CHƯƠNG 3 CÔNG TY THÉP VI TNAM Ệ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty thép việt nam (Trang 44 - 58)

VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 3.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới

3.1.1. Mục tiêu tổng quát năm 2007.

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Chính phủ đặt ra mục tiêu năm 2007 tăng trưởng GDP từ 8,2 – 8,5%, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp phấn đấu trên 17%, tạo điều kiện thúc đẩy nhu cầu và sản xuất thép trong nước.

• Đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định, có tốc độ tăng trưởng cao. Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép cán; phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế hoạch năm 2007 đề ra.

• Triển khai thành công việc chuyển đổi Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Công nghiệp.

• Đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển các dự án mới, chuẩn bị cho phát triển dài hạn. Chủ động liên doanh với các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và tập đoàn Thép lớn trên thế giới để thực hiện các dự án đầu tư.

• Tiếp tục đẩy mạnh mọi biện pháp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Tập trung công tác thu hồi công nợ, nhất là công nợ khó đòi, nâng cao hiệu quả đồng vốn và làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp.

• Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuẩn bị cho các dự án mới và sự phát triển của Tổng công ty.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể năm 2007

•Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5554 tỷ đồng, tăng 4.2% so với năm 2006.

•Tổng doanh thu đạt 12558.8 tỷ đồng, tăng 7.5% so với 2006.

•Sản lượng thép cán đạt 1.33 triệu tấn, tăng 6.6% so với năm 2006, cụ thể: Sản lượng thép cán dài đạt 1.07 triệu tấn, tăng 3%; Sản lượng thép cán dẹt đạt 260 nghìn tấn, tăng 25%.

•Sản lượng phôi thép 765 nghìn tấn, tăng 7.5% so với năm 2006.

•Tiêu thụ thép cán 1.37 triệu tấn, tăng 5.1% so với năm 2006, cụ thể là: Sản lượng thép cán dài đạt 1.11 triệu tấn, tăng 1.5%; Sản lượng thép cán dẹt đạt 260 nghìn tấn, tăng 23.8%.

•Tuyển sinh đào tạo nghề năm học 2006-2007 là: 1500 học sinh, cụ thể là: Hệ công nhân kỹ thuật dài hạn là 1100 học sinh và hệ đào tạo ngắn hạn là 400 học sinh.

•Phấn đấu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách Nhà nước đúng và đủ theo quy định, ổn định việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động và thu nhập bình quân tối thiểu bằng mức Thoả ước Lao động tập thể đề ra.

3.1.3. Các nhiệm vụ nhằm hoàn thành công tác trọng tâm năm 2007.

• Tiếp tục nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích thị trường thép thế giới và trong nước, đưa ra các dự báo ngắn hạn, dài hạn về biến động của thị trường.

• Chỉ đạo các đơn vị sản xuất chủ động, chuẩn bị tốt nguyên nhiên liệu, vật tư cho sản xuất, tập trung sản xuất mạnh ngay từ đầu năm để nâng cao sản

lượng thép cán và phôi thép. Phát huy tối đa công suất các dây chuyền thiết bị hiện đại, từng bước hạn chế tiến tới xoá bỏ các dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu.

• Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy định kinh doanh phù hợp với mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Phân định, chuyên môn hoá sản xuất các mặt hàng, quy cách sản phẩm để phát huy lợi thế tính năng thiết bị.

• Tăng cường hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm giảm sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa.

• Tiếp tục chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết trong hoạt động kinh doanh thị trường nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ để phát huy công suất cán thép, nhằm mở rộng và tăng thị phần thép xây dựng.

• Chỉ đạo xây dựng kế hoạch định mức tồn kho hợp lý cho từng đơn vị sản xuất và cho từng mặt hàng sản phẩm nhằm kiểm soát tốt tồn kho sản phẩm, tránh ứ đọng vốn.

• Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu của Tổng công ty, nâng cao giá trị các thương hiệu sẵn có và phát triển thương hiệu mới. Hoàn thành khảo sát thị trường Trung Quốc để xuất khẩu quặng sắt đổi than mỡ, than cốc của dự án mỏ Quý Sa tại Lào Cai và tình hình vận chuyển than, quặng, phôi thép về Việt Nam.

• Tiếp tục phối hợp tốt với các Bộ, ngành để tìm hiểu, nắm bắt các thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu lộ trình thực hiện các cam kết đa phương và song phương của Việt Nam, nhất là đối với ngành công nghiệp thép.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt Nam

3.2.1. Giải pháp đối với Tổng công ty thép Việt Nam

- Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, xây dựng sản phẩm mới

Nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng và phức tạp. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải đáp ứng ngày càng nhiều những nhu cầu đó của khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thương mại thế giới, đòi hỏi Tổng công ty phải không ngừng có những điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của thị trường và tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng những sản phẩm mới chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá thành hạ.

- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, phải chi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoản phải thu đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động của Tổng công ty. Điều này làm giảm vòng quay của vốn, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tổng công ty cần khắc phục tình trạng này bằng những quy định chặt chẽ hơn.

Tiếp tục duy trì và chỉ đạo thực hiện tốt chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện giảm chi phí quản lý, giảm chi phí sản xuất, vừa tăng hiệu quả sử dụng vốn, vừa tạo sức cạnh tranh về giá trên thị trường cho Tổng công ty.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ

Muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp phải chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ. Nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích thị trường trong nước và thế giới để có những dự báo kịp thời và chính xác phục vụ công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

- Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên

Nhân tố con người bao giờ cũng là nhân tố quan trọng nhất, sức lao động là một yếu tố không thể thiếu của bất cứ quá trình sản xuất nào. Chất lượng của đội ngũ lao động ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Vì vậy, Tổng công ty cần chú ý xây dựng chính sách cụ thể nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình phục vụ cho lợi ích chung của cả công ty.

- Xác định quỹ lương gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn và mức tăng trưởng hằng năm của các đơn vị trong Tổng công ty.

Trên cơ sở chỉ tiêu tỷ lệ doanh lợi trên tổng vốn do Tổng công ty giao, các đơn vị được phép tính quỹ lương theo tỷ lệ trên lãi gộp, tỷ lệ cao hay thấp do các đơn vị tự xác định căn cứ vào hiệu quả sử dụng vốn và kết quả sản xuất kinh doanh. Tổng công ty chỉ khống chế tiền lương tối thiểu, không khống chế tiền lương tối đa.

- Sắp xếp tổ chức lại các đơn vị lưu thông, giảm cạnh tranh nội bộ, tăng cường công tác quản lý

Các đơn vị lưu thông của Tổng công ty có thế mạnh là có nguồn vốn lớn, lực lượng lao động quá “dồi dào’ nhưng lại hoạt động rời rạc, không liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và lưu thông nên thị trường ngày càng bị thu hẹp, khả năng cạnh tranh ra bên ngoài yếu đi, cạnh tranh giữa nội bộ ngành có chiều hướng tăng lên. Vì vậy cần phải sắp xếp tổ chức lại các đơn vị lưu thông phù hợp với quy mô, kết hợp với vùng lãnh thổ để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, kinh doanh đạt hiệu quả hơn.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý , sử dụng, bồi dưỡng, sửa chữa tài sản cố định

Để thực hiện điều này Tổng công ty cần chú ý giảm bớt những TSCĐ không sử dụng hoặc những tài sản kém chất lượng, thay vào đó là việc đầu tư vào những TSCĐ mới cho công suất cao hơn, sản phẩm đa dạng hơn. Sử dụng triệt để diện tích nhà xưởng, vật kiến trúc. TSCĐ đối với Tổng công ty thường là máy móc thiết bị có giá trị lớn, nếu Tổng công ty không có kế hoạch chi tiết trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý thì sẽ gây ra những tổn thất không nhỏ ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

- Đẩy mạnh việc thu hồi VCĐ

Tổng công ty cần tìm các biện pháp và mức khấu hao hợp lý để đẩy mạnh việc thu hồi VCĐ. Tổng công ty nên có những phương án phù hợp để tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, nhanh chóng thu hồi vốn.

- Tăng cường đổi mới TSCĐ

Muốn có những sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng thì vấn đề đổi mới TSCĐ là vấn đề mang tính cấp thiết đối với không chỉ riêng Tổng công ty Thép Việt Nam mà nó là vấn đề cần quan tâm của tất cả cá doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới.

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Tổng công ty cần xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hợp lý hơn

Điều cốt lõi của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý. Qua phân tích các số liệu thực tế ở trên cho thấy tuy vốn kinh doanh của Tổng công ty có biến động theo chiều hướng hợp lý nhưng cơ cấu tài chính vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, biểu hiện ở sự chênh lệch ngày một lớn giữa tỷ trọng vốn tự có và nợ phải trả.

Tổng công ty nên tính đến giải pháp cân đối lại cơ cấu nguồn vốn theo chiều hướng giảm bớt tỷ trọng nợ phải trả và tăng dần tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu.

- Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong năm 2006, Tổng công ty vẫn còn lượng hàng bán bị trả lại (trị giá gần 2 tỷ đồng), tuy giá trị nhỏ so với doanh thu của Tổng công ty nhưng nó thể hiện chất lượng sản phẩm vẫn chưa được đảm bảo hoàn toàn. Vì vậy, Tổng công ty cần có các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, như: từng bước thu hẹp sản xuất tại các cơ sở có thiết bị cũ, lạc hậu. kém hiệu quả, đồng thời tiếp tục phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, xây dựng định mức kỹ thuật tiên tiến kèm theo các giải pháp thực hành để giảm chi phí trong các khâu sản xuất một cách triệt để.

Để tăng thêm năng lực cạnh tranh của sản phẩm, Tổng công ty cần quản lý chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đầu vào nhằm giảm bớt tiêu hao vật tư và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đối với các loại nguyên vật liệu, vật tư phục vụ cho sản phẩm mua ngoài đều phải xây dựng quy chế rõ ràng và tổ chức đấu thầu để đảm bảo giá cạnh tranh và chất lượng đầu tư. Thúc đẩy hơn nữa công tác đầu tư mở rộng năng lực sản xuất phôi thép, sản xuất ra các loại sản phẩm mới phục vụ nhu cầu trong nước, giảm xuất khẩu.

- Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ đọng

Để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ, ngoài các biện pháp mà một số đơn vị đã thực hiện như: thay đổi cơ chế bán hàng, các trường hợp trả chậm theo hình thức tín chấp đều được Tổng giám đốc công ty phê duyệt hoặc phần lớn có bảo lãnh của Ngân hàng, các hợp đồng kinh tế, các hoá đơn tài chính, biên bản xác nhận đối chiếu công nợ với khách hàng…đã được quan tâm thực hiện theo quy định. Bên cạnh đó, Tổng công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

+) Sắp xếp các khoản thu theo đối tượng và thời gian bị chiếm dụng để tiện theo dõi và có biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ.

+) Sử dụng các hình thức chiết khấu, giảm giá với tỷ lệ hợp lý đối với khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán sớm tiền hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+) Kiên quyết tính và thu hồi lãi suất bán hàng trả chậm để bù đắp lãi vay Ngân hàng.

- Tiết kiệm các khoản chi phí

Trong thời gian qua, mặc dù Tổng công ty đã tiến hành các biện pháp nhằm tiết kiệm các khoản chi phí không thật cần thiết ( cụ thể Tổng công ty đã triển khai có hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí), thì Tổng công ty cần quan tâm tới việc giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để tăng lợi nhuận cho Tổng công ty.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Với Tổng công ty thép:

•Đề nghị Nhà nước đầu tư, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho các dự án sản xuất thép (đường sắt, đường bộ, cảng biển, hệ thống cung cấp điện nước,…) và ưu đãi giá thuê đất , kéo dài thêm cơ chế giá điện đặc thù cho sản xuất thép theo lộ trình 2 năm.

•Đề nghị Chính phủ ưu tiên hỗ trợ Tổng công ty vay vốn từ trái phiếu Chính phủ để thực hiện đầu tư các dự án trọng điểm của Tổng công ty và ngành thép giai đoạn 2007 – 2010.

•Đề nghị các Bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty và các đơn vị của Tổng công ty nhập khẩu thép phế liệu phục vụ cho sản xuất phôi thép trong nước, tạo sự chủ động cho Tổng công ty trong việc mua sắm nguyên liệu, nhất là trong điều kiện giá phôi thép thế giới đang tăng cao.

•Đề nghị Nhà nước có chính sách kích cầu hợp lý để tăng tiêu thụ thép, có chính sách thuế và rào cản kỹ thuật hợp lý, tránh gây thiệt hại cho ngành Thép trong tiến trình hội nhập kinh tế .

Với các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh:

•Cải cách thủ tục hành chính gọn nhẹ, thuận lợi hơn, giảm thời gian chờ đợi,… giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đăng ký thành lập cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

•Tạo môi trường pháp lý phù hợp hơn giúp các doanh nghiệp bình đẳng hơn, cạnh tranh lành mạnh hơn, xoá bỏ tiêu cực trong kinh doanh. Các văn bản luật nên được nghiên cứu sửa đổi cho đồng bộ hơn, tránh chồng chéo nhau dễ gây ra hiện tượng lách luật.

3.3.2. Kiến nghị đối với các Ngân hàng thương mại

Ngày nay sản xuất kinh doanh mà chỉ dựa vào vốn tự có của chủ sở hữu thì vừa tốn kém vừa không hiệu quả. Do đó nguồn vốn vay từ các Ngân hàng thương mại là nguồn tài trợ đắc lực và hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu các ngân hàng cho vay với lãi suất cao sẽ làm cho giá thành sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, điều này sẽ ảnh hưởng tới khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng không bán được do giá

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty thép việt nam (Trang 44 - 58)