Tài liệu Báo cáo "Về hoạt động cho thuê tài chính " pptx

4 339 0
Tài liệu Báo cáo "Về hoạt động cho thuê tài chính " pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nghiên cứu - trao đổi tạp chí luật học - 35 về hoạt động cho thuê tài chính ThS. Phạm Giang Thu * ừ cuối năm 1995, hoạt động cho thuê tài chính bắt đầu đợc thực hiện bởi các tổ chức tín dụng Việt Nam. Cơ sở pháp lí của hoạt động này là Nghị định số 64/CP ngày 9/10/1995 do Chính phủ ban hành và một số văn bản khác do Thống đốc Ngân hàng nhà nớc ban hành mà tiêu biểu là Thông t số 03/TT-NH5 ngày 9/2/1996 hớng dẫn thực hiện Nghị định số 64/CP. Mặc dù là hình thức kinh doanh mới mẻ nhng đến nay, nhiều công ti cho thuê tài chính đ đợc thành lập và đi vào hoạt động. Công ti cho thuê tài chính đợc tổ chức và hoạt động dới nhiều hình thức khác nhau nh công ti con của ngân hàng thơng mại, doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài (công ti cho thuê tài chính thuộc ngân hàng ngoại thơng, công ti cho thuê tài chính thuộc ngân hàng công thơng, ngân hàng đầu t và phát triển hay ngân hàng nông nghiệp ). Hệ thống các công ti cho thuê tài chính đ mang lại cơ hội kinh doanh, đổi mới công nghệ cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đối tợng phục vụ chủ yếu của hoạt động cho thuê tài chính theo Nghị định số 64/CP. Chẳng hạn, Công ti cho thuê tài chính thuộc Ngân hàng ngoại thơng Việt Nam, trong hai năm đầu hoạt động (1995 - 1996) đ đạt tới doanh số hơn 80 tỉ đồng, đó là con số không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh mới mẻ này. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các văn bản pháp luật nêu trên đối với hoạt động cho thuê tài chính còn có một số vấn đề pháp lí phát sinh cần đợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Thứ nhất, về lệ phí trớc bạ khi chuyển quyền sở hữu tài sản thuê. Đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính là trong quá trình cho thuê tài sản, quyền sở hữu tài sản thuộc về tổ chức tín dụng cho thuê, hết thời hạn thuê, bên thuê đợc mua lại tài sản đó với giá danh nghĩa. Để xác nhận quyền sở hữu ban đầu sau khi mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp lệ phí trớc bạ dựa trên giá trị tài sản. Sau khi nhận sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ tổ chức tín dụng, bên thuê lại nộp lệ phí trớc bạ cho việc xác lập quyền sở hữu tài sản của mình. Nh vậy, đối với tài sản hình thành từ cho thuê tài chính bắt buộc phải nộp lệ phí trớc bạ tối thiểu là hai lần. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là nếu so sánh tài sản cố định do vay vốn để mua tài sản với tài sản có từ hoạt động thuê tài chính, giá cả (bao gồm giá mua ban đầu và các chi phí khác có liên quan) thì thấy có sự khác biệt lớn. Chi phí cho tài sản thuê thực tế lớn hơn nhiều so với tài sản mua từ vốn vay, làm cho hoạt động cho thuê tài chính với t cách là loại hình kinh doanh mới gặp khó khăn so với loại hình cho vay thông thờng bởi vì bất kì chủ thể kinh doanh nào cũng phải lựa chọn cách thức để sở hữu tài sản với chi phí thấp nhất. Thêm nữa, đối tợng phục * Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế Trờng đại học luật Hà Nội T TT T nghiên cứu - trao đổi 36 - tạp chí luật học vụ chủ yếu của hoạt động cho thuê tài chính theo Nghị định số 64/CP ngày 9/5/1996 lại là những chủ thể có khả năng tài chính giới hạn nên nếu tăng chi phí sản xuất kinh doanh từ hoạt động thuê tài sản sẽ gây khó khăn cho các đơn vị, mục đích của hoạt động cho thuê tài chính không đạt đợc. Thiết nghĩ, nếu quy định việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ hoạt động cho thuê tài chính theo hợp đồng thuê khi hết hạn hợp đồng đợc miễn lệ phí trớc bạ sang tên thì hoạt động này sẽ sôi động hơn rất nhiều, đáp ứng đợc mục tiêu ban đầu của Nghị định số 64/ CP. Thứ hai, quy định về đăng kí tài sản. Theo quy định tại Nghị định số 64/CP và Thông t số 03/TT-NH5 ngày 9/2/1996 của Thống đốc Ngân hàng nhà nớc, sau khi mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê, công ti cho thuê tài chính phải làm thủ tục đăng kí quyền sở hữu (nếu tài sản đó thuộc diện phải đăng kí quyền sở hữu) tại cơ quan chính quyền địa phơng. Các văn bản này cũng nêu rõ công ti cho thuê tài chính phải đăng kí tài sản tại địa phơng nơi đóng trụ sở của công ti. Vấn đề cần quan tâm là ở chỗ khách hàng với t cách là bên thuê nằm rải rác tại rất nhiều địa phơng khác nhau, không loại trừ phạm vi toàn quốc (pháp luật không hạn chế phạm vi cho vay theo lnh thổ đối với các tổ chức tín dụng cho thuê) theo định kì phải di chuyển tài sản thuê về nơi đăng kí tài sản để kiểm tra (đặc biệt là các phơng tiện vận chuyển). Theo ý kiến chúng tôi, quy định này gây khó khăn cho cả bên thuê và bên cho thuê, nếu thực hiện đúng quy định của pháp luật về nội dung này thì chi phí cho tài sản thuê sẽ rất lớn và không có tính khả thi. Chúng ta giả định, công ti cho thuê tài chính thuộc ngân hàng ngoại thơng (có trụ sở chính đóng tại Hà Nội) cho công ti xây dựng đóng tại Sóc Trăng thuê một số ô tô, cần cẩu và lô hàng này đợc sử dụng tại Kiên Giang, việc kiểm tra định kì tại Hà Nội đối với những phơng tiện đó sẽ rất khó thực hiện. Còn trong trờng hợp để tiết kiệm chi phí, tài sản thuê không chuyển về nơi đăng kí thì cơ quan có thẩm quyền lại không giám sát đợc tình trạng thực tế của tài sản, có khả năng gây nguy hiểm cao độ trong quá trình vận hành. Nh vậy, cả hai tình huống trên đều có những tồn tại nhất định, nên chăng chúng ta cho phép đối với những tài sản thuê phải đăng kí quyền sở hữu có thể thực hiện dựa trên sự lựa chọn hoặc nơi đóng trụ sở chính của bên cho thuê hoặc nơi vận hành tài sản thuê. Hiện nay, chúng ta đ có trung tâm thông tin của các tổ chức tín dụng nên tổ chức tín dụng cho thuê hoàn toàn có thể kiểm soát đợc tài sản cho thuê đồng thời tài sản thuê cũng thờng xuyên đợc kiểm tra tính an toàn với chi phí thấp nhất. Thứ ba, quy định về tổng số tiền thuê mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê. Theo Nghị định số 64/CP và Thông t số 03/TT-NH5 (đ dẫn ở trên), tổng số tiền thuê phải trả ít nhất tơng đơng với giá thị trờng của tài sản vào thời điểm kí hợp đồng. Quy định này có điểm không phù hợp với thực tế áp dụng là đối với những quan hệ cho thuê không có các biện pháp bảo đảm, bên thuê phải góp vốn để mua tài sản theo tỉ lệ nhất định, thậm chí có trờng hợp góp đến 50% giá trị tài sản. Việc bên thuê phải góp vốn để mua tài sản thuê là hoàn toàn hợp lí bởi lẽ nghiên cứu - trao đổi tạp chí luật học - 37 quy định này gắn trách nhiệm bảo quản và sử dụng tài sản trong quá trình sử dụng của bên thuê. Thế nhng, nếu xác định tổng số tiền thuê phải trả nh trên, bên thuê phải trả tới 1,5 lần tổng giá trị tài sản. Nếu chiểu theo quy định của pháp luật trong những trờng hợp này không thể áp dụng đợc. Theo chúng tôi, nên quy định tổng số tiền thuê phải trả ít nhất tơng đơng với giá trị đầu t của tổ chức tín dụng cho thuê vào tài sản tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên thuê. Nếu quy định nh vậy, nghĩa vụ trả tiền thuê của bên thuê tài sản luôn tơng ứng với phần tín dụng đợc cung cấp bởi các công ti cho thuê tài chính. Thứ t, quy định về thời gian thuê. Nghị định số 64/CP quy định thời gian thuê tối thiểu là 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. Tuy nhiên, trong thực tế, quy định này gây khó khăn lớn cho các công ti cho thuê vì có những tài sản có giá trị lớn, có khả năng chuyển nhợng dễ dàng và là tài sản có nhu cầu sử dụng của nhiều tổ chức kinh tế nhng mỗi chủ thể chỉ cần sử dụng trong thời gian ngắn. Trong trờng hợp có nhu cầu thuê tài sản có giá trị lớn với thời gian ngắn mà các đối tợng đó không thể tham gia vào quan hệ thuê thì sẽ làm mất đi thị phần đáng kể của thị trờng cho thuê tài chính. Để khắc phục tình trạng này, theo chúng tôi, có thể đặt ra một số khả năng cho các chủ thể thuê lựa chọn. Trong trờng hợp có nhiều bên thuê có nhu cầu về cùng loại tài sản nhng không có nhu cầu sử dụng thờng xuyên, công ti cho thuê tài chính có thể đồng thời kí kết với nhiều bên thuê về tài sản đó. Đơng nhiên, cách thức này sẽ có khó khăn nhất định khi xử lí tài sản hết thời hạn thuê. Vấn đề này có thể giải quyết trong điều khoản xử lí tài sản bằng cách quy định các bên thỏa thuận bán lại tài sản cho một chủ thể thuê với giá danh nghĩa hoặc tài sản vẫn thuộc về bên cho thuê. Trờng hợp không kí kết đợc hợp đồng theo phơng thức nêu trên, bên cho thuê có thể đợc phép cho thuê với thời gian ngắn đối với nhiều chủ thể có cùng nhu cầu nhng số tiền thuê phải trả cao hơn so với quan hệ thuê mua thông thờng (có thể cao hơn 200% so với quan hệ thuê thờng). Biện pháp này vừa tạo điều kiện cho bên thuê cơ hội tốt nhất trong kinh doanh đồng thời cũng giúp cho bên cho thuê nhanh chóng thu hồi vốn đầu t (thực hiện khấu hao nhanh tài sản) trong điều kiện chúng ta cha thực hiện hoạt động cho thuê vận hành Thứ năm, quy định về việc gia hạn nợ. Các văn bản hiện hành quy định trong trờng hợp do nguyên nhân khách quan dẫn đến việc chậm trả, bên thuê có thể làm đơn xin gia hạn nợ. Bên cho thuê có thể gia hạn thêm nhng không đợc phép gia hạn quá một kì trả nợ (thờng là 3 tháng). Nếu chúng ta so sánh quy định này với quy định cho các hoạt động cho vay thông thờng khác thì có sự không phù hợp. Theo Quyết định số 324/1998/ QĐ-NH1 ngày 30/9/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nớc Việt Nam, thời gian gia hạn cho các khoản tín dụng có thể tới 1/2 thời gian cho vay, điều đó có nghĩa là đối với các khoản vay trung, dài hạn (là những khoản có thời hạn tơng tự nh quan hệ cho thuê tài chính), bên cho vay có thể gia hạn thêm nhiều kì trả nợ. Chính điểm mâu thuẫn này đang làm giảm sút nhanh chóng sự hấp dẫn của quan nghiên cứu - trao đổi 38 - tạp chí luật học hệ cho thuê tài chính so với các hoạt động tín dụng khác. Ngân hàng nhà nớc cần sớm có quy định sửa đổi nội dung liên quan đến gia hạn nợ trong quan hệ thuê mua tài chính tơng đồng với quy định trong quan hệ cho vay để tạo ra môi trờng bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh tín dụng. Thứ sáu, vấn đề xử lí tài sản thuê. Tài sản thuê rất đa dạng, bao gồm máy móc thiết bị hay các phơng tiện vận tải Trong thời gian qua, các công ti cho thuê tài chính của ngân hàng ngoại thơng, ngân hàng nông nghiệp chủ yếu cho thuê taxi, xe vận tải cỡ nhỏ, đầu kéo contenơ, máy băm gỗ, máy tách màu điện tử, thiết bị sản xuất giấy, thiết bị sản xuất xà phòng, dây chuyền may xuất khẩu Thực tế bên cho thuê không a chuộng tài sản liên quan đến dây chuyền sản xuất hoặc hàng hóa thuộc diện đặc chủng. Điều này đợc lí giải bởi tính phức tạp và rủi ro cao khi cần xử lí hay thu hồi tài sản. Những tài sản là dây chuyền hay công nghệ thờng có giá trị lớn, có hao mòn vô hình cao và lại không có nhu cầu sử dụng rộng ri. Chính vì vậy, khi bên thuê không trả hoặc không trả tiền thuê đúng hạn, về nguyên tắc, bên cho thuê có thể thu hồi tài sản để bán hay tiếp tục cho thuê nhng quyền năng này rất khó thực hiện đối với những dây chuyền đặc biệt. Khi thiết bị máy móc còn đang vận hành thì nó còn có giá trị kinh tế thực nhng khi nó đợc đa vào kho bi thì giá trị thực của nó bị giảm sút nhanh chóng. Khó khăn nêu trên làm cho một số bên thuê chây ỳ trong quan hệ thanh toán trả nợ. Để khắc phục tình trạng này, cần phải quy định bên thuê không chỉ có nghĩa vụ mua bảo hiểm rủi ro tài sản thuê mà còn phải mua bảo hiểm đối với chính trách nhiệm chi trả thanh toán. Biện pháp này có thể làm tăng chi phí kinh doanh của bên thuê nhng sẽ là biện pháp an toàn cho công ti cho thuê. Phần phí bảo hiểm trách nhiệm chi trả có thể đợc san sẻ giữa bên cho thuê và bên thuê. Đây không phải là trờng hợp cá biệt trong hoạt động tín dụng bởi lẽ nghĩa vụ mua bảo hiểm tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân đ đợc thực hiện trong nhiều năm nay. Vấn đề khác liên quan đến xử lí tài sản thuê là theo quy định hiện hành, việc mua lại tài sản (nếu có) chỉ có thể đợc thực hiện khi hết thời gian thuê. Thế nhng nếu xem xét hoạt động cho thuê tài chính dới góc độ là hình thức tín dụng thì nội dung liên quan đến xử lí tài sản này là hình thức hoàn tất nghĩa vụ trả nợ khoản vay cả gốc và li. Theo Quyết định số 324/1998/QĐ- NH1 ngày 30/9/1998 về tín dụng ngân hàng, các khoản vay có thể đợc trả trớc thời hạn nếu nh có sự chấp thuận của bên cho vay. Nếu chúng ta quy định tơng tự cho quan hệ cho thuê tài chính bằng việc khuyến khích bên thuê mua lại tài sản trớc thời hạn thì cơ hội thu hồi vốn đầu t trớc hạn định của công ti cho thuê là chắc chắn đồng thời bên thuê cũng giảm bớt chi phí thuê tài sản. Quy định này cũng sẽ tạo ra mặt bằng pháp lí chung cho cả tín dụng ngân hàng và tín dụng thuê mua. Trên đây là một vài ý kiến về hoạt động cho thuê tài chính với mục đích góp phần tạo môi trờng pháp lí thuận lợi và công bằng cho hoạt động cho thuê tài chính tồn tại và phát triển./. . hữu tài sản thuê. Đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính là trong quá trình cho thuê tài sản, quyền sở hữu tài sản thuộc về tổ chức tín dụng cho thuê, . đến nay, nhiều công ti cho thuê tài chính đ đợc thành lập và đi vào hoạt động. Công ti cho thuê tài chính đợc tổ chức và hoạt động dới nhiều hình thức

Ngày đăng: 21/02/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan