Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố những kiến thức cơ bản tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Nghiệp vụ công tác của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; Hệ thống chính trị và công tác dân vận ở cơ sở - những nhận thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Trang 1Chuong HI
NGHIEP VU CONG TAC
CUA TRƯỞNG THÔN, _ TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỔ
1- XÂY DỰNG PHONG CÁCH, NHÂN CACH CUA TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ
1 Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học
dân và có trách nhiệm với dân
Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là cán bộ
cơ sở gần gũi và có mối quan hệ mật thiết với nhân dân nhất để hoàn thành nhiệm vụ công tác được chính quyên cơ sở giao phó Vì vậy, có thể ví trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là tấm gương
cụ thể và trung thực nhất để đánh giá cán bộ như
Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói: “Là công
bộc của nhân dân”, do vậy trong công việc hằng ngày người trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố cần rèn luyện phong cách: Trọng dân, gần dân, hiểu dân uà có trách nhiệm uới nhân dân
Trước hết phải “trọng dân”, đây chính là điểm mấu chốt của cán bộ, Đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở
nước ta hiện nay trong đó có cán bộ các cấp ở cơ
Trang 2sở Trọng dân có nghĩa là phải khắc phục bệnh
coi thường dân, tự tung tự tác trong công việc, không thực hiện đúng và đây đủ Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
“Gan dân”, dân ở đây là những người dân sống trong thôn, tổ dân phố với mình Trưởng
thôn, tổ trưởng tổ dân phố phải thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của dân, hiểu rõ
những khúc mắc, nỗi băn khoăn lo lắng của dân
Trò chuyện, giải đáp những thắc mắc, những vấn đề liên quan trong cuộc sống thường nhật; tìm cách tháo gỡ, giải quyết những khó khăn của từng
người dân, từng hộ gia đình trong phạm vi thôn,
tổ dân phố của mình
“Gần dân” phải gắn với “hiểu dân”, vì thực tiễn cho thấy, nhiều khi cán bộ “gần dân”, sống giữa lòng nhân dân nhưng lại không hiểu được
dân Khi trên địa bàn xảy ra những vụ việc tiêu cực, phức tạp mới “giật mình” tỉnh ngộ Muốn “hiểu dân” ngoài việc gần gũi, chân tình, chan
hòa, cởi mở còn phải tìm hiểu và nắm rõ phong
Trang 3“Học dân” là việc thường niên, Bác Hồ dạy:
Cán bộ phải “học dân chúng” để “nâng cao dân
chúng” Muốn “học dân”, trước hết phải khiêm tốn, biết lắng nghe, không được cho mình cái gì cũng giỏi, cái gì cũng biết Chỉ có “học dân” mới tổng kết được thực tiễn để khắc phục những việc sai lam, thiếu sót, phát huy những mặt tích cực,
tích lũy những kinh nghiệm hay trong công việc
Ở thôn và tổ dân phố có nhiều tầng lớp nhân
dân có vị trí xã hội, thành phần giai cấp, trình độ chính trị, văn hóa, kinh nghiệm công tác khác nhau, có thể xem đó như “cuốn sách” quý, hay để
mỗi người trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố học hỏi, tìm hiểu
“Có trách nhiệm uới nhân dân” nói đến công việc của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, nhân
gian vẫn hay lưu truyền câu nói: “Ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, là những người trong cuộc chắc chắn các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố
hiểu sâu xa ý nghĩa câu nói đó Nhưng dù muốn
hay không, khi được nhân dân tin tưởng, tin
nhiệm, tổ chức chính quyền công nhận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố đã trở thành người
cán bộ ở cơ sở (dù là cán bộ không chuyên trách) cũng đã là “người đầy tớ của nhân dân”, phải ra
sức phục vụ nhân dân để xứng đáng với sự tin
yêu, kỳ vọng đó
Trang 4Ở cấp cơ sở cuối cùng, hằng ngày, hằng giờ xảy ra bao vấn đề, chung có, riêng có, nếu không
công tâm, tận tụy với công việc, bỏ mặc những
kiến nghị, để xuất của người dân trong thôn, tổ dân phố, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố cũng
đã tự biến mình là “quan cách mạng” Do vậy,
trưởng thôn, tổ trưởng tố dân phố hơn ai hết, trong công việc phải để cao “trách nhiệm với
nhân dân”
2 Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân
tin
Nghe dân nói: Trong công việc nếu trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không nghe dân nói, hay nói dân không hiểu và nói không đi đôi với làm thì người đó đâu còn uy tín để đảm đương
công việc
Muốn nghe được dân nói (tưởng là đơn giản)
nhưng cũng cẩn nhiều thời gian và công sức
Trước tiên phải dành thời gian đến với dân, đến các hộ gia đình vừa với tư cách là trưởng thôn,
tổ trưởng tổ dân phố, vừa với tư cách bà con, làng xóm “Tối lửa tắt đèn có nhau” để tâm tình trò chuyện Điều quan trọng nhất là làm sao để người dân tin tưởng nói ra những uẩn khúc, tâm
tư nguyện vọng của họ, cũng như đóng góp ý kiến
Trang 5chuyện để người dân nói những điều mình cần biết, tôn trọng, bình tĩnh nghe những ý kiến bất
bình, trái chiều về một vấn đề nào đó, tránh va
chạm, nóng nảy, có vậy dân mới dám nói hết những điều dân im lặng không dám nói, nói ra
sợ bị thành kiến, trù dập
Nói dân hiểu: Muốn nói dân hiểu thì trước tiên người nói phải hiểu rõ, đầy đủ nội dung mình muốn nói, nhất là khi truyền đạt nội dung
các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà
nước đến với người dân, những vấn đề liên quan
đến chế độ, chính sách văn bản mới nhiều nội dung phức tạp, đòi hồi người nói phải có trình độ, hiểu sâu nội dung và có cách nói đơn giản,
dễ hiểu Ở khu dân cư có nhiều đồng bào dân tộc
chung sống, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố cũng cần học để biết tiếng của đồng bào, có vậy
nói dân mới hiểu
“Làm dân tin” chính là trách nhiệm gương mẫu của cán bộ nói chung, của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố nói riêng Bác Hồ đã dạy: nói đi đôi uới làm và chính Bác là một tấm gương mẫu mực để mọi người học tập và làm theo Nhân
dân không thể tin người chỉ nói mà không làm, hoặc nói một đằng làm một nẻo Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và các thành viên trong gia
đình trước hết phải là những công dân kiểu mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách, pháp
Trang 6luật, tiên phong đi đầu trong các phong trào thi
đua ở khu dân cư, các cuộc quyên góp ủng hộ cộng đồng Trong công việc thực hiện “chí công, vô tư”, thực hành dân chủ
Thận trọng, khoa học trong công uiệc: Khi
triển khai công tác luôn luôn đặt rõ yêu cầu và có kế hoạch, có biện pháp cụ thể để thực hiện đạt kết quả Trước khi bắt tay vào công việc phải
điều tra, nghiên cứu, nắm chắc tình hình, xác định rõ cách làm cho thích hợp Khi công việc
được triển khai thì phải thường xuyên kiểm tra,
đôn đốc, uốn nắn, phổ biến kinh nghiệm, nhân
rộng điển hình Sau mỗi công việc cần coi trọng
việc sơ kết, tổng kết để thấy cái hay, cái dở, cái
được và chưa được để công việc tiếp theo đạt hiệu
quả, chất lượng cao hơn Tránh căn bệnh chạy
theo thành tích, báo cáo không trung thực để
nhận các danh hiệu thi đua mà không thực chất, làm hại phong trào chung
Trang 7- Tác phong giản dị, hòa mình với quần chúng - Học để không ngừng nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin, tiếp thu cái mới
- Lắng nghe các ý kiến khác nhau, thông tin nhiều chiều; nhận xét từ nhiều khía cạnh khác nhau, lắng nghe ý kiến tranh luận, phản biện,
góp ý với mình
- Bòn bạc dân chú nhằm gợi mở cho người dân đề xuất, ủng hộ sáng kiến và để xuất hay
- Động vién va cé uũ người dân tích cực, những nhân tố điển hình có nhiều đóng góp với cộng đồng
- Công tâm, chính trực, công bằng trong nhận
định, đánh giá ưu, khuyết điểm của cá nhân và tập thể
- Dứm nhìn thẳng uòo sự thật để tìm những thiếu sót, hạn chế, quyết tâm sứa chữa để tiến
lên và tiến bộ không ngừng
4 Vai trò của người trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố
* Người tiếp nhận:
- Biết lắng nghe, tiếp thu đẩy đủ những ý
kiến chỉ đạo của cấp trên cũng như những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của người dân trong thôn, tổ dân phố,
- Biết gợi mở những điều sâu kín, hiểu được
những điều mà người dân chưa nói ra
Trang 8- Chia sẻ, giữ lòng tin với những người phản ánh, phê bình, đề xuất - Chọn lọc để vận dụng những kinh nghiệm hay từ thực tiễn vào từng hoàn cảnh cụ thể của công việc * Người hướng dẫn:
- Cổ vũ những việc làm mới tiến bộ, mô hình hay, cá nhân tiêu biểu
- Biết cách làm cho mọi người tin rằng, dù công
việc có khó khăn đến mấy cũng có thể làm được - Khi cần, dám nhận việc khó về mình để
làm trước
- Luôn có sẵn các tài liệu, tư liệu thông tin truyền đạt để người dân tin tưởng, ủng hộ
* Người bạn tot:
- Sẵn sàng giúp đỡ mọi người
- Sống giản dị, không câu nệ vào nghỉ thức, không làm cho mọi người xa lánh
- Việc giúp được mới hứa, hứa rồi phải thực hiện cho kỳ được
- Cảm thông và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với
mọi người
* Người đối thoại:
- Biết trình bày trước tập thể, bảo vệ ý kiến
đúng trước cấp trên
- Dám phản ảnh, nêu vấn để mà mọi người 2 :
Trang 9- Biết đối đáp và thuyết phục khi mình là đại
điện của dân
- Dám nhận khuyết điểm để sửa chữa, biết chờ đợi và suy ngẫm trước ý kiến khác mình
* Người biết thương yêu:
- Là tin tưởng, độ lượng; - Là cao thượng hết mình; - Là chân thành, chung thủy;
- Là kiên định, chấp nhận khó khăn; - Là trọn vẹn, trung thực
Cuộc sống luôn chứng minh rằng, con người sống có ý nghĩa khi biết giúp ích cho đồng loại,
tôn trọng người khác sẽ được đáp lại bằng lòng trân trọng Không có nghệ thuật nào hơn “cái tâm”, sống có tình người
5 Mười điều người trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố cần làm và cần tránh
* Cân làm:
- Thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc và chịu sự giám sát của nhân dân về sự chỉ đạo điều hành của mình
- Hiểu và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của
dân Nắm vững chính sách và pháp luật, nghe dân nói, nói cho dân hiểu và làm cho dân tin
- Sâu sát với dân, quản lý dự án, thu - chi ngân sách phải dân chủ, công khai, minh bạch cho đân biết để dân kiểm tra
Trang 10- Không ngừng nâng cao kiến thức kỹ năng và giao tiếp ứng xử
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước
- Tuyên truyền, phổ biến, động viên nhân dân thực hiện tốt chính sách về nghĩa vụ, trách nhiệm
của công dân
- Có lối sống lành mạnh, tiết kiệm chi tiêu
ngân sách, chống lãng phí
- Quan hệ tốt với cấp ủy đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức ở cơ sở
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp thuộc trách
nhiệm, quyền hạn, phát biểu ý kiến có chất lượng - Kiên quyết đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật, quan liêu, tham nhũng Thực hiện dân chủ phải đi đôi với kỷ cương và nâng
cao kỷ cương hành chính
* Cần tránh:
- Ngại gặp dân, ít tiếp xúc với dân trong việc
chỉ đạo và quản lý kinh tế - xã hội
- Thất hứa với dân, sống xa dân, trên dân; báo cáo thiếu trung thực với cấp trên về tình hình ở cơ sở Thiếu gương mẫu trong công việc, nói không đi đôi với làm
- Mất dân chủ, không công khai, minh bạch ngân sách, các dự án kinh tế, các khoản đóng
Trang 11- Không chịu khó nghiên cứu, học tập, ngại
phát biểu trong các cuộc họp
- Không gương mẫu chấp hành pháp luật,
thu chỉ ngân sách, tùy tiện, lãng phí và tha hóa
biến chất
- Ngại trả lời chất vấn, đối thoại với dân về những vấn để dân khiếu kiện, thắc mắc
~ Vụ lợi, cục bộ, bản vị, bè phái trong chỉ đạo điều hành ở cơ sở - Quan liêu, hách dịch, cửa quyển với dân, với các doanh nghiệp - Nghỉ họp không có lý do chính đáng, né tránh các vấn đề phức tạp, trình bày các vấn để không trung thực
- Né tránh sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, ngại đấu tranh phê bình và tự phê bình Áp
đặt quyền dân bàn và tự quyết định Vi phạm quyền tự quản ở cộng đồng dân cư
Il- NHUNG KY NANG CO BAN
KHI THUC HIEN NHIEM VU
1 Những vấn đề cần lưu ý khi giao tiếp
với dân
Tiếp xúc với dân là công việc thường xuyên
của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố Có thể
nói năng lực và nghệ thuật vận động quần chúng của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố thể hiện
rõ nhất ở khâu này
Trang 12Đến với dân, ngay từ phút đâu tiếp xúc cần thể
hiện ý thức “trọng dân” và “tin dân” dù người đó là ai, trình độ văn hóa, học vấn, thành phần xuất thân, vị trí cương vị công tác, hay đang là những
đối tượng có vấn đề liên quan đến luật pháp Trong quá trình giao tiếp phải luôn thể hiện
một tình cảm chân thành, thiện cảm với người mình tiếp xúc Lắng nghe và quan tâm đến hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của họ, lựa
lời, chọn ý mà nói cho phù hợp đối tượng tiếp xúc
Chú ý cách xưng hô, dùng những từ kính trọng
đối với người cao tuổi; đúng chức danh của các vị chức sắc tôn giáo; đúng tập quán với đồng bào
dân tộc thiểu số; bình đẳng thân thiện với người
ngang tuổi; yêu quý, thân mật với người nhỏ tuổi
hơn Lời lẽ cần từ tốn, nhã nhặn và kiên trì, không nên ép buộc, gây bực tức cho quần chúng
Mọi cái lý phải xuất phát từ cái tình, mang đến
cho người mình đến tiếp xúc thấy tình cảm chân thành vì công việc chung
Can giữ thế chủ động, tự tin, ứng phó kịp
thời và giữ đúng vị thế, tránh xu nịnh, theo đuôi
để được công việc trước mắt Tránh không khí đối đầu căng thẳng và biết dừng lại đúng lúc, nếu
chưa đạt kết quả thì để lần sau bình tĩnh sẽ giải
quyết tiếp
"Trong mỗi nội dung cuộc vận động nhân dân ở
Trang 13nào trước, phải biết được đối tượng nào có tác
động, ảnh hưởng lớn đến đa số quân chúng trong khu dân cư (như các già làng, chức sắc tôn giáo,
người có uy tín, trưởng các dòng họ ) Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ lời nói chân tình, nhẹ nhàng
cần kết hợp phong cách cử chỉ và biểu cảm trên khuôn mặt, tạo không khí gần gũi thân mật Cần
lựa chọn thời điểm đến gặp gỡ dân sao cho thuận tiện, không gây phiên cho người đến gặp
Đến với dân trong thôn, tổ dân phố cũng là đến với bà con xóm làng thân thiết, cần phải biểu thị tình cảm chân tình và tế nhị; hiểu thấu
người đối thoại, khéo léo vận động, để nhận được sự cảm tình ủng hộ của nhân dân Làm được như vậy chính là cách thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”
2 Vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, sống với dân như sống với bà con
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Những người
phụ trách dân uận phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”
Như vậy công tác vận động quần chúng ở cơ
sở là phải đến với từng người dân, “cần ở nơi
khó, có ở nơi phức tạp” Thực hiện phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra:
Trang 14Muốn dân biết, phải biết dân, hiểu dân Muốn dân bàn, phải chủ động bàn bạc với dân Muốn dân làm, phải làm với dân
Muốn dân kiểm tra, phải kiểm tra đời sống
của nhân dân
Vì vậy phải: “vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, sống với dân như sống với bà con”
Vào từng ngõ là bước tiếp cận ban đầu để tìm hiểu, để hiểu ngõ, ngách cụm dân cư, tìm đến
với từng hộ nghèo, người nghèo, người khó khăn, người có vấn đề để có sự quan tâm lưu ý trong công việc
Gõ từng nhà là sự trực tiếp gặp gỡ, vận động mở cửa, hòa nhập cộng đồng xã hội Gõ từng nhà là để hiểu cuộc sống của từng hộ gia đình, từng nhân khẩu để có sự vận động cho thích hợp
Ra từng đối tượng là nắm chắc, quản lý chắc các đối tượng có tiền án, tiền sự, vi phạm pháp
luật được giao quản lý tại địa phương; những đối
tượng vướng mắc các tệ nạn xã hội để có cách
thức giáo dục, cảm hóa phù hợp, góp phần giữ gìn
trật tự an ninh, an toàn xã hội
Trang 15yêu, tôn trọng nhân dân mới đoàn kết tập hợp họ
sống và làm việc theo pháp luật
3 Tổ chức điều hành cuộc họp thôn, tổ
dân phố
Ngoài việc tổ chức hội nghị theo định kỳ
hằng năm đã được quy định trong quy chế: Tổ
chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố, thì trên địa bàn thôn, tổ dân phố còn có nhiều cuộc họp bất thường khác nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của chính quyển cơ sở giao cho
Để thực hiện tốt và hiệu quả một cuộc họp
của thôn, tổ dân phố cần chú ý các vấn để sau:
* Công tác chuẩn bị:
- Xác định rõ nội dung, tính chất, mục đích cuộc họp
~ Thông báo mời họp phải được thơng báo tới
tồn bộ các hộ dân trong thôn, tổ dân phố (Thông báo có thể là trực tiếp đến từng hộ gia đình thông báo bằng miệng, bằng giấy mời, bằng loa truyền
thanh, hoặc qua mạng internet ở những địa bàn
có điều kiện, nhưng đến từng hộ mời là hiệu quả
và thiết thực nhất)
- Xác định thời gian, địa điểm họp; thời gian họp phải phù hợp với tính chất công việc, tập
quán sinh hoạt để người dân có thể đến tham dự đông đủ; địa điểm họp thuận tiện nhất là nhà
Trang 16văn hóa, trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, câu lạc bộ văn hóa thôn, tổ dân phố Ở những nơi
chưa có các cơ sở trên thì việc tổ chức cuộc họp
tại nhà dân, hoặc mượn nhờ địa điểm khác cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, bảo đảm tối thiểu chỗ ngồi họp cho người đến dự
- Chuẩn bị kỹ nội dung cuộc họp, có thể chuẩn bị thành để cương để trình bày sao cho day đủ, chặt chẽ, rõ ràng, tránh nhầm lẫn, nói lặp, nói trùng nội dung Ngoài ra, cần có dự kiến trước việc giới thiệu thư ký cuộc họp, người phát biểu đâu tiên để tạo không khí sinh hoạt sôi nổi ngay từ đầu cuộc họp * Điều hành cuộc họp: Một cuộc họp nói chung, thường diễn ra theo trình tự: - Tiến hành các thủ tục ổn định tổ chức trước cuộc họp; - Giới thiệu thành phần dự họp, chủ tọa cuộc họp, thư ký;
- Nêu vấn để cần thảo luận, xin ý kiến của nhân dân, hình thức và cách thức biểu quyết;
- Kết thúc cuộc họp, người chủ trì tóm tắt nội
dung cuộc họp chốt lại những điểm chính đã nêu
lên trong cuộc họp, các ý kiến đóng góp, kiến
Trang 17- Thông qua nội dung biên bản cuộc họp, lấy
biểu quyết
* Đánh giá kết thúc cuộc họp:
Một số điểm cân chú ý: Khi điểu hành cuộc
họp, cân phải để cập đây đủ tất cả các vấn đề đặt
ra trong chương trình cuộc họp Duy trì đúng thời
gian đã dự kiến, tập trung vào việc điều hành nội dung cuộc họp, tạo không khí sôi nổi ngay từ đâu
Dự kiến những tình huống phát sinh trong cuộc họp, trong trường hợp gặp những câu hồi, những
ý kiến chất vấn gay cấn, phản ứng thì cần bình tĩnh lắng nghe và tìm cách phân tích, lý giải một cách mềm dẻo, nhưng kiên quyết, tránh thái độ bực tức, nóng nảy Nếu trong cuộc họp có đại biểu
ấp trên về dự, hoặc nội dung vấn đề liên quan én việc chỉ phổ biến chỉ đạo của các đoàn thé chính trị, xã hội thì có thể mời đại diện của các
tổ chức đó giải thích trả lời thêm * Kết thúc cuộc họp:
Bất cứ cước họp thôn, tổ dân phố nào khi kết thúc đều phải thông qua biên bản cuộc họp Biên
bản cần phải ghi đây đú, trung thực, chính xác và khách quan các thông tin về cuộc họp Các ý
kiến thảo luận có thể được ghi một cách tóm tắt
theo các ý chính
Biên bản cuộc họp thường thực hiện theo
Trang 18CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tinh (thành phố) Huyện (thị xa)
Xã (phường) Thôn, tổ dân phố
BIEN BẢN HỘI NGHỊ THÔN/TỔ DAN PHO Về việc bình xét hộ thoát nghèo, hộ nghèo mới
Hội nghị họp vào hôi giờ phút, ngày tháng năm Địa điểm: Thành phân gồm: (có danh sách) Chủ trì: Thư ký
Nội dung cuộc họp
1 Toàn thể hội nghị nghe ông (bà)
là trưởng thôn (tổ trưởng tổ dân phố) thông qua
kết quả cuộc rà soát hộ nghèo năm của thôn
(tổ dân phố) (có danh sách kèm theo)
9 Các ý kiến phát biểu thảo luận (ghi lại
các ý kiến phát biểu)
3 Hội nghị thống nhất kết luận (ghi danh
sách tất cả các hộ):
- Những hộ được bình xét thoát nghèo (ghi danh sách các hộ và kết quả bỏ phiếu bình xét)
Trang 19
- Những hộ được bình xét là hộ nghèo mới
(kết quả biểu quyết)
- Thông qua danh sách hộ thoát nghèo; hộ nghèo mới
- Các ý kiến chưa nhất trí và kiến nghị (ghi
rõ các ý kiến chưa nhất trí)
Hội nghị kết thúc giờ phút cùng ngày Biên bản làm thành 2 bản, 1 bản lưu tại thôn, 1 bản lưu tại xã
Thưký Đại diệnhộ Đại diện đoàn thể Chủ trì (Trướng thôn)
4 Sổ ghi chép (Sổ tay công tác)
Ngoài sổ sách để ghi chép biên bản các cuộc họp thôn, tổ dân phố, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố còn cần có sổ ghi chép công việc thường
nhật (hay còn gọi là sổ công tác); sổ có thể là một
quyển hay nhiều quyển; sổ ghi chép thường là sổ viết thông thường, cũng có thể là sách “điện tử” đối với các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có điều kiện và khả năng sử dụng
Nội dung sổ ghi chép là để ghi nội dung các
cuộc hop do chính quyên cấp cơ sở, Mặt trận,
các đoàn thể chính trị, xã hội tổ chức họp phổ
biến nội dung công tác để thôn, tổ dân phố triển khai thực hiện, hoặc phối hợp thực hiện Thực
Trang 20tế, ngoài một số công việc có công văn, văn bản đánh máy hoặc phôtô gửi xuống, nhưng cũng có nhiêu nội dung công việc đột xuất được tổ chức
thông báo trực tiếp qua các cuộc họp, do vậy,
trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố phải nghiêm
túc tham gia đầy đủ các cuộc họp được triệu tập và ghi chép đây đủ nội dung thông báo
Thôn, tổ dân phố là nơi triển khai nhiều công việc cụ thể, nhiều vụ việc đã triển khai, đang triển khai và sẽ triển khai; nhiều việc đã phổ biến trong cuộc họp nhưng quá trình triển khai có nhiễu việc vướng mắc có yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan; một số việc thắc mắc của các hộ gia đình nếu những vấn đề này không được ghi chép thì rất dễ bị lãng quên hoặc giải quyết không đến nơi đến chốn Nhất là các khoản đóng góp vật chất của nhân dân trong thôn, tổ dân phố, mặc dù có sổ theo dõi riêng, phân công
người khác theo đõi quản lý, nhưng trưởng thôn,
tổ trưởng tổ dân phố cũng phải ghi chép, tổng hợp để quán xuyến theo dõi, kịp thời giải thích cho nhân dân hiểu khi có những thắc mắc
Một trong những nội dung quan trọng nhất
của sổ ghi chép là bảng thống kê danh sách các
hộ gia đình Việc thống kê này không chỉ là ghi
đúng, ghi đủ số hộ dân của thôn, tổ dan pho với những địa chỉ cụ thể rõ ràng còn phải đánh
Trang 21như: số nhân khẩu trong hộ, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập kinh tế, văn hóa, chính trị, dân tộc, tôn giáo, điều kiện cư trú, đặc điểm nhân
khẩu, những hộ hoặc nhân khẩu cần được quan tâm giúp đỡ của cả xã hội và cộng đồng, như các
hộ thuộc diện chính sách, gia đình có công với cách mạng, các hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt; cũng như các đối tượng “cá biệt” thiếu ý thức tôn trọng thực hiện pháp luật, đối
tượng có tiền án, tiền sự, mắc nhiễm các tệ nạn xã hội Có như vậy quá trình tuyên truyền, vận
động, huy động sức dân tham gia vào việc đóng góp trong các phong trào ở cơ sở mới có sức thuyết, phục, đạt kết quả như mong muốn
Ngoài ra, trong sổ ghi chép còn cần lưu chép
các số điện thoại cần thiết của các cá nhân người đứng đầu phụ trách thường xuyên có mối quan hệ công tác: Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Mặt trận, trưởng đoàn thể các khối ở xã, phường, thị tnấn; bí thư chỉ bộ thôn, tổ dân phố và các chỉ
hội trưởng phụ trách các tổ chức chính trị - xã
hội ở thôn, tổ dân phố; một số máy điện thoại khác như: Trụ sở công an xã, phường, thị trấn, cảnh sát khu vực, cảnh sát 113; cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy, trạm cấp cứu khẩn cấp 5 Quan hệ phối hợp trong công tác
Trước hết, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố
Trang 22phải thường xuyên liên hệ với Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để
quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để triển khai thực hiện; phát huy quyển làm chủ
của nhân dân, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở
cơ sở Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố kịp thời
báo cáo với Ủy ban nhân dân và chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về tình hình an
ninh của thôn, tổ dân phố đề xuất biện pháp giải quyết khi cần thiết, góp phần giữ gìn an ninh,
trật tự trên địa bàn
Như đã trình bày ở Chương I, ở địa bàn thôn, tổ dân phố còn có các tổ chức chính trị - xã hội khác là những hệ thống “chân rết” bám sâu và chắc nhất của hệ thống chính trị ở nước ta Vì
vậy, với chức năng là cánh tay “nối dài” của
chính quyền cơ sở, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố trong quá trình triển khai các mặt hoạt động công tác cần có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nói trên Mối quan hệ này mang tính tất yếu, bởi lẽ bất cứ một công việc nào dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyển cấp cơ sở cũng đều có sự liên quan tới người dân và những
người dân này đều là những hội viên của các tổ
Trang 23các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức triển khai
các nhiệm vụ công tác của tổ chức mình cũng
không thể thiếu sự tham gia phối hợp của các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố vì trách nhiệm
chung của công việc
Trong quan hệ phối hợp, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố cần nắm chắc chức năng,
nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội ở
địa bàn thôn, tổ dân phố; chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn người đứng đầu các tổ chức đó để chủ động phối, kết hợp công tác để có hiệu quả thiết
thực, thành công nhất
Ví như, trong mối quan hệ công tác với bí thư
chi bộ, nếu trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là
đẳng viên thì trong quá trình công tác phải thực hiện nghiêm túc nghị quyết của chi bộ trong công tác điều hành, lãnh đạo thôn, tổ dân phố; nếu
trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không phải là
đảng viên thì phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của bí
thư chi bộ, đồng thời báo cáo những vấn dé phat sinh, vướng mắc với bí thư chỉ bộ để cùng nhau
bàn bạc tháo gỡ hoặc xin ý kiến chỉ đạo Đối với Trưởng ban công tác Mặt trận là mối quan hệ để triển khai thực hiện một số công việc chính như: Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; quy trình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp; Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; các phong
Trang 24trào vận động ủng hộ người nghèo, giám sát cán bộ, đảng viên ở khu dân cu; chi hội phụ nữ thực hiện Phong trào giúp nhau xóa đói, giảm nghèo,
xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc;
chi đoàn thanh niên thực hiện nếp sống văn minh, quan ly nha van héa; chi hội nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới; chỉ hội cựu chiến binh phát huy bản chất tốt đẹp của “Bộ đội
Cụ Hồ”, tích cực gương mẫu trong các phong trào
ở địa phương, tham gia giám sát các công trình công Ở cơ SỞ
6 Phấn đấu tự học tập để không ngừng
nâng cao trình độ, nghiệp vụ công tác
Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là chức
danh do nhân dân bầu và không thuộc cán bộ
chuyên trách ở cơ sở nhưng lại có vị trí hết sức quan trọng trong công tác vận động quần chúng ở cơ sở, cũng như triển khai các chương trình công
tác của chính quyên cơ sở Thực tế khi được bầu giữ các chức danh trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố
chưa được qua một lớp học “chính quy”, sau này
trong quá trình công tác có thể các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố được tham gia các lớp bồi dưỡng
trong thời gian ngắn với những kiến thức rất sơ
đẳng, do vậy việc tự học tập để không ngừng nâng
Trang 25Công tác vận động quần chúng ở cơ sở yêu câu phải có kiến thức phong phú toàn diện, trước hết phải hiểu rõ và nắm vững các kiến thức về chính trị, xã hội đang diễn ra ở trong nước và quốc tế Kiến thức này chỉ có thể thông qua
việc đọc sách, báo, nghe đài, xem tivi; tham dự các buổi sinh hoạt nghe giới thiệu thời sự tạo thành một thói quen thường ngày, như “món ăn”
không thể thiếu
Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư về triển
khai Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn; từ năm 2010 đến nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã chủ trì phối hợp với các
nhà xuất bản khác trong cả nước hằng năm cung cấp hàng trăm cuốn sách cho các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc Số sách này được lưu giữ ở
"Tủ sách pháp luật", Văn phòng Đảng ủy xã hoặc Thư viện xã (ở những xã có thư viện) Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố cần phải là những độc giả thường xuyên và tích cực của các tủ sách này, hiểu và nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có những nội dung cơ bản thường xuyên phải
giải đáp ở cơ sở như: quyền công dân, Luật đất
đai, nhà ở, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật cư trú, hộ khẩu, hộ tịch, Luật môi trường, Luật phòng, chống tệ nạn xã hội, Luật hòa giải, Luật bầu cử Nếu có điều kiện, mỗi trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố cần xây dựng cho mình một tủ sách
Trang 26nghiệp vụ Ngoài những cuốn sách về Hiến pháp và pháp luật cơ bản, “tủ sách” kiến thức cần có thêm những cuốn sách mang tính “cẩm nang”
như sách hướng dẫn nghiệp vụ công tác dành
cho các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, đó là
những công cụ tra cứu cần thiết trong công việc hằng ngày
Trong điểu kiện khoa học phát triển hiện nay, nhiều nơi ở thành phố cũng như nông thôn,
nhiều gia đình, cá nhân đã có máy vi tính sử dụng mạng internet, nếu có điều kiện trưởng thôn, tổ
trưởng tổ dân phố có thể học để sử dụng thành thạo phương tiện này cũng rất cần thiết và bổ ích
Tự học tập để nâng cao trình độ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phải được coi như công việc thường xuyên, tự giác của người trưởng
thôn, tổ trưởng tổ dân phố
Ill- MOT SO TINH HUONG VA
CACH THUC UNG XU
1 Giải quyết “điểm nóng”
Cùng với sự phát triển, đổi mới của đất nước trong những năm qua ở một số địa phương cơ sở
đã xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp, khiếu
kiện gay gắt, có nơi, có lúc tụ tập đông người gây mất ổn định trật tự xã hội (thường gọi là “điểm nóng”) Vì vậy, muốn giải quyết “điểm nóng” phải
Trang 27Khi “điểm nóng” phát sinh, trưởng thôn, tổ
trưởng tổ dân phố và các cán bộ cơ sở cân nắm chắc diễn biến tình hình, xác định đúng tính chất và nguyên nhân, đề ra được chủ trương, biện
pháp giải quyết phù hợp Cụ thể là phải nắm được thái độ của số đông quần chúng ở cơ sở ủng hộ, tham gia hay không? Ai câm đầu (công khai và giấu mặt), mục đích, yêu cầu của họ là gì? Nội dung, vấn đề họ kích động, phản ứng? Những đặc điểm về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán, quan
hệ dòng tộc nơi phát sinh điểm nóng
Kiên trì công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng; phát huy dân chủ, dựa vào
dân, phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đảng, chính
quyển, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng tham gia giải quyết
Hầu hết các “điểm nóng” là do mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân và cũng do những chính sách đặt ra có nhiều bất cập, hoặc trong quá trình thực thi cán bộ làm sai, làm ẩu, tham ô, tham nhũng, do đó, biện pháp cơ bản, quan trọng nhất là tuyên truyền, vận động Về nội dung tuyên truyền, vận động, trước hết cần
làm cho quân chúng hiểu rõ những quy định của Đảng và Nhà nước, kể cả những quy định của cấp ủy và chính quyền cấp trên ở địa phương về những vấn để có liên quan đến tình hình và việc
giải quyết “điểm nóng” đang xảy ra Cần sử dụng
Trang 28những biện pháp, hình thức phù hợp với từng đối
tượng quần chúng, công tác tuyên truyền, vận
động cần kiên trì, nhẫn nại
Đối với những vụ việc nguyên nhân gây ra
“điểm nóng” là do sự tiêu cực của một số cán bộ, dang viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước gây
ra cân sớm có ý kiến thanh tra kết luận, biện
pháp giải quyết để thông báo cho nhân dân rõ, thời gian giải quyết thực hiện những điều khiếu kiện, đòi hỏi đúng đắn của nhân dân
Khi “điểm nóng” đã được xử lý, để tình hình sớm trở lại bình thường, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố cần phối hợp với chính quyển cơ sở
thực hiện tốt các cơng việc:
- Kiện tồn hệ thống chính trị ở cơ sở để lãnh đạo, tổ chức, động viên quần chúng khắc phục những hậu quả để lại, sớm ổn định tình
hình địa phương
- Tiếp tục tuyên truyền vận động quần chúng để họ có thái độ đúng mức và hướng dẫn để họ
rút ra những bài học cho mình từ vụ việc đã xảy
ra; giúp họ xóa bỏ hiểm khích, chia rẽ, khôi phục
lại tình làng, nghĩa xóm
- Tiếp tục xử lý những vấn đề có liên quan đến
vi phạm của những người gây ra “điểm nóng” và số cầm đầu, quá khích; thu hồi tài sản bị chiếm dụng, bồi thường thiệt hại; thực hiện các phương
án xử lý đối với đất đai bị chiếm hoặc cấp bán
Trang 29- Thực hiện các biện pháp cần thiết khác để “điểm nóng” không tái diễn
2 Trình tự tổ chức cuộc hòa giải ở cơ sở
Hòa giải ở cơ sở là một truyền thống, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Hoạt động hòa
giải mang đậm tính nhân văn, hoạt động vì mọi người và trên cơ sở của pháp luật Mục đích chính
của công tác hòa giải ở cơ sở nhằm giữ gìn tình
làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết tương thân, tương
ái trong cộng đồng, tập thể, hàn gắn vun đắp sự
hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình Hòa giải mang lại niềm vui cho mọi người, mọi nhà, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức pháp luật của người dân Vì vậy, trưởng thôn,
tổ trưởng tổ đân phố dù có tham gia là thành viên tổ hòa giải hay không nhưng với vai trò, trách nhiệm của mình đều phải quán xuyến, nắm rõ và chắc để cùng tham gia các cuộc hòa giải điễn ra
trên địa bàn được phân công phụ trách
Muốn giải quyết hòa giải thành công, đúng
pháp luật, khi hòa giải cần phải nắm vững các nguyên tắc và phạm vi hòa giải đã được ghi trong
Luật hòa giải ở cơ sở Trình tự tiến hành một
cuộc hòa giải đã được nhiều cơ sở đúc kết thành
“quy trình” sau:
Bước 1: Tìm hiểu rõ bản chất của sự việc, muốn
vậy phải gặp từng bên để lắng nghe, tìm hiểu nội
dung và nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và tranh
Trang 30chấp; trao đổi với người quen, người ở gần nắm
được vụ, việc để có thêm thông tin khách quan
Bước 9: Tìm hiểu luật, quy định, quy ước có
quan hệ tới nội dung mâu thuẫn, tranh chấp; có
thể trao đổi với những người có hiểu biết, có uy tín để có thêm lời khuyên và lời tư vấn về hướng giải quyết
Bước 3: Gặp gỡ, trao đổi ba bên, người hòa giải là nhân vật trung gian, giữ vai trò khách
quan, gìữ không khí tôn trọng, bình tĩnh để mọi người lắng nghe nhau, đặt vấn đề có tình, có lý, qua đó trao đổi, nêu ra giải pháp xây dựng, thái
độ cầu thị, tỉnh thân đoàn kết để cùng giải quyết vấn đề
Nhắc nhở, phân tích cho cả hai bên với thái
độ công bằng; khêu gợi cái tốt của tình cảm láng
giềng, làm rõ cái lợi chung mà hai bên cần hòa giải với nhau
Bước 4: Thủ tục kết thúc hòa giải, tùy sự việc
mà tiến hành các hình thức:
- Giảng hòa với nhau bằng miệng, trước sự chứng kiến của người hòa giải;
- Giao kèo trước một tập thể rộng hơn cùng
chứng kiến;
- Ký kết văn bản giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp có xác nhận của một cơ quan, tổ chức hoặc
đại diện của một tập thể;
- Thông tin nội dung đã giải quyết hòa giải
Trang 31Trong tường hợp các bên tranh chấp ở các
cụm dân cư có các tổ hòa giải khác nhau, thì các tổ hòa giải phải có sự phối hợp để cùng giải quyết
vụ việc
Một số điểm cân lưu ý khi tiến hành hòa giải:
- Thường xuyên nắm tình hình để kịp thời phát hiện và có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ
trong cộng đồng dân cư
- Cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của
các cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc hòa giải, đặc biệt là những người có vai trò quan trọng và uy tín cao trong gia đình, họ tộc và cộng đồng dân cư Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc cần chú ý và phát huy vai trò của các già làng, người có uy tín
- Khi vận dụng các phong tục tập quán của từng địa phương vào việc hòa giải, cần xem phong tục tập quán đó có trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không: Chỉ được vận dung các phong tục tập quán tốt đẹp, không trái với các quy định của
pháp luật
3 Một số tình huống tham khảo
Trong các mối quan hệ ở khu dân cư, việc
phát sinh những tình huống phức tạp thường xuyên, bất ngờ diễn ra như những “điểm nóng”
Trang 32mang tính chất chính trị an ninh, xã hội; những mâu thuẫn bất hòa giữa các cá nhân, các hộ gia
đình với nhau, tùy theo tính chất của vụ việc và tình hình cụ thể của từng thôn, tổ dân phố mà các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố đưa ra
những cách thực hiện phò hợp, hiệu quả Chúng tôi xin nêu một số tình huống mang tính tham
khảo sau:
* Tình huống I: Trên địa bàn thôn, tổ dân phố có một số hộ gia đình làm đơn khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng
công trình công cộng không công bằng, cùng một,
khu đất nhưng giá đền bù khác nhau Vậy trách nhiệm của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố
phải làm gì? Cách xử lý:
- Đề nghị chính quyền, Ban giải tỏa, đền bù địa phương tổ chức đối thoại trực tiếp với các hộ khiếu nại để nghe tâm tư, nguyện vọng, mong
muốn của người dân
- Qua tiếp xúc, đối thoại cần xác định những kiến nghị hợp lý để nghị chính quyển, cơ quan
Trang 33gia đình mình chấp hành tốt các quy định hiện hành của Nhà nước liên quan đến dén bù, giải
tỏa Nếu các gia đình không đồng ý tiếp tục khiếu nại thì đề xuất với cấp ủy, chính quyển cơ sở giải quyết khiếu nại của nhân dân theo trình
tự, quy định của pháp luật
* Tình huống 2: Một số hộ dân trong thôn, tổ dân phố cố ý lấn chiếm đất công, tự ý mua bán
sang nhượng và xây dựng nhà trái phép Vậy
trách nhiệm của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân
phố phải làm gì? Cách xử lý:
- Tổng hợp danh sách, phân loại mức độ vi phạm, thái độ chính trị, hoàn cảnh kinh tế các gia đình vi phạm để làm rõ động cơ lấn chiếm Phối kết hợp với chi ủy chỉ bộ, Ban Mặt trận,
các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn dân cư cùng phối hợp tuyên truyền, vận động, giải thích, phổ biến đầy đủ, chi tiết các văn bản liên quan
mà chính quyển cơ sở và các cơ quan đã thông
báo đến các hộ dân nói trên
- Phân công những người có uy tín, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm hoặc những người tiến bộ trong dòng họ để giải thích, vận động, phân tích rõ việc sai phạm khi lấn chiếm, mua bán sang nhượng, xây dựng nhà trái phép để các hộ dân vi phạm phải chấp hành đúng quy định của pháp luật
Trang 34- Đối với những hộ cố tình không chấp hành
thì khi các cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế,
giải tỏa cần vận động nhân dân ủng hộ, không để
xảy ra các hành vi quá khích, không tụ tập đông người gây cản trở lực lượng thực thi nhiệm vụ
* Tình huống 3: Trên địa bàn thôn, tổ dân
phố có hộ gia đình có con mắc nghiện ma túy nhưng gia chủ giấu vì sợ ảnh hưởng tới danh dự
gia đình Vậy trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố
phải làm gì? Cách xử lý:
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, cuộc sống,
thu nhập, các mối quan hệ của gia chủ có con bị nghiện; thời gian mắc, mức độ nghiện, sức khỏe hiện tại, gia đình đã thực hiện các giải pháp cai nghiện nào chưa?
- Trực tiếp gặp gia đình động viên, giải thích
tác hại của ma túy là nguyên nhân làm cho kinh
tế gia đình sa sút, hạnh phúc gia đình bị đe dọa,
ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội Nghiện ma
túy là nguy cơ lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/
AIDS, nguy cơ tội phạm gia tăng, hậu họa khôn
lường không thể lường trước đối với gia đình có
người nghiện
- Giải thích cho gia đình có người nghiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người nghiện ma túy, xem họ là đối tượng
xã hội cân giúp đỡ để cai nghiện và tái hòa nhập
Trang 35- Bàn với gia đình không nên giấu giếm việc gia đình mình có con bị nghiện, vì càng giấu càng dẫn đến tình trạng nghiện nặng hơn, dẫn đến những
hành vi khó kiểm soát Do vậy càng ảnh hưởng
đến danh dự gia đình và quan trọng hơn là ảnh
hưởng tới sức khỏe, tương lai của người nghiện
- Trao đổi với các đoàn thể tuyên truyền thuyết
phục gia chủ cho người nghiện đi cai nghiện tập
trung hoặc cai nghiện tại cộng đồng Trong thời
gian người nghiện đi cai nghiện, thường xuyên thăm hồi, giúp đỡ gia đình có người nghiện
* Tình huống 4: Trên địa bàn thôn, tổ dân phố có người hành nghề bói toán, gây mất trật
tự xã hội Vậy trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố phải làm gì?
Cách xử lý:
- Hành nghề bói toán là việc mê tín dị đoan, vi phạm pháp luật, do vậy trước hết cần phải xem
xét nhân thân của người hành nghề bói toán; mức độ ảnh hưởng tới kinh tế, văn hóa, xã hội do
hành động hành nghề của đương sự gây ra - Nếu đương sự mới hành nghề thì lập biên bản yêu cầu đương sự ký cam kết không được tái phạm Nếu đã giáo dục giúp đỡ nhiều lần mà
đương sự vẫn tiếp tục tái diễn thì để nghị các cơ
quan chức năng kiểm tra, lập biên bản tại chỗ và xử phạt hành chính Nếu có hành vi gây hậu quả
nghiêm trọng thì xứ lý theo pháp luật
Trang 36- Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở
thôn, tổ dân phố phân công người giúp đỡ đương
sự hành nghề bói toán sau khi “bỏ nghề” tích cực
lao động sản xuất, ốn định đời sống, hòa nhập với cộng đồng
Tinh huéng 5: Khi phát hiện trên địa bàn
xuất hiện tà đạo lôi kéo quần chúng tham gia, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố phải làm gì?
Cách xử lý:
- Báo cáo tình hình nắm bắt được với bí thư chỉ bộ thôn, tổ dân phố để xin ý kiến chỉ đạo
- Tiếp tục theo dõi sát sao đối tượng tuyên truyền vận động từ đâu đến? “Giáo lý” của tà đạo là gì? Phương thức tuyên truyền, lôi kéo của họ là gì? Nhằm vào thành phần nào? Dự đoán đã có
bao nhiêu người tham gia?
- Cùng với Chỉ ủy, Ban công tác Mặt trận, các
tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền sâu rộng để nhân dân nắm được chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về
tự do tín ngưỡng; phân tích chỉ rõ sự sai trái của
“giáo lý” tà đạo, đồng thời khẳng định việc tuyên truyền lôi kéo nhân dân vào hoạt động tà đạo là
vi phạm pháp luật
- Nếu tình hình vẫn diễn biến phức tạp, phải nhanh chóng báo cáo với chính quyển và các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý
Trang 37cuộc họp thôn, tổ dân phố, nhưng lại hay có ý kiến phản ứng khi thu các khoản đóng góp trong các cuộc vận động xã hội Vậy trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố phải làm gì?
Cách xử lý:
- Trước tiên phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu là nguyên nhân do chủ quan cho rằng, việc
họp thôn, tổ dân phố không mang lại kết quả gì; cách tổ chức họp luộm thuộm, kéo dài; người dân
không tin tưởng việc đóng góp của mình có đến tay người nhận hay không; hoặc không hiểu rõ nội dung đóng góp của từng cuộc vận động; hoặc cách thức mời họp, quyên góp mang tính quan liêu, mệnh lệnh
- Trên cơ sở tìm hiểu rõ nguyên nhân, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố kịp thời sửa chữa chấn chỉnh lại nền nếp tác phong công tác của mình Đặc biệt phải biết kiệm chế khi nghe những lời lẽ
phản ứng không đúng, tìm thời gian, hoàn cảnh
thích hợp để gặp gỡ, trao đổi tìm sự cảm thông
Ví như dân chưa tỉn vào sự minh bạch của các khoản thu chỉ thì khi đến gặp gỡ có thể trực
tiếp thông báo các khoản đóng góp của từng hộ dân đều có sự ghi chép đây đủ, đã được thông báo công khai trong cuộc họp thôn, tổ dân phố, trên bảng tin công cộng, nếu có điều gì còn hoài nghỉ thắc mắc mọi người có thể kiểm tra sổ sách
- Bất cứ cuộc vận động nào cũng mang tính chất tự nguyện, do vậy phải hết sức chú ý đến
Trang 38tính “tuyên truyền” của cuộc vận động để người
dân hiểu rõ nội dung, tính chất cuộc vận động mà tham gia, tránh tình trạng áp đặt, chạy theo thành tích Trên thực tế ở những địa bàn khác nhau mức thu nhập của người dân khác nhau và
ngay trong một thôn, tổ dân phố cũng có thu
nhập, mức sống khác nhau, nhận thức của mỗi người cũng khác nhau, do vậy tùy từng đối tượng, từng hoàn cảnh để có cách vận động thích hợp Ai đóng góp được bao nhiêu cũng đáng quý và
trân trọng
- Trao đổi, bàn bạc, phối hợp với người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, tổ dân
phố tham gia vận động hội viên của mình theo
quyển hạn, trách nhiệm
4 Chuyện của một tổ trưởng tổ dân phố'
Ở phố từ ngày giải phóng Thủ đô đến nay có
“chức vụ” không hê thay đổi Các vị này tên “húy” không mấy ai gọi, từ người lớn đến các cháu nhỏ đều gọi là “Bác tổ trưởng”, “Ông tổ trưởng”, “Bà
tổ trưởng”
Công việc của người tổ trưởng tổ dân phố
không phải là “tám giờ hành chính” mà là 24/24 giờ Nào cống rãnh cho thoát, điện nước sao đều,
việc hỷ trong tổ, việc hiếu trong phường, ngày
Trang 39trật tự, đêm tuần tra Cơn bão phòng xa, hỏa hoạn lo chống Thời kỳ bao cấp, đầu năm kiểm tra sổ gạo, cuối năm chuẩn bị tem phiếu Vùng tỉnh nào bị thiên tai lũ lụt, tổ trưởng đến từng nhà,
từng người xin quyên góp cứu trợ từng đông cùng
chăn, màn, áo ấm khẩn trương giúp đỡ đồng bào
trong cơn hoạn nạn
Việc tiếp việc, người tổ trưởng tổ dân phố
“bách sự, bách hành” (trăm việc phải làm) Có
người ví tổ trưởng tổ dân phố là “cán bộ đáy” của
phường, phố
Đêm ngày luôn có tiếng gọi:
- Bác tổ trưởng ơi! Nhà em có khách tạm trú bác vào sổ cho
- Bác tổ trưởng ơi! Cháu đi làm khuya về, bị
hồng xe về muộn, gọi cửa hơn tiếng đồng hồ nhà cháu không ra mở cửa lại nói thế này thế nọ, bác
sang nói giúp hộ cháu
Có hôm mới sớm tỉnh mơ đã có tiếng gọi
Một chủ hộ đến trình bày:
- Thằng con cả nhà tôi láo quá, bộ bàn ghế
tôi mua cho nó tháng trước, thế mà sáng sớm hôm nay, nó quăng ra sân, tôi mắng nó Nó bảo
chả cần nhờ gì cả, vợ chồng đều là kỹ sư, bác sĩ
Chúng nó ăn nói với tôi thế đấy Mời ông qua nói giúp cho vài lời
Bác tổ trưởng đến, bộ bàn, ghế vẫn còn vứt lồng chồng ngoài sân Chẳng nói gì, bác lặng lẽ
Trang 40mang bộ bàn ghế kê lại ở giữa nhà, rồi mời ông bố và vợ chông anh con ngồi xuống ghế:
- Gia đình ta là nhà có chữ ở trong tổ đấy Sao các cháu lại xử sự như thế Thôi, ông và anh chị đi làm kẻo muộn Tối, thong thả tôi qua chơi
Việc tưởng như “tày trời” bác tổ trưởng tổ
dân phố giải quyết thật đơn giản
Thế nhưng có việc cũng phải mất hàng tuần
lễ không ngủ được chỉ vì một con chó sủa Cứ vào
buổi trưa bà hàng xóm trông trẻ thuê lại gọi:
- Ông tổ trưởng ơi! Nhờ ông qua bảo nhà ông chủ nhà kế bên ngăn cho con chó khỏi sủa Các
cháu nhỏ vừa thiu thiu ngủ, chó nhà ông ấy lại sua ồm ồm, làm chúng giật mình, khóc thét Tôi
bảo, ông ấy lại giở giọng lý sự: "Chó nhà tôi nuôi
có giấy phép, tiêm chủng đây đủ không thả rông
ra ngoài, còn nó sủa là việc nó giữ nhà Sao bà
bắt tôi ngăn nó!" Nói năng cùn thế đấy!
Thật phức tạp Chó sủa ai mà ngăn cấm được, chính vì sự việc này, cứ nằm ngủ ông lại nghe như tiếng chó sủa, cùng tiếng lũ trẻ giật mình khóc
thét Chợt ông nghĩ ra, con chó nhà ông hàng xóm nuôi đã quá lâu, hôm sau ông sang nhà:
- Ông Thung ạ (tên ông chủ hộ nuôi chó), loại lục súc nuôi trong nhà giống chó là loại nghĩa tình với chủ Nhưng theo kinh nhà Phật, kiếp
trước của nó vướng nhiều tội phải đày làm kiếp chó, hết kiếp khổ nhục này rồi được chuyển sang