QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

46 6 0
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I. Khái niệm và tiến trình hội nhập KTQT của Việt Nam 4 1. Khái niệm và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 4 2. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 5 II. Những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam 8 1.Về quy mô GDP 8 1.1. Sự thay đổi GDP qua các năm 8 1.2. Phân tích nguyên nhân tăng trưởng 9 1.3. So sánh GDP của Việt Nam với các nước trong khu vực 14 2. Về kinh ngạch xuất khẩu 15 2.1. Kinh ngạch xuất khẩu của nước ta 15 2.2. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trong kinh ngạch xuất khẩu 16 2.3. Một số kinh ngạch xuất khẩu với các nước trong khu vực 20 3. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 21 3.1. Thu hút vốn FDI 21 3.2. Thu hút vốn ODA 28 4. Đầu tư FDI của Việt Nam ra nước ngoài. 31 4.1. Địa bàn đầu tư 33 4.2. Hình thức đầu tư 35 4.3. Một số doanh nghiệp đầu tư lớn 35 5. Thu hút khách du lịch quốc tế (số lượng khách đến, doanh thu) 35 6. Tăng trưởng kinh tế và thu nhập theo đầu người 38 C. KẾT LUẬN   PHỤ LỤC Danh mục các bảng Bảng 1. Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 052021 7 Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn 12 Bảng 3. Quy mô vốn của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong giai đoạn 20052020 33 Danh mục các hình Hình 1. Quy mô GDP của Việt Nam qua các năm 8 Hình 2. Tăng trường GDP của Việt Nam qua các năm 10 Hình 3. Quy mô GDP của một số nước ASEAN năm 2020 14 Hình 4. Kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm 15 Hình 5. Kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới các đối tác qua các năm 16 Hình 6. Kinh ngạch xuất khẩu với các nước trong khu vực năm 2020 20 Hình 7. Quy mô vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 20052020 21 Hình 8. Quy mô vốn FDI vào các nước ASEAN năm 2019 24 Hình 9. Xuất khẩu các doanh nghiệp FDI giai đoạn 20052020 25 Hình 10. Số lao động Việt Nam làm việc trong doanh nghiệp FDI 26 Hình 11. Tỷ trọng vốn đầu tư của Việt Nam giai đoạn 20052020 27 Hình 12. Tổng vốn ODA Việt Nam đã thu hút trong giai đoạn 20052019 29 Hình 13. Tổng vốn và tỷ trọng các nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam lũy kế 2020 30 Hình 14. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam 36 Hình 15. So sánh du lịch của các nước ASEAN 37 Hình 16. Thu nhập GDP bình quân theo đầu người của Việt Nam giai đoạn 2005 2020. 39   A. LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người với nhau. Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó kinh tế thị trường và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ là động lực hàng đầu. Mặt khác, hội nhập quốc tế trên phương diện kinh tế đã, đang là một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế mang tính tất yếu và là đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế đem tới cho các quốc gia không chỉ những lợi ích về mọi mặt, mà còn đặt các quốc gia trước những thách thức, bất lợi. Song, con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia vào dòng chảy hội nhập. Chặng đường hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến nay là một quá trình đồng hành đầy thử thách, khó khăn. Tuy vậy, Việt Nam đã không ngừng chủ động và tích cực tham gia vào các thiết chế kinh tế đa phương và khu vực như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, là thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế ÁÂu (ASEM) năm 1998; trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu ÁThái Bình Dương (APEC) và đặc biệt là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Có thể nói rằng, trong suốt tiến trình xây dựng đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như tạo sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh và khẳng định vị thế của Việt Nam. Những thành công đạt được có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, tạo tiền để Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. Vì vậy nên nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”   B. NỘI DUNG I. Khái niệm và tiến trình hội nhập KTQT của Việt Nam 1. Khái niệm và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người. Có thể cho rằng, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác. Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế. Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế. Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vì sự phồn vinh của dân tộc mình. Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng. Đối với Việt Nam, cho đến nay, hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác. Trong đó, hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác cần tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu như: Đàm phán cắt giảm các hàng rào thuế quan; Đàm phán cắt giảm các hàng rào phi thuế quan; Giảm thiểu các hạn chế đối với hoạt động dịch vụ; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động đầu tư quốc tế; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động dĩ chuyển sức lao động quốc tế; Điều chỉnh các công cụ, quy định của chính sách thương mại quốc tế khác. 2. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng ta, là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Trên cơ sở các chủ trương, định hướng lớn, có thể thấy Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia vào các thiết chế kinh tế đa phương và khu vực, với các dấu mốc và thành tựu quan trọng như: + Việt Nam Cộng hòa gia nhập IMF vào ngày 2191956. Từ năm 1976, CHXHCN Việt Nam chính thức kế thừa vị trí hội viên IMF của Việt Nam Cộng hòa. Việt Nam thuộc nhóm Đông Nam Á trong IMF, gồm 13 nước: Brunei, Campuchia, Fiji, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Singapore, Thái Lan, Tonga, Việt Nam và Philippines. + 2191976, nước CHXHCN Việt Nam tiếp quản tư cách hội viên tại WB của Chính quyền Sài gòn cũ. Năm 1978, WB đã cho Việt Nam vay một khoản tín dụng trị giá 60 triệu USD để thực hiện dự án Thuỷ lợi Dầu tiếng. Tháng 11985, IMF và WB đình chỉ quyền vay vốn của Việt nam do Việt Nam mắc nợ quá hạn. Sau một thời gian bị gián đoạn, đến tháng 101993, quan hệ tín dụng giữa WB và Việt Nam đã chính thức được nối lại. + 1995: Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhờ đó Việt Nam đã trải qua những bước phát triển mạnh mẽ trong tư duy đối ngoại, nhờ đó có sự chuyển hướng chiến lược sáng suốt, kịp thời, nhấn mạnh lợi ích cao nhất của đất nước lúc này là tranh thủ điều kiện hòa bình để phát triển. + 1996: Là thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế Á – Âu (ASEM), Việt Nam đã tích cực tham gia ngay từ đầu vào các nỗ lực thành lập Diễn đàn Hợp tác Á Âu (ASEM), trong đó có sự chuẩn bị về song phương và đa phương trong khuôn khổ ASEAN. Mặc dù gặp khó khăn, song được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã hoàn thành tốt trách nhiệm của một quốc gia thành viên tích cực ngay từ khi ASEM được hình thành tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 3 năm 1996, và ngày càng chủ động hơn trong việc triển khai các thỏa thuận và đóng góp cho ASEM trên cả 3 lĩnh vực đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác, đăng cai một số cuộc họp ASEM, đề xuất nhiều sáng kiến thiết thực. Đặc biệt, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò điều phối viên châu Á kể từ Hội nghị Cấp cao ASEM 3 đến nay. + 1998: Gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), có vai trò chủ động và tích cực trong tiến trình hợp tác APEC. Đây là khu vực có ý nghĩa quan trọng, chiến lược đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. + 2007: Là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. Khi tham gia WTO, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường ra bên ngoài và nâng cao vị thế của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. Việc tuân thủ các nguyên tắc của WTO sẽ khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam thuận lợi, thông thoáng, hợp lý và bình đẳng hơn. Không chỉ vậy, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai thực hiện công tác đàm phán, ký kết các FTA và các nhiệm vụ liên quan đến công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Bảng 1. Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 052021 STT FTA Hiện trạng Đối tác FTAs đã có hiệu lực 1 AFTA Có hiệu lực từ 1993 ASEAN 2 ACFTA Có hiệu lực từ 2005 ASEAN, Trung Quốc 3 AKFTA Có hiệu lực từ 2007 ASEAN, Hàn Quốc 4 AJCEP Có hiệu lực từ 2008 ASEAN, Nhật Bản 5 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản 6 AIFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Ấn Độ 7 AANZFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Úc, New Zealand 8 VCFTA Có hiệu lực từ 2014 Việt Nam, Chi Lê 9 VKFTA Có hiệu lực từ 2015 Việt Nam, Hàn Quốc 10 VN – EAEU FTA Có hiệu lực từ 2016 Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan 11 CPTPP (Tiền thân là TPP) Có hiệu lực từ 30122018, có hiệu lực tại Việt Nam từ 1412019 Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia 12 AHKFTA Có hiệu lực tại Hồng Kông (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11062019 ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc) 13 EVFTA Có hiệu lực từ 01082020 Việt Nam, EU (27 thành viên) 14 UKVFTA Có hiệu lực tạm thời từ 01012021, có hiệu lực chính thức từ 01052021 Việt Nam, Vương quốc Anh FTA chưa phê chuẩn, sắp có hiệu lực 15 RCEP Ký ngày 15112020 ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand FTA đang đàm phán 16 Việt Nam – EFTA FTA Khởi động đàm phán tháng 52012 Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein) 17 Việt Nam – Israel FTA Khởi động đàm phán tháng 122015 Việt Nam, Israel Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập Đến nay, Việt Nam đã hoàn thành ký kết 15 FTA ở cấp độ song phương và khu vực (trong đó đang thực thi 14 FTA, 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực), và đang đàm phán 2 FTA. Trong số đó, nổi bật nhất là 3 FTA thế hệ mới gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA); và 1 FTA có quy mô lớn nhất thế giới trong khuôn khổ ASEAN là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). II. Những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam o 1.Về quy mô GDP 1.1. Sự thay đổi GDP qua các năm Hình 1. Quy mô GDP của Việt Nam qua các năm Đơn vị: tỷ USD Nguồn: WB Trong giai đoạn từ năm 2005 tới nay GDP của Việt Nam nhìn chung đều có tốc độ cao và tăng trưởng khá ổn định trong khu vực và thế giới. Giai đoạn này sự hội nhập, đổi mới về kinh tế trên cơ sở hoà bình, hợp tác và phát triển, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ được đẩy nhanh; đầu tư, lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng mở rộng. Điều đó đã giúp chúng ta nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ khi mở cửa hội nhập kinh tế chúng ta đã đạt được những sự tăng trưởng cao trong quy mô GDP. Vào giai đoạn 20162020, kinh tế nước ta tăng trưởng vững chắc và ngày càng được cải thiện. Quy mô nền kinh tế nước ta tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt 268,4 tỉ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 2.750USDngười, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015. Nhờ các giải pháp linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, giá cả các mặt hàng diễn biến tương đối ổn định. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 20162020 ước đạt khoảng 4%, giảm mạnh so với giai đoạn 20112015 (7,65%), trong phạm vi mục tiêu đề ra (dưới 4%). Dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục, tăng từ mức 28 tỉ USD năm 2015 lên trên 80 tỉ USD vào cuối năm 2020. Trong COVID19, tính đến tăn 2020, GDP của chúng ta vẫn tăng trưởng thuộc hàng top trên thế giới. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2020 ước khoảng 248,5 nghìn tỷ đồng, dưới 4% GDP. Tính chung giai đoạn 20162020, bội chi ngân sách Nhà nước bình quân khoảng 3,6% GDP. Đến cuối năm 2020, dư nợ công khoảng 55,8% GDP, nợ Chính phủ khoảng 49,6% GDP, trong phạm vi giới hạn cho phép. Đây là những con số rất có ý nghĩa, thể hiện sự vững mạnh của nền tài chính nước ta trong bối cảnh đại dịch Covid19. Mặc dù kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid19, nhưng Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương 2,91%, thuộc nhóm nước cao nhất thế giới trong năm 2020. Tính chung, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (20162020) ước đạt khoảng 5,9% và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Việt Nam cũng lọt vào top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới theo bầu chọn của tạp chí The Economist 1.2. Phân tích nguyên nhân tăng trưởng Chúng ta có được thuận lợi rất cơ bản là những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quan trọng sau 20 năm đổi mới và thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng về kinh tế của Việt Nam, góp phần không nhỏ trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đạt những con số tăng trưởng GDP ấn tượng như vậy không thể không nhắc tới tầm quan trọng của hội nhập quốc tế sâu rộng. Ta có bảng tăng trưởng GDP qua các năm: Hình 2. Tăng trường GDP của Việt Nam qua các năm Đơn vị: % Nguồn: WB 1.2.1. Chủ động đàm phán, kí kết các FTA FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area hay còn gọi là Hiệp định thương mại tự do. Đây là một hình thức liên kết quốc tế giữa các quốc gia mà ở đó các hàng rào về thuế quan và phi thuế quan đều sẽ bị giảm hoặc xóa bỏ. Từ đó từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đến nay, đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và song phương và đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác. Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 910 đối tác kinh tếthương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Do đó, việc tham gia và thực thi các FTA sẽ mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác động tích cực tới tăng trường GDP: + Tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, giảm bớt xóa bỏ hàng rào thuế quan. Khi gia nhập các FTA, việc lưu thông hàng hóa sẽ không còn quá nhiều khó khăn như trước, các hàng hóa của nước ta có điều kiện gia nhập các thị trường hớn và khó tính. Hơn thế nữa, thuế quan và phi thuế quan sẽ được cắt giảm thậm chí bỏ hẳn nên các sản phẩm sẽ được bán với giá có lợi hơn, danh nghiệp có lợi hơn từ đó tạo động lực cho các doanh nghiệp tăng sản xuất từ đó thúc đầy GDP tăng trưởng. + Nâng cao năng lực cạnh tranh, khai phá sản phẩm tiềm năng. Nước ta có rất nhiều sản phẩm tốt nhưng phát triển chưa xứng với tiềm năng sẵn có: hải sản, hoa quả, … Chính vì vậy, khi có thể vào các thị trường rộng mở thì những sản phẩm đó sẽ được khai thác nhiều hơn. Bên cạnh đó để đạt được các tiêu chuẩn của các nước để xuất khẩu chúng ta cũng sẽ chú trọng nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo. Họ sẽ áp dụng các kĩ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao tay nghề lao động tăng năng xuất, chất lượng có giá thành hợp lí nhằm tăng cạnh tranh, từ đó thúc đẩy kinh tế đi lên. + Tạo nhiều việc làm cho người dân. Khi thương mại phát triển, các hoạt động kinh doanh sản xuất ngày càng nhiều, càng cần nhiều lao động hơn. Thậm chí với những sự phát triển nhanh thì người lao động cũng ngày được trả lương nhiều hơn. Từ đó phần nào tránh thất nghiệp dẫn đến tệ nạn xã hội, từ đó phát triển kinh tế. + Tạo các mối quan hệ hợp gắn bó, gần gũi. Giai đoạn 20162020 đánh dấu một bước chuyển quan trọng của Việt Nam trong hội nhập kinh tế toàn cầu từ thế bị động sang chủ động trong việc lựa chọn đối tác cũng như đàm phán các điều khoản trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Chúng ta đã tạo nhiều cơ hội cho chính mình, thúc đẩy chủ động hợp tác quốc tế, làm bạn với tất cả các nước trong và ngoài khu vực giúp nâng cao mối quan hệ tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác, tạo điều kiện cho các sản phẩm dịch vụ vươn tầm xa hơn. Bên cạnh đó cũng chính là nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ về các mặt, học tập sự phát triển của các nước đi đầu từ đó khắc phục yếu điểm, phát triển kinh tế 1.2.2. FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. FDI có vai trò hết sức quan trọng, trở thành điểm sáng của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây. FDI đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiện nó đã tạo trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành mốt số ngành công nghiệp chủ lực như viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin,…Đây là nền tảng cho sự tăng trưởng dài hạn cũng như thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Với những chính sách linh hoạt và cơ chế thông thoáng, Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh và đạt mức kỷ lục là 39 tỉ USD (năm 2019). Tính chung cả giai đoạn 20162020, tổng vốn FDI đăng ký ước đạt khoảng 173 174 tỉ USD, trong khi đó, vốn thực hiện ước đạt khoảng 92 93 tỉ USD (giai đoạn 20112015, tổng vốn FDI đăng ký đạt khoảng 100,3 tỉ USD, vốn thực hiện đạt gần 60 tỉ USD). Giá hiệu quả khu vực FDI trong giai đoạn 20112019 như sau: giai đoạn 20112019, khu vực FDI đóng góp khoảng 25,7% cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 13% GDP năm 2010 và 19,6% GDP năm 2019. So với khu vực kinh tế khác thì các tập đoàn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

Ngày đăng: 30/05/2022, 17:10

Hình ảnh liên quan

Hình 1. Quy mô GDP của Việt Nam qua các năm - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 1..

Quy mô GDP của Việt Nam qua các năm Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 2. Tăng trường GDP của Việt Nam qua các năm - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 2..

Tăng trường GDP của Việt Nam qua các năm Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình 3. Quy mô GDP của một số nước ASEAN năm 2020 - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 3..

Quy mô GDP của một số nước ASEAN năm 2020 Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 4. Kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 4..

Kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 5. Kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới các đối tác qua các năm - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 5..

Kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới các đối tác qua các năm Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình 6. Kinh ngạch xuất khẩu với các nước trong khu vực năm 2020 - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 6..

Kinh ngạch xuất khẩu với các nước trong khu vực năm 2020 Xem tại trang 22 của tài liệu.
FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

oreign.

Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 8. Quy mô vốn FDI vào các nước ASEAN năm 2019 - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 8..

Quy mô vốn FDI vào các nước ASEAN năm 2019 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Hình 9. Xuất khẩu các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2005-2020 - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 9..

Xuất khẩu các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2005-2020 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hình 10. Số lao động Việt Nam làm việc trong doanh nghiệp FDI - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 10..

Số lao động Việt Nam làm việc trong doanh nghiệp FDI Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 11. Tỷ trọng vốn đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2005-2020 - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 11..

Tỷ trọng vốn đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2005-2020 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 12. Tổng vốn ODA Việt Nam đã thu hút trong giai đoạn 2005-2019 - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 12..

Tổng vốn ODA Việt Nam đã thu hút trong giai đoạn 2005-2019 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 13. Tổng vốn và tỷ trọng các nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam lũy kế 2020 - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 13..

Tổng vốn và tỷ trọng các nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam lũy kế 2020 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 3. Quy mô vốn của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong giai đoạn 2005-2020  - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Bảng 3..

Quy mô vốn của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong giai đoạn 2005-2020 Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 14. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 14..

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 15. So sánh du lịch của các nước ASEAN - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 15..

So sánh du lịch của các nước ASEAN Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình 16. Thu nhập GDP bình quân theo đầu người của Việt Nam giai đoạn 2005- 2020.  - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 16..

Thu nhập GDP bình quân theo đầu người của Việt Nam giai đoạn 2005- 2020. Xem tại trang 41 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan