9| chuộc được nợ Xin tham khảo những số liệu ở

bảng 5 dưới đây (22):

1929 2,49 12,12 3

Bang 5

1930 2,56 12,17

Như trên đã nêu, đơn vị tiền tệ Đông Duong | Nam | Sốtiền lưu hành | 30 Hiên giấy tăng lên

là một đông, những đơn vị nhỏ hơn là hào, xu Nhà băng Đông Dương chỉ chịu trách nhiệm bảo

SO VỚI năm trước

Trang 9

16 RNghién ciru Lich si, sé 5.2002

| 1940 280.400.000 64.100.000 ngày cảng mat gia trị Sự mất giá của đồng tiền

có thể tính từng ngày

1941 364.700.000 84.300.000 ¬ ; ;

r 1942 494.200.000 129.500.000 IV MOT SO ANH HUONG CUA TIEN TE _ - Zs

ĐỐI VỚI NHỮNG HOAT DONG KINH TE

1943 740.400.000 246.200.000 XÃ HỘI ĐƯƠNG THƠI ~ `

944 1.052.300.000 311.900.000 Những biến động của đông bạc Đơng - ` ¬-

| Dương có ảnh hưởng rất

Bảng 6 (đơn vị: triệu piastre) lớn đến mọi hoạt động tài

chính, tín dụng, đầu tư nói Năm Số tiền Năm Số tiền Năm Số tiền riêng, cũng như đối với

1913 32 1924 93 1935 88 hoạt động kinh tế ở nước

1914 29 1925 109 1936 113 ta đương thời nói chung

1915 31 1926 124 1937 15] _ De thay rõ thêm

1916 ` - 33 1927 130 1938 174 những biến dong của hệ thống tiền tệ, cần thiết

1917 35 1928 142 1939 216 - phải tìm hiểu sự lưu thông

1918 40 ¡929 146 1940 280 của nó Về nguyên tắc,

1919 50 1930 120 1941 347 muốn có sự phát triển

1920 75 1931 102 1942 494 kinh tế nói chung, hoạt

động đầu tư, tí I

1921 92 1932 93 1943 740 riêng, số lượng lưu hành One a tin dung nel

1922 84 1933 9] 1944 1344 giấy bạc trên thị trường

1923 98 1934 95 1945 2631 phai tang lén Tuy nhién

Nhu vay, chi trong vong 5 nim (1939- 1944), số lượng tiền giấy lưu hành trên thị trường

đã tăng từ 216 triệu lên 1.052 triệu, nghĩa là tăng gấp 5 lần mà không đi kèm với sự phát triển kinh tế Sau ngày 9-3-1945, chính quyền quân phiệt Nhật tha ho in tiền giấy, in hàng tấn tiền giấy

Càng không thu được số thuế áp đặt thì chúng càng in nhiều tiền giấy để thông qua hình thức

mua mà cướp của dân Khi phải bỏ lệ thu thóc thì Nhật liền in 2 tấn giấy bac một lúc, phát hành

trên thị trường loại tiền giấy có giá trị đơn vị lớn

nhất từ trước cho đến khi đó, loại 100 và 500 đồng Điều này đã đẩy con số lạm phát leo thang

lên tới mức ky lục, từ 1.052 triệu năm 1944 lên I0.988 triệu năm 1945, nghĩa là tăng gần gấp hai lần

Sản xuất tụt xuống, tiền p1iấy lưu hành ngày càng tăng nhiều, thì giá cả sinh hoạt tăng lên vùn vụt là điều chẳng lấy gì làm lạ Đồng tiền giấy

điều đó không có nghĩa là có thể tăng số lượng tiền

giấy lên vô hạn Đồng tiên chỉ giữ được giá trị

ổn định khi số lưu hành phù hợp với khả năng sản xuất và dự trữ Vậy đồng tiền Đông Dương lưu thông như thế nào ? Bảng thống kê về tình hình lưu hành của đông bạc Đông Dương sau đây

sẽ cho chúng ta thấy rõ khối lượng tiền giấy do

NHDD phat hành tăng lên rất nhanh (xem bằng

6) (23)

Trang 10

Bệ thống tiền tệ ở nước ta thời cận đại 17 1917 112 97 1918 122 101 1919 156 109 1920 233 15] 1921 187 185 1922 260 168 1923 275 166 1924 290 170 1925 339 200 1926 384 228 1927 403 232 1928 440 247 1929 454 236 1930 ˆ 377 183 1931 317 - 163 1932 288 — 162 1933 283 182 1934 295 204 1935 274 207 1936 352 275 1937 469 300 1938 529 299 1939 671 322

Theo thống kê, tt nam 1914, tiép theo nạn lạm phát, số lượng giấy bạc lưu hành đã tăng lên

liên tục : Năm 1913, số tiên lưu hành là 32,2 triệu đồng, năm 1939, con số đó lên đến 216,3 triệu,

tức là cứ mỗi năm số tiền lưu hành tăng lên 5%

Nếu lấy năm 1913 làm cơ sở tính toán và điều

chỉnh trên cơ sở tính đến chỉ số giá cả sinh hoạt

như ông Vũ Quốc Thúc đã làm, chúng ta sẽ có

được những nhận xét cụ thể về tình hình lưu

thông tiên tệ ở Đông Dương trong từng giai đoạn

(Xin tham khảo bảng 7 và Biểu d6 1)

Điều nhận thấy trước tiên là giai đoạn 1913-1919, số lượng tiền lưu hành tăng lên rất

chậm, việc đầu tư, cấp tín dụng cho tăng trưởng kinh tế nói chung chắc chắn bị phụ thuộc vào tình trạng này; giai đoạn tiếp theo từ 1920 đến

1930, lượng bạc phát hành tăng gấp đôi, chắc

chắn các hoạt động đầu tư, tín dụng cũng CỐ CƠ

hội phat triển nhanh chóng: giai đoạn 1930-1936

tình hình lại cho thấy chững lại Những số liệu trên cho thấy chỉ số lưu hành giấy bạc Đông Dương có những biến động rất lớn Vì thế việc xác định trị giá thực của đồng Đông Dương trong

từng thời điểm để hiểu rõ thực chất của hoạt động

đầu tư, tín dụng cũng như các động thái kinh tế-xã hội là việc làm cần thiết Bảng thống kê về

giá cả thóc gạo sau đây có thể cho chúng ta hiểu

thêm những dữ kiện về mệnh giá đông Đông

Dương để đối chiếu (xem bảng 8):

Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa giá trị thực của đồng bạc Đông Dương với đời sống kinh

Trang 11

18 Rghién ciru Lich si, sé 5.2002 Bang 8: Gia théc trung binh | ta (60kg) tai Nam Ky giai đoạn 1905-1934 (25) Nam à Năm Pon gs oe Nam Pon eit _ 1905 3,61 1906 3,20 | 1907 3,61 1908 3,86 1909 3,50 1910 3,41 1911 4,77 1912 5,85 1913 3,89 1914 3,57 1915 3,71 1916 3,52 1917 3,06 1918 3,59 „ 1919 6,63 1920 6,72 1921 4,32 1922 4,32 1923 5,51 1924 6,40 1925 5,97 | 1926 6,50 1927 6,19 1928 5,84 i 1929 7,15 1930 6.84 1931 3,79 : 1932 3,22 1933 2,30 1934 1,88 Bang 9 (26)

Các khoản thu nhập Số tiên | Số tiền thuế | Số tiên thuế tính trực tiếp chung cho tính theo |tính theo hộ theo hộ gia đình Š Nam | ngân sách Đông Dương | đầu người | gia đình 5 | khẩu tính tương

và ngân sách địa (triệu - khẩu đương với giá trị

phương (triệu piastre) plastre) ‘| (piastre) thóc (kg) | 1913 56,7 3,45 17,25 452 ¡ 1920 78,8 4,19 20,95 323 1925 I037 5 25 423 1926 1132) 5,52 27,6 421 1927 131,7 6,42 32,1 52] 1928 134,7 6,57 32,85 50Ị 1929 142.8 6,65 33,25 461 1930 144,1 6.71 33,55 HN một số chỉ tiêu về thuế ở Đông Dương 1925- 1930 (xem bang 9)

Số liệu bảng 9 cho thấy, giá trị thực của +®\

biệt trong những năm 1920-1930, mặc dù số tiền đóng thuế tính theo đầu người không tăng

là bao nhưng số thóc

mà người nông dân phải đóng cho chính quyên thuộc địa lại tăng lên rất nhiều

Cũng tương tự như

thế, trên cơ sở những dữ

liệu về các khoản đầu

tư của tư bản Pháp vào

Đông Dương tính theo đồng tiền Đông Dương (Đông Dương), đông Pho rang va tri gid quy -

đổi theo đồng Pho rang

năm 1914 chúng ta có

thể hiểu rõ hơn về tình

hình đầu tư trong lĩnh vực công (gôm các khoản vốn

đối ứng, số chi cho quân

sự, câu đường, đường sắt,

hải cảng và bến bãi, hàng

hải, thuỷ lợi, nông nghiệp, chăn ni, đơ thị hố, y tế cộng đồng và

bưu chính viễn thông) tại

Đông Dương những năm 1920-1930 (27) (xem biểu đổ 2)

Biểu đồ trên cho

thấy, xét theo quy mô,

mức độ, đầu tư tại Đông

Dương trong lĩnh vực ‘| cong cong dường như có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc nếu dựa vào khối - lượng tiền Phơ răng hiện hành, nhưng nếu căn

đồng bạc Đông Dương đã có ảnh hưởng rất lớn

đến suat thu thuế của chính quyền thuộc địa; đặc

cứ vào-giá trị quy đổi của đồng Phơ răng nắm

Trang 12

Tê thống tiền tệ ở nước ta thời cận đại 19 aa? a Biéu do 2 500000 Số tiền đầu tư (đơ vị ngàn frs hiện hành) Số tiền đầu tư (ngàn fr theo trị giá nam 19140 450000 400000 Số tiền đầu tư (tính theo ngàn đồng: 350000 300000 250000 209241 200000 156753 150000 100000 45745 50631 52310 40000 21159 0 1920 1921 1922 1923 1924 61942 59814 475711 400870 1 2 31 1926 1927 1928 1929 1930 1925

tư từ bên ngồi vào Đơng Dương đều tính bằng đồng Phơ răng thì, như biểu đồ cho thấy, lại rất lớn —_

Một trong những đặc điểm cần lưu ý là mặc dù những biến động vê tiên tệ đã tác động rất lớn

đến đời sống kinh tế-xã hội đương thời nhưng

NHĐD vẫn thu lợi lớn Nhờ đặc quyền phát hành giấy bạc, NHĐD có thể dễ dàng tạo ra những khoản tiền rất lớn Người ta nhận thấy "chỉ cần

đưa vào két bao nhiêu lần !00 đồng bằng kim loại bạc là được phát hành bẩy nhiêu lan 300

đồng tiền giấy" (28) Vốn của NHĐD tăng lên

nhanh chóng, từ 8 triệu ban đầu, lên đến 24 triệu

vào năm 1900, 72 triệu vào năm 1920 và 157,2

triệu vào năm 1946 (29) Kể từ Sác lệnh ngày

16-5-1900, NHĐD còn đảm nhận công tác ngân

khố ở Đông Dương để phát hành tiền và phổ cập

tiêu dùng trong dân chúng và đồng thời cũng qua

Ngân khố Đông Dương để thu hồi tiền trong lưu

thông Theo thoả ước ngày 20-1-1920, NHĐD trở thành Ngân hàng ngoại thương của Chính phủ Đông Dương, tất cả ngoại tệ và vàng bạc của Chính phủ Đông Dương đều được ký gửi tại NHĐD

Để có một ý niệm cụ thể về hoạt động của NHDD, ching ta có thể tham khảo bảng thống

kê về lợi nhuận do Daniel Hémery lập ra (xem bảng 10)

Rõ ràng là, trong suốt quá trình tôn tại và phát triển của mình, với tư cách là cơ quan phát hành và quản lý tiền tệ của chính quyền thuộc

địa NHĐD đã không phải chịu một thiệt hại

đáng kể nào trước những biến động của đồng bạc do nó phát hành Ngược lại NHĐD đã thu được

những khoản lợi nhuận khổng lồ từ chính những

hoạt động phát hành tiền tệ của nó | |

*

Nhìn chung, trừ giai đoạn 1939- 1945, đồng

Đông Dương là một đồng tiền có giá trị lưu hành ở trong nước và nhiều nước trên thế giới, tương

đối ổn định nhờ có bản vị Tuy nhiên, việc

nghiên cứu tiền tệ nước ta thời Pháp thuộc là lĩnh vực lâu nay ít được giới nghiên cứu Việt Nam đề cập, đòi hỏi công sức của nhiều người nên chắc chắc bài viết này chưa thể tồn diện và khơng tránh khỏi còn có thiếu sót; rất mong các bạn chỉ

dẫn để chúng tôi có điều kiện sửa chữa và bổ

Trang 13

20 Bảng 10: Lợi nhuận của NHĐD 1875-1939 (30) Rghiên cứu Lịch sử, số 5.3002 (2) @3)- (4) (5)

(1) Vốn chuyển (1000 Phơ răng | Lợi tức (1000 | Lợi tức (1000 | Tỷ lệ % lãi gốc (Số lợi tức cột 4 trên

Năm |hiện hành; trong ngoặc đơn là| Phơ răng hiện | Phơ răng giá | số vốn chuyển cột 2 hiển thị bằng giá

Trang 14

Bê thống Hẻn tệ ở nước ta thời cận dai 21 _ (2) (3) (4) (5) 7

(1 ) Vốn chuyên (1000 Pho rang | Lợi tức (1000 | Lợi tức (1000 | Tỷ lệ % lãi gốc (Số lợi tức cột 4.trên

Năm |hiện hành; trong ngoặc đơn là| Phơ răng hiện | Phơ răng giá | số vốn chuyển cột 2 hiển thị bằng giá

Trang 15

22 Rghiên cứu kịch sử, số 5.3009

CHÚ THÍCH

(1) Tại cuộc Hội thảo khoa học về tiền cổ đầu tiên ở

nước ta (do Ngân hàng Nhà nước tổ chức tháng

9.1996), phần lớn các ý kiến đều cho rằng đồng tiền đúc đầu tiên là đồng Thái Bình Hưng Bảo thời

Dinh Tiên Hoàng (970-979) Ở đây chúng tôi dựa

vào bài tham luận trong cuộc hội thảo nêu trên của giáo sư Hồng Văn Khốn

(2) Đỗ Văn Ninh: Tiền cổ Việt Nam, Nxb KHXH, Hà

Nội, 1992, tr 290-201

(3) Đỗ Văn Ninh : Tiền cổ Việt Nam, sách đã dẫn,

1992, tr 295,

(4) Lịch sử ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sơ thảo), T.1, Hà Nội, 1976, Tư liệu của Viện Sử học, ký

hiéu Vv351, tr 55

(5) Dai Nam nhdt théng chi T.4, Nxb.KHXH Ha

N6i, 1971, tr.157, 198-199

(6) Dan theo Nguyen Thanh Nha : Tableau economique du Vietnam aux XVIlé et XVIIIe

siécles, Paris, Edition Cujas, 1970, p.235-236 (7) C Mae : Tw ban, quyén 7 tap {, dan theo GS

Hoàng Văn Khốn : Đơi điều về chặng đường

hình thành và phát triển tiền cổ ở Việt Nam

/Tham luận tại Hội thảo khoa học về tiền cổ Hà Nội, 9.1996

(8) Đại Nam thực lục chính biên T.XXX II tr.306, T.XXVI, tr.135, v.v

(9) Đỗ Đức: Giao tử vụ-Cơ quan gửi và chuyển tiền

dưới thời Nguyễn, Tạp chí Xưa Nay, số 65, VIỊ- 1999, tr.26 (10) Đỗ Văn Ninh : Tiền cổ Việt Nam, sách đã dẫn tr 194 (11) SOM./AFF.Eco C.318 : Banque de | Indochine : Principes et divers

(12) C Regismanset : Le miracle francais en Asie, G.Gréset Cie, Paris, 1922, p 313

(13) Jean Pierre Aumiphin : La présence financiére économique francaise en Indochine 1859-1939, Thése pour le Doctorat, Nice, 1981 (Su Hién dién

tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Duong

(1859-1939).Đinh Xuân Lâm-Ngô Thị Chính-Hô

Song-Phạm Quang Trung dịch Iiội KHLS xuất bản, 1994, tr.17) (14) C Regismanset : Le miracle francais en Asie, đã dẫn, tr 313 (15) A Touzet: Le régime monétaire indochinois Sirey, Paris, 1939, p.65

(16) Journal officiel R.F ngay 1-6-1930, tr 6087 Đăng trên Journal officiel de I’Indochine ngay 7-6-1930, tr 1998

(17) A Touzet: Le régime monétaire indochinois Sirey Paris, 1939, p.120

(18) Journal officiel R.F ngay 1-10-1936, tr 10.402

(19) Nghị định 1931 Toàn quyền Đông Dương ngày

14-10-1936 đăng trên Journal officiel de |’Indo-

chine, 17-10-1936, tr 3093

(20) A Touzet: Le régime monétaire indochinois ‘Sirey, Paris, 1939, p.217

(21) Annuaire statistique de I’ Indochine, 1923-1930

(22) Trần Văn Giàu: Giai cấp công nhân Việt Nam Tập 3 1939-7945 Nxb Sử Học, Hà Nội, 1963, tr |20 Xin lưu ý: con số tuyệt đối về tiền lưu hành năm 1941, 1944, 1945 mà tác giả đưa ra ở đây là có đôi chút khác biệt so với con số mà chúng tôi tìm được trong kho tài liệu lưu trữ của Pháp ((OM/AE.C219.D247) được nêu dưới đây Tuy nhiên vê tỷ lệ so sánh lại có sự tương dối thống nhất (PQT)

(23) FOM/AE C.219, D.247 : Indochine La piastre 1862- 1954,

(24) Vii Quéc Thiic : L’Economie communaliste du Vietnam, Thése Droit, Paris, 1951, p.167-168

(25) TTLTQG-Aix, Phéng FOM économique, Hop 218, H6 so sé 241

(26) Annuaire statistique de I’ Indochine 1913-1942 (27) CAOM, affaires politiques, 2640 (2)

(28) TTLTQG-Aix, Phong (FOM Direction des af-

faires économiques, hd sv sé 804

(29) SOM./AFF co C.193: Banque de I’ Indochine: Rapports du Conseil d’administration 1930-

1947

(30) Theo Pierre Bochcu x et Daniel Hémery : Indo- chine La colonisation ambigu, Edi La Décou- verte, Paris, 1995, Bang ké trong phan phu luc cuối sách

Ngày đăng: 31/05/2022, 01:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w