ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN Số: /TTr-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Điện Biên, ngày tháng năm 2018 DỰ THẢO TỜ TRÌNH Về việc thông qua dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Sau khi xem xét Báo cáo thẩm định số /BC-SKHĐT ngày tháng năm 2018 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; văn bản số /SNNKHTC ngày tháng năm 2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chính như sau: I Sự cần thiết phải thực hiện dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng Sau hơn 10 năm thực hiện Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2020 đã đạt được một số kết quả nhất định: Từ 2008 - 2017, toàn tỉnh đã giao khoán bảo vệ rừng 259.086,9 lượt ha; giao khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 204.889,1 lượt ha; trồng rừng mới tập trung được 4.730,8 ha (trong đó: rừng phòng hộ 1.797,7 ha; rừng sản xuất 2.916,3 ha; trồng rừng đặc dụng 16,8 ha); trồng cây phân tán, cây phong trào 9.991.039 cây Nâng độ che phủ của rừng từ 36,2% năm 2010 lên 39,01% vào năm 2017 Tuy nhiên Quy hoạch cũng đã bộc lộ một số bất cập hạn chế, thiếu sót, tồn tại cần phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế như: Cơ sở dữ liệu, bản đồ, hiện trạng rừng và tình trạng sử dụng đất lâm nghiệp có sự sai khác rất lớn so với thực địa; nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp ổn định của cá nhân, hộ gia đình vẫn nằm đan xen trong quy hoạch 3 loại rừng Nhiều diện tích rừng, đất lâm nghiệp quy hoạch theo chức năng 3 loại rừng, không còn phù hợp với tiêu chí quy định mới và điều kiện thực tế của các địa phương Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016 toàn tỉnh có gần 37.000 ha rừng nằm ngoài quy hoạch lâm nghiệp, cần rà soát, bổ sung vào quy hoạch 3 loại rừng Theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhiều địa phương đề nghị điều chỉnh một phần diện tích đất lâm nghiệp sang mục đích sử dụng khác như: Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,… Về thời gian theo quy định sau 5 năm cần phải rà soát điều chỉnh nhưng đến nay Quy hoạch đã 1 được thực hiện hơn 10 năm; bên cạnh đó Quy hoạch cũ mới tính đến giai đoạn phát triển đến năm 2020, chưa tính đến các giai đoạn 2025 và 2030 Trước yêu cầu nhiệm vụ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đồng thời để khắc phục những tồn tại nêu trên, đáp ứng mục tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân vùng rừng, giúp xoá đói giảm nghèo bền vững thì cần thiết phải thực hiện dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 II Tóm tắt nội dung dự án 1 Tên dự án: Dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 2 Phạm vi, thời kỳ quy hoạch - Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Điện Biên - Thời kỳ lập quy hoạch: Giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030 3 Quan điểm quy hoạch Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác của tỉnh Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng phải khắc phục được các tồn tại, hạn chế, bất cập của quy hoạch trước, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng cũng như hướng tới mục tiêu lâu dài phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao sự đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen Đồng thời không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, đời sống của nhân dân Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện giao rừng gắn với giao đất và thực hiện giao đất lâm nghiệp chưa có rừng để tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 4 Mục tiêu và nhiệm vụ 4.1 Mục tiêu - Xác định, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng một cách hợp lý, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, khắc phục những bất cập phát sinh trong quá trình sử dụng 3 loại rừng hiện tại - Gắn quy hoạch 3 loại rừng với việc đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, từng bước nâng cao độ che phủ rừng, phấn đấu đạt 45% vào năm 2025, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái 4.2 Nhiệm vụ - Rà soát các loại đất, loại rừng trong quy hoạch 3 loại rừng gắn với rà soát, điều chỉnh đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất 2 - Phải xác định được cơ cấu diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp; cơ cấu diện tích quy hoạch cụ thể theo 3 loại rừng: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất - Khảo sát toàn bộ diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp, những diện tích đất khác, xác định cụ thể những diện tích phải đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng - Khảo sát, kiểm chứng giữa hồ sơ và thực tế những diện tích đất có rừng ngoài lâm nghiệp (gồm rừng tự nhiên, rừng trồng); những diện tích cần hoặc chưa sử dụng, chuyển trở lại đất lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng - Quy hoạch diện tích 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh cụ thể đến từng tiểu khu, xã, huyện, chủ quản lý rừng và tổng hợp toàn tỉnh 5 Nội dung rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 5.1 Quy mô 3 loại rừng sau rà soát, điều chỉnh Tổng diện tích quy hoạch 3 loại rừng toàn tỉnh sau rà soát, điều chỉnh là 695.007,3 ha, chiếm 72,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó: Đất có rừng 372.590,26 ha chiếm 53,6%, đất chưa có rừng 322.417,04 ha chiếm 46,4% Bao gồm các loại rừng: - Quy hoạch rừng đặc dụng: 51.664,55 ha, chiếm 7,4% đất lâm nghiệp - Quy hoạch rừng phòng hộ: 415.735,52 ha, chiếm 59,8% đất lâm nghiệp - Quy hoạch rừng sản xuất: 227.607,23 ha, chiếm 32,7% đất lâm nghiệp 5.2 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng a) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch rừng đặc dụng - Điều chỉnh quy hoạch chuyển sang rừng sản xuất: 2.749,53 ha Trong đó: Đất có rừng là 1.427,36 ha, đất chưa có rừng là 1.322,17 ha - Điều chỉnh quy hoạch chuyển sang rừng phòng hộ: 60.574,87 ha Trong đó: Đất có rừng là 39.767,44 ha, đất chưa có rừng là 20.807,43 ha Lý do: Diện tích rừng đặc dụng của tỉnh được UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch từ các chức năng khác sang (từ rừng phòng hộ, sản xuất) tại Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 16/9/2013 với diện tích là 118.205,13 ha Tuy nhiên những diện tích này chưa được Thủ tướng Chính phủ công nhận (không thuộc Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng toàn quốc đến năm 2020 theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ, trừ 2 khu: Khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng và khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé) Do đó, khi tiến hành quy hoạch lần này đã điều chỉnh diện tích rừng đặc dụng theo Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 16/9/2013 (những diện tích không được Thủ tướng Chính phủ công nhận) sang các chức năng rừng sản xuất, rừng phòng hộ theo tiêu chí quy định để tổ chức quản lý, thực hiện - Điểu chỉnh chuyển sang mục đích sử dụng khác (ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng): 3.463,41ha Đây là những diện tích theo Quyết định số 714/QĐUBND ngày 16/9/2013 của UBND tỉnh nhưng không được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 Trong đó: 3 + Có 5,97 ha rừng trồng là những diện tích rừng trồng nhỏ lẻ của các hộ dân trồng xen lẫn trong các khu dân cư (vườn tạp), mật độ cây thấp, cây sinh trưởng kém + Đất chưa có rừng là 2.387,1 ha Đây là những diện tích đang được người dân canh tác ổn định, lâu dài nằm ven các thôn, bản hoặc dọc những trục đường chính, có độ dốc nhỏ, bằng phẳng được chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng tạo điều kiện để các hộ dân sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống - Điều chỉnh tăng diện tích: 247,23 ha từ 179,85 ha đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng và 67,38 ha rừng sản xuất Lý do: Cập nhật diện tích rừng đặc dụng theo Quy hoạch chi tiết của 2 khu rừng đặc dụng đã được UBND tỉnh phê duyệt tại số Quyết định số 1199/QĐUBND ngày 27/9/2016 (khu rừng đặc dụng Mường Nhé) và Quyết định số 1080/QĐ-UBND ngày 24/8/2016 (khu rừng đặc dụng Mường Phăng) b) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch rừng phòng hộ - Điều chỉnh quy hoạch chuyển sang rừng sản xuất là 28.174,86 ha Đây chủ yếu là những diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu (IXY), gần đường giao thông, gần dân, độ cao, dốc trung bình tương đối thuận tiện cho sản xuất lâm nghiệp Mặt khác, những diện tích này đáp ứng tiêu chí chuyển từ phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất theo các tiêu chí tại Quyết định số 845/QĐ-BNNTCLN ngày 16/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT - Điều chỉnh từ rừng đặc dụng sang quy hoạch rừng phòng hộ: 60.574,87 ha Trong đó: Đất có rừng 39.767,44 ha và 20.807,43 ha đất chưa có rừng Đây là những diện tích rừng đặc dụng không được Thủ tướng Chính phủ công nhận, nằm ngoài 2 khu rừng đặc dụng của tỉnh Do vậy đã được rà soát chuyển sang rừng phòng hộ theo tiêu chí quy định - Điều chỉnh từ rừng sản xuất sang quy hoạch rừng phòng hộ: 40.307,12 ha Trong đó: Đất có rừng là 20.345,11 ha và đất không có rừng là 19.962,01 ha Đây là những diện tích nằm trên cao, có độ dốc lớn đáp ứng các tiêu chí đối với chức năng phòng hộ - Điều chỉnh từ ngoài quy hoạch 3 loại rừng vào quy hoạch rừng phòng hộ: 35.472,24 ha Trong đó: Đất có rừng 18.773,65 ha và đất chưa có rừng 16.698,59 ha Những diện tích này đáp ứng tiêu chí đưa vào rừng phòng hộ - Điều chỉnh chuyển sang mục đích sử dụng khác (ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng): 62.568,16 ha Trong đó: + Rừng trồng: 125,68 ha Đây là những diện tích rừng trồng của người dân, nhỏ lẻ, manh mún, trồng xen lẫn trong các khu dân cư (vườn tạp), mật độ cây thấp, cây sinh trưởng kém + Đất không có rừng là 62.442,48 ha Đây là những diện tích đất nương người dân đang canh tác, nằm ven các thôn, bản, gần đường, có độ dốc nhỏ, tương đối bằng phẳng đưa ra để người dân canh tác nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, từ đó ổn định đời sống cho người dân c) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch rừng sản xuất 4 - Điều chỉnh quy hoạch chuyển sang rừng đặc dụng: 67,38 ha Do cập nhật diện tích rừng đặc dụng theo Quy hoạch chi tiết của 2 khu rừng đặc dụng đã được UBND tỉnh phê duyệt - Điều chỉnh quy hoạch chuyển sang rừng phòng hộ: 40.307,12 ha Trong đó: Đất có rừng là 20.345,11 ha và đất chưa có rừng là 19.962,01 ha Đây là những diện tích nằm trên cao, có độ dốc lớn, đầu ngồn các sông, suối lớn, đáp ứng tiêu chí phòng hộ - Điều chỉnh từ rừng phòng hộ sang quy hoạch rừng sản xuất: 28.174,86 ha Đây chủ yếu là những diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu (IXY), gần đường giao thông, gần dân, độ cao, dốc trung bình tương đối thuận tiện cho sản xuất lâm nghiệp Mặt khác, những diện tích này đáp ứng tiêu chí chuyển từ phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất theo các tiêu chí tại Quyết định số 845/QĐ-BNNTCLN ngày 16/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT - Điều chỉnh từ rừng đặc dụng sang quy hoạch rừng sản xuất: 2.749,53 ha Đây là những diện tích rừng đặc dụng không được Thủ tướng Chính phủ công nhận, nằm ngoài 2 khu rừng đặc dụng của tỉnh, đáp ứng tiêu chí quy hoạch rừng sản xuất - Điều chỉnh từ ngoài 3 loại rừng vào quy hoạch rừng sản xuất: 29.120,29 ha Trong đó: Đất có rừng 17.303,75 ha và 11.816,54 ha đất trống Những diện tích này nằm rải rác, xen lẫn trong các khu vực có rừng sản xuất, đáp ứng tiêu chí rừng sản xuất được đưa vào rừng sản xuất cho tập trung, dễ quản lý - Điều chỉnh chuyển sang mục đích sử dụng khác (ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng): 80.479,52 ha Trong đó: + Đất không có rừng là 80.093,83 ha Đây chủ yếu là những diện tích đất nương người dân đang canh tác nằm ven các thôn, bản, gần đường, có độ dốc nhỏ, bằng phẳng đưa ra để người dân canh tác nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, từ đó ổn định đời sống cho người dân + Rừng trồng: 385,69 ha Đây là những diện tích rừng trồng của người dân, nhỏ lẻ, manh mún, trồng xen lẫn trong các khu dân cư (vườn tạp), mật độ cây thấp, cây sinh trưởng kém 6 Các giải pháp thực hiện quy hoạch 6.1 Về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất: - Đối với rừng đặc dụng: Các Ban quản lý rừng đặc dụng cần rà soát, sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức bộ máy để quản lý những diện tích rừng đặc dụng được giao phù hợp với diện tích rừng đặc dụng quy hoạch và phù hợp với tình hình thực tế - Đối với rừng phòng hộ: Củng cố các Ban quản lý rừng phòng hộ hiện có, rà soát, xem xét thành lập các Ban quản lý mới đối với những khu vực có diện tích rừng phòng hộ đủ điều kiện cũng như diện tích rừng tập trung xung yếu - Đối với tổ chức quản lý rừng sản xuất: Có chính sách hỗ trợ thu hút doanh nghiệp vào đầu tư để liên kết, hỗ trợ người dân tham gia phát triển rừng sản xuất, chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất 5 6.2 Về Khoa học và Công nghệ Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý lâm nghiệp, tập trung vào một số lĩnh vực chính như quản lý thông tin lâm nghiệp qua mạng, sử dụng công nghệ GIS để theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, sản xuất giống cây trồng như nuôi cấy mô Tranh thủ tối đa hợp tác với các tổ chức quốc tế như JICA nhằm thúc đẩy nghiên cứu một số vấn đề như: Phục hồi rừng tự nhiên, quản lý rừng bền vững, nâng cao chất lượng rừng 6.3 Giải pháp về vận dụng hệ thống chính sách Tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân để sử dụng lâu dài, ổn định vào mục đích lâm nghiệp Triển khai thực hiện các chính sách bảo vệ và phát triển rừng hiện nay như: Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 38/2016/QĐTTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp 6.4 Giải pháp về vốn, nguồn vốn Sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nguồn nhà nước cấp, nguồn hỗ trợ theo các chính sách hiện hành, nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như JICA ; thực hiện huy động, lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để tăng cường hoạt động bảo vệ rừng và phát triển rừng (Có tóm tắt Báo cáo thuyết minh dự án kèm theo) Trên đây là nội dung Tờ trình Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua./ Nơi nhận: - Như trên; - TT Tỉnh ủy (B/c); - L/đ UBND tỉnh; - Ban KTNS, HĐND tỉnh; - ĐB Quốc hội tỉnh; - Các đại biểu HĐND tỉnh; - L/đ VP, CV TH; - Lưu: VT, KTN TM ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Mùa A Sơn 6 ... quy hoạch loại rừng): 3. 4 63, 41ha Đây diện tích theo Quyết định số 714/Q? ?UBND ngày 16/9/20 13 UBND tỉnh khơng Thủ tướng Chính phủ cơng nhận Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 /10/2014 Trong đó: +... loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2 030 Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua./ Nơi nhận: - Như trên; - TT Tỉnh ủy (B/c); - L/đ UBND tỉnh; -... tích quy hoạch loại rừng tồn tỉnh sau rà sốt, điều chỉnh 695.007 ,3 ha, chiếm 72,8% diện tích tự nhiên tồn tỉnh; đó: Đất có rừng 37 2.590,26 chiếm 53, 6%, đất chưa có rừng 32 2.417,04 chiếm 46,4% Bao