1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp

63 1,7K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng yếu kém và lạc hậu Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ.

Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và ngược lại.

Nước ta đang trong qúa trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự khách quan khôi phục và phát triển các thành phần kinh tế Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với những tiềm năng và ưu thế sẵn có đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong công cuộc đổi mới nền kinh tế.

Hoạt động của Ngân hàng có nhiều bước chuyển biến tích cực Tuy nhiên, trong nền kinh tế đầy biến động rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các thành phần kinh tế Những nguy cơ tiềm ẩn như sự không trung thực của khách hàng, vốn vay bị sử dụng sai mục đích, khách hàng phá sản hay do suy thoái kinh tế đều có thể biến một khoản vay chất lượng cao thành một khoản nợ khó đòi Đó là chưa kể đến những kẽ hở do

hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh gây nên những phiền toái cho khách hàng và Ngân hàng trong quá trình hoạt động cũng như tạo điều kiện cho những ý đồ xấu của khách hàng hay cán bộ Ngân hàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước Đây là mối đe doạ mà bất cứ Ngân hàng nào cũng phải đương đầu.

Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của quản lý các Ngân hàng thương mại là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với các thành phần kinh tế nói chung và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng.

Nhận thức rõ được tính cấp bách của vấn đề trên, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu em xin mạnh dạn được trình bày một số biện pháp phòng ngừa rủi to tín dụng qua đề

tài: “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Chùa Hà Thực trạng và Giải pháp”.

Trang 2

-BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI GỒM BA CHƯƠNG:

Chương1 : Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà.

Chương 2: Trình bày thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà.

Chương 3: Trình bày những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS Ngô Thị Việt Nga - Giảng viên trường ĐH Kinh

tế Quốc Dân, cùng các cô chú, anh chị tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa

Hà đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á

CHÂU – CHI NHÁNH CHÙA HÀ

1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ACB, ACB – CHÙA HÀ

1.1 Giới thiệu chung về ACB

Tên gọi : Ngân hàng cổ phần thương mại Á Châu

Tên giao dịch quốc tế : Asia Commercial Bank

Tên viết tắt : ACB

Trụ sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3,Tp Hồ Chí Minh

Slogan : Ngân hàng của mọi nhà

Ngân hàng TMCP Á Châu ( Asia Commercial Bank - ACB) được thành lập ngày

13/05/1993 và bắt đầu hoạt động kinh doanh từ ngày 04/06/1993 theo giấy phép hoạt động

số 0032/ NH- GP ngày 24/04/1993 của thống đốc NHNN(Ngân hàng Nhà nước) ACB làmột trong nhừng ngân hàng TMCP được thành lập mới sau khi hai Pháp lệnh Ngân hàngViệt Nam ra đời Tuy ra đời và hoạt động trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ trongnước gặp nhiều khó khăn, niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng trong nướcgiảm sút nhưng kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian qua đãkhẳng định bước đi vững chắc của Ngân hàng Những kết quả đó đã đánh dấu bước pháttriển vượt bậc của Ngân hàng trong nỗ lực vươn lên từ một ngân hàng TMCP nhỏ bé, thiếu

Trang 4

và yếu kinh nghiệm trở thành một ngân hàng vững mạnh có uy tín trên thị trường trongnước và quốc tế Hiện nay Ngân hàng TMCP Á Châu được đánh giá là một trong nhữngngân hàng thương mại cổ phần vững mạnh nhất Việt Nam Tính đến năm 2009, Ngân hàngTMCP Á Châu đã liên tục đạt được những thành tích lớn qua sự công nhận của xã hội; đólà: Huân chương lao động hàng nhì do Chủ tịch nước trao tặng ngày 13/06/2009, cờ thi đuaACB- đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2008 do Ngân hàng Nhà nước trao tặng ngày07/04/2009, giấy chứng nhận Doanh nghiệp thượng mại và dịch vụ tiêu biểu năm 2008 do

Bộ công thương trao tặng ngày 01/09/2009, giấy chứng nhận Ngân hàng tốt nhất Việt Namnăm 2009 do tạp chí FinanceAsia trao tặng ngày 03/09/2009, Ngân hàng tốt nhất Việt Namnăm 2009 do tạp chí Asiamoney trao tặng ngày 24/09/2009, Ngân hàng tốt nhất Việt Namnăm 2009 do tạp chí Global Finance trao tặng ngày 06/10/2009, cúp Doanh nghiệp tiêubiểu trên Sở chứng khoán Hà Nội năm 2009 do báo Đầu tư chứng khoán và SGD chứngkhoán Hà Nội trao tặng ngày 12/10/2009, cúp Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009 dotạp chí Euromoney trao tặng 30/11/2009, cúp Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009 dotạp chí The Banker trao tặng ngày 13/12/2009, cúp Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm

2009 do tạp chí Asset trao tăng ngay13/01/2010

Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập ngân hàng là 20 tỷ VNĐ thuộc sở hữu của 27 cổ

đông Đến nay sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ của ACB tăng rất nhanh, từ con số 20 tỷđồng sau 17 năm hoạt động và đến năm 2010 con này này đã lên tới 9376,96 tỷ đồng, qua

đó phần nào cũng cho chúng ta thấy được quá trình phát triển mạnh mẽ của ACB Bảng sốliệu dưới đây chính là những con số mà ACB đã đạt được qua các năm:

Bảng1: Vốn điều lệ qua các năm

Chỉ tiêu Vốn điều lệ( đồng) So sánh qua các năm(%)

2005 694.832.000.000 34,74 lần (so với vốn ban đầu)

( Nguồn: Báo cáo thương niên của ACB năm 2009)

Tổng số vốn tự có hiện tại của ngân hàng với vốn góp của 533 cổ đông, trong đó:

 Cổ đông nước ngoài chiếm 25,46% bao gồm:

+ Connaught Investors Ltd

+ LG Merchant Banking Corporation

+ VietNam Fund Ltd

+ Dragon Capital Ltd

Trang 5

 Cổ đông trong nước là pháp nhân chiếm 17.97%

 Cổ đông trong nước là thể nhân chiếm 56.57%

Như vậy, hiện nay ACB có vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP tạiViệt Nam

Ngành nghề kinh doanh

Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửithanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tíndụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, côngtrái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanhtoán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanhtoán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảolãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuêtài chính và các dịch vụ ngân hàng khác

Mạng lưới kênh phân phối của ACB gồm 246 chi nhánh và phòng giao dịch tại những

vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:

Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 91 phòng giao dịch.

Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh,

Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 13 chi nhánh và 49 phòng giao dịch

Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa,

Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 11 chi nhánh và 16 phòng giaodịch

Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp,

An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 8 chi nhánh, 6 phòng giao dịch (Ninh Kiều,Thốt Nốt, An Thới)

Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chi

- Công ty Chứng khoán ACB (ACBS): thành lập ngày 29/06/2000

- Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA): thành

lập ngày 11/10/2004

Trang 6

- Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL): thành lập ngày

29/10/2007

- Công ty Quản lý quỹ ACB( ACBC): chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm

2008

Công ty liên kết

- Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD)

- Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR)

Công ty liên doanh

- Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB - SJC (góp vốn thành lập với SJC)

1.2 Chiến lược phát triển của ACB

Tầm nhìn của ACB là trở thành một trong 3 tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầuViệt Nam vào năm 2015 Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 90% trong năm 2010, ACBcho biết, sẽ kiểm soát nợ xấu dưới 1% Tỉ lệ này trong năm 2009 là khoảng 0,4% trên tổng

dư nợ 62.025 tỷ đồng tính đến cuối năm 2009 Trong năm nay ngân hàng sẽ tập trungnguồn lực để kiểm soát rủi ro, nhất là với các khoản tín dụng tiêu dùng tín chấp Để hạnchế tối đa nợ xấu, ACB sẽ quản lý tín dụng theo danh mục Đồng thời, ngân hàng sẽ dànhnhiều nguồn lực và công sức cho quản lý rủi ro ACB sẽ tăng cường tín dụng bằng các sảnphẩm đặc thù và chất lượng dịch vụ, nhưng không hy sinh chất lượng tín dụng Chiến lược

cho năm 2010 là quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý và tăng trưởng bền vững

Hiện tổng huy động vốn của ACB chiếm thị phần 11% trên tổng huy động vốn của cả hệthống ngân hàng trong khi thị phần tín dụng của ngân hàng chỉ là 2,6% Mục tiêu của ACB

là tăng thị phần tín dụng của mình lên mức 5%, và tăng tỷ lệ cho vay trên huy động từ 40%trong năm 2008 lên 50% trong năm nay ACB cho biết sẽ đưa 35.000 tỉ đồng để cho vaytheo chương trình hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ Đến nay ngân hàng đã ký cho vay hơn8.000 tỉ đồng và giải ngân gần 1.000 tỉ đồng trong chương trình này

1.3 Cơ cấu tổ chức

Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng TMCP Á Châu là 6.749người.Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạochuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB, làm việc trong nhữngkhối,ban, phòng sau:

 Bảy khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triểnkinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin;

 Bốn ban: Kiểm tra– Kiếm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách

và Quản lý tín dụng

 Hai phòng : Quan hệ Quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc)

Trang 7

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu

( Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2009)

Hệ thống tổ chức của ACB được thiết lập theo mô hình trực tuyến - chức năng Mô hìnhnày có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thốngtrực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định.Qua đó cũng chothấy được sự phối hợp giữa hệ thống trực tuyến và chức năng, thể hiện ở việc ACB bắt đầutrực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete Banking Solution)…

Đại hội đồng

cổ đông

Hội đồng quản trị

Tổng Giám đốc

Khối Phát triển kinh doanh

Khối Giám sát Điều hành

Khối Quản trị Nguồn lực

Khối CNTT Khối

Ngân quỹ

Khối Khách hàng Doanh nghiệp

Ban chiến lược

Phòng Quan

hệ Quốc tế

Ban chính sách

và quản lý rủi ro tín dụng

Sở giao dịch, trung tâm thẻ, các chi nhánh và phòng giao dịch;

Các công ty trực thuộc: Công ty chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA)

Ban kiểm soát

Các Hội đồng Văn phòng HĐQT

Trang 8

2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN ACB – CHÙA HÀ

2.1 Giới thiệu chung

Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà ( ACB - Chùa Hà) là đơn vị trực thuộc.Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội( ACB - HN) được thành lập vào ngày17/05/2005 với giấy phép hoạt động kinh doanh số: 0113011779 ngày 27/04/06 do Sở kếhoạch và đầu tư Tp Hà Nội cấp Đây là chi nhánh thứ 7 của Ngân hàng TMCP Á Châu trênđịa bàn HÀ Nội và là chi nhánh thứ 43 trên cả nước

Địa chỉ: 44/42 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội.

Điện thoại : ( 043) 7686638

Fax : ( 844) 7686639

ACB - CHA được thành lập với mục đích mở rộng mạng lưới kênh phân phối, tăng thiphần cho ACB( khu vực Q Cầu Giấy) ACB - CHA là chi nhánh, một bộ phận của ACBvới những lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính là: nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ,vàng; cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng; dịch vụ thanh toán, chuyển tiền,chuyển tiền nhanh Western Union, thu đổi ngoại tệ; dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa(ACB Card) và đều nhằm mục tiêu chính là đưa ACB trở thành Ngân hàng TMCP bán lẻlớn nhất, hàng đầu Việt Nam

2.2 Cơ cấu tổ chức

Trang 9

Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự ACB - CHA)

Trang 10

Trong đó:

- Giám đốc ACB - Chùa Hà: nhận chỉ tiêu, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế

hoạch kinh doanh của chi nhánh; trực tiếp giám sát các hoạt động của Phòng kinhdoanh; giao cho TBP giao dịch trực tiếp giám sát hoạt động của bộ phận giao dịch, dịch

vụ khách hàng…

- Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân ( PFC): chủ động mang sản phẩm đến với

khách hàng, phát triển nguồn khách hàng mới,, tiếp cận tư vấn hiệu quả những đặc tínhsản phẩm, tạo sự khác biệt của ACB để thuyết phục khách hàng quyết định sư dụng sảnphẩm của ACB,cập nhật những kiến thức mới nhất về sản phẩm và thị trường trongngành tài chính với mục đích mang đến cho khách hàng những ý kiến tư vấn chuyênnghiệp

- Nhân viên tiếp thị và phát triển khách hàng( A/O): tiếp thị và phát triển khách

hàng, hướng dẫn khách hàng vay( bảo lãnh, mở L/C ), thẩm định khách hàng, lập tờtrình thẩm định khách hàng…

- Nhân viên dịch vụ khách hàng vay- LOAN CSR: tiếp xúc, tư vấn khách hàng,

hướng dẫn khách hang vay( cá nhân, doanh nghiệp), giải ngân, theo dõi quản lý khoảnvay, giải quyết các công việc phat sinh trong quá trình cho vay,…

- Kiểm soát viên giao dịch: thực hiện kiểm soát các nghiệp vụ giao dịch tài khoản,

giao dịch vãng lai, các nghiệp vụ giao dịch khác, cập nhất phổ biến các hướng dẫnnghiệp vụ giao dịch nội bộ ban hành

- Nhân viên CSR: nhân viên dịch vụ thanh toán quốc tế.

- Nhân viên TELLER: tiếp nhận quỹ tiền mặt hàng ngày, nhập Cashbox TCBS, thực

hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt,…

3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB

Các thách thức đến từ môi trường kinh doanh phần nào tác động đến mức độ hiện

thực hóa định hướng hoạt động năm 2009 “quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững” của ACB, đặc biệt ở mục tiêu tăng trưởng.

Trang 11

Bảng 2: Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của ACB

Chỉ tiêu

Kế hoạch

2009 ( tỷ đồng)

Thực hiện

2009 ( tỷ đồng)

% So với kế hoạch

Năm

2008 ( tỷ đồng)

% Tăng trưởng so 2008

( Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2009)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy:

Về tăng trưởng quy mô, mặc dù các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng và

huy động tiền gửi khách hàng của ACB mới đạt lần lượt 99%, 96% và 84% kế hoạch đề

ra nhưng tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng và cho vay của ACB đều caohơn tốc độ tăng trưởng của ngành Huy động tiền gửi khách hàng của Tập đoàn ACBnăm 2009 tăng trưởng 45% bằng 1,6 lần của ngành (27%), và dư nợ cho vay khách hàngtăng trưởng 79%, bằng 2 lần của ngành (38%)

Về mặt lợi nhuận, ACB đã thực hiện vượt mức kế hoạch với 2.838 tỷ đồng lợi

nhuận trước thuế, cao hơn 138 tỷ đồng so với kế hoạch; và các chỉ số sinh lời vẫn ởmức hợp lý Cụ thể, ROA Tập đoàn tiếp tục đạt trên 2% và ROE đạt 31,8% (cao hơncam kết dài hạn với cổ đông là không thấp hơn 27%) Cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàngcũng ngày một đa dạng hơn khi tính đến hết ngày 31/12/2009 hoạt động tín dụng chiếm20%, hoạt động dịch vụ đạt 26% và hoạt động kinh doanh vốn, vàng và ngoại hối chiếm37% trên tổng lợi nhuận trước thuế Tương ứng với kết quả kinh doanh nói trên, ACBtiếp tục hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Cụ thể, năm 2009 Tập đoàn nộpngân sách 770 tỷ đồng, cao hơn 316 tỷ đồng so với năm 2008

3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB – CHA

Kể từ khi thành lập đến năm 2009, ACB – CHA đang dần phát triển và luôn giữ vựng sự tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định.Và điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính qua các năm như sau:

Trang 12

Bảng 3: Các chỉ số tài chính cảu ACB- CHA

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009 Tổng tài sản 37 150 450 555 657

Huy động vốn 35 125 415 507 645

Lợi nhuận

trước thuế

Dư nợ cho vay 15 35 135 107 245

( Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB- CHA năm 2009)

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh khá hiệu quả và ổn định qua các năm

Một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường

có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu, ) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của ACB

- CHA vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm: cuối năm 2006 đạt 150 tỷ đồng tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2005, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 là 79,3% (kế hoạch 2006 là 83,5 tỷ đồng), đến năm 2007 đạt 450 tỷ đồng, và năm 2009 là 657 tỷ đồng tăng 18,38% so với năm 2008, trong đó huy động tiền gửi thanh toán và tiết kiệm từ dân cư tăng đáng kể Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào ACB- CHA ngày càng cao Nguyênnhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh

Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận Trong năm 2005 đạt 0,5 tỷ đồng do ACB- CHA vừa mới thàng lập được 7 tháng, năm

2006 đạt 2 tỷ tăng gấp 3 lần so với năm 2005, đến năm 2008 đạt 12,5 tỷ đồng tăng gấp 1,5 lân so với năm 2007 là 5 tỷ đồng và đến cuối năm 2009 đạt 8,1 tỷ đồng tỷ đồng, giảm 35,2% so với năm 2008do sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới Đây là thành quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng

Trang 13

3.3 Một số kết quả khác

Về vốn ngân hàng, trong năm 2009 ACB đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 1.458

tỷ đồng từ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng từ cácquỹ Sau khi tăng vốn, ACB có tổng cộng 781.413.755 cổ phiếu đang lưu hành và100% là cổ phiếu phổ thông Đến 31/12/2009 ACB có mức vốn điều lệ 7.814 tỷ đồng,thuộc hàng lớn nhất trong nhóm các ngân hàng TMCP Việt Nam

Về cổ tức, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan nửa đầu năm 2009, ACB đã tạm ứng

cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt 900 đồng/cổ phiếu và đợt 2 trong quý 1/2010 ở mức 1.500đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận năm 2009

Một thành tựu nổi bật khác mà ACB đã đạt được trong năm 2009 bên cạnh việc

hoàn thành các mục tiêu về quản lý, tăng trưởng và lợi nhuận, là ACB là ngân hàng ViệtNam đầu tiên nhận được 6 danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam của 6 tạp chí tàichính ngân hàng uy tín trên thế giới: Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, GlobalFinance, The Asset và The Banker Thị phần huy động và cho vay của Ngân hàng cũng

đã tăng lần lượt là 2,49% và 0,84% so với đầu năm

Ngoài ra, Ngân hàng còn hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lựctại kênh phân phối để làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, đánh giá đúngnăng lực, tưởng thưởng một cách xứng đáng và chính xác cho nhân viên Kết quả là đến31/12/2009 lượng nhân viên toàn hệ thống đã giảm gần 5% chủ yếu do điều chuyển hợp

lý hóa công việc, trong khi quy mô kinh doanh của Ngân hàng tăng từ 45% đến gần80% ở tất cả các chỉ tiêu chính

Với kết quả kinh doanh trên hết sức khả quan và chiến lược kinh doanh đúng đắntrong mọi tình hình, ACB đang chạm gần tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàngđầu Việt Nam trong kế hoạch phát triển đến 2010 và tầm nhìn 2015 Với tham vọng này,ACB mong muốn được tiếp tục được đón nhận sự đồng hành và ủng hộ của tất cả quý

khách hàng, quý cổ đông, và đối tác của ACB trong chặng đường phía trước (Ngân hàng Á Châu – Ngân hàng của mọi nhà).

Trang 14

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH CHÙA HÀ

1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH CHÙA HÀ

1.1 Đặc điểm hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Chùa Hà

Trước khi đi sâu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ACB – CHA, chúng ta cần xem xét phân tích về cơ cấu cho vay và chất lượng tín dụng trong thời gian qua

1.1.1 Tình hình huy động vốn

Hoạt động tín dụng được mở rộng với các đợt phát hành trái phiếu Hình thức này tỏ

ra có hiệu quả trong việc gia tăng nguồn vốn, giảm tỷ trọng vốn do ngân sách nhà nướccấp trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.Năm 2005, ACB- CHA vừa được thành lậpnên tồng nguốn vốn huy động của ACB- CHA là 35 tỷ đồng và tăng dần trong các nămtiếp theo; năm 2007, ACB- CHA có tổng nguồn vốn huy động gấp 3,32 lần so với năm

2006 và đạt con số là 415 tỷ đồng Năm 2008 là năm có nhiều biến động với nền kinh tếnói chung và với ngành ngân hàng nói riêng nhưng tốc độ tăng trưởng của tổng nguồnvốn vẫn tăng mặc dù không lớn, chỉ tăng 22,17% so với năm 2007 Đến năm 2009, cùngvới nhiều chính sách của chính phủ, tốc độ tăng đã khôi phục trở lại và đạt con số là 645

tỷ đồng

Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ACB- CHA là tiền gửitiết kiệm Năm 2007 tăng 78%, chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, song khi màcác nguồn khác giảm đi thì năm 2008, tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng 23% và đầu năm 2009tăng 36% Theo đánh giá chung thì tỷ lệ này cần nên giảm xuống vì nguồn huy động từtiền gửi tiết kiệm có chi phí trả lãi cao hơn so với các nguồn tiền gửi khác và điều này sẽlàm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Tiền gửi không kì hạn và chứng chỉ tiền gửi chiếm khoảng từ 10-15% Chứng chỉ tiềngửi thì tăng chậm, ổn định hơn Còn tiền gửi không kì hạn năm 2007 tăng tới 136% thìđến năm 2008 lại giảm 23% và tăng trờ lại vào năm 2009 Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷtrọng trung bình là 5% trong tổng nguồn vốn huy động Tiền gửi có kỳ hạn tăng chủ yếu

là do nguồn tiền gửi VND Năm 2007 tiền gửi tăng đến 125% so với năm 2006 Đếnnăm 2008, thì nguồn vốn này lại giảm xuống 15% và tới đầu năm 2009 vừa qua thì tăngtrở lại là 22% Đến năm 2008 thì ACB- CHA bắt đầu phát hành trái phiếu, huy động

Trang 15

được 70 tỷ đồng Tuy chỉ chiếm 6% trong tổng vốn huy động song đợt phát hành nàygiúp ACB- CHA thu được không ít lợi nhuận trong khi mà thị trường huy động vốn gặpnhiều biến động trong những năm vừa qua.

Bảng 4: Tình hình huy động vốn qua các năm

Trang 16

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-CHA năm 2009)

1.1.2 Tinh hình sử dụng vốn

Sử dụng vốn là khâu mấu chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Do vậy

sử dụng vốn quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng Cùng với sự phát triển củanền kinh tế trong những năm qua, hoạt động tín dụng của ngân hàng ACB- CHA nóichung đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu của khách hàng Trên cơ sở nguồn vốn huyđộng, hoạt động cho vay và đầu tư liên tục được phát triển

Bảng 5: Tình hình sử dụng vốn qua các năm

Chỉ tiêu Năm

2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009 Vốn huy động/tổng tài sản 83,3% 92,2% 91,4% 98,2%

Tổng dư nợ/tổng tài sản 23,3% 30% 19,3% 37,3%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-CHA năm 2009)

Tuy năm 2008 là năm nhiều biến động song ngân hàng vẫn duy trì được tỷ lệ vốn huyđộng/ tổng tài sản là 91,4%, không thay đổi nhiều so với những năm trước Còn đến năm

2009 thì tỷ lệ này có sự thay đổi đáng kể là 98,1% Có thể thấy tốc độ tăng của tổng vốnhuy động gần bằng tốc độ tăng của tổng tài sản và tổng dư nợ cũng tăng cùng với tốc độnày do tỷ lệ tổng dư nợ/ tổng tài sản cũng ko biến đổi nhiều Tổng dư nợ tính trên vốnhuy động như vậy sẽ vào khoảng trên 20% Con số này không cao cho thây vốn huyđộng được dùng để cho vay còn thấp Điều này cho thấy chi phí trả lãi khá cao trong khidoanh thu từ lãi lại thấp, việc sử dụng vốn chưa thật hiệu quả Tuy như vậy sẽ đảm bảođược khả năng thanh khoản khi cần song sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động tíndụng của ngân hàng

Bảng 6: Tình hình cho khách hàng vay theo các loại hình

Đơn vị:triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Cho vay các tổ chức kinh tế,

Cho vay theo tài trợ của

Trang 17

Phân loại theo các loại hình cho vay thì có: cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân,

cho thuê tài chính và cho vay theo tài trợ của chính phủ và các tổ chức tín dụng Chủ yếu

ACB- CHA cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước vay Năm 2007 khoản vay này

tăng 47% song đến năm 2008 chỉ tăng 8% do đây là năm có sự biến động về lãi suất cho

vay lớn Đến năm 2009 thì lượng vay tăng trở lại, tăng 32% so với năm trước chỉ trong 6

tháng đầu năm

Theo ngành nghề kinh doanh thì ACB - CHA chủ yếu cho vay dịch vụ cá nhân và

công cộng Những năm vừa qua, theo xu hướng chung các ngân hàng đều hướng tới

phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân là chính, như: cho vay mua nhà, mua đồ

dung gia dụng, sửa chữa, du lịch… Đến thời điểm gần cuối năm 2009, nhu cầu tiêu dùng

của dân cư là rất cao nên nhu cầu vay vốn tiêu dung lên tới 30% NHNN hiện cũng đã

cho phép nới rộng đối với hình thức vay vốn này, vừa đáp ứng được nhu cầu “khát vốn”

của tầng lớp dân cư mà cũng góp phần làm tăng doanh thu cho các ngân hàng Cụ thể

với ACB- CHA thì đợt tới, ngân hàng sẽ tăng them 2 tỷ để cho vay tiêu dùng Đồng thời

những khách hàng nào vay vốn để mua sắm, tiêu dùng cuối năm sẽ được vay đến thời

hạn 3 năm và hạn mức tuỳ theo khả năng trả nợ của khách hàng

Bảng 7: Cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Kho bãi, giao thông vận tải và

Tư vấn, kinh doanh bất động

Trang 18

Các ngành kinh doanh khác thì tuỳ vào độ biến động của ngành mà tỷ trọng cho vayvới các ngành là khác nhau Như ngành thương mại có biến động chu kì kinh doanhthấp, không phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, khả năng thu hồi vốn cao nên lượng vay củangành này lớn hơn so với một số ngành khác như xây dựng, nông lâm nghiêp Cho vaydịch vụ tài chính, mua bán chứng khoán, bất động sản năm 2006 chiếm tương đối cao

do đây là năm bùng nổ thị trường chứng khoán, ngân hàng cho vay không lo mất vốn màcòn thu được lãi Song những năm sau thị trường đầy rủi ro này đã tụt dốc, nhà đầu tư cánhân tham gia thị trường đều lỗ nặng, khó có khả năng trả lãi và hoàn vốn Do đó đểđảm bảo an toàn, ACB- CHA hạn chế khoản vay đầu tư cho các thị trường này Chính vìthế mà ngân hàng đã không bị lỗ nặng như một số ngân hàng khác

Nếu phân tích theo thời hạn cho vay thì tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn cao, năm

2008 chiếm 55% và đến năm 2009 chiếm 56% so với tổng dư nợ cho vay, trong khi đó tỷtrọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn chỉ đạt 45% trong năm 2008 và đến năm 2009 đạt44% Bởi vì về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩnchứa nhiều rủi ro Cho nên ngân hàng luôn có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vayngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế pháttriển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay

Nếu phân tích theo loại tiền tệ cho vay thì hình thức cho vay bằng đồng Việt Nam

chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay năm 2008 chiếm 67,6%, và đến năm 2009chiếm 68,6% tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ giải ngân bằng ngoại tệ và vàng cũng tăng đáng kể,năm 2007 tăng 141,4% so với năm 2006, chiếm 32,4% và đến năm 2008 chiếm 31,4%tổng dư nợ cho vay

Cơ cấu dư nợ nếu phân loại theo thành phần kinh tế thì đến năm 2009 cho thấy: chiếm

tỷ lệ cao nhất là khách hàng thể nhân, chiếm 48,5%, kế đến là các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh, chiếm 45,7% và phần còn lại là 5,8% dư nợ cho vay các doanh nghiệp Nhànước Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của Ngân hàng tiếp tục thay đổi tích cựctheo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng chovay đối với thành phần kinh tế phi Nhà nước nhằm hỗ trợ mạnh nhu cầu về vốn cho sựphát triển Khách hàng của ngân hàng mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế.Với chính sách hợp lý, Ngân hàng đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng

đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng

Tình hình dư nợ nhìn chung qua các năm đều tăng cao, sự tăng trưởng này là có cơ sở vàgắn liền với các yếu tố thúc đẩy

Và chất lượng tín dụng thì quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng Phần phân tích chỉtiêu dư nợ tín dụng ở trên cho thấy sự tăng trưởng khá cao của chỉ tiêu này trong thời gianqua Tuy nhiên, hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất lớn vào chấtlượng tín dụng

Trang 19

có giá; vay đầu tư kinh doanh chứng khoán; vay thế chấp chứng khoán chưa niêmyết; vay ứng tiền ngay T; vay thẻ tín dụng( quốc tế, nội địa); vay phát triển kinh tếnông nghiệp; phát hành thư bảo lãnh trogn nước.

- Cho vay tín chấp( không có tài sản đảm bảo): hỗ trợ tiêu dùng cho nhân viên côngty; thấu chi tài khoản( ACB plus 50)

Tiền gửi tiết kiệm: tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ, tiền gửi không kỳ hạn bằng

ngoại tệ, tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNĐ, tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiết kiệmbằng vàng, tiết kiệm lãi suất thả lổi, tiết kiệm bảo hiểm Lộc Bảo Toàn

Tiền gửi thanh toán: tài khoản đầu tư trực tuyến, tiền gửi thanh toán bằng VNĐ,

tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ, tiền gửi có kỳ hạnbằng ngọai tệ, tiền gửi ký quỹ bảo đảm thanh toàn thẻ, tiền gửi thanh toán linh hoạt,lãi suất thẩ nổi

1.2.2 Nhóm khách hàng doanh nghiệp

Là những doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch tai ACB Sản phẩm và dịch vụ tín dụngbao gồm:

Tài trợ vốn lưu động: cho vay sản xuất kinh doanh trong nước, cho vay bổ sung

vốn kinh doanh trả góp, thấu chi tài khoản

Tài trợ xuất khẩu: tài trợ thu mua dự trữ, tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói, tài trợ

xuất khẩu trước khi giao hàng, chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuấtkhẩu theo phương thức L/C, D/A, D/P, cho vay bảo đảm bằng khoản phải theo theo

bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức L/C, D/A, D/P

Trang 20

Tài trợ nhập khẩu: tài trợ nhập khẩu, tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô

Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh trogn nước, bảo lãnh quốc tế.

Cho vay đầu tư: cho vay đầu tư vàng, cho vay đầu tư tiền ngày T.

1.3 Chính sách của ACB – CHA

Nhìn lại những biến đổi và thách thức từ môi trường, có thể nói ngân hàng đã hoànthành kế hoạch lợi nhuận, dự trữ tốc độ tăng trưởng khá cao và đáp ứng tốt yêu cầu về đảmbảo an toàn hoạt động (đặc biệt là chất lượng tín dụng), đồng thời có bước tiến tiếp tụckhẳng định được thương hiệu và vị thế của ACB cũng như ACB- CHA trên thị trường Vớinhững kết quả trên, ACB-CHA đã góp phần giúp ACB chứng tỏ mình là ngân hàng luônđem lại giá trị gia tăng cao và bền vững cho cổ đông cả trong ngắn hạn và dài hạn

Tiến tới năm 2010, Ban lãnh đạo ACB- CHA cho rằng có khó khăn nhưng cơ hội cũngkhông ít Cơ hội đến từ sự phục hồi của kinh tế thế giới nói chung (trong đó khu vực châu

Á tiếp tục làm đầu tàu) và kinh tế trong nước nói riêng Còn khó khăn đến từ việc cácnghiệp vụ kinh doanh đặc trưng của ngân hàng phần nào bị thu hẹp, khả năng tăng trưởngmạng lưới hoạt động bị giới hạn trong khi các loại rủi ro đều gia tăng (thanh khoản, tỷ giá,pháp lý, vận hành) Câu hỏi là làm thế nào để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới vàtiếp tục tiến bước trên con đường thực hiện mục tiêu chiến lược Đối với ACB- CHA, việc

đa dạng hóa thu nhập tiếp tục là trọng tâm với việc điều chỉnh chính sách khách hàng vànâng cao chất lượng tín dụng để tăng thu nhập từ lãi; phát triển các dịch vụ mới và đặcbiệt cải tổ hoạt động thẻ nhằm tạo tiền đề cho việc thu hút thêm thị phần và tăng nguồnthu phí dịch vụ ACB- CHA dự định kết thúc năm 2010 với 20 tỷ đồng lợi nhuận trướcthuế của Tập đoàn, 1000 tỷ đồng tổng tài sản, 504 tỷ đồng huy động từ dân cư và tổ chứckinh tế, 1060 tỷ đồng dư nợ cho vay, trong khi nợ xấu duy trì ở mức dưới 1% Ngoài ra,ACB- CHA sẽ tiếp tục kiện toàn năng lực của tổ chức bằng việc tiến hành trả lương theonăng suất, cải tiến giáo trình và chất lượng đào tạo cũng như tuyển dụng để đảm bảo tìmđược đúng người và phân công đúng việc để mỗi thành viên của tổ chức phát huy được tối

đa năng lực của mình Một trong những công việc hệ trọng mà ACB- CHA phải thực hiệntrong năm 2010 là xây dựng cho được chiến lược phát triển trong 5 - 10 năm tới Các mụctiêu kinh doanh năm 2010 được đặt ra không quá cao nhằm chuẩn bị thật tốt tiền đề tiênquyết cho tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai của ACB- CHA Các tiền đề đó là cơ

sở hạ tầng vững chắc của một NHTM, nguồn nhân lực chất lượng cao, và cơ cấu tổ chứckhoa học; đáp ứng được quy mô và nhu cầu kinh doanh mới; đồng thời với sự nhạy bén

Trang 21

trong tổ chức kinh doanh, có thể đối phó với những bất trắc có khả năng xảy ra Củng cốthể chế, kinh doanh linh hoạt là phương châm hành động năm 2010 của ACB- CHA nóiriêng và ACB nói chung.

Mục tiêu đã được xác định cụ thể, việc thực hiện thành công hay không sẽ nằm ở khảnăng dự báo và ứng phó linh hoạt với tình hình, tính kỷ luật và tuân thủ trong việc thựchiện các giải pháp đề ra Với bản lĩnh đã được tôi luyện qua 2 năm 2008 và 2009 đầy khókhăn và biến động, tập thể ACB và ACB-CHA sẽ tiếp tục phấn đấu vì mục tiêu chung và

có thể tin rằng Hội đồng quản trị và Ban điều hành sẽ tiếp tục có dịp được báo cáo với cổđông những tin tức tốt đẹp về kết quả hoạt động năm 2010

2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB và ACB - CHA

2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ACB và ACB - CHA

2.1.1 Nhận định rủi ro tín dụng tại ACB và ACB – CHA

Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hànghoá để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán … , phục vụ cho phát triển,

mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trênlĩnh vực tiền tệ Vì vậy, hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro mà chúng takhó có thể lường trước được Nguyên nhân của những tiềm ẩn rủi ro này là do ngân hàng

là một trung gian tài chính, huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế với lãi suất thấp, sau

đó cho các tổ chức kinh tế, cá nhân vay lại với lãi suất cao để thu lợi nhuận Nếu ngân hàngkhông đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế hoặc huy động đủ vốn nhưng không có thị trường

để cho vay thì ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, sẽ dẫn đến rủi ro

Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khácnhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh

tế, chính trị, xã hội … Từ đó cũng gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng Hơnnữa, ngân hàng kinh doanh không những chỉ huy động vốn và cho vay mà còn rất nhiềulĩnh vực khác như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liêndoanh, dịch vụ thẻ đại lý … Vì vậy có thể núi rằng rủi ro ngân hàng rất đa dạng Ngoài ra,các ngân hàng đang hoạt động trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa cácngân hàng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng, dẫn đến việc cạnh tranh về lói suất đểhuy động được vốn, làm cho lãi suất huy động vốn cao hơn lãi suất cho vay cũng là mộttrong những nguyên nhân gây ra rủi ro cho ngân hàng

Do đặc thù kinh doanh của ngân hàng nên có rất nhiều loại rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi rongoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng … Trong số tất cả các loại rủi ro kể trên thìrủi ro trong hoạt động tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất, đang diển ra ở mứcđáng quan tâm

Trang 22

Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc lẫnlãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn Rủi ro tíndụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tínhchất tín dụng khác của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại,cho vay ở thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ …

Rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi ngân hàng.Trênthực tế, hầu hết các ngân hàng đều đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ronhưng do rất nhiều nguyên nhân,có nguyên nhân chủ quan và khách quan, rủi ro tín dụngvẫn phát sinh gây ra những thiệt hại đối với ngân hàng

Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ACB- CHA được thể hiện dưới các dạng: “Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn”.

Nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ trong hạn và Ngân hàng đánh giá là có đủ khả

năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn, cá khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày

và Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thuhồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn còn lại

Nợ cần chú ý là các khoản nợ quà hạn từ 10 đến 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh

kỳ hạn trả nợ lần đầu mà Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ các gốc vàlái đúng thời hạn được điều chỉnh lần đầu

Nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, các khoản nợ

được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợlần đầu được phân loại vào nhóm 2, các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi dokhách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

Nợ nghi ngờ là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại

thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời hạn trả nợ được cơ cấulại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai Nợ dưới tiêu chuẩn

và nợ nghi ngờ năm 2008 và năm 2009 tăng lên so với các năm trước Từ năm 2006đến nay thì nợ dưới tiêu chuẩn tăng gấp khoảng 6 lần, nợ nghi ngờ tăng 12 lần và nợ

có khả năng mất vốn tăng 5 lần Tuy con số này chiếm tỷ lệ thấp so với nhiều ngânhang khác và so với toàn ngành song ngân hàng cũng cần đưa ra biện pháp để duytrì ổn định hoặc giảm tỷ lệ nợ xấu đi, đề phòng rủi ro

Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ

cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90 ngày trở lên tính theo thời hạn trả

đã được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại lần hai mà quá hạn tính theo thờihạn trả đã được cơ cấu lại lần hai, các khoản nợ cơ cấu lại lần ba trở lên, nợ khoanh

và các khoản nợ chờ xử lý

2.1.2 Phân tích các rủi ro tại Ngân hàng

Việc phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện theo quyết địnhsố493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNNngày 22 tháng 04 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 23

Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trên thực

tế, vấn đề nợ quá hạn cũng là một vấn đề mà ACB- CHA cần phải quan tâm vì công cụ đo

lường phổ biến tình hình rủi ro tin dụng là chỉ tiêu “nợ quá hạn”, khi mà tỷ lệ nợ quá hạn

lên tới 5% so với tổng dư nợ thì chứng tỏ ngân hàng đang trong tình trạng nguy hiểm cao

và đây cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngânhàng

Bảng 8: Nhóm các khoản nợ của ACB - CHA Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

- Nợ đủ tiêu chuẩn vẫn chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối và tăng trưởng qua các

năm, năm 2006 nợ đủ tiêu chuẩn chiếm 99,3% trong tổng nợ và đến năm 2009 đả tăng gấp3,65 lần chiếm 99,4% trong tổng nợ

- Nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ năm 2008 và năm 2009 tăng lên so với các nămtrước Từ năm 2006 đến nay thì nợ dưới tiêu chuẩn tăng gấp khoảng 6 lần, nợ nghi ngờtăng 12 lần và nợ có khả năng mất vốn tăng 5 lần

Tuy con số này chiếm tỷ lệ thấp so với nhiều ngân hang khác và so với toàn ngành songngân hàng cũng cần đưa ra biện pháp để duy trì ổn định hoặc giảm tỷ lệ nợ xấu đi, đềphòng rủi ro

Bảng 9: Tỷ lệ các khoản nợ Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Trang 24

Nợ xấu/tổng dư nợ của ACB- CHA năm 2007 giảm xuống chỉ còn 0,08%, giảm 60%

so với năm trước Tỷ lệ này năm 2008 và 2009 tăng khá cao so với các năm trước, vàokhoảng 0,9% Tuy nhiên trung bình qua các năm tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đạt chưa đến 1%trong khi tỷ số này của toàn ngành là 2% và một số ngân hàng khác như Eximbank là4,71% , Sacombank là 1,19% cho thấy thành công lớn của ngân hàng trong việc kiểm soát

nợ xấu

Do đề phòng rủi ro phát sinh khi mà các khoản nợ xấu tăng lên như vậy, ngân hàng đãtăng điều kiện cho vay đối với khách hàng, làm giảm dư nợ cho vay/ tổng vốn huy động.Điều này cho thấy ACB- CHA đang có những bước đi chắc chắn, vừa ngăn ngừa rủi ro vừanâng cao chất lượng các khoản vay, mặc dù sẽ làm giảm lợi nhuận từ hoạt động tín dụngcủa ngân hàng

Mặt khác tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các khoản nợ xấu cũng tăng lên chứng tỏ sự

chủ động phòng ngừa của ngân hàng là rất cao Việc tính dự phòng cụ thể được căn cứ trêncác tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm nợ như sau:

( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009)

Dự phòng cụ thể được tính theo số dư các khoản cho vay hoặc cho thuê tài chính từngkhách hàng tại ngày 30 tháng 11 hàng năm trừ đi giá trị của tài sản đảm bảo Giá trị củatài sản đảm bảo được xác định theo các quy định của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

và Quyết định 18/2007/ QĐ-NHNN

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005, dự phòng chung phảiđược lập bằng 0,75% tổng số dư tại ngày 30 tháng 11 của các khoản cho vay khách hàng,không bao gồm các khoản cho vay khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có khả năngmất vốn Mức dự phòng chung này được yêu cầu phải đạt được trong vòng 5 năm kể từngày Quyết định có hiệu lực

Trang 25

-VCSH/Tổng tài

sản 3.80 7.33 7.38 5.52

( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009)

Hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro, Capital Adequacy Ratio –

CAR) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng.Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanhtoán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng,rủi ro vận hành Đây cũng là một trong 5 tiêu chuẩn quan trọng nhất mà các ngânhàng thương mại phải đáp ứng để đảm bảo an toàn hoạt động, theo định hướngquản lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước theo từng thời kỳ Theo quy định củaNgân hàng Nhà nước, đến năm 2008, hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngânhàng phải đạt 8%, theo tiêu chuẩn của Basel I do Ủy ban giám sát các ngân hàngBasel ban hành Bình quân, hệ số CAR của các ngân hàng thương mại quốcdoanh đã tăng từ 7% trong năm 2006 lên 9% trong năm 2007; tỷ lệ này của cácngân hàng thương mại cổ phần cao hơn, bình quân trên 12% Hệ số này của ACBđều đạt mức trên 10% và tăng đều đặn hàng năm

Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản năm 2007-2008 tăng rồi lại giảm xuống năm 2009

song vẫn cao hơn so với trung bình ngành

Như vậy có thể thấy khả năng phòng tránh và đối mặt với rủi ro tín dụng của CHA là rất cao Rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng đang ở mức thấp, không đáng lo ngại.Vấn đề đặt ra với ngân hàng là vừa làm sao duy trì được mức an toàn này mà vẫn sử dụngtốt nguồn vốn huy động, làm tăng doanh thu từ hoạt động tín dụng cho ngân hàng

ACB-2.1.3 Công tác quản trị rủi ro của ACB - CHA

Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điềukiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản có Để duy trì rủi ro tíndụng ở mức thấp nhất, từ nhiều năm nay ngân hàng đã thực hiện chính sách tín dụng thậntrọng Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, HĐTD còn quyết định các vấn

đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các ban tíndụng Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt Các kháchhàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định Sau khithẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độclập sẽ được cấp cho từng khách hàng Ngoài ra, ACB- CHA luôn nghiêm túc thực hiệntrích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ cáckhoản nợ quá hạn theo quyết định của HĐTD Việc thành lập Ban Chính sách và Quản lýtín dụng là nhằm chuyên nghiệp hóa công tác quản lý rủi ro tín dụng Từ những công táctrên ma ACB- CHA đã thu được kết quá đáng kể:

Trang 26

Tỷ lệ nợ xấu của Tập đoàn cuối năm 2009 chỉ là 0,4%, của ACB – CHA là 0,06%.

Với kết quả này, ACB tiếp tục là ngân hàng duy nhất trong nhóm các NHTM cổ phầnhàng đầu có tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5% Chất lượng tín dụng của ACB trong đó có ACB-CHA tiếp tục được khẳng định

Bên cạnh đó, việc quản lý thanh khoản của ngân hàng được thực hiện tốt Trong khi

nhiều NHTM bị tác động mạnh bởi quy định mới của NHNN là giảm tỷ lệ nguồn vốnngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, đồng thời thay đổi theo hướng thắtchặt cách tính toán, thì năm 2009 ACB- CHA duy trì được tỷ lệ này ở mức thấp với độ

an toàn cao Tỷ lệ khả năng chi trả của ACB- CHA cũng luôn được duy trì ở mức caotrong suốt các năm, và tỷ lệ này ở thời điểm cuối năm 2009 là xấp xỉ 12 lần Ngoài ra, tỷ

lệ an toàn vốn của ACB- CHA thời điểm 31/12/2009 đạt 9,73%, cao hơn gần 1,8% sovới quy định của Ngân hàng Nhà nước mặc dù mức độ rủi ro trong hoạt động kinhdoanh ngân hàng nói chung tiếp tục gia tăng

( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009)

2.2 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng

2.2.1 Ưu điểm

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Á Châu đã đạt được

những kết quả đáng kể Cụ thể:

- Dư nợ cho vay tăng trưởng ở mức cao, quản lý rủi ro tốt và kinh doanh hiệu quả, trong

đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng Mặc dù chịu áp lực cạnh tranh khá lớn trên thị trườngnhưng ACB- CHA vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao cả về huy động vốn và cấp tíndụng Ngân hàng đã tận dụng hệ thống giao dịch ngân hàng trực tuyến và danh mục sảnphẩm huy động và cho vay phong phú, đa dạng của mình để tập trung thực thi chiến lượcthâm nhập thị trường Hà Nội, cùng với chiến lược phát triển thị trường tại các vùng kinh tếphát triển

- Ngân hàng đã có kế hoạch và nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cho vay Cụ thể, cho vay đối

với khách hàng thể nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao; tỷtrọng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý Ngân hàng đã tíchcực phát triển hệ thống kênh phân phối, không chỉ là các chi nhánh và phòng giao dịch màcòn là hệ thống máy ATM và kênh ngân hàng điện tử để nâng cao năng lực phục vụ kháchhàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản

Trang 27

phẩm gắn với nhu cầu của người dân, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năngcạnh tranh của ngân hàng

- Ngân hàng đã chú trọng đến công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng Quản lýtín dụng được đặc biệt kiện toàn, cụ thể là: xây dựng chính sách tín dụng trong đó thựchiện nghiêm túc quy định, chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, xác định rõcác giới hạn cho vay để định hướng cho việc tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát Vànhiệm vụ này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhưng không chỉ dừng ở chỗ phát hiện và yêu cầukhắc phục mà còn phải phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết thích hợp vàtriệt để

Với những kết quả trên, có thể kết luận rằng những biện pháp mà Ngân hàng Á Châu đã

áp dụng trong thời gian qua nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng đã có những tácdụng nhất định, chất lượng tín dụng phần nào cũng được cải thiện và quan trọng nhất là đãđược nhìn nhận và đánh giá đúng hướng, đúng bản chất

Tóm lại, với mọi nỗ lực nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cho thấy công táctín dụng tại Ngân hàng Á Châu trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể:quy mô tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức cao, tỷ trọng nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp so vớitổng dư nợ, tuy nhiên có xu hướng tăng

2.2.2 Nhược điểm

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục để nângcao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động tíndụng nói riêng Cụ thể là:

- tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có xu hướng tăng,

- đồng thời việc xử lý nợ xấu, thu hồi lãi và gốc còn gặp nhiều khó khăn,

- nguy cơ gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn vẫn lớn, ngay cả đối với một số món nợchưa đến hạn nhưng chất lượng không cao

Do hoạt động này vẫn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro vì vậy cần có biện pháp kiểm soát vàngăn ngừa

2.3 Chính sách và quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á

Châu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Để thực hiện được mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ kháchhàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi phải tuân thủ một cách nghiêm ngặtquy trình tín dụng đã đề ra

Quy trình cho vay tại Ngân hàng Á Châu được thực hiện thông qua 15 bước cơ bản sau:

Trang 28

2.3.1 Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Tại Sở Giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn

sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết

Và việc này được thực hiện bởi nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) hoặcnhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR)

2.3.2 Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành gửi hồ sơtài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) (tại trung tâm định giá tài sản trựcthuộc Hội sở) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩmđịnh tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo Và nhân viên A/O cũng sẽ tiến hành lập

tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm : việc kiểm tra

hồ sơ pháp lý (chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận

đăng ký thuế, quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp nhân,…), kiểm tra lịch sử vay - trả

của khách hàng kể cả với các ngân hàng khác qua Trung tâm thông thông tin tín dụng củaNgân hàng Nhà nước (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra nănglực tài chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do kháchhàng cung cấp (những thông tin này sẽ được phân tích và tính toán thành các nhóm chỉ tiêunhư: Khả năng tạo ra lợi nhuận, Khả năng khai thác và sử dụng tài sản, Cơ cấu nguồn vốntài trợ và cuối cùng là Khả năng thanh toán của khách hàng) để từ đó đánh giá một cáchchính xác năng lực tài chính của khách hàng, đồng thời tiến hành phân tích phương án vayvốn trên các mặt: phương án sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh đã đăng ký không?, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của phương án trên, nguồn trả

nợ cho phương án vay đó có phù hợp và đảm bảo không? Việc thẩm định phương án vayvốn để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi nhân viên A/O phải có nghiệp vụ chuyên môn vữngvàng và có kiến thức nhất định trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để cóđược những nhận định chính xác về tính khả thi cũng như hiệu quả của mỗi phương án.Ngoài ra nhân viên A/O còn phải cập nhật những thông tin về khách hàng vô phần mềmchấm điểm tín dụng nhằm để đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét tư cách kháchhàng

2.3.3 Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng

Sau khi hoàn thành tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành trình cấp

có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng Sau đó, nhân viên A/O sẽtiến hành photo hồ sơ gởi cho thư ký Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng (để Thư ký gửi đếncác thành viên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng) Tại buổi họp Ban tín dụng/Hội đồng tíndụng, nhân viên A/O sẽ trình bày với các thành viên về nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn

Trang 29

của khách hàng, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà kháchhàng đã đề nghị Các thành viên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng sẽ trực tiếp phỏng vấncác vấn đề có liên quan đến khách hàng vay đối với nhân viên A/O Sau khi các thành viên

đã trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khiđược cho vay, Thư ký sẽ lập Biên bản họp ghi nhận lại các ý kiến thống nhất của các thànhviên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng và sau đó sẽ lập phúc đáp thông báo kết quả xét duyệtkhoản vay cho nhân viên A/O Tối đa hai ngày làm việc kể từ ngày Ban tín dụng/Hội đồngtín dụng quyết định cho vay hoặc không cho vay, nhân viên A/O hoặc nhân viên Loan CSRphải thông báo kết quả cho khách hàng

2.3.4 Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo

Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng, nhân viên A/

O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho nhân viên Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân Nhânviên Loan CSR tiến hành chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèm phúc đáp thông báo kết quảxét duyệt khoản vay cho Nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO) Nhân viênLDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo cho khoản vay

2.3.5 Nhận và quản lý tài sản đảm bảo

Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về tải sản đảm bảo nợ vay, nhân viên LDO

sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định

2.3.6 Lập Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ

Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nộidung phê duyệt của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng đã được thực hiện hoàn tất, nhânviên Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, chuyển chokhách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký

2.3.7 Tạo tài khoản vay và giải ngân

Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, nhân viên Loan CSR chịu tráchnhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng Sau khi tài khoảnvay đã có đầy đủ thông tin và kết nối về tài sản đảm bảo, nhân viên Loan CSR phối hợp

với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay Sau đó, nhân viên giao dịch (Teller) sẽ

thực hiện giải ngân cho khách hàng

2.3.8 Lưu trữ hồ sơ

Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ được nhân

viên Loan CSR thực hiện theo quy định

Trang 30

2.3.9 Kiểm tra, theo dõi khoản vay - thu nợ gốc và lãi vay

Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, nhân viên A/O và Loan CSR sẽ thường xuyêntheo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hình TCBS (TheComplete Banking Solution) hoặc bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinhtrước ngày năm (5) hàng tháng Nhân viên Loan CSR có trách nhiệm soạn thư báo nợgốc và lãi vay đến hạn Nhân viên A/O và Loan CSR tiến hành nhắc nhở, đôn đốckhách hàng trả nợ và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn

trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay

Nhân viên A/O phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình sảnxuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của khách hàng sau khi giải ngân

để đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích Khi kiểm tra, nhân viên A/Ophải lập Biên bản kiểm tra (theo mẫu) Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mụcđích hoặc tình hình hoạt động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng thìnhân viên A/O tiến hành lập tờ trình báo cáo và đề xuất hướng xử lý trình cấp có thẩmquyền xem xét và ký vào tờ trình

2.3.10 Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ),khách hàng phải gửi Giấy đề nghị (theo mẫu) cho ngân hàng theo thời gian đã quy địnhtrong Hợp đồng tín dụng Căn cứ giấy đề nghị này, nhân viên A/O sẽ tiến hành khảo sát,đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đó lập tờ trình thẩm địnhkhách hàng, trong đó phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ và nêu rõ lý

do gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và ý kiến đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý, trình Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng xét duyệt (trình tự hồ sơ gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ giống như bước quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng)

Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng phê duyệt gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theohình thức duyệt ngay trên tờ trình hoặc lập Biên bản họp (theo mẫu)

Trường hợp đồng ý gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, trong Biên bản họp phải nêurõ: thời hạn gia hạn, lãi suất gia hạn, phương thức thanh toán trong thời gian giahạn/thay đổi kỳ hạn/số tiền trả mỗi kỳ hạn Sau khi nhận được phê duyệt đồng ý, nhânviên Loan CSR tiến hành cập nhật, điều chỉnh thông tin thay đổi trên TCBS và lập Phụlục Hợp đồng tín dụng sửa đổi, bổ sung (theo mẫu)

Trường hợp không đồng ý hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, nhân viên A/O phải làm

thủ tục chuyển khoản vay sang nợ quá hạn

Trang 31

2.3.11 Chuyển nợ quá hạn

Trong các trường hợp: đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả đủ nợ đến hạn phảitrả và không được đồng ý hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; hoặc có quyết định thu hồi nợtrước hạn nhưng trong vòng 30 ngày mà khách hàng vẫn không thanh toán đủ nợ vaythì nhân viên A/O sẽ lập tờ trình thẩm định khách hàng về việc xét duyệt chuyển nợ quáhạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Căn cứ vào phê duyệt của cấp có thẩm quyền, nhân viên Loan CSR sẽ thực hiệnchuyển nợ quá hạn trên chương trình phần mềm TCBS Sau đó lập thư báo cho kháchhàng về việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời lập Biên bản bàn giao hồ sơ vay cho Công tyQuản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) hoặc bộ phận xử lý nợ đểtheo dõi, khởi kiện thu nợ vay

2.3.12 Khởi kiện thu hồi nợ xấu

Căn cứ vào hồ sơ khách hàng nợ quá hạn do nhân viên Loan CSR chuyển sang,ACBA/Bộ phận xử lý nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định chức năng, nhiệm

vụ, tổ chức của ACBA/Bộ phận xử lý nợ ACBA/Bộ phận xử lý nợ sẽ dùng một số biện

pháp xử lý nợ như: Đốc nợ (là việc áp dụng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ

mà chưa phải áp dụng biện pháp khởi kiện); Khởi kiện (là biện pháp thu hồi nợ bằngviệc tham gia tố tụng bắt đầu từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi hoàn tất việc thi hành án

để thu hồi nợ); Xử lý tài sản đảm bảo; Và một số biện pháp khác như: chuyển nợ sangngân hàng khác, bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ,…

2.3.13 Miễn, giảm lãi

Khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả lãi vay và có đề nghị nộp hồ sơ đề nghịmiễn, giảm lãi vay, nhân viên Loan CSR sẽ tiếp nhận hồ sơ (bao gồm: Kế hoạch trả nợ

và cam kết trả nợ; Tài liệu chứng minh nguyên nhân, những mức độ tổn thất về tài sản;khó khăn về tài chính; Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất)

Sau đó, nhân viên A/O sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, các thông tin, số liệuđược cung cấp và đối chiếu với thực tế, lập tờ trình miễn, giảm lãi kèm hồ sơ trình cấp

có thẩm quyền ký Trong tờ trình phải nêu rõ: quá trình cho vay, thu nợ và các biện phápđang áp dụng; mức độ tổn thất tài sản và khó khăn tài chính của khách hàng; và đề xuấtmức miễn, giảm lãi

Sau khi cấp có thẩm quyền xem xét hồ sơ vay và có ý kiến đề nghị mức miễn, giảmlãi, nhân viên A/O sẽ trình lên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng (theo trình tự giống nhưbước quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng)

Sau khi nhận được Biên bản họp của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng chấp thuậnmiễn, giảm lãi vay, nhân viên A/O thông báo cho nhân viên Loan CSR thực hiện việc

Ngày đăng: 27/11/2012, 11:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. “Khủng hoảng tài chính toàn cầu, thách thức với Việt Nam” –TS. Nguyễn Đức Hưởng- Nhà xuất bản Thanh Niên, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng tài chính toàn cầu, thách thức với Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh Niên
4. Giới thiệu tổng quan về ACB - http://acb.com.vn/ Link
5. Báo cáo thường niên năm 2007 - http://acb.com.vn/ Link
6. Báo cáo thường niên năm 2008 - http://acb.com.vn/ Link
7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 - http://acb.com.vn/ Link
8. Báo cáo tài chính năm 2009 - http://acb.com.vn/ Link
9. Định hướng, mục tiêu phát triển của ACB - http://acb.com.vn/ Link
1. Lý rhuyết tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính _ Frederic S.Miskin Khác
2. Tạp chí Ngân hàng năm 2008, 2009 Khác
3. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ năm 2008.2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ACB, ACB – CHÙA HÀ - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ACB, ACB – CHÙA HÀ (Trang 3)
Bảng1: Vốn điều lệ qua các năm - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
Bảng 1 Vốn điều lệ qua các năm (Trang 4)
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 6)
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
Sơ đồ 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Trang 9)
Bảng 2: Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của ACB - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
Bảng 2 Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của ACB (Trang 11)
Bảng 2: Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của ACB - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
Bảng 2 Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của ACB (Trang 11)
Bảng 3: Các chỉ số tài chính cảu ACB-CHA - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
Bảng 3 Các chỉ số tài chính cảu ACB-CHA (Trang 12)
Bảng 4: Tình hình huy động vốn qua các năm - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
Bảng 4 Tình hình huy động vốn qua các năm (Trang 15)
1.1.2 Tinh hình sử dụng vốn - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
1.1.2 Tinh hình sử dụng vốn (Trang 15)
Bảng 6: Tình hình cho khách hàng vay theo các loại hình                                                                                                    Đơn vị:triệu đồng - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
Bảng 6 Tình hình cho khách hàng vay theo các loại hình Đơn vị:triệu đồng (Trang 16)
Bảng 7: Cho vay theo ngành nghề kinh doanh - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
Bảng 7 Cho vay theo ngành nghề kinh doanh (Trang 17)
Bảng 9: Tỷ lệ các khoản nợ                                                                                                                   Đơn vị: % - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
Bảng 9 Tỷ lệ các khoản nợ Đơn vị: % (Trang 23)
Bảng 10: Chỉ tiêu từng nhóm nợ - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
Bảng 10 Chỉ tiêu từng nhóm nợ (Trang 24)
Bảng 11: Tỷ lệ trích lập dự phòng - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp
Bảng 11 Tỷ lệ trích lập dự phòng (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w