Phần 2 giáo trình “Vệ sinh và y học thể dục thể thao” gồm có 4 chương, cung cấp những kiến thức cơ bản về y học thể dục thể thao như: Kiểm tra y học thể dục thể thao, chấn thương thể thao, một số bệnh lý thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, xoa bóp thể thao và thể dục chữa bệnh.
Trang 1Phần 2
Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO Bài mở đầu
GIỚI THIỆU VỀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
1 Cac khái niệm cơ bản 1.1 Khái niệm về y học
Y học là một ngành khoa học nghiên cứu về con người, về sức khoẻ và bệnh tật của con người, với mục đích bảo vệ, tầng cường sức khoẻ,
phòng tránh bệnh và điều trị bệnh cho con người,
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, Y học có một lịch sử
phát triển lâu đời chứa dựng một hệ thống những kiến thức và những
hoạt động thực hành về phòng bệnh, chữa bệnh nhằm bảo vệ và tăng
cường sức khoẻ cho con người
Trong quá trình phát triển, Y học bị chỉ phối bởi các điểu kiện sinh
hoạt vật chất của xã hội, bởi trình độ phát triển của sức sản xuất và liên quan chặt chẽ với sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật
và Triết học
Ngày nay, với sự bùng nổ và phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, Y học đã đạt được những thành tựu rất đáng kể
trong việc bảo vệ, chăm sóc, tăng cường sức khoẻ cho nhân loại 1.2 Khái niệm về Y học Thể dục thể thao
Y học Thể dục thể thao là một môn Y hoe thực hành có nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học, có phương pháp, cơ sở lí luận và các vấn để nghiên cứu đặc trưng của riêng mình
Y học Thể dục thể thao ứng dụng các kiến thức y sinh học để nghiên cứu và hoàn thiện quá trình giáo dục thể chất, nhằm nâng cao sức khoẻ và thành tích của người tẬp
Trang 2
Y hoc Thé dục thể thao là một bộ phận cấu thành của hệ thống phòng và điều trị bệnh lí, chấn thương, là một mắt xích không thể tách
rời của hệ thống giáo dục thể chất trong nhà trường
Mục tiêu cơ bản của Y hoc Thể dục thể thao là cùng với các phương tiện của văn hoá thể chất tạo ra sự tác động đồng thời, nhằm tăng cường và nâng cao sức khoẻ cho người tập, giúp họ phát triển toàn điện, chuẩn
bị thể lực cho hoạt động lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Y học Thể dục thể thao là một môn khoa học dựa trên cơ sở, lí luận
của các môn khoa học cơ sở như: Sinh cơ học, Sinh lí học, Sinh hoá học, Giải phẫu học, Nhân trắc học Y học Thể dục thể thao có đặc điểm cơ bản:
- Là một bộ phận của y học: nghiên cứu con người và phục vụ cho con người
- Là một môn khoa học ứng dụng: ứng dụng các kiến thức y sinh
học vào công tác thực tiễn
~ Là một môn khoa học ứng dụng trong hoạt động thể dục thể thao
cho nên nó có những điểm khác biệt rõ rệt so với y học thông thường Nếu trong y học, đối tượng nghiên cứu và phục vụ chủ yếu là những người eó
sức khoể không bình thường (bệnh nhân), là những người có khả năng
hoạt động thể lực đưới mức bình thường, thì trong Y học Thể dục thể thao, đối tượng nghiên cứu và phục vụ là những vận động viên, những
người có khả năng hoạt động thể lực trên mức bình thường
2 _ Nhiệm vụ của Y học Thé duc thể thao
Do sự phát triển ngày càng sâu, rộng cả về cơ sở lí luận và phương
pháp nghiên cứu nên ngày nay, nhiệm vụ của Y học Thể dục thể thao
cũng được mở rộng hơn
Trong hai thập niên gần đây, Y học Thể dục thể thao không chỉ
đồng nghĩa với khái niệm: “Kiểm tra Y học Thể dục thể thao” cho những người tham gia tập luyện, mà nó đã khai phá và chính phục hàng loạt
các lĩnh vực y học liên quan, để từ đó tham gia vào tất cả các công đoạn của quy trình đào tạo vận động viên Ngày nay, những nhiệm vụ cơ bản
dude dat ra cho Y hoc Thé duc thé thao là:
~ Tổ chức và tiến hành theo đõi sức khoẻ cho tất cả những người tham gia tập luyện một cách thường xuyên; nghiên cứu khả năng hoạt
Trang 3động thể lực của con người và phân loại theo từng mức độ Đây là nhiệm vụ cơ bản của kiểm tra Y học Thể dục thể thao (thông qua việc kiểm tra
và đánh giá mức độ phát triển thể lực, kiểm tra và đánh giá chức năng
các hệ cơ quan)
— Nghiên cứu những biến đổi của cơ thể trong quá trình hoạt động thể lực để từ đó điều chỉnh và xây dựng nội dung tập luyện, xác định chế
độ tập luyện, chế độ nghỉ ngơi, hổi phục và chế độ dinh dưỡng một cách khoa học, hợp lí cho từng đối tượng trong suốt quá trình tập luyện
— Nghiên cứu và xây dựng các biện pháp tăng cường khả năng hỗi
phục và khả năng vận động cho người tập Đây là công tác chăm sóc y
tế cho vận động viên và người tập với nhiệm vụ cụ thể là: chẩn đoán,
điều trị và phòng ngừa các chấn thương, bệnh lí do quá trình tập luyện
gây ra
— Xây dựng các tiêu chuẩn và chế độ vệ sinh tập luyện một cách khoa học, hợp lí giúp cho người tập tránh được những ảnh hưởng xấu do
quá trình tập luyện gây nên
Những nhiệm vụ cơ bản của Y hoc Thé duc thé thao thực hiện
thông qua các nội dung cụ thể như sau:
+ Kiểm tra và theo đối y học cho tất cả những người tham gia tập
luyện
+ Theo đõi và điểu trị cho các vận động viên ưu tú
+ Tiến hành kiểm tra y học sư phạm
+ Áp dụng và nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa, điều trị và thúc đẩy quá trình hồi phục
+ Kiểm tra vệ sinh sân bãi, trang thiết bị tập luyện và thi đấu
+ Đảm bảo y tế cho các cuộc thi dau thé thao
+ Đảm bảo y tế cho tất cả các loại hình thé duc thé thao quần chúng
+ Phòng ngừa chấn thương trong trong tập luyện và thi đấu
+ Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ở trong cả lĩnh vực
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng
+ Giải đáp các vấn để về Y hoc thể dục thể thao,
+ Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho công tác giáo dục thể chất
trong nhân dân
Trang 43 Nội dung chương trình môn học Y học Thể dục thể thao
Là một môn khoa học cơ sở chuyên ngành, một môn khoa học ứng dụng, Y học Thể dục thể thao hỗ trợ những kiến thức, những lí luận khoa học cho các nhà làm công tác thể dục thể thao để có thể nghiên
cứu, ứng dụng trong thực tiễn công tác giảng dạy và huấn luyện Do vậy, giáo viên giảng dạy thể dục thể thao, huấn luyện viên và cần bộ thể dục thể thao cần được trang bị những kiến thức cơ bản của Y hoc
Thể dục thể thao
3.1 Nhập môn Y học Thể dục thể thao Nội dung gồm:
— Các khái niệm cơ bản của môn học
— Mục đích, nhiệm vụ và nội dung của môn hoc
~ 8ơ lược về lịch sử phát triển và các phương pháp được ứng dụng
trong kiểm tra y học
3.2 Kiểm tra và đánh giá múc độ phát triển thể chất Nội dung cơ bản của phần này gồm:
~ Các khái niệm về phát triển thể chất
— Các phương pháp được áp dụng trong kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất
— Đặc điểm sự phát triển thể chất trong từng môn thể thao chuyên sâu 3.3 Đặc điểm trạng thái chúc năng của cơ thểvận động viên
Căn cứ theo đặc điểm của Y học Thể dục thể thao và yêu cầu của thực tiễn huấn luyện nên trong phần này chỉ để cập đến trạng thái chức năng của các hệ cơ quan như: hệ thần kinh và thần kinh cơ, hệ tim mach, hệ hô hấp, hệ máu, hệ tiêu hoá, hệ nội tiết,
3.4 Các thử nghiệm chúc năng để đánh giá năng lực vận động và trình độ tập luyện của vận động viên
3.5 Kiểm tra Y học sư phạm trong tập luyện và thi đấu
Đây là một trong những nội dung quan trọng của Y hoc Thể dục thể thao Nội dung cơ bản của phần này nhằm giới thiệu phương pháp tổ chức và tiến hành kiểm tra Y học sư phạm trong thực tiễn huấn luyện,
146
Trang 5trang bị cho các huấn luyện viên và các bác sĩ thể thao các phương pháp,
các thử nghiệm thường được áp dụng cũng như cách đánh giá kết quả
thu được thông qua quá trình kiểm tra và tự kiểm tra của vận động viên
Ngoài ra, trong phần này còn để cập đến công tác bảo đảm y tế trong các cuộc thi đấu, giới thiệu về doping trong thể thao và các biện pháp phòng
ngừa việc sử dụng doping của các vận động viên 3.6 Các phương pháp hồi phục năng lục vận dộng
Vấn đề hồi phục và vấn dé tập luyện được thể thao hiện đại coi
trọng như nhau Nếu chỉ nâng cao khối lượng và cường độ vận động thì không thể đạt thành tích cao trong thể thao Vì vậy, thúc đẩy nhanh quá
trình hổi phục, xoá bổ mệt mỏi cho vận động viên, nhằm giúp cho vận động viên nhanh chóng chở lại trạng thái chuẩn bị cho tập luyện và thi đấu là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Y học Thể dục thể thao Việc nghiên cứu các quy luật, các nguyên tắc chung của quá trình hồi phục
các phương pháp, phương tiện cần thiết, đơn giản để khắc phục nhanh
trạng thái mệt mỏi của cơ thể vận động viên sau vận động có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng
3.7 Kiểm tra y học cho các đối tượng không chuyên trong hoạt động thể
dục thể thao
Nội dụng bao gồm: Việc kiểm tra y học cho trẻ em, cho sinh viên và
người cao tuổi tham gia tập luyện theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như tại các câu lạc bộ sức khoẻ
3.8 Phương pháp sơ củu các chấn thương và các bệnh lí thường gặp trong hoạt dộng thể dục thể thao
Nội dung chính của phần này nhằm cung cấp các kiến thức cần
thiết về nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, phương pháp chẩn đoán và
điều trị bước đầu các chấn thương và bệnh thường gặp trong hoạt động
thể dục thể thao,
Trang 6‘Chuong 6
KIEM TRA Y HOC THE DUC THE THAO
MUC TIEU
— Nội dung, hình thức, các phương pháp kiểm tra Y học TDTT — Các phương pháp kiểm tra thể hình
— Các phương pháp kiểm tra chức năng các hệ cơ quan
— Các phương pháp kiểm tra y học sư phạm NỘI DUNG
Bài 1: NỘI DUNG - HÌNH THỨC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
1 Khái niệm và nhiệm vụ của kiểm tra Y học Thể dục thể thao 1.1 Khái niệm chung
Kiểm tra Y học Thể dục thể thao là một bộ phận cấu thành và là
thành phần cơ bản nhất của Y học Thể dục thể thao Kiểm tra Y học Thể dục thể thao sử dụng các kiến thức y sinh học để đánh giá tình trạng sức khoẻ, năng lực vận động và khả năng thích ứng của cơ thể người tập dưới
tác động của bài tập thể dục thể thao
Trong quá trình tập luyện, người tập luôn phải chịu sự tác động của
lượng vận động Sự tác động này sẽ gây nên những biến đổi tâm sinh lí trong cơ thể và được biểu hiện ra bên ngoài bằng những phản ứng vận động Nhìn chung, những biến đổi này có thể diễn ra theo hai xu hướng
cơ bản: Nếu lượng vận động hợp lí sẽ tạo nên những phản ứng thích nghỉ trong cơ thể người tập Nếu được lặp lại nhiều lần sẽ tăng cường khả năng thích nghỉ của cơ thể và năng lực vận động sẽ được nâng nên một mức mới cao hơn Ngược lại, nếu kích thích quá lớn, quá trình thích nghỉ
Trang 7sé khéng dién ra, cd thể sẽ lâm vào trạng thái mệt mỗi, suy sụp, không những làm thành tích tập luyện giảm sút mà còn đẫn đến các trạng thái
bệnh lí, bệnh tật cho vận động viên
Hiệu quả của quá trình huấn luyện phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các phương tiện, phương pháp huấn luyện cũng như lượng vận động trong từng buổi tập, bài tập, trong một chu kì nhỏ, một chu kì trung bình hay một chư kì lớn Vì vậy, huấn luyện viên cần phải hiểu rõ sự tác động của từng động lác, của từng bài tập, buổi tập và phản ứng của cơ thể người tập để có sự điều chỉnh hợp lí, nhạy bén, nhằm nâng cao hiệu
quả tập luyện và ngăn ngừa những ảnh hưởng, những tác động xấu tới cö thể người tập
Kiểm tra y học đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc
tuyển chọn vận động viên ~ một nhiệm vụ then chốt của hệ thống huấn luyện thể thao Việc xác định tiểm năng sinh học của con người trong hoạt động thể lực là một nhiệm vụ cơ bản của Ÿ học Thể dục thể thao
thông qua việc kiểm tra y học Các bác sĩ thể thao và các huấn luyện viên
có thể xác định được hiệu quả của quá trình huấn luyện, sớm phát hiện ra được những biến đổi phù hợp cũng như những biến đổi xấu có hại cho
sức khoẻ vận động viên, để từ đó có thể điều chỉnh quá trình huấn luyện
một cách khoa học, hợp lí, kịp thời và phù hợp với từng đối tượng cụ thể
Trong điều kiện ở Việt Nam, không phải bất kì nơi nào và buổi tập nào cũng có sự tham gia kiểm tra của bác sĩ thể thao, do vậy các huấn luyện viên cần phải nắm chắc và sử dụng dược các phương pháp kiểm tra
y học đơn giàn nhưng đủ độ tin cậy để có thể tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của lượng vận động cũng như giải quyết được một số vấn đề
liên quan đến cấu trúc của quá trình huấn luyện 1.2 Những nhiệm vụ cơ bản của kiểm tra Y học TDTT
Kiểm tra y học là một bộ phận cơ bản và ra dơi sớm nhất trong lịch sử phát triển của Y học Thể dục thể thao nhằm đáp ứng những đồi hỏi khách quan của quá trình huấn luyện Những nhiệm vụ cơ bản được đặt
ra cho kiểm tra Y học Thể dục thể thao là:
1.2.1 Tổ chức và tiến hành theo dõi y học thường xuyên cho tất cả những
người tham gia tập luyện thể dục thể thao
Các bác sĩ thể thao giữ trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế
Trang 8hoạch nội dung, hình thức và các phương pháp kiểm tra y học sao cho phù hợp với từng đối tượng người tập trong suốt quá trình huấn luyện
1.2.2 Bác sĩ thể thao cùng với huấn luyện viên đánh giá, tuyển chọn và điều chỉnh phương pháp huấn luyện
Trong huấn luyện thể thao, phương tiện huấn luyện chuyên môn cơ bản chính là các bài tập thể chất Nhiệm vụ này được tiến hành trên cơ sở đánh giá khả năng thích ứng của cơ thể đối với lượng vận động thông qua các thử nghiệm chức năng
1.2.3 Phát hiện sớm những tổn thương (bao gồm chấn thương và bệnh l0 xuất hiện do quá trình tập luyện gây nên, Đây là một nhiệm vụ hết sức
quan trọng, vì việc phát hiện sớm những tổn thương của cơ thể không chỉ
giúp cho quá trình điều trị được xúc tiến kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả mà còn phòng ngừa được các đi chứng ảnh hưởng xấu tới khả năng vận động của vận động viên trong tương lai
1.2.4 Đánh giá mức độ phát triển thể chất và trình độ tập luyện của vận động viên Việc đánh giá mức độ phát triển thể chất thường do bác sĩ thể thao
đảm nhiệm và được tiến hành kiểm tra bước đầu hay kiểm tra định kì (chủ yếu là dựa vào các chỉ số, các thông số sinh học để đánh giá)
Trình độ tập luyện là một khái niệm tổng hợp, đặc trưng cho khả năng của toàn bộ cơ thể Vì vậy, khi tiến hành đánh giá, xém xét trình độ
tập luyện cũng phải thực hiện theo nguyên tắc tổng hợp, nghĩa là phải xem xét một cách toàn điện tất cả các mặt hoạt động của cơ thể như: tình
trạng sức khoẻ, trạng thái tâm lí, trình độ kĩ ~ chiến thuật, trình độ thể lực Để đánh giá trình độ tập luyện cần có sự phối hợp giữa các bác sĩ thể thao với các huấn luyện viên, và việc đánh giá phải được tiến hành
dựa trên cơ sở của các nhóm test như: test tâm lí, test sư phạm, test y
sinh học
Trên đây là những nhiệm vụ cơ bản được đặt ra trong kiểm tra
Y học Thể dục thể thao Tuy nhiên, trong thực tiễn huấn luyện thể thao tuỳ theo tình hình cụ thể của quá trình huấn luyện mà có thể nhiệm vụ
này sẽ được nhấn mạnh còn nhiệm vụ khác trở thành thứ yếu hoặc
không được dặt ra
Trang 9
2 Nội dung, hình thức kiểm tra Y học Thể dục thể thao
2.1 Nội dung kiểm tra Y học Thể dục thể thao
Khác với y học thông thường, đối tượng nghiên cứu của Y học Thể
dục thể thao là những người khoẻ mạnh, những người có khả năng hoạt
động thể lực trên mức trung bình Để đáp ứng những nhiệm vụ của Y hoc
Thể dục thể thao thì nội dung kiểm tra y học và các phương pháp ấp
dụng cũng phải mang những đặc thù riêng Việc kiểm tra được tiến hành không chỉ đơn thuần ở trạng thái tĩnh (rạng thái ổn định không vận động) mà còn 6 cả trạng thái vận động để đánh giá khả năng thích ứng của cơ thể nói chung và cả cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể nói riêng,
dưới sự tác động của lượng vận dộng
Những nội dung cơ bản của kiểm tra Y học Thể duc thé thao bao gém: ~ Kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất
— Kiểm tra trạng thái chức năng các hệ cơ quan
~ Kiểm tra y học sư phạm ~ Tự kiểm tra y học
2.2 Hình thức kiểm tra Y học Thể dục thể thao
Kiểm tra Y học TDTT cho những người tham gia tập luyện thường
được tiến hành dưới ba hình thức: kiểm tra bước đầu, kiểm tra định ki,
kiểm tra bổ sung 2.2.1 Kiểm tra bước đầu
Hình thức kiểm tra y học này được áp dụng cho tất cả những
người mới bắt đầu tham gia tập luyện trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu, học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp cũng như các vận động viên của các đội tuyển khi bất đầu bước vào một chu kì huấn luyện mới Đây là hình thức kiểm tra bắt buộc, kiểm tra một cách toàn diện trước khi bước vào tập luyện; kiểm tra cả về hình thái, chức năng, thể lực, thành tích thể thao nhằm đánh giá trạng thái
sức khoẻ, mức độ phát triển thể chất và khả năng thích ứng của cơ thể
người tập với lượng vận động
Kết quả kiểm tra ban đầu sẽ cho phép các bác sĩ thể thao đưa ra chỉ định tập luyện cho những người mới lần đầu tham gia tập luyện (có thể
Trang 10tham gia tập luyện được hay không và nên tập môn nào cho thích hợp)
Đây là cơ sở để phân loại nhóm tập theo tình trạng sức khoẻ Đối với các vận động viên, kết quả của lần kiểm tra này được lưu lại để làm cơ sở cho việc theo dõi và đánh giá hiệu quả của quá trình tập luyện sau mỗi giai
đoạn huấn luyện 2.2.2 Kiểm tra định ki
Kiểm tra định kì là hình thức kiểm tra được định trước, phù hợp với kế hoạch huấn luyện của huấn luyện viên và thường được tiến hành sau khoảng thời gian tập luyện từ 1 đến 3 tháng hay sau khi kết thúc giai đoạn huấn luyện thể lực, giai đoạn chuẩn bị thi đấu và thi đấu của một chu kì huấn luyện lớn
Mục đích của việc kiểm tra định kì là đánh giá mức độ tác động
của bài tập thể chất đến cơ thể người tập, khả năng thích ứng của cơ thể
và mức độ phù hợp của phương tiện và phương pháp huấn luyện, mức độ phát triển thể lực và trình độ tập luyện của vận động viên Như vậy, việc kiểm tra định kì giúp cho các bác sĩ thể thao và các huấn luyện viên
đánh giá được hiệu quả một giai đoạn huấn luyện, từ đó rút kinh nghiệm thực tiễn cho đợt huấn luyện sau
2.2.3 Kiểm tra bổ sung
Kiểm tra bổ sung thường được tiến hành theo để xuất của huấn
luyện viên hoặc theo yêu cầu của vận động viên Đây là hình thức kiểm
tra được áp dụng nhằm đưa ra chỉ định cho vận dộng viên trước khi bước vào thi đấu hoặc sau khi thi đấu, cũng như đánh giá khả năng và mức độ thích ứng với lượng vận động của các vận động viên sau khi bị chấn thương khỏi, sau khi mới ốm dậy hoặc khi xuất hiện các đấu hiệu của sự
tập luyện quá sức
Theo luật thi đấu của các môn thể thao như: Quyển Anh, chạy
marathon, đi bộ thể thao, chạy cự li trên 20km, dua xe đạp, môtô, ôtô đường trường, bơi cự li đài thì bất buộc các vận động viên phải trải qua kì kiểm tra y học bổ sung trước khi bước vào thi đấu Với các môn thi đấu theo hạng cân thì việc kiểm tra này phải được tiến hành trước khi cân
kiểm tra
Trang 113 Các phương pháp áp dụng trong kiểm tra Y học TDTT
Các phương pháp được áp dụng trong kiểm tra Y hoc Thể dục thể
thao là những cách thức có đủ độ tin cậy, đảm bảo tính thông báo, được dựa trên cơ sở những kiến thức của các môn khoa học y sinh học
Các phương pháp được lựa chọn để kiểm tra phải đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn như: tính đơn giản, thuận tiện và có độ thông tin chính xác cao,
Trong kiểm tra Y học Thể dục thể thao, các phương pháp được áp
dụng là:
— Các phương pháp kiểm tra Y học lâm sàng
— Các phương pháp kiểm tra Y học cận lâm sàng
— Phương pháp nhân trắc
— Phương dùng các test chức năng chuẩn và test chức năng tối đa
3.1 Phương pháp kiểm tra Y học lâm sàng và cận lâm sàng
3.7.1 Phương pháp kiểm tra Y học lâm sàng: là những phương pháp thăm
khám bệnh kinh điển của y học nói chung bao gồm: thẩm vấn, quan sát, sở nắn, gõ, nghe
3.1.2 Phương pháp kiểm tra Y học cận lâm sàng: là các phương pháp sử
dụng các phương tiện, dụng cụ máy móc, các xót nghiệm để hỗ trợ cho
quá trình chẩn đoán xác định bệnh, ví dụ: chiếu, chụp X quang, siêu âm,
điện tìm, các xét nghiệm (xét nghiệm máu, nước tiểu, phân )
3.2 Phương pháp nhân trắc
Mục đích của phương pháp này nhằm đánh giá mối liên quan và sự
phụ thuộc của thành tích thể thao với cấu trúc giải phẫu của cơ thể Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu về hình thái và chức năng sẽ cho phép đánh giá
được mức độ phát triển thể lực và khả năng thích ứng của cơ thể người tập trong tập luyện
3.3 Phương pháp dùng các thử nghiệm chức năng
Các thử nghiệm chức năng là những test vận động được dựa trên cơ
sở của sự biến đổi các chỉ số sinh lí, sinh hoá trong cơ thể khi cơ thể thực hiện một lượng vận động chuẩn hay lượng vận động tối đa
Trang 12Tuy theo cách thức tiến hành mà các thử nghiệm chức năng được chia ra thành:
~ Thử nghiệm chức năng chuẩn — Thử nghiệm chức năng tối đa
Tuy thuộc vào mục đích kiểm tra, các test sẽ được chia ra thành các
nhóm test kiểm tra chức năng của từng hệ cơ quan như: — Test kiểm tra chức năng hệ tim mạch
~ Test kiểm tra chức năng hệ hô hấp
~ Test kiểm tra chức năng thần kinh và thần kinh cơ
Trang 13TOM TAT
1.2
2.2
156
Khái niệm và nhiệm vụ cua kiém tra Y hoc TOTT Khai niém vé kiém tra Y hoc Thé duc thé thao
Là phần quan trọng nhất của Y học Thể dục thể thao, sử đụng các
kiến thức y sinh học để đánh giá tình trạng sức khoẻ, năng lực vận động và khả năng thích ứng của cơ thể người tập dưới tác động của
bài tập thể dục thể thao
Nhiệm vụ của kiểm tra Y hoc TDTT
- Tổ chức và tiến hành theo dõi y học thường xuyên cho tất cả những người tham gia tập luyện thể dục thể thao
~ Đánh giá, tuyển chọn và điều chỉnh phương tiện huấn luyện ~ Phát hiện sớm những tổn thương (bao gồm chấn thương và bệnh 10 xuất hiện do quá trình tập luyện gây nên
- Đánh giá mức độ phát triển thể lực và trình độ tập luyện của người tập
Nội dung - hình thức kiểm tra Y học TDTT
Nội dung gồm:
~ Kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất — Kiểm tra trạng thái chức năng các hệ cơ quan, — Kiểm tra y học sư phạm
~ Tự kiểm tra y học (của người tập)
Hình thức kiểm tra:
— Kiểm tra bạn đầu: Kiểm tra toàn diện trước khi bước vào tập
luyện Mục đích xem người đó có thể tham gia tập luyện được hay không và nên tập tập môn nào cho thích hợp
~ Kiểm tra định kì: Kiểm tra sau một khoảng thời gian tập luyện
từ 1 - 3 đến tháng (phù hợp với kế hoạch huấn luyện của huấn
luyện viên
Mục đích: nhằm đánh giá hiệu quả của một giai đoạn huấn luyện, từ đó rút kinh nghiệm thực tiễn cho đợt huấn luyện sau
Trang 14khi bước vào thi đấu cũng như sau khi thi đấu hoặc đánh giá khả
năng và mức độ thích ứng với lượng vận động sau khi vận động viên chấn thương hoặc ốm đậy
3 - Các phương pháp áp dụng trong kiểm tra Y học TDTT ~ Phương pháp kiểm tra y học lâm sàng
~ Phương pháp kiểm tra cận lâm sàng
~ Phương pháp nhân trắc
~ Phương pháp dùng các test chức năng chuẩn và test chức năng tối đa
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1 Những nhiệm vụ cơ bản của kiểm tra Y học TDTT?
2, Nội dung và hình thức kiểm tra Y học TDTT?
Trang 15Bai 2: KIEM TRA VA DANH GIA MỨC ĐỘ
PHAT TRIEN THE CHAT
1 Khái niệm về phát triển thé chat
Thể chất (chỉ chất lượng thân thể con người) là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể, được hình thành và phát triển đo bẩm sinh di truyền và điểu kiện sống
Mức độ phát triển thể chất là một tổ hợp các tính chất hình thái
chức năng của cơ thể, quy định khả năng hoạt động thể lực của cơ thể Khi nghiên cứu mức độ phát triển thể chất của các cá thể, người ta
thường xác định một số dấu hiệu về thể tạng (thể tạng chính là các kích thước, hình thái của các phần trên cơ thể, được phân chia theo một tỉ lệ
nhất định, cân đối với nhau) bằng cách đo đạc một số chỉ tiêu: chiều cao,
cân nặng, vòng ngực, các đoạn thân thể, bé day lớp mỡ dưới da Đối với người trưởng thành, các chỉ tiêu này thường chỉ được dùng để đánh giá
về hình thái thể chất của cơ thể, nhưng đối với trẻ em thì đó còn là những thông số để đánh giá về sự phát triển ed thể theo từng lứa tuổi Cần lưu ý
rằng, đối với lứa tuổi trưởng thành các chỉ tiêu về hình thái thể chất
không phải là ổn định, bất biến, điều này có thể nhận thấy rõ qua quá trình lão hoá (ví dụ: người càng cao tuổi thì chiều cao cơ thể càng giảm
di) Do vay, tiêu chuẩn để đánh giá mức độ phát triển thể chất không
thể áp dụng chung cho mọi lứa tuổi mà phải có những tiêu chuẩn riêng
cho từng lứa tuổi khác nhau
Sự phát triển thể chất, ngoài yếu tố di truyền quy định còn chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường tự nhiên, đời sống kinh tế xã hội và chế độ hoạt động thể lực Trong đó, yếu tố đi truyền (bao gồm các yếu tố về đặc điểm đân tộc và chủng tộc) đóng một vai trò rất quan trọng trong
việc hình thành và quy định nhịp độ phát triển thể chất Ví dụ: Qua
nghiên cứu trên các vận động viên tham gia Đại hội Olympic Roma và
Tokyo, nhà nghiên cứu nhân trắc học người Anh Taner đã dưa ra một
nhận định về đặc điểm phát triển thể chất và thể tạng như sau: “Tỉ lệ
Trang 16châu Phi lớn hơn ở các uận động uiên da trắng, gối nhỏ hơn uà khung chậu hẹp hơn nhiều”
Các điều kiện môi trường tự nhiên như điều kiện khí hậu, vị trí địa lí cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển thể chất
Yếu tố có ảnh hưởng, tác động mạnh nhất đến mức độ phát triển
thể chất là đời sống kinh tế xã hội (chế độ kinh tế xã hội, mức độ phát triển kính tế, điều kiện sống, chế độ đỉnh dưỡng, chế độ vệ sinh, nghỉ
ngơi ) Bên cạnh đó, chế độ hoạt động thể lực (chế độ lao động và hoạt động thể đục thể thao), đặc biệt là hoạt động thể dục thể thao, là yếu tố có ảnh hưởng, tác động lớn đến mức độ phát triển thể chất, thể tạng của
cơ thể con người
Trong hoạt động thể dục thể thao, do đòi hỏi về đặc điểm hình thể của từng môn chuyên sâu rất khác nhau nên định hướng trong tuyển
chọn cũng như trong huấn luyện vận động viên có sự khác biệt rõ rệt
Ảnh hưởng lâu dài của việc tập luyện một môn thể thao nào đó tới cơ thể là tạo ra những biến đổi về thể chất và thể tạng theo hướng đặc trưng
của môn thể thao đó Những đặc điểm về thể chất và thể tạng bẩm sinh
của vận động viên có thể tạo nên những thuận lợi cho vận động viên đạt tới các thành tích thể thao cao
Mục dích của việc kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất cho những người tham gia tập luyện thể dục thể thao là:
- Đánh giá sự tác động một cách có hệ thống của các bài tập thể chất tới mức độ phát triển thể chất của người tập, xác định mức độ ảnh hưởng của bài tập thể chất tới thể tạng của người tập, nhằm lựa chọn phương tiện và phương pháp tập luyện tối ưu
— Tuyển chọn và định hướng cho trẻ em tập luyện các môn chuyên
sâu phù hợp
~ Kiểm tra, điểu chỉnh mức độ phù hợp của quá trình phát triển thể
chất của các vận động viên theo từng môn chuyên sâu từ khi còn nhỏ tới
khi trưởng thành
— Nghiên cứu những đặc điểm hình thái, chức năng với mục đích
xác định các tiêu chuẩn cần thiết trong công tác chuẩn bị vận động viên
Một trong nhưng phương pháp chính để đánh giá mức đệ phát triển thể chất là phương pháp nhân trắc
Trang 17
Nhân trắc học (Anthropométrie): là một môn khoa học dùng các phương pháp toán học và thống kê để nhận định và phân tích kết quả đo đạc các kích thước của cơ thể con người nhằm tìm hiểu quy luật về sự phát triển hình thái thể lực và chức năng sinh lí; vận dụng những quy
luật đó vào việc giải quyết những yêu cầu của khoa học kĩ thuật, sản xuất và đặc biệt trong công tác huấn luyện thể thao
Ngoài phương pháp nhân trắc, còn có thể kết hợp với các phương
pháp cận lâm sàng như: chiếu, chụp X quang, siêu âm
2 Kiểm tra thể hình
Kiểm tra thể hình là kiểm tra các đặc điểm, các chỉ tiêu về hình
thái của cơ thể
Phương pháp chính được sử dụng trong kiểm tra thể hình là
phương pháp nhân trắc Phương pháp nhân trắc gồm hai phan:
— Phần mô tả hay quan sat (Somatoscopie) - Phần đo đạc (Somatoméirie)
2.1 Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp mang tính chất định tính Do có nhiều đặc tính về hình thể bên ngồi khơng thể dùng thước do được mà phải dùng
các mẫu so sánh (bảng mẫu các màu da, màu tóc, màu mống mắt ), cũng có khi chỉ bằng sự nhận xét, mô tả bằng trực giác nên nhiều khi không thật chính xác và cụ thể (có thể có sai lệch vì ý thức chủ quan của người kiểm tra)
Tuy nhiên, dựa trên cơ sở hiểu biết về hình thái, giải phẫu học, người kiểm tra có thể mô tả tương đối chính xác những đặc điểm về hình
thái của đối tượngkiểm tra
* Một số yêu cầu khi tiến hành quan sát:
~ Phòng để tiến hành kiểm tra phải đủ sáng, thoáng khí, ấm và kín đáo ~ Thời gian kiểm tra tốt nhất là vào buổi sáng
~ Đối tượng kiểm tra mặc ít quần áo (chỉ mặc quần đùi đối với nam và mặc áo tắm đối với nữ)
~ Phải quan sát theo một trình tự nhất định và quan sát đối xứng
Trang 18(quan sát tư thế thân người; quan sát đáng lưng, dáng ngực, bụng; quan sat đáng tay, đầng chân và vòm bàn chân)
2.1.1 Quan sát tư thế thân người
Tư thế thân người được quy định bởi khung xương cùng với hệ thống khóp, dây chằng của cơ thể Tư thế thân người có mối liên quan rất chặt chẽ với khả năng vận động của cơ thể (khả năng chịu tải trọng, khả
năng giữ thăng bằng, độ linh hoạt trong hoạt động vận động)
* Phương pháp tiến hành:
~ Đối tượng kiểm tra đứng thẳng tự nhiên (không căng cơ), đầu để
thang, mắt nhìn thẳng
- Tiến hành quan sát và đánh giá theo hai trục giải phẫu: trước —
sau (quan sát thẳng), và phải — trái (quan sát nghiêng)
~ Tư thế thân người được coi là bình thường khi:
+ Quan sát nghiêng thấy: Đầu và cổ thẳng, hai tay bỏ thõng ôm dọc
theo thân, không rơi ra phía trước (chứng tổ không bị gù) Thân uốn lượn theo 4 độ cong sinh lí của cột sống: cổ và lưng cong ra trước, ngực và
mông cong ra sau
+ Quan sát thẳng từ phía trước: Hai vai rộng, hơi chếch xuống dưới,
ra ngồi (hơi xi), không so vai, lệch vai, lỗng ngực nở, khối cơ ngực
phát triển cân đối, hai bên bụng thon, chân và tay thẳng
+ Quan sát thẳng từ phía sau: Lưng hình thang đáy nhỏ ở dưới, cột sống thẳng đứng chia lưng làm hai phần bằng nhau Chỉ dưới phát triển cân đối và hai bên chạm nhau ở ð điểm: gót chân, mắt cá trong, bắp chân, đầu gối và phía trên đùi
+ Da mịn, nhẫn, hơi căng và đàn hồi, không khô, lớp mỡ dưới da
phát triển vừa phải
+ 8ờ vào cơ thấy cơ săn, rắn (không nhẽo) Hình cơ nổi dưới da gân
bám rõ
Một tư thế thân người bình thường không những cân đối, đẹp đẽ mà còn đảm bảo cho các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động được bình thường
~ Nếu tư thế một người không theo đúng tiêu chuẩn như mô tả ở trên
thì người đó đã có hình thái bất thường (do bẩm sinh hoặc do mắc phải)
161
Trang 192.1.2 Quan sat dang lung
Dáng lưng được quy định chủ yếu bởi cấu trúc của cột sống, hệ thống đây chẳng, các cơ chạy đọc cột sống và hệ thống xương đai vai, Do vậy, quan sát dáng lưng thực chất là đánh giá tư thế cột sống Dáng lưng không bình thường chủ yếu là do những hình thái bất thường của cột sống tạo nên
Bình thường, cột sống có 4 độ cong sinh lí: Đoạn sống cổ và đoạn sống lưng cong ra trước, đoạn sống ngực và đoạn cùng cụt cong ra sau
Các độ cong sinh lí này của cột sống có tác dụng làm cho trọng tâm cơ thể rơi thẳng làm giảm chấn động khi đi, chạy, nhảy , tạo đáng làm cho cơ
thể thon thả, mềm mại, uyén chuyển và có tác dụng làm chỗ dựa vững chắc cho các cơ quan nội tạng
* Khi quan sát nghiêng trên xương hoặc trên phim chụp X quang
thì cột sống lượn theo hình sóng, có độ cong tuỳ theo mỗi đoạn là từ 3 — 4em (ở người trưởng thành) Nếu độ cong vượt quá 4cm thì gọi là cong cột sống Khi cột sống bị cong sẽ tạo nên các dạng bất thường ở lưng:
~ Lưng phẳng: Do các độ cong sinh lí của cột sống hầu như không có
(cột sống gần như thẳng)
~ Lưng gù: Do độ cong của đoạn sống ngực quá lớn (có khi còn kéo theo cả các đốt sống lưng cong ra sau)
~ Lưng ưỡn: Do độ cong của đoạn sống ngực nhỏ hơn độ cong sinh lí, còn độ cong của đoạn sống lưng lại quá lớn
Hinh 10: Dang lung
a Lung binh thuong; b Lung gu: c Lưng phỏng; d Lưng ưỡn,
162
Trang 20* Khi quan sét thang tit phia sau: Binh thudng thi cột sống nằm
trên một đường thẳng đứng, chia lưng làm hai phần bằng nhau Các
dạng bất thường có thể gặp là: cột sống bị vẹo sang phải hoặc sang trái theo hình chữ “C” thuận, “C” ngược hoặc 5 thuận, 5 ngược
- Cách kiểm tra vẹo cột sống: Hiện nay có nhiều phương pháp
khám phát hiện cong, vẹo cột sống Dưới đây chỉ là một số phương pháp đơn giản, không đòi hổi dụng cụ máy móc mà dựa nhiều vào sự đánh giá chủ quan nên khi khám phải rất thận trọng
+ Phương pháp miết cột sống: Đối tượng kiểm tra đứng thẳng, tự nhiên Người kiểm tra dùng ngón tay miết đọc trên đỉnh các gai cột sống
từ đốt sống cổ 7 tới thắt lưng
Miết thong thả, ấn hơi mạnh Sau khi miết xong, ta nhìn thấy một vết đồ nổi trên đa lưng biểu hiện hình dáng của cột sống Căn cứ vào vết dé để xác định xem cột sống có vị vẹo hay không, vẹo sang phải hay sang trái (những trường hợp người béo quá hoặc còn nghi ngờ thì cho đối tượng cúi người về phía trước, hai tay buông thõng cho dễ khám)
Hỉnh11: Cóc dọng vẹo cội sống
d “C” nghịch; b "C” thuộn; c Cong veo dang “S*"
+ Phương pháp chấm điểm: Người kiểm tra dùng ngón tay trái, lần từng dinh gai đốt sống cổ 7 đến ngang thất lưng Cứ lần tới gai đốt sống nào thì tay phải cầm bút chấm lên da chỗ đó Cứ như vậy, khi chấm xong
ta sẽ có một đường nhiều điểm chấm gián doan biểu thị hình cột sống
Phương pháp này có ưu điểm là sau khi chấm xong có thể hội chẩn lâu,
Trang 21
và dù ở tư thế nào cũng không bị mất dấu, nhưng có nhược điểm là mất
thời gian, và nếu không chấm chính xác thì có khi tự người kiểm tra tạo một hình cột sống bị vẹo giả tạo Muốn để chấm được chính xác, nên cho đối tượng cúi người về phía trước để cho các gai cột sống nổi rõ (người ta thường áp dụng phương pháp này để hỗ trợ cho phương pháp miết tay
khi cần xác minh những trường hợp nghi ngờ)
+ Phương pháp dùng dây dọi: Dùng một day doi nhỏ (gồm một sợi dây mảnh, một đầu đây treo một trọng vật nhỏ) Cho đối tượng đứng thẳng, người kiểm tra cầm đầu trên của đây dọi đặt ở đỉnh gai đốt sống
cổ 7 Cột sống bình thường, không bị vẹo thì quả dọi sẽ nằm trong giữa
rãnh liên mông
Phương pháp này tiến hành nhanh, dễ làm, giúp xác định thêm những trường hợp bị vẹo ở một đoạn ngắn của cột sống
Nhìn chung, các dạng cong vẹo cột sống đều ảnh hưởng tới khả
năng hoạt động thể lực, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó phục thuộc
vào mức độ cong, vẹo Người ta chia mức độ cong, vẹo cột sống làm ba độ, — Cong, ueo độ 1: (cong, vẹo chức năng): Đây là mức độ nhẹ, chủ yếu
là do trương lực của hệ thống dây chằng và cơ ở hai bên cột sống không đồng nhất gây nên Loại này ít ảnh hưởng đến khả năng vận động, và có
thể khỏi khi tập luyện các bài tập thể đục chữa bệnh mà không cần bất
kì một sự can thiệp nào của y học
+ Cách xác định: Cho đối tượng kiểm tra thực hiện dộng tác vươn người hay căng cơ trong tư thế đặt hai tay sau gáy, nếu thấy dấu hiệu cong, vẹo mất đi thì đó là cong, vẹo cột sống độ 1
~ Cong, uẹo độ 3: Cơ chế của sự cong, vẹo này giống như ở độ 1, nhưng mức độ nặng hơn và ảnh hưởng tới khả năng hoạt động thể lực rõ
ràng hơn Điều trị cong, vẹo cột sống độ 2 khó khăn hơn, phải tập các bài
chuyên biệt, kết hợp với các biện pháp vật lí trị liệu khác
+ Cách xác định: Cho đối tượng thực hiện động tác treo người trên hai tay (treo hai tay trên xà đơn), nếu dấu hiệu cong vẹo mất di thì đó là
cong, vẹo độ 2
— Cong, uẹo độ ở: Là mức độ nặng, đã có sự tổn thương thực thể
(biến đổi cấu trúc giải phẫu bình thường) ở cột sống và cd Áp dụng các biện pháp điều trị lâu dài song ít hiệu quả,
Trang 22+ Cách xác định: Kiểm tra như ở độ 2 nhưng đấu hiệu cong, vẹo
không mất đi
Trong tuyển chọn năng khiếu thể thao, nên loại những người bị
cong, vẹo cột sống độ 2, độ 3
2.1.3 Quan sát hình dáng ngực, bụng
Hình đáng lổng ngực được quy định bởi khung xương lổng ngực (gầm các đốt sống ngực, 12 đôi xương sườn, xuơng ức, xương vai) Khung
lỗổng ngực thực hiện chức năng bảo vệ các cơ quan nội tạng, đặc biệt là tim và phổi Ngoài chức năng bảo vệ, khung lổng ngực còn tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động tuần hoàn và hô hấp, đặc biệt là hoạt động hô hấp Cùng với các cơ quan hô hấp, khung lồng ngực không
chỉ giới hạn mức độ phát triển của hai lá phối mà còn tạo nên áp suất Âm trong léng ngực để giúp cho quá trình hổi máu và nạp không khí
vào phổi được thực hiện một cách đễ dàng Vì vậy kết quả quan sát lồng ngực và các thông số thu được bằng phương pháp nhân trắc sẽ là những
chỉ số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá chức năng của
bộ máy hô hấp
~ Tiến hành quan sát: theo hai trục trước —- sau (quan sát thắng) và
phải - trái (quan sát nghiêng)
+ Quan sát thang (từ phía trước): Hình dang ngực bình thường,
có hình thang cân, đáy lớn ở trên, khối cơ ngực phát triển cân đối, xương ức thẳng + Khi quan sát nghiêng thấy xương ức hơi vồng lên * Các hình dạng bất thường thường gặp ở ngực là: lỗng ngực đẹt, ngực hình trụ (hình thùng), ngực hình nón và ngực kiểu ức gà — Ngực hình trụ (hình thùng): Xưởng sườn nằm ngang, góc giữa xương sườn bằng 901,
— Ngực hình nón (hình chóp cụt): Xương sườn ngang, góc giữa
xương sườn lớn hơn 90°
~ Ngực dẹt: Xương sườn nằm chúc xuống dưới, góc giữa Xương sườn nhọn, nhồ hơn 90°
Trang 23
Hình 12: Cóc dọng bết thưởng củg ngục d Ngực dẹt; b Ngục ống; c Ngực hình nón
Nhìn chung, các đạng bất thường của lỗng ngực đều làm giảm thể tích hô hấp và ảnh hưởng lớn đến chức năng hô hấp
Trong thực tiễn, có thể gặp các dạng như: ngực ức gà (do xương ức nhô ra phía trước quá giới hạn, léng ngực hai bên hẹp), hay ngực hình
trống (gặp trong các trường hợp bệnh nhân thũng khí phổi) Đây là các
trường hợp bệnh lí, chức năng hô hấp giảm rõ rệt
* Hình dáng bụng phụ thuộc vào trạng thái cơ vùng bụng và mức độ phát triển của lớp mỡ Hình dáng bụng bình thường có đặc điểm là
thành bụng hơi nhô ra trước, các múi cơ bụng hiện rõ, cân đối Nếu sự phát triển của cơ bụng yếu và lớp mỡ dày sẽ làm cho bụng chảy xệ Ở các
vận động viên có hệ cơ phát triển tốt, bụng hầu như không có mỡ, thon, gọn và thành bụng chắc
2.1.4 Quan sát hình dáng tay
Trục và đáng của tay do các xương cánh tay, cing tay, ban tay và ngón tay cùng với hệ thống khớp, day chằng, bao khớp quy định Cánh tay thẳng thì khả năng chịu lực tác động theo trục của tay sẽ lớn hơn, biên độ hoạt động và độ linh hoạt của khớp sẽ cao hơn so với tay phát
triển không bình thường
Khi quan sát đáng tay, cần quan sát đối xứng cả bai tay Yêu cầu đối tượng giơ thẳng hai tay ra trước mặt Hai tay song song với nhau, hơi
chếch xuống dưới với hai tư thế: tư thế bàn tay sấp và tư thế bàn tay
ngửa, hoặc gid thẳng hai tay trên đầu, hai tay song song với nhau, lòng bàn tay hướng vào nhau
Trang 24— Tay bình thường có đặc điểm là: Trục cánh tay thẳng, hai tay phát triển cân đối (cả về độ lớn và chiều dài) Do đặc điểm cấu trúc giải phẫu có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ nên khi quan sắt tay trong tư
thé ban tay sap ở nam, ta thấy cánh tay hơi cong (cẳng tay tạo với cánh tay một góc nhỏ hơn 1802 có đỉnh góc hướng ra ngoài)
Còn ở nữ: khi quan sát trong tư thế lòng bàn tay ngửa thì hình
dáng tay thường gặp là cánh tay ưỡn (cẳng tay tạo với cánh tay một góc nhỏ hơn 180° có đỉnh góc hướng lên trên) Tuy nhiên, đối với cả nam và
nữ, cánh tay được col là bình thường khi mà độ cong, ưỡn không vượt quá 2 ~ 8em (tức là đỉnh góc cách trục cánh tay nhỏ hơn 2 ~ 3cm) Khi độ cong của cánh tay vượt quá giới hạn cho phép thì gọi là tay cong (đối với nam) hoặc tay ưỡn (đối với nữ) Cánh tay bị cong, ưỡn là do hệ thống day chang và bao khớp lỏng lẻo, đo vậy mà khả năng chịu lực của cánh tay theo trục cánh tay bị giảm và độ khéo léo, linh hoạt của khớp cũng bị giảm đi
2.1.5 Quan sát hình dáng chân
Hình đáng chân do hệ thống xương chỉ dưới (xương đùi, hai xương
cẳng chân, xương bàn chân và ngón chân) cùng với hệ thống dây chằng
bao khớp quy định Chân thực hiện chức năng chịu trọng tải của cở thể
và các hoạt động vận động, vì vậy nó giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động
thể chất của con người
Khi quan sát, yêu cầu đối tượng kiểm tra đứng nghiêm (không căng cơ quá mức) Có thể quan sát theo trục trước — sau:
- Chân bình thường: Hai chân thẳng, phát triển cân đối cả về độ
lớn và chiều dai Ở tư thế đứng nghiêm thì hai chân chạm nhau ở õ điểm:
mặt trong phần trên đùi, đầu gối, bắp chân, hai mắt cá trong và hai gót
chân
— Các dạng bất thường của chân thường gặp là:
+ Chân chữ O (chân vòng kiểng): Khi ở tư thế đứng nghiêm, hai chân chỉ chạm nhau ở hai điểm: mặt trong phần trên đùi và hai mất cá trong Chân chữ O thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ
+ Chân chữ X: Ö tư thế đứng nghiêm, hai chân chỉ chạm nhau ở hai
điểm: mặt trong phần trên đùi và mặt trong của hai đầu gối Chân chữ X
thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam
Trang 25khá cao Một trong những nguyên nhân gây nền là do trẻ em phải lao
động nặng quá sớm, đặc biệt là do tập quán bế cắp nách, cõng, địu con nhỏ
Trong thực tiễn, khi khoảng cách giữa hai điểm chạm của chân (ở tư thế đứng nghiêm) không vượt quá 4em thì vẫn được cơi là chân bình thường Khi chân có hình thái bất thường thì khả năng chịu lực của chân theo phương thẳng đứng và độ khéo léo linh hoạt của khớp bị giảm đi
Hình 13: Hinh đứng chan
1 Chôn bình thường; 2 Chôn chữ “X”; 3 Chôn chữ "O”"
2.1.6 Quan sát hình dáng vòm bàn chân
Bình thường mặt dưới bàn chân có độ cong tự nhiên gọi là vòm bàn
chân Vòm bàn chân được tạo bởi các xương cổ chân, xương bàn chân, xương ngón chân và hệ thống day chang Vom bàn chân có liên quan đến khả năng chịu lực của chân và khả năng phát huy sức mạnh bột phát của
chân trong hoạt động thể thao Nếu vòm bàn chân bị sụp xuống, mặt dưới bàn chân mất độ cong, phẳng ra đó là hiện tượng bàn chân bẹt
~ Tiến hành quan sát vòm bàn chân: Đối tượng kiểm tra đi chân đất Cho đối tượng đứng trên sàn phẳng, hai bàn chân để song song Nếu
phần trong của bàn chân không tiếp xúc với sàn tức là bàn chân có độ cong nhất định, thì được coi là bàn chân bình thường, còn ngược lại thì được coi là bàn chân bẹt Sau đó cho đối tượng kiểm tra quỳ hai gối trên
Trang 26ghế, ta quan sát lòng bàn chân Lòng bàn chân có hai phần: phần cong (õm) và phần bằng Ở bàn chân bình thường thì phần bằng chiếm khoảng 1/3 chiều ngang bàn chân (phần lõm chiếm khoảng 3/3) Ở bàn chân bẹt thì phần bằng chiếm tới 2/3 chiều ngang bàn chân
Để xác định vòm bàn chân một cách chính xác hơn trong điều kiện cho phép, có thể sử dụng phương pháp in đấu bàn chân trên giấy để đo
và đánh giá
Khi bàn chân bị bẹt, ngoài việc làm giảm sức mạnh bột phát thì trong khi đi bộ đường trường hay trong các hoạt động thể thao có mang
các trọng tải thường hay gây nên cẩm giác đau đớn do hệ thống cơ và day
chằng của bàn chân bị kéo giãn khi thực hiện các động tác trên Trong quá trình tập luyện, nếu vận động viên thấy xuất hiện cảm giác đau gan
bàn chân thì cần phải nghỉ ngơi và giảm bớt tải trọng trong hoạt động cho đến khi cảm giác đau biến mất Để phòng ngừa đau gan bàn chân, có thể sử đụng đệm lót giầy để nâng đỡ vòm bàn chân ở những người có bàn
chân bẹt khi họ hoạt động
Trang 27TOM TAT 1 2.1 Khái niệm về sự phát triển thể chất - Sự phát triển thể chất là một tập hợp các tính chất về hình thái,
chức năng của cơ thể, quy định khả năng hoạt động thể lực của cơ thể,
~ Sự phát triển thể chất phụ thuộc vào:
+ Yếu tế đi truyền (quyết định) + Điều kiện môi trường tự nhiên + Chế độ hoạt động thể lực
~ Sự phát triển thể chất ở nam khác ở nữ và khác nhau ở từng lứa tuổi Kiểm tra thể hình: là kiểm tra các đặc điểm, các chỉ tiêu về hình
thái của cơ thể
Phương pháp kiểm tra thể hình: phương pháp chính được sử dụng
là phương pháp nhân trắc
Phuơng pháp nhân trắc gồm 2 phần: ~ Phần mô tả hay quan sát (somatoscopie) ~ Phần đo đạc (So matométvie)
Phương pháp quan sát (mang tính chất định tính) bao gồm các nội dung: ~ Quan sát tư thế thân người;
— Quan sat dáng lưng;
~ Quan sát dang ngực, bụng; — Quan sát dáng tay;
— Quan sat dáng chân;
~ Quan sát hình dang ban chan CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 1
170
Khái niệm về sự phát triển thể chất? Kiểm tra mức độ phát triển thể chất có ý nghĩa gì trong thể đục thể thao?
Trang 283 Phương pháp đo đạc các kích thước cơ thể
Việc xác định các kích thước cơ thể con người có một ý nghĩa lớn trong việc kiểm tra, theo dõi tình hình sức khoẻ và đánh giá mức độ phát triển thể lực
Đối với trẻ em ở tuổi đang phát triển, nếu việc đo đạc kích thước
cơ thể được tiến hành nhiều lấn thì có thể đánh giá nhịp độ phát triển cơ thể và phát hiện được những biến đổi sai lệch trong quá trình phát triển
Các số đo nhân trắc còn có ý nghĩa lớn trong các ngành kinh tế quốc dân như: là cơ sở cho việc thiết kế và xây dựng các điều kiện làm việc, các
trang bị, đồ dùng sinh hoạt, thiết kế sản xuất máy móc, trong công nghiệp may mặc, trong ngành giáo dục, trong thể dục thể thao
Trong giáo dục thể chất và thể thao, việc theo dõi sự biến đổi của các kích thước cơ thể cho ta biết tác động của việc tập luyện thể dục thể
thao đối với người tập Các số đo nhân trắc là cơ sở để xây dựng các
chuẩn mực về sự phát triển cơ thể thanh thiếu niên, để phân biệt đặc
điểm hình thái của các vận động viên cao cấp ở các môn thể thao khác nhau Ngoài ra, các số đo nhân trắc cũng được chú ý sử dụng trong tuyển
chọn thể thao (trong tuyển chọn ban đầu và tuyển chọn trong quá trình
huấn luyện)
Sử dụng các số đo nhân trắc trong nghiên cứu khoa học thể dục thể
thao và tuyển chọn là việc lượng hoá các kích thước, các tỉ lệ của cơ thể
để rút ra các nhận xét, các kết luận từ các số đo Ta cần có các con số chính xác Nói cách khác, sự chính xác của các nhận xét, các kết luận
hoàn toàn phụ thuộc vào các số liệu đã thu được Chính vì vậy khi đo đạc cần có các dụng cụ đo và kĩ thuật đo chuẩn xác
* Một số điểm cần chú ý khi đo:
Ngoài những yêu cầu đã nêu ở phần quan sát thì cần phải chú ý
thêm những điểm sau:
— Tu thế cơ thể của đối tượng kiểm tra trong suốt quá trình đo không thay đổi Người đứng thẳng tự nhiên, hai gót chân chạm nhau, hai bàn chân tạo thành một góc 60°
~ Khi đo ở những thời điểm khác nhau, với những đối tượng khác nhau, phải đồng nhất các phương pháp đo, mốc đo, dung cu do
Trang 29~ Thời gian đo Không nên kéo dài, chương trình đo và biên bản ghi chép phải được chuẩn bị trước, chỉ dẫn trước cho đối tượng được đo để quá trình đo được tiến hành nhanh
* Dung cu do:
Để đảm bảo mức độ chính xác cần thiết và các số đo của tất cả các tác giả khác nhau có thể so sánh được với nhau, hoặc so sánh ở cùng một đối tượng nhưng được đo ở các thời điểm khác nhau, cần phải sử dụng các dụng cụ đo đạc theo một mẫu nhất định Trong Nhân trắc học, người ta thường sử dụng một số dụng cụ nghiên cứu chính sau:
~ Thước đo nhân hoc Martin (Anthropo metre de martin) (hinh 14): là một thước thẳng dài 2m, chia chính xác đến 1mm (với sai số 0,1 — 1mm tuỳ theo từng hãng sản xuất) Thước được làm bằng kim loại, gồm 4 đoạn
có thể tháo lắp được Thước được dùng để đo chiều cao và các kích thước đài của cơ thể
Hình 14 Hình 15
— Compa do bé day Baudelopue (còn gọi là compa vòng lớn, compa vòng nhỏ) (hình 15): dùng để do các bể dày của cơ thể, gồm hai nhánh cong và một thanh ngang có gắn thước đo
~ Compd trượt Palmet (hình16): dùng để do các doạn ngắn trên cơ thể Chiều dài của thước khoảng 250 - 300mm
Trang 30
Hinh 16 Hinh 17
~ Thước dây (hình17): dùng để đo các vòng cơ thể, thường làm bằng nhựa tổng hợp hoặc kim loại không gỉ để tránh sai số Thước được chia
vạch đến mm
— Cân bàn (cân y học) với độ chính xác 100g
~ Lực hế đo lực cơ (hình 20, 21): cơ lực tay Collin va co lye than Pili-cevolani cts Hinh 18 Seen ante ben Es, Hinh 19
- Compa đo bề dây lớp mỡ dưới da (Compas Harpenden Skinfold
Caliper) (bình 22) với sai số 0,1mm ~ Các dụng cụ chuyên dùng:
+ Thước đo các góc ở mặt (hình 19) + Thước đo các góc sọ (hình 16)
Trang 31
Hình 20 Luc ké kiểu Collin
+ Thước đo tầm hoạt động khớp + Phế dung kế Hình 22 * Phương pháp đo đạc: 3.1 Chiều cao đứng
Chiểu cao đứng là một trong các kích thước đặc trưng nhất của co thể, được do từ mặt đất tới điểm cao nhất trên đỉnh đầu (diém Vertex)
khi cơ thể ở tư thế đứng nghiêm
~ Dụng cụ đo: Thước đo nhân học Martin
~ Ki thuật đo: Đối tượng được đo đứng ở tư thế đứng nghiêm, đầu
Trang 32một đường thẳng ngang song song với mặt đất, lưng quay vào thước để
cho 4 điểm: ụ chẩm, lưng, mông và hai gót chân chạm thước Chiều cao cơ thể được tính từ mặt sàn đo (mặt đất) với điểm cao nhất trên đỉnh đầu (không đi giầy, đép, tất ) Nên đo hai lần để lấy kết quả trung bình, sai số cho phép < 10mm
— Ý nghĩa số đo chiều cao đứng:
Chiểu cao đứng là một trong những kích thước thông thường nhất để đánh giá hình thái cơ thể, hay được đo trong hầu hết các công trình
nghiên cứu điều tra cơ bản về hình thái, về nhân loại, về sinh lí
Chiều cao đứng biểu hiện tâm vóc của một người Dựa vào chiều cao
đứng để đánh giá sức lớn của cơ thể tré em
Hình 23: Đo chiều cdo đứng
Chiều cao đứng có mối tương quan thuận với một số kích thước
khác của cơ thể nên người ta kết hợp một số các kích thước với số đo
Trang 33
chiều cao đứng để thành lập các chỉ số đánh giá mức độ phát triển thể lực hoặc đánh giá sự cân đối của cơ thể
Chiều cao đứng mang đậm tính chủng tộc Giới hạn bình thường của các chủng tộc loài người trên thế giới về chiều cao là từ 135cm ~190em
— Chiều cao của loại người được xếp thành 3 loại lớn: + Loại thấp dưới 160cm
+ Loại trung bình: từ 160em — 170em + Loại cao: trên 170cm
~ Ở Việt Nam, thanh niên Việt Nam (tuổi từ 18 ~ 25) theo “ Hằng số sinh học người Việt Nam bình thường” (năm 1975) thì:
Nam: 159,0 + 65,0 (cm) Nữ: 149,0 + 64,0 (cm)
"Theo “chỉ tiêu sinh học người Việt Nam” (1995) thì:
Nam: 164,0 + 65,0 (em) Nit: 153,0 + 64,0 (cm)
(Như vậy, sau 20 năm ta thấy có sự gia tăng về chiều cao ở thanh
niên Việt Nam)
— Chiều cao đứng là một chỉ tiêu có độ di truyền cao (75% đối với
nam, 92% đối với nữ)
Chiều cao tăng nhanh ở tuổi dậy thì: Nam từ 12 - lỗ tuổi, nữ từ 10 — 13 tuổi (mỗi năm tăng từ 6 - 7cm) Sau 17 tuổi chiều cao phát triển
chậm lại (mỗi năm chỉ tăng 1 — 2cm) hoặc hầu như không tăng nữa, sau đó thì dừng hẳn và đến tuổi già (trên 60 tuổi) thì chiều cao có xu hướng
giảm di
Vì chiều cao cơ thể của vận động viên là ưu thế trong nhiều môn thể thao, là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tài
năng thể thao, cho nên chiều cao là một trong những chỉ tiêu thể hình
được coi là có giá trị nhất trong tuyển chọn ban đầu của thể thao
3.2 Chiểu cao ngồi
Chiểu cao ngôi là khoảng cách từ mặt ghế ngồi tới điểm cao nhất trên đỉnh đầu (điểm Vertex) khi đối tượng được đo ngéi ngay ngắn trên mặt ghế phẳng
~ Dụng cụ đo: Thước đo nhân học Martin
~ Ri thuật đo: Chống điểm O của thước trên mặt ghế phẳng Đối
Trang 34tượng ngổi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu dé thang (sao cho đuôi mắt và ống tai ngoài nằm trên một đường thẳng nằm ngang), lưng quay vào thước để cho 3 điểm: ụ chẩm, lưng, mông chạm thước Ghế ngồi phải đủ cao (thường là 40 — 50cm), sao cho khi ngồi, đùi tạo thành góc vuông tại
khớp chậu đùi và khớp gối
Trong thực tế, chiều cao ngổi thường được đo để vận dụng thiết kế các loại ghế ngồi làm việc Biết được số đo chiều cao đứng, số đo chiều cao
ngéi ta sẽ đánh giá được tỉ lệ giữa các đoạn thân thể — Kí hiệu:
+ Chiều cao đứng: T + Chiều cao ngồi: B + Chiều dài chân: 8
+ Chiều đài chi dưới: S=T-B
Nếu chỉ số này lớn: Chân đài; Nếu chỉ số này nhỏ: Chân ngắn
— Chi sé than (Giuffrida — Rugierri — Vallois): i= By 100 T Thang phân loại chỉ số này như sau: + Thân ngắn: ¡ < 50,9 + Thân vừa : ¡ từ 51,0 đến 52,9 + Thân dài : ¡> 53,0 — Chỉ số Skélie (chỉ số chân) -—T-B 1= x100 Chỉ số này có thang phân loại như sau: + Chân ngắn: ¡ < 84,9 (rất ngắn < 74,9; ngắn: 75,0 — 79,9; ngắn ít: 80,0 — 84,9) + Chân vừa: ¡ từ 85,0 đến 89,9 + Chân dài: ¡ > 90,0 (dài ít: 90,1 ~ 94,9; dài: 95,0 ~ 99,9; dài nhiều: 1> 100,0)
— Chỉ số Skélie ở nam thường cao hơn ở nữ,
— Chỉ số Skélie thay đổi theo từng chủng tộc:
177
Trang 35+ Ching téc Negroid — Australoid (Phi — Úc) thường có chỉ số cao (chân dai) + Chủng tộc Caueasoid (đại chủng Âu) thường có chỉ số trung bình (chân vừa) + Chủng tộc Mongoloid: (đại chủng Á - MỸ) thường có chỉ số thấp (chân ngắn)
3.3 D6 dai sdi tay
Độ dài sải tay là khoảng cách từ đầu ngón 3 của tay này đến đầu
ngón 3 của tay kia khi đối tượng được đo đứng thẳng, dang ngang hai tay
hết sức (đây là số đo tổng hợp của chiều dài hai tay và rộng vai) — Dụng cụ đo: Thước đo nhân hoc Martin
— Kĩ thuật do: Cho đối tượng đứng thẳng, hai tay dang ngang hết sức (sao cho cơ tay, khuỷu tay và vai nằm trên một đường thẳng) Để đầu ngón 3 của một tay chạm tường, chống điểm O của thước vào tường (để
thước ngang tầm vai) và di chuyển nhánh ngang của thước tới đầu ngón 3 của tay kia
Hình 24: Đo độ dời sỏi tay
Độ dài sải tay có quy luật tăng trưởng, tương tự như quy luật tăng
trưởng của chiều cao
Độ di truyền của độ dài sải tay ở nam là 80%, ở nữ là 87% 178
Trang 36Dé phan ánh sải tay của một người dài hay ngắn, người ta thường
dùng chỉ số sởi tay
* Chỉ số si tay = dài sải tay (em) — chiêu cao đứng (em)
Đối với hoạt động thể dục thể thao thì độ đài sải tay của vận động
viên có ảnh hưởng trực tiếp đến kĩ thuật động tác và thành tích thể thao của nhiều môn thể thao Sãi tay đài là một ưu thế đối với hoạt động thể thao
~ Trong thể duc dung cu: Sai tay đài có lợi cho việc thực hiện kĩ
thuật ngựa tay quai, các động tác santo và nhảy ngựa
~ Trong điển kinh: Sải tay dài có lợi thế trong các môn ném đẩy — Trong các môn bóng: bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông
sải tay đài sẽ có ưu thế trong tấn công và phòng thủ,
Vì chỉ số sải tay có độ đi truyển cao nên khi tuyển chọn ban dau, cần quan tâm đến chỉ tiêu này
3.4 Độ dài chân
Các độ dài chân thường được đo là:
~ Độ dài chân A (còn gợi là cao đến gai chậu trước trên): là khoảng cách từ mặt đất (mặt sàn do) đến gai chậu trước trên Độ đài chân A lớn
thể hiện khả năng nâng đùi cao, biên độ động tác chân sẽ lớn
~ Độ đài chân B (cao đến mấu chuyển lớn): là khoảng cách từ mặt
sàn do đến mấu chuyển lớn, thường được coi là độ đài chính thức của
chân (tương đương với chiều cao đứng — chiều cao ngồi)
~ Độ đài chân € (cao đến nếp lằn mông): là khoảng cách từ mặt sàn
do đến ngấn mông Độ dài chân C cho biết vị trí của mông cao hay thấp — Độ dài chân H (cao đến mào chậu): là khoảng cách từ mặt sàn đo
tới mào chậu Với những cơ thể cân đối thì:
Đài chân H = 112 chiều cao đứng (H ngang với trọng tâm cơ thể)
Trang 37Hinh 25: Cac độ dời chôn 3.5 Chu vi các phần cơ thể - Dụng cụ đo: Thước dây kim loại hoặc thước dây nhựa tổng hợp có chia vạch đến milimét (mm)
— Rhi đo, chú ý bao giờ vòng thước đo cũng phải thẳng góc với trục đọc bộ phận được đo và bao giờ cũng bất đầu từ số O của thước Nên do thật sát, thước không căng quá cũng không chùng quá làm ảnh hưởng đến số đo * Vòng ngực: Là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hình thái thể lực cũng như chức năng hô hấp Tuy theo mục đích nghiên cứu, đánh giá, có ba cách xác định vòng ngực như sau:
~ Vòng ngực ngay dưới nách: Không phản ánh chính xác độ lớn của
lổng ngực Vòng ngực này ít được sử dụng trong nghiên cứu (chủ yếu là kích thước để đo may áo)
~ Vòng ngực qua núm vú: Thế hiện vòng ngực to nhất, thường được sử dụng để đánh giá hình dạng cơ thể (nhưng ở phụ nữ, nhất là phụ nữ lớn tuổi sẽ không chính xác)
Trang 38~ Vòng ngực qua mũi ức: Đây là vòng ngực tốt nhất để đánh giá
hình thái cơ thể và chức năng hô hấp Vòng ngực này có điểm mốc đo cố định và có thể đo trong mọi trường hợp Đây cũng là vòng ngực lớn nhất
Hiện nay, vòng ngực qua mũi ức thường được sử dụng nhiều nhất
— Kĩ thuật đo uòng ngực: Đối tượng được đo đứng thẳng, người kiểm
tra vòng thước dây qua điểm mốc do (qua mũi ức) trên bình điện nằm ngang song song với mặt đất
Có bốn chỉ tiêu đánh giá vòng ngực:
+ Vòng ngực bình thường: đo khi cơ thể hít vào bình thường,
+ Vòng ngực hít vào hết sức: do khi cơ thể hít vào hết sức (còn gọi là vòng ngực tối đa) + Vòng ngực thổ ra hết sức: Đo khi cơ thể thở ra hết sức (còn gọi là vòng ngực tối thiểu) + Vòng ngực trung bình: Là trung bình cộng của vòng ngực tối đa và vòng ngực tối thiểu VNHVHS + VNTRHS Vòng ngực trung bình = 3 - Sự chênh lệch giữa vòng ngực hít vào hết sức(VNHVHS) và vòng ngực thổ ra hết sức (VNTRH®) gọi là độ giãn nở ngực Độ giãn nở ngực = VNHVHS - VNTRHS
Độ giãn nở ngực lớn thì chứng tổ chức năng hô hấp tốt Ở Thanh niên Việt Nam, độ giãn nở ngực trung bình là 6 - 7em
* Vòng bụng: có thể đo vòng bụng với ba cách đo như sau: — Đo qua rốn
— Đo ngang qua đưới rốn 2cm — Đo ngang qua mào chậu
* Vòng mông: ảo qua chỗ phình to nhất của mông
* Vòng đùi: đo qua ngay dưới nếp lăn mông khi đối tượng ở tư thế đứng thẳng Vòng thước dây vuông góc với trục của chân
Trong lĩnh vực thể thao, các nhà nhân trắc học người Đức còn để
Trang 39qua điểm giữa đùi cách bờ trên xương banh ché 20cm (ở trẻ em có chiều cao < 150cm thì mốc đo cách bờ trên xương bánh chè là 15cm)
Mốc do này đánh giá mức độ phát triển cơ đùi một cách tin cậy hơn
vì điểm đo này ít mỡ hơn mốc đo ngay đưới nếp lần mông * Vòng căng chân: Đo qua chỗ to nhất của cẳng chân
* Vòng cánh tay có: Vòng thước đây qua chỗ to nhất của cánh tay
(thường là ở giữa cánh tay) khi co gấp chặt cẵng tay vào cánh tay
* Vòng cánh tay duỗi: Để nguyên thước đây ở vị trí do vòng cánh tay co réi thả lông duỗi cánh tay ra
3.6 Bề dày lớp mỡ dưới da
— Dung cu do: Compas Hapenden Skinold Caliper
~ Ki thuat do: Dùng tay trái kéo da và lớp mỡ dưới đa lên (tới tận lớp cân nông) Tay phải cầm compas kẹp vào lớp da và lớp mỡ dưới da, buông nhẹ tay cầm compas để cho kim chạy, khi kim dừng lại dọc SỐ ngay
Hình 26: Đo bề dòy lớp mỡ dưới da
Có rất nhiều điểm đo, song các tác giả thường đo ở 8 vị trí theo sơ đề Erheim
+ Cạnh rốn (A,): điểm đo ở ngay cạnh rốn về bên phải, nếp da theo chiều trên dưới
Trang 40+ Sau cánh tay (I¡;): điểm giữa mặt sau cánh tay, nếp da theo chiều trên dưới + Dưới bả vai (lạ): sát gốc ngoài xương bả vai, nếp đa theo chiều trên dưới 3.7 Cân nặng - Dụng cụ đo: Cân y học chính xác đến 100g — Yêu cầu:
+ Đối tượng được cân phải mặc ít quần áo, tư thế đứng thẳng + Nên cân vào buổi sáng, sau khi vệ sinh cá nhân xong và chưa ăn uống + Cân hai lần, lấy kết quả trung bình (sai số cho phép < 0,5 kg)
Ý nghĩa của cân nặng cơ thể: