Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
378,5 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp 1 Ngân hàng - Tài chính
LỜI NÓI ĐẦU
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường thì yếu tố đầu tiên giữ vai trò quan trọng đối với một
doanh nghiệp là vốn. Doanh nghiệp muốn thành lập, tồn tại và phát triển cũng
cần phải quan tâm tới vấn đề tạo lập, quản lý và sửdụngvốn sao cho có hiệu
quả nhất.
Trước đây, trong nền kinh tế tập trung bao cấp, hầu hết vốn của doanh
nghiệp đều do Nhà nước cấp, do đó thường phát sinh tâm lý trông chờ ỷ lại,
công tác quản lý, sửdụngvốn không được chú trọng một cách đúng đắn dẫn
đến tình trạng hiệuquảsửdụngvốn thấp, không bảo toàn, phát triển đồng
vốn, thậm chí ở một số danh nghiệp đã xảy ra tình trạng lãi giả lỗ thật.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay,
khi ViệtNam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại lớn nhất
hành tinh (WTO) thì vấn đề quản lý và sửdụngvốn sao cho có hiệuquảcao
nhất với chi phí sửdụngvốn thấp nhất, góp phần nângcao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường là vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng
phải quan tâm và thực hiện. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải xác định
được nhu cầu vốn cần thiết, cân nhắc, lựa chọn các hình thức thu hút vốn đầu
tư hợp lý.
Trên thực tế, những doanh nghiệp gặp phải khó khăn, lúng túng, có tình
trạng thua lỗ kéo dài đều có nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đó có
nhiều hạn chế trong việc tổ chức, huy động và sửdụng vốn. Nhận thức được
vai trò và tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp và từ thực tế nghiên
cứu tình hình sửdụngvốntạiTổngcôngtythépViệt Nam, đề tài “Nâng cao
hiệu quảsửdụngvốntạiTổngcôngtythépViệt Nam” được lựa chọn
nghiên cứu.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 2 Ngân hàng - Tài chính
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Vốn và hiệuquảsửdụngvốn trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệuquảsửdụngvốntạiTổngcôngtythépViệt
Nam
Chương 3: Một số giải pháp nângcaohiệuquảsửdụngvốntạiTổng
công tythépViệt Nam.
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2007.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 3 Ngân hàng - Tài chính
CHƯƠNG 1
VỐN VÀ HIỆUQUẢSỬDỤNGVỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về vốn của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn
Bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong
nền kinh tế đều cần có vốn. Có thể nói, vốn là điều kiện không thể thiếu để
thành lập doanh nghiệp và tiến hành sản xuất kinh doanh. Dù các doanh
nghiệp trong mỗi thời kỳ phát triển có những mục tiêu cụ thể khác nhau, song
không nằm ngoài mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu.Vốn
tham gia liên tục vào quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp.
Do đó doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh có hiệuquả thì cần phải
hiểu thế nào là vốn và làm thế nào để sửdụngvốn có hiệu quả. Hiện nay có
nhiều quan điểm về vốn và hiệuquảsửdụng vốn, nhưng tựu trung lại các
định nghĩa đó đều có sự đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp. “Vốn
của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư
vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”.
Vốn là một trong những yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình sản xuất
kinh doanh. Vốn vừa là điều kiện để doanh nghiệp được phép thành lập vừa là
yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện việc sản xuất kinh doanh của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn được xem như một loại hàng hoá. Nó
vừa có điểm giống vừa có điểm khác với các loại hàng hoá khác: giống ở chỗ
nó có chủ sở hữu đích thực, khác vì chủ sở hữu có thể bán quyền sửdụngvốn
trong một thời gian nhất định. Giá của việc bán quyền sửdụng này chính là
lãi suất. Nhờ có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sửdụng nên vốn dễ
dàng lưu chuyển trong đầu tư kinh doanh và sinh lời.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 4 Ngân hàng - Tài chính
Với bản thân mỗi doanh nghiệp thì vốn là một trong những điều kiện vật
chất cơ bản kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá
trình sản xuất kinh doanh.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu
quả, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cho mình một cách hợp
lý. Và để đưa ra được những quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn, sử
dụng vốn ta cần nhận thức đầy đủ các đặc trưng cơ bản cơ bản của vốn:
• Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài
sản hữu hình và tài sản vô hình, như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên
vật liệu, nhãn hiệu hàng hoá, bản quyền phát minh sáng chế, …Trong thời đại
mà khoa học công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt thì các tài sản vô hình
càng mang một giá trị lớn.
• Vốn phải được vận động sinh lời: Đây là đặc trưng
thể hiện cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn có vận động sinh
lời thì doanh nghiệp mới kinh doanh có hiệu quả. Vốn từ hình thái ban đầu là
tiền, sau một quá trình vận động và biến đổi qua những hình thái vật chất
khác nhau, vốn lại trở về hình thái ban đầu là tiền nhưng với một lượng giá trị
lớn hơn, tức là đồng vốn đã “sinh lời”.
• Vốn phải có giá trị về mặt thời gian: giá trị theo thời
gian của tiền làm cho một đơn vị tiền tệ ngày hôm nay lớn hơn một đơn vị
tiền tệ đó vào ngày mai. Vốn đưa vào sản xuất kinh doanh phải đảm bảo đem
lại một giá trị lớn hơn trong tương lai. Có như thế mới thúc đẩy doanh nghiệp
không ngừng nângcaonăng suất, cải tiến công nghệ để tăng khả năng cạnh
tranh và hiệuquảsửdụng vốn.
• Vốn phải được gắn với chủ sở hữu để đảm bảo việc
quản lý và sửdụngvốn có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, vốn không
chỉ là ‘đầu vào” của sản xuất mà đã trở thành một loại hàng hoá đặc biệt được
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 5 Ngân hàng - Tài chính
kinh doanh trên thị trường tài chính, tức là nó chỉ được bán quyền sửdụng mà
không bán quyền sở hữu trong một thời gian nhất định. Xác định cụ thể chủ
sở hữu của vốn mới tránh được tình trạng sửdụngvốn lãng phí và trách
nhiệm của chủ sở hữu đối với mỗi đồng vốn của doanh nghiệp.
1.1.1. Phân loại vốn
Để có thể tiến hành phân tích, đánh giá hiệuquảsửdụngvốn của doanh
nghiệp một cách cụ thể và chính xác, có thể phân loại vốn theo các tiêu thức
cụ thể sau:
- Theo tính chất sở hữu:
Vốn của doanh nghiệp được phân thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
• Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chi phối, chiếm hữu và
định đoạt. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có vốn chủ sở hữu khác nhau. Nếu
là doanh nghiệp Nhà nước thì vốn chủ sở hữu là số vốn mà Nhà nước giao
cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Nếu doanh nghiệp là côngty cổ phần
thì vốn chủ sở hữu là do các cổ đông đóng góp…
• Nợ phải trả: là các khoản vốn được vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn do doanh nghiệp đi chiếm dụng của các tổ chức, cá nhân,
đơn vị mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán. Sửdụng nợ vay với
tỷ lệ như thế nào là tuỳ vào sự lựa chọn của từng doanh nghiệp. Nợ vay có ưu
điểm là chi phí huy động thấp (do chi phí nợ vay được tính vào chi phí hợp lý
của doanh nghiệp và được khấu trừ thuế) nhưng bù lại nó lại rủi ro hơn vốn
chủ sở hữu.
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp chịu tác động của bốn nhân tố sau: khả
năng tài chính của doanh nghiệp, chính sách thuế, rủi ro kinh doanh và cuối
cùng là sự “phóng khoáng” của nhà lãnh đạo. Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 6 Ngân hàng - Tài chính
quản lý là phải luôn xác định mức độ tác động của các yếu tố đó như thế nào
để đảm bảo một cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp.
- Theo phạm vi sửdụng vốn:
Vốn được phân thành vốn đầu tư tại doanh nghiệp và vốn đầu tư ra bên
ngoài.
•Vốn đầu tư tại doanh nghiệp: là số vốn được đầu tư trực tiếp phục vụ
sản xuất kinh doanh trong phạm vi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có toàn bộ
quyền quyết định với số vốn này (dùng để đầu tư vào những tài sản nào, với
tỷ lệ bao nhiêu là do bản thân doanh nghiệp tự quyết định mà không cần sự
đồng ý của một cá nhân hay tổ chức nào khác ngoài doanh nghiệp).
•Vốn đầu tư ra bên ngoài: là số vốn được sửdụng để đầu tư ra bên ngoài
doanh nghiệp hay còn gọi là đầu tư tài chính. Đầu tư ra bên ngoài doanh
nghiệp thường được thực hiện dưới các hình thức như: góp vốn liên doanh,
đầu tư mua cổ phần trái phiếu của các doanh nghiệp, tổ chức khác. Trong
trường hợp này việc quyết định đầu tư vào những tài sản nào còn tuỳ thuộc
vào tỷ lệ vốn mà doanh nghiệp đã đóng góp khi tham gia góp vốn cùng đối
tác.
- Theo đặc điểm luân chuyển của vốn trong chu kỳ sản xuất kinh doanh
Đây là cách phân loại vốn chủ yếu nhất, có hiệuquả nhất trong việc quản
lý vốn.
Vốn được phân thành vốn cố định và vốn lưu động.
• Vốn cố định (VCĐ): là biểu hiện bằng tiền giá trị của toàn bộ tài sản
cố định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, VCĐ và tài sản cố định không phải là
một mà vẫn có sự khác nhau: lúc mới đưa vào hoạt động VCĐ có giá trị bằng
giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định; sau khi đi vào hoạt động giá trị của
VCĐ thường thấp hơn giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định do nó bị hao
mòn trong quá trình sử dụng.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 7 Ngân hàng - Tài chính
VCĐ có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá
trị của nó được dịch chuyển dần vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh
doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản khấu hao hết hoặc hư
hỏng hoàn toàn phải loại khỏi quá trình sản xuất.
• Vốn lưu động (VLĐ): là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu
động nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
VLĐ chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và dịch chuyển
toàn bộ giá trị của nó vào sản phẩm. VLĐ bao gồm: vốn dự trữ, vốn sản xuất,
vốn lưu thông. VLĐ là một yếu tố quan trọng, là điều kiện không thể thiếu đối
với quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quá trình tái sản xuất của doanh
nghiệp. Nó tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong cả lĩnh vực sản xuất và
lưu thông và để cho quá trình tái sản xuất được liên tục thì doanh nghiệp cần
phải xác định VLĐ ở từng khâu sao cho hợp lý và đồng bộ, đảm bảo đủ VLĐ
cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại vốn khác tuỳ thuộc vào các tiêu
thức được lựa chọn khác nhau như:
Căn cứ vào thời gian huy động và sửdụngvốn có: nguồn vốn thường
xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Căn cứ vào phạm vi huy động vốn có thể phân thành nguồn vốn bên
trong doanh nghiệp và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.
…
1.1.2. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường với mức độ cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, thêm vào đó là xu thế hội
nhập khu vực và toàn cầu hoá đang đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ
hội nhưng cũng chứa đựng không ít rủi ro. Vì vậy, vốn được xem như một
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 8 Ngân hàng - Tài chính
tiền đề quyết định giúp doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Sẽ là không tưởng nếu nghĩ rằng có thể tiến hành sản xuất
kinh doanh mà không cần tới vốn.
Trước hết, vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập doanh nghiệp.
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp thì Nhà nước có những đòi hỏi khác nhau
về số lượng vốn, nhưng không có bất kỳ doanh nghiệp nào được phép hoạt
động nếu không đáp ứng đủ số vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
Hai là, doanh nghiệp trong nền kinh tế được xem như là một cơ thể sống,
để nuôi sống nó cần phải có vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh, đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển. Vốn của doanh nghiệp được dùng để mua sắm các
tài sản như: máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân
viên…phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp.
Ba là, vốn là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp chủ động thực hiện các
dự án mang lại lợi nhuận. Các cơ hội kinh doanh tốt sẽ bị bỏ qua nếu doanh
nghiệp không có vốn.
Bốn là, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển không ngừng như
hiện nay thì vốn là yếu tố giúp doanh nghiệp tăng khả năng đầu tư và đổi mới
công nghệ, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Tầm quan trọng của vốn đối với mỗi doanh nghiệp là điều không thể phủ
nhận, song không phải doanh nghiệp nào có đủ vốn cũng tiến hành sản xuất
kinh doanh có hiệu quả. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần phải sửdụng
vốn như thế nào cho hợp lý, có hiệu quả. Sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp gắn liền với sự bảo toàn và phát triển vốn. Nếu đồng vốn không sinh
sôi nẩy nở thì tất yếu sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 9 Ngân hàng - Tài chính
1.2. Hiệuquảsửdụngvốn trong doanh nghiệp
1.2.1. Hiệu quảsửdụngvốn trong doanh nghiệp
Sử dụngvốn có hiệuquả là điều kiện để doanh nghiệp đảm bảo đạt được
lợi ích của các nhà đầu tư, của người lao động và của Nhà nước về mặt thu
nhập và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của bản thân doanh nghiệp. Mặt khác,
đó cũng là cơ sở để doanh nghiệp có thể huy động vốn dễ dàng trên thị trường
tài chính nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy, sửdụngvốn có hiệuquả
là lĩnh vực có tính chất quyết định.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệuquảsửdụngvốn tuỳ
thuộc vào quan điểm của mỗi người.
Hiệu quảsửdụngvốn có thể hiểu là doanh nghiệp bỏ ra chi phí thấp,
nhưng tạo ra được nhiều sản phẩm hơn, doanh thu cao hơn. Hoặc, thông qua
tốc độ quay vòng của vốn để đánh giá hiệuquảsửdụng vốn. Tốc độ quay
vòng vốn càng nhanh thì việc sửdụngvốn của doanh nghiệp càng có hiệu
quả. Hoặc dựa vào điểm hoà vốn để đánh giá hiệuquảsửdụng vốn, theo đó
hiệu quảsửdụngvốn được xác định căn cứ vào phần thu nhập vượt quá điểm
hoà vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có quan điểm đánh giá hiệuquảsử
dụng vốn gắn với hiệuquả về mặt xã hội, việc sửdụngvốn lúc này không chỉ
mang lại ý nghĩa về mặt kinh tế cho nhà đầu tư mà còn mang tính nhân văn
đối với xã hội.
Từ những quan điểm trên, ta có thể hiểu khái quát hiệuquảsửdụngvốn
như sau:
Hiệu quảsửdụngvốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ,
năng lực khai thác và sửdụngvốn của doanh nghịêp vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí.
Hiệu quảsửdụngvốn được phản ánh bằng kết quả lợi nhuận mang lại từ
một đồng vốn so với chi phí huy động một đồng vốn . Thông thường, khi nói
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 10 Ngân hàng - Tài chính
đến hiệuquảsửdụng vốn, người ta thường so sánh tỷ lệ sinh lời trên vốn kinh
doanh với chi phí huy động vốn kinh doanh (lãi suất huy động vốn kinh
doanh trên thị trường). Nếu tỷ lệ sinh lời trên vốn kinh doanh cao hơn lãi suất
huy động vốn kinh doanh thì hoạt động sửdụngvốn kinh doanh của doanh
nghiệp có hiệu quả, số chênh lệch càng lớn thì hiệuquả càng cao.
1.2.1. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quảsửdụngvốn trong doanh nghiệp
Hiệuquảsửdụngvốn là nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong hoạt
động tài chính của doanh nghiệp, vì vậy việc xem xét và đánh giá nó sao cho
chính xác phải dựa trên nhiều tiêu thức để tránh khỏi sự nhìn nhận phiến diện
và sai lệch. Thông thường, để đánh giá hiệuquảsửdụng vốn, ta thường dùng
các chỉ tiêu đánh giá hiệuquảsửdụng của VCĐ, VLĐ và tổng vốn.
1.2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệuquảsửdụngtổng vốn
- Hệ số sinh lời tổng vốn
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ
một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc
sử dụngvốn càng có hiệu quả.
- Hệ số sinh lời của tổngtài sản
Đây là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng
vốn đầu tư, hay còn gọi là tỉ lệ hoàn vốn đầu tư. Nó cho biết một đồng vốn
đầu tư bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
LNST
Tổng vốn
Hệ số sinh lời tổngvốn =
LN trước thuế và lãi vay
Tổngtài sản
Hệ số sinh lời của tổngtài sản =
LNST
Vốn chủ sở hữu
Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu =
[...]... CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬDỤNGVỐNTẠITỔNGCÔNGTYTHÉPVIỆTNAM 2.1 Giới thiệu khái quát về TổngcôngtythépViệtNam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của TổngcôngtythépViệtNamTổngcôngtythépViệtNam được thành lập theo Quyết định số 255/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ TổngcôngtythépViệtNam thành lập là sự hợp nhất giữa Tổngcôngtythép và Tổngcôngty kim khí theo Quyết... nghiệp với tổng số vốn điều lệ là 99,7 tỷ đồng Đó là, Côngty cổ phần Thương mại và dịch vụ Hải Phòng Côngty cổ phần Lưới thép Sài Gòn Côngty cổ phần vận tải Gang thép Thái Nguyên Côngty cổ phần Thép Thăng Long Côngty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên Côngty cổ phần Phương NamCôngty cổ phần sửa chữa ô tô gang thépCôngty cổ phần Lưới thép Bình Tây Côngty cổ phần Kim khí Bắc Thái Côngty cổ... định của HĐQT Tổngcôngty Trong thành phần của Ban kiểm soát có thêm đại diện của Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính Tổng giám đốc TổngcôngtyTổng giám đốc Tổngcôngty là uỷ viên HĐQT do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổngcông ty, có quyền điều hành cao nhất trong Tổngcôngty và chịu trách nhiệm trước HĐQT Tổngcôngty Hiện Tổngcôngty có 3 phó Tổng giám đốc... nước ngoài: Có chức năng tổ chức tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo và làm thủ tục đưa người lao động ViệtNam làm việc có thời hạn ở nước ngoài Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C Chuyên đề tốt nghiệp 29 Ngân hàng - Tài chính 2.2 Thực trạng hiệu quảsửdụngvốntại Tổng côngtythépViệtNam 2.2.1 Tình hình sửdụngvốntạiTổngcôngtythépViệtNam Bảng 1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của VSC Đơn vị tính:... đánh giá hiệu quảsửdụngvốn cố định Hiệuquảsửdụng VCĐ là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá trình khai thác , sửdụng VCĐ vào sản xuất và số VCĐ đã sửdụng để đạt được kết quả đó Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C Chuyên đề tốt nghiệp 12 Ngân hàng - Tài chính Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quảsửdụng VCĐ: - Hiệu suất sửdụngtài sản cố định (TSCĐ) DT (hoặc DTT) trong kỳ Hiệu suất sửdụng tài... khoa học công nghệ phục vụ ngành công nghệ luyện kim, sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng •Hợp tác, xuất khẩu lao động 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức Cơ quan TổngcôngtythépViệtNam bao gồm •Hội đồng quản trị Tổngcôngty Thành viên HĐQT Tổngcôngty do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm HĐQT Tổngcôngty thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổngcôngty theo quy định của Điều lệ Tổngcông ty, Luật... Tài chính Sơ đồ tổ chức sản xuất của TổngcôngtythépViệtNam HĐQT Ban kiểm soát Tổng giám đốc Cơ quan văn phòng Tổngcôngty CTy Gang thép Thái Nguyên CTy thép Miền Nam Khối sản xuất CTy thép Đà Nẵng CTy thép tấm lá Phú Mỹ CTy vật liệu chịu lửa Trúc Thôn CTy cơ điện Luyện kim CTy Kim khí Hà Nội CTy Kim khí TP.Hồ Chí Minh Khối lưu thông CTy Kim khí Miền Trung CTy cổ phần kim khí Bắc Thái Viện luyện... 90 của thế kỷ XX, TổngcôngtythépViệtNam đi đầu ngành công nghiệp về lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài tạiViệtNam Bên cạnh tự đầu tư, Tổngcôngty và côngtyThép Miền Nam, côngty Gang thép Thái Nguyên còn góp vốn liên doanh với các tập đoàn Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Singapore, Malaysia, và các tỉnh, doanh nghiệp trong nước thành lập 16 côngty liên doanh với tổngvốn đầu tư 722 tỷ... khoa học công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường * Phòng công nghệ thông tin: Tham mưu giúp lãnh đạo Tổngcôngty khai thác và ứng dụngcông nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý điều hành hoạt động của Tổngcôngty * Phòng thanh tra Tổngcông ty: Tham mưu giúp lãnh đạo Tổngcôngty triển khai công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo trong toàn Tổngcôngty * Trung... phát triển của Tổngcôngty theo chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C Chuyên đề tốt nghiệp 27 Ngân hàng - Tài chính •Ban kiểm soát Tổngcôngty Ban kiểm soát Tổngcôngty do HĐQT Tổngcôngty thành lập để giúp HĐQT kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của Tổng giám đốc Tổngcông ty, giám đốc các đơn vị thành viên Tổngcôngty và bộ máy giúp việc của Tổng giám đốc . Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt
Nam
Chương 3: Một số giải pháp nâng. hình sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt Nam, đề tài Nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt Nam được lựa chọn
nghiên cứu.
Nguyễn