1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải đqáp thắc mắc về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam xưa và nay: Phần 1

115 12 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Ở Việt Nam Xưa Và Nay
Tác giả Trần Quốc Dân, Nguyễn Đức Tài, Nguyễn An Tiêm, Nguyễn Vũ Thanh Hảo, Nguyễn Đức Lữ, Nguyễn Thị Hải Yến
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ, TS. Hoàng Phong Hà
Trường học Hội Đồng Chỉ Đạo Xuất Bản
Thể loại Hỏi - Đáp
Thành phố Thị Trấn
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 26,29 MB

Nội dung

Cuốn sách được trình bày dưới dạng hỏi - đáp, cung cấp những kiến thức cơ bản về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, từ việc giải nghĩa các khái niệm cơ bản như thờ, cúng, khấn, vái… Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách.

Trang 3

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN Ở VIỆT NAM XƯA VÀ NAY

Trang 7

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống, có một vị trí đặc biệt trong đời sống tỉnh thần của người Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam Tín ngưỡng thờ

cúng tổ tiên rất giản di: tin rằng tổ tiên mình là thiêng

liêng, họ đi vào cối vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, phù hộ cho con chau khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi

Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử nhưng

tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn chiếm vị trí thiêng liêng trong đời sống tỉnh thần của người Việt Cùng với

tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ

những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam Để giúp người đọc hiểu biết sâu sắc hơn về loại hình tín ngưỡng truyền thống này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Tín ngưỡng thờ

cúng tổ tiên ở Việt Nam xưa uà nay (Hỏi - đáp) của PGS TS Nguyễn Đức Lữ và ThS Nguyễn Thị Hải Yến

Cuốn sách được trình bày dưới dạng hồi - đáp, cung

cấp những kiến thức cơ bản về tín ngưỡng thờ cúng tổ

Trang 8

tiên, từ việc giải nghĩa các khái niệm cơ bản như thờ,

vái đến việc đi sâu phân tích ý nghĩa, cách thức tiến hành các nghỉ thức thờ cúng tổ tiên, góp

phần duy trì và phát triển truyền thống “Uống nước

nhớ nguồn”, tính cố kết cộng đồng người Việt

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc

Tháng 11 năm 2014

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦ

Mỗi khi tết đến xuân về người Việt Nam dù đi đâu, ở đâu cũng luôn hướng về quê hương, xứ

sở - nơi chôn nhau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng tình

cảm gia đình, họ tộc, xóm làng Hình ảnh làng quê với cây đa, bến nước, ngôi đình chứa đựng

biết bao kỷ niệm về một thời của những vùng

quê êm ả Dù cho quá trình đô thị hóa đang làm mất dần những lũy tre làng, nhưng dễ gì phá hủy được những nét đẹp trong văn hóa truyền thống mà ngàn đời ông cha ta đã dày công vun đấp: ngược lại, trước làn sóng “xâm lăng văn hóa” hiện nay, càng kích thích thêm khả năng

phục hổi những nét đẹp truyền thống đó để tăng “sức đề kháng” cho văn hóa dân tộc, trong đó có

tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Ở nước ta đã và đang dung dưỡng hệ thống tín ngưỡng dân gian rất phong phú, đa dạng, nhưng tiêu biểu hơn cả là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Loại hình tín ngưỡng này tổn tại và phát triển ở nhiều cộng đồng dân tộc, trải đài qua những thời

Trang 10

có từ lâu trong đời sống tinh thần, nhưng khi Nho giáo vào nước ta, với tư tưởng đề cao gia đình, gia

tộc, xem chữ hiếu là nền tảng của đạo lý làm

người và coi nam giới là trụ cột trong gia đình, thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã được nâng lên một

tầm cao mới

Đánh giá về giá trị và ý nghĩa của tín ngưỡng

thờ cúng tổ tiên, Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày

12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

chỉ rõ: “Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân",

6 Việt Nam, hầu như 100% dan cư giữ phong

tục thờ cúng tổ tiên? Mỗi gia đình dù giàu nghèo

khác nhau, dù sinh sống ở quê hương hay xa xứ

cũng đều có nhu cầu hướng về cội nguồn của

mình để tỏ lòng tri ân với những người có công sinh thành và nuôi dưỡng con cháu, có công xây dung quốc gia, lập làng, khai ấp, đánh giặc, lap nghề Bàn thờ gia tiên - một không gian thiêng,

thời gian thiêng (nhất là ngày tết và giỗ ky)

thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong

một ngôi nhà Trong những ngày Tết Nguyên đán,

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn biện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung wong khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr 49

9 Xem Hội đồng Lý luận Trung ương: Lẽ phổi cửa chúng ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 351

Trang 11

từ già đến trẻ, từ nam đến nữ, nhà nhà đều tập

trung trang trí, bày biện bàn thờ gia tiên và quây quần bên ông bà, cha mẹ, con cháu, đón đợi một năm mới an lành và thịnh vượng Không khí đầu

xuân ấm áp với biết bao lời chúc tốt đẹp đầu năm

đã từng nuôi dưỡng và nhen nhóm những hy vọng

cho bao thế hệ, rồi trở thành động lực tỉnh thần trong mỗi con người trên bước đường đời

Thờ cúng tổ tiên không chỉ được thể hiện ở

những ngày gid, tết, lễ hội mà còn diễn ra trong

những trường hợp bất thường Chẳng hạn, khi

vui, lúc buồn, gia chủ cũng có lễ vật kính báo tổ

tiên để chia vui, sẻ buồn như: sinh đẻ, đỗ đạt, dựng vợ gả chồng cho con, lập được công danh, thăng quan tiến chức, xây nhà, tậu ruộng khao vọng, hội hè, đình đám Hoặc là khi buồn, như: ốm đau, bệnh tật, làm ăn thua thiét, that co 16 vận, bị trộm cướp, kiện cáo Gặp những trường hợp ấy, gia chủ thường kính báo, cầu khấn tổ tiên để mừng vui cùng con cháu và phù hộ độ trì cho

tai qua nạn khỏi

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã bén rễ, ăn sâu

vào đời sống tỉnh thần của nhân dân ta từ thế hệ nay sang thế hệ khác Nhưng có một thời kỳ thờ

cúng tổ tiên chưa được nhận thức đầy đủ, thậm chí có người còn coi là mê tín đị đoan Tuy thái

độ mỗi người một vẻ, thịnh suy mỗi thời một

khác, song lịch sử đã chứng minh thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dân gian có sức sống lâu

Trang 12

bền trong đời sống tâm linh của cộng đồng người Việt Gần đây, sau những cuộc chiến tranh khốc

liệt kéo đài, việc sưu tầm hài cốt, “đi tìm đồng

đội”, xây sửa nghĩa trang liệt sĩ, dựng bia tưởng

niệm, lập bàn thờ gia tiên, sửa sang phần mộ, tu bổ, xây mới nhà thờ họ như một phong trào quần chúng Điều này, vừa đáp ứng nhu cầu tâm

linh, vừa thể hiện đạo lý làm người - nếu ở mức độ phù hợp thì nên khuyến khích Thờ cúng tổ

tiên không chỉ củng cế quan hệ huyết thống

trong gia đình, dòng họ mà còn động viên sức mạnh đoàn kết cộng đồng làng xã, đất nước, cũng thể hiện ước vọng sự bình yên cho từng gia đình,

làng xóm và cả dân tộc

Cuốn sách nhỏ qua hình thức hỏi đáp này,

được chúng tôi sưu tầm và biên soạn nhằm cung

cấp kiến thức cơ bản về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam, nhưng chỉ giới hạn chủ yếu trong

quan hệ huyết thống của dân tộc Kinh Mặt khác, cuốn sách được trình bày dựa theo phong tục, tập quán truyền thống cho dù ngày nay đã thay đổi khá nhiều Với kiến thức còn hạn hẹp, cuốn sách chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót Chúng tôi rất

mong bạn đọc lượng thứ và đóng góp ý kiến để lần

Trang 13

Chương I TON GIAO, TIN NGUGNG VA ME TIN DI DOAN Cau 1: Tén giáo là gì? Tra loi:

Tôn giáo là một hiện tượng đa chiều và phức

tạp Từ xưa đến nay đã có nhiều người đưa ra quan

niệm của mình về tôn giáo Theo I N Jablokov:

“Cho đến năm 1992 đã có khoảng 250 định nghĩa, khái niệm “tôn giáo” với hàng chục cách tiếp cận khác nhau (thần học, triết học, xã hội học, đân tộc học, tâm lý học, thần thoại học,

ngôn ngữ học )*! Theo Từ điển tiếng Việt thì

tôn giáo được hiểu là: *(1) Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết

1 Hà Văn Tăng, Trương Thìn (Chủ biên): Tin ngưỡng uà mê tín, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999, tr.160-161

Trang 14

định số phận của con người, con người phải phục tùng và tôn thờ (2) Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghỉ thể hiện sự sùng bái ấy”, Câu 9: Bản chất tôn giáo là gì? Trả lời:

Về bản chất tôn giáo cũng có nhiều quan

điểm khác nhau Những người theo chủ nghĩa

Mác - Lênin cho rằng, về bản chất, tôn giáo

không chỉ là hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, tôn giáo phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan Điều này được Ph.Ängghen nêu: “Nhung tất cả mọi tôn

giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong dau 6c cla con người - của những lực

lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày

của họ: chỉ là sự phản ánh trong đó những lực

lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế?

1 Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 2009, tr.1253

Trang 15

Câu 8: Tín ngưỡng là gi?

Trả lời:

Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người với các lực lượng siêu tự nhiên không thể kiểm chứng bằng thực tiễn Tín ngưỡng không phải là niềm tin nói chung mà là một niềm tin đặc

biệt Niềm tin có cơ sở thì người ta thường gọi là tin tưởng chứ không gọi là tín ngưỡng

Quan niệm về tín ngưỡng chủ yếu được hiểu

theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, tín ngưỡng phan anh niềm tin và sự ngưỡng mộ sùng kính

của con người về một chủ thuyết một lực lượng

nào đó Còn tín ngưỡng gắn với tôn giáo chỉ niềm tin và sự ngưỡng vọng của con người vào

lực lượng siêu nhiên Theo nghĩa hẹp, tín

ngưỡng với nghĩa là đức tin, niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, là một bộ phận cấu thành chủ

yếu của tôn giáo

Câu 4: Tín ngưỡng dân gian là gì?

Trả lời:

Cho đến nay vẫn chưa tìm được một định nghĩa hoàn chỉnh về tín ngưỡng dân gian được mọi người chấp nhận Thậm chí có người phủ

nhận tín ngưỡng dân gian và gọi chung là tôn giáo hay đạo Chúng tôi cho rằng, tín ngưỡng dân gian là một loại hình tín ngưỡng do nhân dân sáng tạo ra, đã manh nha định hình cơ cấu

Trang 16

nhất đặc trưng của văn hoá dân tộc trong nó thấm đượm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “An quả nhớ kẻ trông cây”, góp phần củng cố và tăng

cường ý thức cộng đồng

Ö Việt Nam có nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian, tiêu biểu như: tín ngưỡng thờ cúng tổ

tiên, thờ Mẫu, thờ anh hùng dân tộc, thờ thành hoàng, tín ngưỡng phồn thực"

Câu 5: Tồn giáo uà tín ngưỡng khác nhau

như thếnào? Trả lời:

Tôn giáo khác tín ngưỡng ở chỗ, tôn giáo có

giáo lý với hệ thống những quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan và những tín điều phản ánh niềm tin ấy, có giáo luật với những điều cấm ky, răn dạy, có giáo lễ với những nghỉ thức thờ phụng có tổ chức giáo hội với đội ngũ chức sắc,

số lượng tín đồ và hệ thống tổ chức nhất định?

Còn tín ngưỡng thiếu những tiêu chí trên của tôn giáo hoặc có nhưng mức độ còn mờ nhạt

1 Xem Nguyễn Đức Lữ (Chủ biên): Góp phẩn tim hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2005

Trang 17

Câu 6: Tồn giáo uà tín ngưỡng có vai tro gi?

Trả lời:

Tín ngưỡng và tôn giáo là những hiện tượng xã hội có biểu hiện, cấp độ khác nhau, song có cùng

bản chất Chúng đều phản ánh hiện thực một cách hư ảo, đều đề cập đến lực lượng siêu nhiên và cuộc sống sau khi chết Mặc dù tín ngưỡng tôn

giáo đều phản ánh hư ảo hiện thực, song khơng vì

thế mà nó thốt ly với hiện thực và ảnh hưởng

của nó tới hiện thực kém phần mạnh mẽ so với các hình thái ý thức xã hội khác Ngược lại, nó có

sức lôi cuốn lớn đối với cộng đồng xã hội

Câu 7: Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng hay tôn giáo?

Trả lời:

Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng hay tôn giáo,

đang có nhiều ý kiến tranh luận Người thì cho

thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống, luật tục; cũng có một số học giả lại coi thờ cúng tổ tiên là đạo hiếu nghĩa là đạo gốc, đạo nền của người Việt Thờ cúng tổ tiên: *“Đích thực là một tôn giáo bản địa”, Còn nhà dân tộc học nổi tiếng người Nga - X.A Toearev cho rằng: “Sự thờ cúng

tổ tiên là một hình thức tôn giáo từ lâu đã được

1 Ngô Đức Thịnh (Chủ biên): Tín ngưỡng va uăn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

2001, tr.49

Trang 18

thừa nhận trong khoa học Vì thế không cần phải

chứng minh sự tổn tại của nó với tư cách là một hình thức tôn giáo riêng biệt" GS Dang Nghiêm Vạn thì quan niệm: “Hệ thống tôn giáo dân tộc ở đây là đạo thờ cúng tổ tiên”

Có nhiều người cho rằng: “Thờ cúng tổ tiên không có những giáo lý thống nhất, cũng không có giáo hội với những phép tắc nghiêm ngặt như

thường thấy ở các tôn giáo xưa và ở đây mọi

niềm tin đều mang tính nguyên thuỷ, chất phác không thông qua các giáo chủ, giáo lý và thờ cúng tổ tiên là “tín ngưỡng bản địa sâu sắc”?

Không ít người cho rằng thờ cúng tổ tiên không phải là tôn giáo mà là một loại hình tín ngưỡng hay tín ngưỡng dân gian?

Câu 8: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có gì

khac so uới tôn giáo?

Trả lời:

"Thờ cúng tổ tiên đáp ứng nhu câu tâm linh dân

đã mà sâu sắc, linh động mà quy củ, đơn giản mà bền vững Khác với tôn giáo hiện có, tín ngưỡng này 1 X.A Tocarev: Các hình thức tôn giáo sơ khai va su phát triển của chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

1994, tr.32

2 Ha Văn Tăng, Trương Thìn (Chủ biên): Tín ngưỡng va mé tin, Sdd, tr.141

Trang 19

không có giáo lý cao siêu, không có tổ chức chặt chẽ, không có giáo luật nghiêm ngặt, không có thánh đường nguy nga, cũng không có giáo sĩ, giáo chủ day quyển uy, không hứa hẹn gì về thiên đường mà

cũng không trừng phạt ai ở địa ngục Tổ tiên chỉ

nhắc nhỏ, động viên, quá lắm là quỏ trách con cháu

khi mắc lỗi lầm để sống sao cho xứng đáng với cha ông nhằm đẹp lòng người ở cõi âm và vui lòng người nơi dương thế Lúc vui, khi buồn, con cháu thường thấp nén nhang với cơi trâu chén nước "lễ bạc lòng thành” mời ông bà, tổ tiên về để chứng giám giãi bày gia sự, nhằm chia vui cộng khổ Đôi khi chỉ là đĩa xôi, miếng thịt (trước cúng sau ăn), nhưng cũng

thoả mãn tư tưởng người đang sống Dù chỉ là “hạnh phúc hư ảo”, song người ta vẫn cảm thấy giữ

trọn đạo hiếu với người đã khuất và thanh thần, an tâm để lo toan cuộc sống thường nhật Vì ý nghĩa trên mà người Việt Nam luôn có nguyện vọng duy trì mối quan hệ vô hình nhưng bền chặt này

Câu 9: Thờ cúng tổtiên dựa trên eơ sở tư

tưởng gì?

Trả lời:

Nghi thức thờ cúng tổ tiên thể hiện trong tang

ma, lễ tết, trong ứng xử giữa con người và con

người ở trong gia đình, họ tộc, xã hội dựa vào một

SỐ cơ sở sau:

Một lò, quan niệm truyền thống của người

Việt về “sự tử như sự sinh sự vong như sự tổn”

Trang 20

Hai là, tử tưởng hiếu dé trong Khổng giáo, nhất là dựa vào “Thọ mai gia lễ”

Ba là, đặc điểm của tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Bốn là, ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo Phật giáo là tôn giáo truyền thống của người

Việt, đã tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử đân

tộc, do đó Phật giáo thẩm thấu và in dấu ấn đậm nét trong thờ cúng tổ tiên Trong những bài văn cúng trong thờ cúng tổ tiên ở nước ta, người ta

thấy đôi khi mở đầu bằng “Nam mô A Di Đà Phật" đâu phải vì dân trí thấp đã lẫn thờ cúng tổ

tiên với thờ Phật mà ai đó phê phán Trong thờ cúng tổ tiên có nghỉ thức cúng ngày sóc vọng,

cúng 49 ngày, lễ Vu Lan đều có gốc từ Phật giáo Tôn giáo truyền thống, tín ngưỡng dân gian ở Việt

Nam vốn có tính đan xen, hòa đồng nên trong thờ cúng tổ tiên khó lòng mà tách bạch rõ ràng với các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác được

Cau 10: “Tho mai gia 1é” la gi?

Trả lời:

Các nghỉ thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta cơ bản dựa vào những quy định của “Thọ mai gia

Trang 21

bén rễ trong đời sống văn hóa - tỉnh thần của

nhân dân thì nó vẫn được áp dụng phổ biến

trong cả nước, nhất là trong tang lễ

Cau 11: Ai là tác giả của “Thọ mai gia 1é”? Trả lời:

Tac gia cua “Tho mai gia lễ là Hồ Sỹ Tân (1690 -

1760), hiệu Thọ Mai, người Quỳnh Đôi, huyện

Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Ông đỗ tiến sĩ năm 1721 (năm thứ 9 triều Bảo Thái), làm quan đến

chức Hàn lâm Thị chế

Trong “Thọ mai gia lễ" có trích dẫn một phần của “Hồ Thượng thư gia lễ" Hồ Thượng thư tức

Hồ Sỹ Dương (1621 - 1681) cũng người làng Hoàn

Hậu (nay là Quỳnh Đôi), đỗ tiến sĩ năm 1652

(năm thứ 4 triều Khánh Đức), làm quan đến chức

Thượng thư Bộ Hình tước Dué Quan Céng’

Câu 12: Mề tín dị đoan là gì? Trả lời:

Theo Từ điển tiếng Việt: “Mê tín: tin mét cach

mù quáng vào cái thân bí, vào những chuyện thần thánh, ma quỷ, số mệnh Dị đoan: điều quái lạ, huyễn hoặc đo tin nhảm nhí mà cớ° Không thể căn cứ ở lập trường, quan điểm triết học hoặc niềm tin

riêng của từng người để xác định là mê tín đị đoan 1 Xem Tân Việt: 100 điều nên biết uê phong tục Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2009, tr 100

9 Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sởd, tr 247

Trang 22

mà phải căn cứ vào trình độ và lợi ích xã hội, lấy

đó làm mặt bằng xã hội để xác định: “Những gi trái với lợi ích của xã hội, gây thiệt hại cho chính những người tin theo, mê muội, không phù hợp với trình độ tiến bộ chung được xã hội nhìn nhận

là mê tín”,

Câu 18: Qưưn điểm của Nhà nước ta đối

uới mề tín dị doan như thế nào? Trả lời:

Nhà nước ta đã có nhiều văn bản nhằm thực

hiện chủ trương bài trừ mê tín đị đoan Điều 24, Hiến pháp năm 2013 đã ghi: “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”

Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16-10-1990 của

Bộ Chính trị Nghị định số 69/HĐBT ngày 21-3-

1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Điều 5 Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 2-7-1998 của Bộ Chính trị nêu lên nguyên tắc, chính sách của Đảng

và Nhà nướ ta đối với tôn giáo là: “Hoạt động mê tín phải bị phê phán và loại bổ” Ngày 19-4-1999,

Chính phủ lại ra Nghị định số 26-NĐ/CP về các hoạt

động tôn giáo, trong đó Điều 5 có quy định: “Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự

Trang 23

nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hoá

lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín đị đoan đều bị xử lý theo pháp luật” Trong Bộ luật hành sự

được Quếc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khóa X, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 21-

12-1999, ở Điều 247 có quy định về tội hành nghề

mê tín đị đoan

Câu 14: Những hoạt động nào bị coi là

hoạt động mề tín dị đoan?

Trả lời:

Điều 947, Bộ luật hành sự năm 1999, sửa đổi,

bổ sung năm 2009 quy định về tội hành nghề mê tín đị đoan như sau:

1, Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín đị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về

hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa

được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền

từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải

tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

Ngày 12-7-2010, Chính phủ có ban hành Nghị định số 75/2010/NĐ-CP “Quy định xử phạt

vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá”, trong đó ở Điều 18 quy định:

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đổi với một trong các hành vi sau:

e) Đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích

Trang 24

lịch sử - uăn hoá, nơi công cộng khác

9 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tổ chức hoạt động lên đông, xem bói, gọi hôn, xin xăm, xóc thẻ, yếm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng uà các hành thức bhác có tính chất mê tín dị đoan;

b) Tuyên truyền mé tin di doan dé tiéu thu hàng mã

Gan đây, Đảng ta đã ra Quy định uê những điều đảng uiên không được làm, trong đó có ghì rõ

đẳng viên không được: “Mê tín, hoạt động mê tín

(đốt đồ mã, hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói) Lập đền, miếu, nơi thờ tự của các tôn giáo trái phép: ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp

pháp: tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa

được cấp có thẩm quyền cho phép Lợi dụng tín

ngưỡng để trục lợi"

Nhu vay, Dang và Nhà nước ta đã có không ít những văn bản đề cập đến việc bài trừ tệ mê tín

đị đoan Song những hiện tượng này gần đây không thấy suy giảm, mà ngược lại, có nơi, có lúc

lại phát triển với những biến thể phức tạp và gây

nên những hậu quả tiêu cực cho xã hội Điều đó đã làm vẩn đục bầu không khí văn hoá tâm linh

của cả dân tộc

Trang 25

Chương II THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG GIA ĐÌNH, HỌ TỘC I MOT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỜNG CỦA THỜ CÚNG TỔ TIÊN Câu 15: Thờ là gì? Trả lời:

“Tho” 14 hanh vi mang tính văn hóa, bao hàm những hành động của con người nhằm thể hiện sự sùng kính, tôn vinh một đấng siêu nhiên như:

thần, thánh, tiên, Phật ; đồng thời cũng có nghĩa là cách ứng xử với bề trên cho phải đạo làm

người như: thờ cha mẹ, ông bà, cụ ky, tổ tông hay

một người mà bản thân và dân tộc mình mang ơn

*Thờ" trong thờ cúng tổ tiên là yếu tố thuộc ý thức

về tổ tiên, là tâm linh, là tình cảm của con cháu

hướng về cội nguồn Thờ tổ tiên là thể hiện sự

thành kính biết ơn và tưởng nhớ đến tổ tiên cũng là thể hiện niềm tin vào sự bảo hộ che chỏ của tổ

tiên đối với con cháu

Trang 26

Tóm lại, “thờ” là "tỏ lòng tôn kính thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn người chết bằng hình thức lễ nghỉ, cúng bái theo phong tục hoặc tín ngưỡng”

Câu 16: Cúng là gi?

Trả lời:

Theo Hán ngữ đại từ điển thì "cúng" có thể

hiểu là hiến dâng, là tế tự, là cung phụng, cũng có nghĩa là vật dâng tế Theo Từ điển tiếng Việt,

thì “cúng” là: “đâng lễ vật lên thần thánh hoặc

linh hôn người chết, thường có thắp hương khấn

vai, theo tín ngưỡng hoặc phong tục cổ truyền” Ö Việt Nam, cúng ở gia đình, họ tộc có nghĩa là

dâng lễ vật cho tổ tiên những người đã khuất “Cúng” ở đây mang tính lễ nghỉ, là sự tiến hành

một loạt các động tác của người thực hiện việc thờ cúng Đó là các hoạt động dưới dạng hành lễ, được quy định bởi quan niệm, phong tục tập

quán của mỗi cộng đồng dân tộc

Câu 17: Thờ cúng là gì? Trả lời:

“Thờ” và “cúng” là hai yếu tố tác động qua lại, thống nhất với nhau trong tín ngưỡng thờ

cúng tổ tiên, các hình thức tín ngưỡng dân gian và tôn giáo

1, 9 Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sửa,

Trang 27

Sự “thờ”, “tôn thờ” chính là nội dung, còn hoạt

động “cúng” là hình thức biểu đạt của nội dung

thờ cúng Ý thức tôn thờ thành kính, biết on, tưởng nhớ, hy vọng ở sự trợ giúp, tránh sự quở phạt của tổ tiên là nội dung cốt lõi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Nếu không có “thờ' mà chỉ có

“cúng” thì tự bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

không có “hôn thiêng”, không có sức hấp dẫn nội

tại và dễ thành nhạt nhẽo vô vị và bị mai một

dan Sy “cling”, tuy chỉ là hình thức biểu đạt, song

nó tôn vẻ linh thiêng, huyền bí, mờ ảo, tạo nên sức hấp dẫn Hành vi ấy chính là hương vị, màu sắc, keo dính nhằm thoả mãn niềm tỉn £ôw giáo và đáp ứng nhu cầu của chủ thể thờ cúng

Câu 18: Khấn là gì? Trả lời:

Trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bao giờ cũng có hành vi khấn vai “Khấn” là những lời cau khan lam ram trong miệng trong khi cúng

Nội dung của lời khấn thường đề cập đến đối

tượng thờ cúng, các chỉ tiết về ngày, tháng năm,

nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ tên những người

trong gia đình, lời cầu xin và lời hứa

Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được

coi là lời chào kính cẩn đổi với tổ tiên Vì vậy,

khấn thường đi liền với vái

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ khấn

vái trong câu:

Trang 28

“Lâm râm bhấn bhứa nhỏ to,

Sup ngôi uài gật trước mô bước ra” Câu 19: Với là gì?

Trả lời:

“Vai” thường được thực hiện ở tư thế đứng

*Vái" là chấp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa

lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rổi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay lên xuống theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên Tùy theo từng trường hợp mà người ta vái 2, 3, 4 hay 5 vai

Cau 20: Lay la gi?

Trả lời:

“Lạy” là hành vi bày tổ sự tôn kính chân

thành đối với người trên hay người đã quá cố

vào bậc trên của mình Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà Có bốn

trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5ð lạy

Mỗi trường hợp đều có mang ý nghĩa khác nhau

Cau 21: Ai là đối tượng được thờ cúng

trong tín ngưỡng thờ cúng tổtiên? Trả lời:

Tổ tiên theo khái niệm ban đầu chỉ bó hẹp

Trang 29

người đã khuất, được thực hành trong cộng

đông cùng chung huyết thống (gia đình, gia tộc,

dong họ) Tổ tiên là những người có cùng huyết

thống, đã mất như ky, cụ, ông, bà, cha, mẹ

là những người có công sinh thành và nuôi

dưỡng có ảnh hưởng to lớn đến đời sống vật chất và tỉnh thần của các thế hệ con cháu Nhưng cùng với quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi và phát triển Tổ tiên đã mở rộng ra trong phạm vi

cộng đồng,

xã hội, bao gồm: tổ nhà, tổ họ, tổ làng đến tổ nghề, tổ nước Đó là những người có công hoặc

trực tiếp sinh thành, hoặc mở làng, mở nghề,

dựng nước

Như vậy, ở Việt Nam, đối tượng của thờ cúng tổ tiên không chỉ ở phạm vi những người đã chết có quan hệ huyết thống trực tiếp với những người còn sống xét về mặt sinh học mà còn là những người có công với cộng đồng và cội nguồn dân tộc sáng lập quốc gia Câu 22: Những ai càng huyết thống được thờ cúng? Trả lời:

Đối tượng thờ cúng cùng huyết thống cũng

không phải vô hạn, mà người Việt trước kia,

Trang 30

nay, tùy theo hoàn cảnh kinh tế, phong tục từng

địa phương mà có sự thay đổi nhất định, nhưng nhìn chung là đơn giản hơn nhiều so với trước Theo X.A Toearev, đối tượng thờ cúng tổ tiên đó

là: “sự thờ cúng ông bà cha mẹ và những người đồng tộc đã chết và trước hết là các hình thức

gia đình - thị tộc của sự thờ cúng đó, tức là lòng

tin rang, tổ tiên đã chết che chở cho con cháu đang sống, và những lễ nghỉ cầu xin do các

thành viên thị tộc hay gia đình tiến hành nhằm

thờ phụng tổ tiên" Trong gia đình người Việt

thời phong kiến, gia chủ phải thờ cúng cao, tầng, tổ, khảo; họ tộc thờ thủy tổ và tổ tiên của

gia đình trên năm đời

Câu 23: Cao, tằng, tổ, khảo là thế nào? Trả lời:

Bốn thế hệ (nam giới) đã qua đời trong một gia đình, đó là ky (cao) cụ (tằng) ông nội (tổ) và cha

đề (khảo)

Con cao, ting, tổ, tỷ là bốn thế hệ (nữ giới) đã

qua đời trong một gia đình, đó là ky bà (cao), cụ bà (tằng) bà nội (tổ) và mẹ đẻ (tỷ)

Đây là những từ được dùng phổ biến trong

việc thờ cúng gia tiên của người Việt và người Trung Quốc

1 X.A Tocarev: Các hừùth thức tôn giáo sơ khai uà sự

Trang 31

1I- THỜ CÚNG TỔ TIÊN

TRONG GIA ĐÌNH

Câu 24: Tổiiên trong gia đình là những ai? Trả lời:

Tổ tiên là từ chỉ chung những bậc ky, cụ, ông bà, bố mẹ _ trong đòng họ đã qua đời

Cao (hy), tang (cw), tổ (ông), hảo (bố) là những từ Hán - Việt chỉ về hệ thống thứ bậc các bậc tổ

tiên Các sách Gia lễ, loại sách rất phổ biến trong

xã hội phong kiến Nho giáo quy định rõ ràng về

thứ bậc này Cao, tang, té, khdo 1a các bậc tổ tiên bề trên theo hệ thống gia tộc phụ hệ Nguyên tắc eơ bản của hệ thống này là truyền thừa theo dòng

cha và ưu tiên dòng đích (chính thất, trưởng nam

con chính thất)

Cao, tầng, tổ, tý là bốn thế hệ (nữ giới) đã qua

đời trong một gia đình, đó là ky bà (cao), cu ba (tằng) bà nội (tổ và mẹ đẻ (tỷ) Đây là các từ

được dùng phổ biến trong việc thờ cúng gia tiên

của người Việt và người Trung Quốc

Liên quan đến việc thực hành thờ cúng tổ tiên

trong gia tộc gồm chín thế hệ, chữ Hán gọi là cử

tộc Tính từ dưới lên trên, trưởng nam (đương sự)

có cha mẹ (bi còn sống gọi là phụ mẫu, mất rồi

Trang 32

thi gọi là khảo, tỷ): trên cha mẹ có ông bà Œổ phụ

mẫu); trên ông bà có cụ đằng tổ phụ mẫu); trên cụ la ky (cao tổ phụ mẫu); còn trên nữa thì gọi chung

1a cao cao t6, mai dén thity £ổ là khỏi tổ Còn tính

trưởng nam (đương sự) xuống đưới thì đưới là con (tz), dưới con là cháu đôn»), dưới cháu là chất

(tang tén), dudi cht là chút (huyền tôn) Còn đưới

nữa gọi là vién tén TY cao té dén vién tôn là chín

bậc, được gọi là cZ £ộc theo chiều dọc qua chin thế hệ

Câu 2ð: “Ngũ đại mai thần chủ” là thếnào? Trả lời:

Cứ mỗi một thế hệ đang sống khi trưởng thành, trở thành người gia trưởng, đứng chủ tọa

đám tang (ang chủ) thì bài vị các bậc tổ tiên được nâng lên một mức để nhường bae khdo thấp nhất cho người mới mất Khi một bài vị

qua bậc thứ năm (czo £ổ) thì thần chủ được đem cất đi, người ta nói “»gữ đại mai thần chứ”, dich nghĩa là: đủ năm đời rồi thì chôn thần chủ Vị tổ

tiên xa hơn năm đời đó đã hoà vào các bậc tiên tổ nói chung (czo cưo £ổ), tên tuổi không còn hiện điện một cách cụ thể nơi điện thờ nữa mà

chỉ có thể tìm thấy tên trong tộc phả (nếu có) mà thôi

Trang 33

tổ tiên đù xa bao nhiêu đời đi nữa thì danh tính

và sự nghiệp của họ cũng được người trong dòng ho mãi ghi nhớ và tôn vinh Đó là các vị tổ tiên có vai trò quan trọng trong sự phát triển dòng

họ cũng như có công lao đối với cộng đồng, đất

nước Ví dụ: một vị tổ tiên nào đó đi cư đến một

vùng đất mới, khai sơn phá thạch, đưa dân đến nơi đó lập làng, dựng ấp, phát triển cộng đồng tại vùng đất mới khai phá: có thể là những vị học hành đỗ đạt, làm quan tận tụy, khẳng khái thanh liêm

Câu 26: Thờ cúng tổ tiên diễn ra trong

những trường hợp nào?

Trả lời:

Cúng vái gia tiên là hành vi văn hóa, cũng là giá trị truyền thống được duy trì qua nhiều đời Thờ cúng tổ tiên trong gia đình diễn ra thường xuyên, có định kỳ và cả khơng định kỳ

Ngồi ngày ky giỗ, ngày rằm, mồng một, các lễ

tiết trong năm âm lịch ra thì người ta còn phải

làm lễ cáo với người đã khuất mỗi khi nhà có công to việc lớn như: cưới hỏi, sinh con, dựng

nhà, thăng tiến sự nghiệp, xuất hành thậm chí bất cứ khi nào nhớ đến người đã khuất người ta cũng có thể đến trước bàn thờ mà khấn vái, kể lể, cầu xin Tuy chỉ một nén

hương, chén rượu, gói bánh, mấy trái cây

Trang 34

nhưng thể hiện tâm thức thành kính của hậu

thế đối với tiền nhân

Câu 27: Những tết nào trong năm có liên quan đến thờ cúng tổ tiên?

Trả lời:

Ngày giỗ là ngày lễ quan trọng nhất (trong

tín ngưỡng tổ tiên) điễn ra định kỳ hằng năm

Ngoài ra, sự cúng vái gia tiên là nghỉ lễ nhất thiết phải có trong tất cả lễ tiết khác của năm

âm lịch

Trong vòng chu kỳ một năm âm lịch, người

đân Việt có nhiều lễ tết được tiến hành trong gia đình và trong cộng đồng Học giả Phan Kế Bính đã kể ra những lễ tiết như sau:

Lớn nhất là Tết Nguyên đán, còn gọi là tết

Cả, đón năm mới và cũng là kỳ sum họp gia đình lớn nhất diễn ra trong ba ngày đầu tháng giéng âm lịch

Ngày rằm tháng giêng là 76 Thượng nguyên,

là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm, thường

được tiến hành ở chùa Phật và trong gia đình

Mồng 3 tháng 3 âm lịch là Tết Hàn thực nghĩa

là tết ăn đồ nguội

Trang 35

Tết Đoan ngọ mông 5 thang 5 âm lịch là ngày

ăn hoa quả, giết sâu bọ, ăn rượu nếp, hái lá phơi khô uống phòng dịch bệnh

Tốt Trung nguyên rằm tháng bảy làm lễ Vu Lan

báo hiếu cha mẹ, là ngày xá tội vong nhân, cúng tế cô hồn Lễ Vu Lan có nguồn gốc từ nhà Phật

Tốt Trung thu ngày rằm tháng 8 là tết của trẻ nhỏ: trông trăng, phá cỗ, rước đèn, múa sư tử

Tốt Trùng cứu mông 9 tháng 9 thưởng thức

rượu cúc, thường là lễ của giới nhà Nho văn nhân Tết Trùng thập mông 10 tháng 10 phổ biến ở

những gia đình làm nghề y Ngày này còn là ngày

lễ Thường tân, lễ cúng Cơm mới

Ngày 23 tháng chạp là ứết tiểu Tứo quan vé

trời trình báo Ngọc Hoàng chuyện gia đình và chuyện nhân gian

Câu 28: Tết Nguyên đán có từ bao giờ? Trả lời:

Một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam vẫn ăn Tết âm lịch theo truyền thống Trung Quếc, gọi là Tết Nguyên đán Nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương Đời

Tam Vương nhà Hạ chuộng màu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng giêng, nhằm tháng Dần Nhà Thương thích màu trắng lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm

Trang 36

Đến nhà Chu (1050 - 256 trước Công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng

mười một làm tháng tết

Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới

tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra

ngày tết khác nhau Đến đời Đông Chu, Khổng Tử

ra đời, sau đó đổi ngày tết vào một tháng nhất

định: tháng Dần

Mãi đến đời Tần (thế kỷ II trước Công

nguyên), Tân Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi

(con lợn), tức tháng mười

Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày tết vào tháng

Dần (tức tháng giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về

sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng tết nữa

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có lợn, ngày thứ tư sinh đê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài

người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc

Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mỗng một cho đến hết ngày mông bay’

Trang 37

Câu 29: Tết Tất niên là gì?

Trả lời:

Tất niên là từ Hán - Việt, có nghĩa là hết năm Tết Tất niên là 23 Tết Người xưa cho rằng, ngày

23 thang chap, Tao quân lén chau Ngoc Hoang báo cáo công việc trong năm; công chức trong các

phủ huyện tạm gác nghiên bút để nghỉ Tết, vì

vậy, ngày 23 tháng chạp âm lịch được coi là ngày

Tất niên (cũng có người cho rằng, Tết 30 tháng

chạp mới là tết Tất niên)

Câu 30: Tết Nguyên đán có 0uai trò uà ý nghĩa như thế nào đối uới thờ cúng tổ tiên?

Trả lời:

Trong một năm, quan trọng nhất là Tết Nguyên đán (chữ Hán: Nguyên là đầu tiên, Đán là buổi sáng tức là buổi sáng đầu tiên trong năm

âm lịch), xưa người Việt gọi là tết Cả Nó mỏ đầu

cho một chu kỳ thời gian 12 tháng, bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông Tết này là tết lớn hơn cả vì là tết mở

tu cho một năm

Tết Nguyên đán là dịp trong năm có sự sum hop day đủ mọi thành viên trong gia đình Con

cháu dù đi làm ăn xa cũng cố gắng thu xếp về nhà

cùng gia đình đón xuân mới Tổ tiên cũng được trân trọng mời về vui chung với cháu con Các vị thần phù hộ cho gia đình như thổ công, táo quân, nghệ sư cũng được cúng bái trong dịp này

Trang 38

Người ta chuẩn bị cho Tết Nguyên đán khá

lâu trước khi nó đến Đó là những việc sắm sửa

thực phẩm, quần áo mới, trang trí, sửa sang nhà

cửa, dọn đẹp bàn thờ, lau rửa đánh bóng đồ thờ phụng Ngày 23 tháng chạp là Tết tiễn Táo quân

về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình làm

ăn sinh sống của gia đình, về việc thiện ác trong dân gian

Ngày 30 tháng chạp là ngày Trừ tịch (chữ Hán, Trừ tịch nghĩa là: chiều hôm trừ hết năm

cũ mà sang năm mới) là lúc người ta đem trầu

cau đi thỉnh tảo tiên phần (tức là dọn đẹp phan

mộ tổ tiên và thỉnh mời các vị về ăn tết) Sau đó mới về nhà cúng giao thừa (tiễn năm cũ đón năm

mới) Đêm giao thừa mâm cỗ cúng ở bàn thờ

thông thiên đặt ngoài trời hoặc đặt ở ngoài sân, gác thượng

Sáng mồng một Tết thì làm cỗ cúng gia tiên và cúng thổ công, táo quân nghệ sư Cỗ bàn to nhỏ

thế nào cũng được nhưng phải có bánh chưng, giò

chả, dưa hành thì mới ra cỗ ngày Tết Có nhà dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho

ông vải

Câu 31: Vi sưo lại phải khấn ngoài trời

đêm giao thừa?

Trả lời:

Trang 39

đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền Năm nào quan toàn quyền

giỏi giang, anh minh, liêm khiết thì hạ giới được

nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến

tranh, bệnh tật Trái lại, gặp phải ông lười biếng,

kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ

Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn

giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về

trời và quan quân mới được cử từ trời ào ạt kéo

xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ với trạng thái

tấp nập vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn

thấy được)

Vì vậy, các gia đình đưa xôi gà, bánh chưng, hoa tươi, quả chín, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới Vì việc bàn giao, tiếp quản công hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khê khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà

Vay là, sở đĩ đêm giao thừa không cúng cỗ trong nhà mà bày cúng ở ngoài sân (hay gác thượng) là do có sự “bàn giao” quá gấp gáp, vội vã giữa quan quân nhà trời cũ và mới Thực tế, có gia đình vẫn cúng lễ ngay trong nhà

Trang 40

Câu 32: Người chết uào ngày 30 hay mồng 1 Tết Nguyên đán phải làm thế nào?

Trả lời:

Nếu không may, gia đình ai đó có bố mẹ, ông

bà qua đời vào đúng ngày 30 hay mồng 1 Tết thì

phải quàn ở nhà chờ qua ngày mồng 1 Tết và khi

nào dân làng làm lễ động thổ xong mới được tổ

chức đưa tang và mai táng

Cau 33: Vi sao phải biêng không mai túng

người chết uào ngày 30 hay mông 1 Tết Nguyên

đán?

Trả lời:

Theo quan niệm của người Việt, ngày mông 1 Tết Nguyên đán là ngày khởi đầu cho một năm, nếu ngày ấy có đám tang thì làng sẽ gặp điều không may mắn cho cả năm Thứ nữa là lễ động thổ là lễ rất quan trong, dan lang ma chưa làm lễ này thì không ai được động cuốc

xẻng vào đất

Cau 34: Tai sao có câu “Lễ Phật quanh

năm bhông bằng ngày rằm tháng giêng”?

Trả lời:

Tết rằm tháng giêng hay còn gọi là Tết

Thượng nguyên, cũng có khi gọi là Tết Nguyên

tiêu Đây là tết được người Việt Nam rất coi trọng

Ngày đăng: 27/05/2022, 09:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN