1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiều truyện "Đánh lui thần Sấm" trong truyện cổ dân gian Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản

18 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRONG TRUYỆN CỎ DẪN GIAN VIỆT NAM, TRUNG QUÓC VÀ NHẬT BẢN

hần Sắm là nhân vật thường xuất hiện trong truyện cỗ dân giant) Ở các nước trong khu vực và trên thế giới

Trung Quốc (phương Nam), Nhật Bản,

Triều Tiên và Việt Nam từ xa xưa đều là những nước nông nghiệp, lấy lúa nước làm cây trồng cơ bản Nhờ khí hậu ấm áp, lượng mưa lớn về mùa hè đã giúp nghề nông với cây lúa nước có điều kiện để phát triển, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Bên cạnh đó, các nước cũng phải chịu sự khắc nghiệt do thiên nhiên mang lại, đe dọa cuộc song va tinh mang con người như lũ lụt, hạn hán va sam sét Xuất phát từ nhu cầu ca ngợi tôn vinh, ngay từ những tác phẩm ghi chép truyện dân gian đầu tiên ở các nước đã xuất hiện truyện về những anh hùng chống thiên tai mang tầm vóc vũ trụ Trong cuộc đấu tranh đó, những người bình thường nhưng có khả năng chống chọi với thiên nhiên, sau khi chết đi được tôn thành thần và họ cũng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tâm

linh của người dân Truyện kể về những

người "đánh lui thần Sấm" hay "bắt thần Sám" trong truyện cỗ dân gian ở các

NGUYÊN THỊ OANH t*)

nước trong khu vực là sự phản ánh quá trình đấu tranh với thiên nhiên đầy gian khổ đó của con người

Ở Trung Quốc, kiểu truyện "đánh lui than S4m" khá phong phú và có từ rất sớm Từ thời Tấn (265-419) trong sách Sưu thần ký của Can Bảo đã xuất

hiện kiểu truyện "đánh lui thần Sắm", đó là truyén Tich lich bi cach (Than Sam bi

đánh) quyển 12; hay truyện Võ Vương quyển § Ngồi Sưu than ký, còn có truyện ương Cán, quyền 8, sách Dậu dương tạp trở & lạ 3Ê 28; truyện Dich Nhân Kiệt, truyện Trân Loan Phượng, truyện Tran Nghĩa quyền 393; truyện

Diệp Tiên Thiểu quyền 394 sách Thái

Bình quảng ký K 3# ‡ö ; truyện Cao Tổ, quyên 19 sách Bắc Tê thư 3\x #£ #

Ở Nhật Bản, kiểu truyện "bắt thần Sám" cũng xuất hiện khá sớm khoảng

Trang 2

KIEU TRUYEN "DANH LUI THAN SAM" TRONG TRUYEN CO

lục H +8 8 ‡* và Nhật Bản linh dị ký AAS Ri

Ở Việt Nam, truyện liên quan đến thần Sấm được ghi chép sớm nhất vào khoảng thế kỷ thứ XI-XIV trong Linh

Nam chích quái 3ä #ạ ÿằ †#‡, song phải

đến thế ký XVIIL, kiểu truyện "đánh lui thần Sắm" mới thấy xuất hiện trong

Công dự tiệp ký 23 #? ‡š ì¿ của Vũ

Phương Dé

Kiểu truyện "đánh lui thần Sắm" hay "bat than Sám" từ lâu đã được các nhà nghiên cứu ở các nước khu vực quan tâm nghiên cứu Ở Việt Nam, truyện Cưởng Bạo Đại vương, trong sách Công dự tiệp ký đã được một số nhà nghiên cứu văn học tìm hiểu, khai thác ở các khía cạnh khác nhau?) song có lẽ chưa

có bài viết nào đi sâu so sánh với cùng

kiểu truyện này ở các nước trong khu

vực Ở Nhật Bản, Kono Kimiko 3[ #‡-#

Š 7 (Đại học Waseda, Nhật Ban) trong tác phẩm Nhật Bản linh dị ký và truyện

kể dân gian Trung Quốc”) đã nghiên cứu kiểu truyện "bắt thần Sấm" hay" đánh lui thần Sắm" trong sách Nhật Bản

linh đị ký và truyền thuyết dân gian Trung Quốc, từ đó tìm ra những điểm

tương đồng và dị biệt giữa truyện kế của Nhật Bản và Trung Quốc Cũng trong

tac pham nay, Kono Kimiko còn giới thiệu một số truyện của Triều Tiên, song đáng tiếc kiểu truyện "đánh lui thần Sắm" trong truyện cỗ dân gian viết băng chữ Hán của Việt Nam lại chưa được tác

giá Kono và các học giả Nhật Bản biết tới Bài viết này là sự kế thừa công trình

nói trên của học giả Nhật Bản, trọng tâm là so sánh truyện Cường Bạo Đại vương, trong sách Công đưự tiệp ký của Vũ

Phương Đề với kiểu truyện "đánh lui thần Sắm" của các nước Trung Quốc và Nhật Bản, theo kết cấu thê loại truyền thuyết anh hùng: lai lịch (sinh nở thần kỳ, đức tính); chiến công thần kỳ (vũ khí, phương pháp đánh lui thần Sắm); su hoa than“), Qua so sánh, hy vọng có thể giúp tìm ra những điểm riêng mang tính dân tộc và điểm chung mang tinh khu vực giữa Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản

1 Về lai lịch nhân vật "đánh lui thần Sam"

1.1 Sinh nở thần kỳ

Nhân vật đánh lui thần Sắm trong truyện cô tích và truyền thuyết dân gian các nước Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản hầu hết mang đặc tính phi thường và họ luôn được dân gian thiêng hóa khi mô tả Sinh nở thần kỳ, chiến công phi thường và hóa thân là những motip thường được dân gian sử dụng để miêu tả nhân vật”) Truyện Cường Bạo Đại vương, trong sách Công dự tiệp ký

cũng không phải ngoại lệ Tuy nhiên,

nếu so sánh với khoảng 12 nhân vật trong các truyện của Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam (Triều Tiên không có motip này) thì số truyện xuất hiện motip

sinh nở thần kỳ lại chiếm rất ít, 3 trên

tổng số 12 truyện (một của Việt Nam, một của Trung Quốc và một của Nhật Bản) Các nhân vật khác xuất thân là

người hoàng tộc, quan lại, nông dân,

hoặc người dân bình thường Giải thích

về sự vắng bóng motip sinh nở thần kỳ ở

Trang 3

tin hơn vào sự hiện diện của người anh hùng trong cuộc sống đời thường nên khi ghi chép truyện dân gian các tác giả đã hạn chế đến mức tối đa yếu tố thần kỳ (sinh nở thần kỳ) Ngoài ra, có thể do lối mô tả bằng sử bút nên yếu tố thần kỳ cũng ít xuất hiện!?),

Về motip sinh nở thần kỳ, cũng theo các nhà nghiên cứu thường có hai dạng: thứ nhất kể trực tiếp: bà mẹ đi giặt bị con rái cá lớn hãm hiếp, về nhà thụ thai (Đỉnh Tiên Hoàng kỷ); lúc sinh ra ánh hào quang đỏ rực (la Sơn Nguyễn Giám sinh ký), sách Công du

tiệp ký và dạng thứ hai là qua báo mộng: bà mẹ năm mơ thấy Phật giáng hạ thụ thai rồi sinh ra ông (Bối Khê tự ký), sách Công đư tiệp kỹ

Motip sinh nở thần kỳ trong kiểu truyện "đánh lui thần Sấm" của ba nước cũng xuất hiện hai dạng kể trên Về dạng thứ nhất: truyện Trần Nghĩa (Trung Quốc); truyện Kaminarino koiwo eteuketemorattakodomoga kyoryokudeatta hanashi - Chú bé có sức mạnh nhờ sự trả ơn của thần Sắm (Nhật Bản) Dạng thứ hai: truyện Cường Bạo Đại vương (Việt Nam)

Bảng so sánh mofip sinh nớ thần kỳ trong truyện dân gian của ba nước Việt Nam Trung Quốc và Nhật Bản

TT Tên truyện Nhân vật Hoàn cảnh ra đời

1 | Cuong Bao Đại vương Cường Bạo "Trước kia mẹ ông nằm mơ thấy một

(Công dự tiệp ky 24% 48 32) người mặt đen đến bảo: 'Thần núi

Nhạc sẽ thác sinh vào họ này, rồi mẹ ông thụ thai và sinh ra ông" (‡#L # 3#“

RRAA? RRB BEE 4 He? 3K A YR ến +)

2 | Tran Nghia, quyén 394 Tran Nghia "Trần Nghĩa là con cháu của thân (Thái bình quảng ký Sâm Ngày xưa, họ Trần, nhân một KF Riz) hôm mưa to sắm sét, ban ngày trời tối đen, nhặt được quả trứng to rơi trong

sân, úp qua vài tháng, trứng nở ra một

đứa trẻ" (Á PP HH ZH Hho HR RASH SA MRP HR

PP HZKRA? OP mA BR

th Š)

3 | Kaminarino koiwo Pháp sư Dojo | "Bỗng mây đen kéo đến che kín bầu

eteuketemorattakodomoga trời, lúc sau sinh ra một chú bé, trên

kyoryokudeatta hanashi - Chú đầu có hai con rắn cuộn tròn, đầu và bé có sức mạnh nhờ sự trả ơn đuôi rủ cả xuống phía sau" (FP #‡ #

của thần Sâm (Nhật Bản linh BR RBA A MZ SAB bE

diky UAE Riz) im: HR # Km A)

Trang 4

KIEU TRUYEN "DANH LUI THAN SAM" TRONG TRUYEN CO

Cả ba trường hợp trên, nhân vật đều được mô tả có nguồn gốc thần thánh, báo trước một sức mạnh siêu phàảm mà chiến công của họ không ai có thể thay thế Về hình thức sinh nở, nếu trường hợp Cường Bạo (Việt Nam) do bà mẹ sinh ra, thì Trần Nghĩa (Trung Quốc) được sinh ra từ quả trứng, và chú bé (Nhật Bản) được sinh ra từ đám mây đen

1.2 Về tính cách nhân vật

Nhân vật "đánh lui thần Sâm" hay "bắt thần Sấm" trong truyện cô dân gian của cả ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản hầu hết được mô tả với tính cách dũng mãnh, táo bạo Ví dụ: truyện Hốt Lôi, sách Thái bình quảng ký, mô tả: Hốt Lôi "là người cường tráng, dũng mãnh khi đánh nhau" Hay truyện Vương Cán, sách Dậu dương tạp trở kể: "Vương Cán là người cam đảm, có dũng khí" Tuy nhiên, không phải truyện nào cũng mang cảm hứng tôn vinh như vậy Truyện Trần Loan Phượng, sách Thái bình quảng ký mô tả cuộc chiến nây lửa giữa Loan Phượng và than Sắm, cuối cùng thân Sấm phải chịu thua, cho mưa xuống, nhưng Loan Phượng vẫn bị dân

làng đuôi đi, không cho về làng

Điều dễ nhận thấy là trong khi các

nhân vật "đánh lui thần Sắm" hay "bắt

thần Sắm" trong truyện cô dân gian của Trung Quốc và Nhật Bản hau hết đều được khắc họa là những người "cam đảm, có dũng khí", hành động mang dáng dấp của người anh hùng, thì nhân vật Cường Bạo Đại vương của Việt Nam

lại được mô tả như kẻ phàm phu "tính

khí ngỗ ngược, khinh miệt người đời, quên cả cha mẹ, không cúng giỗ tô tiên" Cách mô tả này làm tính thiêng (nhân

vật vốn là con của thần núi thác vào) bị giảm đi ít nhiều Nhân vật không còn tư thế của người anh hùng chinh phục thiên nhiên, hay đánh giặc giữ nước với mục đích cao cả vì cộng đồng như các nhân vật anh hùng trong truyện cổ tích và truyền thuyết dân gian giai đoạn đầu thường gặp Nếu so sánh hình ảnh người anh hùng châu Phù Đồng oai vệ, cưỡi ngựa sắt, cầm gậy sắt xông thăng vào đồn lũy của giặc, đánh tan giặc, bỏ lại áo giáp sắt, người và ngựa cùng bay lên

trời với một tư thế lẫm liệt hào hùng”,

thì cách mô tả nhân vật Cường Bạo đã làm cho khoảng cách tôn ti gần như bị xóa bỏ

Sự ra đời muộn màng kiểu truyện "đánh lui thần Sắm" trong Cóng đư tiệp ký của Vũ Phương Đề đã tạo ra sự khác

biệt về tính cách nhân vật giữa Việt

Nam, Trung Quốc và Nhật Bản Cảm hứng tôn vinh là đặc điểm chung đối với hầu hết các tác phẩm ghi chép truyện dân gian đầu tiên ở các nước trong khu vực, nó như một lựa chọn để tác giả dân gian bày tỏ tình cảm yêu mến và lòng kính trọng đối với nhân vật mà mình xây dựng Điều này có thể minh chứng thêm qua kiểu truyện "đánh lui than Sam" trong truyện dân gian của Trung Quốc và Nhật Bán Ví dụ truyện Tiết Có Diên, trong Bac Té thu ké rang: "Cao Té di duyệt ngựa ở cánh đồng phía bắc, giữa đường gặp trời mưa, sắm chớp 4m ầm, thấy phía trước có ngôi chùa, Cao Tổ bảo Diên lên xem Diên cưỡi ngựa tiến

đến phía trước, đi chưa được ba mươi bước, lửa sét thiêu sém mặt Diên vừa

Trang 5

râu tóc cùng bờm ngựa cháy rụi Cao Tổ khen: "Tiết Cô Diên có thể đánh nhau với sắm sét" Hay truyện Kaminariwo tsukamaeta hanashi (Truyện bắt thần Sám) trong Nhật Bản linh dị ký: Về sau khi Sugaru mắt, Thiên hoàng ra lệnh làm lễ mai táng ông bảy ngày bảy đêm dé ca tụng tắm lòng trung tín của ông và cho dựng mộ ông nơi thần Sắm giáng xuống, dựng bia để rằng: "Mộ của Sugaru, ngudi d4 bat than Sam" Than Sam thay vậy lẫy làm oán ghét, giáng sấm sét xuống tấm bia, nhảy xuống dẫm nát trụ bia, nhưng thần Sắm lại bị vết nứt của trụ bia kẹp chặt Thiên hoàng nghe chuyện, sai người gỡ ra, thần Sấm mới thoát chết Sau khi thốt ra ngồi, thần Sam vẫn run lây bẩy, sợ hãi lưu lại bảy ngày bảy đêm bên mộ không thể bay về trời được Thiên hoàng ra lệnh dựng lại

bia va dé rang: "M6 Suga ru, người lúc

sống bắt được thần Sám, khi mất cũng

bat duoc than S4m"

