1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Fukuzuwa - nhà cải cách lừng danh thời Minh Trị Duy Tân

3 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 304,33 KB

Nội dung

Trang 1

THỜI MINH TRỊ DUY TÂN

Một nhân vật có ảnh ưởng lớn đối với việc

hoạch định đường lối cải cách thời Minh Trị là Fukuzawa Yukichi (1835 - 1901) - mét con

người đã công hiến cả đời mình cho sự nghiệp

văn mỉnh hớa đất nước, khước từ mọi lời mời từ Mạc Phủ đến Minh Trị, không ra làm quan, đứng ngoài vòng cương tỏa để dễ bề thực hiện ý

đồ của mình và trở thành một nhà cải cách vĩ dai, gan liền với những năm tháng vinh quang nhất của Nhật Bản

Vốn là người có ý chí ngay từ nhỏ, lại cộng thêm những kinh nghiệm của người cha chỉ bảo,

ông đã dành cả thời trai trẻ của mình cho việc

trau đồi ngoại ngữ để tìm hiểu những điều mới la của thế giới phương Tây, ban đầu là tiếng Hà Lan Nhưng đến khi Nhật Bán mở cửa để

phương Tây vào buôn bán, ông rất ngạc nhiên thấy người phương Tây ở Yokohama nói tiếng Anh, chứ không phải tiếng Hà Lan Thế là ông lại tiếp tục học tiếng Anh, rồi tiếng Pháp Đồng

thời, được sự giúp đỡ của bộ tộc, ông tự mình

mở trường Weiò GVÙuku (Khánh - Ứng Nghĩa -_ thục) vào năm 1858 đạy ngoại ngữ và truyền bá những kiến thức mởi mẻ mà ông vừa tiếp thu được

Khi chính quyền Mạc Phủ gửi phái bộ sang

Hoa Ky (1860) va chau Au (1862), Fukuzawa được chọn làm tùy viên Sau nhiều tháng tận

mắt chứng kiến và tìm hiểu xã hội nhiều nước

phương Tây, ông cho rằng các nước phương Tây đang là nơi có nền văn mỉnh tiên tiến nhất

Trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được

qua sách vở và các chuyến đi thực tế đã nung

nấu trong ông một ý tưởng cho rằng: chỉ bằng

DANG XUAN KHANG cách tiếp thu những khoa học kỹ thuật mới nhất, Nhật Bản mới có hy vọng đưa nước minh lên ngang tầm với các nước phương Tây, rồi dan dần tạo điều kiện yêu cầu phương Tây sửa lại

các Hiệp ước bất bình đẳng Với ý tưởng ấy, ông

đã trở thành một trong những người nhiệt thành nhất cổ động cho khẩu hiệu: "Học hỏi

phương Tây, bất kịp phương Tây, đi vượt

phương Tây" Tuy nhiện, về điểm này ông quan niệm hết sức rõ ràng; việc tiếp thu văn mỉnh phương Tây không phải là cứu cánh, mà bất qúa

chỉ là phương tiện như ơng đã chÍ rõ trong tác

phẩm "Bunmeinonno gairyaku" (Văn minh luận chỉ khái lược", 1875): "Dể bảo vệ độc lập không có cách nào khác ngoài con đường tiến đến văn mình Lý do duy nhất để người dân nước ta tiến

dén vin minh 1a để bảo vệ độc lập quốc gia" (1)

Fukuzawa đã tự hiến thân làm cái gạch nối giữa tư tưởng văn minh của châu Âu với tiền đồ

của Nhật Bản Ông cùng các đồng chí trong tổ chức do ông sáng lập nên (Meirokusha - Minh lục xã) đã có công lao to lớn trong việc truyền bá

văn minh, đưa tỉnh thần tự do, dân chủ cũng như nâng cao trình độ học vấn của nhân dân

dưới thời Minh Trị Có thể nói nắm quyền hành

động là chính quyền, nhưng động cơ thúc đẩy

chính quyền phải hành động cho đến thành công công cuộc duy tân hớa đất nước chính là Fukuzawa và nhớm cộng tác của ông

Trang 2

Trước hết phải kể đến cuốn sách Seiyò Jijd ("Tây dương sự tình", 1866 - 1868) (2) viết về lịch sử, chế độ chính trị của các nước Âu - Mỹ, nhất là những cái hay, cái lạ về kinh tế, văn hớa, giáo dục, quân sự của họ Đặc biệt phần phụ lục với nhan đề Yono bunmei kaiha "Thế chỉ văn mỉnh khai hớa" với lý luận sắc bén như hun nấu lòng người cùng hãng hái vén tay lên xây dựng cho "nước giàu, quân đội mạnh” Sách in tại Edo (Giang Hộ, tức Tokyo bây giờ) bán chạy đến nỗi các nhà in ở miền Tây và ngoài

