1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CUỐI kỳ đề tài vấn đề TRẦM cảm học ĐƯỜNG của GIỚI TRẺ

20 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

HỌC PHẦN NHẬP MÔN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

- -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Đề tài : VẤN ĐỀ TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG CỦA GIỚI TRẺ

MSSV SINH VIÊN THỰC HIỆN 211A210239 Trần Võ Thanh Huyền

Trang 2

1.Lý do chọn đề tài 2

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu: 2

3.Mục đích nghiên cứu 3

4.Đối tượng nghiêm cứu và khách thể nghiên cứu 3

5.Phương pháp nghiên cứu 4

NỘI DUNG 5

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm 5

1.1.1 Nghiên cứu trầm cảm trên thế giới 5

1.1.2 Nghiên cứu trầm cảm ở Việt Nam 5

1.2 Trầm cảm 5

1.2.1 Khái niệm 5

1.2.2 Những biểu hiện triệu chứng của rối loạn trầm cảm 6

1.2.3 Phân loại trầm cảm 6

1.2.4 Các nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm 6

1.3 Khái niệm trầm cảm học đường 6

1.5 Biểu hiện trầm cảm học đường 7

PHẦN 2 THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở MỐI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 7

2.1 Thực trạng trầm cảm ở môi trường học đường ở nước ta hiện nay 7

2.2 Nguyên nhân gây trầm cảm học đường 10

2.3 Hậu quả trầm cảm học đường 12

2.4 Giải pháp hạn chế trầm cảm ở môi trường học đường 14

2.4.1 Cho các con tham gia hoạt động vui chơi theo sở thích 15

2.4.2 Quan tâm đến con hơn 15

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên cho em xin gửi lời tri ân củng như lời cảm ơn đến với các thầy cô của trường Đại Học Văn Hiến nói chung và cô Nguyễn Thị Hồng Thủy là giáo viên bộ môn Truyền Thông Đại Chúng của khoa Xã Hội – Truyền Thông nói riêng Em cảm ơn cô vì đã đồng hành cùng chúng em qua những buổi học thú vị của học kì vừa qua Cô đã hỗ trợ cho tụi em rất nhiều không chỉ ở các bài giảng của cô trên onl mà cô còn tận tình chỉ dẫn không chỉ riêng em nà còn tất cả các bạn sinh viên lớp PUR 30403 của chúng em ở bài tiểu luận kết thúc học kì để chúng em có thể hoàn thành tốt và đạt được những thành tích tốt nhất Em xin gửi lời cảm ơn tri ân và trân trọng nhất đến với cô

Trang 4

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Thời gian gần đây, đặc biệt là sau dịch Covid-19, người trẻ mắc hội chứng trầm cảm tăng lên, trong số đó có người đã tự tử Việc học sinh, sinh viên hạn chế tiếp xúc, giao tiếp và hạn chế ra đường trong thời gian dài đã khiến nhiều học sinh và giáo viên rơi vào tình trạng trầm cảm, khủng hoảng tâm lý, để lại hậu quả nghiêm trọng Hiện nay tình trạng chạy đua thành tích, điểm số đã khiến không ít các em học sinh rơi vào tình trạng bị áp lực học tập, stress, … “Điểm số là áp lực lớn nhất về phía nhà trường, ai cũng mong con mình được kết quả cao Chính vì vậy nó đã làm cho con bạn quá căng thẳng, mệt mỏi và sợ thi cử Lý thuyết cơ bản, bài tập nâng cao trong các chương trình học hiện nay ngày càng nặng, các bài kiểm tra và các kì thi đã gây áp lực không hề nhỏ cho con bạn Điểm thi giờ đây không còn là động lực nữa mà nó đã trở thành áp lực đối với mọi học sinh” Các con như nghẹt thở với đống bài tập, bài cũ hay bài mới vì phải học quá nhiều, sức lực của con người chỉ có hạn, nhiều phụ huynh lo lắng sợ con mình bị áp lực học tập đè nặng dẫn đến tình trạng stress căng thẳng và nặng hơn nữa là bị mắc trầm cảm học đường.

Trầm cảm học đường hiện nay đang là vấn đề đáng báo động khi các em học sinh, sinh viên ngày càng phải chịu áp lực từ việc học online cùng với những gánh nặng điểm số và sự cạnh tranh cực gay gắt của các em cuối cấp Nó không còn là một vấn đề tâm lý bình thường mà là một vấn nạn của con người xã hội thế hệ mới Các em đã phải chịu 2 năm liên tiếp về việc học online, cùng với tình hình dịch bệnh đã khiến cho việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn hơn bao giờ hết Phải luôn ru rú trong nhà cùng chiếc laptop, điện thoại để học onl cũng đã góp phần tạo nên vấn đề trầm cảm học đường Việc các em đã phải thức đêm để học với mong muốn được đậu vào những trường tốt, để có được những con điểm tốt đã vô tình khiến các em bị trầm cảm, áp lực Em chọn đề tài này với mong muốn giúp mọi người hiểu hơn về trầm cảm học đường là gì cũng như những nguy hại và phương pháp để giúp vấn nạn này có thể được giảm bớt hơn trong tương lai, nâng cao nhận thức tuyên truyền.

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Vấn đề trầm cảm học đường đang là một vấn đề được quan tâm khá nhiều trong xã hội với ảnh hưởng dịch bệnh như hiện nay, các em học sinh ngày càng phải chịu nhiều áp lực từ các nguyên do khác nhau Đây là một vấn nạn gây nhức nhối nhưng chúng ta vẫn có thể tìm hiểu nó thông qua những tài liệu như sau:

Thanh Mai (2020) “Thực trạng trầm cảm ở học sinh sinh viên “đây là tài

liệu giúp chúng ta có thể biết thêm về vấn đề trầm cảm của học sinh sinh viên hiện nay.

Trang 5

Thiên Lam (2022) “Trầm cảm học đường: Đừng bỏ qua dấu hiệu nhỏ “đây

là tài liệu giúp chúng ta có thể để ý được những dấu hiệu của bệnh trầm cảm để từ đó tìm ra giải pháp giúp các em

Lê Văn – Lê Phú (2022) “Trầm cảm học đường: Góc nhìn từ nhà trường “tài

liệu chỉ ra những phương pháp để giúp các học sinh có thể tránh được bệnh trầm cảm

Long Giang (2022) “Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, hậu quả,

cách phòng “tài liệu giúp mình hiểu ra về căn bệnh này và tác hại nguy hiểm của nó từ đó tìm ra cách khắc phục khi mắc phải

Yến Anh (2022) “Giải cứu Trầm Cảm, Stress” Cho ta biết được nhiều cách

phòng tránh và cứu bản thân mình khi gặp phải

VUNGTRI.COM “Trầm cảm học đường là gì? Mối đe dọa của thế hệ trẻ

“Nguyên nhân, giải pháp cho các bậc phụ huynh

Tin tức thông tin sức khỏe “Trầm cảm học đường: Đừng lơ là “bài viết này

cho ta biết được nguyên nhân từ đâu mà dẫn tới trầm cảm mà mối nguy hại của căn bệnh trầm cảm này

Trương Oanh (2022) “Trầm cảm tuổi học đường: Căn bệnh đang báo động

hiện nay “bài báo cho ta biết được cách điều trị trầm cảm tuổi học đường Căn bênh đang gây nhứt nhối trong xã hội hiện nay

Bác sĩ Nguyễn Thị Ly (2022) “Cảnh báo hậu quả có thể xảy đến và dấu hiệu

của bênh trầm cảm “Bài viết của bác sĩ cho ta biết được hậu quả của bênh trầm cảm khi mắc phải và những dấu hiệu chủ yếu của bệnh đó

Hello Bác Sĩ “Trầm cảm và những sự thật đáng sợ “bài viết này giúp ta biết

được những ai dễ mắc bệnh trong khoản độ tuổi nào, khi nào thì cần gặp bác sĩ

3.Mục đích nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu về trầm cảm.

Vấn nạn của trầm cảm học đường (tổng quát)

4.Đối tượng nghiêm cứu và khách thể nghiên cứu - Vấn nạn trầm cảm học đường của giới trẻ

Trang 6

- Khách thể học sinh (ở lứa tuổi vị thành niên): Vấn đề trầm cảm học đường, trên

tất cả các học sinh, sinh viên trên phạm vi cả nước trong giai đoạn hiện nay, không phạm phải các tiêu chuẩn loại trừ

5.Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp lý luận  Phương pháp thực tiễn  Phương pháp quan sát  Phương pháp trắc nghiệm  Phương pháp phân tích tiểu sử  Phương pháp thống kê toán học.

Trang 7

NỘI DUNG

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG1.1 Tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm

1.1.1 Nghiên cứu trầm cảm trên thế giới

Các công trình nghiên cứu về trầm cảm trên thế giới cho thấy một tỷ lệ khá lớn (2,6 - 8%) dân số mắc chứng trầm cảm Đây là một loại rối loạn khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, ở bất cứ ai Đặc biệt lứa tuổi thanh thiếu niên được xác định là giai đoạn độ tuổi tương đối nhạy cảm với loại rối loạn cảm xúc này Trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể liên quan đến các rối nhiễu tâm lý khác và có dẫn đến nhiều nguy cơ khác nhau ở trẻ

1.1.2 Nghiên cứu trầm cảm ở Việt Nam

Ở nước ta, trầm cảm thường được các phương tiện truyền thông nhắc đến như là một hiện tượng xã hội Nhiều nghiên cứu về trầm cảm cũng đã được tiến hành ở những vùng dân cư khác nhau, với những độ tuổi và ngành nghề khác nhau Nghiên cứu của Nguyễn Văn Siêm (2003) tại xã Quất Động, Thường Tín, Hà Tây cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm trong nhóm dân số trên 15 tuổi ở địa phương này là 8,35%.

Đã có khá nhiều các nghiên cứu về trầm cảm nói chung và trầm cảm ở học sinh nói riêng, được tiến hành ở Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu được tiến hành ở các tỉnh thành phía Nam hoặc các địa phương trung tâm Thành phố Hà Nội Các nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào độ tuổi học sinh THPT và sinh viên Tỷ lệ trầm cảm được xác định hết sức đa dạng tùy theo địa bàn nghiên cứu, độ tuổi và mức độ rối nhiễu Nghiên cứu của này của tác giả tập trung đánh giá các biểu hiện trải nghiệm khó khăn liên quan đến RLTC ở học sinh THCS Trưng Vương, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội

1.2 Trầm cảm 1.2.1 Khái niệm

Trầm cảm nhận được nhiều quan tâm nghiên cứu từ các nhà khoa học, chuyên gia tâm lý, giáo dục, y học, Nhiều tổ chức cũng nghiên cứu và đưa ra những quan điểm, cách tiếp cận về rối loạn trầm cảm như WHO, APA, Từ các định nghĩa tiếp cận nêu trên, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, trong luận văn này, trầm cảm được hiểu như sau: “Trầm cảm là một loại rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi sự suy giảm về khí sắc, giảm hứng thú, và suy giảm năng lượng dẫn tới sự mệt mỏi và suy giảm hoạt động Các triệu chứng suy giảm này thường tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và làm suy giảm các hoạt động chức năng (sinh hoạt, học tập, lao động, giao tiếp) của cá nhân”

Trang 8

1.2.2 Những biểu hiện triệu chứng của rối loạn trầm cảm

 Khí sắc trầm

 Mất quan tâm thích thú  Giảm năng lượng tâm thần  Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi  Ý tưởng và hành vi tự sát

 Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân  Rối loạn giấc ngủ

 Rối loạn tâm thần hoạt động  Biều hiện lo âu

 Khó tập trung suy nghĩ và đưa ra quyết định  Các triệu chứng cơ thể

 Lạm dụng rượu và các chất gây nghiện, kích thích

1.2.3 Phân loại trầm cảm

 Phân loại theo nguyên nhân  Phân loại theo mức độ

 Phân loại theo các triệu chứng lâm sàng

1.2.4 Các nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm

 Nguyên nhân sang chấn tâm lý  Nguyên nhân di truyền

 Nguyên nhân bệnh thực thể ở não

 Nguyên nhân sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất tác động tâm thần và nghiện game

 Nguyên nhân về giới tính, tuổi và tình trạng hôn nhân  Nguyên nhân nội sinh

1.3 Khái niệm trầm cảm học đường.

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm lý gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú Trầm cảm học đường có thể nảy sinh trong suốt quãng thời gian đi học Học sinh, sinh viên thường phải đối mặt với những kỳ thi quan trọng, áp lực và lo lắng về mặt thành tích có thể khiến họ cảm thấy quá tải.

chúng tiếp tục kéo dài trong nhiều tuần Nếu lo lắng này nếu trôi qua trong vòng vài ngày thì không thực sự đáng ngại nhưng nếu liền thì có thể dẫn đến bệnh trầm cảm Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến cách trẻ suy nghĩ, cảm nhận và hành xử đôi khi sẽ là những hành động tiêu cực.

Trang 9

1.5 Biểu hiện trầm cảm học đường

Biểu hiện mất ngủ: Đây là biểu hiện phổ biến nhất khi học sinh, sinh viên bị trầm cảm, khi đó người bệnh thường khó vào giấc ngủ hoặc tỉnh dậy vào giữa giấc và cuối giấc sau đó rất khó để ngủ lại

Biểu hiện chán ăn: Khi căng thẳng thần kinh, stress sẽ khiến người bệnh mất cảm giác ăn ngon, lâu dần dẫn đến chán ăn Mệt mỏi: Khi mắc trầm cảm các em học sinh, sinh viên thường có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, nhất là vào các buổi sáng Đến buổi chiều cảm giác mệt mỏi này có thể giảm hơn chút ít nhưng vẫn còn rõ rệt Cảm giác mệt mỏi này là nguyên nhân khiến các em học sinh, sinh viên học hành sa sút.

Gặp khó khăn khi tập trung vào việc gì đó: Bị mắc trầm cảm khiến các em học sinh, sinh viên khó có thể tập trung vào một việc gì đó, khó có thể ghi nhớ… dẫn đến kết quả học tập giảm sút

Luôn nghĩ bản thân mình kém cỏi, vô dụng, ý nghĩ chán nản, buông xuôi: Người bệnh mắc trầm cảm thường có suy nghĩ bi quan về bản thân, luôn cảm thấy bản thân mình vô dụng, kém cỏi từ đó có ý nghĩ buông xuôi mọi thứ, thậm chí là có cả ý định tự tử

Cảm giác buồn rầu, khó chịu, dễ cáu gắt: Tâm lý không ổn định, căng thẳng, mệt mỏi khiến người bệnh khó chịu, dễ cáu gắt với cả những vấn đề bình thường

Biểu hiện bứt rứt, lo lắng vô cớ: Khi mắc trầm cảm thì người bệnh thường đứng ngồi không yên, luôn có cảm giác bứt rứt, khó chịu và thường xuyên cảm thấy lo lắng không có lý do

Người bệnh có ý định muốn chết hoặc có hành vi tự sát: Các em học sinh, sinh viên bị trầm cảm sẽ có tất cả các triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, khó tập trung…và đặc biệt là tâm trạng bi quan, suy nghĩ tiêu cực, muốn chết đi cho nhẹ gánh từ đó ý định tự sát cứ ám ảnh trong đầu và gây nên những hậu quả đáng tiếc

PHẦN 2 THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở MỐI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG VÀGIẢI PHÁP HẠN CHẾ TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

2.1 Thực trạng trầm cảm ở môi trường học đường ở nước ta hiện nay.

Sinh viên, học sinh đang đối diện với rất nhiều áp lực Đó có thể là trục trặc trong gia đình, tình yêu, học tập, các mối quan hệ khác

Không ít sinh viên có ý định tự tử

Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát vừa qua, do không thể hỗ trợ trực tiếp, nhà trường đã mở các đường dây tư vấn trực tuyến cho SV, không những SV của trường mà ở khắp thành phố Theo ông Trần Nam, trong quá trình hỗ trợ tư vấn cho SV, vấn

Trang 10

đề các em gặp nhiều nhất là stress, trầm cảm, không ít trường hợp còn có ý định tự tử "Đối với các trường hợp này, nhà trường sẽ chuyển sang tư vấn chuyên sâu kết hợp trị liệu, vì không đơn thuần là stress bình thường" (ThS Trần Nam, Trưởng Phòng Truyền thông Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM.)

Ông Nam cũng cho rằng SV đang đối diện với rất nhiều áp lực, dễ bị stress Đó có thể là trục trặc trong gia đình, tình yêu, học tập, các mối quan hệ khác Những điều này trong giai đoạn phải học trực tuyến càng khó khăn hơn, vì các em bị mất kết nối, cả ngày ngồi trong phòng đối diện với máy tính, cộng thêm những lo lắng về dịch bệnh, điểm kém…

Bên cạnh những mặt tích cực thì học trực tuyến kéo dài cũng có nhiều hạn chế như lý thuyết lấn át thực hành, ít tương tác trong quá trình học, ít hoạt động nhóm, dễ mất động lực học tập Trẻ phải ngồi trước thiết bị điện tử thời gian dài khiến các em cảm giác cô lập, xa cách, từ đó trẻ dễ gia tăng cảm xúc tiêu cực, hay cáu gắt, cãi lại người lớn, luôn thấy mệt mỏi, buồn phiền, thậm chí trầm cảm, rối loạn hành vi và khó tập trung chú ý…

"Trẻ không được đến trường, trong khi nhiều phụ huynh không có kỹ năng, kiến thức chăm sóc trẻ, thời gian trẻ ở nhà dài dẫn đến áp lực, căng thẳng, dễ gây ra mất an toàn cho trẻ Những tác động đó đã ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần, thể chất và hạnh phúc của các em và chắc chắn sẽ còn kéo dài hậu quả trong nhiều năm tới

Đặc biệt thời gian gần đây các bệnh viện cũng ghi nhận có sự gia tăng đáng kể của bệnh nhân trầm cảm trẻ tuổi, đa số là học sinh, sinh viên Việc thường xuyên gặp áp lực học hành thi cử cũng như sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay.

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% -29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết.

Đáng nói là một bộ phận thanh thiếu niên thường lạm dụng rượu, thuốc lá, chất kích thích như một cách giải tỏa cho những rối loạn tâm thần Điều này không những không cải thiện được sức khỏe mà còn khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng, thậm chí có những hành vi gây nguy hiểm với xã hội.

Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử ở Việt Nam Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm, gấp 2,5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông.

Ngày đăng: 10/05/2022, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w