Tình cảm, vai trò của giáo dục

13 9 0
Tình cảm, vai trò của giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Như chúng ta đã biết, nhân cách gồm nhiều phẩm chất tâm lí và thuộc tính tâm lí đặc trưng của con người, một trong những phẩm chất quan trọng trong quá trình hình thành nên nhân cách là tình cảm. Tình cảm luôn hiện diện xung quanh chúng ta, trong mỗi con người đều chứa đựng và cảm nhận được những tình cảm đa dạng và phong phú như: tình cảm gia đình, tình cảm anh em, tình cảm bạn bè,…Nó ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ các quá trình và hoạt động tâm lí khác của con người và đóng vai trò động lực của tâm lí con người. Trước hết, tình cảm được định nghĩa là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ của con người. Để có một tình cảm nào đó: tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương, tình bạn, tình đồng chí,.. phải có và được biểu hiện qua những xúc cảm đồng loạt. Nói như vậy có nghĩa là bản chất của tình cảm chính là những xúc cảm. Xúc cảm và tình cảm đều biểu thị thái độ của con người đối với thế giới, nhưng xúc cảm và tình cảm cũng có những điểm khác nhau. Trước hết, nói về xúc cảm. Hiện tượng này xuất hiện ở cả con người và động vật. Đây là một quá trình tâm lí và xuất hiện trước tình cảm, mang tính nhất thời, đa dạng và phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Xúc cảm giúp chúng ta thực hiện chức năng sinh học (giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường với tư cách một cá thể và luôn gắn liền với phản xạ không điều kiện, bản năng. Tình cảm chỉ xuất hiện ở con người. Đây là một thuộc tính tâm lí ổn định, tiềm tàng của nhân cách, tình cảm mang đậm màu sắc chủ thể hơn so với nhận thức. Xuất hiện sau những xúc cảm đồng loạt và có tính chất ổn định, xác định và khó hình thành, khó mất đi. Chẳng hạn: tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Đâu phải mới sinh ra đứa con đã biết yêu cha mẹ, phải trải qua thời gian dài được cha mẹ chăm sóc thì đứa con mới hình thành tình cảm với cha mẹ, tình cảm này khó mất đi. Tình cảm thường ở trạng thái tiềm tàng và thực hiện chức năng xã hội như hình thành mối quan hệ tình cảm giữa người với người, cụ thể là giữa cha mẹ với con cái, anh em, bạn bè với nhau,…Tình cảm gắn liền với phản xạ có điều kiện biểu hiện ở việc muốn có được tình cảm thì con người phải trải qua quá trình tiếp xúc, hình thành tình cảm.

Ngày đăng: 27/05/2022, 21:59

Mục lục

  • Câu 1: Phân tích bản chất, đặc điểm của tình cảm? Từ quy luật về sự hình thành tình cảm, hãy chỉ ra các biện pháp để hình thành những tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ xã hội?

    • I. Bản chất của tình cảm

    • II. Đặc điểm của tình cảm

    • III. Quy luật về sự hình thành tình cảm

    • IV. Biện pháp hình thành những tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ xã hội

    • Câu 2: Hãy phân tích các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau trong tâm lý học về vai trò của yếu tố giáo dục trong sự hình thành, phát triển nhân cách? Từ các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau trong tâm lý học, hãy cho biết quan điểm cá nhân của anh/chị về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách?

      • I. Tìm hiểu về nhân cách con người

      • II. Tìm hiểu về yếu tố giáo dục

      • III. Phân tích một số quan điểm, cách tiếp cận chủ đạo trong tâm lí học về vai trò của yếu tố giáo dục trong sự hình thành, phát triển nhân cách

      • IV. Quan điểm cá nhân về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan