2.2 Khai thác về thủy điện • Hệ thống sông Đồng Nai: Oằn mình gánh thủy điện • Tổng cộng trên lưu vực sông Đồng Nai hiện có 26 dự án thủy điện lớn nhỏ... sử dụng nguồn nước chính ở sông
Trang 1Vấn đề Khai thác nước ở
Sông Đồng Nai
Chương1 : vị trí địa lí của Sông ĐN
và tầm quan trọng của sông Đồng Nai
Trang 21.1 Vị trí địa lí
• là con sông lớn đứng thứ hai sau sông Cửu Long ở
vùng Đông Nam Bộ.
• chảy qua các tỉnh: Đồng Nai, thành phố Hồ Chí
Minh, Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Bình
Dương, Long An và Tiền Giang.
• Các sông chính trong lưu vực: Đồng Nai, Sài Gòn,
Vàm Cỏ, Thị Vải và Sông Bé.
• bắt nguồn từ vùng núi Phía Bắc thuộc cao nguyên
Lang Biang (Nam Trường Sơn) ở độ cao 1.770m với nhiều đồi, thung lũng và sườn núi.
Trang 3• Hướng chảy chính của sông Đồng Nai là Đông
Bắc – Tây Nam và Bắc – Nam.
gồm nhiều nhánh sông và chảy qua nhiều thác
ghềnh, thác cuối cùng nổi tiếng là thác Trị An Nơi đây có hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, đó là
hồ Trị An, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An Ở thượng lưu thác Trị An được sự phối hợp của các nhánh lớn sông La Ngà, với diện tích lưu vực là 4.100km2, còn ở hạ lưu thì được sự phối hợp của các nhánh sông Sông Bé với diện tích lưu vực 8.200km2 Lưu vực này đa số là đất phì nhiêu, màu
mở do sự phân hóa cao của đá bazan.
Trang 4• Về Phía Tây thì sông Đồng Nai được sự hợp tác của sông Sài Gòn Từ thượng nguồn đến hợp lưu với
sông Sài Gòn, dòng sông chính dài khoảng 530km
Và tiếp đó đến sông Nhà Bè với khoảng cách 34km.
• Toàn bộ chiều dài từ sông Sài Gòn đến cửa Soài
Rạp (huyện Cần Giờ) khoảng 586 km, diện tích lưu vực đến Ngã Ba Lòng Tàu là 29.520km2.
• Chảy theo hướng Bắc – Nam thì sông Đồng Nai ôm lấy Cù Lao Tân Uyên và Cù Lao Phố (Biên Hoà).
Sông Đồng Nai có một số cảng lớn như cảng Cát
Lái, cảng Bình Dương.
Trang 51.2 Tầm quan trọng của Sông ĐN
• chiếm một vị trí quan trọng về mặt tài nguyên nước,
thủy lợi và giao thông đường thủy.
• Lưu vực sông có tiềm năng phát triển kinh tế lớn, ở
đây rất thích hợp cho việc trồng các loại cây: cao
su, cà phê, chè…Và là nơi có diện tích trồng cao su lớn nhất nước ta Ngoài ra còn có các trung tâm
công nghiệp và khu nghỉ mát.
• Với lượng nước mưa phong phú đã cung cấp một
lượng nước mặt lớn cho vùng Tổng lượng nước
hàng năm khoảng 36,6 tỷ m3.
Trang 6Chương 2 : Vấn đề Khai thác nước ở
đây
2.1 Du lịch
• du lịch sinh thái trong các khu rừng hoặc vườn cây
ăn quả, cũng như săn bắn, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ
Long Ẩn, khu văn hoá Suối Tre, thác Trị An, rừng
Mã Đà, Ven sông Đông Nai,…
Trang 82.2 Khai thác về thủy điện
• Hệ thống sông Đồng Nai: Oằn mình gánh thủy điện
• Tổng cộng trên lưu vực sông Đồng Nai hiện có 26
dự án thủy điện lớn nhỏ
• Trong đó, các công trình thủy điện lớn đang hoạt
động gồm Đa Nhim - 160 MW, Trị An - 400 MW Ngoài ra, có một loạt công trình đang xây dựng
hoặc trong giai đoạn lập dự án đầu tư, như: Đại
Ninh, Đồng Nai 2, 3, 4, 5… và nhiều nhà máy ở các nhánh nhỏ của sông
Trang 9Lưu vực sông Đồng Nai với tiềm năng thủy điện với công suất 2.850 MW và điện lượng bình
quân khoảng 11,5 tỷ kWh/năm
• Thủy điện Đồng Nai 3 đang được xây dựng trên
sông Đồng Nai
Trang 10• Nhưng tình trạng khai thác cát bừa bãi, khai thác
trộm xảy ra phổ biến ảnh hưởng tới môi trường và chất lương nước sông bị xuống cấp trầm trọng.
Trang 112.4 Cung cấp nước cho sinh hoạt, cho
hoạt động NN và CN
• Phần lớn nước sinh hoạt cho các khu đô thị lớn như
TP.HCM, TP Biên Hòa, thị xã Thủ Dầu Một cho gần 17 triệu dân và 12 tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, cung cấp nước tưới tiêu cho các vùng nông nghiệp
• Tuy nhiên, hiện nay chất lượng nước đang xuống cấp trầm
trọng
• Ví dụ : trên sông Đồng Nai tại Hóa An - điểm lấy nước vào
Nhà máy nước Thủ Đức – nồng độ BOD5 ở ngưỡng 3,0 - 6,5 mg/l và vượt tiêu chuẩn quy định nguồn loại A đến 2,9- 3,4 lần, hàm lượng vi sinh, các chất dinh dưỡng từ các
nguồn thải sinh hoạt cũng tăng 2-3 lần so với tiểu chuẩn
Trang 12• tỉnh thuộc lưu vực sông có đến 103 KCN, hàng chục
cụm công nghiệp và khoảng 20 triệu người dân, bệnh viện , cơ sở y tế, cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản, hoạt đông giao thông trên biển … sử dụng nguồn nước chính ở sông ĐN và đang ngày đêm đổ nước
thải và nhiều chất độc hại khác ra sông mà hầu hết chưa có hệ thống xử lý nước thải
• Tất cả chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của 12 tỉnh thành khu vực phía Nam đều dẫn ra sông Đồng Nai.
Trang 132.5 Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải
sản
• Phát triển thuỷ sản chủ yếu dựa vào hệ thống hồ đập
và sông ngòi trên sông ĐN
• Trong đó, có hồ Trị An diện tích 323 km2 và trên 60
sông, kênh rạch, rất thuận lợi cho việc phát triển một
số thủy sản như : cá nuôi bè , tôm nuôi và diện tích mặt nước lợ ven sông Đồng nai (khu vực huyện
Nhơn Trạch- Long Thành) có thể phát triển nuôi
trồng thủy sản nước lợ khoảng từ 2.000- 3.000 ha.
• Cung cấp một lượng lớn tôm cá tự nhiên cho người
dân nhưng hiện nay do mực nước sông xuống thấp
và do ô nhiễm , nhiễm mặn nên lượng cá giảm trầm trọng
Trang 142.6 Giao thông đường thủy và các
cảng
• là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Đồng Nai và
các địa phương lân cận
• Ở đây là nơi hoạt động của hàng nghìn tàu, thuyền, ge
có thể là vận chuyển hàng hóa, phục vụ cho đi lại của người dân
• Hệ thống Cảng trên sông Đồng Nai: Là nơi trung
chuyển, vận chuyển hàng hóa đi các địa phương khác,
• Cảng Gò Dầu B trên sông Thị Vải: công suất 10 triệu tấn/năm, có khả
năng tiếp nhận tàu 15.000 DWT.
• Ngoài ra, còn có Cảng Phước Thái, Cảng Supe Lân Long Thành…
Trang 15Ghe hút cát lậu trên sông Đồng Nai
Trang 16Chương3: Tác hại của hoạt động
trên Sông ĐN
3.1 Ô nhiễm nguồn nước
• do là do chất thải của 9 tỉnh, thành gồm: Lâm Đồng, Bình
Thuận, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long
An, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh
• Lưu lượng nước thải công nghiệp và khoảng 1,9 triệu m3/ngày
đêm, nước thải sinh hoạt vào khoảng 2,8 triệu m3/ngày đêm…
• Bao gồm ô nhiễm hữu cơ,dầu,kim loại nặng,do hóa chất nguy
hại, tình trạng nhiễm mặn…… Bình quân mỗi tháng có gần
30 tấn chất thải gây ô nhiễm như dầu mỡ, chất thải hữu cơ,
kim loại nặng đổ ra sông ĐN
• Kết quả quan trắc mới đây của Sở (TN&MT) Đồng Nai: trên
nhiều đoạn sông Đồng Nai nước đang bị ô nhiễm nặng và
không đạt yêu cầu để cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân ở ba tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM.
Trang 18(Kết quả khảo sát chất lượng nước tại dọc s.ĐN do TTCLN và MT t4/2003, hiện nước s.ĐN đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại đã bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng vượt mức cho phép 3-9 lần Giá trị các chất COD vượt 1,8-2,8 lần, giá trị DO cũng thấp dưới giới hạn cho
phép.)
Trang 19• Mức độ mặn đo được:
• tại sông Sài Gòn, đoạn cầu Thủ Thiêm là 2,5‰
• tại cửa sông Nhà Bè - Đồng Nai độ mặn lên đến
12‰
• Trong khi đó, chỉ với độ mặn 0,25‰ là không thể sử
dụng nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt
Trang 203.2 Ô nhiễm không khí
• đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm không khí quá
mức do nhiều đoạn sông bị ô nhiễm gây ra mùi khó chịu
• Các trang trại nơi đây vẫn “nhắm mắt” xả xuống
lòng sông hàng tấn phân, rác thải bốc mùi hôi thối nồng nặc
Các trang trại nơi đây vẫn “nhắm mắt” xả xuống lòng sông hàng tấn phân, rác thải bốc mùi hôi thối nồng nặc.
.
Trang 21(hình ảnh các bao phân gà trôi lềnh
bềnh trên sông )
Trang 22cá chết hàng loạt gây sự toả mùi hôi thối, khó chịu
Trang 233.3 Tình trạng đất
• Tình trạng khai thác nước quá mức,lượng nước
trên sông giảm gây ra hạn hán,đất cằn cỗi,hoang mạc hóa vào mùa khô
Trang 24• Lũ lớn trong mùa mưa : Việc phát triển thủy điện,
quy hoạch bậc thang thủy điện thay đổi tùy tiện sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng nguồn nước trong công tác cung cấp nước cho đời sống, công nghiệp, nông nghiệp Ngoài ra khi hồ chứa nước của đập thủy điện phía trên xả thì hồ dưới thấp sẽ phải xả theo, cứ thế theo hiệu ứng dây
chuyền sẽ gây ra ngập lụt nghiêm trọng cho vùng
hạ lưu”
Trang 253.4 Ảnh tới ĐDSH, các HST trên cạn
và dưới nước
• các loài cá đang bị thu hẹp phạm vi phân bố
• số lượng các loài cá mất dần mà không được bổ sung Trong
khi đó các loài cá nước mặn, lợ lại có điều kiện xâm nhập sâu hơn vào hạ lưu, ví dụ: cá phèn, cá úc, cá ngát.
