1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn bia thời phong kiến Việt Nam - những trang sử đá, một nguồn sử liệu có giá trị

3 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 179,85 KB

Nội dung

Trang 1

VĂN BIA THỜI PHONG KIÊN VIỆT NAM - NHỮNG TRANG

SỬ ĐÁ, MỘT NGUÒN SỬ LIỆU CÓ GIÁ TRỊ

I-KHÁI LƯỢC VÈ VAN BIA

Văn bia là một loại hình văn

bản khắc trên đá dựng ở các đền miếu, chùa chiền, lăng mộ,

công trình văn hoá Khối đá có khắc văn bản được gọi là bia Văn bản khắc trên đá có ưu điểm lớn là dễ bảo quản, ít bị tác động của các yếu tố khí

hậu, môi trường làm hư hỏng

Do đó, nó có thê trường tồn với thời gian, lưu truyền lâu dài cho các thế hệ mai sau

Ở nước ta, văn bia có từ thời Bắc thuộc Đến thời kỳ

cận, hiện đại, hình thức khắc

văn bản lên đá vẫn còn được

sử dụng Tuy nhiên, việc dựng bia phổ biến nhất là dưới thời

phong kiến Phần lớn bia còn được bảo tồn đến ngày nay là

những tắm bia được khắc

dựng từ thời Lý, Trần cho đến triều Nguyễn

Văn tự dùng đề viết văn bia

thời phong kiến là chữ Hán và

chữ Nôm, trong đó chữ Han la

chủ yếu Bia được khắc dựng

ở hầu hết các làng xã, đô thị của đất nước, thường gắn liền

với các di tích Có thể nói, ở

đâu có đền, chùa, lăng mộ,

cơng trình văn hố thì ở đó hiện hữu văn bịa

Tam bia cổ nhất ở Việt Nam hiện còn bảo tồn được là bia “Dai Tuy Cau Chân quận Bao An dao trang chi bi van"

Bia được dựng bên trái đền thờ

Thứ sử Giao Châu, Lê Ngọc ở

Vương Đình Quyền

ĐH KHXH & NV- ĐHQG Hà Nội thôn Trường Xuân, xã Đông

Minh, huyện Đông Sơn, fỉnh Thanh Hoá, nên còn gọi là “Bia

cỗ Trường Xuân Bia cao 1,B3m, rộng 0,78m, gồm hai phần: phần trên hơi tròn, có hoa văn hình ly thủ (2 đầu ly),

tên bia viết lối chữ triện, phần

dưới (thân bia) khắc 26 cột, chữ khắc chìm kiểu chân phương (tên bia và tên người soạn 1 dòng, nội dung 24 dòng,

niên đại 1 dòng), mỗi dòng 30

chữ Nội dung văn bia ca ngợi

các giá trị tình thần sâu sắc của

đạo Phật và sự nghiệp của Thứ sử Giao Châu họ Lê Cuối bia ghi họ tên của tác giả và niên đại văn bia (ngày 8 tháng

4 năm Mậu Dần niên hiệu Đại

Nghiệp đời Tuỳ, tức ngày 18 tháng 5 năm 618)' Văn bia này

cũng đồng thời là văn bản cỗ nhát của Việt Nam

Văn bia nói chung là một

tác phẩm mang dấu ấn của tập thể, gồm người soạn, người việt chữ lên bia và người khác

Người khắc là những thợ

chuyên môn Người viết chọn

từ những quan lại hoặc nhà Nho chữ đẹp trong các cơ

quan nhà nước và ở các làng

xã Người soạn phải là những quan chức khoa bảng hoặc người có học vấn Ở các làng

xã là các chức sắc hay nho sĩ Văn bia có ý nghĩa quốc gia thì

người soạn thường là các đại

thần có học vấn uyên thâm, do

vua hoặc đình thần tin cử Ví

như bia Vĩnh Lăng (Lam Sơn

Vĩnh Lăng bị dựng tại Lăng

vua Lê Thái Tổ ở Lam Sơn

(Thanh Hoá), ghi chép sự nghiệp, công lao to lớn của vị

vua sáng lập triều Lê đối với

nhân dân, đất nước là do

Nguyễn Trãi, một vị đại thần nỗi tiếng văn hay, chữ tốt, soạn

thảo Bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên đại Bảo Thái thứ 3

(1442) dựng ở Văn Miếu Quốc

tử giám do Hàn lâm Phụng

Trực Đại Phụ Hàn lâm viện Thừa chỉ Thân Nhân Trung

vâng lệnh vua Lê Thánh Tông biên soạn năm Hồng Đức thứ 15 (1484) Người viết chữ lên

bia này là Cân sự lang trung Thư giám Chính sự Nguyễn

Tủng - - -

_ I: GIÁ TRỊ SỬ LIỆU CỦA

VAN BIA

Van bia thoi phong kién Việt Nam có giá trị về nhiều

mặt Trước hết là giá trị sử liệu

Nó bổ sung và làm sáng tỏ

nhiều vấn đề thuộc quá khứ

của đất nước, dân tộc, làng xã,

chùa chiền, gia tộc Giá trị sử liệu của văn bia được thể hiện ở cả hình thức và nội dung của

chúng Về mặt nghệ thuật, nhiều tâm bia là những công trình điêu khắc có giá trị Hình khối bia, trang trí ở trán và diềm bia, kiểu dáng rùa đội bia, kiểu chữ và nét chữ khắc trên bia là những tư liệu quý giá đối với

việc nghiên cứu lịch sử nghệ

Trang 2

thuật chạm trổ, tạo hình và thư pháp thời phong kiến Về mặt

ngôn ngữ học và văn bản học,

văn bia có thể góp phần làm

sáng tỏ thêm cách dùng, cách

viết các từ ngữ, quá trình phát triển của ngôn ngữ qua các triều đại Chẳng hạn, thông qua

cách dùng và cách viết của một số chữ Hán ở bia Vĩnh Lăng và

một số bìa khắc dựng dưới thời

Lê Thánh Tông mà các nhà nghiên cứu nhận biết được cách kiêng huý và thể hiện chữ

huý thời Lê sơ, sự tương đồng và khác biệt về vấn đề này giữa triều Lê với triều Trần, triều Tây Sơn và triều Nguyễn

Giá trị sử liệu của bia chủ

yếu được thể hiện ở nội dung văn bia Văn bia của nước ta

dưới thời phong kiến có nội dung rất phong phú và đa

dạng: ghi Chép,các Sự Việc, sự kiện liên quan đến một làng, xã,

vùng, miền; tiêu sử, sự nghiệp của những nhân vật có công

lao to lớn đối với đất nước và

những người được làng, xã sùng bái, tôn thờ; quá trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo đền, miếu, chùa chiền, cơng trình văn hố, mở chợ v.v Đây là những chứng cứ lịch sử đáng tin cậy (phần lớn văn bia là tài liệu gốc) có thể phục vụ cho việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử làng, xã, lịch sử các 'di tích, lịch sử danh nhân, dòng ho, lich sử tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán,

kinh tế, văn hoá của các vùng,

miền

ở Văn Miếu Quốc tử giám khắc ghi họ tên, quê quán của 1307

vị đỗ tiến sĩ từ năm 1442 đến

năm 1779, của 81 khoa dưới triều Lê và 1 khoa dưới triều

Mạc, đã trở thành chứng cứ để Ví dụ: 82 tắm bia tiền sĩ

Lê Văn Lãng (đầu thiều

Nguyễn) tập hợp việt thành

sách “Lê triệu lịch khoa tiến sĩ đề danh bị ký' (bia ghì danh

sách tiến sĩ các khoa dưới triều Lê)

Cũng tại văn bia ở Văn

Miếu Quốc tử giám, bia Tiến sĩ

khoa Nhâm Tuát niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442), đã nêu rõ

quan điểm của ông, cha ta về tầm quan trọng của việc đào

tạo và trọng dụng nhân tài:

“Hiện tài là nguyên khí của

quốc gia, nguyên khí thịnh thi thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước

yếu và xuống thấp Vì vậy, các dang thanh dé minh vương, chẳng ai không lấy việc bôi dưỡng nhân tài, khuyến khích kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không

biết thê nào là cùng Đã yêu mến cho khoa danh, lại đễ cho

bằng tước trật ” Ngày nay,

quan điểm có tam chiến lược này đang được Đảng và Nhà

nước kế thừa, vận dụng Điều

đáng nói là nội dụng văn bia đã không được ghi chép vào

chính sử triều Lê, nên càng làm

tăng thêm giá trị sử liệu gốc

của van bia nay

Vai trò quan trọng của văn

bia được thể hiện rõ nét nhất

trong việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương, lịch Sử di tích, lịch sử danh nhân, lịch sử dòng họ, lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục,

tập quán, bởi hai lý do sau: Thứ nhát: Các loại văn bản

viết trên giấy như văn bản quản lý nhà nước, các thư tịch, thần

tích, thần sắc, gia phả, tộc phả,

hương ước của thời phong

kiến đã bị mất mát, huỷ hoại khá nhiều do chiến tranh, do điều kiện bảo quản và do ý

thức của con người

Thứ hai Các bộ chính sử

do các vương triều biên soạn

như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục nói chung được viết theo lối biên niên,

chủ yếu ghi chép các sự việc liên quan đến nhà vua và triều

đình, các sự kiện lịch sử quan

trọng của đất nước theo trình

tự thời gian, thường bỏ qua

nhiều sự việc, sự kiện quan

trọng của các địa phương,

hoặc có đề cập thì cũng không

được ghi chép, mô tả một cách

đầy đủ, tận tường Lê Quý

Đôn, nhà bác học thời Lê khi

nhận xét về bộ quốc sử Đại

Việt sử ký toàn thư đã chê trách các sử thần thời Lê Trung hưng: “Từ đời Hồng Thuận

(1509 ~ 1516) tro di đến đời

Dương Đức (1672— 1673) buổi

đâu trung hưng, các sử thân biên chép tiếp theo, tra xét, góp

nhặt không được rộng, ý nghĩa và thế lệ chép chua tính Công việc hàng hơn trăm năm mà

biên soạn vốn không phải một

người thế mà chép sơ sài

qua”,

Vì vậy, trong thực tế nghiên

cứu, biên soạn lịch sử, có

nhiều trường hợp phải dựa vào

sự hỗ trợ của văn bia Thông

qua những ghi chép của văn

bia mà các sự việc, sự kiện xảy

ra trong đời sống xã hội đương

thời, lai lịch của các di tích, công tích và sự nghiệp của các danh nhân được làm sáng tỏ Ví dụ:

- 88 văn bia chợ của 16 tỉnh

từ Nghệ An ra Bắc được khắc

dựng dưới thời Lê và trời

Trang 3

quy mô chợ ở một số vùng, miền; hoạt động kinh tế hàng

hoá dưới thời phong kiến; lịch sử hình thành và phát triển một số chợ ở đồng bằng Sông Hồng, như chợ Tả Thanh Oai ở Hà Tây, chợ Mộ Trạch ở Hải Duong ©

- Nội dung văn bia thần đạo Đỗ Khuyển - khai quốc công thần thời Lê sơ (khai quốc công thần Thái sự Định quốc

công Đỗ Đại bi sự tích), đã

giúp chúng ta hiểu thêm về thân thế và hoạt động của vị

đại thần có công khai quốc được Lê Thái Tổ xếp vào loại

thứ 5 này; biết về diễn biến và phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; về tổ chức và xây dựng chính quyền của nhà nước Lê sơ buổi đầu và vai trò của các công thần trong giai doan.nay”

- Thác bản văn bia có tựa dé “Tang thu lau ky’, ghi chép

về Tang thư lâu, một kho lưu

trữ mang tính chất quốc gia được xây dựng năm 1925

trong kinh thành Huế theo chủ

trương của vua Minh Mệnh Nó đã cung cấp các thông tin làm

sáng tỏ hơn về mục đích, ý

nghĩa của việc xây kho lưu trữ

này; tầm nhìn xa và sự sáng suốt của vua Minh Mệnh triều Nguyễn đối với việc bảo tồn lâu

đài tài liệu hình thành trong

hoạt động của bộ máy phong

kiến đương thời Đồng thời, qua van bia chung ta con biết

rõ thêm, Tang thư lâu vốn không phải xây dựng trên hòn

đảo giữa hồ Học Hải, mà sau

khi xây xong, người ta mới đào

hồ nước bao quanh và đặt tên cho hồ là “hd Hoc Hai" Dai Nam thực lục và Hội điển của

triều Nguyễn đều có chép về

việc xây dựng Tàng thư lâu nhưng các tình tiết nêu trên không được ghi lại một cách

day đủ

Tóm lại, chúng ta hoàn

toàn có cơ sở để khẳng định,

văn bia thời phong kiến Việt

Nam là một nguồn sử liệu có giá trị, có thể bổ sung và làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch

sử Chính vì vậy, người đời thường gọi các văn bia là “những trang sử đá”, cũng như

gọi các văn bản được viết trên

lá cây, vỏ cây hoặc thẻ tre thời

cổ đại và trung cổ ở một số nước là "sử xanh” Có điều “sử

xanh” ở Việt Nam rất hiểm, còn “sử đá” thì lại rất phổ biến dưới

thời phong kiến

Thấy rõ giá trị nhiều mặt

của văn bia, từ trước Cách

mạng tháng ,Tám năm 1945,

Trường Viễn Đông Bác cỗ (cơ

quan nghiên cứu lịch sử - văn

hố Viễn Đơng của Pháp được

thiết lập ở Đông Dương), đã

tiên hành khảo sát và cho lập

những tắm bia có giá trị trong

phạm vi cả nước Năm 1970,

Ban Hán — Nôm (tiền thân của

Viện nghiên cứu Hán Ném ngày nay) đã biên soạn bộ

“Thư mục văn bịa” giới thiệu

11.062 tắm bia Năm 1978 lại

cho xuất bản “Tuyển tập văn

bia Hà Nội, giới thiệu 63 văn bia tiêu biểu thuộc nội thành Hà

Nội kúc bấy giờ Đến năm 1998

Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã

biên soạn và xuất bản bộ "Văn - khắc Hán Nôm' giới thiệu gần

2.000 tắm bia tiêu biểu của cả

nước”,

Hiện tại, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang lưu giữ 20.979

bản rập (thác ban) van bia,

tương ứng với 11.062 tắm bia (mỗi tâm bia có từ 1 đến 2 bản

rập) do Trường Viễn Đông Bác cỗ để lại, và trên 6.000 bản rap

văn bia của 8 tỉnh thuộc đồng

bằng Sông Hồng do cán bộ

Viện thực hiện bỗ sung đầu thập niên 90 của thế kỷ trước Tuy chỉ là những bản sao,

nhưng chúng vẫn là những sử

liệu có giá trị Hơn nữa, chúng đã được phân loại, thống kê

một cách khoa học, rất thuận

tiện cho việc nghiên cứu, sử

dụng Hiện nay, nhiều văn bia

gốc đã bị hư hại, phai mờ bởi các yếu tố khí hậu, môi trường và nhiều nguyên nhân khác, khiến cho việc nghiên cứu trực tiếp bản gốc gặp không ít khó khăn, trở ngại Vì thế, việc bảo tồn và phục chế các văn bia gốc có giá trị đang là một vẫn đề cấp thiết Vì khuôn khổ có hạn, nên tác giả sẽ đề cập vấn đề này ở một bài viết khác./

1 Viện nghiên cứu Hán Nôm:

Văn khắc Hán —- Nôm Việt Nam,

Paris — Hà Nội, 1998, tập 1, trang 3 :

2, 3 Ban Han — Ném Uy ban

khoa học xã hội: Tuyển tập văn bia

Hà Nội, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, tập 1, trang 65, 66

4 Đại việt sử ký toàn thư: NXB khoa học xã hội, Hà Nội,

1998, tập 1, trang 71

5 Đỗ Thị Bích Tuyên: Văn bia

chợ Việt Nam - giá trị tư liệu khi

tìm hiểu các/vấn đề sinh hoạt xã hội thời phong kiến, Tạp chi Hán Nôm, số 5 — 2006, trang 48

6 Phan Đại Doãn: Văn bia

thần đạo Đỗ Khuyễn — khai quốc công thần thời Lê Sơ, Tạp chí Hán Nôm, số 4 - 2005, trang 70

7 Vương Định Quyền: Tàng

Thư lâu - một di tích lịch sử - văn

hoá về lưu trữ cần được tôn tạo, bảo tôn và phát huy tác dụng Tạp

chí Văn thư — Lưu trữ Việt Nam,

sé 3 - 2007, trang 5

8 Trần Văn Mỹ: Trăm năm bia

đá đã mòn, Báo Hà Nội Mới, số

Ngày đăng: 29/05/2022, 07:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w