1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May

38 1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 339,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là họat động rất cần thiết cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp nói chung và sinh viên khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế nói riêng.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là họat động rất cần thiết cho sinh viên chuẩn bị tốtnghiệp nói chung và sinh viên khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế nói riêng.Qúa trình thực tập rất quan trọng, giúp cho sinh viên thu thập được những kiếnthức thực tế rất hữu ích cho những bước tiến tiếp theo dựa trên nền tảng kiếnthức đã tích lũy được từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Để đạt đựơc mục đíchđó, em đã lựa chọn công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May để thực tập và tíchlũy kiến thức, kinh nghiệm thực tế.Trong quá trình thực tập em đã được sự giúpđỡ và chỉ bảo tận tình của Cán bộ công nhân viên trong công ty nhất là các côchú phòng Xúc tiến và phát triển Dự án Khi thực tập ở công ty Sản xuất xuấtnhập khẩu Dệt May em đã thu thập được nhiều kiến thức thực tế về quy trình vàthủ tục Xuất nhập khẩu hàng hóa như làm các thủ tục hải quan, lập và phát triểndự án… Thông qua các tài liệu thu thập được em đã sàng lọc, phân tích,sosánh… để tổng hợp lên bài viết này Bài viết của em ngoài phần mở đầu, kếtluận, danh mục các bảng biểu, đồ thị, mục lục và danh mục tài liệu tham khảobáo cáo gồm các phần sau:

Chương I: Giới thiệu khái quát về công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May.Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sảnxuất xuất nhập khẩu Dệt May.

Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinhdoanh của công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May đến năm 2010

Em xin chân thành cảm ơn TS Tạ Văn Lợi và các thầy cô trong khoa Kinhtế và kinh doanh qúôc đã hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình trong quá trình thựctập cũng như làm Báo cáo thực tập tổng hợp Qua bài viết này em cũng xin đượcgửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú phòng Xúc tiến và phát triển Dự án đãcung cấp số liệu và hướng dẫn thực tập cho em

Tuy em đã cố gắng nhưng trong quá trình làm Báo cáo thực tập tổng hợp sẽkhông tránh khỏi những sai sót Em tha thiết mong các thầy cô xem xét và góp ýđể bài viết của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 2

1.1 Giới thiệu khái quát về công ty.

Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May là doanh nghiệp Nhà nước, đơnvị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Dệt May Việt Nam và là đơn vị kinhdoanh thương mại hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước.

Tên công tỵ: Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May

Tên giao dịch quốc tế: The Garment-Textiles Import-and ProductionCorporation; Tên viết tắt:VINATEXIMEX.

Trụ sở chính được đặt tại: số 20 Đường Lĩnh Nam-Quận Hoàng Mai-Tp Hà Nội Điện thoại: (84-4) 6335586/6335517 Fax: (84-4) 8624620/6335520Email: vinateximex@vinateximex.vn

Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0116000693

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: P.205, Số 4, Lê Lợi, Phường Bến Nghé,Quận 1

Căn cứ Nghị định số 180/2004/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2004 của

Trang 3

Chính phủ về thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước và Thôngtư 04/2005/TT-BKH ngày 17 tháng 08 năm 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tưhướng dẫn trình tự, thủ tục thành lập mới, tổ chức lại, đăng ký kinh doanh vàgiải thể công ty nhà nước.

Thực hiện quyết nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt-May ViệtNam quyết định hợp nhất Công ty Xuất nhập khẩu Dệt May, GCN ĐKKD Số:313453 cấp ngày 14/07/2000 và Công ty Dịch vụ Thương mại số 1, GCNĐKKD Số 301282 cấp ngày 03/12/1995 thành Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩuDệt May ngày 21/2/2006 đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Dệt-MayViệt Nam

Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May tiền thân là công ty Xuất nhậpkhẩu Dệt May Khi mới thành lập công ty Xuất nhập khẩu Dệt May đã nhậnđược sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơquan hữu quan Lúc mới thành lập công ty chỉ có 4 phòng bao gồm phòng Tàichính kế toán, phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng Xuất nhậpkhẩu dêt-may, phòng kinh doanh vật tư dệt may Số vốn ban đầu của công tynhư sau:

Tổng số vốn pháp định ban đầu của công ty: 1.562.500 triệu đồngTrong đó: Vốn cố định: 1.015.360 triệu đồng

Vốn lưu động: 547.140 triệu đồng Vốn điều lệ: 30.338 triệu đồng

Đến năm 2002 công ty thành lập thêm 2 phòng mới là phòng Tổ chứchành chính và phòng Kế hoạch thị trường nay gọi là phòng kế hoạch tổng hợp

Đến năm 2003 công ty thành lập thêm phòng dự án để đảm bảo các hoạtđộng kinh doanh trong công ty không bị chồng chéo tránh một phòng phải đảmnhận nhiều công việc một lúc làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.

Đến năm 2006 công ty Xuất nhập khẩu Dệt May sát nhập với công ty Dịchvụ thương mại số 1 và đổi tên thành công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May

Tổng nguồn vốn của công ty tính đến ngày 31/12/2006: 214,369,700,474

Trang 4

1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.

- Công ty kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các Công tyXuất nhập khẩu Dệt May và Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 Công ty cóquyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh như sau:

- Công ty có nhiệm vụ tổ chức bộ máy quản lý,tổ chức kinh doanh phù hợpvới mục tiêu nhiệm vụ Tổng công ty giao Quyết định phương án sản xuất kinhdoanh theo nghành nghề có trong đăng ký kinh doanh, theo từng thời điểm.Xâydựng các định mức kinh tế kỹ thuật,tiêu chuẩn chất lượng nhãn mác sản phẩm,đơn giá tiền lương, quy chế thưởng phạt phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạtđộng của Tổng công ty và pháp luật nhà nước.

- Đối với kinh doanh xuất nhập khẩu: Công ty được Tổng công ty giaohoặc uỷ quyền làm đầu mối của Tổng công ty để thực hiện việc xây dựng, tổchức thực hiện một số dự án lớn và nhiệm vụ về kinh doanh xuất nhập khẩu doNhà nước giao cho Tổng công ty; phối hợp với các ban chức năng của Tổngcông ty xúc tiến phát triển thương mại Tổng công ty Dệt-May Việt Nam vớichức năng là công cụ kinh doanh xuất nhập khẩu tập trung của Tổng công ty.

-Công ty có chức năng kinh doanh những nghành nghề phù hợp với mụctiêu, nhiệm vụ mà Tổng công ty giao, mở rộng quy mô kinh doanh theo khảnăng của Công ty và nhu cầu thị trường: kinh doanh những ngành nghề khác

Trang 5

theo quy định của pháp luật Thực hiện các chỉ tiêu hạn ngạch xuất nhập khẩuhàng năm, lựa chọn, khai thác và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

- Công ty có quyền quyết định giá kinh doanh nguyên phụ liệu, thiết bị, phụtùng, sản phẩm và dịch vụ trong Công ty theo phân cấp và theo khung giá quyđịnh của Tổng công ty áp dụng cho từng thời kỳ Việc kinh doanh xuất nhậpkhẩu một số vật tư, nguyên liệu, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ quan trọng thựchiện theo hướng dẫn về giá và khung giá của Tổng công ty Trường hợp phải ápdụng mức giá xuất nhập khẩu nằm ngoài giá và khung giá quy định thì phảiđược sự đồng ý của Tổng công ty.

- Công ty có quyền tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo, chothôi việc và các quyền khác của người lao động theo định biên của Tổng công tyvà quy định của bộ Luật lao động; lựa chọn các hình thức trả lương, thưởngtương ứng với kết quả sản xuất kinh doanh, phù hợp với bộ luật lao động Đồngthời công ty được mời và tiếp xúc các đối tác nước ngoài của công ty tại ViệtNam và được tham gia vào các đoàn của Tổng công ty hay theo thư mời của đốitác kinh doanh ra nước ngoài công tác, học tập, tham quan, khảo sát.

- Công ty được sử dụng vốn và các quỹ của công ty để phục vụ kịp thờicác nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn, có hiệu quả nguồn vốn đượcgiao dồng thời được phép vay vốn của Tổng công ty, được huy động vốn đểhoạt động kinh doanh theo đúng Quy chế tài chính của Tổng công ty đổi với đơnvị hạch toán phụ thuộc. Công ty được thành lập, quản lý và sử dụng các quỹ theophân cấp của Tổng công ty

- Công ty được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãikhác khi thực hiện các nhiệm vụ theo lệnh của Tổng công ty, nếu mức giá củaTổng công ty không bù đắp được chi phí sản xuất dịch vụ này đồng thời công tycòn được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư, hoặc tái đầu tư theo quy định củaTổng công ty Công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp cácnguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào,trừ những khoản đóng góp tự nguyện vì mục đích nhân đạo hay công ích.

Trang 6

II MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢNTRỊ CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY.

1.2.1 Mô hình tổ chức sản xuất.

Công ty sau khi chào hàng, nhận được đơn hàng tiến hành xúc tiến tìm cácnguồn hàng hoặc tìm các đối tác để sản xuất sản phẩm sau đó giao thành phẩmcho khách hàng Để thuận tiện cho việc giao nhận hàng và tìm đối tác làm ăncông ty đã có 2 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng.

Trang 7

1.2.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị.

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất và quản trị của công ty.

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính).

1.2.2.1 Ban giám đốc

* Tổng giám đốc công ty: Tổng giám đốc công ty do Tổng giám đốc Tổng

công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Tổngcông ty Tổng giám đốc công ty là đại diện pháp nhân, có quyền cao nhất trongcông ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và pháp luật về mọi hoạt động củađơn vị mình quản lý Khi vắng mặt, Tổng giám đốc uỷ quyền cho một Phó Tổng

Ban giám đốc

các phòng kd

văn phòng đại diện

phòng xnk dệt

phòng kd xnk

tổng hợp

phòng dự án

phòng kd xnk vật tư

phòng kd nội

trung tâm sx

kd chỉ

trung tâm tk

mẫu

vp đại diện

vp đại diện tp hp

trung tâm t.mại

cửa hàng

giới thiêu

SPtài chính kế

kế hoạch tổng hợpTổ chức hành

chính

Trang 8

giám đốc quản lý và điều hành công ty Tổng giám đốc công ty có nhiệm vụ vàquyền hạn sau:

Thứ nhất: Tổng giám đốc công ty có quyền nhận vốn(kể cả công nợ), đất

đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để quản lý và sửdụng theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và pháttriển vốn và tiến hành giao các nguồn lực đã nhận được cho các đơn vị trựcthuộc công ty theo phương án đã được Tổng công ty duyệt đồng thời Tổng giámđốc công ty được quyền ký hợp đồng kinh tế, khiếu kiện hợp đồng theo uỷquyền của Tổng giám đốc Tổng công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty, nhượng bán, thuê và cho thuê tài sản thực hiện theo quy định tạiQuy chế tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc và đượcquyền ký hợp đồng vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theouỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty.

Thứ hai: Tồng giám đốc công ty có quyền xây dựng chiến lược phát triển,

kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án hợp tác và đầu tư với nước ngoài,dự ánliên doanh của công ty trình Tổng công ty phê duyệt trên cơ sở chiến lược pháttriển của Tổng công ty đồng thời Tổng giám đốc công ty có quyền điều hành cáchoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giámđốc Tổng công ty về kết quả kinh doanh của công ty.

Thứ ba: Tổng giám đốc công ty có quyền ban hành quy chế tiền lương, tiền

thưởng, nội quy về khen thưởng, kỷ luật, Quy chế lao động áp dụng trong côngty…phù hợp với Quy chế tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toánphụ thuộc và phù hợp với bộ Luật Lao động đồng thời có quyền bổ nhiệm, miễnnhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ chức danh thuộc quyền của mình như:Trưởng phòng,Phó Trưởng phòng…,Trưởng và Phó các đơn vị trực thuộc côngty Tổng giám đốc công ty cũng có quyền khen thưởng, kỷ luật, quyết địnhtuyển dụng, ký hợp đồng lao động, bố trí, điều động, cho thôi việc đối với laođộng trong công ty theo quy định của bộ Luật Lao động và theo định biên đãđược Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt.

