“Phạt”bémộtcách“hữuhiệu”
Hình phạt không nên "bé xé ra to"
Kinh nghiệm cho thấy, với đại đa số các trẻ chỉ cần thể hiện bằng lời nói
hoặc hành động đã là sự trừng phạt đối với trẻ, từ đó giúp trẻ tự nhận ra
lỗi và sửa sai. Theo các nhà tâm lý, trừng phạt bao gồm cả hình phạt trực
tiếp và gián tiếp. Chỉ cần một ánh mắt cũng có khả năng quản giáo trẻ.
Giữ lại đồ vật mà trẻ thích, không cho trẻ đồ chơi thậm chí không cho trẻ
ăn thoải mái món ăn mà trẻ yêu thích cũng là một trong những cách trừng
phạt.
Cho con một "lối thoát"
Trừng phạt trẻ không được bỏ dở giữa chừng, phải yêu cầu trẻ có những
hành động sửa sai cụ thể mới được dừng lại.
Cha mẹ phải có thái độ đúng đắn, giải thích rõ cho trẻ cần phải làm gì,
phải đạt được yêu cầu hoặc tiêu chuẩn gì nếu không sẽ phải gánh chịu
hậu quả ra sao. Nếu trẻ thường vứt rác bừa bãi và không có thói quen thu
dọn thì khi trừng phạt trẻ cha mẹ nên yêu cầu trẻ tự mình dọn dẹp đồ đạc,
cất đồ chơi. Điều đó giúp trẻ hiểu rằng nếu không làm tốt, trẻ sẽ lại bị phạt.
Cha mẹ không nên để trẻ phải tự suy nghĩ. Nếu cha mẹ không chỉ ra lối
thoát cho trẻ thì trẻ sẽ không có mục tiêu để sửa sai, hiệu quả sẽ không rõ
ràng.
Vừa phạt, vừa thưởng
Khi cần khen ngợi trẻ hãy làm ra vẻ nghiêm túc và trịnh trọng giúp trẻ cảm
nhận được sự thích thú khi được khen ngợi. Khi cần trừng phạt phải có
thái độ rõ ràng, hành động quyết đoán giúp trẻ nhận rõ là mình đã sai.
Như vậy sẽ giúp trẻ hình thành tính cách phân biệt rõ đúng sai, biết sai là
sửa.
Nếu sau khi trừng phạt trẻ, cha hoặc mẹ lại thấy trẻ tủi thân mà an ủi trẻ
thì dần dần sẽ khiến cho việc trừng phạt bị mất tác dụng.
Thực tế chứng minh: Vòng tuần hoàn Phạt-Thưởng-Phạt sẽ khiến trẻ có
những nhận thức sai lệch vì trẻ sẽ liên kết Thưởng-Phạt với nhau khiến
cho việc trừng phạt của cha mẹ cũng thất bại.
Phạt đúng lúc
Hiệu quả của việc trừng phạt xuất phát từ phản xạ có điều kiện, khoảng
thời gian giữa các kích thích có điều kiện và kích thích vô điều kiện của
phản xạ có điều kiện càng ngắn càng mang lại hiệu quả.
Vì thế khi phát hiện ra lỗi sai của trẻ nên đưa ra hình phạt thích ứng với trẻ
nếu điều kiện cho phép. Nếu điều kiện không cho phép (nhà có khách
hoặc đang ở nơi công cộng) thì sau khi xảy ra sự việc phải kịp thời tạo ra
những hoàn cảnh tương tự như khi trẻ mắc lỗi tạo điều kiện cho cả cha
mẹ và trẻ có thể xem xét và tổng kết lại hành vi khi đó, từ đó giúp trẻ nhận
ra lỗi đã mắc phải, cha mẹ phải yêu cầu trẻ sửa chữa sai lầm.
Không thể "Giận cá chém thớt"
Trong cuộc sống chúng ta thường gặp phải những sự việc không vừa ý.
Cha mẹ thường rất khó kiềm chế được cảm xúc khi tâm trạng không tốt,
điều đó rất dễ dẫn tới việc trút hết lên đầu con cái những tình cảm không
tốt của mình, hậu quả của việc làm này đôi khi không thể lường trước
được.
Nếu trẻ chưa từng bị phạt nhưng cha mẹ lại chuyện bé xé ra to sẽ khiến
trẻ cảm thấy không công bằng. Cha mẹ vô cớ tăng mức hình phạt do
không kiềm chế được cảm xúc thì sẽ khiến cho thái độ phản kháng của trẻ
với cha mẹ càng trở nên gay gắt. Vì thế các bậc cha mẹ không nên trừng
phạt trẻ khi say rượu, tâm trạng không tốt, tinh thần sa sút hoặc khi đang
nóng giận để tránh trừng phạt quá khích, điều đó ảnh hưởng không nhỏ
đến hình tượng và uy tín của cha mẹ trong mắt trẻ.
Không chế giễu, mỉa mai trẻ
Khi trừng phạt trẻ, cha mẹ nên hết sức tránh mỉa mai, móc máy trẻ, càng
không được tự phụ, ỷ thế "Con là do bố mẹ sinh ra, bố mẹ nuôi dưỡng"
mà có thể tuỳ tiện trách móc, mắng mỏ con cái bằng những lời lẽ hiểm ác.
Các bậc làm cha làm mẹ cần ghi nhớ mục đích của việc trừng phạt là giúp
trẻ sửa chữa sai l ầm, không thể vì sướng miệng mà làm tổn thương đến
lòng tự trọng-góc tâm hồn nhạy cảm nhất của trẻ.
Một số bậc phụ huynh thường dùng những lời lẽ không lịch sự, thậm chí
văng tục khi trừng phạt trẻ, ngay bản thân cũng mở miệng là văng tục,
điều này sẽ làm cho hiệu quả của việc giáo dục b ị giảm đi nhiều thậm chí
không có sức thuyết phục với trẻ.
Giải thích cho trẻ sau khi phạt
Thưởng-phạt chỉ là phương pháp chứ không phải mục đích, vì thế sau khi
trừng phạt trẻ phải kịp thời giải thích cho trẻ về lẽ phải, nếu không sau khi
bị trừng phạt trẻ vẫn giữ nguyên như cũ, không có sự thay đổi.
Vì thế, sau khi trừng phạt cha mẹ nên phân tích, giải thích cho trẻ hiểu tại
sao trẻ lại bị trừng phạt, giúp trẻ hiểu ra nguyên nhân mắc lỗi và cho trẻ
hiểu rằng nếu còn tiếp tục phạm lỗi trẻ sẽ phải nhận hậu quả như thế nào.
Không nói đi nói lại
Nhiều bậc phụ huynh khi dạy bảo con cái thường hay nói đi nói l ại, nói m
ãi không thôi, hơn nữa thi thoảng lại gạn hỏi trẻ "Con có nghe những gì
bố/mẹ nói không đấy?"; vì sợ bố mẹ cộng với mong muốn tránh khỏi
những trận đòn gây đau đớn thể xác, trẻ không có sự lựa chọn nào khác
ngoài câu trả lời "Vâng, con nghe rồi ạ!". Kỳ thực chưa chắc trẻ đã nghe
hết những lời đó, thậm chí vào tai bên này lại ra tai bên kia hoặc trẻ không
thèm nghe.
Khi trừng phạt con, cha mẹ không nên nói nhiều, chỉ nên nói những điểm
cần thiết sau đó quan sát phản ứng của trẻ để có biện pháp giáo dục thích
hợp.
. “Phạt” bé một cách “hữu hiệu”
Hình phạt không nên " ;bé xé ra to"
Kinh nghiệm cho thấy, với đại. cho trẻ
ăn thoải mái món ăn mà trẻ yêu thích cũng là một trong những cách trừng
phạt.
Cho con một "lối thoát"
Trừng phạt trẻ không được bỏ