GIGI THIEU VE
LUU TRU QUOC GIA CUA NUGC CONG HOA PHAP
Một chút lịch sử Thời kỳ cỗ đại:
Một giai thoại nỗi tiếng có thể dùng để nói về
điểm xuất phát của lịch sử công tác lưu trữ quốc gia của nước Pháp, đó lä: vào ngày 03-7-1194 vua Phiippe Auguste đã bị mắt tài liệu lưu trữ trong
trận đánh Fréteval gần vùng Venđôme
Theo nhà viết sử biên niên thì ông ta đã nhìn thấy tài liệu của nhà vua đựng trong những cái lọ quí và trong túi xách tay để tài liệu của kho bạc
(quốc khố) và cả quốc ấn.Tất cả giấy tờ, đồ vật
nay nhà vua đã mang theo ra trận và đều đã bị
mất,
Từ bài học đất giá này, tất cả ti liệu quan
trọng và quí đã được cất giữ tại điện Louvre ở thủ đô Paris và ở điện Sainte- Chapelle
Vào năm 1307 vua Philippe le Bel đã giao cho viên quan cao cấp- tên là Piere dEtampe lập một bộ phận để lưu giữ những tài liệu quí như hiến chương và lập bộ mục lục về các tài liệu này Như vậy, Cơ quan Lưu trữ của nhà vua đã hình thành như một cơ quan tự quản và phát triển dần theo
các thế kỷ -
Trong thực tế lịch sử, các thể chế chính quyền
trong chế độ cũ trước đây của nước Pháp, mỗi cơ quan đều hình “hành và hoàn thiện các Bộ phận Lưu trữ riêng của mình như: Lựu trữ của Nghị viện
Paris, của Toà Thảm Kế Viện, của Bộ Tư Pháp,
Đô đốc thuỷ quân, Sở Thuỷ lâm, Hội đồng nhà
Vua
Từ cách mang hư sản Pháp -
Những gì'mà chế độ quân chủ Chuyên chế
chưa thực hiện được thì cách mạng tư sản Pháp
đã làm được rất nhiều cho lưu trữ
Ngày 29-7-1789, Quốc Hội Pháp đã lập ra cơ quan lưu trữ và theo sắc lệnh ngày 12-9-1790 lầy
tên là “tựu trữ Quốc gia”, tiếp đó lập ra “Kho lưu trữ các tài liệu về sự hình thành của vương quốc, về quyền hạn và về việc phân chia, lập các đơn vị hành chính” do luật sự Armand- Gaston, nghị sỹ ‘Paris phụ trách
Từ ngày 04-8-1789, một loạt văn bản qui định
việc nộp lưu tài liệu của Quốc hội, của các cơ quan
Đinh Hữu Phượng
Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia I
và công sở giải thể như: tài liệu về tư pháp của các lãnh chúa và các vùng, các cơ quan hành chính
cấp tỉnh, tài liệu về tôn giáo, tài liệu của các nghiệp
đoàn và Viện Hàn lâm, của các vương tơn, hồng
tử, các nhà qui tộc di tân, các phạm nhân bị cách
mạng tư sản Pháp kết án, và tài liệu của nhà vua
sau ngày 10-8-1792
Với khối lượng tài liệu lưu trữ khổng lồ thu thập được, chưa có kho nên người ta đã phải để vào nhiều nơi ở Paris như: Điện Louvre, Bộ Tư pháp,
cung điện Bourbon
Thế ky 19 va 20:
Vấn đề bảo quản hàng nghìn, chục nghìn Cặp, hộp tài liệu để rải rác ở Paris vẫn còn tồn tại, đến thời Napoléon đệ nhất mới bắt đầu được giải quyết bằng việc ông ta cấp cho Lưu trữ Quốc gia lâu đài Soubise vào năm 1808 (Lâu đài Soubise do kiến trúc sư Piere-Alexis Delamair và Gemain
Boffrand thiết kế và xây dựng năm 1705, đến năm
1735 thì hoàn thành Lâu đài này trở thành tài sản và sở hữu công của quốc gia từ sau khi công chúa Guemenée - chủ sở hữu cuối cùng của lâu đài - đi sống lưu vong ở nước ngoài)
Người ta thấy cả tài liệu của Tây Ban Nha, Thụy sỹ, Hà Lan, Italia, Đức, Áo do Napoléon sau những chiến thắng vang dội ở châu Âu mang về
và tập trung tại Paris "Thủ đô của châu Âu” Ông ta
có ý định xây dựng một toà nhà lớn bên bờ sông Sein để chứa tài liệu lưu trữ nhưng đã không thực hiện được Kể từ thời Phục hưng thì tài liệu lưu trữ
Quốc gia của Pháp đã để mãi mãi tại lâu dai
Soubise cho đến ngày nay
Dưới thời vua Louis Philippe và Napoléon đệ tam, người ta đã xây dựng thêm những toà nhà ở phía tây lâu đài Soubise, phía phố Franc- Bourgeois, nhập thêm lâu đài Rohan Strabourg vào năm 1927 và mở rộng thêm vào năm 1957, 1966 và cuối cùng vào năm 1988 người ta xây thêm Trung tâm đón tiếp độc giả cũng trong khuôn
viên của các lâu đài này tạo thành một quan thé
Lưu trữ từ phố Franc-Bourgeois sang phô Vieille- du-Temple
Trang 2Nhìn ra thế giới Số 5/2005
Cách mạng tư sản Pháp Từ thế kỷ 19 và 20 rất
nhiều tài liệu của Công quốc Montbéliard, của Thượng viện Paris, của các toà án, Tổng vụ
khanh, của Hoàng cung, của Nhà hát Nhạc kịch Paris, của Bảo tảng Tự nhiên, của Bảo tảng Louvre, Sở Công chứng Paris, Bộ Hải ngoại giải
thể khi chấm dứt chế độ thuộc địa cũng được nộp
vào lưu trữ
Sắc lệnh ngày 21-7-1936 qui định tất cả các
cơ quan, Bộ phải nộp tài liệu vào Lưu trữ quốc gia
khi đã hét giá trị hiện hành
Hiện nay Lưu trữ Quốc gia Pháp có 600 km
giá tài liệu lưu trữ, trong đó có cả tài liệu của nhiều nước ngoài Tổ chức hiện nay của Lưu trữ Quốc gia Pháp Lưu trữ Quốc gia Pháp là một cơ quan khoa học lớn, gồm một cơ sở hạ tầng quan trọng là các
lâu đài từ thời phong kiến quân chủ, các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, ngân sách, các Phòng, Ban chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và một đội ngũ
viên chức, công chức có kinh nghiệm và giỏi về
chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ
Những bộ phận này khi thì có tên là Ban hoặc
Sở (Service), khi thì có tên là Phân Ban hoặc Bộ
phận (Section) phù hợp với hình thái tổ chức bộ
máy hành chính của cơ quan lưu trữ Pháp nói riêng và của các cơ quan cơng quyền của nước Cộng hồ Pháp nói chung
Đối với những Ban lớn thì do viên Chánh quản
thủ (conservateur en chef ) phụ trách
Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Pháp do Tổng
Giám đốc lãnh đạo và trực thuộc Bộ Văn hoá
Pháp (từ năm 2001, Tổng Giám đốc Lưu trữ Quốc
gia Pháp là bà Martine de Boisdeffre)
Các bộ phận tiếp xúc với công chúng
Vì lý do an ninh nên tất cả các Phòng, Ban của Lưu trữ Quốc gia không thể cho công chúng tiếp
xúc, mà chỉ có công chức, viên chức và nhân viên
của cơ quan Lưu trữ làm việc Tuy nhiên, công
chúng có thể tiếp xúc với các bộ phận sau đây,
những bộ phận này phân thành 3 khu vực: Bộ phận dành cho việc nghiên cứu tài liệu, Bảo tàng lịch sử (ở lâu đài Soubise) và Phòng trưng bày các loại tài liệu khác (ở lâu đài Rohan), Trung tâm đón
tiếp công chúng và thông tín cho việc nghiên cứu
(Centre d’Accueil et de Renseignements des
Archives Nationles) Trung tam này hoạt động từ
nam 1988
Déi voi moi nhu cau nghiên cứu tải liệu lưu trữ,
độc giả được biết tất cả các thông tin liên quan ở
160
Phòng Thông tin, có thể bằng điện thoại đối với
các yêu cầu như: ngày, giờ mở của
Phòng tra tim, phòng đọc tải liệu: cũng như tắt
cả các Cơ quan Lưu trữ của nước Pháp, tài liệu
lưu trữ Quốc gia được quản lý theo luật ngày 03- 01-1979; theo văn bản này, tất cả mọi tài liệu lưu trữ đều được sử dụng tự do sau 30 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt, cụ thể như sau: 60 năm
đối với tài liệu chứa đựng bí mật đời tư của công
dân hoặc an ninh của Nhà nước, về bảo vệ đất
nước; 100 năm đối với tài liệu về tư pháp, các bản gốc khế ước, số sinh, tử, giá thú, các bản số liệu thống kê liên quan đến đời tư của công dân; 120 năm đối với hò sơ cá nhân; 150 năm đối với tài
liệu liên quan đến bệnh tật của cá nhân
Bắt cứ ai cũng có thé đến tra tìm tài liệu lưu trữ
khi đã làm các thủ tục:
- Một giấy căn cước còn giá trị sử dụng
- Một thẻ đọc bằng từ tính do Phòng Thông tin của cơ quan Lưu trữ cấp
Tài liệu cần đọc sẽ được tìm tại Phòng đọc,
những tài liệu hự hỏng, quí thì được đọc qua bản
microfilm va can phai có giấy phép riêng của cấp
có thẩm quyền
Phòng đọc có 360 chỗ ngồi cho người đọc tài liệu bình thường, 60 chỗ ngồi để đọc tài liệu
microfilm, 72 ché ngdi để tra tim các bộ mục lục, thống kê
Phòng đọc được quản lý bằng may vi tinh,
muốn vào Phòng đọc phải có thẻ từ tính thì cửa
mới mở; độc giả yêu câu đọc, tra tìm tài liệu cũng
phải thực hiện trên máy ví tính - -
Các cửa hàng bán xuất bản phẩm: Tắt cả xuất bản phẩm của Lưu trữ quốc gia giao cho một Bộ phận (Service) phụ trách, đặt tại số nhà 29, 31 phó Voltaire 75340 Paris cedex 07 Tat cd xuat ban
phẩm của lưu trữ đều được bán công khai
(nguyên văn “thương mại hoá '(commercialiser)
Bộ phận lưu trữ con dấu (Service des
Sceaux): Lưu trữ quốc gia Pháp lưu giữ các con
dấu cỏ vào loại nhiều nhất thế giới Từ những con dấu đầu tiên của triều đại Merovet của Pháp (như con dấu của vua Childeric đệ nhất từ năm 457- 481) đến hàng loạt con dầu ngày nay
Vào thời trung cổ thường thấy các con dấu
bằng xi trắng, vàng, xanh hoặc đỏ, đôi khi bằng
Trang 3Bộ phận Lưu trữ các con đấu này có 5 nhiệm Vụ:
- Bảo quản các con dấu riêng lẻ còn gắn trên
tài liệu
- Sửa sang các con dau bj hu hỏng
- Đề lại khuôn hình các con dấu còn lưu lại trên
tài liệu
- Phục chế các con dấu bằng chất liệu thạch cao hoặc bằng chất dẻo theo các khuôn mẫu của
nguyên gốc
- Xây dựng bộ catalogue các con dấu phục vụ
công việc nghiên cứu của các nhà chuyên nghiên
cứu về "ân tín học”
Có một phòng trưng bày các con dấu để các nhà nghiên cứu xem tận mắt các loại con dầu nay
Bảo tàng Lịch sử Pháp và Phòng trưng bày tài
liệu lưu trữ;
Từ thời vua Napoléon fll (dé tam) Luu tr Quốc gia Pháp đã mở cửa cho công chúng thăm quan phòng trưng bảy tài liệu liên quan đến lịch sử
Pháp
Khoảng cuối năm 1867, “Bảo tàng lịch sử
Pháp” đã nhiều lần tổ chức lại và hiện đại hoá, và
cho đến nay thì được đặt tại lâu dai Soubise (số 60
phó Franc-Bourgeois 75003 Paris) là toà nhà trụ
sở chính của Lưu trữ Quốc gia Pháp
Người ta sẽ được thấy lịch sử của Pháp từ
các văn bản viết trên giấy sậy đến ngày nay, người ta cũng thấy văn bản viết trên xi của thời Saint-
Louis, các bản dụ của vua ở vùng Nante, di chúc của vua Louis 14, Napoléon và tài liệu của thời
Cách mạng tư sản Pháp
Ngoài Bảo tàng Lịch sử, Lưu trữ Quốc gia Pháp còn tổ chức những cuộc trưng bảy tài liệu
định kỳ theo chủ đề lịch sử, khi thì ở lâu đài
Soubise, khi thì ở lâu đài Rohan, số 87 phố Vieille -
du - Temple 75003 Paris Người ta thông tin cho công chúng bằng áp phích, trên báo chí, các tập
catalogue, các tờ gap cé minh hoạ, ngoài ra còn
một bộ phận dành cho học sinh đến thăm quan theo hẹn trước Các phông tài liệu của Lưu trữ Quốc gia Pháp: Các phông tài liệu của “Thời kỳ cổ đại" (Section ancienne), gồm có:
- Kho văn bản pháp điển của các triều vua của Pháp như: Philippe Augusie có tài liệu đến thé ky
16
- Phông tài liệu của Hội đồng Nhà vua thuộc
triều đại của vua Henri đệ tứ
- Tài liệu của các Bộ thời kỳ Cách mạng tư sản Pháp (trừ Bộ Ngoại giao và Bộ Chiến tranh) bao
gồm tài liệu của cơ quan Tổng Kiểm tra tài chính
và của các cơ quan Hành chính các tỉnh ở thé kỷ
17, 18
- Phông tải liệu của Hoàng gia bao gồm một số
lượng lớn tài liệu về xây dựng, sửa chữa các lâu
đài của Hoàng gia như: lâu đài Versailles, Marly, Compiegue, Fontainebleau, Saint- Germain
- Phông tài liệu của Nghị viện Paris với khoảng
26.800 gói, hộp và khoảng 1254 cuốn số sách các
loại
- Phông của Thẩm kế viện
- Tài liệu của "Chatelet de Paris” gồm tai liệu về
Các vụ án dân sự và hình sự từ thế kỷ thứ 13, có
khoảng 18.600 cặp, hộp, số sách với nhiều bản án của toả án lle de France, các phán quyết của giáo
phận Paris
- Các phông tải liệu của Toà tổng giám mục
Paris, các xứ đạo, các Tu viện, các Giáo phận - Các phông tài liệu của quân đội, các Viện
quan y Saint-Jean, Malte, Saint-Lazare, Mont-
Carmel -
- Các phông tài liệu về Thành phố Paris cổ, tài liệu của Lưu trữ cổ Paris, tài liệu cổ nhất có niên
đại từ 1499
- Các phông tải liệu của các Trường Đại học
và các Trường học thé ky 14
- Các phông tài liệu về "Ván đề của đạo Tin
lành” có 511 tập tài liệu về việc huỷ “chỉ dụ Nante”
(revocation de !’ edit de Nante), vé tich thu tai san
của các tin dé dao tin lành va hoạt động của giáo phái Can-Vanh (Cakin) từ thế kỷ 16 „
- Các phông tài liệu của các Hoàng tử, của
Hoàng gia được Cách mạng tư sản Pháp quốc
hữu hoá và nhiều tài liệu của các chính trị phạm bị
tịch thu coi nhự tài sản của Quốc gia
Các phông tài liệu của Bộ Hải quân và Bộ
Thuộc địa cũ:
Cơ quan lưu trữ của Bộ Hải quân có trụ sở ở lâu dai Vincenne (94304 Vincenne cedex) cũng như của Lục quân va không quân là những cơ quan lưu trữ độc lập với cơ quan lưu trữ quốc gia của Pháp
Theo văn bản thoả thuận từ đầu thé kỷ 20 thì
Lưu trữ Quốc gia Pháp bảo quản và lưu giữ tài liệu
của Bộ Hải quân cũ tới khoảng năm 1870
Những phông tài liệu này kết hợp với một bộ
phận của Lưu trữ quốc gia tạo thành một thể thống nhát, liên tục và hoàn chỉnh, có một số ít tài liệu từ
thời trung cỗ nhưng phần lớn không có trước thời
kỷ của Bộ trưởng Colbert
Vì các chức năng và nhiệm vụ của Bộ Hải
Trang 4Nhìn ra thế giới
nên tài liệu cũng liên quan đến nhiều nước ngoài,
đến ngoại thương, đến các hải cảng, các hạm đội,
các chuyến thám hiềm biển Trong một thời gian
dài, Bộ thuộc địa và Bộ Hải quân là một cơ quan
Bộ tổng tham mưu của Bộ Thuộc địa được thành lập năm 1881 đến năm 1894 thì Bộ Hải quân tách
ra thành Bộ riêng và như vậy tải liệu của Bộ Thuộc
địa cũ cũng gắn liền với Bộ Hải quân và được nộp vào Lưu trữ Quốc gia trong khoảng năm 1910 và
1942 Đối với khối tài liệu có trước năm 1815 của
Bộ Hải quân thì được nhập vào kho tài liệu cũ của Bộ Thuộc địa và hình thành một phần của tài liệu của Trung tâm lưu trữ Hải ngoại ở tỉnh Aix-en-
Provence (Miền nam nước Pháp)
Phông tài liệu của Bộ ngoại giao: Mặc dù Bộ
ngoại giao lập cơ quan Lưu trữ độc lập nhưng những năm 1929 và 1933 Lưu trữ Bộ ngoại giao
cũng nộp vào Lưu trữ quốc gia khoảng 1700 gói,
hộp tài liệu về các Toà Lãnh sự Pháp ở nước
ngoài của thế kỷ 17 đến năm 1873
Các phông tài liệu của thời kỳ cận đại (Section modeme)
Đây là các phông tài liệu rất quan trọng dù chỉ
trong một giai đoạn ngắn (1789 - 1940) bao gồm
tài liệu của ba loại khác nhau: trước hết là tài liệu
của giai đoạn Cách mạng tư sản Pháp, gồm Hội
đồng lập pháp, cơ quan hành pháp và toà án; thứ hai là tài liệu của các Bộ và các cơ quan trung
ương nộp vào từ thời kỳ đầu của dé chế thứ nhất (1*° Empire ) và cuối củng là của các cơ quan, tổ
chức khác như: Nhà hát kịch Paris, Sở than quốc
gia, Liên minh các Hội đồng khôi phục sau chiến
tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918)
Các phông tài liệu giai đoạn đầu của Cách mạng tư sản Pháp thì được nộp vào Lưu trữ quốc gia từ năm 1790, đó là tài liệu của các cơ quan như: Hội đồng cách mạng thời kỳ 1789, sau này
là: Quốc hội lập hiến, của các Hội đồng: “Cinq- cents", Hội đồng Quốc ước, Viện Dự luật, Hội
đồng các cựu thần của triều đình (Conseil des
anciens), của Hoàng gia đến năm 1792 và tiếp
đến là tài liệu của Chính phủ cộng hồ, của Triều
Vendơme (1797)
Vào thế kỷ 19 và khoảng 40 năm đầu của thế
kỷ 20, hầu hết các Bộ, các cơ quan đều nộp tải liệu
vào Lưu trữ quốc gia, trừ Bộ Ngoại giao, Bộ Chiến
tranh, Bộ Hải quân và Bộ Thuộc địa Số lượng tải
liệu nộp vào rất lớn, chỉ riêng Bộ Nội vụ đã có gần 40.000 gói, hộp tài liệu và số sách, bao gồm tài liệu về tất cả các mặt: chính trí, kinh tế, hành chính của
nước Pháp từ trung ương đến địa phương, các
lĩnh vực từ nông nghiệp đến tin ngưỡng, sự thay 162
Số 5/2005
đổi về cơ cấu, thảm quyền của các Bộ, các cơ
quan qua các bước thăng trầm của lịch sử nước
Pháp
Các phông tài liệu của thời kỳ đương đại (Section contemporaine)
Bộ phận lưu trữ tài liệu đương đại được thành
lập sau chiến tranh thế giới thứ 2 từ việc tách bộ
phận cận đại để thu thập và xử lý nghiệp vụ chủ
yếu đối với các phông tài liệu hành chính của thời
kỳ chiến tranh, thời kỳ chiếm đóng của Đức
Ở bộ phận này có tài liệu của Pháp, các cơ
quan chính quyền Đức chiếm đóng Pháp, của các Tòa án thành lập vào thời kỳ chính phủ Vichy,
nhiều phông của thời kỳ Đệ tứ cộng hoà (IV
Répubiique) giai đoạn 1947-1958, Đệ tam, Đệ ngũ
cộng hoà giai đoạn 1871-1981 và các sưu tập tài
liệu truyền miệng
Kho lưu trữ các bàn khê ước gốc của các
Phong Chudng khé cla Paris (Le minutier central des notaires de Paris)
Đây là khối tài liệu rắt quan trọng, giúp ích cho
việc nghiên cứu các mặt của xã hội như: kinh tế,
nghệ thuật, xã hội của thế kỷ 16, 17, 18 Tuy nhiên,
đổi với các bản khếé ước thuộc phạm vi lịch sử
cuộc sống riêng tư của các cá nhân, các mối quan
hệ cá nhân, di chúc, các văn bản thuộc về người
đã chết thì không được thông tin rộng rãi Sắc luật
năm 1928 qui định thành lập ở Lưu trữ quốc gia
Kho Lưu trữ các khế ước có thời gian trên 100
năm Sắc luật ngày 3-1-1979 đã điều chỉnh các điều kiện của sắc luật 1928
Hiện nay Kho lưu trữ các bản khế ước gốc tại
Lưu trữ quốc gia Pháp đang lưu giữ tài liệu khế
ước của 122 văn phòng các viên chưởng khế ở
Paris với khoảng 100.000 bản khé ước, chiếm
khoảng 26 km giá
Những bản gốc khế ước của các văn phòng chưởng khế vùng ngoại ô Paris được lưu giữ ở
Lưu trữ của các cơ quan hành chính tương đương
nơi văn phòng chưởng khế đóng trụ sở
Những bản khế ước lưu giữ tại Lưu trữ quốc
gia có thời gian đủ 100 năm thì được nghiên cứu
tự do, những bản có thời gian dưới 100 năm thì
phải có giấy phép của Tổng giám đốc Lưu trữ quốc gia Pháp và của các viên chưởng khế chịu
trách nhiệm lập các bản khế ước đó mới được
nghiên cứu, sử dụng
Các phông tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ:
Trước đây bộ phận lưu trữ này có tên là ưu
Trang 5lưu trữ quốc gia theo hình thức biếu, tặng, ký gửi, đôi khi phải mua Sắc luật ngày 31-12-1968 qui định về việc giao nộp vào Lưu trữ quốc gia loại tài liệu này Hiện tại có các phông của dòng họ Orléan
với khoảng 5000 tài liệu, của Napoléon có 220 tài
liệu và của các dòng họ, cá nhân khác như:
Castries, La Trémoile, Malesherbes, Murat, Noailles, Rosanbo, Uzes ngoài ra, còn tải liệu
của nhiều Bộ trưởng, nhà hoạt động chính trị, các
tướng lĩnh, các viên chức cao cấp, các nghệ sỹ,
kiến trúc sư, bác học, nhà ngoại giao mặc dù
theo qui định thì tài liệu của các nhà văn được lưu
giữ tại Thư viện quốc gia, nhà ngoại giao thì lưu
giữ ở Bộ Ngoại giao, các tướng lĩnh thì lưu giữ ở Bộ Quốc phòng, nhưng họ vẫn ký gửi, biếu, tặng và giao nộp tài liệu cho Lưu trữ QUỐC gia Phần lớn
tài liệu của nhóm này là bản gốc, một số là bản
microfilm
Các phông tai lệu của các Xí nghiệp, Nhà máy, các Hội
Các phông tài liệu này cũng giống như tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ tức là cũng có
nguồn gốc tư nhân; có khoảng 300 phông tài liệu
của các Xí nghiệp, Nhà máy nhập vào Lưu trữ
quốc gia dưới hình thức: biếu, tặng, mua, ký gửi
Đây là tài liệu của các ngân hàng, Xí nghiệp, của
các Nhà buôn, các Công ty Bảo hiểm, các cơ quan
báo chí, các Hội, Nghiệp đồn như: Cơng ty
Đường sắt phía bắc có khoảng 6000 tài liệu, Ngân hàng Neufize khoảng 4000 tài liệu, Hội Batiguolles
khoảng 3200 tài liệu Tài liệu chủ yếu của thế kỷ
19,20 có một số của thế kỷ 17,18 như của Chỉ
nhánh 3 của Công ty Đông Án, Công ty mỏ Auzin
hoặc của hãng Canson va Mongolfier
Tài liệu bản đỏ bản vẽ: tài liệu là các bản vẽ
tay, các bản vẽ thiết kế kiến trúc các toà nhà dân sự của thế ky 17 đến giữa thé kỷ 20 do Sở Kiến trúc nộp, gồm có: bản vẽ thiết kế các Cung điện,
trụ sở của các Bộ, các toà nhà của các cơ quan
Sứ quán các nước, các Toà Lãnh sự của Pháp ở nước ngoài, các toà nhà của Thủ đô Paris
Các bộ phận kỹ thuật
Xưởng Tu bỗ và đóng quyền : Đây là một xưởng được trang bị các thiết bị tiên tiến, rất công năng, gồm có 3 máy dùng để vá các vết thủng của
tài liệu bằng bột giây, được tính toán trên máy vi
tính để biết chất liệu giấy, trọng lượng giấy cần dùng để vá từng loại tài liệu cụ thể Giấy dùng để
va tài liệu đêu được khử trùng, khử axít, thử độ
bền bằng phương pháp lý hoá hiện đại Việc đóng tài liệu, đóng sách thì vẫn kế thừa phương pháp
truyền thống một cách thận trong, ti mi
Xưởng Microflm: được trang bị nhiều máy chụp phim cỡ 35mm để chụp tài liệu bảo hiểm Mỗi năm xưởng này chụp hàng chục nghìn mét microfilm, ngoài Lưu trữ quốc gia, còn có xưởng
microfilm ở Trung tâm Lựu trữ Hải ngoại ở Aix-en-
Provence và ở Trung tâm Lưu trữ đương đại tại Fontainebleau
Các bộ phận nghiên cứu cá biệt
Trung tâm từ liệu về lịch sử tên niéng Centre d’
Onomastique) -
Đó là Trung tâm lưu giữ các tư liệu chuyên vệ
nghiên cứu lịch sử các loại tên riêng, tên địa danh của nước Pháp, do cơ quan Luu tri quốc gia Pháp phối hợp với các nhà khoa học lập nên Trung tâm này
Trung tâm lưu trữ tài liệu địa chính vé Paris:
Trung tâm có nhiệm vụ tập hợp các tai liệu, công
cụ tra tìm, bản vẽ, bản đô về đất đai, nhà cửa,
phố xá của Paris từ lúc khởi thuỷ của nhà cửa, đất dai, phó xá đến Cách mạng tư sản Pháp
Viện nghiên cứu lịch sử xã hội: thành lập năm
1948 gồm một bộ phận tài liệu của các phông tài
liệu cá nhân các nhà hoạt động trong lĩnh vực
quân sự, chính trị, cơng đồn của thế kỷ 19, 20 và
các sách, các bộ niên giám chính trị, cơng đồn từ năm 1848 và nộp vào Lưu trữ quốc gia năm 1988
Trung tâm nghiên cúu lịch sử pháp ly: Day la Trung tâm nghiên cứu lịch sử pháp lý từ thời trung cổ phối hợp giữa trường dai hoc Paris II và Lưu trữ
quốc gia
Ban Quan hệ quốc lế và Thục tập sinh
(Service des Stages et des _ Relations intemationales) có chức năng tổ chức các đợt
thực tập và bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ cho tất cả
những người làm việc ở các cơ quan lưu trữ công
của nước Pháp Một nhiệm vụ quan trọng nhất
của Ban này là tổ chức các khoá thực tập kỹ thuật
lưu trữ quốc tế tại Lưu trữ quốc gia Pháp Công việc này được tiến hành từ năm 1951 Lưu trữ
quốc gia Pháp tổ chức mỗi năm một khoá thực tập
3 thang dé tiếp nhận lưu trữ viên của các nước
trên thê giới Tống số các lưu trữ viên nước ngoài
tham dự khoá thực tập này từ năm 1951 đến nay
có khoảng trên 1000 người của gần 90 nước trên
khắp các châu lục Việt Nam cũng cử người tham
gia chương trình thực tập quốc tế này
Trên đây là những nét cơ bản nhất của Cơ
quan Lưu trữ quốc gia nước Cộng hồ Pháp Tơi
xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc