Phân tích một phương pháp học bạn cho là phù hợp nhất để phát triển các kĩ năng thực tiễn của người hành nghề luật.

10 5 0
Phân tích một phương pháp học bạn cho là phù hợp nhất để phát triển các kĩ năng thực tiễn của người hành nghề luật.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT ĐỀ BÀI Phân tích một phương pháp học bạn cho là phù hợp nhất để phát triển các kĩ năng thực tiễn c[.]

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT ĐỀ BÀI: Phân tích một phương pháp học bạn cho là phù hợp nhất để phát triển các kĩ năng thực tiễn của người hành nghề luật Trong bối cảnh phòng, chóng dịch COVID-19 hiện nay, theo bạn sinh viên cần có thái độ và cách thức học tập như thế nào? Sinh viên ngành luật cần tiếp cận vấn đề phòng chống dịch COVID-19 như thế nào để thể hiện được ý thức, trách nhiệm của mình với cộng đồng? HỌ VÀ TÊN : Trần Văn Cường LỚP : DCTC07M-2-20-N06.TL1 MSSV : 451824 Hà Nội, 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 CHƯƠNG I PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KĨ NĂNG THỰC TIỄN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ LUẬT 1 1.1 Phương pháp học DEBATE (tranh biện) .1 1.2 Lợi ích của phương pháp học Tranh biện 2 CHƯƠNG II NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN LUẬT TRONG BỐI CẢNH COVID-19 HIỆN NAY .4 2.1 Thái độ và cách thức học tập cần có của sinh viên Luật trong bối cảnh phòng, chóng dịch COVID-19 hiện nay 4 2.2 Tiếp cận vấn đề phòng chống dịch COVID-19 để thể hiện được ý thức, trách nhiệm của mình với cộng đồng dưới góc độ là Sinh viên ngành luật 5 KẾT LUẬN 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU Học đi đôi với hành” là nguyên tắc quan trọng trong đào tạo, nhất là đào tạo ngành Luật Thực trạng hiện nay, rất nhiều đơn vị sử dụng lao động phải đào tạo lại đối với sinh viên mới được tuyến dụng Điều này đã chỉ rõ thực trạng đào tạo sinh viên Luật đang chú trọng quá nhiều vào kiến thức mà quên đi vấn đề kỹ năng Vì vậy, sinh viên cần phải nắm bắt phương pháp học, cách thức học phù hợp với bản thân để có thể hình thành và phát triển các kỹ năng thực tiễn giúp cho việc hành nghề sau này Trong giai đoạn hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn phức tạp, sinh viên nói chung và sinh viên Luật nói riêng cũng phải có ý thức trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh cũng như cần có thái độ nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu tại nhà trong thời gian học online Như thế mới khẳng định được giá trị của bản thân, cũng như nâng cao chất lượng học tập, đào tạo ngành Luật NỘI DUNG CHƯƠNG I PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KĨ NĂNG THỰC TIỄN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ LUẬT 1.1 Phương pháp học DEBATE (tranh biện) Trong hoạt động nghề luật, người hành nghề luôn thể hiện những khả năng, năng lực hành nghề nhất định để thực hiện công việc, phù hợp với vị trí việc làm và các chức danh Năng lực nghề nghiệp cũng chính là những phẩm chất, nhân cách cần có của người hành nghề luật, phù hợp với tính chất, đặc thù nghề nghiệp Để có năng lực hành nghề luật, người học luật phải có hệ thống các cách thức, phương pháp học tập để nắm bắt các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết để hành nghề luật 1 Trên thực tiễn, có rất nhiều phương pháp học hiệu quả để nâng cao năng lực hành nghề Luật Trong đó, một phương pháp học tập phù hợp nhất để phát triển các kĩ năng thực tiễn của người hành nghề luật hiện nay là phương pháp học DEBATE (tranh biện) Đây có thể xem là một phương pháp học giúp người học Luật có thể rèn dũa tổng hợp nhiều kỹ năng thực tiễn một cách toàn diện DEBATE (tranh biện) được hiểu đơn giản là một trong những loại hình giao tiếp bằng lời, là quá trình tư duy và biểu đạt tư duy từ thu thập, phân tích xử lý thông tin đến xây dựng, hệ thống sắp xếp các lập luận để bảo vệ quan điểm bản thân và phản biện ý kiến trái chiều Một cuộc tranh biện (Debate) diễn ra giữa hai bên đối lập về quan điểm, về một kiến nghị (motion) cụ thể, thuộc một chủ đề (hay lĩnh vực) nhất định Mỗi bên hoặc đội sẽ trình bày hệ thống các lập luận (Argument) trái chiều, được tổ chức sắp xếp một cách hợp lý (có chiến thuật); trong đó mỗi lập luận đưa ra nên bao gồm:  một luận đề hay tuyên bố;  những lý lẽ để lý giải và minh chứng sự đúng đắn cho tuyên bố của mình;  Sử dụng các luận chứng (evidence) để củng cố cho các lý lẽ Cả hai đội tham gia cần phải thể hiện tốt nhiệm vụ của mình như: trình bày lập luận và quan điểm của đội mình một cách rõ ràng và thuyết phục; Phản biện được lập luận và hệ thống luận điểm của đối phương; Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi… Tất cả nhằm thuyết phục trọng tài và khán giả rằng đội mình làm tốt nhiệm vụ của mình hơn trong cuộc Tranh biện.1 1Tranh biện – công cụ thúc đẩy học tập cho bạn https://ybox.vn/hoc-tap/tranh-bien-cong-cu-thuc-day-hoc-tap-cho-ban-291142 (Truy cập lần cuối: Ngày 30/07/2021) 2 1.2 Lợi ích của phương pháp học Tranh biện Việc tổ chức cách cuộc thi tranh biện hoặc buổi tranh biện (trong lớp học) sẽ giúp sinh viên Luật nắm bắt được các kỹ năng thực tiễn cũng như khuấy động tinh thần học tập, nghiên cứu, tìm tòi kiến thức cho sinh viên Để chuẩn bị cho một bài tranh biện, các sinh viên cần phải có một khoảng thời gian cụ thể để chuẩn bị trước Do hoạt động tranh biện theo đội nhóm, nên buộc sinh viên phải có kỹ năng làm việc nhóm Khi làm việc nhóm, các thành viên phân chia công việc cho từng cá nhân, các cá nhân sẽ sử dụng các kỹ năng cá nhân để xây dựng, hoàn thiện bài làm Các kỹ năng chủ đạo như: kỹ năng nghe -nói - đọc - viết, kỹ năng tổng hợp, tư duy phản biện, tư duy sắp xếp lập luận… Lợi ích đến từ việc tranh biện là giúp sinh viên trả lời được những câu hỏi, những mâu thuẫn tồn tại trong từng vấn đề, khai sáng những tri thức chưa biết tới, những góc nhìn chưa bao giờ hình dung tới Có thể kể đến các lợi ích sau Thứ nhất, phát triển khả năng thu thập và sắp xếp ý tưởng Một người tranh biện tốt là người có khả năng làm việc trên một khối lượng rất lớn thông tin và lựa chọn những thứ có hiệu quả nhất trong mỗi trường hợp cụ thể Thứ hai, xây dựng khả năng đơn giản hóa và nắm bắt các ý tưởng Một người tranh biện có thể nghe thấy nhiều thông tin từ đối phương trong một lượt tranh biện điển hình Do đó, chỉ có thể bằng cách nhặt ra những ý chính nhất, người tranh biện mới có thể làm cho các lập luận hay ý tưởng rõ ràng từ một cơn lốc những từ ngữ như vậy Thứ ba, phát triển khả năng đánh giá dẫn chứng Người tranh biện thông minh cần phải hiểu rằng không phải mọi nhận định, trích dẫn, con số đều có thể được đưa ra trong thế sẵn sàng phản biện của đối phương 3 Thứ tư, phát triển khả năng tư duy và diễn đạt dưới dạng các từ khóa và khái niệm chính Sự rõ ràng rất quan trọng trong tranh biện, và trong mọi loại hình giao tiếp khác, bởi những xung đột nảy sinh trong suốt cuộc tranh biện có thể làm cho khán giả mất phương hướng Người tranh biện không chỉ cần sắp xếp phần trình bày của mình một cách rõ ràng có tổ chức mà còn phải có khả năng truyền đạt hiệu quả ý nghĩa của hệ thống lập luận đó cho người nghe Thứ năm, phát triển khả năng truyền đạt một cách thuyết phục Việc hiểu được những gì khán giả kỳ vọng có ý nghĩa đáng kể trong việc thuyết phục họ, trong tranh biện hay bất kỳ hình thức trao đổi bằng lời nói nào Thứ sáu, phát triển khả năng thích nghi Vì tranh biện tạo ra những bối cảnh thường xuyên thay đổi bởi những ý tưởng mới do những người tranh biện liên tục đưa ra, người tham gia cần chuẩn bị sẵn sàng để phản hồi Trên thực tế, sự sẵn sàng không chỉ có nghĩa bạn cần có cách tổ chức hệ thống lập luận tốt, có tính logic, thuyết phục mà còn có khả năng ứng phó kịp với những ý tưởng mới Từ những lợi ích kể trên có thể thấy phương pháp học tranh biện thật sự là phương pháp học hiệu quả nhất để phát triển toàn diện các kỹ năng thực tiễn dành cho sinh viên CHƯƠNG II NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN LUẬT TRONG BỐI CẢNH COVID-19 HIỆN NAY 2.1 Thái độ và cách thức học tập cần có của sinh viên Luật trong bối cảnh phòng, chóng dịch COVID-19 hiện nay Do tình hình dịch bệnh hiện nay diễn biến phức tạp, hầu hết các trường đại học đã cho sinh viên học tập trực tuyến qua mạng nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở các địa phương Việc học tập online có thể khắc phục những khó khăn trước, nhưng vẫn gặp nhiều hạn chế trong việc học tập, trao đổi, kiểm tra kiến thức giữa sinh viên với giảng viên so với lớp học truyền 4 thống Do vậy, sinh viên nói chung và sinh viên Luật nói riêng cần phải có thái độ nghiêm túc trong việc học tập, tiếp tục kiến thức, cũng như cần phải xây dựng hệ thống phương pháp, cách thức học tập phù hợp bản thân để có thể học tốt hơn Trên thực tế, tại các lớp học online vẫn có một số lượng lớn sinh viên chưa thật sự nghiêm túc học tập Vẫn còn sinh viên tham gia lớp muộn, không chuẩn bị bài trước, hay bỏ lớp học để đi làm việc riêng, không chủ động phát biểu hoặc viện nhiều lý do để không trả lời câu hỏi Vì vậy, trong các giờ học online, sinh viên cần phải thực hiện các yêu cầu đề ra trong buồi học Tích cực tham gia trao đổi với giảng viên, sinh viên trong lớp học Để xây dựng ý thức học tập, trước tiên sinh viên phải xác định đúng động cơ, mục đích học tập Khi đó học mới đủ quyết tâm để giải quyết các khó khăn, sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học tập Sinh viên cũng có thể chủ động liên hệ với giảng viên, đặt ra những câu hỏi, thắc mắc sau khi đã chủ động tiếp cận vấn đề, nội dung học tập Các lớp học thường có số lượng từ 30-60 sinh viên, do vậy thời lượng mỗi tiết học là không đủ để giảng viên có thể truyền dạy các kiến thức một cách chi tiết, dễ hiểu Chính vì thế, sau mỗi buổi học, sinh viên nên chủ động liên hệ với giảng viên để có thể giảng đáp kịp thời những khúc mắc Thông tin liên hệ các giảng viên thường được để trong đề cương môn học Ngoài các buổi học, sinh viên cũng cần phải tìm đọc, nghiên cứu thêm các nội dung trong môn học, kiến thức liên quan đến bài học Bên cạnh đó, sinh viên có thể tham gia các buổi tọa đàm, trao đổi do bộ môn tổ chức để lắng nghe chia sẻ của các thầy cô, chia sẻ ý kiến của bản thân và họ hỏi thêm nhiều kiến thức có ích 5 2.2 Tiếp cận vấn đề phòng chống dịch COVID-19 để thể hiện được ý thức, trách nhiệm của mình với cộng đồng dưới góc độ là Sinh viên ngành luật Đại dịch COVID-19 là cuộc khủng hoảng dịch bệnh có quy mô, mức độ ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống xã hội, gây ra sự bất ổn chưa từng thấy Ngày 31/03/2021, Thủ tướng Chính Phủ ban hành chỉ thị số 16/CT-CTTg về các biện pháp phồng dịch COVID-19 Vì vậy, mọi người dân cả nước tích cực chung tay chống dịch, mỗi người dân phải tự bảo vệ cho chính bản thân mình bằng cách thực hiện nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế là đang chung tay cùng đẩy lùi dịch Covid-19 vì sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng Dưới góc độ là sinh viên ngành Luật, các sinh viên cần chủ động tiếp cận vấn đề phòng chống dịch COVID-19 để thể hiện ý thức, trách nhiệm của mình với cộng đồng, xã hội Các sinh viên chủ động cập nhật thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh ở địa phương, chấp hành chỉ thị 16, hạn chế đi ra ngoài, thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế….Bên cạnh đó cũng cần thực hiện những biện pháp phòng chống, dịch bệnh khi ở nhà học online như sau: - Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà - Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, nhất là khi đi ra ngoài và khi về nhà - Hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết; hạn chế tập trung đông người; giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét tại các khu vực công cộng - Vệ sinh nhà cửa, lau bề mặt, nền nhà, vật dụng bằng các chất tẩy rửa thông thường Đặc biệt đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, công tắc điện, vệ sinh ít nhất 01 lần/ngày - Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định - Đảm bảo thông thoáng không khí trong nhà; thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ 6 - Liên hệ các cơ sở y tế để khai báo và được tư vấn, cập nhật tình hình sức khỏe qua ứng dụng khai báo y tế khi hộ gia đình có người già, người cao tuổi, người có bệnh nền, bệnh mãn tính có biểu hiện sốt, ho, khó thở - Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết (BlueZone), ứng dụng khai báo y tế (NCOVI) - Không khạc, nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.2 - Kiểm tra thân nhiệt hàng ngày, thông báo kịp thời với cơ sở y tế các trường hợp có dấu hiệu sốt, ho, khó thở - Khai báo tạm trú, tạm vắng khi có khách đến lưu trú.2 2 https://bvcmay.thuathienhue.gov.vn/kien-thuc-y-khoa/kdshhphong-chong-dich-covid19-tai- ho-gia-dinh.html (Truy cập lần cuối: Ngày 02/08/2021) 7 KẾT LUẬN Phương pháp học DEBATE là một phương pháp khá phổ biến trong các trường đại học, cũng như trường Đại Học Luật Hà Nội Vì vậy, trong các buổi học trực tuyến, sinh viên cần tích cực hơn trong việc tham gia hoạt động tranh biện do giảng viên, hoặc cũng nên chủ động đề xướng chủ đề debate trong các buổi thảo luận Dịch bệnh kéo dài, khiến sinh viên phải học trức tuyến trong thời gian khá dài, điều đó đồng nghĩa với việc sinh viên cần thích nghi với việc học tập trực tuyến để đạt được những yêu cầu đề ra của môn học DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tranh biện – công cụ thúc đẩy học tập cho bạn https://ybox.vn/hoc-tap/tranh-bien-cong-cu-thuc-day-hoc-tap-cho-ban-291142 (Truy cập lần cuối: Ngày 30/07/2021) 2 Phòng, chống dịch covid – 19 tai hộ gia đình https://bvcmay.thuathienhue.gov.vn/kien-thuc-y-khoa/kdshhphong-chong-dichcovid19-tai-ho-gia-dinh.html (truy cập lần cuối; Ngày 02/08/2021) 8 ... pháp học tập để nắm bắt kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết để hành nghề luật Trên thực tiễn, có nhiều phương pháp học hiệu để nâng cao lực hành nghề Luật Trong đó, phương pháp học tập phù hợp để phát triển. .. CHƯƠNG I PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KĨ NĂNG THỰC TIỄN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ LUẬT 1.1 Phương pháp học DEBATE (tranh biện) .1 1.2 Lợi ích phương pháp học Tranh biện CHƯƠNG... TIỄN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ LUẬT 1.1 Phương pháp học DEBATE (tranh biện) Trong hoạt động nghề luật, người hành nghề thể khả năng, lực hành nghề định để thực cơng việc, phù hợp với vị trí việc làm

Ngày đăng: 25/04/2022, 09:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan