Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và biểu hiện của các tác động này trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay ví dụ minh họa cụ thể

14 46 0
Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và biểu hiện của các tác động này trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay  ví dụ minh họa cụ thể

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN

MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thảo Linh

Hà Nội – Tháng 7/2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

1. Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và biểu hiện củacác tác động này trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Ví dụ minh họacụ thể 4

1.1 Về mặt tích cực 4

1.1.1 Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất 4

1.1.2 Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường 5

1.1.3 Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bố các nguồn lực 6

1.1.4 Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội 6

1.2 Về mặt tiêu cực 7

1.2.1 Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh 7

1.2.2 Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội 7

1.2.3 Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội 7

2. Phân tích các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậusang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ởViệt Nam 7

2.1 Đổi mới và hoàn thiện thể chế 8

2.1.1 Đối với doanh nghiệp tư nhân trong nước 8

2.1.1 Đối với doanh nghiệp FDI 9

2.2 Tiềm lực khoa học và công nghệ 9

2.3 Phát triển nguồn nhân lực và tư duy 10

2.4 Trình độ văn minh xã hội 10

2.5 Môi trường và quan hệ quốc tế 11

2.6 Mô hình công nghiệp hóa ở Nhật Bản 11

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Phân tích những tác động của cạnh tranh lên nền kinh tế thị trường có ý nghĩa to lớn trong việc đưa nền kinh tế phát triển hơn đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã mang đến những cơ hội mới cũng như thách thức cho các nước đang phát triển Các nước này có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với thị trường và công nghệ giúp cải thiện năng suất, mức sống và cũng đặt ra những thách thức mới chẳng hạn như bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các quốc gia, sự biến động của thị trường tài chính và cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt hơn.

Trước tình hình đó việc phát triển từ nền sản xuất, xã hội lạc hậu sang xu hướng hiện đại hơn của của Việt Nam trở thành vấn đề hết sức cấp bách khi quá trình hội nhập của nước ta đang bước vào giai đoạn có tính bước ngoặt Chính vì vậy, hơn bao giờ hết vấn đề đưa nền sản xuất và xã hội nước ta hiện đại hơn là điều được quan tâm số một trong giai đoạn hiện nay.

Trong khuôn khổ của bài, em chỉ có thể đề cập đến một số vấn đề mà chưa thể đi sâu vào phân tích các khía cạnh khác được Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa từ cô để hoàn thiện bài hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

1.Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và biểu hiệncủa các tác động này trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Ví dụ minhhọa cụ thể.

Trong nền kinh tế, quan niệm về cạnh tranh sẽ khác nhau ở mỗi thời kỳ nhất định Tuy nhiên, có thể hiểu đầy đủ cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau nhằm có được những lợi thế về sản xuất và tiêu dùng và từ đó thu được lợi ích lớn nhất.

Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia thị trường với mục đích chính là tối đa hóa lợi ích, đối với chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi nhuận còn đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng Ngoài ra, các chủ thể phải cạnh tranh để tránh bị đào thải khỏi nền kinh tế thị trường Cạnh tranh cũng như các quy luật kinh tế - xã hội khác chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển trong điều kiện nhất định vì thế cạnh tranh chỉ phát huy khi hình thành môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh diễn ra lại càng mạnh mẽ hơn, gay gắt hơn Cạnh tranh có cả tác động tích cực và vừa tiêu cực lên nền kinh tế thị trường.

1.1 Về mặt tích cực

1.1.1 Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh phải luôn đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên tạo ra những lợi thế mới như công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới Việc xây dựng nền kinh tế hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi chất lượng, chuyển đổi hiệu quả đều không thể tách rời sự hỗ trợ của đổi mới khoa học và công nghệ nhờ đó trình độ, kiến thức cũng như kỹ năng của người lao động được nâng cao và kết quả là lực lượng sản xuất phát triển hơn.

Sau hơn ba mươi năm đổi mới, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể Công cụ lao động giản đơn đã được thay thế bằng máy móc thiết bị hiện đại và những thay đổi to lớn của công cụ sản xuất đã làm cho năng suất lao động tăng lên đáng kể và số lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao Nhờ đó sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay dần được thay thế bởi lao động trí óc, lao động giản đơn dần được chuyên môn hóa cao.

Trang 5

Trong các doanh nghiệp dệt may, để chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp này liên tục phải đổi mới, cải tiến công nghệ, thay đổi mẫu mã sản phẩm và trang bị kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ nhân lực Những động thái này giúp cho không chỉ lĩnh vực may mặc ngày càng phát triển hơn, nhiều mẫu sản phẩm với chất lượng cao liên tục được sản xuất mà còn giúp lực lượng sản xuất ngày càng tiến bộ.

1.1.2 Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Một trong những đặc trưng của nền kinh tế thị trường là có nhiều dạng sở hữu, thành phần kinh tế khác nhau cùng hoạt động sản xuất kinh doanh và đều bình đẳng trước pháp luật Vì thế, xung đột về lợi ích là điều không thể tránh khỏi và để có được điều kiện sản xuất thuận lợi cũng như lợi nhuận cao nhất, các chủ thể kinh tế ngoài hợp tác thì phải cạnh tranh, từ đó các chủ thể trở nên năng động hơn, nhạy bén hơn với thị trường, các chính sách kinh tế liên tục được cải thiện để phù hợp với quy luật phát triển của cơ chế thị trường Qua đó nền kinh tế thị trường ngày càng được hoàn thiện.

Khi kinh tế Việt Nam ở thời kỳ bao cấp, các yếu tố thị trường ở nước ta chưa được hoàn thiện, hệ thống doanh nghiệp nhà nước còn cồng kềnh, sản xuất kém hiệu quả Tuy nhiên, sau khi chuyển sang kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước phải đối mặt với sự cạnh tranh từ phía doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài Kết quả là doanh

Trang 6

nghiệp nhà nước phải nhanh chóng gia tăng hiệu quả sản xuất, giải phóng sức ép bù lỗ của ngân sách nhà nước Do vậy, chính sự cạnh tranh làm cho các chủ thể kinh tế phải chuyển đổi hình thức kinh doanh phù hợp, thị trường hoàn thiện và phát triển hơn.

1.1.3 Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bố các nguồn lực.

Việc phân bố các nguồn lực như vốn, tài nguyên, lao động, công nghệ vào nền kinh tế thị trường được thực hiện dựa trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các chủ thể Nhờ vào nguyên tắc này, việc phân bố các nguồn lực ở Việt Nam được tối ưu hóa và nền kinh tế khắc phục được các nhược điểm của sự phân tán, kém hiệu quả và trùng lặp, đồng thời giải quyết được các vấn đề về hệ thống quản lý và kết quả của sự cạnh tranh này là nguồn lực được phân bố một cách linh hoạt.

Trong năm 2019, cạnh tranh lãi suất trong thị trường ngân hàng diễn ra khá gay gắt trong suốt quý III Tại thời điểm này, các ngân hàng liên tục đẩy lãi suất huy động kỳ hạn dài lên cao thông qua công cụ tiền gửi thông thường và phát hành sản phẩm chứng chỉ tiền gửi dài hạn để thu hút nguồn vốn Nguồn vốn nhàn rỗi sẽ được ngân hàng huy động và khai thác từ đó tăng thêm giá trị cho xã hội.

1.1.4 Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại của các doanh nghiệp sản xuất là do người tiêu dùng quyết định vì thế để chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận cao nhất các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau Do đó, các chủ thể sản xuất, kinh doanh ở nước ta liên tục tìm mọi cách để tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng tốt với giá thành hợp lý phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Để mở rộng thị trường, các công ty du lịch phải đa dạng hóa các dịch vụ cho từng tầng lớp khách hàng, nâng cao cơ sở hạ tầng, xây dựng và phát triển hệ thống sản phẩm du lịch độc đáo, tích cực đầu tư và áp dụng các công nghệ du lịch tiên tiến đặc biệt khi dịch Covid - 19 diễn ra vẫn còn phức tạp và ngành du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Kết quả của sự cạnh tranh này là người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi và được sử dụng các loại hình dịch vụ khác nhau với chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu.

Trang 7

1.2 Về mặt tiêu cực

1.2.1 Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh.

Các chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây tổn hại môi trường kinh doanh thậm chí xói mòn đạo đức xã hội Khi đó, nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế bằng pháp luật, bằng chính sách và cơ chế phù hợp.

Công ty CP Tập đoàn Asanzo có hành vi để ngoài sổ sách kế toán, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn để trốn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng được cơ quan thuế phát hiện thông qua việc kiểm tra hóa đơn chứng từ và xác minh tài khoản ngân hàng Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường kinh doanh và xã hội.

1.2.2 Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Để dành ưu thế trong cạnh tranh, có thể chủ thể chiếm giữ nguồn lực mà không phát huy vai trò nguồn lực đó trong sản xuất, kinh doanh, không đưa vào sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho xã hội, thậm chí còn có các hành vi ép giá đối thủ, không cho đối thủ có đủ điều kiện để sản xuất Những hành vi này làm nguồn lực xã hội bị lãng phí khi không được sử dụng hiệu quả.

Điển hình cho việc lãng phí nguồn lực xã hội là việc đầu cơ tích trữ khẩu trang đầu mùa dịch Covid - 19 của một số nhà thuốc Hành vi tiêu cực này gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và lợi ích xã hội.

1.2.3 Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội.

Cạnh tranh không lành mạnh đã làm cho phúc lợi xã hội bị tổn thất bởi khi các nguồn lực bị lãng phí, không được sử dụng hiệu quả thì xã hội có ít lựa chọn hơn để thỏa mãn nhu cầu.

Trước nhu cầu ngày càng tăng của xã hội nhưng nguồn cung không đáp ứng được, các doanh nghiệp đã có hành vi cung cấp thông tin không chính xác ở thị trường rau sạch Những hành vi này khiến cho xã hội có ít cơ hội hơn trong việc lựa chọn nguồn thực phẩm.

2.Phân tích các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạchậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáởViệt Nam.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng

Trang 8

một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao và tạo ra những biến đổi về chất trong toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội.1 Thông qua đó, các lĩnh vực trong nền kinh tế được trang bị những kỹ thuật công nghệ hiện đại từ đó tạo ra nhiều của cải vật chất để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của con người.

Bên cạnh đó, cũng như các quốc gia khác trên thế giới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang đến cho nước ta những thách thức không hề nhỏ do trình độ phát triển kinh tế, trình độ phát triển khoa học công nghệ, hệ thống thị trường ở nước ta còn nhỏ, vận hành chưa thật thông suốt Đứng trước thách thức đó, Việt Nam phải tận dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới có thể phát triển bởi khi không tận dụng cơ hội này có thể nước ta sẽ càng ngày tụt hậu xa hơn.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế môi trường cạnh tranh giữa các nước trên thế giới sẽ trở nên gay gắt, quyết liệt hơn Điều tất yếu là Việt Nam cần tạo lập điều kiện cần thiết trên tất cả mọi mặt của xã hội để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ.

2.1 Đổi mới và hoàn thiệnthể chế.

2.1.1 Đối với doanh nghiệptư nhân trong nước.

Việt Nam cần xây dựng, hoàn thiện chính sách thuế để xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp tư nhân trong nước, tạo điều kiện khởi nghiệp, giải quyết những khó khăn cho các doanh nghiệp này trong quá trình phát triển và qua đó đổi mới sáng tạo, liên kết với quốc tế.

1 Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lenin 2019, tr.153.

Trang 9

Mặc dù các doanh nghiệp tư nhân trong nước đóng góp thuế lớn nhất vào ngân sách quốc gia nhưng họ lại không nhận được các ưu đãi như doanh nghiệp FDI Dẫn tới, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế và có ít điều kiện để hội nhập quốc tế Thêm vào đó, doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi đối diện với hệ lụy của đại dịch Covid – 19 Qua thống kê cho thấy, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động chưa có chiều hướng suy giảm.

2.1.1 Đối với doanh nghiệp FDI.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách nhằm đảm bảo sự bình đẳng, tiếp cận dễ dàng các yếu tố sản xuất với chi phí hợp lý đặc biệt chú trọng vào doanh nghiệp đầu tư dài hạn Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chính xác để cập nhật tình hình kịp thời, hiệu quả tránh các nguy cơ bất ổn kinh tế.

Đầu tư từ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam vì thế cần phải có những cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, các quốc gia muốn có lợi thế cạnh tranh làm chủ những công nghệ hiện đại nhất là điều cần thiết Muốn vậy, Việt Nam cần hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ cao, có năng lực quản trị hiện đại, mang lại giá trị cho kinh tế đất nước Ngoài ra, chính sách thuế không phải là vấn đề nhà đầu tư quan tâm nhất khi quyết định đầu tư mà cần có hệ thống chính sách hoàn chỉnh để tạo ra môi trường đầu tư hiện đại, công bằng.

2.2 Tiềm lực khoa học và công nghệ.

Khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định trong lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế của các nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Là nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế kém phát triển nên công nghệ, khoa học nước ta vẫn còn yếu Do công nghệ và khoa học không ngừng được đổi mới thay thế, các nước có nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra sản phẩm dựa trên công nghệ mới nhất và có xu hướng đưa công nghệ lạc hậu sang các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn như Việt Nam với mục đích nâng cao lợi thế cạnh tranh và có thể tận dụng công nghệ cũ.

Trang 10

Trước tình hình đó, Việt Nam cần ban hành quy định rõ ràng về việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài và tích cực nghiên cứu để nắm bắt các công nghệ cao cùng những thành tựu mới nhất của công nghệ khoa học.

2.3 Phát triển nguồn nhân lực và tư duy.

Cải thiện hệ thống giáo dục trong nước, đổi mới phương pháp giảng dạy kết hợp với thực tiễn, kết nối với mạng lưới tri thức toàn cầu và xây dựng chính sách thu hút nhân tài Bên cạnh đó, chủ động đón đầu thị trường lao động, xu hướng nhu cầu nguồn nhân lực tương lai và mỗi người dân phải chủ động học hỏi, không ngừng tích lũy tri thức, hoàn thiện bản thân.

Muốn đưa nền sản xuất, xã hội tiến bộ thì đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật là chưa đủ mà cần đầu tư phát triển năng lực người sử dụng những công nghệ tiên tiến đó Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải có trình độ khoa học – kỹ thuật cao, là người có đức, có tài, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hóa cũng như thành thạo về kỹ năng chuyên môn, đặc biệt là giai cấp công nhân Để làm được điều đó, chúng ta cần đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực đồng bộ tuy nhiên việc xây dựng nguồn nhân lực phải tiến hành với tốc độ và quy mô phù hợp đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngoài ra, việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực đó cũng cần được quan tâm để phát huy khả năng, trình độ và tạo ra năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Hơn nữa, tư duy là nền tảng của những tư tưởng, lý thuyết, học thuyết về sự phát triển Khi đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội là thay đổi lớn trong quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội Vì thế, đổi mới tư duy là khởi đầu cho quá trình phát triển mới Bối cảnh quốc tế mới và những đòi hỏi của đất nước đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và hoàn thiện tư duy mỗi người.

2.4 Trình độ văn minh xã hội.

Một xã hội văn minh không phải hình thành một cách nhanh chóng, mà đó là sự hình thành lâu đời, từ quá trình này đến quá trình khác, con người luôn luôn phải cố gắng phấn đấu, tích lũy vốn tri thức cho bản thân, một trật tự xã hội được cải thiện, tiến bộ, không còn lạc hậu Khi sống trong một xã hội văn minh, mỗi người dân sẽ ngày càng được cải thiện

Ngày đăng: 16/05/2022, 09:02

Hình ảnh liên quan

Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản - Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và biểu hiện của các tác động này trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay  ví dụ minh họa cụ thể

h.

ình công nghiệp hóa của Nhật Bản Xem tại trang 12 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan