1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Những vấn đề về giảng dạy Triết học trong thời đại ngày nay: Phần 1

182 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Về Giảng Dạy Triết Học Trong Thời Đại Ngày Nay
Tác giả Nguyễn Văn Cừ, Trần Đăng Sinh
Trường học Nhà Xuất Bản Chính Trị - Hành Chính
Chuyên ngành Triết học
Thể loại tài liệu
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 13,58 MB

Nội dung

Cuốn sách Những vấn đề về giảng dạy Triết học trong thời đại ngày nay tập hợp những bài viết khoa học về vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu và giảng dạy Triết học tại các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách được tổng hợp gồm 3 nội dung lớn, trong phần 1 của cuốn sách sẽ tổng hợp các bài viết liên quan đến những vấn đề lý luận chung và những vấn đề triết học thời đại ngày nay, mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 1

NGHIEN CUU VA GIANG DAY

TRIET HOC

Trang 2

NGUYEN VAN CU - TRAN ĐĂNG SINH

(Đồng Chủ biên)

_NGHIEN CUU VA GIANG DAY

TRIET HOC TRONG THON BAI NGAY NAY

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

Trang 4

MỤC LỤC

Lời nói đầu

PHAN 1 NHỮNG VẤN ĐỂ LÍ LUẬN CHUNG

+ Triết học với sự phát triển bền vững của đất nước trong điều kiện kình tế tị trường và toàn cầu hóa GS.TS Nguyén Trọng Chuẩn « Vai trò gợi mở và chức năng định hướng của triết học trong kỉ nguyên toàn cầu « Triết học là gỉ? Dùng triết học vào việc gï? + Tính phức tạp của nhận thức

+ Sự độc tôn nho giáo thông qua hệ thống giảo dục ~ khoa cử ở Việt Nam

thời vua Lê Thánh Tông (1460 ~ 1497) Teen 08 « Vài nét về chủ nghĩa hậu hiện dai TS Trần Quang Thái er) + Giảng đạy và nghiên cứu triết học trong khoa học sự sống PGS.TS Vũ Quang Mạnh - ThS Ngô Như Hải 80 » Sự hiện diện của triết học hiện sinh ở đó thí miền Nam giai đoạn 1954 ~ 1975 3 Aerie TH Velie 56

+ Phương pháp hiện tượng học cia Edmund Hussel,

+ Khia cạnh con người tự lập thân trong trết học nhân sinh Mĩ ThS Trinh Son Hoan ~ ThS Lê Vân Tùng + Nhận diện chủ nghĩa nữ quyền Pháp thế ki XX qua một số đại diện tiêu biểu của nó 86 ThS Nguyễn Việt Phương 96 TS Trần Thị Ngọc Anh (sưu tắm) « Ai Cập cổ đại ~ Triết học và lịch sử ~ Đôi nét khám phả

PHAN 2 NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC TRONG THỞI ĐẠI NGÀY NAY + Góp phần nang cao nâng lực nghiên cứu và giẳng dạy Lôgjc học trong bổi cảnh hội nhập và tồn cấu hố

+ Sự tác động của quy luật bài trung trong nhận thức khoa hoc

+= Da dang van héa - Yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bến vững

trong quả trình toàn cấu hóa (Văn hóa đa đạng như là một tài sản cho phúc lợi

của con người và phát triển), elt - si 126 Vũ Thị Thu Hằng + Giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Trang 5

« Văn eg hae va lng cy Vas hod hae co nh Vân s phạm trong bối cảnh tồn cẩu hố hiện nay, 141 "Tas Pham Minh Ai + Về quan hệ triét hoc - tdn gido qua thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy trết học phương Đông (tiết học phật giáo) hiện nay „149 Hoàng Thị Thơ + Tính cấp thiết của việc giảng dạy Đạo đức học cho sinh viên đại học hiện nay - 186 TS Nguyễn Thị Thọ 60 Th§ Nguyễn Thị Tuất

+ Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh THPT

thông qua giảng day môn Giáo dục công dân 68 Nguyễn Thị Thủy Hương — Bùi Thị Thủy GIo dục víduy phế kiến nhanh vẻ bấn ng là một rong những nội dụng cơ bản

của giáo dục tư duy í luận ở Việt Nam hiện nay + Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam trong bối cảnh toàn cẩu hóa hiện nay ATS

'PHẦN 3 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC

+ Vai trò phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng

đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên « Đổi mới tư duy trong việc dạy và học triết học + Dạy triết học trong bối cảnh toàn cầu hóa TS Nguyễn Thị Toan

+ Một số vấn để khi giảng dạy môn Lịch sử tiết học trong giai đoạn hiện nay

PGS TS Pham Van Chin

+ Vai trò của tiết học trong đời sống xã hội và việc năng cao chất lượng giảng dạy trết học trong các trưỡng đại học + Những vấn để đặt ra trong giảng dạy tiết học ở các trường đại học hiện nay T§ Trần Viết Quang + Giang day tit noc ong sự vươn ti các giá bị cao đẹp của tổ hộ tẻ Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh „210 vow 220 GS.TS.NGND Lê Văn Quang Giảng day và nghiên cứu trết học Mác ~ Lênin trước những vấn để thực tiễn

“đang đạt ra hiện nay Thin 25 .281 PGS.TS Trần Văn Phòng + Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Tôn giảo học mácx từ cách tiếp cận lịch đại 238 PGS.TS Trắn Đăng Sinh « MộL vải suy nghĩ về quan điểm dạy học tương tắc rong giảng day môn Triết học Mác Lênin 247 TAS Nguyễn Văn Thắng + Quan niệm của chủ nghĩa Mác ~ Lênin đố với sự nghiệp phốiviển keh tế xã hội ð Vt Nam hiện nay về công bằng xã hội và ý nghĩa

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Từ khi triết học ra đời cho đến nay, thế giới đã có nhiều đổi thay Sự phát

triển vượt bậc của khoa học, công nghệ trên toàn thế giới dường như không có rào cản ngăn cách Thế giới phẳng đã dần thay thế thế giới theo quan niệm trước đây

“Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong đó có toàn cầu hóa về văn hóa, thì vai trỏ của

triết học không hề giảm đi, mà ngược lại càng thể hiện vai trò nhận thức và cải tạo thế giới to lớn của mình

Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và từng bước hội nhập với thế giới Triết học là khoa học góp phần tích cực vào việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước ta vẻ phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình đó Nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta chưa bao giờ phải đối mặt với những thách thức lớn như hiện nay Nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở lí luận khoa học và thực tiến cách mạng phải khẳng định rõ quan điểm của Đảng rằng, chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng Phép biện chứng là công cụ nhận thức giúp chúng ta hiểu được xu hướng vận động của xã hội hiện đại, cũng cố niém tỉn vào sự phát triển đi lên của đất nước Việc nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam ngầy-nay không nên theo kiểu “đóng kín”, “một chiều” mà phải theo hướng “mở” Những nguyên lí, quy luật, phạm trù triết học Mác — Lênin phải được minh họa bằng thực tiễn sinh động, phải được thẩm thấu qua việc nghiên cứu một cách hệ thống lịch sử triết học Căn cứ vào thực tiễn xã hội hiện đại, bổ sung và phát triển những luận điểm còn nguyên giá trị phù hợp với điều kiện mới của thời đại, đồng thời cũng chỉ ra những luận điểm không còn phù hợp với điều kiện mới hiện nay Nghiên cứu và giảng dạy triết học nên bám vào những vấn để sinh động của thực tiễn cuộc sống, chống lối dạy kinh viện, giáo điều

“Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trường đầu ngành về đào tạo đội ngũ giáo viên cho hệ thống giáo dục cả nước Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI chủ chương đổi mới căn bản và toàn điện giáo dục Để thực hiện chủ trương đó, cần

phải đổi mới nội dung nghiên cứu và giảng dạy các môn khoa học cơ bản trong đó

có khoa học Triết học Trong những năm vừa qua, việc nghiên cứu và giảng dạy Triết học ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đạt được nhiều thành tựu, nhưng eñinø khânø tránh khỏi những thiếu sót han chế Vừa qua, nhân dịp kỉ niêm 60

Trang 7

nam ngày thành lập Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và 35 nam thanh lap Khoa Giáo dục Chính trị, Hội thảo khoa học với chủ để: “Nghiên cứu và giảng dạy Trí

học ở Việt Nam trong xu thế toàn cấu hóa " đã được tổ chức với sự tham gia của

rất nhiều nhà khoa học đầu ngành với mong muốn ngày một nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy triết học trong bối cảnh toàn câu hóa Cuốn sách Nghiên

cứu và giảng dạy triết học trong thòi đại ngày nay do PGS.TS Nguyễn Văn Cư

và PGS.TS Trần Đăng Sinh đồng chủ biên bao gồm những bài viết chọn lọc của các nhà khoa học về những vấn để lí luận và thực tiễn trong nghiên cứu và giảng dạy triết học tại các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay Cuốn sách được chia làm ba phần:

Phân I: Những vấn để lí luận chung

Phản 2: Những vấn để triết học thời đại ngày nay

Phần 3: Nghiên cứu và giảng dạy các vấn để của triết học Mác — Lênin Đây là một cuốn sách quý đối với cán bộ giảng dạy, sinh viên, giáo viên triết học, giáo dục công dân ở các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông

Sách tuyển chọn những bài viết của nhiều nhà khoa học, do vậy phong cách viết, cách tiếp cận vấn để cũng khá đa dạng và khó tránh khỏi những thiếu sót Các tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các quý đồng nghiệp, độc giả để sách được hoàn thiện hơn khi tái bản

Trang 8

PHAN

NHỨNG

VẤN ĐỀ

Trang 9

TRIET HOC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CỦA ĐẤT NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TOÀN CẦU HÓA

'@S.TS Nguyễn Trọng Chuẩn”

Đã có không ít bằng chứng chứng tỏ rằng, mỗi khi nhân loại gặp những trở ngại to lớn cần phải vượt qua nhưng các luận thuyết cũ tỏ ra thiếu sót, lạc hậu, bất lực thì nhất định sẽ xuất hiện một luận thuyết mới làm cơ sở cho việc giải quyết và vượt qua những trở ngại đó để thúc đẩy lịch sử xã hội tiến lên Luận thuyết mới có

thể kế thừa, bổ sung hoặc phát triển lên một trình độ mới các luận thuyết đã có

trước đó, hoặc cũng có thể là sự đảo lộn hoàn toàn những gì đã từng tồn tại song đã trở nên lỗi thời, không chỉ cản trở sự nhận thức của con người mà còn kìm hãm bude tiến của lịch sử Tuy nhiên, dù luận thuyết mới đó ra đời như thế nào thì nó

cũng đều là sản phẩm của những bộ óc siêu việt hoặc thiên tài, những bộ óc sớm

hơn tất cả mọi người đương thời, biết nhận ra những đòi hỏi của lịch sử và biết cách đáp ứng lại những đòi hỏi ấy một cách kịp thời và hiệu quả nhất Đó là lí do giải thích vì sao C Mác đã từng viết rằng: “các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại của mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tỉnh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học Triết học không treo lơ lửng ở bên ngoài thế giới, cũng như bộ óc không tồn tại bên ngoài con người ” Cũng chính trong Bài x luận Báo Kolnische Zeitung số 179 xuất bản năm 1842 đó C Mác còn viết tiếp như sau: “Vi moi triết học chân chính: đều là tỉnh loa về mặt tỉnh thắn của thời đại mình, nên nhất định sẽ có thời kì mà triết học, không chỉ về bên trong, theo nội dung của nó, mà cả vẻ bên ngoài, theo sự biểu hiện của nó, sẽ tiếp xúc và tác động qua lại tới thế giới hiện thực của thời đại mình Lúc đó, triết học sẽ không còn là một hệ thống nh é thống nhất định khác, nó trở thành triết học nói chung đối với thể giỏi, trở thành triết học của thế giới hiện đại Những biểu hiện bên ngoài chímg mỉnh rằng triết học đã có ý nghĩa khiến cho nó trở thành linh hồn sống của văn hóa "

Trang 10

Ở nước ta, suốt hàng chục năm qua người ta nói rất nhiều, viết rất nhiều và có

tác phẩm không kém phần sâu sắc vẻ văn hoá, song đáng tiếc là (nói một cách khiêm tổn) có rất ít người chú ý đến tư tưởng này của C Mác ~ tư tưởng coi triết

học khi trở thành triết học nói chưng đổi với thế giới, trở thành triết học của thế giới hiện đại thì nó sẽ trở thành linh hồn sống của văn hoá Nói cách khác, bàn về

văn hoá mà quên đi cái cốt lõi nhất, cái “linh hồn sống” của nó thì thật là khiếm

khuyết lớn, bởi vì, làm như vậy vô hình chung đã bỏ qua mất cái tình hoa nhất về

mặt tình thấn của thời đại = đồ chính là zziế? học Hơn thế nữa, khi nói đến văn hố thì khơng được phép quên văn hoá tư duy, trước hết là tư duy khoa học, tư duy lí luận Trình độ tư duy thấp kém, tư duy giáo điều hoặc sai lim dưới các dạng khác nhau đều không thể thúc đẩy sự phát triển, trái lại còn kìm hãm mọi sự phát triển thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống con người Với tư duy thấp kém thì rất dễ ngộ nhận sai lầm là chân lí, trong khi như Ph Bêcơn nói, “chin If Ta con dé cia thời gian, chứ không phải của quyền uy”' Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Ph Ẩngghen, ngay từ năm 1878, đã nhắc nhở các thế hệ sau ông rằng, “một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lí luận” “Nhưng tư duy lí luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước"°, Đáng tiếc là có cơ sở để rút ra một kết luận khá bi quan rằng, còn lâu chúng ta mới có thể nâng cao tầm tư duy và văn hoá tư duy đủ đáp ứng các yêu cầu của thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, thời đại kinh tế trì thức trong thế giới toàn cầu hoá, trong thể giới phẳng nếu như vẫn cứ tiếp tục lối mòn trong một nên giáo dục lộn xộn, lạc hậu, tuỳ tiện, thậm chí bằng mọi cách chạy theo lợi nhuận chứ không phải phi loi nhuận, như hiện nay Căn bệnh đồng nhất môn Triết học với môn Giáo dục chính trị tư tưởng một thời đã được khắc

phục ít nhiều thì trong thực tế đang quay trở lại nặng nể hơn trước rất nhiều" Cái đáng sợ trong lối mòn đó là người ta đã loại bỏ việc trang bi tri thức triết học theo đúng nghĩa của nó cho thế hệ trẻ, nhất là cho thế hệ trẻ trong các trường đại học và cao đẳng Điều đó không chỉ dẫn đến một cái khác đáng sợ hơn là thế hệ trẻ chán ngán cái gọi là “triết học” ở trong giáo trình của môn học gọi là “Niưững

° ®, B9koh Cowuuewux, L2, L2, M 1972, c.48; Francis Bacon The New Organon Edited by Lisa Jardine and Michael Sinverthorne Cambridge University Press 2000, p.69,

*C Mie va Ph, Angghen Toàn sập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, 1.20, 1.489, 487

* Vì tôi đã viết khá nhiều về vấn để này nên xin không nhắc lại su hơn ở đây Xin xem cuốn Nguyễn Trọng Chuẩn Một số vấn dé vé tiét học, con ngưài, xã lội Nxb Khoa hi di, Ha Noi, 2002: cuổn Nhưng vấn để iáo dục hiện nay: quan điểm và giải pháp Nxb Tỉ thức, Hà Nội, 2007

Trang 11

nguyên li ctia chi nghia Mac ~ Lénin™ dang được dạy va học (đúng hơn là đang bắt phải dạy và bắt phải học ở tất cả các trường đại học và cao đẳng), ma còn dẫn đến cái đáng sợ hơn nữa là coi thường trí thức triết học đúng nghĩa, kể cả triết học

Mác Vì vậy, nhân đây tôi muốn nhắc lại quan điểm của Phi Ảngghen: “Những

nhà khoa học tự nhiên tưởng rằng họ thoát khỏi triết học bằng cách không để ý đến nó hoặc phỉ báng nó Nhưng vì không có tư duy thì họ không thể tiến lên một bước nào và muốn tư duy thì họ cần có những phạm tri logic Nhing ai phi bing triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hoá, tồi tệ nhất của những triết học tối tệ nhất Dà những nhà khoa học tự nhiên có làm gì di nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chỉ phối Vấn đẻ chỉ ở chỗ họ muốn bị chỉ phối bởi một thứ triết học tối tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lí luận dựa trên sự hiểu biết vẻ lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó” Quan điểm trên của Ph Ängghen không chỉ đúng với khoa học tự nhiên mà còn đúng với tất cả các ngành khoa học khác, nhất là khoa học cơ bản, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn

Mội khi triết học trở thành lĩnh hồn sống của văn hoá thì điểu đó có nghĩa là trong moi lĩnh vực của đời sống văn hố khơng thể thiếu trỉ thức triết học, nghĩa là không thể thiếu triết học Xã hội hiện đại đong từng bước tiến tới nền kinh t€ tri thức; trí thức thực sự đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như C Mác đã từng tiên đoán Thế giới đang trong q trình tồn cầu hố và đang trở thành thế giới phẳng Trong cái thế giới được coi là phẳng ấy thật ra lại đẩy những biển động, chứa đựng trong nó cả những yếu tố tích cực lẫn những nguy cơ hết sức khó lường Bởi vậy, con người không chỉ cần có nhiều trỉ thức, mà điểu quan trọng là phải biết lựa chọn những tri thức nào cho phù hợp, phải biết đánh giá, phải biết rút tỉa những trí thức nào thật sự cần thiết cho công việc thuộc lĩnh vực mà mình đã đấn thân và có trách nhiệm phải hoàn thành Ỡ đây, đầu óc biết phê phán, biết xác định giá trị, đám nghỉ ngờ những gì đã có để rút ra chân lí hoặc đi theo một hướng mà chưa ai đầm di để có sáng chế mới, phát minh mới, nói chung để có sáng tạo, mới thực sự là điều cần thiết nhất Điều này đòi hỏi con người phải được trang bị những phương pháp nhận thức, phương pháp tư duy thực sự khoa học Bởi vì, như Ph Bẻcơn nói, phương pháp là ngọn đèn soi đường cho người ta đi trong đêm, hoặc như R Đêcác khẳng định, thà không di tìm chân lí còn hơn làm việc đó mà

không có phương pháp Để có được những phương pháp nhận thức đúng một cách

Trang 12

tỉnh hoa của trí thức nhân loại, trước hết là trong triết học, trong các lí thuyết khoa học, bởi vì, như Hêghen nói, lí thuyết được tóm tắt, được đúc kết trong phương pháp

Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm mục tiêu xây

dựng một nước Việt Nam dân chủ, tự do, công bằng, dân giàu, nước mạnh như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu từng mong ước Dân tộc ta đã gần một

trăm năm chịu sự đô hộ của thực dân Pháp nên suốt thời gian đó chẳng có tự do,

chẳng có dân chủ nên cũng không có dân giàu và nước mạnh Sau khi giành được độc lập, thống nhất đất nước lại rơi vào một giai đoạn sai lâm chủ quan, duy ý chí, làm trái quy luật dẫn đến khủng hoảng kinh tế ~ xã hội trầm trọng Trong một thời gian dài chúng ta đã làm kinh tế, xây dựng nén kinh tế theo ý muốn chủ quan, bất chấp quy luật, nghĩa là làm kinh tế theo sự chỉ đạo chủ quan của chính trị, phù hợp với nhận thức chính trị chủ quan Những sai lầm đó bắt nguồn từ thứ triết học không biện chứng, cũng không phải là mácxít chân chính, thậm chí còn trái với C Mác Điển hình nhất là đã làm sai C Mác ở một trong những điểm cơ bản nhất khi cho rằng, quan hệ sản xuất phải di trước để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, trong khi đó chính C Mác lại nói hoàn toàn khác rằng, quan hệ sản xuất phải “phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất”; ring “khong một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tổn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muổi trong lòng bản thân xã hội cũ Cho nên, nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được, vì khi xét kĩ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó đã có rồi, hay ít ra cũng đang ở trong quá trình hình thành”Ẻ

Nhận ra sai lắm của một thời, Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã rút ra

một trong những kết luận mang tính chất triết học sâu sắc, làm cơ sở quan trọng

cho đường lối đổi mới kinh tế của nước ta, là “lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố di quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” Xuất phát từ kết luận này mà chúng ta đã yên tâm và quyết

'?C Mắc và Ph, Ảngghen Toàn jp, Nxb Chính trị quốc gia, H.1993.1.13, 115, 16

Trang 13

`

tâm xây dựng lại quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất, thực hiện nén kinh tế nhiều thành phần và đắn dần phát triển kinh

tế thị trường như hiện nay Hiệu quả của nên kinh tế ấy đã rất rõ, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng tế — xã hội, mặc dù vẫn chưa có được thị trường hoàn chỉnh và còn cần được tiếp tục phát triển nhằm khai thác tốt hơn tất cả những tiểm năng và động lực trong bản thân nó

Tuy nhiên, trong khi đánh giá cao vai trò của kinh tế thị trường, chúng ta

cũng cần tỉnh táo, từ góc độ triết học, nhìn ra những nhược điểm, những mặt tiêu

cực và những khiếm khuyết mà chúng ta đang gặp phải cũng như cả thế giới chưa có cách khắc phục Một nền kinh tế mệnh lệnh, tập trung quan liêu, bao cấp, như chúng ta đã thấm thía, hoàn toàn triệt tiêu động lực; người lao động không thiết tha làm việc vì trong nên kinh tế đó lợi ích cá nhân đã không được tính đến Tuy nhiên, một nền kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh của chúng ta cũng sản sinh ra không ít thứ tiêu cực, thậm chí cả bệnh hoạn, dang de doa sự ổn định của xã hội, nhất là đe doạ sự phát triển bền vững Từ góc độ triết học, chúng ta có thể chỉ ra những khiếm khuyết ấy để có cách khắc phục nhằm tránh phải trả giá qua dat mot khi nhận ra muộn màng, Trước hết, từ khi bắt đầu quá trình đổi mới, vấn dé lợi ích của mọi người lao động thuộc tất cả các lĩnh vực đã được chú ý, nhờ vậy sản xuất phát triển, xã hội ổn định và đi lên Tuy nhiên, trong lúc luật pháp còn không ít kế hở, quản lí nhà nước ở tất cả các cấp còn yếu kém thì sự lợi dụng những kẽ hở ấy đã diễn ra mà chưa có phương thuốc đặc trị Tham ô, móc ngoặc, hối lộ, chạy chức, chạy quyền, mua bán bằng cấp, lừa đảo chiếm dụng, để làm giàu cá nhân không còn là hiện tượng hiếm gặp Đặc biệt, lợi ích nhóm đang có nguy cơ tàn phá cơ thể xã hội ở mức đáng lo ngại Một khi quyền hành không được kiểm soát chật chẽ kết hợp với sức mạnh kinh tế thì nó sẽ chỉ phối chính sách, chỉ phối các quyết định có lợi cho các nhóm lợi ích

Cũng đáng nói là vừa qua sự phân quyền, phân cấp cho địa phương có nhiều mặt được Tuy nhiên, do thiếu kiểm tra, kiểm soát nên đã xảy ra tình trạng không

chỉ tài nguyên thiên nhiên bị thất thốt mà mơi trường tự nhiễn cũng bị huỷ hoại ghê gớm Ai là người được lợi trong việc cấp phép ấy? Chắc chắn là Nhà nước không có lợi, người dân cũng không có lợi Tiển chui vào túi các nhóm lợi ích là điều không thể không thấy Sự phân cực giàu nghèo cũng bắt đầu từ đây Nếu triết học không góp phần chỉ ra những tai hoạ kiểu như vậy thì thật có lỗi Bởi vì, lợi í:h nhóm sẽ đẻ ra những nguy cơ lớn cho đất nước, sẽ làm mọt ruống cả thể chế lắn chính quyền Tại Hội nghị Trung ương 3 (khoá XI) vừa kết thúc ngày 10/10/2011

Trang 14

Bi thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

và chính sách đầu tư phải có tắm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kì”, tư tường

cue bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chỉ phổi” Triết

học phải giúp cho những người có trách nhiệm có được tâm nhìn xa ấy, phải góp phần ngăn chặn các tệ nạn ấy Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng trở nên phẳng hơn, một thế giới dang tồn cầu hố, một thế giới mà trí thức đóng

vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp như đã nói ở trên, điều mà C Mác đã dự

đoán từ giữa thế kỉ XIX Nhiều cơ hội được mở ra cho mọi quốc gia và mọi người

Tuy nhiên, không phải tất cả đều có khả năng và có thể nắm bắt được các cơ hội

đó Trái lại, các nước yếu thế, những người yếu thế luôn bị đe doạ Sự chênh lệch

về mức sống, về mức hưởng thụ, sự khác biệt vẻ lối sống, sự đa dang vé van hod, đặc biệt, những hậu quả nặng nẻ về môi trường đang tác động rất nhiều đến quan

điểm nhân sinh Sẽ có những người không tìm được lối thoát khỏi sự nghèo đối,

khỏi bệnh tật, khỏi nạn ô nhiễm môi trường sống và rất có thể sẽ rơi vào thảm hoạ, trong khi có những người, những nước lại lợi dụng tình trạng đó để ngày càng giàu

thêm, để áp đặt lối sống và quan điểm nhân sinh, thậm chí cả quan điểm chính trị

của họ Nhà triết học Đức V Hecsle đã từng nhận 'Việc phổ biến hoá các

chuẩn của cuộc sống phương Tây làm cho trái đất đi tới thảm hoạ sinh thái

‘Thim hoạ mà chúng ta đang đến với nó ngày càng gần, lẽ ra nó đã xảy ra từ lâu rồi, nếu như tất cả cư dân của hành tỉnh đều sử dụng nguồn năng lượng nhiều như

cư dân các nước phát triển của phương Tây, nếu như chỗ nào cũng tích tụ một

lượng rác thải và khối lượng các chất độc hại bị thải vào khí quyển lớn như tÌ Chắc gì hôm nay đã có ai đó quyết định tranh luận vẻ nhận định rằng, các xã hội

công nghiệp phương Tay vì thế mà không thể tiếp tục phát triển được nữa, — nói

cách khác, “chúng ta sẽ rơi xuống vực thẳm” Trong một bối cảnh như vậy, nhân

loại càng cần có triết học dẫn đường, một triết lí nhân sinh đúng đắn, một văn hoá

đây tính nhân văn và khoan dung có thể gợi mở giúp tìm ra lối di khả dĩ Mọi người, nếu không phải là những người có ác cảm với triết học, nhất là với triết học Mác, đều có thể đồng ý với Jacques Derrida — nhà triết học đương đại nổi tiếng

người Pháp — trong Những bóng ma của Mác, khi ông nhận định rằng, "tất cả mọi

người trên toàn trái đất này, đà họ muốn, họ biết hay là không, đều là những người

kế thừa của Mác và chủ nghĩa Mác với một mức độ nhất định” Từ đó Jacques

Trang 15

và tranh luận những tác phẩm của Mác Đó sẽ càng ngày càng là một sai lầm, một sự thiếu trách nhiệm vẻ mặt lí luận, triết học và chính trị Sẽ không có tương lai khi không có trách nhiệm đó Không có tương lai mà lại không có Mác Nếu không có kí ức về Mác và không có di sản của Mác”!

Nói tóm lại, đất nước sẽ không có sự phát triển và nhất là phát triển bền vững về tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, con người và môi trường sống trong điều kiện kinh tế thị trường, kinh tế trí thức và tồn cầu hố nếu thiếu sự dẫn đường của triết học Trong điều kiện hiện nay, cần ghi nhớ mối quan hệ biện chứng giữa phát triển nhanh và phát triển bẻn vững, vì "phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bên vững Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế — xã hội” Xem nhẹ triết học nói chung và triết học biện chứng duy vật nói riêng sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp, bởi vì chính triết học mới làm nên cốt lõi, mới là linh hồn sống của văn hoá theo nghĩa rộng nhất của thuật

ngữ này./

Trang 16

VAI TRO GỢI MỞ VÀ CHỨC NĂNG ĐỊNH HƯỚNG CỦA TRIẾT HỌC TRONG KỈ NGUYÊN TOÀN CẦU

PGS.TS Đặng Hữu Toàn"

Chúng ta và cả cộng đồng nhân loại đã đi hết thập niên đầu của thế kỉ XXI

Bước sang kỈ nguyên mới này, triết học với tư cách mệt hình thái ý thức xã hội, một khoa học ~ khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, của xã hội và của tư duy con người — đã có được chiều dai lịch sử hơn 2.500 năm Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2.500 năm tổn tại và phát triển với tư cách đó, với chức năng mà không một khoa học nào khác ngoài nó có được — chức năng thế giới quan và phương pháp luận — triết học luôn gắn liễn với vận mệnh lịch sử của nhân loại Nó không chỉ tham gia, mà hơn nữa, còn tham gia một cách tích cực vào việc giải quyết những vấn để do thực tiễn lịch sử nhân loại đặt ra với vai trò gợi mở và chức năng định hướng Do vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại, triết học bao giờ cũng nắm giữ một vị trí nhất định trong đời sống tỉnh thần xã hội và đóng vai trò khác nhau khi tham gia vào việc giải quyết những vấn để có ảnh hưởng quyết định đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, của đời sống xã hội

Có thể nói, do luôn gắn liễn và tham gia một cách tích cực vào quá trình vận động, biến đổi và phát triển của thực tiễn lịch sử nhân loại, của đời sống xã hội, cộng với đặc trưng tư duy phản tư vốn có của mình, với tư cách thế giới quan và phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con người, triết học chưa bao giờ từ bỏ vị trí nền tảng tỉnh thần xã hội và vai trò gợi mở, chức nã định hướng của mình trong đời sống xã hội hiện thực cũng như trong việc quyết những vấn để do lịch sử đặt ra đối trình phát triển của xã hội loài người Do vậy, mỗi khi lịch sử nhân loại bước sang một giai đoạn phát triển mới, một kỉ nguyên mới và mỗi khi đời sống xã hội hiện thực có sự thay đổi mang tính bước ngoạt, triết học luôn nhìn nhận lại bản thân mình, đánh giá lại vị trí và vai trò

của mình trong thời đại lịch sử mới để không chỉ có sự thay đổi và phát triển phù

Trang 17

Chúng ta và cả cộng đồng nhân loại đã thực sự bước vào một kỉ nguyễn lich sử mới — kỉ nguyên toàn cầu, khi mà từ những thập niên cuối của thế kỉ XX, khoa học và công nghệ hiện đại đã có được những bước tiến nhảy vọt, vai trò của kinh tế tri thức ngày một gia tăng và cùng với đó là nhu cầu hội nhập, giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng trở nên thiết yếu đã khiến cho toàn cầu hóa trở thành một xu thế phát triển tất yếu, khách quan Xu thế toàn cẩu hóa đã lan toa va có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ, mọi nên văn hóa dân

tộc, bất kể đó là quốc gia, vùng lãnh thổ, nền văn hóa dân tộc phát triển hay đan;,

phát triển Toàn cầu hóa đã, đang và sẽ còn mang lại cho các quốc gia, vùng lãnh thổ, nền văn hóa dân tộc những cơ hội và ưu thế nhất định, song nó cũng đã, dang và sẽ còn đặt ra cho tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ và nên văn hóa dân tộc những thách thức không nhỏ mà để phát triển, nhất thiết phải vượt qua Những thách thức này không chỉ đến từ phương diện phát triển kinh tế, mà còn từ tất cả các phương diện khác của đời sống chính trị — xã hội, tư tưởng — văn hóa, như vấn để chiến tranh và hoà bình, độc lập dân tộc, chiến lược phát triển, dân chủ hóa và nhân văn hóa đời sống xã hội, hiện thực xây dựng và phát triển con người, nguồn lực con người, ổn định xã he thiện môi trường sống, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Chính vì thế mà trong kỉ nguyên toàn cầu này, triết học khơng thể đứng ngồi các vấn để toàn cầu, đặc biệt là các vấn để về bản chất, nội dung, đặc điểm, nguyên nhân của toàn cầu hóa, tác động của toàn cầu hóa, cả theo hướng tích cực lẫn theo hướng tiêu cực, đến cuộc sống con người, trong đó không thể thiếu đời sống tỉnh thần

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, những vấn để mang tính toàn cầu trong thờ ngày nay đã xuất hiện vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX và giờ đây, khi nhân loại đã thực sự bước vào kỉ nguyên toàn cầu, nhiều vấn để trong số đó vẫn tiếp tục

phát triển với mức độ ngày càng gay gắt hơn Những vấn để mang tính toàn cầu đó

được xác định là tổng thể những vấn để có liên quan trực tiếp đến sự tổn vong của cả cộng đồng nhân loại mà sự tiến bộ xã hội tiếp theo của nó, trong thời đại ngày nay, phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết chúng trên quy mơ tồn cầu Những, vain để toàn cẩu đó chính là những vấn để mang tính nhân loại chung và động chạm đến lợi ích không những của cả cộng đồng nhân loại, của mọi quốc gia, mọi dân tộc, mà còn của mỗi người, mỗi cá nhân riêng biệt ở bất cứ nơi nào trên hành tỉnh này Những vấn đẻ này thể hiện ra như là những nhân tố khách quan của sự

phát triển kinh tế ~ xã hội trong kỉ nguyên toàn cầu và có ảnh hưởng quan trọng,

thậm chí là quyết định đến sự phát triển bển vững của tất cả các quốc gia, vùng

Trang 18

lãnh thổ, các khu vực trên phạm vi toàn thế giới Với tính chất và ý nghĩa đó, việc

giải quyết những vấn để mang tính toàn cầu trong kỉ nguyên toàn cầu này luôn đòi

hỏi có sự hợp nhất nỗ lực, sự hợp tác, sự liên kết sức mạnh của tất cả mọi người, mọi quốc gia, khu vực trên phạm vi toàn thế giới và của tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở cấp độ quốc tế và khu vực Không chỉ thế, để có thể hiểu được, nhận thức được một cách đầy đủ và sâu sắc bản chất của những vấn để

mang tính toàn cầu, những hậu quả khôn lường của chúng không những đối với sự

phát triển bền vững tiếp theo của nền văn minh nhân loại, mà còn đối với sự sống

còn của bản thân nền văn minh này, từ đó tìm ra những phương thức hữu hiệu cho việc giải quyết chúng, chúng ta phải cẩn đến những nghiên cứu khoa học liên ngành, phức hợp với sự tham gia, hợp tác của tất cả các ngành khoa học, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội và nhân văn, trong đó không thể thiếu triết học với vai trò gợi mở và chức năng định hướng của nó

‘That vay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong kỉ nguyên toàn cầu này, với tư cách thế giới quan và phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới, triết học đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu không chỉ đối với việc xem xét tác động của toàn cầu hóa, của những vấn để mang tính toàn cầu đến các mặt đời sống xã hội và con người hiện đại, mà còn đối với cả việc nhận thức, xác định bản chất sâu xa của chúng, nhất là trong việc xây dựng những giải pháp mang tính định hướng cho việc giải quyết chúng theo hướng phát triển bên vững của cả cộng đồng nhân loại, vì hoà bình, hợp tác và cùng phát triển, vì sự sống còn của cả cộng đồng nhân loại cũng như của mỗi cộng đồng dân tộc, mỗi con người Triết học với các chức năng vốn có ~ chuẩn mực, phê phán, định hướng, tiên đoán khoa học, tổng hợp tri thức, không chỉ đem lại cách tiếp cận phức hợp, liên ngành trong - việc nhận thức bản chất sâu xa, xu hướng vận động và phát triển đầy sự phức tạp của toàn cầu hóa, của những vấn để mang tính toàn câu, mà còn phản ánh chúng

một cách đúng đắn, khoa học theo quan điểm phát triển toàn diện và lịch sử — cụ

thể để từ đó, góp phần xây dựng và luận chứng về mặt lí luận cho những phương

thức giải quyết chúng một cách hợp lí, có hiệu quả nhất Để thực hiện được vai trò lớn lao này, triết học không chỉ cần phải tự đổi mới, mang lại cho mình một diện mạo mới, một sắc thái mới, một sự phát triển mới, mà còn phải tuân theo một triết lí mới về sự phát triển bền vững, hướng tới bản chất nhân văn, tính nhân đạo, khát

vọng dân chủ, tự do và bình đẳng với tư cách thuộc tính vốn có của cả cộng đồng

Trang 19

cho quá trình thống hợp văn hóa trên cơ sở thay đổi triết lí một chiều truyền thống cửa mình

“Trước những nguy cơ và thách thức của toàn cầu hóa, trước sự nan giải của những vấn để mang tính toàn cầu, khi nhận thức lại, đánh giá lại vị trí và vai trò của triết học trong kỉ nguyên toàn cầu này, đã có một số người cho rằng, do việc phải nghiên cứu và giải quyết những vấn để quá chung, nên kết quả, thành quả nghiên cứu của triết học không có tác dụng thiết thực gì trong việc giải quyết những vấn để của toàn cầu hóa, nhất là những vấn để mang tính toàn cầu có độ phức tạp lớn Những người theo quan điểm này còn cho rằng, do không có phương pháp và thiết bị nghiên cứu riêng của mình như các khoa học tự nhiên, nên tính chân lí trong các kết quả, thành quả nghiên cứu triết học không được đảm bảo và

vì vậy, không thể dựa vào đó để xây dựng các giải pháp, dẫu đó là các giải pháp

mang tính định hướng cho việc giải quyết những vấn để toàn cầu Trái ngược với quan điểm này, một số người khác lại tuyệt đối hóa vai trò của triết học khi khẳng định rằng, chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn để cụ

thể của cuộc sống, kể cả những vấn để mang tính toàn cầu nan giải nhất Không

đồng ý với cả hai quan điểm cực đoan đó, phần lớn giới nghiên cứu lí luận và thực tiễn đều cho rằng, cả hai thái cực đó đều sại lầm, bởi để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn để cụ thể của cuộc sống, nhất là những vấn để hết sức phức tap và nan giải như những vấn để mang tính toàn cầu, thì cần phải biết kết hợp một cách chặt chẽ cả trí thức chung, trong đó tri thức triết học đóng vai trò nền tảng, với trí thức khoa học chuyên ngành và tri thức thực tiễn Theo quan điểm của đa số này, trong kỉ nguyên toàn cầu và giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, cái giúp cho ca cộng đồng nhân loại và mỗi con người vượt qua những khó khăn, thử thách, giải thoát nhân loại và mỗi con người khỏi những thách đố và vướng mắc của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thường nhật và lâu dài của nhân loại, của mỗi con người không chỉ là kinh tế, kĩ thuật hiện đại và công nghệ cao, mà còn là triết học Hơn nữa, triết học còn giúp cho con người tìm ra lời giải không chỉ cho những thách đố muôn thuở, mà còn cho những vấn đẻ hoàn toàn mới do quá trình toàn cầu hóa hiện nay đặt ra Rằng, triết học không chỉ giúp cho con người, cho cả cộng đồng nhân loại nhận thức rõ địa vị của mình, lối sống xứng đáng với con người, mà còn giúp cho họ, cho nhân loại có được sự định hướng đúng đắn trong hành động và cũng cố quyết tâm hành động, đánh giá và nhận thức đúng những biến động dang diễn ra, gợi mở cách di, hướng giải quyết các vấn để mà thực tiễn cuộc sống đang at ra và sẽ đặt ra

Trang 20

Nhìn lại lịch sử, chúng ta thay, vao nhimg nam 70 cita thé ki XX, các nhà triết học và các nhà khoa học ít nhiều am hiểu triết học trong “Câu lạc bộ Rôma”, khi nói về tính thiết yếu của sự thống hợp khoa học, của những nghiên cứu phức hợp và liên ngành đối với quá trình nhận thức và giải quyết những vấn để mang tính toàn cầu của thời đại, đã khẳng định vai trò gợi mở, cơ sở lí luận, ý nghĩa phương, pháp luận và chức năng định hướng của những nghiên cứu triết học Theo họ, với tốc độ phát triển chưa từng thấy, khoa học và công nghệ với tư cách lực lượng sản

xuất của con người đã trở thành động lực quan trọng của tiến bộ và phát triển xã

hội, nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt thế giới, thúc đẩy lịch sử nhân loại bước sang một kỉ nguyên mới Song, việc con người lạm dụng và sử dụng một cách bất hợp lí những thành tựu đó của khoa học và công nghệ vào quá trình sản xuất và khai thức tự nhiên nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao khả năng tác động của mình đến môi trường sống, mặc dù có dem lại cho môi trường sống của mình

sự thay đổi vẻ chất, nhưng lại làm cho sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, môi trường

sống bị ô nhiễm nặng nề và do vậy mà tình trạng khủng hoảng sinh thái trên quy mơ tồn cầu ngày càng trở nên trẩầm trong, de doa trực tiếp đến sự tồn vong của cả cộng đồng nhân loại Trong bối cảnh đó, theo họ, triết học, với chức năng phê phán và định hướng vốn có của mình, cân phải hợp sức với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác lên tiếng cảnh báo và phê phán nguy cơ gia tảng tiến bộ khoa học — công nghệ không vì sự tổn vong của nhân loại, đồng thời hướng con người đến việc sử dụng một cách hợp lí những thành tựu khoa học — công nghệ trong khai thác tự nhiên và phát triển sản xuất Không thể chỉ thế, triết học với khả năng tiên đoán khoa học vốn có của mình còn phải tham gia một cách tích cực với tư cách cơ sở lí luận, phương pháp luận và thực hiện vai trò gợi mở, chức năng định hướng của mình vào việc xây dựng một bộ môn khoa học mới — Tương lai học, đồng thời hướng khoa học này đưa ra những dự báo chuẩn xác vẻ xu hướng phát triển của nhân loại khi những vấn để mang tính toàn cầu của thời đại ngày

một trở nên gay gắt, nan giải

Không chỉ đồng tình, mà còn phát triển quan điểm đó của các nhà triết học và khoa học trong “Câu lạc bộ Rôma” trên lập trường của triết học Mác, nhiều nhà triết học mácxít, nhất là các nhà triết học Xô viết, khi đứng trước nguy cơ ngày một trở nên bức xúc, nan giải của những vấn để mang tính toàn cầu, đặc biệt là nguy cơ của chúng đối với sự tồn vong của con người, của nhân loại, xuất phát từ quan niệm coi triết học Mác, vẻ thực chất, là học thuyết vẻ con người, là thế giới quan khoa học và phương pháp luân duy nhất đúng đấn cho mọi khoa học, đã dưa

Trang 21

£

ra và khẳng định tính thiết yếu của quá trình thống hợp khoa học, xây dựng mối liên mình giữa triết học và các khoa học khác, hình thành những nghiên cứu phức

hợp, liên ngành trong việc nhận thức và giải quyết những vấn để mang tính toàn cầu

của thời đại trên co sở định hướng lí luận, phương pháp luận của triết học Mác Luận cứ lí luận mà các nhà triết học đó thường viện dẫn để minh chứng cho quan điểm này của họ là dự báo của C Mác về sự thống hợp khoa học Theo € Mác, một khi con người đã trở thành “đối tượng trực tiếp của khoa học tự nhiên”, còn tự nhiên đã trở thành "đối tượng trực tiếp của khoa học vẻ con người” thì khi đó, “khoa học tự nhiên bao hàm trong nó khoa học về con người cũng như khoa học về con người bao hàm trong nó khoa học tự nhiên: đó sẽ là một khoa học” Không chỉ thế, với luận cứ lí luận này, các nhà triết học đó còn cho rằng, nhận thức của con người vẻ những vấn để mang tính toàn cầu của thời đại là một hệ thống trí thức có cấu trúc phức hợp và đa diện mà bất kì phương diện nào, khía cạnh nào của nó cũng liên quan đến sự tổn tại và phát triển của con người, của nhân loại và do vậy, để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu này, chúng ta cẩn phải sử dụng một cách hợp lí những thành tựu của tất cả các ngành khoa học và công nghệ trên cơ sở dự báo và định hướng lí luận, phương pháp luận của triết học Mác Điều này, theo họ, là do triết học Mác, với chức năng tổng hợp tr thức vốn có của nó, với khả năng thiết lập sự thống nhất giữa cấu trúc, chức năng và quá trình phát triển của những hệ thống khoa học, đã trở thành khoa học duy nhất có thể đem lại cách tiếp cận phức hợp, liên ngành cho việc nghiên cứu một hệ thống trì thức có cấu trúc phức hợp, đa diện, đa chức năng và sự phát triển khó có thể dự đoán được như hệ thống tri thức vẻ những vấn để mang tính toàn cầu trong thời đại hiện nay

Khi thừa nhận chức năng định hướng và tiên đoán khoa học là những chức năng vốn có của triết học Mác, nhiều nhà triết học mácxít còn khẳng định vai trò không thể thiếu của triết học này trong việc nhận thức đúng đắn bản chất, xu

hướng vận động và phát triển của những vấn để mang tính toàn cầu trong thời đại

Trang 22

Chức nâng chuẩn mực và phê phán — chức năng “phê phán và cách mang”!

như C Mác thường nói, của triết học Mác cũng đã được các nhà triết học mácxít viện dẫn để khẳng định vai trò gợi mở và năng lực định hướng của triết học trong các cuộc tranh luận giữa những quan niệm khác nhau vẻ bản chất, nguyên nhân,

quy mô, mức độ ảnh hưởng, xu hướng phát triển và khả năng quyết, khấe

phục những vấn để mang tính toàn cầu trong thời đại ngày nay Bởi lẽ, theo họ, "trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại”, triết học Mác cũng đồng thời “bao hàm cả quan niệm vẻ sự phủ định cái hiện đang tổn tại đó, về sự điệt vong tất yếu của nó" và do vậy, triết học này không chỉ đem lại cho chúng ta cái nhìn biện

chứng sâu sắc, đúng đắn và khách quan vẻ những vấn để mang tính toàn cầu của

thời đại, mà còn cung cấp cho chúng ta cơ sở lí luận, phương pháp luận để giải quyết chúng theo hướng có lợi cho tiến bộ xã hội, cho lợi ích sống còn của con người, của nhân loại và quyển được tồn tại, phát triển bền vững của nền văn minh nhân loại mà chúng ta đang được thừa hưởng

Giờ đây, khi lịch sử xã hội loài người đã đi những bước di đâu tiên của thế kỉ XXI, cả cộng đồng nhân loại đã thực sự bước vào kỉ nguyên mới — kỉ nguyên toàn cầu, với một vận mệnh mới, chứa dựng nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển bẻn vững, nhưng nguy cơ đe dọa sự tổn vong của nên văn minh này cũng không ít

Trong kỉ nguyên đây những biến động khó lường này, không chỉ những vấn dé

mang tính toàn cầu đã xuất hiện tiếp tục tồn tại, vận động và phát triển với những hậu quả không thể lường trước, mà còn rất có thể nảy sinh thêm những vấn đề mới

với mức độ gay gắt hơn, với quy mõ ảnh hưởng sâu rộng hơn đến sự phát triển bền

vững của mọi quốc gia, dân tộc, của nền văn minh nhân loại và thậm chí, còn đe dọa trực tiếp hơn đến sự tồn vong của mỗi con người, của cả cộng đồng nhân loại Do vay, vai trò gợi mở và chức năng định hướng của triết học, nhất là của triết học Mác với tư cách khoa học có sứ mệnh không chỉ “giải thích thế giới, mà còn “cải tạo thế giới” như C Mác đã khẳng định, đối với việc nhận thức và tìm ra những giải pháp hữu hiệu để giải quyết những vấn để mang tính toàn cấu đó, có thể nói, là hết sức quan trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định

"Thật vậy, khi bước vào kỉ nguyên toàn cầu này, nhân loại ngày càng ý thức rõ ràng một hiện thực là, nền văn minh của họ đã thực sự có được một chất lượng mới, mà một trong những biểu hiện rõ nét nhất của nó là toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế trì thức đang có tác động mạnh mẽ đến nhiều phương diện của đời sống kinh tế — xã hội thể giới Trong bối cảnh đó, sự phát triển kinh tế — xã hội bến

Trang 23

vững của môi quốc gia, dân tộc không thể không tính đến sự ồn định bền vững của nền văn minh nhân loại mà giờ đây, dang bi đe dọa bởi sự gia tăng tính chất gay

gắt, mức độ nan của những vấn để mang tính toàn cầu Thế giới trong kỉ

nguyên toàn cầu với sự hiện diện của nhiều vấn đề mang tính toàn cầu là thế giới đang tồn tại với những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, với sự phát triển nhanh chóng nhờ sự bùng nổ và những bước tiến nhảy vọt của khoa học và công nghệ hiện đại, của kinh tế trí thức Nhưng, thế giới này cũng đang tiểm ẩn nguy cơ tự hủy diệt bởi những vấn để toàn cầu bức xúc, nan giải đã xuất hiện với ảnh hưởng ngày càng sâu rộng Do vậy, nhận thức thế giới này, dự báo khả năng biến đổi và tìm kiếm con đường phát triển hợp lí, mang đậm tính nhân đạo và giá trị nhân văn cho nó phải thực sự trở thành chức năng chủ yếu của triết học hiện đại — triết học của kỉ nguyên tồn cầu

Khơng chỉ thế, những vấn đề mang tính toàn cầu của thế giới đương đại — thé giới trong kỉ nguyên toàn cầu ~ còn đồi hỏi chúng ta phải thay đổi nhận thức và tư duy truyền thống, thay đổi cách nhìn nhận và giải quyết những mâu thuẫn của thời đại vốn đã bị giáo điểu hóa để xây dựng nhận thức mới, tư duy mới, cách nhìn nhận và giải quyết chúng theo một triết lí mới — triết lí có tính đến cả thời cơ lẫn thách thức cho sự phát triển bẻn vững và sự tổn vong của cả cộng đồng nhân loại do toàn cầu hóa hiện nay mang lại Điều đó có nghĩa là, trong kỉ nguyên toàn cầu này, chúng ta cần phải hướng những nghiên cứu triết học hiện đại theo mục tiêu phát triển không chỉ những giá trị dân tộc truyền thống, mà cả những giá trị mang tính thời đại, những giá trị nhân loại chung Nói cách khác, triết học hiện đại cần phải lấy đối tượng nghiên cứu của mïnh không chỉ là sự phát triển bền vững, sự tồn

'vong của một dân tộc, một quốc gia, mà còn là sự phát triển bền vững, sự tồn vong

của cả cộng đồng nhân loại

"Triết học hiện đại với đối tượng nghiên cứu như vậy, có thể khẳng định, trước

hết cần phải hướng mỗi con người và cả cộng đồng nhân loại đến chỗ nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vị thế “làm chủ tự nhiên một cách thực sự và có ý thức”, làm chủ tiến tình phát triển lịch sử của chính mình một cách hoàn toàn tự giác trên co sé tự giải phóng mình và giải phóng nhân loại, đồng thời lấy việc “phat triển sự phong phú của bản chất con người” làm “mục tiêu tự thân” như C Mác đã nói

Hơn thế nữa, triết học trong kỉ nguyên toàn cầu này còn phải hướng con người đến chỗ nhận thức và tổ chức “những lực lượng của bản thân” thành “những lực

Trang 24

lượng xã hội”, thành sức mạnh cải tạo của cả cộng đồng, tự tạo ra "bước nhảy” cho mình “từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do” để cuối cùng, "làm chủ tồn tại xã hội của chính mình”, và do vậy mà “làm chủ tự nhiên, làm chủ cả

ban thân mình, trở thành người tự do”! để trên cơ sở đó, hướng mỗi cộng đồng dan

tộc và cả cộng đồng nhãn loại phát triển theo mục tiêu lấy “sự phát triển tự do của

mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”” như các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã nói

Chính vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với giới nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta hiện nay không chỉ là tập trung luận giải những vấn để do toàn cầu hóa đặt ra, tức là phản tư những vấn để thế giới hay những vấn để mang tính

toàn cầu trong kỈ nguyên toàn cầu này, mà còn hơn thế nữa, coi là hướng chủ đạo — tập trung luận giải những vấn để thực tiễn của công cuộc xây dựng và phát

triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở cửa giao lưu văn hóa, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế thể giới Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể góp phần làm cho triết học hiện đại triết học của kỉ nguyên toàn cầu — thực hiện có hiệu quả và hoàn thành xuất sắc vai trò gợi mở và chức năng định hướng của nó trong nhận thức và giải quyết những vấn để mang tính toàn cầu của thời đại hiện nay, cũng như những vấn để do thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng, xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đang đặt ra và sẽ còn đặt ra với mức độ bức thiết ngầy càng cao./

Trang 25

"`

TRIẾT HỌC LÀ GÌ? VÀ DÙNG TRIẾT HỌC VÀO VIỆC GÌ?

TS Nguyễn Thái Sơn”

Nối triết học là người ta nghĩ ngay đến khoa học bàn toàn những chuyện cao xa, xét toàn những điểu thâm thúy Trong lịch sử triết họe, thuật ngữ “triết học” thích nhiều nghĩa, nhiều cách khác nhau Thời cổ đại, người Hi Lạp gọi trấết học là yêu mến sự thông thái, là khoa học của mọi khoa học; người Ấn Độ coi triết học là cái vươn tới sự nhận thức chân lí; người Trung Quốc gọi triết học là trí; Tay Au thời cận đại gọi triết học là siêu hình học; Hêghen gọi triết học là sự tóm tắt thời đại bằng lí luận Nếu liệt kê cho hết mọi quan niệm vẻ triết học thi khong biết bao giờ mới xong Nhưng trong tất cả các quan niệm đó; có một cái chung là déu coi triết học là mối quan hệ giữa con người với thế giới: coi đối tượng nghiên cứu của triết học là những cái chung, tổng quát và triết học cần phải nghiên cứu sâu để có thể phát hiện ra được bản chất cái chung, cái tổng quát ấy Nhưng tại sao con người lại cần những nghiên cứu, suy nghĩ như thế? Là vì loài người có tính ham hiểu biết; đứng trước sự vật nào cũng muốn giải nghĩa nó và trong quá trình giải nghĩa, xuất hiện quy trình khái niệm — nghiên cứu — suy nghĩ — lí giải Nhưng bốn yếu tố của quy trình trên chưa luận giải rõ được thuật ngữ “triết học” Tir Hi Lạp cổ đại đến Tây Âu Trung cổ (cuối thé ki XV), triét học và khoa học là một, chỉ đến thời Phục hưng, nhất là từ khi Đẻeáctơ (1596 — 1650) coi triết học vừa theo nghĩa hẹp (là siêu hình học, có vai trò là nền tảng của thế giới quản nên gián tiếp phục vụ con người thông qua các khoa học chuyên ngành) vừa theo nghĩa rộng (là tổng thể trí thức của con người vẻ nhiều lĩnh vực nên trực tiếp phục vụ con người) và coi trọng phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu, thì triết học và khoa học mới có ranh giới tương đối Gọi là tương đối vì cũng ngay từ Hi Lạp cổ đại đã tổn tại hai cách nhìn khác nhau Một cách thấy khoa học chỉ nghiên cứu lĩnh vực riêng; cách khác, muốn khoa học nghiên cứu toàn thể vũ trụ để nhận thức cái bản thể chung của vạn vật Cách thứ nhất là nhiệm vụ của khoa học chuyên ngành, mà khoa học chuyên ngành, có thé ví như người thợ mỏ cuốc quặng chỉ thu được từng mảnh Cách thứ hai là nhiệm vụ của triết học, giống như người Kĩ sư ngắm hình thể trái núi để dự đoán mạch mỏ và tiên lượng giá trị của nó Hai cách

Trang 26

khoa học chuyên ngành và của triết học Phạm vi nghiên cứu của khoa học chuyên ngành là những văn để thực nghiệm, còn phạm vi nghiên cứu của triết học là

những vấn để lí thuyết Một bên đưa lại kết quả đã được kiểm chứng Một bên

dùng suy lí để bướ: nhanh hơn nghiên cứu thực nghiệm, đưa lại những kết luận vẻ

bản chất của vạn vật Cũng phải nói là ngay từ thời cổ đại cũng đã có người Hi Lạp

phân biệt hai lĩnh vực nghiên cứu đó rồi, ngày nay sự phân biệt ấy càng rõ hơn nữa mà thôi Như vậy, có thể giải nghĩa, Triết học là khoa học nghiên cứu cái tổng thể cao siêu, nhiều lúc rất xa với hiện tượng bể ngoài Hay nói cách khác, nếu so triết học với khoa học thì có tỉ lệ tri thức giống như so trì thức khoa học với trỉ thức thường nhật Nếu khoa học nghiên cứu cái chung, thì triết học nghiên cứu cái chung hơn; nếu khoa học nghiền cứư hiện tượng bể ngoài, thì triết học nghiên cứu bản chất bên trong; nếu khoa học lấy sự suy nghĩ nghiên cứu tự nhiên, thì triết học lấy cái suy nghĩ mà suy nghĩ cái suy nghĩ của khoa học; nếu khoa học muốn giải nghĩa sự vật, thì triết học muốn giải nghĩa cả khoa học nữa Có lẽ giải thích này phần nào cũng xác định được phạm vi nghiên cứu của triết học và của khoa học, phân biệt được phần nào là phần thuộc triết học, phần nào là phần thuộc khoa học Nói cách khác, không nghiên cứu sự vật trong trạng thái cái này cách biệt cái kia

mà lí gỉ toàn thể của sự vật, hoặc là vẻ một bộ phận của cái tổng thể đó

nhưng nhằm mục đích lí giải cái toàn thể thì đó là các nghiên cứu thuộc vẻ triết học Trong sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay, mỗi người một chuyên ngành, nghiên cứu sâu; cái đó cũng hay mà cũng dở Hay là vì các đối

tượng nghiên cứu ngày một nhiều, một người không thể nghiên cứu hết nên phải

chia ra mà nghiên cứu mới thành nghề và khoa học theo đó mới phát triển lên Dờ là vì các chuyên ngành để cao quá mức kết quả nghiên cứu của mình, trí thức sâu nhưng khoanh trong một lĩnh vực nhất định nên khi nghiên cứu lĩnh vực chung lại thường lấy phương pháp riêng của chuyên ngành mình theo đuổi làm chuẩn, dẫn đến việc nghiên cứu không được rộng Do lí do này mà vẫn cần phải có một khoa học khái quát các khoa học chuyên ngành để lấy cái chung, thu các quan niệm nhỏ để họp thành một lí luận lớn vẻ thế giới, về loài người = khoa học đó là Triết học

Thế giới như một bức tranh, có núi có sông, có đất có nước, có cây có rừng, có hang có hốc, có suối có khe, có chim kêu vượn hót, có gió thổi mây bay, đa dạng vẻ kì lạ, Đi len lỏi vào những nơi rừng rậm hang sâu để xét từng hòn đá, ngắm từng cái cây, đấy là khoa học chuyên ngành Trèo lên trên đỉnh núi cao chót

vót, ngẩng lên cúi xuống, ngắm nghía bốn bề tu lấy cái chung, khái quát mảnh giang sơn trong trời đất, đấy là triết học Tuy đứng cao thì không thể tường minh

bằng người bước đến tân nơi mà nhìn nhưng cái nhin triết hoc mênh mônø hiết

Trang 27

chừng nào! Phàm người khát khao cái tuyệt dich thì cảnh tượng ấy không phải là không có thứ vui

Triết học còn dùng để làm gì nữa? Vấn để không phải là để học lắm, biết nhiều tư tường Đông ~ Tây; vì nếu như thế, ngoài mục đích dạy học, thì có lẽ là vô ích đối với cá nhân, mà còn có thể sa vào bệnh “ngộ chữ” Có người rất uyên bác, biết nhiều, viết nhiều, dạy nhiều, soạn được cả từ điển triết học, nhưng khó mà biết họ tin cái gì là phải Vấn để không phải là học, biết một cách giáo điều, hễ có “bậc thượng trí anh minh sáng suốt” nào lên tiếng thì mình phải theo, mà là xem người xưa suy nghĩ, đặt vấn để nhân sinh như thế nào, lí sự làm sao, rồi mình suy nghĩ lấy cho mình, lấy cái lí mà xét, mà phê bình, tự phê bình, để tìm ra điều phải trái Đó là cách triết lí cũng bắt đầu từ Hi Lạp cổ đại mà ngày nay ta vẫn cần phải theo

Hiện nay có một số chủ để cần được triết học nghiên cứu là:

1) Sự phát triển của khoa học, công nghệ; trong đó, khoa học là để con người

làm chủ vũ trụ vé lí thuyết, công nghệ là để con người làm chủ vũ trụ về thực tiễn;

cho nên một mặt cần suy nghĩ về bản chất và cái lí sự trong khoa học, một mặt cần tìm xem công nghệ có ý nghĩa gì đối với cá nhân cũng như đối với xã hội

2) Người ta sống là sống trong xã hội, nghĩa là có được sống với người khác và có sống được với người khác thì mới thành người; cho nên cần suy nghĩ về cuộc sống chung giữa người với người, suy nghĩ vẻ bản chất của xã hội và vẻ mối liên quan giữa cá nhân và xã hội Đó là vấn để thuộc đạo đức xã hội, bao trùm những suy nghĩ về lồng nhân ái và những định chế công bằng Cũng cần chú ý đến văn hóa, mà văn hóa thì dựa vào ngôn ngữ — cái làm cho con người vượt ra ngoài cái cá nhân mà trao đổi, thông cảm với người khác Ngôn ngữ còn làm con người vượt ra ngoài hiện tại, nhớ đến quá khứ, nói về những cái bây giờ đang làm con người chứ ý và về tương lai mà nó đang dự tính

Triết học cũng giúp con người ý thức rõ vẻ tầm quan trọng của năng lực tư duy trừu tượng, cái không giống nhau ở tất cả mọi người nhưng lại không thể thiếu nếu muốn suy nghĩ và hành động đúng Hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình không phải do tính tự hạn chế của nó bởi đó là phương pháp duy nhất đúng khi cần nhận thức đối tượng ở trạng thái xác định Sự hạn chế của phương pháp này nằm ở chỗ, con người đã tưởng rằng có thể dùng các phương pháp cụ thể để giải thích các vấn để không cụ thể; suy ra, không thể lấy phương pháp nhận thức của khoa học chuyên ngành thay cho phương pháp nhận thức triết học Sự phát triển của khoa học, công nghệ dù có hoàn hảo đến đâu cũng không thể thay thế khả năng trừu tương và khái quát của trí tuê con người trong hoat đông nhân thức Các khoa hoc

Trang 28

chuyên ngành không thế cung cáp khả nâng trừu tượng và hệ thống ở bậc phổ quát nhất mà chỉ có triết học, bằng những nội dung trì thức đặc biệt của mình, mới là

khoa học có thể đảm trách nhiệm vụ này Như vậy, triết học không phải là khoa

học đưa ra những lời giải cụ thể và cũng không cung cấp cho con người cách thức

để tìm ra các lời giải cụ thể Đó là khoa học cung cấp cho con người năng lực tư

duy trừu tượng để tuỳ từng lĩnh vực cụ thể mà khoa học chuyên ngành tìm ra chân

lí của mình Năng lực đó khó đong đếm định lượng vẻ tính hiệu quả, tính xác định nhưng nếu thiếu nó, thì cái con người nhận được chỉ là sự thất bai trong hoạt động thực tiễn, hệ quả của sự thất bại trong nhận thức

Triết học còn cung cấp nội dung trí thức triết học mà nhờ đó, tư duy con

người có thể tạo ra trí tưởng tượng tích cực trong hoạt động nhận thức và cải tạo

là sự tưởng tượng duy tâm, tách khỏi sự tồn tại của đối tượng mà nhận thức phản ánh; mà, một mặt, dựa vào kết quả nghiên cứu của các khoa học cụ thể, con người nhận thức được tính quy luật trong sự tồn tại, phát triển của đối tượng; mặt khác, quan trọng hơn là nó dựa vào chính năng lực của nhận thức, vào sợ mường tượng ra thế giới theo đúng cách mà thế giới đang tồn tại Như vậy, triết học còn cung cấp cho con người năng lực tư duy trừu tượng và khả năng tưởng tượng ra thế giới trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới Để có được điều này con người cần và phải có sự tích luỹ tri thức, đặc biệt là dựa rên kết quả của các khoa học chuyên ngành Nhưng phép cộng giản đơn trong các thành tựu của khoa học chuyên ngành tự nó không thể tạo thành năng lực tư duy trừu tượng và đây chính là nguyên nhân duy nhất làm cho các khoa học chuyên ngành không thể thay thế cho triết học và triết học cũng không thể làm được công việc của các khoa học chuyên ngành Chính nội dung của những trỉ thức triết học và chỉ có nó mới làm sản sinh trong năng lực nhận thức của con người cách suy nghĩ và hành động phù hợp với hiện thực được phản ánh Đó là lí do giải thích tại sao con người luôn cần đến triết hoc

Trang 29

TÍNH PHỨC TẠP CỦA NHẬN THỨC Vũ Minh Tuyên” Vũ Thúy Hằng”

Chúng ta đang đứng trước khúc quanh của lịch sử — với sự biến đổi của tự nhiên, xã hội và tư duy diễn ra rất mau lẹ Những chân giá trị của nhận thức khoa học không ngừng bị vượt qua, những quan hệ trật tự xã hội bị đảo lộn Tất cả những vấn để trên đã và đang đặt ra những thời cơ và thách thức đối với người làm công tác giảng dạy và học tập triết học hiện nay, trong đó có tính phức tạp của nhận thức = khó khăn muôn thuở của triết học

Thế giới hiện thực khách quan hết sức đa dạng, phong phú, trong sự biểu hiện, trong quá trình vận động luôn nảy sinh những hình thức mới, bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ mới Trong khi đó, nhận thức của con người là một quá trình từ trình độ hiểu biết thấp lên trình độ hiểu biết cao hơn, song trong thực tế không bao giờ tìm ra được cái gọi là chân lí tuyệt đối cuối cùng Lí luận nhận thức mácxít thừa nhận có sự hạn chế của những kết quả nhận thức được thu nhận

bởi một chủ thể nào đó, trong một thời điểm nào đó Do đó, không thể coi một

luận điểm khoa học nào đó là chân lí tuyệt đích, cuối cùng Tuy vậy, điểu đó không có nghĩa là lí luận đó nghỉ ngờ giá trị phản ánh đúng đắn, chân thực của các tri thức đã có; nghỉ ngờ thậm chí phủ nhận khả năng của con người có thể đạt tới chân lí khách quan; từ đó dẫn đến chủ nghĩa tương đối Lênin viết: "Phép biện chứng duy vật của Mác và Ăngghen tất nhiên là có bao hàm chủ nghĩa tương đối; nghĩa là nó thừa nhận tính tương đối của tất cả các tri thức của chúng ta không phải theo nghĩa phủ định chân lí khách quan mà theo nghĩa tính điều kiện lịch sử của những giới hạn của sự nhận thức gần đúng của chúng ta đối với chân lí đó” ! Nhà bác học A Anhstanh đã từng khẳng định: Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết mênh mông như đại dương

Trang 30

"\

Những nhà triết học đầu tiên của Hi Lạp cổ đại, trong câu hỏi về bản thể hay

nguyên nhân của chất thể vũ trụ là gì, được Talet (624 — 547 tr.CN) cho rằng: “Tất

cả là nước”, Anaximandre (610 — 546 tr.CN) cho rằng: “Nguyên nhân của chất thể và nguyên nhân cơ bản của vạn vật là cái bất định”; với Anaximen (585 ~ 525 trCN) chất thể ấy là “khí”; với Pitago (571 — 479), “vũ trụ là sự hòa âm” (cosmos)

và Hêraclit thì nói: “Mọi vật đều có thể biến đổi thành lửa và lửa cũng có thể biến

đổi thành bất cứ sự vật gì, cũng như hàng hóa biến đổi thành vàng và vàng biến đổi

thành hàng hóa vậy” Pácmênit xem “hữu thể” (eetre) là nền tảng của vạn vật, còn Laxip (500 — 440 tr.CN) và Đêmôkrit (460 — 370 tr.CN) thì cho rằng chất thể của vũ trụ là những “nguyên tử” Cho đến Arixtốt (384 — 322 tr.CN) đã chia sự hiểu biết về vũ trụ thành hai môn Siêu hình học (Metaphysics) và Vật lí học (Physies): siêu hình học là môn học nghiên cứu vẻ hữu thể hay bản thể, còn Vật lí học thì nghiên cứu về sự vật, hiện tượng Chính từ đây mà khoa học Vật lí như chúng ta biết ngày nay được ra đời

Sau đó xã hội phương Tây bước vào thời kì trung cổ, nhận thức nói chung và triết học nói riêng bị thống trị bởi thần học và nhà thờ Thiên Chúa giáo Sự thống trị của uy quyền phong kiến và thần quyển giáo hội đã cản trở sự phát triển của khoa học và kĩ thuật Triết học cũng phụ thuộc vào thần học Với Tömát Đacanh (1225 ~ 1274) học thuyết của ông được thừa nhận là triết học chính thức duy nhất của Giáo hội Thiên Chúa Học thuyết của ông triệt để lấy Chúa làm trung tâm, ông cho rằng, giới tự nhiên do Trời sáng tạo ra từ hư vô Chính quyền nhà vua là thừa lệnh “ý của Trời” Quyển lực tối cao bao trùm hết thay thuộc vẻ Giáo hội Dựa vào thuyết “dia tam” cia Ptölême, Giáo hội nêu ra những tín điểu như Trái Đất là trung tâm và bất động của vũ trụ Phải đến thế kỉ XVI, Côpécních (1475 ~1543) đứng trên lập trường triết học duy vật để bác bỏ thuyết dia tâm của Piôlêmê Thuyết nhật tâm của Cðpécních được Galilê chứng minh bang thyc nghiệm khoa học đã giáng một đòn chí mạng vào thần học, vào thế giới quan tôn giáo, vào những tín điểu bịa đặt của tôn giáo Phát minh của Côpécních là "một cuộc cách mạng trên trời” báo trước một cuộc cách mạng trong lĩnh vực các quan

hệ xã hội

Sang thế kỉ XVII = XVII, nến khoa học tự nhiên — thực nghiệm của châu Âu, nhờ ứng dụng những thành tựu cơ học và toán học, đã phát triển một cách mạnh

mẽ Lúc này khoa học có những phát hiện mới về quang, về điện và về từ Tuy vậy quan điểm siêu hình máy móc khi đó vẫn chỉ phối những hiểu biết triết học về vị

Trang 31

lực hấp dẫn và lựcvẩy giữa các phần từ của vat thể Theo đó thì các phấn tử của vật thể trong quá trình vận động là cái bất biến Cái thay đổi chỉ là trạng thái

không gian và tập hợp của chúng Mọi phân biệt về chất giữa các vật thể đều bị

quy giản ở sự phân biệt về lượng; mọi sự vận động đều bị quy về sự dịch chuyển vị

trí không gian; mọi hiện tượng phức tạp bị quy về cái giản đơn mà từ đó chúng được tạo thành là nguyên tử Niềm tin vào chân lí cơ học I Niu tơn đã khiến các nhà khoa học lúc đó đồng nhất vật chất với khối lượng, coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học, nguồn gốc vận động được coi là nằm ở bên ngoài vật chất, từ đó dẫn tới thừa nhận “cú hích của Thượng để”

Phải đến cuối thế kỉ XIX ~ đầu thế ki XX, khi xuất hiện một loạt phát minh mới trong khoa học tự nhiên, việc phát hiện ra trường điện từ và các điện tử đã bác bỏ một cách trực diện quan niệm siêu hình vẻ vật chất Những quan niệm đương thời vé giới hạn của vat chất là nguyên tử hoặc khối lượng đều đã bị sụp đồ trước nhận thức mới Song, vấn để lại ở chỗ, trong nhận thức lúc đó, các hạt điện tích và trường diện từ lại bị coi là cái gì đó phi vật chất Đây chính là mảnh đất mà chủ nghĩa duy tâm lợi dụng Trước những phát minh nói trên, những người theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng vật chất đã tiêu tan, rằng chủ nghĩa duy vật đã bị bác bỏ, dẫn tới “Cuộc khủng hoảng vật lí học” xuất hiện

V.I Lênin đã phân tích tình hình phức tap ấy và chỉ rõ những phát minh có giá trị to lớn của vật lí học cận đại không hẻ bác bỏ chủ nghĩa duy vật Cái mà chúng bác bỏ chính là quan điểm cho rằng giới tự nhiên là có tận cùng vẻ mặt cấu trúc; rằng giới hạn cuối cùng bất biến của giới tự nhiên là nguyên tử hoặc khối lượng, V.I Lênin đã khái quát những thành tựu mới của khoa học, kế thừa những, quan điểm của C Mác — Ph Ängghen, đã nêu ra định nghĩa về vật chất nổi tiếng Định nghĩa vé vat chất đã giúp cho nhận thức của con người hiểu hoàn chỉnh hơn về vật chất, nó định hướng đối với các khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật thể trong thế giới, mà cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị khoa học

Bước vào thế ki XI, hiểu biết của con người về thể giới ngày càng sâu sắc với bước tiến vượt bậc của khoa học hiện đại Để tiên đoán những gì còn nằm ở phía trước, chúng ta thường dựa vào sự mò mẫm Nhưng sự thiếu hiểu biết hiện nay của chúng ta đã làm lộ ra các vấn để hóc búa mà khoa học phải đối diện Rõ ràng nhất trong các vấn để này là câu hỏi: Điều gì xây ra trong đầu khi chúng ta tư duy? Chưa ai trả lời được câu hỏi chính xác mà chỉ áng chừng Hoặc con người

sau cái chết sẽ đi về đâu? Con người thực sự có linh hồn hay không vẫn còn là

điển bí Ẩn

Trang 32

Thời gian gần đây, trong dư luận xã hội cũng như trong rất nhiều sách, báo, tạp chí người ta hay bàn về trường sinh học, về khả năng ngoại cảm đặc biệt của một số người Vấn để này đã thu hút nhiều nhà khoa học nghiền cứu và giải thích,

song nhiều khi cũng chỉ đừng lại ở phỏng đoán, chứ chưa có sự khẳng định chắc

chắn vẻ vấn đề này, từ đó dẫn tới thiếu tính thuyết phục

GS/TS Nguyễn Đình Phúc cho rằng: “Nhận thức vũ trụ và nhận thức chính mình là hai tiền để quan trọng, là nến tảng mọi nền triết học từ cổ chí kim của nhân loại Chúng ta biết rằng vũ trụ được cấu tạo bằng vật chất, từ đó mọi quy luật cứ thế mà tiến hoá Mọi hiện tượng luôn xảy ra nhưng nếu không có nhận thức của con người thì đều trở thành vô nghĩa

Vũ trụ tổn tại những quy luật vật lí và những quy luật khác mà con người chưa nhận thức được; tồn tại nhiều hiện tượng được coi là “hiện tượng lạ” đang ở quanh chúng ta và chưa được khám phá ”"

Trang 33

\

về những diéu di dri ra lién quan t6i ta G hign tung nay, ty da dat ra nhưng

chưa đủ căn cứ thực tế để khẳng định sự tổn tại của “thế giới người âm”; và sự

nghỉ ngờ về tính "gian dối, bịa đặt” ở một số nhà ngoại cảm không phải là không có cơ sở Với hiện tượng thuộc nhóm thứ ba thì vấn để vẻ sự tồn tại của “thế giới người âm” trong tương tác với người đang sống đã được đặt ra trực điện và có trọng lượng Nếu kết hợp cả nhóm hiện tượng thứ hai và nhóm hiện tượng thứ ba thì vấn dé mà xưa nay thường bị gọi là “duy tâm, mê tín dị đoan” — một vấn để thường bị gạt ra khỏi sự quan tâm có tính khoa học nghiêm túc của các nhà khoa học và các nhà triết học tự coi là theo chủ nghĩa duy vật — thì ngày nay, lại trở thành vấn để không thể bỏ qua đối với tư duy triết học duy vật biện chứn;

Như vậy, đối mặt với thực tiễn muôn màu của cuộc sống, nhận thức của con người luôn có những vấn để đặt ra cần phải được giải đáp, song vấn để cơ bản là ở chỗ kết quả của lời giải đáp đó có độ chính xác đạt tới đâu, và nhất là đẳng sau những kết quả nhận thức đã đạt được thì vẫn còn biết bao điều mà ta chưa biết, tất cả những vấn để đó thuộc về tính phức tạp của nhận thức Chính nội dung này đã và đang là một trong những khó khăn không nhỏ của công tác học tập và giảng dạy triết học hiện nay phải đối mặt Âu đây cũng chính là một quy luật muôn thuở trong những nấc thang nhận thức vơ tận của lồi người./

Trang 34

SU BOC TON NHO GIAO THONG QUA

HE THONG GIAO DUC - KHOA CU 6 VIỆT NAM

THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG (1460 ~ 1497)

ThS Phạm Thị Quỳnh ˆ

‘Triéu đại Lê Thánh Tông (1460 — 1497) là giai doạn hưng thịnh nhất của chế độ phong kiến Việt Nam từ khi giành độc lập, có cơ sở hạ tầng vững mạnh và kiến trúc thượng tầng đạt đến đỉnh cao với nhiều thành tựu rực rỡ trên mọi Tinh vực Đó là kết quả của quá trình nỗ lực xây dựng và phát triển của các triểu đại từ Ngô — Đỉnh — Tiền Lê, Lý — Trần đến Lê sơ Song, nguyên nhân cơ bản phải kể đến đó chính là đo sự lựa chọn đúng đắn hệ tư tưởng lí luận soi đường (kim chỉ nam cho mọi hành động) — hệ tư tưởng Nho giáo Nho giáo với tư cách là thành tố của hệ tư tưởng Nho — Phật — Lão, là ý thức hệ và công cụ thống trị chủ yếu nhất của các triểu đại phong kiến Việt Nam trong tiến trình hình thành, phát triển của chế độ phong kiến và xã hội phong kiến Việt Nam Sự lựa chọn và xác lập vị trí độc tôn của Nho giáo dưới triều đại Lê Thánh Tông là sự lựa chọn tất yếu khách quan của sử, phù hợp với cơ sở kinh tế; đồng thời tác động tích cực trở lại cơ sở kinh tế đã sinh ra nó

1, Tính tất yếu của sự lựa chọn Nho giáo là hệ tư tưởng độc tôn thời

Lê Thánh Tông

'Đâu thế kỉ XI, vương triểu Lý đã mở ra một thời kì phát triển mới vẻ mọi mặt của xã hội phong kiến Đại Việt Yêu cầu cấp bách của thực tiễn dat ra là phải chọn lựa một hệ tư tưởng vừa phản ánh ý chí, lợi ích của giai cấp thống trị, vừa có thể đoàn kết, tập hợp sức mạnh của mọi tầng lớp trong xã hội để giữ vững độc lập chủ

quyển của dân tộc, phát triển đất nước và phòng chống các nguy cơ xâm lược từ

bên ngoài Việc lựa chọn này không phải theo ý muốn chủ quạn, tùy tiện của giai cấp thống trị Hơn nữa giai cấp thống trị thời kì này cũng chưa thể sáng tạo ra một hệ tư tưởng mới Cho nên, hệ tư tưởng Nho — Phật ~ Lão đã được chọn lựa, kế thừa tạo nên hệ tư tưởng thống trị của giai cấp và triểu đại phong kiến Việt Nam Giai cấp thống trị Đại Việt nhận thức rõ rằng, cả ba dòng tư tưởng Nho, Phật, Lão đều có vị trí, vai trò và chức năng, tắm ảnh hưởng riêng đối với việc cai trị xã hội, cũng

Trang 35

như trong đời sống tỉnh thắn của xã hội Nho giáo là một học thuyết chính trị — xa hội, là công cụ thống trị xã hội hữu hiệu Lão giáo là học thuyết triết học ~ tôn giáo chủ trương võ vi, thuận theo tự nhiên, ít nhiều phù hợp với tâm lí, tình cắm, phong tục tập quán và tín ngưỡng của người Việt Phật giáo với tư tưởng từ bi, hỉ xả, giải thoát đã phản ánh đúng những nhu cầu và khát vọng của con người, đáp ứng nhu cầu hiện thực và đời sống tâm linh của người Việt Do vậy, trong thời kì đầu của chế độ phong kiến độc lập, các triểu đại Lí, Trần đã dung hòa ba dòng tư tưởng đó trong hệ tư tưởng Nho — Phật — Lão Đó là sự lựa chọn sáng suốt, đúng

đắn, phù hợp với nhu cầu thực tiễn đất nước thời kì đó Theo thời gian, để phù hợp

với nhu cầu thực tiễn cai trị, quản lí đất nước, Nho giáo ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế hơn so với Phật giáo và Lão giáo trong việc lựa chọn hệ tương tưởng dẫn đường của các triều đại phong kiến Việt Nam Nếu như ở thời Lý và đầu thời Trần, Nho giáo được chấp nhận là một thành tố của hệ tư tưởng Nho — Phật ~ Lão trên nguyên tắc để trị nước, thì đến cuối nhà Trấn, Nho giáo đã trở thành ý thức hệ đang trên đà thống trị xã hội Nho giáo và nền giáo dục — khoa cử Nho học ngày ang phat triển Sang nhà Lê sơ, các vua Lê cố gắng kiện toàn hơn nữa bộ máy Nhà nước quân chủ tập trung, củng cố và phát triển hơn nữa chế độ phong kiến, Nho giáo tiếp tục được để cao Đặc biệt, giai đoạn Lê Thánh Tông trị vì (1460 -1497) Nho giáo được đưa lên vị trí độc tơn, tồn trị trong đời sống tỉnh thần xã hội Như vậy, thông qua một quá trình chọn lọc của lịch sử, Nho giáo đã dần khẳng định vị trí hệ tư tưởng ngày càng quan trọng đối với các triểu đại phong kiến Việt Nam trong việc cai trị, quản lí xã hội, đặc biệt thời Lê Thánh Tông

Để độc tôn Nho giáo, Nho học, triều đại Lê Thánh Tông đã dùng mọi biện pháp hạn chế ảnh hưởng và vai trò của Phật giáo, Đạo giáo trong xã hội Triéu đình ra nhiều sắc lệnh cấm xây dựng chùa, quán: “chùa quán nào mà không có ngạch cũ thì không được tự tiện làm mới”; những hành vi phù thủy, ma thuật, bùa chú, mê tín dị đoan bị coi là trọng tội Bản thân vua Lê Thánh Tông cũng không coi trọng vai trò của tư tưởng Phật — Đạo

Trang 36

chứng tỏ Lê Thánh Tông là bậc minh quân, đã nhìn ra những sai lầm nghiêm trọng của lịch sử và mạnh dạn sửa chữa Những điều đó có ý nghĩa biết bao với giới Nho ji họ đã từng coi Nguyễn Trãi như núi Thái Sơn, sao Bắc Đầu, có người là học trò của ông, hay được ông chọn đỗ trong kì th tiến sĩ, mang lại cho họ niềm tin và

hứng khởi với công cuộc trị bình đất nước."

Sự kiện vua Lê Thánh Tông lập ra và là chủ súy hội Tao Đàn quy tu whi thdp bát tứ (28) vị thì nhân — đồng thời là quan lớn trong triều đình, cũng chứng tỏ nhà vua vừa có khả năng chính sự lãnh đạo triểu đình, vừa có khả năng lãnh đạo tư tưởng, tập hợp trí thức Từ đó, qua hình thức sinh hoạt văn học này nhằm truyền bá hệ tư tưởng Nho giáo mang tính học thuật cao trong giới trí thức uyên thâm

'Với mục đích độc tôn Nho giáo nhằm củng cố chính quyển phong kiến Trung ương tập quyển, triểu đình đã tiến hành nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt hơn cả phải kể đến chính là thông qua lĩnh vực giáo dục — khoa cử

2 Sự độc tôn Nho giáo thông qua lĩnh vực giáo dục ~ khoa cử dưới triều đại Lê Thánh Tông

Dưới triểu đại Lê Thánh Tông, nền kinh tế Đại Việt phát triển mạnh mẽ về

mọi mặt: nông nghiệp, công thương nghiệp “cơ sở kinh tế mới này là nền tảng vững chắc cho việc xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyển, một quốc

gia phong kiến độc lập, tự chủ Nó cũng là cơ sở của việc xây dựng một thượng, tầng kiến trúc tương ứng trong đó có văn hóa giáo dục Chính cơ sở kinh tế này sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển giáo dục nhanh, mạnh mà trước đó hàng ngàn năm dưới thời Bắc thuộc, hàng trăm năm dưới các triểu đại Lý ~ Trần ~ Hồ chưa bao giờ có được "Ê,

Cùng với sự phát triển kinh tế, triểu đại Lê Thánh Tông rất chú trọng đến việc

tiếp tục xây dựng và phát triển bộ máy hành chính quy mô, tập trung, có hệ thống

vững chắc từ Trung ương đến địa phương, quân đội hùng mạnh; đẩy mạnh các hoạt

động lập pháp, xây dựng bộ luật Hồng Đức; đối ngoại mềm mỏng, kiên quyết

Trang 37

Nhà nước phong kiến triều đại Lê Thánh Tông đã sử dụng nhiều chính sách để thực hiện mục đích độc tôn Nho giáo và Nho học Nho giáo (Tổng Nho) được coi

là "hệ tư tưởng chính thống của Nhà nước, là bệ đỡ tư tưởng cho chế độ quân chủ

quan liêu và duy trì địa vị, quyển uy tối thượng của nhà vua”", Tư tường Nho giáo của phái Tống Nho được giai cấp thống trị phong kiến dùng làm công cụ thống trị vẻ tinh than, làm nên tảng luân lí đạo đức để củng cố trật tự, kỉ cương của xã hội và giáo hóa con người Vua Lê Thánh Tông ban bố trong cả nước 24 điều giáo hóa, ban hành luật Hồng Đức nhằm củng cố, tuyên truyền những nguyên tắc cơ bản vẻ đạo đức và lễ giáo Nho giáo Đặc biệt, tư tưởng “sùng Nho trọng Đạo” là việc hàng đầu của ông vua uyên thâm Nho học Lê Thánh Tông thể hiện rất rõ trong lĩnh vực giáo dục ~ khoa cử Nho học Dưới triểu đại Lê Thánh Tông, Nho giáo đã phát triển đến đỉnh cao, ảnh hưởng và chỉ phối toàn bộ nền giáo dục — khoa cử Sự phát triển của Nho giáo và Nho học ở vị trí độc tôn thời kì này vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của nền giáo dục — khoa cử

# Mục đích của nên giáo dục thời đại Lê Thánh Tông:

Mục đích của nền giáo dục thời Lê Thánh Tông là dạy “đạo làm người” theo những chuẩn mực đạo đức của Nho giáo, để mỗi người, tùy theo địa vị, chức phận của mình mà đem cái đạo đã học được (trí trì) để hành đạo (chính tâm, tu thân, tẻ gia), từ đó giúp vua trong việc trị quốc an dan, bình thiên hạ Nếu như dưới thời Lý ~ Trần - Hồ, việc dạy, học, thi Nho học và tuyển chọn nhân tài bằng con đường khoa cử Nho học không phải là duy nhất thì thời Lê Thánh Tông coi việc học hành khoa cử Nho học là độc tôn Nên Nho học thời Lê Thánh Tông không những nhằm mục tiêu đào tạo đội ngữ quan lại đông đảo từ Trung ương đến địa phương để dưa chế độ phong kiến tiến nhanh lên tập quyền, chuyên chế, mà còn nhằm mục dích sâu rộng hơn: truyền bá ý thức hệ phong kiến vào trong nhân dan

* Đối tượng tham gia vào quá trình giáo dục:

Đối tượng giáo dục ở Việt Nam thời Lê Thánh Tông cũng chịu ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo “hữu giáo vô loại” nên số lượng người tham gia vào hệ thống giáo dục theo thời gian ngày càng nhiều Đó là những người tham gia vào quá trình day — hoc trong hệ thống giáo dục phong kiến Việt Nam gồm: đội ngũ dạy học và những người đi học, di thi

Trang 38

Đội ngũ dạy học chủ yếu là những nhà Nho, các ông đồ đã được tuyển lựa qua các kì khoa cử Nho học Dưới thời Lê Thánh Tông, các giáo quan địa phương, quan Huấn đạo các xứ cũng qua khảo xét kĩ do Quốc Từ Giám tổ chức tuyển chọn

Người được chọn phải từ 35 tuổi trờ lên, phẩm hạnh, học vấn cao và không phạm

lỗi Ở Quốc Tử Giám, vua Lê Thánh Töng đặt chức Ngũ kinh bác sĩ (chức giảng

quan đi sâu vào kinh điển Nho giáo, mỗi người chuyên sâu một kinh) nhằm nâng

cao chuyên môn hóa từng kinh truyện cho các học quan Đội ngũ dạy học không chỉ là những người minh Kinh, minh Thư Nho học, thông thạo nhọ, y, lí, số mà còn là những người gương mẫu về đức hạnh Do vậy, sản phẩm của nền giáo dục này là những con người suy nghĩ, hành động theo lí tưởng của Nho giáo Thời Lê 'Thánh Tông, chính bản thân nhà vua cũng tham gia vào hệ thống thi cử tuyển chọn nhân tài, như ra để thi Văn sách, hỏi thi vấn đáp, chấm thi để lấy Tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) Ngoài ra, ở thời kì này, theo ghi chép của các bộ quốc sử, đội ngũ dạy học còn có cả tầng lớp xã quan, người đứng đầu ở các làng, xã Những người này, theo lệnh của nhà vua, phải có trách nhiệm ban bố và giảng

dạy các Huấn điều của nhà vua ban xuống cho nhân dân

Đội ngũ đi học, di thi: Với mục đích nhằm tạo cho xã hội những con người có đạo đức, suy nghĩ, sống và hành động theo những chuẩn mực, quy phạm đạo đức Nho giáo và yêu cầu cai trị của chế độ phong kiến, đối tượng học Nho là không phân biệt, nhưng có những quy định chặt chẽ đối với người di thi Tuy nhiên, trong thực tế dưới chế độ phong kiến, không phải ai cũng đủ điều kiện để được học, được thi

Từ khi nhà nước phong kiến lập Văn Miếu ~ Quốc Tử Giám, Hàn lâm viện ở kinh đô, đội ngũ những người đi học, đi thì Nho học ngày càng nhiều, đối tượng ngày càng rộng rãi Ban đầu, những người di học, di thi chỉ

hoàng tộc và số ít tầng lớp trên của xã hội Từ thế ki XV trở đi, mọi thành phần trong xã hội nếu có đạo đức đều được đi học, di thi Những người này, nếu thi đỗ đều được Nhà nước bổ dụng làm quan Hệ thống trường học Nho giáo từ kinh đô đến châu, phủ do Nhà nước tổ chức quản lí ngày càng mở rộng, Bên cạnh đó, hệ thống trường tư thục do nhân dân tự tổ chức cũng ngày càng được phát triển rộng rãi Việc giáo dục Nho học không chỉ thực hiện ở trong hệ thống nhà trường mà còn phổ biến ở trong từng gia đình Sự gia tăng đội ngũ người dạy, người học không chỉ đáp ứng nhu cầu tự thân của mỗi người, mỗi gia đình mà còn của Nhà nước phong kiến trong việc Nho giáo hóa toàn bộ xã hội và nhu cầu cai trị, quản lí xã hội ngày càng gia tăng của giai cấp phong kiến thống trị

Trang 39

Nhà nước đưa ra nhiều quy định ngày càng cụ thé, chỉ tiết, chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn của những người dự thi Nho học Ngoài trình độ Nho học và đạo đức, người dự thi phải tỉnh thông kinh sử Theo Đại Việt sử kí toàn ru, đâu triểu Lê sơ, vào năm 1428 và năm 1429, vua ra nhiều chiếu, dụ cho phép các quan viên và

quan dân cả nước, quàn dân ở các phủ lộ và những người ẩn dật ở núi rừng, các

quan văn võ trong ngoài từ hàng tứ phẩm trở xuống, nếu ai tỉnh thông kinh sử, giỏi văn nghệ được đến kinh đô dự th, ai đỗ được bổ dụng làm quan

Năm 1462, vua Lê Thánh Tông ra định lệ thi Hương đã quy định, người được dự thi phải khai rõ ràng, trung thực lí lịch ông bà, cha mẹ và phải là người có đức hạnh, lí lịch phải được quan và xã trưởng sở tại xác nhận Còn những người thuộc loại bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân, điều toa thì tuy có học vấn, giỏi văn bài, cũng không cho vào thi ; nhà phường chèo, con hát và những kẻ phần nghịch, ngụy quan, có tiếng xấu, bản thân và con cháu đều không được đĩ thi, nếu mang sách hay mượn người làm hộ thì trị tội theo luật Nho sinh nếu đỗ tam trường kì thì Hương vẫn phải phải tiếp tục học ở phủ; nếu trúng tứ trường được vào Quốc Tử Giám học tiếp để thi Hội Giám sinh đỗ tam trường vẫn tiếp tục học ở Quốc Tử Giám để thi Hội lần sau Giám sinh Quốc Từ Giám chia làm ba hạng, học bổng cao thấp để khuyến khích: Thượng xá sinh học bổng I quan tiền, Trung xá sinh

học bổng 9 tiền, Hạ xá sinh học bồng 8 tin’

Nhim tao moi diéu kiện thuận lợi để Nho giáo chiểm lĩnh địa vị độc tôn, từ thé ki XV, nhà nước phong kiến Việt Nam đã bằng nhiều cách hạn chế phạm vi và ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Phật giáo, Đạo giáo Năm 1429, nhà Lê đã ra

lệnh cho các tăng đạo, chỉ những người nào thông kinh điển, trong sạch, giữ tiết

hạnh mới được xét duyệt cho thi, ai dé thi cho làm tăng đạo, ai không đỗ bắt phải hoàn tục

* Nội dung, phương pháp dạy — học và phương thức thi cử:

Theo GS Trần Văn Giàu”, tỉnh thần cơ bản của Nho học là “trọng đạo đức mà khinh tài trí”, bởi vì đối với "quan cai trị, cần thiết là đức, có đức thì an dân, có đức thì thông cảm với trời đất, thì gió hòa mưa thuận” Với Nho giáo, để có cái Đạo làm người, mọi người phải học đạo đức, phải luôn tu luyện cái học đó trong

Việt siti roan that, tập 2, Nxb Văn hoá - Thông tin, HN, 2004, tr 251 Nguyễn Văn Thịnh, Khou cứ về vấn cương Sdd, tr 71

* Trin Van Giàu, Các gi trị tỉnh thắn truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khóa học xã hội, HÃ Nai 1900 as

Trang 40

suy nghĩ, trong hành động, trong mọi mối quan hệ của con người sao cho hợp lễ, hợp chính danh

Nội dung giáo dục và thì cử chủ yếu trong thời Lê Thánh Tông là tư tưởng 'Nho giáo thông qua các sách giáo khoa kinh điển của Nho gia Trong hệ thống các nhà trường công lập, tư thục cũng như việc giáo dục trong gia đình, tài liệu dạy và

học chủ yếu là Tứ zh+z (Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung dung), Ngữ kinh (Thư,

‘Thi, Lễ, Dịch, Xuân Thu), các lời dạy của các bậc Thánh hiển và Bắc sử, cổ văn

Trước khi học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Bắc sử, cổ văn, người học chữ Nho phải học

qua các sách giáo khoa thông thường để có được học lực kha khá mới có thể hiểu nội dung các sách kinh điển trên Trải qua các thời kì, tài liệu học tập cũng được biên soạn cho phù hợp với lứa tuổi và đối tượng Các loại sách dành cho học sinh nhỏ tuổi như: Tam tự kinh, Sơ học vấn tân, Ấu học ngĩ ngôn thi, Minh tam bdo giám, Minh đạo gia huấn Song, nội dung chủ yếu vẫn là những tri thức về đạo đức, phương pháp tu dưỡng đạo đức, cách thức ứng xử trong các quan hệ xã hội của con người, đặc biệt là những trí thức chính trị, cùng những kinh nghiệm, những bài học cho nhà vua, cho người cầm quyển trong việc trị nước, an dân theo đường lối đức trị, lễ trị Ngoài ra, có những thời kì còn đưa vào nội dung học và thí cả Bắc sử, Nam sử và làm toán Tuy nhiên, những kiến thức về khoa học tự nhiên, làm ruộng, buôn bán không được các nhà Nho quan tâm

Nhìn chung, tài liệu dạy, học và thi cử trong hệ thống nhà trường phổ biến là Tứ thư, Ngũ kinh Nội dụng giáo dục chủ yếu của nên giáo dục nước ta thời kì này là tư tưởng giáo dục Nho giáo Mục đích của người học, người thì không chỉ học thuộc lòng mà còn phải hiểu ý nghĩa của những kinh, sách đó và biết vận dụng những điểu đã học, đã biết vào trong thực tiễn, theo phương châm mà sách Đại học đã vạch rõ: “cách vật, trí trì, thành ý, chính tâm, tu thân, té gia, trị quốc, bình thiên hạ”,

Phương pháp giáo dục và thi cử trong nền giáo dục Nho học thời kì Lê Thánh Tông chủ yếu mô phỏng theo phương pháp của Nho giáo Trung Quốc, từ thời Khổng Mạnh Mục dich của người học Nho không phải chỉ là thông hiểu văn tự chữ Hán mà thông qua đó hiểu nghĩa lí, để học đạo làm người Do mục đích chú trọng về đạo đức, luân lí nên không theo phương pháp dạy — học chữ từ dễ đến khó, mà bất kì bài học nào cũng là bài học luân lí, đạo đức, cho dù dạy một chữ, một câu cũng là dạy đạo nghĩa, cương thường

Ngày đăng: 06/07/2022, 21:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN