BÀI THẢO LUẬN KINH TẾ LƯỢNG Hãy xây dựng mô hình nghiên cứu về tỷ giá hối đoái thông qua ít nhất 3 nhân tố ảnh hưởng Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các nước ngày càng quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau trên các mặt kinh tế, thương mại, đầu tư và cùng với sự phổ biến các khu vực mậu dịch tự do và tự do hóa thương mại trong khuôn khổ WTO (Tổ chức thương mại thế giới) đã làm cho thương mại quốc tế giữa các nước đang phát triển với tốc độ cao. Điều đó làm cho quan hệ trao đổi giữa các đồng tiền diễn ra ngày càng mạnh mẽ và giữ vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại và tài chính quốc tế. Trong bối cảnh đó, các quốc gia thường dùng chính sách tỷ giá hối đoái như một phần của chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ cho thương mại quốc tế và phát triển kinh tế. Tỷ giá tác động hầu hết đến các mặt hoạt động của nền kinh tế như tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp…. Trên lý thuyết, khi giữ tỷ giá ổn định thì sẽ tăng cường được lòng tin của công chúng vào đồng nội tệ, đặc biệt tại các quốc gia có mức độ “đô la hóa” cao trong hệ thống tài chính. Chính vì vậy chính phủ cần có những định hướng nào để hoàn thiện chính sách tỉ giá hối đoái, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, trong đó có kim ngạch xuất nhập khẩu, lãi suất và lạm phát là những câu hỏi khiến chúng ta muốn tìm hiểu lời giải đáp. Chính vì vậy, nhóm đã chọn đề tài: “Xây dựng mô hình nghiên cứu về tỷ giá VNĐ với USD” để xác định sự tác động của các nhân tố: lạm phát, lãi suất, thu nhập đến tỷ giá hối đoái, nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình véc tơ hồi quy để kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Sau đó sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy VAR để kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố và tỷ giá để có thể đưa ra cơ chế tác động giữa các biến này. Dựa trên dự báo đó, Ngân hàng Nhà nước có thể xây dựng chính sách thị trường nhằm ổn định tỷ giá.