Tuy nhiên, ở Việt Nam giai đoạn này, trong các tác phẩm văn bản hóa truyền thuyết dân gian, tính thiêng của

các nhân vật hầu hết đã bị mờ nhạt

Nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến sự chuyên biển của Nho học thế kỷ XVII- XIX, khi vận mệnh dân tộc không còn là vấn đề hàng đầu của xã hội và đời sông văn học như giai đoạn thể kỷ X-XV, thì mỗi quan tâm của các nhà nho lại hướng về thực tại Có ý kiến cho rằng "trước thế kỷ XVII con người trong văn học chủ yêu được khăng định trong các lí tưởng lớn, vì dân tộc, trong đạo đức phong kiến theo quan điểm Nho giáo hay trong sự siêu thoát với đạo Lão, đạo Thiền Từ thế kỷ XVII trở đi, con người trong văn học tự khăng định mình qua nhu cầu sống

trần tục Đặc điểm này làm thay đổi căn bản phong cách văn học”) Sự biến động của đời sống xã hội, sự phát triển của ý

thức cá nhân, sự thay đổi trong thị hiếu

văn học và giao lưu văn hóa đã khiến việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian

không còn là những ghi chép phản ánh hào quang của quá khứ mà thực sự đã trở thành "những sáng tạo nghệ thuật” trong việc mô tả xã hội đương thời

Bảng đối chiếu tính cách nhân vật trong truyện kế dân gian ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản

TT Tên truyện Nhân vật Tính cách nhân vật

I | Cường Bạo Đại vương | Cường Bạo Khi lớn lên, tính khí ngỗ ngược, khinh

(Công dư tiệp ký) miệt người đời, quên cả cha mẹ, không

cúng giê tô tiên

Trang 6

KIEU TRUYEN "DANH LUI THAN SAM" TRONG TRUYEN CO 5 | Tiêu thị tử (Thái bình Tiêu thị tử Được coi là người cam đảm có dũng khí quảng ký)

6 | Địch Nhán Kiệt (Thai Địch Nhân Kiệt | Nhân Kiệt một mình cưỡi ngựa, xông bình quảng ký) xáo tiến sát tới nơi, hỏi

7| Diệp Tiên Thiếu (Thái Diệp Tiên Thiểu | Tiên Thiều đứng dưới sân gọi to thần

bình quảng ký) Sâm năm lần

8 | Võ Vương (Sưu thân ký) | Hạng Vương Hạng Vương nói: "Có ta đây, ai dám địch với ta"

9| Lôi Công (Sưu thân hậu | Chương Cầu Câu nhảy lên gò cao quát lớn: "Thiên sứ

ký) ta nghèo khó, cật lực cày cấy, vậy mà

rắn tới ăn trộm Tội ở rắn, sao lại sai

sắm sét tới đánh ta Ta chẳng cần biết

Lôi công là ai, nếu tới đây ta sẽ lấy

thuông đập vỡ bụng hắn"

10 | Cao tổ (Bắc Tề thư) Diên Diên cưỡi ngựa tiến đến phía trước, đi chưa được ba mươi bước, sét lửa thiêu

sém mặt Diên hô "giết"

11 | Kaminariwo Sugaru Khi Thiên hoàng đang ái ân với Hoang tsukamaeta hanashi hậu tại điện Đại An, Sugaru chẳng dé y

(Nhat Ban linh di ky) đi vào, Thiên hoàng xấu hỗ phải dừng

(Truyện bắt than Sam) việc chăn gối

12 | Kaminarino koiwo Người nông dân | Bay gid than Sam nhảy xuống, biến

eteuketemorattakodomo thành cậu bé xuất hiện trước mặt người ga kyoryokudeatta nông dân Người nông dân định dùng hanashi - Chú bé có sức gay danh chét than Sam

mạnh nhờ sự trả ơn của

than Sam (Nhat Ban

linh dj ky)

13 | Than Watanabe (Suy co | Watanabe Sau khi làm lễ tế bèn lấy dao chặt cây

kỳ) thân Sâm trú ngụ làm thuyền

14 | Than Dung (Pháp Hoa | Shin yu nghiệm ký) Tụng kinh Pháp Hoa khiến thần Sam phải nhận tội

2 Về chiến công ''đánh lui thần Sam" 2.1 Vũ khí của nhân vật

Trong khi xây dựng nhân vật anh hùng, tác giả dân gian thường mô tả theo hai biêu hiện "sức mạnh phi thường tự thân của nhân vật và sự phù trợ của vật

Trang 7

tiện gì khác mà là những công cụ gắn bó hàng ngày trong lao động sản xuất, thường: là cây gậy (trượng) bằng gỗ hoặc

bằng sắt, ngoài ra còn có cả đòn sóc,

cuốc, dao, gậy sắt, chùy lớn, cung tên "Những công cụ này sé trở thành vật thiêng phù giúp cho các nhân vật vượt qua thử thách, lập chiến công phi thường, hoàn thành sứ mạng do cộng đồng giao phó (Xem chỉ tiết trong Bảng đối chiếu phương pháp "đánh lui thần S4m" ở ba nước Việt Nam Trung Quốc và Nhật Bản)

Về cây" gậy" (trượng), theo Kono Kimiko và các nhà nghiên cứu Nhật Bản, "cây gậy" (băng gỗ hoặc bằng sắt) là vũ khí đặc biệt thường xuất hiện trong thần thoại và truyện cô dân gian ở Nhật Bản "Cay gây ngoài ÿ nghĩa là công cụ không thể thiếu trong việc điều phối và quản lý nước để sản xuất nông nghiệp, nó còn là biểu tượng quyền uy của việc thông trị, và là phương tiện để thực thi

mệnh lệnh của thần thánh" Ngoài ra

"cây gậy" còn được coi là phương tiện thần kỳ trong việc "vạch giới hạn" và

"hoạch định lãnh thổ n0),

Nếu so sánh với Trung Quốc hay Việt Nam thì phương tiện thần kỳ - cây gậy, hoặc các nông cụ khác không phải chỉ xuất hiện trong thần thoại và truyền

thuyết dân gian ở Nhật Bản, mà có mặt

hầu hết trong các thần thoại và truyện cổ dân gian của Việt Nam và Trung Quốc Có lẽ chỉ cần nêu một số thí dụ về kiểu truyện "đánh lui thần Sắm" trong truyện dân gian của Trung Quốc cũng đủ minh họa cho những nhận xét trên đây của các nhà nghiên cứu Nhật Bản Còn ở Việt Nam, trong Truyện thân Ngư tỉnh

Truyện Đồng Thiên Vương, Truyện cô Man Nương trong sách Lĩnh Nam chích quái; truyện Cường Bạo Đại vương sách Công dư tiệp ký, truyện Đánh ma, trong sách Lan Trì kiến văn lục cũng xuất hiện "cây gậy” với tư cách là phương tiện

thần kỳ, được dùng để: bảo vệ đất nước

(Đồng Thiên Vương dùng gậy sắt đề đánh giặc Án - truyện Truyện Đồng

Thiên Vương), bảo vệ nhân dân (Long

Quân ném khối sắt nung đỏ vào miệng Ngư tỉnh - Truyện thần Ngư tỉnh): bảo

vệ mùa màng (Vào năm hạn hán, Man

Nương dùng gậy căm uống đất, tự nhiên nước cuỗn cuộn chảy ra, dân nhờ thế mà no âm - Truyện cổ Man Nương - Lĩnh Nam chích quái), chế ngự thần thánh (Cường Bạo Đại vương dùng gậy để đánh than Sam - Cong du tiệp ký), hay ma quy (Tran Hãn dùng gậy đánh ma) (Lan Trì kiến văn lục)

Môtip "cây gậy” có chức năng trong việc "vạch giới hạn" và “hoạch định lãnh thổ", cũng dễ gặp ở trong các truyện cổ tích và truyền thuyết dân gian ở Trung Quốc, thí dụ trong sử thi của người Đồng (tỉnh Hồ Nam) kể chuyện người anh hùng Kim-Gia-Xin ném gậy vàng để xin đất cho dân tộc Đồng cư trú Vừa phóng đi, hai bên cây gậy bỗng mọc ra đôi cánh, hóa

thành rồng bay lên cao rồi rơi xuống

Toàn bộ vùng đất từ chỗ chiếc gậy được phóng đi đến chỗ chiếc gậy rơi

xuống được coi là vùng đất của người

Đồng” Còn ở Việt Nam, truyện Đồ thông khuông quốc tá thánh vương (Lê

Phụng Hiểu) trong sách Việt điện u

Trang 8

KIEU TRUYEN "BANH LUI THAN SAM" TRONG TRUYEN CO

Truyén ké rang, Phung Hiéu da xin vua ban thưởng bang cách phóng đao, đao rơi tới đâu thì xin vua ban cho làm ruộng đến chỗ đấy

2.2 Phương pháp "đánh lui thần Sâm" Theo bảng thông kê, phương pháp "đánh lui thần Sắm", "bắt thần Sấm" trong truyện cỗ dân gian các nước cũng rất đa dạng và phong phú Vi như: dùng lá mùng tơi giã nhỏ trộn với dầu nước bôi lên mái nhà, thần Sấm ngã xuống liền dùng gậy đánh (Cưởng Bao Đại vương, sách Công dư tiệp kỷ) (Việt Nam); dùng cuốc đánh nhau với

khí đen sắm sét (Vương Cán, sách Dậu

dương tạp trở); dùng đồ thần Sấm

kiêng ăn như cá vàng, thịt lợn, gọi thần Sắm xuống, rồi dùng dao chém vào đùi than Sam, lam than Sam roi xuống (Tran Loan Phượng sách Thái bình quảng ký); dùng cuốc đánh gấẫy đùi than Sdm (Tích lịch bị cách, sách Sưu

thân ký); cùng tùy tùng mang cung tên,

bay chiêng trồng giao chiến với thần Sâm (Hớt Lôi, sách Bắc Tê thư); dùng chùy lớn đánh quỷ Sấm (Tiêu thị tử, sách Thái bình quảng ký); dùng dao

chém quỷ Sam trên không trung (Trần Nghĩa, sách Thái bình quảng ký); dụ

cho thần Sắm nhảy xuống cây, dùng vết nứt ở thân cây kẹp chặt lại rồi bắt thần Sấm (Tiên cảm ngẫu truyện) (sách Thái bình quảng ký) (Trung Quốc)

Hay dùng vết nứt của bia để kẹp lấy

than Sam (truyện Bắt thần Sấm: dùng gậy sắt giơ lên bắt than Sắm (truyện Chu bé có sức mạnh nhờ sự hảo tâm của than Sam - Nhật Bản linh dị ký): tụng Kinh Pháp Hoa bắt thần Sắm giáng hạ ở ngay ngôi tháp do thần Sắm phá vỡ (Pháp Hoa nghiệm ký - Nhat

Bản) (Xem chỉ tiết ở Bảng đối chiếu phương pháp "đánh lui than Sắm" trong truyện dân gian của ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản)

Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên

và Nhật Bản cùng trong khu vực sử dụng chữ Hán, có điều kiện sống gần gũi và nhiều yếu tố văn hóa tương đồng nên rất thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa Do có sự xâm nhập, ảnh hưởng vay

mượn lẫn nhau nên ở lĩnh vực văn học

nói chung và văn học dân gian nói riêng có nhiều nét tương đồng Trước Kono Kimiko, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng đã chỉ trích cái bóng quá lớn của văn học Trung Quốc trong Nhật Bản linh dị ký và một số tác phẩm ghi chép truyện dân gian giai đoạn đầu của văn học Nhật Bản Người ta có thể dễ nhận ra những điểm chung trong kiểu truyện "bắt thần Sắm" giữa Nhật Bản và Trung Quốc Ví dụ cách hô gọi thần Sam giáng hạ rồi dùng kiệu lồng để bắt than Sấm trong Nhật Bản linh dị ký dễ làm mọi người liên tưởng motip' thân

Sâm là con gà trong các truyện cỗ dân gian và truyền thuyết ở vùng phương

Nam của Trung Quốc Trong truyền

thuyết Bố bạch của người Đồng có kể chuyện thần Sắm bị bắt nhốt vào cũi

Hay trong Truyện chàng Bàn Thạch truyền thuyết của dân tộc Dư, thần Sâm cũng là con gà Trong các thần thoại vẻ

nạn hồng thủy, loại hình anh em ruột kết hôn với nhau được phổ biến khá rộng

Trang 9

Hay trong truyện Chu bé có sức

mạnh nhờ sự trả ơn cua than Sam, sach

Nhật Bản linh đị lý, nhân vật thần Sâm là "chú bé con” cũng chịu ảnh hưởng của motip "chú bé con là hiện thân của rồng" trong các truyện cô tích và truyền thuyết dân gian Trung Quốc Ví dụ, truyện ương Thuật, Q.452 trong sách Thái bình quảng ký, kế răng: "Vương Thuật đi hái thuốc ở trên núi Thiên Thai, bay gid trời rất nóng bèn nghỉ chân dưới cầu đá, rồi xuống suối uống nước, bỗng thấy trong khe suối có chú bé cao hơn thước, cưỡi con cá chép đỏ, bay vào trong đám may, dan dan không nhìn thấy nữa Thuật bèn trèo lên đỉnh núi nhìn khắp xung quanh, thấy mây gió nổi lên trên

biển, chốc lát có tiếng sắm sét giao nhau,

thoáng chốc đã tới chỗ Thuật Thuật sợ bèn ân vào trong hốc cây, thấy có vật như mảnh vải màu đen như sơn, sau không biết bay đi đâu Đến khi trời tạnh, nhìn

thấy chú bé cưỡi cá chép đỏ trở xuống khe

vực Trông ra là con rồng đen"

Phương pháp dùng vết nứt của trụ bia bat than S4m trong cùng tác phẩm

trên của Nhật Bản, cũng dễ khiến cho người ta liên tưởng đến truyện Tiên cảm ngâu truyện, sách Thái bình quảng ký Truyện kể rằng: "Thiều lúc nhỏ đi chăn trâu hái củi, gặp mưa trú dưới gốc cây Sam sét đánh vào thân cây, một lúc lâu cây cũng không sao, trái lại than Sam bi cây kẹp chặt, vùng vẫy mà không bay lên được Thiều lẫy mảnh đá gỡ cành cây, thần Sắm mới thoát ra được" Ngay cả cách nói thách thức thần Sấm: "Ngươi tuy là thần Sắm, nhưng cớ gì mà không nhận lời mời của Thiên hoàng ta”, trong Nhật Bản linh đị ký cũng có hơi hướng của câu nói của Hạng Vương:

"Có ta đây, kẻ nào trong thiên hạ dám đương đầu với ta" (Truyện Hạng Vương, sách Sưu thần ký)

Ở Việt Nam, Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục cũng đã chỉ rõ ảnh hưởng của các tuyện Trung Quốc vào Lĩnh Nam chích quái ') Su gần gũi về mặt địa lý, hoàn cảnh tự nhiên, phong tục tập quán, chữ viết cùng với sự phong phú và đa dạng, lại xuất hiện từ rất sớm của văn học Trung Quốc càng khiến ông cha chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là sử dụng cái có sẵn của Trung Hoa để cải biến sao cho phù hợp với nhu cầu

thẩm mỹ của người Việt qua mỗi giai

đoạnt3 ) vi thé su anh hưởng của văn học Trung Quốc là lẽ đương nhiên

Truyện Cường Bạo Đại vương do xuất hiện muộn hơn so với kiểu truyện "đánh lui thần Sấm" ở Trung Quốc và Nhật Bản, nên câu chuyện đã được kể dai hon, tính mô tả được gia tăng đáng

kể, nhiều mảnh truyện dân gian được

xâu chuỗi lắp ghép thành một truyện,

song nếu xem xét kỹ, người ta vẫn có thể dễ nhận ra những mảnh ghép lấy từ cùng kiểu truyện này của Trung Quốc

Ví dụ đoạn văn mô tả tính cách của Cường Bạo: "Khi lớn lên, tính khí ngỗ ngược, khinh miệt người đời, quên cả cha mẹ, không cúng giỗ tổ tiên"; hay đoạn kết Cường Bạo thác vào người khác nói rằng: "Ta là Cường Bạo linh thần, các người nên lập đền thờ thì được

yên ôn, nêu không sẽ bị chết hết", cũng

Trang 10

KIEU TRUYEN "DANH LUI THAN SÁM" TRONG TRUYỆN CÓ

xanh, chết tất làm thần Cuối đời Hán, làm chức Ủy ở Mạc Lăng, đuổi giặc đến chân núi Chung Sơn giặc đánh bị thương ở trán, tự cởi dây buộc lại, được

một lát thì chết Đến khoảng đầu Ngô

tiên chúa, người lại cũ của Văn gặp trên đường, Văn bảo răng: Ta phải làm thần ở đất này để làm phúc cho bọn dân chúng mày, chúng mày có thể nói ra với trăm họ, vì ta mà lập miéu tho, néu không thì sẽ có lỗi nặng Mùa hè năm ấy có dịch lớn, trăm họ dọa nhát nhau, lắm kẻ thờ trộm Văn"),

Đoạn Cường Bạo đánh nhau với thủy thần: đóng bè chuối, lấy chuối làm cờ, khi thủy thần dâng nước lên, ông bèn ngồi lên bè chuối, đánh trống đánh chiêng, tung hoành trên mặt nước, lại còn nói to lên rằng "Ta lên đánh nhau với trời", dễ làm chúng ta liên tưởng đến truyện Hốt Lôi trong Thái bình quảng ký Truyện kế rằng: "Thiệu [tức Hốt Lôi] mang theo hơn hai mươi tùy tùng mang cung tên, bày chiêng trống cùng thần Sam giao chiến, áo quần cháy sém, thương tích đây người, từ giờ Thìn đến gio Dau, sim sét mới tan hết" Hoặc đoạn mô tả Cường Bạo: "Vương cướp được một đoạn dây đồng đỏ dài độ một

trượng, đem chôn ở một chỗ cao ráo

sạch sẽ" cũng sẽ làm ta liên tưởng đến truyện Vương Cán, sách Dáu dương tạp /rở Truyện kê răng: "Bỗng chốc sắm sét đánh vào trong nhà, khí đen lan tỏa Cán bèn đóng cửa lại, dùng cuốc khua loạn xị Tiếng sắm nhỏ dần, khí mây cũng thu lại, nhưng Cán vẫn hô lớn, tay đánh mãi không thôi Khí mây thu lại chỉ còn bằng nửa cái giường, đến khi bằng cái mâm bỗng nhiên rơi xuống đất, biến thành

thỏi sắt Cán bèn lấy thỏi sắt đó rèn thành dao, những vụn sắt đúc thành nỗi nhỏ có chân như cái vac" Hoac cach noi thách thức "ta lên đánh nhau với trời" cũng cho ta liên tưởng đến câu nói của Hạng Vương trong sách Sưu thân ký

Tuy nhiên, cho dù mượn lại hay mô phỏng các motip trong truyền thuyết truyền kỳ và truyện chí quái của Trung Quốc, nhưng cả Nhật Bản và Việt Nam đều không dập khuôn lại những gì tiếp thu từ Trung Quốc Sự khác biệt của điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán truyền thống dân tộc, tâm lý cộng đồng cũng đã làm nên bản sắc riêng của mỗi nước, mỗi dân tộc Việc phân

định rõ ràng đâu là chỉ tiết được du nhập

từ bên ngoài, đâu là sự sáng tạo của các tác giả trong nước là điều nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến khi nghiên cứu văn học so sánh

Kono Kimiko và các nhà nghiên cứu Nhật Bản khi so sánh kiểu truyện "đánh lui thần Sấm" trong truyện cổ dân gian Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã chỉ ra những nét độc đáo, mang đậm phong cách của Nhật Bản Ví dụ, về trang phục của nhân vật Sugaru, nhân vật bắt thần

Sắm trong Nhật Bản linh dị ký Theo

Trang 11

đỏ tía của dây bìm bìm và cờ đuôi nheo căm ở ngọn mâu để trừ tà ma thể hiện tinh thần dũng mãnh của người võ sĩ samural Với trang phục này, nhân vật Sugaru đã có dáng vẻ của võ sĩ đời thực, không phải là nhân vật trong truyền

thuyết Quả thật, tác giả Nhật Bản linh

dị ký đã khéo léo tái tạo một cách thâm mỹ nhân vật của mình dựa theo những yếu tổ truyền thống trong sinh hoạt của người dân Nhật Bản

Phương pháp "đánh lui thần Sam"

trong truyện Cưởng Bạo Đại vương, cũng có nét độc đáo, hóm hỉnh Như nêu trên, thần Táo đã dạy cho Cường Bạo dùng những sản vật đặc trưng của vùng nhiệt đới như mồng tơi và dầu nước (có

lẽ là dầu lạc) là những nguyên liệu dễ

kiếm cho bữa ăn hàng ngày vào mùa hè

để đối phó với thân Sấm Nhờ có chất

nhớt trong cây mồng tơi và dâu nước tưới trên nóc nhà nên thần Sắm đã bị trượt ngã, bị đánh và phải bỏ chạy Chì tiết thần Sấm ngã chống kénh vì nhớt mong tơi và dầu nước, lại bị đánh một tran nên thân không chỉ đề cao trí thông minh của con người, mà còn đem lại sự hài hước và tiếng cười sảng khoái cho người nghe (Hiện nay, ở làng Thọ Đức xã Tam

Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, còn thờ thần thành hoàng là Cường Bạo Đại

vương Trong lễ hội tô chức vào ngày mong 4 thang 3 hang năm, lễ vật dâng thần không thẻ thiếu bát canh mông tơi, là sản vật của địa phương)" )

3 Sự hóa thân của nhân vật Theo các nhà nghiên cứu, trong khi miêu tả cái chết của các nhân vật phi thường, tác giả dân gian thường dùng motip hóa thân để chỉ sự bất tử của họ

Trong tiềm thức dân gian, người anh hùng luôn sống mãi, cái chết của họ chỉ là sự "trở về với tự nhiên, với hồn thiêng sông núi" và cho dù ở thế giới khác, họ vẫn hiện hữu, hiển linh âm phù và được người đời thờ phụng Các nhân vật "đánh lui thần Sấm" trong truyện cô dân gian của Nhật Bản và Việt Nam đều được xây dựng theo motip đó (các truyện của Trung Quốc hầu như không xuất hiện motip này) Có thể lấy ví dụ về sự hiển linh sau khi mất của nhân vật Sugaru trong truyện Bắt thần Sấm, sách Nhật Bản linh dị ký Sugaru sau khi mất vẫn bắt được than S4m ngay trên bia mộ của mình Nhờ chiến công này mà Thiên hồng đã ngợi ca ơng là người "lúc sống

bắt được thần Sấắm, khi mất cũng bắt

được thần Sắm",

Như trên đã trình bày, truyện Cưởng Bạo Đại vương, trong sách Công dư tiệp

ký do ra đời muộn, lại xuất hiện vào thời

điểm xã hội Việt Nam có nhiều biến động, ý thức cá nhân và thị hiếu văn học thay đổi nên cái chết của nhân vật Cường Bạo không còn mang cảm hứng tôn vinh mà mang ý nghĩa đạo đức và bài học luân lý nhiều hơn, cho dù xung quanh cái chết của ông vẫn phảng phất màu sắc thần kỳ: "Đến khi tạnh mưa, một đàn trâu kéo đến húc đất đắp lên xác ông thành một đồng lớn" Và cũng giống với hầu hết truyền thuyết về người anh hùng của Việt Nam, hiển linh âm phù cũng là chi tiết xuất hiện trong truyện Cường Bạo Đại vương Đoạn cuỗi truyện Cường Bạo Đại vương kể rằng: "Vài năm sau nhân dân vùng này náo động vì súc vật bị bệnh chết rất nhiều Một buổi sớm

Trang 12

KIEU TRUYEN "BANH LUI THAN SAM" TRONG TRUYEN CO

"Ta la Cuong Bao linh than, cac người nên lập đền thờ thì được yên ôn, nếu không sẽ bị chết hết" Những người chăn trâu trông thấy, đem việc ấy về nói cho dân làng biết Dân làng bèn lập đền thờ, từ đó mới được yên ổn Sau ông được

phong làm Phúc thần"

Tóm lại

Qua so sánh kiểu truyện "đánh lui thần Sấm", hay "bắt thần Sam" trong truyén kể dân gian ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản có thể rút ra một số nhận xét sau:

1- Kiểu truyện "đánh lui thần Sám"

khá phổ biến trong truyện cô tích và

truyền thuyết dân gian ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, song Trung Quốc là nước có số lượng truyện nhiều nhất và xuất hiện sớm nhất từ thế

kỷ thứ III - IV, tiếp đến là Nhật Bản từ thế kỷ thứ VIII - IX và Việt Nam thế kỷ XVIII với số truyện ít nhất

2- Có thể nói Việt Nam và Nhật Bản

đều chịu ảnh hưởng cốt truyện "đánh lui

thần Sắm" từ Trung Quốc Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản do vị trí địa lý,

điều kiện sống gần gũi với nhiều yếu tô

văn hóa tương đồng, lại cùng sử dụng một thứ văn tự chữ Hán nên dễ giao lưu và hòa nhập Hơn thế nữa, sự lặp lại, sự bắt chước, mô phỏng là hiện tượng phô biến làm nên đặc trưng độc đáo của văn học

dân gian trên thế giới, không chỉ các nước

trong khu vực văn hóa Hán, và đó cũng là lý do để kiểu truyện này phổ biến ở cả Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam

3- Việc so sánh kiểu truyện "đánh- lui than Sắm" trong truyện cổ tích và

truyền thuyết dân gian Việt Nam với

Trung Quốc và Nhật Bản không phải chỉ nhằm truy lại nguồn gốc, xuất xứ của câu chuyện, mà quan trọng hơn là tìm ra nét khác biệt độc đáo của văn học dân gian mỗi nước Cốt truyện "đánh lui thần Sắm" của Việt Nam tuy chịu ảnh hưởng của truyền thuyết và truyện chí quái Trung Quốc, song cách dàn dựng cốt truyện lại được triển khai theo công thức truyền thuyết về người anh hùng, từ sinh nở thần kỳ đến chiến công phi thường, hiển linh âm phù Do ra đời muộn vào giai đoạn xã hội Việt Nam có nhiều biến động nên cảm hứng tôn vinh đã trở nên mờ nhạt trong kiểu truyện "đánh lui thần Sắm" của Việt Nam và đó

là điểm khác biệt lớn nhất so với cùng

kiểu truyện ở Trung Quốc và Nhật Bản Trước khi kết thúc bài này, chúng tôi cũng muốn nói thêm rằng, có một số vẫn đề còn đang bỏ ngỏ, như vì sao trong kiểu truyện "đánh lui thần Sam" 6

Trung Quốc motip sinh nở thần kỳ ít

xuất hiện; motip hóa thân gần như vắng bóng? Nhân vật đánh lui thần Sắm trong truyện của Trung Quốc có gắn với việc thờ cúng ở đền thờ địa phương như Việt Nam hoặc Nhật Bản không? Để giải đáp câu hỏi này cần có sự hợp tác giao lưu nghiên cứu giữa các nhà nghiên cứu văn học dân gian trong khu vực, đặc biệt là

với các nhà nghiên cứu văn học dân gian

Trung Quốc Hy vọng, bài viết này sẽ là sự bổ sung cần thiết về mặt tư liệu cho

nghiên cứu văn học so sánh giữa ba

Trang 13

Bảng đối chiếu phương pháp "'đánh lui thần Sắm"' trong truyện kế dân gian ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản

TT|Ị Tên truyện _ Phương pháp "đánh lui thần Sắm"

L_ | Cường Bạo Đại | Cường Đại vương bèn lẫy lá mùng tơi giã nhỏ ra và trộn với dầu vương (Công Bạo nước, vào ngày hôm đó đem bôi khắp mái nhà, rồi nấp ở dự tiệp kỷ trong nha doi Chang mấy chốc mưa to gió lớn 4m am kéo 2) #‡ lš iở ) đến, thầm Sắm từ trên trời xuống, chân vừa chạm nóc nhà trơn liền rơi xuống đất Vương từ trong nhà xông ra, dùng gậy đánh, thần Sắm liền biến mất Vương cướp được một đoạn dây đồng đỏ dài độ một trượng, đem chôn ở một chỗ cao ráo sạch sẽ

Vương bèn đóng một cái bè chuối và lẫy lá chuối làm cờ Ngày hôm sau Thủy thần dâng nước lên, nhà ông bị ngập

đến nóc Ông bèn ngồi lên bè chuối đi ra, đánh trống đánh chiêng, tung hoành trên mặt nước Tiếng chiêng trống vang động đến trời Ông nói lớn rằng: Ta lên đánh nhau VỚI trỜI

2_ | Tích lịch bị Dương Thời nhà Tân có Dương Đạo Hòa người Phù Phong, mùa

cách (Thần Đạo Hòa | hè đi làm ruộng gặp mưa, đến trú mưa dưới gốc dâu bị sét Sam bj đánh) đánh Đạo Hòa lấy cuốc đánh lại, lam gay dui, than Sam

(Sưu thân ký rơi xuống đất, không thể đi được Thần Sắm môi đỏ như

42 #P 32) son, mat to nhu gương, lông mọc dài hơn ba tắc, hình

dáng như lục súc, đầu như con khi

3 | Vương Cản Vương Mùa hè đi làm ruộng, bỗng gặp mưa to sắm chớp, bèn vào (Tập đầu, Cán nhà nằm tránh mưa Bỗng chốc sắm sét đánh vào trong quyền 8 Dậu nhà, khí đen lan tỏa Cán bèn đóng cửa lại, dùng cuốc

dương tạp trở khua loan xj Tiéng sam nhỏ dân, khí mây cũng thu lại,

ñ Bộ 38 2H ) nhưng Cán vẫn hô lớn, tay đánh mãi không thôi Khí mây thu lại chỉ còn bằng nửa cái giường, đến khi bằng cái mâm bỗng rơi xuống đất, biến thành thỏi sắt Cán bèn lấy thỏi

sắt đó rèn thành đao, những vụn sắt đúc thành nồi nhỏ có

chân như cái vạc

4 Tran Loan Tran Gió lớn nỏi lên, sắm đánh ầm ầm, mưa rơi như trút, Loan

Phượng (Thái | Loan Phượng lấy đao khua mạnh lên trên, quả nhiên trúng đùi bình quảng ký | Phượng | trai cia than Sam, lam dui than bj gay Than Sam bén roi K ¥ i) xuống đất Hình dáng giống như gau lợn, lông dựng, thịt

, ` se A ` # , , » ˆ

cánh màu xanh, tay trái câm rìu đá cứng, máu chảy lênh

láng Sâm mưa bồng tạnh hăn

Trang 14

KIEU TRUYEN "DANH LUI THAN SAM" TRONG TRUYEN CO

5 | Hot Léi(7hdi | Hốt Lôi | Thế rồi mây kéo tới trời đất tối đen sắm sét kéo tới, lửa bình quang ký | (Thiệu) sáng mặt đất, Thiệu mang theo hơn hai mươi tùy tùng k#8#) mang cung tên bày chiéng trống cùng thản Sam giao chiến, áo quản cháy sém, thương tích đầy người nhưng Thiệu vẫn đánh không thôi, từ giờ Thìn đến giờ Dậu, sắm sét mới tan hết,

6_ | Tiêm thị tử Tiêu thị tử | Chiều tối hôm đó, Tiêu tắt đuốc ngồi một mình, bỗng thấy (Thái bình sắm sét đánh soèn soẹt trước thêm nhà, mãi không thôi quang ky K -F Một chốc nghe thấy dưới bức tường phía Tây thấy có Fe 32) tiéng sột soạt Tiêu cậy mình là người có sức khỏe, chăng biết sợ ai, nhân đầu giường để cây chùy lớn bèn cầm theo đi ra chỗ phía bức tường, gồng người mà đánh, một phát trúng luôn, thấy tiếng kêu thất thanh, như có tiếng rên, Tiêu bèn đánh thêm cho mười chùy nữa, tiếng kêu bặt hắn, mưa gió cũng tạnh luôn Tiêu mừng nói rằng: "Yêu quái chết rồi" Đợi đến sáng đi ra bức tường phía Tây thấy có con quỷ trông rất lạ, thân toàn màu xanh, lưng

còng mà thấp Có người bảo đây là quỷ Sâm

7 | Diệp Tiên Diệp Thiều lúc nhỏ đi chăn trâu hái củi, gặp mưa trú dưới gốc

Thiểu (Thái Tiên cây Cây bị thần Sâm đánh vào, một hồi lâu cũng không bình quảng ký | Thiều làm sao, nhưng thần Sấm lại bị cây kẹp chặt, vùng vẫy mà k#8#) không bay lên được Thiều lấy mảnh đá gỡ cành cây, than

Sâm mới thoát ra được

8 | Tran Nghia Lôi dân Từng có Lôi Dân, nhân khi có sắm sét lớn, trên không (Q.394, Thái trung xuất hiện con vật đầu lợn mình lân, trông rất kỳ dị bình quảng ký Lôi Dân giơ dao lên chém, vật đó rơi xuống đất, máu chảy K+ Ri) khap dudng Sam sét càng dữ, tới chiều thì bay lên không

trung đi mất

9 | Cao tô(Bắc Tê | Tiết Cô | Cao Tổ đi duyệt ngựa ở cánh đồng phía bắc, giữa đường ther 36 HE Dién gặp trời mưa, sắm chớp ầm ầm, thấy phía trước có ngôi

chùa, Cao Tổ bảo Diên lên xem Diên cưỡi ngựa tiến đến phía trước, đi chưa được ba mươi bước, sét lửa thiêu sém mặt Diên hô "giết", rồi chạy vòng quanh ngôi chùa lửa sét tắt hắn Diên trở lại, râu mày cùng bờm ngựa cháy rụi Cao Tổ khen: "Tiết Cô Diên có thể đánh nhau với sắm sét" 10 | Kaminariwo Sugaru Sugaru phung ménh Thién hoang, tir trong cung lui got tro

tsukamaeta ra Trên trán ông thắt dây bìm bìm màu đỏ, vác một cây

hanashi mâu trên cắm lá cờ đuôi nheo cũng màu đỏ, cưỡi ngựa

(Truyện bắt theo đường Yamada, thôn Abe đến trước chùa Toyora

than Sam) Khi đến phố Morokoshi, ông lớn tiếng gọi: "Hỡi thần Sắm

Trang 15

(Nhat Ban linh trên trời, Thiên hoàng có lời mời ngài tới" Nói rồi, vừa

đi ký)H ® ®# cho ngựa quay trở lại, vừa nói: "Ngươi tuy là thần Sấm

# iz) nhưng cớ gì mà không nhận lời mời của Thiên hoàng ta"

Lúc trở về đến giữa đường từ chùa Toyo ra đến lioka đã thay than Sam giáng hạ Sugaru bèn gọi quan trông coi than mang kiệu đưa thần Sắm về cung và tâu với Thiên hoàng: "Thân vâng mệnh đón thần Sắm về rồi đây" Vẻ sau khi Sugaru mất, Thiên hoàng ra lệnh làm lễ mai táng ông bảy ngày bảy đêm đề ca tụng tắm lòng trung tín của ông và cho dựng mộ ông nơi thần Sắm giáng xuống dựng bia để rằng: "Mộ của Sugaru người đã bắt thần Sam" Than Sam thay vay lay lam oan ghét, giáng sắm sét xuống tắm bia, nhảy xuống dam nát trụ bia, nhung than Sám lại bị vết nứt của trụ bia kẹp chặt Thiên hoàng nghe chuyện, sai người gỡ ra, thần Sấm mới thoát chết Sau khi thoát ra ngoải, than Sam van run lay bay, sợ hãi lưu lại

bảy ngày bảy đêm bên mộ không thẻ bay vẻ trời được

Thiên hoàng ra lệnh dựng lại bia và đề rằng: "Mộ Suøa ru, người lúc sống bắt được thần Sấm, khi mắt cũng bắt được than Sam

11 | Kaminarino Người Một hôm người nông dân đi dẫn nước vào ruộng thì trời koiwo nông dân | bắt đầu mưa, liền chạy trú mưa dưới gốc cây, chống gậy eteuketemoratt xuống đất Trong không trung bỗng vang lên tiếng Sấm,

akodomoga người nông dân sợ quá vội cầm gậy sắt đứng lên, lập tức kyoryokudeatta than Sam bién thành chú bé con xuất hiện ngay trước mặt

hanashi - Chi Người nông dân định lấy gậy sắt đập chết than Sam Than

bé có sức mạnh Sâm thấy thế vội nói: "Xin bác đừng giết tôi, nhất định tôi

nhờ sự trả ơn sẽ trả ơn cho bác” cua than Sam

(Nhat Ban linh

dị ký H+ #

Ri)

12 | (Suy co ky Watana- | Nam đó thần Watanabe được sai đi đến tỉnh An sei để di & iz) be đóng thuyền Ông bèn vào núi tìm gỗ đóng thuyền, tìm

được cây gỗ tốt, định chặt Bấy giờ có người bảo rằng:

"Đây là cây sấm sét" Watanabe nói rằng: "Tuy là Lôi thần, há dám trái mệnh hoàng thượng chăng" Bèn dùng nhiều tiền bạc lụa là đề tế, rồi sai người đến chặt Lập tức mua to sam chớp âm ầm Watanabe giơ kiếm lên nói rằng:

"Thần Sấm chớ đánh nhân phu, hãy đánh ta đây" Nói rồi

Trang 16

KIEU TRUYEN "DANH LUI THAN SAM" TRONG TRUYEN CO

ngửa cô lên đợi Sắm sét đánh xuống hơn mười lần nhưng

chăng thể phạm vào Watanabe, trái lại còn bị hóa thành

con cá nhỏ mắc kẹt vào thân cây Watanabe lấy cá ra nướng ăn, rồi tiếp tục cho đóng thuyền 13 Sa đi Thân Dung (Phap Hoa nghiém ky 7& # lê ?ö ) Shin yu

Nói rồi lập tức đi tới chỗ bảo tháp tụng Kinh Pháp Hoa Một lúc đã thấy mây giăng khắp trời mưa lất phất rơi sắm sét nhoang nhoáng Nguyện chủ lại nghĩ sắm sét tới phá tháp, buồn rầu ủ rũ Thần Dung lệnh cho ông ta

đứng lên thể, bảo đọc to Kinh Pháp Hoa Bấy giờ có

cậu bé từ trên không rơi xuống, đầu tóc rối tung, trông hình dáng rất sợ, tuổi khoảng 15 16, bị trói năm vòng, khóc lóc kêu la, đứng ngồi chăng yên, thưa rằng: "Hỡi vị tụng kinh hãy rủ lòng từ bi tha cho, từ nay về sau không dám phá tháp nữa" 1TR LM8*: 1H (D [2 Nguyên văn chữ Hán te i i) FR of mh RB > ty P > Se dn JB A LE › A iy hb + MGH oR me RRR BREEZE UIP Zo : XÉ Tịt tt Be (4 & F #8 dã đ ft 7k th Hh fo B ab te RT R, + # f # #48 ƒĂ — OB AH joe RR: CEB BRB ' ee ee 48 5 + 4)[k##8#] : ã#ã& › Ah 2 R20 WB 7 V7 i 1T RPS ER mB Š W kho 38 X8 GPA & ke th REE? F- Hh, 43 #8 EROE 8 ° (5) [KR] : HR E Ro Rit Me SERA KAA wo BBRRO+ RA HARK (IVNERHBHRAR? REBE? BAKKE: 22 SSo £ PK Kio bị › BB Se 2k, L ° RETA KER: RMA RK Hest; RPP Ro REE A? H A a Si a a ft #K o (6) (AFR): 27 BRM

(2) (RW) FRA BM CGRERZRF' AMF

fo HAOPUMH ZARB? sk RM Biter RAR: H

RAPFR2: Benrwme ew HHA’ FLZKRe MAW AL

Re RE WKAEo BA A lì EIST+ đớn ĐÈ +: — wRo RARSTH RUA HP HER StH D # ' 8 14 H8 I8 ° PER RK: RAR:

G) [HS] + X8 Tứ XU N: Đào eam

22 & > # dị Fae —- 2M KR? ABH 1 th

AGENT HP: Rig He BORA LAKE»

Pee RMD EA (7) (KF RR) + Hh RRS

Trang 17

3é 2 ' 8 2 #& Bị H ® › # 45 WR ERM A RAE E, 1 OT eee 3L #k › tš # Ä 8 KEBW MA — !‡ BỊ — Hƒ * 2H 2 Sế ¬ FRE RREM REST HE KKM HEM AFH KK JR, 0 KE HR › BERGHEGER & FL He ED: BE HR RE 79 AG ROBE RE Hp (10) [B&B St ) 18 H&K ÉC È lê th ' ĐEf$ He A OK EK ee % % @ FT 4š và H az wa #t VPAFWAZBATE ZT HHA cape RARER mm 1k $ 2£ ứn f{ lu 2 R] X Š +3 iñ HỆ ° Ä 3Ế tỳ › Ÿ jÑ Ÿ 2 ®% BỊ RỊ ' rễ EB MELAS HARE mF 6) AAS SERGE EH GH O° (10) # 4 t › fe ASR nee om TK : lễ ' ARERR KER RHE: EBHOMAZKRH LER > TAPES LAL + RAE ZOHO $ # Đí i REMAZHK’ EF Ko HSREACKRAA XÝý#t 4È BRAM AS: 2A SE iw SZ Rwo 1) [q+###]:71_—-Š Ko Mas kaw # #al# & tt lê + + if (Œ†ï +# )$ KM Zo tỳ "6 › FP ZA 1# 4 đến 3 › PP SRARA A heb 7 vs ứn # ^ oR %# 3‡ ® ‡ 7ý dey HS : HR ik Z Bo (12) (#8 Se) & # lễ 3T lẻ E 3# + #t BH $ f6- BLK HA AHH © DIR RA A: eR Rw? KRY Ro MEE A: Hse HP: vars eR PAKS RH: MAME 2 ÊŠ Ti‡E # 4| H : EE Ate RK? SERA MMR o H + #4 8# j8 '› ^^ 11 ïb ?I ¡Ÿ E ` FP {1V PR vvRB PR ERLE f£ # 1 đa © 3) [3š ###j£ ] : frØ 3X + kee oS RM AE 2 hw fe SER MEME ÂÀ ' Game pe RE Reo we L Si: 4 a 3 ỦK 8 ALE SME oH ¥ Ho HEP SR ng #ấU: BRTR FLAK RK? oh RRR mH BR RAF AS:HeLA BERR? am VIR BB BR 0 (*) CHU THICH VA TAI LIEU THAM KHAO 1 Trong tình hình chưa có sự thống nhất

về thuật ngữ của thẻ loại này, chúng tôi tạm

dùng khái niệm trên để chỉ loại hình truyện,

ký có cốt truyện ngắn gọn, được viết bằng chữ Hán như Lĩnh Nam chích quái, Công dư tiệp ký, Lan Trì kiến văn lục

xuôi tự sự trung đại Việt Nam

2 Đính Gia Khánh (Chủ biên), Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn: Văn học dán gian

Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1997, tr.289 3 Kono Kimiko: Nhát Ban linh di ky và truyện cô dân gian Trung Quốc (Nihon ryoiki to Chugoku no densho), Nxb Men sei, 1986

Trang 18

KIEU TRUYEN "BANH LUI THAN SAM" TRONG TRUYEN CO

4 Trong cuốn Mhát Bản linh di ký và

truyện cổ dân gian Trung Quốc, Kino

Kimiko trình bày thành các mục: Phương pháp bắt thần Sâm (trong đó có mục Vũ khí

của nhân vật); Hình dáng than Sam; Su

thăng thiên của thần Sắm và Sự trả thù, báo ơn của thần Sắm (từ tr đến tr.71) Trong bài viết này, chúng tôi đi sâu phân tích nhân vật "đánh lui thần Sắm" theo công thức truyền thuyết về người anh hùng của Việt Nam Các vấn đề như sự thăng thiên, sự trả thù và bao on cia than Sam ching tôi sẽ trình bày ở dịp khác

5 Trần Thị An: Đặc trưng thê loại và việc văn bản hóa truyện thuyết dân gian Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Ngữ van, H 2000, tr.82-90

6 Trần Thị An, Sđd, tr.148

7 Theo bản Lĩnh Nam chích quái, A.2914, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm

8 Trần Đình Sử: Máy ván đề thi pháp

văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, H 1999, tr.56

9, Kiéu Thu Hoach: Van hoc dan gian người Việt - góc nhìn thể loại, Nxb KHXH, H 2006, tr.158

10 Kono Kimiko Sdd, tr.17 11 Kono Kimiko Sdd, tr.18

12 Lê Quy Đôn: Kiến văn tiểu lục Bộ

quốc gia giáo dục xuất bản, S 1962, tr.243

Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục Bản chữ Hán ký hiệu A.32, tr.371 (tờ 3b), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm

13 Nguyễn Đăng Na: Văn xuôi fự sự Việt Nam thời trung đại Tập IL, Nxb Giáo

duc, H 2001, tr.15

14 Trần Thị An, Sđd, tr.54

15 Theo Nguyễn Thị Huế, Viện Văn học

l6 Tổng tập tiếu thuyết chữ Hán Việt

Nam, Trần Nghĩa chủ biên, Nxb Thế giới

H 1997 Các trích đoạn lấy từ sách này,

chúng tôi để trong ngoặc kép

17 Nguyén Thi Oanh: Setsuwa (Thuyết thoại) của Nhật Ban dưới góc nhìn cua văn học so sánh, đăng trong sách Văn hóa Phương

đông, truyện thống và hội nhập, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2007

18 Nguyễn Thị Oanh: Từ điển truyện cô tích Nhật Bản Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 10/2007, tr.73-93

(*) Nội dung chính của bài viết này đã được trình bày bằng tiếng Nhật tại Hội nghị

Ngày đăng: 29/05/2022, 11:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w