1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thêm một số ý kiến về vấn đề giảng dạy Lịch sử Cổ - Trung Đại Việt Nam

3 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 272,03 KB

Nội dung

Trang 1

THÊM MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY

LICH SU CO-TRUNG DAI VIET NAM Khoa học lịch sử là một bộ môn có ý

nghĩa quan trọng đối với việc phục vụ các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Hiện nay chúng ta đang đứng trước một sự chuyển biến mới của toàn xã hội,

giảng dạy cũng như học tập lịch sử cần phải có những đổi mới về nội dung và phương pháp nhằm đạt được hiệu qủa cao

nhất

Gần đây, trên tạp chí Nghiên cứu lich

sử đã công bố một số luận văn đề cập đến

việc đổi mới công tác nghiên cứu lịch sử ở

nước ta hiện nay (1) Đối với khoa Lịch sứ, trường Đại học Sư phạm, việc đổi mới công

tác giảng dạy là một yêu câu không thể

thiếu được, nhất là khi mà chương trình

lịch sử ở trường phổ thông đã và đang đổi mới Để đáp ứng được nhiệm vụ này, việc giảng dạy lịch sử cổ - trung đại Việt Nam ở đại học cần phải có nhứng đổi mới sau:

1 Trước hết người giáo viên phải có cái

nhìn mới, phong cách giảng dạy mới, trên cơ sở những thành tựu khoa học mới

Thực tế cuộc sống đang đặt ra cho khoa học xã hội, trong đó có khoa học lịch sử

nhứng vấn đề cấp bách cân phải giải quyết

Lịch sử Việt Nam là lịch sử của qúa trình dựng nước đi đôi với giử nước Trong mỗi thời kỳ lịch sử, hai vấn đề này đều đan xen vào nhau, tác động hỗ trợ nhau, thúc đẩy xã hội Việt Nam phát triển Nhận thức được điều này để chủ động tìm ra các vấn đề mấu chốt đưa vào giảng dạy không phải là dễ dàng Trong nghiên cứu lịch sử, trước

đây các nhà sử học thường quan tâm nhiều

đến các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc mà ít quan tâm đến

ĐÀO TỔ UYÊN `

lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa và tư tưởng (2) Trong chương trình giảng dạy, chúng ta cứng thường thấy các vấn đề chiến tranh

có nhiều hơn Chẳng hạn, giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế ky XV da từng chứng kiến nhứng chiến công hiển

hách của dân tộc trong cuộc đấu tranh anh dúng chống lại quân Tổng, quân Nguyên và giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của phong kiến nhà Minh Do vậy dường như cả

người dạy và người học đều quan tâm nhiêu đến các cuộc kháng chiến chống xâm lược Trong khi đó có những vấn đề khác không kém phân quan trọng như: vấn đề hình

thành và xác lập của chế độ phong kiến:

nhứng nét đặc thù cua tình hình kinh tế,

xã hội, kiến trúc thượng tầng, đặc biệt ở thời Lý - Trân chưa được quan tâm đúng

mức

Một vấn đề khác như vân đê Hô Qúy Ly và nhứng cải cách của ông Vào những năm

1960- 1961, cuộc trao đổi ý kiến trên Tạp

chí Nghiên cứu lịch sử đã thu hút đông dao các nhà sử học tham gia 30 năm sau (năm 1990) vấn đề này được đưa ra thảo luận (3) và năm 1991 một cuộc hội thảo vê Hồ Qúy Ly và thành nhà Hồ lại được tổ chức tại

Thanh Hóa Mặc dù không có thêm được

nhiều tư liệu mới, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều có cách nhìn nhận và đánh giá các cải cách của Hồ Qúy Ly theo quan

điểm mới Một số đi vào phân tích cơ sở

kinh tế, chính trị và xã hội của thời đại mà Hồ Qúy Ly dựng nghiệp, một số khác giới thiệu các công trình nghệ thuật, kiến trúc

Trang 2

của thời nhà Hồ như Tây Đô, Ly Cung v.v

và đánh giá cao các công trình này Rõ ràng trong khi giảng dạy, nếu chúng ta không nhanh chóng tiếp cận được cái mới thì bài giảng sẽ chỉ là con đường mòn

Thé ky XV, mà trong lịch sử gọi là thời Lê sơ, là thế kỷ chế độ phong kiến Việt

Nam phát triển tương đối êm dịu, khí thế chiến thắng quân xâm lược Minh của quân

và dân Đại Việt được đưa vào sự nghiệp xây

dựng đất nước Nhờ đó các vương triều Lê

sơ đã làm được nhiều công việc đáng kể (cä về kinh tế, chính trị, xã hội cũng như về văn hóa, giáo dục) Phải chăng đi sâu vào lịch sứ giai đoạn này, chúng ta sẽ rút ra được nhứng bài học và nhứng kính nghiệm

bổ ích

Một vấn đê cũng thu hút nhiều nhà

nghiên cứu trong nước cũng như ở nước

ngoài là đánh giá thời Nguyễn nói chung và bản thân triều Nguyễn nói riêng Mới đây,

dưới sự chủ trì của Hội Sử học Việt Nam (năm 1991), vấn đề này được xới lên Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: nếu chỉ “áp đặt”

cho nhà Nguyễn các từ “lạc hậu”, “phản

động”, “bảo thủ” thì có lẽ hơi vội vàng và chưa khách quan Nghiên cưu lại thời kỳ Nguyễn, xem xét lại nhứng việc mà các vua

nhà Nguyễn đã làm vê văn hóa, nghệ thuật,

đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế (những năm

gân đây có nhiều công trình chuyên khảo về công cuộc khẩn hoang dưới triều

Nguyễn) Đó cũng là một trong những tư liệu để chứng ta có cách nhìn nhận và đánh gid day du hơn

Chỉ một vài dẫn chứng ở trên đã cho thấy việc giảng dạy lịch sử cổ - trung đại

Việt Nam trong tình hình hiện nay cần

được đổi mới song song với việc đổi mới

công tác nghiên cứu ©

2 Chương trình cải cách giáo dục G

trường phổ thông đã và đang đặt ra cho

công tác giảng dạy lịch sử cổ - trung đại

Việt Nam ở đại học phải đối mới cả về nội

dung và phương pháp để sau này khi ra trường sinh viên có thể làm tốt công tác ở trường phổ thông

Mục tiêu của khoa Sử - trường Đại học

Sư phạm là đào tạo giáo viên phổ thông trung học (tất nhiên không loại trừ có

nhứng s#nh viên sau khi ra trường do khó

khăn về việc làm đã phải dạy ở cấp phổ

thông cơ sở, thậm chí là dạy học sinh lớp 1) Bởi vậy sinh viên của nhà trường chúng ta không nhứng phải đạt trình độ chung của một giáo viên trung học (sau khi ra trường) mà còn cần được trang bị nhứng tri thức lịch sử, có khả năng dạy tốt

chương trình lịch sử ở trường phổ thông

Chẳng hạn lịch sử cổ - trung đại Việt Nam

trước đây chỉ được dạy ở phổ thông cơ sở, nay nó được đưa vào chương trình phổ thông trung học (4 bài trên tổng số 23 bài

của chương trình lịch sử lớp 11) (4) Trong 4 bài đó thì có 3 bài học vê van minh, văn hóa (văn minh Văn Lang - Au Lac, van - minh Đại Việt; văn hóa của các tộc người thiểu số ở Việt Nam) và một bài về truyên thống, ý thức dân tộc của nhân dân Việt

Nam Tuy số tiết không nhiều, nhưng để giảng dạy được không phải la don gian Di thực tế ở các trường phổ thông, chúng tôi

thấy không ít giáo viên rất ling tung trong

khi soạn bài và giảng trên lớp về những

vấn đề này Ngoài khó khăn về mặt tư liệu

như: giáo trình của Khoa Sử - trường Dai học Sư phạm da quia cd, nhiều vấn đề mới,

nhiều quan điểm mới chưa được đưa vào,

sinh viên còn không được tiếp cận một cách hệ thống, toàn diện nhứng nệi dung của chương trình phổ thông Bởi vậy, mặc

dù có những đợt bôi dưỡng ngắn ngày cho

giáo viên theo chương trình cải cách giáo dục và có các loại sách hỗ trợ thêm như:

Trang 3

-tham khảo khác giúp đỡ đắc lực cho việc

giảng dạy, nhưng giáo viên phổ thông vẫn còn nhiều bở ngỡ và gặp không ít khó khăn

Muốn khắc phục được tình trạng này, theo chúng tôi việc giảng dạy ở trường Đại học

Sư phạm phải nhanh chóng bổ sung những chỗ trống trong tri thức của sinh viên, giúp họ khi ra trường có thể yên tâm làm nhiệm

vụ của mình |

3 Việc giảng dạy lịch sử cổ - trung đại

Việt Nam ở đại học vừa phải phản ánh cập

nhật thời sự sứ học và thời sự xây dựng đất

nước vừa phải kết hợp với việc khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu địa phương

Việc tìm hiểu về truyên thống đấu tranh yêu nước của nhân đân ta trong qúa khứ sẽ có tác dụng cổ vú cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập của Tổ quốc Cũng như

truyền thống lao động cần cù, dũng cảm và thông minh của nhân dân ta trong lịch sử có tác dụng tích cực to lớn đối với sự

nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn

hóa, giáo dục của nhân dân ta hiện nay Do vậy trong nghiên cứu cũng như trong giảng

dạy, chúng ta không thể tách rời qúa khứ

với hiện tại, hiện tại với tương lai Qua nhứng năm tháng đưa anh chị em sinh viên

cúa khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đi thực tế chuyên môn tại nhiều

địa phương nông thôn ở miền Bắc Việt

Nam, chứng tôi đều cảm nhận một điều là nhân dân ta, đặc biệt thế hệ các cụ già cao tuổi rất tự hào, trân trọng lịch sử của cha ông, của quê hương Hâu hết các địa

CHÚ THÍCH

(1) Xem: Tạp chí Neghién cứu lịch sử số 5/1991 (2) Trong bài "Vẫn đề đỗi tượng cia sir hoc” cia Nguyên Công Hình đăng trong cuốn “Mấy vấn đề phương

pháp luận sử lọc" Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội 1967 da

tổng kết: Trong 70 số tạp chí Nghiên cứu lịch sử từ số 1 đền số 70 chỉ có 41 bài trên tổng số 544 hài đi vào lịch sử

kinh tế và văn hóa

phương đều có nguyện vọng viết lịch sử

làng xã, viết lịch sử truyên thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân,

viết về sự nghiệp của các anh hùng có công

trong các cuộc kháng chiến chống ngoại

xâm và trong công cuộc khẩn hoang lập

làng Chính trong các làng xã ấy hiện còn

lưu trứ một khối lượng tư liệu lớn và qúy, nhất là nhứng tư liệu chữ Hán Nếu chứng ta biết cách khai thác và sử dụng chúng chắc chắn đó sẽ là nguồn tư liệu bổ ích cho

các công trình khoa học và cho sinh viên

Những công trình khoa học về phong trào nông dân, về phong tục tập quán và lễ

hội truyền thống, về văn hóa giáo dục, về các công trình nghệ thuật và trên các lĩnh

vực kinh tế như các nghề thủ công cổ truyền, công cuộc khai hoang lấn biển v.v

chẳng nhứng có tác dụng giáo dục lòng yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho nhân

đân địa phương mà còn để lại nhiều bài

- học, nhiều kinh nghiệm bố ích cho công cuộc xây dựng và qui hoạch nông thôn,

thực hiện các chính sách đối với người lao động mà Đăng Cộng san Việt Nam đang

từng bước xem xét để thực hiện

Tóm lại, việc giảng dạy lịch sử cổ -

trung đại Việt Nam đang là một vấn đề cân trao đổi và thảo luận Nhứng ý kiến mà

chúng tôi nêu trên chỉ là suy nghĩ bước

đầu, kính mong các nhà giáo, các nhà nghiên cứu và các bạn đồng nghiệp góp

thêm ý kiến

- Xem: Phan Phương Thào: "Vai số liệu thống kê, 16

năm tạp chí Nghiên cứu lịch sử (1975-1990) Tạp chí

Nghiên cứu lịch sử số 3/1992

Ngày đăng: 30/05/2022, 20:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w