Kyushu đua nhau in lậu tới mức không kiểm soát nổi quyển nào là chính, quyển nào là lậu

Cuốn sách ra đời giống như một hồi chuông

thức tỉnh và dấy lên một làn sớng học hỏi

phương Tây Cả dân tộc lại say mê văn mỉnh phương Tây giống như họ đã từng say mê nền van minh va van hoc Trung Hoa vao thé ky VII, VI vậy Và thế là những trường dạy ngoại ngữ nhất là tiếng Anh bát đầu mọc lên như nấm Vào năm 1874, Nhật Bản có 91 trường dạy

tiếng nước ngoài với tổng số sinh viên là 13.000

người Người ta đam mê tiếng Anh hết mức,

thậm ch{ nhiều người chủ trương thay thế tiếng

Nhật bằng tiếng Anh, mà đại biểu là Arinori

Mori - Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của Nhật

Bản

Đặc biệt, Fukuzawa cố những đóng góp lớn nhất cho sự nghiệp canh tân giáo dục Trong

tổng kết 100 năm nền giáo dục Nhật Bản sau

Minh Trị duy tân, khi đánh giá về giáo dục với vấn đề canh tân hóa đất nước, người ta không - ngần ngại coi Pukuzawa là "người thầy chủ yếu của giai đoạn Minh Trị" Nếu như mọi người đều thừa nhận rằng sự thành đạt của nước Nhật ngày nay, một nguyên nhân quan trọng nhất là kết qủa của công tác giáo dục, khởi đầu từ Minh

Trị, thì Fukuzawa 1a người có công nhất

Fukuzawa cho rang chính Nhật Bản đã tự

làm cho bản thân mình lâm vào tình trạng bất

bình đẳng vì lạc hậu hơn các nước khác trong lĩnh vực tri thức khoa học Bởi vậy ông hô hào hãy gấp rút cho quảng đại quần chúng làm chủ

các khoa học Ông lập luận: mọi người sinh ra

đều bình đẳng, sự khác biệt nây sinh chỉ vì trình

độ học vấn VÌ vậy, khi từ phương Tây trở về, một mặt ông viết sách tuyên truyền, mặt khác ông trực tiếp nâng trường Keiò do ông sáng lập lên trình độ đại học vào năm 1871 Và cho đến bây giờ Keiò Daigaku không những là cơ sở giáo dục cao cấp giá trị bậc nhất của Nhật Bản mà còn là một trong những trường nổi tiếng trên thế giới (3) Đó cũng là kết qủa của việc vận dụng tư tưởng giáo dục mới của nhà sáng lập Fukuzawa

Trong lĩnh vực giáo dục, ông phê phán gay

gắt lối học cũ - Kyogaku (hư học), tức là lối học

tầm chương trích cú, và nhấn mạnh rằng nền học thuật Nhật Bản cần phải xây dựng là dJitsugaku (thực học) knqông tách rời với đời sống hàng ngày và dựa trên tỉnh thần khoa học, tỉnh thần độc lập, tính tự trọng, tỉnh thần thực dụng và óc phê phán Ông nơi: "Khoa học - thực ra không phải là ở chỗ hãy ghỉ nhớ thật nhiều những chữ tượng hình rác rối, nghiền ngẫm các

tập sách khó hiểu, ngâm nga những câu cổ thi,

biết làm thơ theo vần luật, cách cú Trung Hoa, nghĩa là cứ chuyên chú vào thứ văn chương cử tử vốn chẳng có ích gì cho đời" (4) Hoặc là, "một người có thể đọc thuộc lòng sử biên niên, nhưng không nắm vững được giá lương thực, một người cớ thể hiểu thấu suốt các tác phẩm kinh điển và lịch sử, nhưng không thể tiến hành một sự giao dịch kinh doanh đơn giản; những người

như thế chẳng qua chỉ là những cuốn từ điển ăn hại lúa gạo mà chẳng có Ích gì cho đất nước, hơn

Trang 3

khảo sát các quy luật của những sự vật, sự việc

phải hướng nớ vào những nhu cầu cần thiết

hiện thời" (6) Hầu như toàn bộ tư tưởng về cải

cách nền giáo dục Nhật Bản đã được ông đề cập đến trong tác phẩm Gakumanno Susume (Khuyến học" 1872-1876) (7) Cuốn sách được

in tới 3.250.000 bản và Bộ Giáo dục Nhật Bản

có lõ đã tham khảo rất nhiều ở ông khi soạn

thảo và công bố Đạo luật căn bản về giáo dục

(Gakusei - Hoc ché) vao năm 1872 Trong đó có đoạn: "Từ nay, giáo dục phải được truyền bá trong dân chúng (qúy tộc, cựu quân nhân, tá điền, thợ thủ công và người buôn bán cũng như phụ nữ) để không còn, gia đình mù chữ trong làng mạc và không còn, người mù chữ trong các gia dinh” (8) Đấy cũng là ý tưởng của Fukuzawa, ý tưởng "giáo duc cho tất cẢ mọi người" Và thực tế nội dung giáo dục và giáo dưỡng của Nhật Bản lúc này đều chứa đựng những tư tưởng của Pukuzawa Dây là thời kỳ nền giáo dục Nhật Bản bát đàu "cất cánh", Các cơ sở giáo dục thuộc nhiều loại khác nhau bắt đầu phát triển và đưa đến những thành tựu được xếp vào loại bậc nhất thế giới không bao lâu sau

Tuy nhiên con đường canh tân hóa đất nước không phải bao giờ cũng thuận lợi Nhiều thế lực vẫn còn luyến tiếc chế độ cũ VÌ vậy PFukuzawa đã ln luôn dùng những lời lẽ phê phán chua cay đối với những tư tưởng bảo thủ Ông cho rằng muốn văn minh héa đất nước thì trước tiên hãy văn mình hóa bộ óc của chính

mìinh bằng tư tưởng văn minh và bằng hành

đọng đưa quốc gia tiến đến văn minh Đất nước chưa thể nào văn minh, nếu con người còn kém trí và thiếu đức Ông đề xướng lên khẩu hiệu "cơng lÍ - chủ nghĩa" và coi đấy là mục tiêu cao nhất của "con người thời Minh Trị duy tân", Mỗi người hãy lo cho sự giàu có của đất nước trước thì nhà mình sẽ đương nhiên cùng giàu có mà trường tồn, chứ không thể như thời phong kiến, làm quan bắt dân phải đóng thuế cho sự giàu cố của nhà mình, bất chấp thứ dân có đóng nổi hay không Làm quan không thể cai trị theo

quan niệm của Nho giáo mà phải cai trị bằng pháp luật Nhà nước văn minh là Nhà nước phải có nền chính trị quang mỉnh, xây dựng bằng Hiến pháp để phân định thế trị và thế loạn, hợp hiến ấy là trị, phản hiến ấy là loạn Ông lên án gay gắt những thủ đoạn chính trị phan dân chủ

Đồng thời giải thích cho nhân dân bằng-những lời lẽ giản dị, đễ hiểu nhất để người dân sử dụng

được quyền tự do của mình trong một Nhà nước

pháp quyền

Ngày nay, khi Nhật Bản ngày càng thành

công trên tất cả các lĩnh vực thì người ta càng

đánh giá cao những đóng góp to lớn của ông

trong việc đặt nền móng xây dựng một nước

Nhật hiện đại Dớ cũng là lý do khiến chính phủ Nhật Bản quyết định vào năm 1985 in ảnh ông lên đồng tiền giá trị nhất của Nhật Bản - tờ 10 000 Yên

CHỦ THÍCH:

1 Vĩnh Sính, "Nhật Bản cận dai’, Văn hóa tùng thư, 1990, tr, 127

2 Bộ sách này gồm 2 phần: “Tay dương sự tình sơ

biên", xuất bản năm 1866 và "Ngoại biên", năm 1868

3 Khi thanh lập vào năm 1858 là trường trung - tiểu học tư thục, đật tại phố Teppò Zu (Thiết -

Pháo) Từ 1871 nâng lên thành trường Đại học, ông

chuyển vẻ phố Mitla (Tam Điền) như hiện nay Trường có 4 khu dạy vẻ 4 khoa: Văn học, Kinh tế,

Luật khoa và Y khoa Tuy là trường tư thục, nhưng sinh viên nào lọt được kỳ thi tuyển (4,5 thí sinh hàng nam) nhập học thì tự cho là số may lắm, vì chắc

chắn sẽ thành nhà trí thức nổi tiếng

4 Konrad N.I "Những tác phẩm chọn lọc Văn học và sân khâu” M 1978, tr 262

5 G,C Allcn., "Chính sách kinh tế Nhat Ban" T.2,

Viện Kinh tế thế giới, H 1988 tr 126

6 Konrad Ñ.I, 5S đ.d Tr 264

7 Bộ này bao gồm 17 cuốn, quyển đầu iỉn năm 1872, quyển cuối in năm 1876

8 Makoto Aso va [kumd Amand "Giáo dục và vấn đẻ canh tân hóa trị Nhật Bản: MONBUSHO 1973

Ngày đăng: 30/05/2022, 23:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w