• Mất ĐDSH : Các tổ chức bảo tồn động vật thế giới đã đưa ra
cảnh báo một số loài cá quý hiếm trước đây người dân có thể khai thác được ở khu vực hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, nhưng hiện nay thì không còn xuất hiện trên sông ĐN: cá mơn, cá trà
sóc…
• Trên hệ thống sông ĐN có khoảng 300 loài cá, trong đó có 17
loài được ghi trong Sách Đỏ VN ở các mức độ đe dọa khác
nhau cần được bảo vệ Tuy nhiên, nhiều loài cá được xem là
đặc hữu phổ biến ở hệ thống sông ĐN thì hiện nay rất hiếm gặp
và suy giảm mạnh về số lượng : cá mòi đường, cá cháy nam
Trang 26• Diện tích rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng, tàn
phá nhiều khu rừng nguyên sinh, băm nát các thảm thực vật trên lưu vực sông Đồng Nai.
•
• Trên thực tế,nhiều nhà máy thủy điện ở đầu
nguồn làm thay đổi hệ sinh thái lưu vực sông thảm thực vật có 4 tầng giờ chỉ còn 1 tầng.
Trang 273.5 Ảnh hưởng tới sức khỏe người dân
• Gây ra nhiều bệnh về đường ruột, da và hô hấp như tiêu chảy,
bệnh lị, tả……do tình trạng ô nhiễm nước sông
• Cục BVMT đưa ra cảnh báo: Hiện đang tiềm ẩn nguy cơ
nhiễm bệnh trong cộng đồng do ảnh hưởng của kim loại nặng
và hóa chất bảo vệ thực vật trong nước mặt trên sông ĐN
• “Khi môi trường nước có hàm lượng kim loại nặng cũng như có các hóa
chất bảo vệ thực vật vượt mức quy định, những chất kim loại nặng có
trong hóa chất bảo vệ thực vật sẽ được tích lũy trong các động, thực vật thủy sinh và cây trồng Thực phẩm này khi chuyển hóa trong cơ thể con người, các chất nguy hại sẽ được tích tụ, đến khi vượt ngưỡng cho phép sẽ làm rối loạn nhiều cơ quan trong cơ thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh về tim mạch (cao
huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch
vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da, ung thư dự án…), tiểu đường, gan và các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, các rối loạn ở hệ thần kinh hoặc dẫn đến tử vong”
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường)
Trang 283.6 Ảnh hưởng đến kinh tế của người
dân
• Giảm tiềm năng du lịch do cảnh quan trên sông bị
tàn phá, rác thái làm mất mĩ quan, mùi hôi thối…
• Nhiều hộ dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề đánh
bắt tôm, cá và nuôi cá trên sông ĐN nhưng hiện nay nguồn nước ô nhiễm đã làm nhiều loại sinh vật ở
khu vực sông này chết dần, cuộc sống của bà con
ngư dân nơi đây ngày càng khó khăn.Nuôi cá bè cá lại thường xuyên bị chết hàng loạt nên nhiều hộ
nuôi cá đã bị phá sản và bỏ nghề
Trang 29Cá chết nổi trắng sông Đồng Nai
Trang 30Liên tục từ ngày 14 - 16/12/2011, các bè cá nuôi trên sông Đồng Nai đoạn đi qua phường Thống Nhất và xã Hiệp Hoà, thành phố Biên Hoà ( Đồng Nai) xảy ra tình trạng cá nổi lờ
đờ trên mặt nước sau đó chết hàng loạt.
Trang 31Chương 4 : Biện pháp
• Trong năm 2010, Ủy ban Lưu vực Hệ thống Sông
Đồng Nai triển khai thực hiện 16 dự án trọng tâm
như: xây dựng quy chế bảo vệ nguồn nước; xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng nước; phòng ngừa,
xử lý kiểm soát ô nhiễm môi trường nước; bảo vệ môi trường nước sông Sài Gòn; bảo vệ chất lượng nước sông Đồng Nai an toàn cho cấp nước sinh hoạt;
thống kê phân loại các nguồn thải trên lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai; khắc phục tình trạng khai thác cát và chống xoáy lở bờ sông thuộc hệ thống sông
Đồng Nai; bảo vệ và phát triển tăng độ che phủ rừng trên lưu vực hệ thống sông; nâng cao nhận thức,
trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai… nhưng hiệu quả đạt được thì chưa cao.
Trang 32• Xử nghiêm các doanh nghiệp gây ô nhiễm để
cứu sông Đồng Nai
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ban hành quyết định về việc bảo vệ môi trường sông Đồng
Nai.Theo đó, từ năm 2011, yêu cầu các cơ quan
chức năng hoàn thành việc xử lý triệt để trên 90% các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn 12 tỉnh dọc sông Đồng Nai Đặc biệt, sẽ xử phạt nặng và buộc đóng cửa những
doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường dọc sông
Đồng Nai
Trang 33Tăng cường kiểm soát xả thải
khẳng định, từ nay đến năm 2015, TP sẽ tập trung triển khai một số giải pháp mạnh nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải có tiềm năng gây ô nhiễm cao Cụ thể, tăng cường kiểm tra, xử phạt, thậm chí đóng cửa những doanh nghiệp có hành vi vi phạm môi trường nghiêm trọng; đảm bảo 100% doanh nghiệp trong KCX-KCN phải đấu nối hoàn chỉnh vào hệ thống xử lý nước thải tập trung; thu gom và xử
lý phần lớn lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn
TP tại 9 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung
sinh hoạt TP đều được chuẩn bị đầu tư, xây dựng; 100%
bệnh viện, trung tâm y tế và 90% cơ sở sản xuất bên ngoài KCN có phát sinh nước thải phải có hệ thống xử lý nước
thải đạt tiêu chuẩn quy định… Đồng thời, xây dựng chính sách hỗ trợ, nhằm đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Trang 34•Hướng tới mục tiêu 100% KCX-KCN có hệ thống
xử lý chất thải
Đến nay, 14/14 KCN-KCX của TPHCM đã vận hành
hệ thống xử lý nước thải tập trung Cũng để chủ
động trong công tác phòng ngừa và giảm thiểu ô
nhiễm, TP đã hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất
lượng nước tại hệ thống sông, kênh rạch nội thành; thống kê dữ liệu các nguồn ô nhiễm nước thải công nghiệp trên địa bàn các quận huyện 4, 7, 9, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè… và các điểm xả trực tiếp ra kênh rạch.
Trang 354.2 Bổ sung một số biện pháp
• Đề ra các mô hình có sự tham gia của người dân:
nuôi trồng sạch,giảm thiểu ô nhiễm ,….
• Khuyến khích các KCN, nhà máy, xí nghiệp thay đổi
công nghệ sản xuất, thân thiện với MT
• Tiến hành các chiến dịch truyền thông bằng băng
rôn,khẩu hiệu,các đoạn quảng cáo ngắn… về nước sạch và vệ sinh MT,hậu quả của viêc khai thác nước quá mức nhằm tiến tới việc nâng cao nhận thức của cộng đồng, thay đổi ứng xử và sự hợp tác của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước và giữ sạch MT
Trang 36• Cần xây dựng lại cơ chế vận hành của các hồ chứa
hợp lý, hài hòa giữa yêu cầu phát điện và các nhu cầu nước khác dưới hạ du, phù hợp với chế độ dòng chảy thượng nguồn và hạ du các hồ chứa
• Cần cấp bách thực hiện các giải pháp tăng cường
giám sát giám sát việc khai thác, sử dụng nước
• Các địa phương quanh lưu vực s.ĐN triển khai việc
tăng diện tích các loại rừng có khả năng giữ nước, sinh thủy trong mùa khô, ưu tiên, khuyến khích
trồng các loại rừng có khả năng giữ nước trên các khu vực đầu nguồn.
Trang 37•thành lập các “câu lạc bộ xanh” kết hợp với các
chương trình giáo dục môi trường…
• Cần tăng cường công tác quan trắc, giám sát chất
lượng nước sông Đồng Nai và nước thải từ các cơ
sở sản xuất, KCN để có giải pháp “phản ứng”
nhanh từ cơ quan quản lý Nhà nước