Trang 9

Thứ tư: Tổng giám đốc công ty được quyền áp dụng các biện pháp vượt

thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp( thiên tai, địch hoạ…) và chịutrách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời phải báo cáo ngay với Tổngcông ty và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tiếp đồng thờiđược quyền thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc công ty theo yêucầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở phê duyệt của Tổngcông ty Tổng giám công ty có quyền thành lập các hội đồng tư vấn về các lĩnhvực: giá, các dự án đầu tư, khen thưởng, kỷ luật…theo quy định hiện hành vàcùng với Chủ tịch công đoàn xây dựng và ký kết thoả ước lao động tập thể theoquy định của bộ Luật Lao động và Luật công đoàn.

Thứ năm: Tổng giám đốc công ty có nhiệm vụ báo cáo với Tổng công ty và

các cơ quan Nhà nước có thẩm về kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chínhtổng hợp, bảng cân đối tài sản của công ty (theo pháp lệnh báo cáo thống kê)đồng thời Tổng giám đốc công ty phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng côngty và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đối với việc thực hiện nhiệm vụđiều hành của mình.

Thứ sáu: Khi thay đổi Tổng giám đốc công ty, Tổng giám đốc mới có

quyền và trách nhiệm đề xuất Tổng giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm hoặc miễnnhiệm lại chức danh Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng công ty Các chức danhthuộc thẩm quyền quyết định của Tổng giám đốc cũ hết hiệu lực, Tổng giám đốcmới xây dựng phương án nhân sự để ra quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại.Việc bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại thực hiện theo quy định và thủ tục hiện hành.

* Phó tổng giám đốc công ty: Phó Tổng giám đốc công ty do Tổng giám

đốc Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghịcủa Tổng công ty Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc và có quyền điềuhành một hoặc một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công của Tổng giámđốc công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty và phápluật về những công việc được giao

Trang 10

1.2.2.2 Các phòng ban chức năng.

* Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng giúp công ty quản lý nhân sự,

sắp xếp các hoạt động trong công ty Quan tâm đến đời sống của cán bộ côngnhân viên trong công ty Truyền đạt các thông tin trong nội bộ công ty tới mọingười trong công ty một cách đầy đủ và kịp thời Có kế hoạch bồi dưỡng các cánbộ chủ chốt trong công ty để nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho cán bộ côngnhân viên trong công ty.

* Phòng tài chính kế toán: Lập kế hoạch, theo dõi, hướng dẫn các mặt

công tác về tài chính, kế toán giúp công ty chủ đồng về nguồn vốn để phục vụcho các phòng Lập báo cáo thống kê theo định kỳ nộp cho các cơ quan chủquản, thực hiện đầy đủ mọi quy định của Nhà nước về công tác tài chính.

* Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ tham mưu, xây dựng và theo

dõi việc thực hiện các kế hoạch của Tổng công ty và Nhà nước giao Thống kê,tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng xúc tiến các mối quan hệnhằm cung cấp cập nhật, đầy đủ thông tin về thị trường tới từng phòng ban trongcông ty Phân bổ kế hoạch cho từng phòng một cách hợp lý và theo dõi thựchiện, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.

* Các phòng kinh doanh: bao gồm phòng Xuất nhập khẩu Dệt May, phòng

kinh doanh Xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng dự án, phòng kinh doanh xuất nhậpkhẩu vật tư, phòng kinh doanh nội địa, trung tâm thiết kế mẫu Chức năng vànhiệm vụ của các phòng là tương tự nhau( chỉ khác nhau ở đối tượng kinhdoanh) Mỗi phòng kinh doanh những mặt hàng riêng và chúng thường gắn vớitên của phòng Chẳng hạn phòng XNK dệt may chuyên kinh doanh những mặthàng liên quan đến nghàng dệt may như: bông, len, tơ,sợi… Trung tâm thiết kếmẫu chuyên thiết kế và tạo mẫu theo đơn đặt hàng của các phòng hoặc tự thiếtkế đưa đi giới thiệu ở các đại lý, các cửa hàng truyền thống…

1.2.2.3 Các đơn vị trực thuộc.

Các đơn vị trực thuộc của công ty gồm có: Trung tâm kinh doanh nguyênphụ liệu Dệt May Da giày,Cửa hàng, Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh,

Trang 11

Xí nghiệp sản xuất chỉ, kho hàng, Văn phòng đại diện tại Tp Hải Phòng…và làcác đơn vị hạch toán báo sổ của công ty.Quy chế về tổ chức và hoạt động củacác đơn vị trực thuộc do Tổng giám đốc công ty phê chuẩn ban hành phù hợpvới điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.Các đơn vị trực thuộc công ty đượcquyền kinh doanh theo phân cấp của Tổng giám đốc công ty, có trách nhiệmquản, bảo toàn và phát triển toàn bộ vốn, tài sản và nguồn lực khác do công tygiao, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với công ty Công ty chịutrách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động của đơn vị trực thuộc.

III ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY SẢNXUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY.

1.3.1 Đặc điểm về lao động.

Qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, công ty đã xây dựng đượcđội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao.Các cán bộ lãnh đạo đều được đào tạo chính quy trong môi trường đào tạo tốt

Bảng 1 : Cơ cấu lao động của công ty qua các năm( 2004-2006)

Stt NămLao động

7 LĐ nghiệp vụ ngoạithương, ngoại ngữ

Trang 12

từ 120 lao động năm 2003 tăng lên 190 lao động năm 2006 Tuy nhiên, số lượnglao động trẻ dưới 40 tuổi hơi ít, phần lớn là lao động trên 40 tuổi cụ thể năm2006 tăng 16% so với năm 2003 Điều này thể hiện công ty có đội ngũ lao độnggiàu kinh nghiệm, nhưng tính năng động và linh hoạt không cao so với đội ngũlao động trẻ Số lao động làm trong lĩnh vực quản lý tăng đều qua các năm từ 20người năm 2003 tăng lên 33 người vào năm 2006 do yêu cầu thực tế của công tyđó là tăng lĩnh vực kinh doanh, tăng thị trường…

Về cơ cấu lao động theo giới: Số lao động nam trong công ty qua các năm

đã tăng năm 2003 có 48 lao động nam thì năm 2006 là 88 người Tuy nhiên sốlao động nữ vẫn chiếm đa số, mức độ chênh lệch về số lượng lao động nam vànữ trong công ty qua các năm là không đều nhau năm 2003 số lao động nữ nhiềuhơn số lao động nam là 70%, năm 2004 là 22%, năm 2005 là 18%, năm 2006 là8%.

Về cơ cấu lao động theo trình độ: Trình độ của người lao động trong công

ty ngày càng được cải thiện và nâng cao Số lượng lao động có trình độ trên ĐHtừ lúc không có vào năm 2003 thì sau 3 năm đến năm 2006 số lao động có trìnhđộ trên ĐH là 2 người Số lao động có trình độ ĐH liên tục tăng qua các năm,sau 3 năm hoạt động tăng 16% từ 59% năm 2003 tăng lên 75% vào năm 2006.Điều đó chứng tỏ công ty luôn luôn quan tâm đến tuyển dụng, đào tạo để nângcao trình độ và năng lực cho đội ngũ lao động trong công ty Số lao động cótrình độ từ CĐ trở xuống ngày càng giảm từ 41% năm 2003 xuống còn 23,9%vào năm 2006, số lao động này chủ yếu làm trong các phòng hành chính, phòngbảo vệ, lái xe… Về số lao động chuyên ngành ngoại thương, ngoại ngữ liên tụctăng qua các năm tăng 10% từ năm 2003(16%) đến năm 2006(26%) Tuy nhiêntăng 10% là hơi ít vì với Doanh nghiệp kinh doanh thương mại chủ yếu các hoạtđộng liên quan đến lĩnh vực Xuất nhập khẩu thì chuyên ngành ngoại thương vàngoại ngữ là rất cần thiết.

1.3.2 Đặc điểm về công nghệ và thiết bị.

Tuy mới hợp nhất nhưng công ty có được cơ sở vật chất khá đầy đủ hầu hết

Trang 13

người lao động thuộc bộ phận kinh doanh trong công ty đều được trang bị máytính cá nhân nối mạng, máy in và điện thoại bàn, các máy điện thoại trong côngty đều nối với nhau để thuận tiện cho việc liên lạc giữa các phòng ban Hiện tạicông ty chỉ 2 máy Fax và 1 máy photocopy Do là công ty thương mại nên cáctrang thiết bị để sản xuất trực tiếp ra sản phẩm còn hạn chế chỉ có một xưởngsản xuất kinh doanh chỉ nhỏ với 11 máy sản xuất chỉ Để phục vụ cho nhu cầumay mẫu thiết kế công ty đã trang bị cho Trung tâm thiết kế mẫu 7 thiết bị máymay, 11 thiết bị máy may chuyên dùng và 3 thiết bị khác là máy cắt vải, bộ bànlà hơi và bàn cắt.

1.3.3 Đặc điểm về vốn và cơ cấu vốn.

Vốn của công ty gồm có: vốn của Tổng công ty giao lần đầu, Vốn đượcTổng công ty bổ sung, Việc phân phối lợi nhuận được thực hiện theo Quy chếtài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm (2003- 2006)Stt Năm

Vốn

%1Vốn CSH24.82915,9626.90312,2425.33017,46 45.13721,062vốn vay tín dung130.786 84,04 192.861 87,76 119.773 82,54 169.231 78,943Vốn lưu động151.046 97,06 215.490 98,08 140.987 97,16 207.595 96,844Vốn cố định4.5692,944.2291,924.1162,846.7733,16 Tổng nguồn vốn155.615100219.719100145.103100214.368100

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn của công ty qua các năm đã tăngnhưng không đều qua các năm, năm 2004 và năm 2006 nguồn vốn của công tytăng đột biến, tăng gần gấp 2 lần so với nguồn vốn năm trước đó do nhu cầuphát triển hoạt động kinh doanh của công ty Nguồn vốn CSH của công ty tăngđều qua các năm, sau 3 năm nguồn vốn CSH của công ty đã tăng 5,1% từ năm2003(15,96%) đến năm 2006(21,06%) Điều đó chứng tỏ công ty đã chủ độnghơn về nguồn vốn Tuy nhiên vốn vay của công ty đã giảm sau 3 năm đã giảm5,1% từ năm 2003(84,04) đến năm 2006(78,94%) Vốn vay giảm do năm 2006tình hình tài chính trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, dẫn

Trang 14

đến lãi suất vay cao do đó Tổng công ty Dệt May đã giao thêm vốn cho công tyđể chủ động hơn trong kinh doanh.

Nguồn vốn lưu động tăng giảm không đều nhau, mức độ tăng giảm giữacác năm chênh lệch nhau rất ít, chứng tỏ tốc độ quay vòng của vốn là tương đốiổn định qua các năm Tuy nhiên sang năm 2006, vốn cố định của công ty đãtăng chiếm 3,16% tổng nguồn vốn so với các năm trước dó, bởi vì năm 2006công ty đã đầu tư đổi mới thêm một số trang thiết bị cũ không còn sử dụng đượcnữa.

Trang 15

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty.

Công ty có nhiệm vụ kinh doanh rất nhiều các ngành, nghề, lĩnh vực quyđịnh trong Giấy phép đăng ký kinh doanh cụ thể gồm các mặt sau:

Công nghiệp dệt may: kinh doanh nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng,

phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may,sản xuất kinh doanh hàng dệt may gồm các chủng loại xơ, vải,hàng may mặc,dệt kim, chỉ khâu, khăn bông len, thảm đay tơ, tơ tằm.

Kinh doanh nguyên liệu bông xơ, kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phụcvụ cho sản xuẩt kinh doanh và nghiên cứu khoa học.

Xuất nhập khẩu: Hàng dệt may(gồm các chủng loại bông xơ, sợi,vải, hàng

may mặc, dệt kim,chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm, nguyên liệu),thiết bị phụ tùng ngành dệt may, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm Hàng côngnghệ thực phẩm, Nông, lâm, hải sản, Thủ công mỹ nghệ, Ô tô, xe máy, các mặthàng tiêu dùng khác,Trang thiết bị văn phòng, Thiết bị tạo mẫu thờitrang,Phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, cao su.

Dịch vụ: Thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ

ngành dệt may, Thi công lắp đặt hệ thống điện lạnh, Tư vấn, Thiết kế quy trìnhcông nghệ, bố trí máy móc thiết bị cho ngành dệt may, da giầy, lắp đặt hệ thốngđiện công nghiệp, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy Sản xuất kinh doanh,sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy móc thiết bị công nghiệp Thựchiện các dịch vụ thương mại và công việc có tính chất công nghiệp dịch vụ đàotạo nghề may công nghiệp Uỷ thác mua bán xăng dầu Kinh doanh kho vận, khongoại quan, Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, vận tải, du lịch lữhành trong nước.

Kinh doanh thương mại: Kinh doanh hàng công nghệ phẩm:Nông, lâm, hải

Trang 16

sản,Thủ công mỹ nghệ, Ô tô, xe máy, Các mặt hàng công nghệ tiêu dùng khác,Thiết bị phụ tùng ngành dệt may, Trang thiết bị văn phòng, Văn phòng phẩm,Thiết bị tạo mẫu thời trang, Phương tiện vận tải, Vật liệu điện, điện tử, đồ nhựa,cao su, Nước uống dinh dưỡng và mỹ phẩm các loại, Phụ tùng, máy móc, thiếtbị phục vụ công nghiệp, Dụng cụ quang học, hệ thống kiểm tra đo lường phụcvụ các công tác thí nghiệm, Phế liệu và thành phẩm sắt, thép và kim loại mầu.

Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh( kiốt, trung tâm thươngmại), Cho thuê kho, bãi đậu xe, dịch vụ giữ xe, Mua bán hàng dệt may thời trang,thực phẩm công nghệ, hoá mỹ phẩm, nông ,lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, thiếtbị văn phòng, văn phòng phẩm, vật liệu điện, điện tử, đồ nhựa, hàng công nghiệptiêu dùng khác, Cho thuê nhà xưởng, Dịch vụ cho thuê nhà ở.

Bảng 3: Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh của công ty qua các năm(2003-2006)

ĐVT: tỷ VNĐ

Stt Năm DT

124,8 16,42

100 606,26

100 448,78

Trang 17

NK năm 2006 tăng 160,75 tỷ VNĐ so với năm 2005 Nhìn chung qua các năm thìkim ngạch NK của công ty đều lớn hơn kim ngạch XK, kinh doanh uỷ thác củacông ty chiếm tỷ lệ nhỏ Doanh thu từ kinh doanh nội địa tăng tương đối cao từ98,23 tỷ VNĐ năm 2003 tăng lên 234,91 tỷ VNĐ vào năm 2006 do thị trườngtrong nước đã phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

2.2 Sản phẩm và thị trường kinh doanh của công ty.

2.2.1 Đối với thị trường xuất khẩu.

Công ty có tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 9,0 triệu USD/ năm.Hiện tại, thị trường XK của công ty đã mở rộng và đã tạo được nhiều kháchhàng mới góp phần nâng cao tổng kim ngạch XK của công ty Công ty XK rấtnhiều mặt hàng như hàng may mặc: zacket, sơmi, quần… Hàng dệt: dệt kim,khăn bông, hàng thủ công, hàng len…

Bảng 4: Cơ cấu sản phẩm theo thị trường xuất khẩu của công ty qua các năm 2006).

(Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty năm 2003-2006)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trị giá xuất khẩu các mặt hàng của côngty ở các thị trường qua các năm tăng giảm không đều nhau Thị trường XK

Trang 18

chính của công ty là Mỹ và EU với hàng may mặc chiếm tỷ trọng chính, tiếpđến là mặt hàng dệt với thị trường XK chính là Nhật Bản Ngoài ra, công tycòn kinh doanh nhiều mặt hàng khác như vải Thái Lan, màn tuyn Canađa…năm 2006 trị giá XK mặt hàng khác tăng cao hơn so với các năm trước trên10 lần, đồng thời thị trường của công ty cũng không ngừng được mở rộng.

2.2.2 Đối với thị trường nhập khẩu.

Về thị trường nhập khẩu tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân là 27,0triệu USD/ năm Công ty đã nhập khẩu bông xơ từ Châu Phi, Mỹ, Australia,Uzebekistan Nhập khẩu thiết bị máy móc cho ngành dệt may và các ngànhcông nghiệp Nhập khẩu các loại nguyên liệu phục vụ cho các ngành côngnghiệp khác như giấy kraft để sản xuất bao bì xi măng, PVC nội thất chongành xây dựng…Nhập khẩu hoá chất thuốc nhuộm từ singapore, Hàn Quốc,Trung Quốc, Đài Loan.

(Nguồn: Báo cáo tình hình nhập khẩu của công ty năm 2003- 2006)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Thị trường NK chủ yếu của công ty vẫn lànhững bạn hàng truyền thống như Mỹ, Nhật, Trung Quốc… Mặt hàng mà côngty nhập khẩu đều là những mặt hàng mà thị trường Việt Nam không có khả năng

Trang 19

cung cấp đủ hoặc có nhưng không đảm bảo về chất lượng Tổng trị giá NKkhông ngừng tăng năm 2006 đạt 29.516.000 USD chứng tỏ công ty đã có đượcnhiều đơn hàng hơn Hình thức XK chủ yếu của công ty là qua hình thức giacông, vì thế công ty chỉ sử dụng một phần nhỏ nguồn nguyên phụ liệu từ trongnước Bởi vậy, trong cơ cấu mặt hàng NK thì nguyên phụ liệu là mặt hàngcông ty NK là chủ yếu từ các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật… năm 2006 trịgiá NK nguyên phụ liệu giảm 23% so với năm 2005 bởi vì khi lập kế hoạchcông ty đã dự định giá nguyên phụ liệu sẽ tăng hơn nữa, nên công ty đã NK vàođể dự trữ cho sản xuất kinh doanh của các kỳ kinh doanh tiếp theo Trongnhững năm gần đây, do nhu cầu về đổi mới trang thiết bị, maý móc cho ngànhDệt May của các Doanh nghiệp trong nước, nên công ty đã tăng giá trị NK máymóc, thiết bị cho ngành Dệt May để bán cho các Doanh nghiệp, năm 2006 trị giáNK máy móc, thiết bị là 9169000USD tăng hơn so với năm 2005.

2.3 Hoạt động Marketing của công ty.

2.3.1 Kế hoạch Marketing của công ty.

Công ty thường xuyên cử cán bộ tham gia các hội chợ, triển lãm ở trong vàngoài nước để có cơ hội tìm kiếm thêm khách hàng và ký kết các hợp đồng.Công ty thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về bông, xơ, tơ… mời cácdoanh nghiệp tham gia để tăng thêm thương hiệu cho công ty Ngoài ra, công tycòn thực hiện các hoạt dộng quảng cáo bằng cách đưa ra các catalogue cho từngphòng mỗi khi có mặt hàng mới kinh doanh Sau đó, công ty cử người đi giớithiệu, chào hàng Để phục vụ cho việc tạo ra những mẫu thiết kế mới, theo đơnđặt hàng của các phòng hoặc công ty tự thiết kế thì vai trò của Trung tâm thiếtkế mẫu là rất quan trọng.

2.3.2 Mạng lưới kênh phân phối của công ty.

Để thuận tiện cho việc vận chuyển, nhận hàng và thực hiện các giao dịchthương mại với khách hàng, công ty đã có 2 văn phòng đại diện tại TP Hồ ChíMinh và Hải Phòng Tuy nhiên việc quản lý và kiểm soát rất phức tạp nhưngcông ty đã từng bước khắc phục được tình trạng này.

Ngày đăng: 27/11/2012, 10:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị. - Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
1.2.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị (Trang 7)
Qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, công ty đã xây dựng được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao - Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
ua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, công ty đã xây dựng được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao (Trang 11)
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh của công ty qua các năm (2003-2006) - Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
Bảng 3 Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh của công ty qua các năm (2003-2006) (Trang 16)
Bảng 4: Cơ cấu sản phẩm theo thị trường xuất khẩu của công ty qua các năm (2003-2006). - Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
Bảng 4 Cơ cấu sản phẩm theo thị trường xuất khẩu của công ty qua các năm (2003-2006) (Trang 17)
Bảng 5: Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu theo thị trường của công ty qua các năm( 2003-2006) - Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
Bảng 5 Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu theo thị trường của công ty qua các năm( 2003-2006) (Trang 18)
Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm(2003-2006) - Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
Bảng 6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm(2003-2006) (Trang 20)
Năm 2005 là năm tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động phức tạp: Gía nguyên liệu như bông, xơ, tơ sợi, hoá chất… luôn biến  động ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và gây rủi ro lớn trong kinh doanh - Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
m 2005 là năm tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động phức tạp: Gía nguyên liệu như bông, xơ, tơ sợi, hoá chất… luôn biến động ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và gây rủi ro lớn trong kinh doanh (Trang 21)
Bảng 7: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí. - Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
Bảng 7 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (Trang 23)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w