1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG DƯỢC LÂM SÀNG CÓ ĐÁP ÁN

23 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 41,79 KB

Nội dung

DƯỢC LÂM SÀNG 1 Câu 1 Trình bày về 4 tiêu chuẩn cần thiết trong lựa chọn thuốc an toàn hợp lý TL 4 tiêu chuẩn cần thiết trong lựa chọn thuốc an toàn hợp lý Hiệu quả điều trị tốt (H) Là khả năng khỏi bệnh, tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi cao An toàn cao (A) Là khả năng xuất hiện tác dụng không mong muốn thấp Tính an toàn thường được so sánh theo tỷ lệ Hiệu quả hay rùì ro Trị số này càng cao càng tốt Tiện dụng (T) Tức là dễ sử dụng, bao gồm cách đưa thuốc, số lần dùng thuốc trong ngày phù hợp.

DƯỢC LÂM SÀNG 1 Câu 1: Trình bày về 4 tiêu chuẩn cần thiết trong lựa chọn thuốc an toàn hợp lý TL: 4 tiêu chuẩn cần thiết trong lựa chọn thuốc an toàn hợp lý:  Hiệu quả điều trị tốt (H) Là khả năng khỏi bệnh, tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi cao  An toàn cao (A) Là khả năng xuất hiện tác dụng không mong muốn thấp Tính an toàn thường được so sánh theo tỷ lệ Hiệu quả hay rùì ro Trị số này càng cao càng tốt  Tiện dụng (T) Tức là dễ sử dụng, bao gồm cách đưa thuốc, số lần dùng thuốc trong ngày… phù hợp càng dơn giản càng tốt  Kinh tế (K) Là chi phí tiền thuốc hợp lý cho môt ngày điều trị, môt liêu trình điều trị (còn gọi là tiền tính theo DDD Defined Daily Dose) hoặc cho cả liệu trình điều trị Có những trường họp người ta tính vào chi phí điều trị cả tiền cùa các xét nghiệm cận lâm sàng cần phải làm khi sử dụng thuốc Câu 2 Định nghĩa: Sinh khả dụng, sinh khả dụng tuyệt đối, sinh khả dụng tương đối của thuốc? Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của 1 thuốc? Ý nghĩa của sinh khả dụng? TL:  Định nghĩa - Sinh khả dụng (SkD) là thông số biểu thị tỷ lệ thuốc vào được vòng tuần hoàn chung ở dạng còn hoạt tính so với liều đã dùng (D), tốc độ (Tmax) và cường độ (Cmax) thuốc thâm nhập được vào vòng tuần hoàn chung - Sinh khả dụng tuyệt đối là tỷ lệ giữa trị số AUC thu được khi đưa thuốc ngoài đường tĩnh mạch (thông thường là đường uống) so với AUC của cùng một thuốc đưa qua đường tĩnh mạch F(%) tuyệt đối = - Sinh khả dụng tương đối là tỷ lệ so sánh giữa 2 giá trị sinh khả dụng của cùng 1 hoạt chất, cùng 1 đường đưa thuốc, cùng 1 mức liều nhưng của 2 nhà sản xuất khác nhau hoặc của 2 dạng bào chế khác nhau F% tương đối =F của dạng bào chế A/F của dạng bào chế B  Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của 1 thuốc - Tương tác thuốc + tương tác của thuốc - thuốc + thuốc - thức ăn + thuốc với đồ ăn  Có thể làm thay đổi SKD của các thuốc dùng theo đường uống nếu dùng đồng thời - Ảnh hưởng của lứa tuổi Trẻ nhỏ và người già, do các đặc điểm biến đổi của dược động học so với người trưởng thành dẫn đến khác biệt về SKD của một số thuốc khi sử dụng cho các đối tượng này - Ảnh hưởng chức năng của gan Suy giảm chức năng gan làm giảm khả năng chuyển hóa thuốc ở vòng tuần hoàn (1 st pass - chuyển hóa mạnh lần đầu ở gan) -> có thể làm tăng SKD của những thuốc chuyển hóa mạnh qua gan  Ý nghĩa của SKD - SKD tuyệt đối thường được công bố với các loại thuốc viên dùng theo đường uống - Những thuốc có SKD > 50% được coi là tốt khi dùng theo đường uống - Những thuốc có SKD > 80% thì có thể coi khả năng hấp thu của thuốc qua đường uống tương đương với đường tiêm và những trường hợp này chỉ được tiêm trong trường hợp bệnh nhân không thể uống được - SKD tương đối hay được dùng để đánh giá chế phẩm mới hoặc chế phẩm xin đăng ký lưu hành với 1 chế phẩm có uy tín trên thị trường Nếu tỷ lệ này từ 80-120% thì có thể coi 2 chế phẩm thuốc đó tương đương nhau và có thể thay thế nhau trong điều trị Câu 3: Thời gian bán thải của thuốc: định nghĩa, Các yếu tố ảnh hưởng đến T1/2? Ý nghĩa của t1/2?  Định nghĩa Thời gian bán thải (T1/2) của thuốc là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong máu giảm đi một nửa T1/2 = 0,693/K K: là hằng số tốc độ thải trừ được tính từ đồ thị bán logarid  Các yếu tố ảnh hưởng đến T1/2 - Bản chất hóa học của thuốc: Benzathin Penicillin hoà tan 0,02% trong nước có T1/2 dài hơn Procain penicillin, thuốc hoà tan 4% trong nước - Ảnh hưởng của tương tác thuốc Tương tác của thuốc, đặc biệt là tương tác ở giai đoạn thải trừ có thể kéo dài hoặc rút ngắn T1/2 của những thuốc thải trừ phần lớn ở dạng còn hoạt tính qua thận - Ảnh hưởng của lứa tuổi Các lứa tuổi ở 2 cực: trẻ nhỏ và người già + do sự yếu kém hoặc suy giảm chức năng của thận cũng làm thay đổi T1/2 của những thuốc thải trừ phần lớn ở dạng còn hoạt tính qua thận - Ảnh hưởng của chức năng thận Suy giảm chức năng thận làm chậm thải trừ thuốc do đó có thể kéo dài T1/2 của những thuốc thải trừ phần lớn ở dạng còn hoạt tính qua thận - Ảnh hưởng của chức năng gan + suy giảm chức năng gan làm giảm quá trình chuyển hóa thuốc + thuốc thải trừ phần lớn nhờ chuyển hóa thành dẫn chất không còn hoạt tính tại gan sẽ bị chậm bài xuất, tích lũy lâu trong cơ thể, dẫn đến kéo dài T1/2  Ý nghĩa của T1/2 Câu 4: Trình bày về tương tác dược lực học: Tương tác hiệp đồng, tương tác đối kháng? Cho ví dụ minh họa ? TL: a Tương tác hiệp đồng Là tương tác xảy ra giữa 2 hay nhiều thuốc làm tăng tác dụng của nhau Có 3 loại tương tác hiệp đồng:  Hiệp đồng bổ sung: - Hai thuốc tác động ở 2 thụ thể khác nhau khi phối hợp, hoạt tính phối hợp bằng tổng hoạt tính của mỗi thuốc khi dùng riêng lẻ Vd: Codein + Paracetamol: Paracetamol chỉ dùng giảm đau bậc 1 khi kết hợp với Codein thành giảm đau bậc 2  Hiệp đồng cộng: - Hai thuốc cùng tác dụng trên một thụ thể khi phối hợp, hoạt tính phối hợp bằng tổng hoạt tính của mỗi thuốc khi dùng riêng lẻ Vd: NSAIDs + Paracetamol: sự kết hợp này sẽ làm tăng tác dụng giảm đau do viêm  Hiệp đồng bội tăng: - Tác dụng thu được khi phối hợp 2 thuốc lớn hơn tổng tác dụng của mỗi thuốc khi dùng riêng lẻ C > A + B b    Vd: Amoxcillin + Omeprazol: sự phối hợp 2 thuốc này sẽ đem lại tỷ lệ thành công cao hơn nhiều so với chỉ dùng một kháng sinh hoặc chỉ dùng thuốc giảm tiết đơn độc trong điều trị để diệt vi khuẩn gây loét dạ dày – tá tràng Heicobacterpylori Tương tác đối kháng - Là tương tác giữa 2 thuốc làm giảm hoặc làm mất tác dụng do tác dụng của thuốc này đối nghịch với tác dụng của thuốc kia, thường để giải độc thuốc (Naloxon giải độc Morphin) Có 2 loại đối kháng: Đối kháng cạnh tranh: khi có sự tranh giành tại các thụ thể Vd: pilocarpin – atropin: pilocarpin làm hẹp đồng tử còn atropin lại làm giãn đồng tử Đối kháng không cạnh tranh: chất đối kháng tác động vào thụ thể khác Vd: Cafein – diazepam: cafein gây kích thích thần kinh trung ương còn diazepam gây ức chế thần kinh trung ương Cầu 5: Trình bày về tương tác dược động học tương tác thuốc thuốc giai đoạn hấp thu, phân bố, chuyên hóa và thải trừ và nêu ý nghĩa trong điều trị? Cho ví dụ minh họa? TL:  Tương tác thuốc ở giai đoạn hấp thu - Thay đổi pH dịch vị Vd: dịch vị có pH từ 1 – 2 Tăng giảm pH do thuốc sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc dùng đồng thời - Thay đổi nhu động đường tiêu hóa Vd: tăng hoặc giảm nhu động đường tiêu hóa - Tạo phức khó hấp thu Vd: sử dụng các thuốc có chứa các ion kim loại hóa trị cao như: Al3+, Ca2+, Mg2+, Fe2+, Fe3+ - Cản trở bề mặt hấp thu Vd: thuốc bao niêm mạc như: Smecta, Sucralfat…ngăn cản sự vận chuyển nhiều thuốc  Tương tác ở giai đoạn phân bố - Tương tác trong quá trình gắn thuốc vào protein huyết tương Nhiều thuốc gắn thuận nghịch với protein huyết tương sẽ có sự tranh chấp, phụ thuộc vào ái lực và nồng độ của thuốc trong huyết tương - Chỉ có thuốc ở dạng tự do mới có tác dụng, vì vậy tương tác này đặc biệt có ý nghĩa với thuốc có tỷ lệ gắn vào protein huyết tương cao (trên 90%) và có phạm vi điều trị hẹp như: thuốc chống đông máu loại kháng vitamin K, Sulfamid hạ đường huyết, thuốc chống ung thư… Tất cả đều bị các thuốc chống viêm phi steroid đẩy khỏi protein huyết tương, có thể gây nhiễm độc  Tương tác ở giai đoạn chuyển hóa - Nhiều thuốc bị chuyển hóa ở gan do các enzym chuyển hóa, những enzym này có thể được tăng hoạt tính (gây cảm ứng) hoặc bị ức chế bởi các thuốc khác Thuốc gây cảm ứng enzym sẽ làm tăng chuyển hóa, giảm T1/2,giảm hiệu lực của thuốc đồng thời Thuốc ức chế enzym sẽ làm giảm chuyển hóa, làm tăng T1/2, tăng hiệu lực của thuốc dùng đồng thời - Các thuốc gây cảm ứng enzym gan phenobarbital, phenytoin, carbamazepin, griseofulvin, rifampicin… - Các thuốc ức chế enzym gan: allopurinol, cloramphenicol, erythromycin, isoniazid, dicumarol, cimetidin, IMAO… - Phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai uống, nếu bị lao dùng thêm rifampicin, hoặc bị động kinh dùng phenytoin, có thể sẽ bị “vỡ kế hoạch” do estrogen trong thuốc tránh thai bị giảm hiệu quả vì bị chuyển hóa nhanh, hàm lượng trở nên thấp  Tương tác ở giai đoạn thải trừ - Thải trừ thuốc gồm 2 quá trình là chuyển hóa thuốc ở gan và bài xuất thuốc qua thận - Nếu thuốc bài xuất qua thận ở dạng còn hoạt tính thì sự tăng/giảm bài xuất sẽ có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc - Thay đổi pH của nước tiểu: khi 1 thuốc làm thay đổi pH nước tiểu, sẽ làm thay đổi độ ion hóa của thuốc dùng kèm, làm thay đổi độ bài xuất của thuốc Vd: barbital ở pH = 7,5 thì 50% thuốc bị ion hóa, ở pH = 6,5 chỉ có 9% bị ion hóa, ở pH = 9,5 thì 91% barbital bị ion hóa Vì vậy, khi ngộ độc các thuốc barbiturat, truyền dịch NaHCO3 để kiềm hóa nước tiểu sẽ tăng bài xuất barbiturat -> cấp cứu giải độc barbutal - Các thuốc là acid yếu (vitamin C, amoni clond) dùng liều cao, làm acid hóa nước tiểu sẽ làm tăng thải trừ thuốc loại alcaloid (quinin, morphin, allopurinol) - Cặp tương tác: Glycosid tim (Digoxin) – Furosemid (hạ K+) - Bài xuất tranh chấp tại ống thận: do 2 chất cùng có cơ chế bài xuất chung tại ống thận nên tranh chấp nhau, chất này làm giảm bài xuất chất khác - Dùng: + Probenecid sẽ làm chậm thải trừ penicillin + Thiazid làm giảm thải trừ acid uric nên có thể gây bệnh gout Câu 6: Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của Creatinin huyết tương glucose huyết tương Acid Uric , Enzym CK, ASAT, ALAT? TL: a Acid Uric  Đặc điểm - Acid Uric là sản phẩm thoái hóa cuối cùng của nhân purin trong nucleoprotein - Acid Uric không có vai trò gì trong cơ thể, sau khi được tạo thành, khoảng 2/3 được đào thải qua thận (lọc qua cầu thận, nhưng sau đó một phần được tái hấp thu ở ống thận) và khoảng 1/3 được đào thải qua ruột - Nồng độ bão hòa của acid uric trong huyết thanh là 7mg/dl (420|amol/l), nếu vượt quá ngưỡng này thì các tinh thể urat có thể tích đọng trong sụn, khớp, thận Đó là nguyên nhân gây bệnh gout - pH nước tiểu tăng và làm tăng độ hoà tan của acid uric, nhưng ngược lại nếu pH nước tiêu hạ, độ hoà tan của acid uric giảm, có thể dẫn đến tạo sỏi, đặc biệt trên các bệnh nhân có nồng độ acid uric trong nước tiểu cao  Ý nghĩa - Trị số bình thường 2 – 7 mg/dl; SI = 120 – 420 µmol/l - Tăng: + acid uric trong máu có thể do tăng sản xuất (tăng phá hủy nucleoprotein, ăn chế độ giàu protid) hoặc do đào thải kém (suy giảm chức năng thận) + Những tác nhân có tác dụng độc tế bào có thể làm tăng acid uric máu (các chất kháng chuyển hóa, một số thuốc điều trị ung thư như methotrexat, busulfan, vincristni prednison, azathioprin) + Các tác nhân làm giảm bài tiết acid uric ở ống thận cũng làm tăng acid uric máu (thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, acid ethacrinic) - Giảm: + acid uric máu ít gặp, thường do giảm quá trình tái hấp thu acid uric ở ống thận + Một số thuốc như probenecid, các salicylat, phenylbutazon có thể gây ức chế thải trừ acid uric khi dùng với liều thấp, nhưng khi dùng với liều cao lại làm giảm tái hấp thu, dẫn đến giảm acid uric máu + Giảm acid uric còn gặp trong một số trường hợp có tổn thương ống thận như trong bệnh Wilson, hội chứng Fanconi b Enzym CK (Creatinkinase)  Đặc điểm - Là chất xúc tác chuyển phosphocreatin thành creatin, giải phóng phosphat giàu năng lượng chủ yếu cho cơ tim và cơ xương - CK là một dime gồm 2 tiểu đơn vị là M (Muscle) và B (Brain) - Có 3 loại CK: CK – BB, CK – MM và CK – BM Ba isozym này có đặc tính phân bố khác nhau: + Mô não có khoảng 90% BB và 10% BM + Mô cơ tim có 40% MB và 60% MM + Mô cơ xương gần như 100% MM + Huyết thanh bình thường có 100% là MM như ở cơ xương  Ý nghĩa - Trị số bình thường: 0 - 130U/l, SI = 0 – 2,16 µkat/l - Tăng: +) Tổn thương cơ xương: + phân hủy cơ xương cấp do chấn thương + tiêm bắp + thuốc, chế phẩm có thuốc phiện, cocain, theophylin… đặc biệt nhóm statin +) Tổn thương cơ tim: CK là enzym tăng sớm nhất trong nhồi máu cơ tim Để chuẩn đoán phân biệt chính xác, cần dựa vào xét nghiệm isozym, phần CK – MB cao trên 6% hoạt động của CK toàn phần được coi là một dấu hiệu của nhồi máu cơ tim c ASAT (Aspartat amino transferase)  Đặc điểm - Tên khác là glutamat oxaloacetat transaminase (GOT)  d   - Enzym có vai trò chuyên vận nhóm amin - Enzym này có nhiều chất ở mô tim và gan, ở mô khác ít gặp Ý nghĩa - Trị số bình thường: 0 – 35 u/l, SI = 0 – 0,58 µkat/l - Tăng: + nhồi máu cơ tim: sau CK, ASAT là enzym thứ hai tăng sớm trong huyết thanh sau thành nhồi máu cơ tim + tổn thương tế bào gan: ASAT tăng trong các bệnh như: viêm gan siêu virus, viêm gan do nhiễm độc, ứ mật…và nhiều thuốc có thể gây tăng ASAT ALAT (Alanin amino transferase) Đặc điểm - Tên khác là glutamat pyruvat transaminase (GPT) - Enzym có vai trò chuyên vận nhóm amin - Enzym này chủ yếu tập trung ở tế bào nhu mô gan Ý nghĩa - Trị số bình thường: 0 - 35u/l, SI = 0 – 0,58 µkat/l - Tăng: Tổn thương tế bào gan: + tăng chủ yếu trong các bệnh có tổn thương tế bào gan + ALAT được coi là enzym đặc hiệu với gan hơn vì thường ít khi tăng trong các bệnh khác ngoài nhu mô gan Câu 7: Nguyên tắc sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai? TL: Nguyên tắc sử dụng thuốc cho PNCT:  Hạn chế tối đa dùng thuốc, nên lựa chọn các phương pháp điều trị không dùng thuốc  Tránh không dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ  Dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả, thời gian ngắn nhất  Lựa chọn thuốc đã được chứng minh là an toàn, tránh dùng những thuốc chưa được sử dụng rộng rãi cho PNCT Câu 8: nguyên tắc sử dụng thuốc trong nhi khoa? TL: Nguyên tắc sử dụng thuốc trong nhi khoa:  Liều lượng thuốc dùng cho trẻ - không được coi trẻ em là người lớn thu nhỏ Liều lượng thuốc dùng cho trẻ cần phải tính tới tuổi, cân nặng và diện tích bề mặt cơ thể, căn cứ vào khả năng hoàn thiện ở chức năng gan, thận - thuốc được tính liều cho trẻ theo mg/kg Cách tốt nhất là tra cứu trong tài liệu  Lựa chọn chế phẩm thuốc dùng cho trẻ em - Thuốc dùng đường uống + Thuốc dùng đường uống là thuốc an toàn và tiện lợi nhất + Với trẻ dưới 5 tuổi, nên dùng thuốc ở dạng lỏng Trẻ lớn hơn có thể dùng thuốc ở dạng rắn - Thuốc dùng đường tiêm Tránh tiêm bắp cho trẻ nhỏ Với đường tiêm truyền tĩnh mạch chú ý tiêm truyền với tốc độ chậm và thể tích dịch truyền cho phép dùng cho trẻ - Thuốc đặt trực tràng Đây là đường dùng thuận tiện vì trẻ thường không chịu uống thuốc - Thuốc dạng khí dung Trẻ dưới 5 tuổi dùng máy khí dung hoặc buồng phun (với trẻ dưới 3 tuổi cần có mặt nạ) thích hợp Câu 9: phân loại thuốc sử dụng với phụ nữ có thai? TL:  Loại A Không có nguy cơ đối với bào thai  Loại B Không có bằng chứng về nguy cơ đối với bào thai người  Loại C Có nguy cơ cho bào thai  Loại D Chắc chắn có nguy cơ cho bào thai  Loại X Chống chỉ định cho phụ nữ có thai VD: Cùng một nhóm thuốc trị loét dạ dày tá tràng: các antacid được xếp loại A; Cinmetidin, Famotidin được xếp loại B; Pantoprazol được xếp loại C còn Misoprostol được xếp loại X Câu 10: Tác dụng của nhóm kháng sinh kìm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn? Khái niệm kháng giá và kháng thật? a Tác dụng của nhóm kháng sinh kìm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn  Kháng sinh kìm khuẩn - có khả năng ngăn cản quá trình sinh tổng hợp protein vi khuẩn Kháng sinh sẽ gắn vào thành phần các enzyme hay ribosome, từ đó, vi khuẩn không thể sinh trưởng và phát triển  Kháng sinh diệt khuẩn - có khả năng tạo vách tế bào và sinh tổng hợp mã di truyền ADN và ARN - Các kháng sinh nhóm này sẽ giải phóng men Autolyza làm phân giải vi khuẩn b Kháng giả và kháng thật  Kháng giả Đề kháng giả là có biểu hiện là đề kháng nhưng không phải là bản chất, tức là không do nguồn gốc di truyền Khi vào trong cơ thể, tác dụng của kháng sinh phụ thuộc vào ba yếu tố là kháng sinh - người bệnh - vi khuẩn Đề kháng giả có thể do một trong ba yếu tố hoặc có thể kết hợp hai hay thậm chí cả ba yếu tố Vì vậy, nếu việc điều trị bằng kháng sinh không thành công, cần phải xem xét sự thất bại từ cả ba yếu tố  Kháng thật - Đề kháng tự nhiên do một số loài vi khuẩn không chịu tác dụng của một sốkháng sinh nhất định Ví dụ Pseudomonas aeruginosa không chịu tác dụng của penicilin G, Stapylococcus aureus không chịu tác dụng của colistin Hoặc vi khuẩn không có vách như Mycoplasma không chịu tác dụng của các kháng sinh beta-lactam ức chế sinh tổng hợp vách - Đề kháng thu được do một biến cố di truyền là đột biến hoặc nhận được gen đề kháng để một vi khuẩn đang từ không có gen đề kháng trở thành có gen đề kháng, nghĩa là đang nhạy cảm trở thành có khả năng đề kháng kháng sinh Các gen đề kháng có thể nằm trên một, một số hoặc tất cả các thành phần di truyền của vi khuẩn gồm nhiễm sắc thể, plasmid và transposon Câu 11: Nguyên nhân gây thiếu vitamin và chất khoáng? Cách xử trí khi thiếu vitamin? TL:  Nguyên nhân gây thiếu vitamin và chất khoáng - Do cung cấp thiếu + chất lượng thực phẩm không đảm bảo + khâu chế biến không đúng cũng có thể làm giảm lượng vitamin mặc dù chất lượng thực phẩm ban đầu tốt + Nghiện rượu + do chất đất và nguồn nước - Do rối loạn hấp thu + suy dinh dưỡng, ỉa chảy kéo dài, nghiện rượu, tắc mật đều làm giảm hấp thu các chất, trong đó có vitamin và chất khoáng + ở người cao tuổi, sự thiếu vitamin và chất khoáng là do sự giảm chức năng của hệ tiêu hóa + rối loạn hấp thu có thể do 1 số bệnh đường tiêu hóa như viêm tụy, tắc mật, loét dạ dày – tá tràng - Do nhu cầu của cơ thể tăng nhưng cung cấp không đủ Phụ nữ có thai, cho con bú, thiếu niên tuổi dậy thì hoặc bệnh nhân sau ốm dậy sau mổ, nhiễm khuẩn kéo dài… đều có nhu cầu về vitamin và chất khoáng tăng hơn bình thường  Xử trí khi thiếu vitamin - Phát hiện nguyên nhân gây thiếu và loại bỏ + Thiếu do rối loạn hấp thu thì phải điều trị các bệnh liên quan (ỉa chảy, suy gan, tắc mật ) + Thiếu do cung cấp không đủ cho nhu cầu thì phải tăng cường thêm khẩu phần ăn hoặc sử dụng thêm vitamin và chất khoáng nếu thiếu trầm trọng - Bổ sung vitamin và chất khoáng 118 Câu 12: Tác dụng không mong muốn của thuốc Gluco corticoid và nguyên nhân gây các tác dụng không mong muốn đó? TL:  Tác dụng không mong muốn của thuốc Gluco corticoid (GC) và nguyên nhân - Gây xốp xương, xương gãy lâu liền Nguyên nhân: Do GC đối kháng với Ca2+, làm ngăn cản sự đổi mới của mô xương và làm tăng quá trình tiêu xương - Tăng khả năng bị nhiễm trùng - - - - - Nguyên nhân: Do GC làm suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng -> tăng nguy cơ nhiễm trùng Chậm liền sẹo Nguyên nhân: Do GC làm giảm tổng hợp các sợi colagen, giảm tổng hợp mô liên kết dẫn đến vết thương lâu liền Loét dạ dày tá tràng Nguyên nhân: Do GC giảm tổng hợp chất nhầy, tăng tiết acid dịch vị Suy thượng thận cấp Nguyên nhân: do sử dụng liều cao kéo dài làm giảm khả năng tiết ra GC Hội chứng Cushing do thuốc gây rối loạn phân bố, gây teo cơ (biểu hiện: mắt to, mỡ tích lũy ở cổ, vai gáy…) Nguyên nhân: do GC đối kháng với Insulin -> tăng lượng đường -> đái tháo đường Rối loạn thần kinh: gây lú lẫn, rối loạn trí nhớ… Nguyên nhân: dùng GC liều cao Tác dụng tại chỗ do dùng GC tại chỗ + nhỏ mắt: gây đục thủy tinh thể do sử dụng kéo dài + Bôi ngoài da: teo da, da nhanh bị lão hóa, làm mỏng da, nhăn nheo… do sử dụng liều cao trên mức sinh lý trong một thời gian dài … Câu 13: Phân loại và đặc điểm các vitamin; Thời điểm hợp lý để uống các vitamin? TL: a Vitamin tan trong dầu  Vitamin A Câu 14: Phân tích các cặp tương tác Aspyrin -Smecta, Theophylin Erythromycin, Thuốc tránh thai đường uống - Rifampycin; Theophylin – Rifampycin? TL:  Aspirin – Smecta  Theophylin – Erythromycin Erythromycin phối hợp Theophylin gây ức chế enzym gan, làm giảm chuyển hoá của Theophyllin ở gan, gây tăng nồng độ và độc tính của Theophyllin (biểu hiện: nôn, buồn nôn, đánh trống ngực, co giật)  Thuốc tránh thai đường uống – Rifampycin Khi dùng thuốc tránh thai đường uống với kháng sinh Rifampycin sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai, bằng cách giảm nồng độ hormone kiểm soát sinh sản (ethinyl estradiol và progestin) ở phụ nữ uống thuốc tránh thai Nồng độ hormone cần thiết để ngăn chặn sự rụng trứng Rifampin có thể tạo ra các enzym trong gan để phá vỡ estrogen nhanh hơn bình thường Giảm nồng độ hormone này có thể làm giảm hiệu quả kiểm soát sinh sản Và bạn có thể bị vỡ kế hoạch  Theophylin – Rifampycin Theophylin khi dùng đồng thời Rifampycin thì Rifampicin có thể làm giảm nồng độ theophylin huyết thanh do làm tăng độ thanh thải theophylin ở gan, gây ngộ độc cho gan Câu 15: Định nghĩa hen phế quản, phân loại và tác dụng của các thuốc điều trị hen phế quản? TL: * Định nghĩa HPQ là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có gia tăng tính phản ứng của phế quản với các tác nhân gây kích thích, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết ở phế quản, làm tắc nghẽn đường thở * Các thuốc điều trị HPQ 155 Câu 16: Giải thích cơ chế tác dụng của các thuốc bảo vệ tế bào Mast? Câu 17: Nêu thời điểm hợp lý nhất để uống các vitamin tan trong dầu, cần lưu ý gì trong khẩu phần ăn trong thời gian uống các vitamin tan trong dầu? giải thích lý do? TL:  Thời điểm hợp lý nhất để uống các vitamin tan trong dầu Các vitamin tan trong dầu thì nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn  Những lưu ý trong khẩu phần ăn trong thời gian uống các vitamin tan trong dầu Trong thời gian uống vitamin tan trong dầu thì khẩu phần ăn nên có những thực phẩm chứa chất béo như: Trứng, cá, thịt, các loại hạt, bơ, sữa chua…  Giải thích: Vì các vitamin tan trong dầu như vitamin A, E, D, K dễ hòa tan trong chất béo và dầu Vậy nên để vitamin tan trong dầu được hấp thu tốt nhất thì bữa ăn nên có thực phẩm chứa chất béo và dầu Câu 18: Tác dụng không mong muốn và chống chỉ định của các thuốc nhóm NSAIDs? TL:  Tác dụng không mông muốn của các thuốc nhóm NSAIDs - Loét dạ dày – tá tràng: do tăng yếu tố tấn công và giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng - Chảy máu: do chống tập kết tiểu cầu, giảm tổng hợp Thromboxan (yếu tố gây đông máu) - gây co thắt phế quản - Hội chứng Reye: mất ý thức, hôn mê, tử vong  Chống chỉ định - Mẫn cảm - Loét dạ dày – tá tràng - Các bệnh có nguy cơ chảy máu (như sốt xuất huyết) - Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối Câu 19: Có phối hợp các thuốc trong nhóm NSAIDs với nhau, hoặc phối hợp NSAIDs và GC? Giải thích  Không phối hợp các thuốc trong nhóm NSAIDs với nhau vì tác dụng phụ loét đường tiêu hóa và chảy máu sẽ tăng Với mục đích tăng tác dụng giảm đau khi đã dùng đến mức liều tối đa cho phép thì nên phối hợp NSAIDs với paracetamol và nếu cần với cả các thuốc giảm đau trung ương như codein, dextropropoxyphen  Không nên phối hợp NSAIDs với Glucorticoid vì sẽ làm tăng tác dụng phụ của thuốc, gây loét dạ dày Câu 20: Tác dụng không mong muốn khi dùng Vitamin C liều cao kéo dài? Giải thích cơ chế tạo sỏi đường tiết niệu khi dùng VitaminC? TL:  Tác dụng không mong muốn khi dùng Vitamin C liều cao kéo dài: - rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng - đau đầu, mất ngủ - viêm bàng quang, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận, gây bệnh gút, giảm độ bền hồng cầu - cản trở hấp thụ vitamin A, B12 và có thể gây ra hiện tượng ức chế ngược nếu ngừng đột ngột - Đặc biệt, phụ nữ mang thai dùng vitamin C ở liều cao trong thời gian dài có thể gây ra những nhu cầu bất thường ở thai nhi, từ đó dẫn đến bệnh scorbut sớm ở trẻ  Cơ chế tạo sỏi đường tiết niệu khi dùng vitamin C Vitamin C dư thừa được bài tiết ra khỏi cơ thể dưới dạng oxalat, một chất thải của cơ thể Oxalate thường thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu Tuy nhiên, trong một số trường hợp, oxalat có thể liên kết với các khoáng chất và tạo thành các tinh thể có thể dẫn đến hình thành sỏi thận Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có khả năng làm tăng lượng oxalat trong nước tiểu của bạn, do đó làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận Câu 21: Những điểm cần lưu ý khi khi sử dụng Theophyllin trong điều trị hen phế quản? TL: Lưu ý khi sử dụng Theophyllin trong điều trị hen phế quản: - Theophyllin là thuốc có phạm vi điều trị hẹp, vì vậy cần phải theo dõi sát, chỉ định liều và tránh tương tác thuốc - Theophyllin dạng giải phóng chậm (12 - 24h), thường sử dụng với mục đích kiểm soát cơn hen ban đêm và thở khò khè buổi sáng - Theophyllin không kiểm soát giải phóng có thể được chỉ định để làm giảm co thắt phế quản trong cơn hen phế quản cấp hoặc mãn tính Câu 22: Tương tác của nhóm KS Macrolid khi phối hợp đồng thời với Theophyllin? TL:  Erythromycin, Clarithromycin phối hợp với Theophyllin - Erythromycin, Clarithromycin phối hợp với Theophylin gây ức chế enzym gan, làm giảm chuyển hoá của Theophyllin ở gan, gây tăng nồng độ và độc tính của Theophyllin (biểu hiện: nôn, buồn nôn, đánh trống ngực, co giật)  Azithromycin phối hợp với Theophyllin Câu 23: Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng? TL: Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là do sự mất cân bằng giữa các yếu tố gây loét (acid Clohydric, pepsin, xoắn khuẩn Helicobacter pylori) và các yếu tố bảo vệ tại chỗ niêm mạc dạ dày (chất nhầy, Bicarbonat, prostaglandin) Câu 24: Kể tên các nhóm thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng âm tính với Vi Khuẩn Helicobacter pylori? Câu 25: Trình bày thời điểm hợp lý để uống viên nén Aspirin và viên Aspirin pH8 bao tan trong ruột? TL:  Thời điểm thích hợp để uống viên nén Aspirin aspirin dùng ở dạng viên nén trần, với liều cao (4-6g/ngày) trong các bệnh viêm cơ xương khớp, cần chia làm nhiều lần, uống ngay sau 3 bữa ăn trong ngày Với bệnh lý tim mạch, aspirin được dùng ở liều thấp, uống một lần duy nhất trong ngày, ngay sau bữa ăn sáng hoặc bữa trưa  Thời điểm thích hợp để uống viên Aspirin pH8 bao tan trong ruột nên uống vào lúc bụng trống, tức xa bữa ăn hoặc 30 phút trước khi ăn, vì thuốc đã được bao, không tan rã ở dạ dày, chỉ khi nào thuốc được đưa xuống tá tràng mới tan rã và phóng thích aspirin để tiếp xúc với đường tiêu hoá Uống vào lúc bụng trống, Aspirin pH8 sẽ được đưa xuống tá tràng nhanh hơn và cho tác dụng nhanh hơn Câu 26: Phân loạt và tác dụng của các thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori? Câu 27: Phân tích 3 nguyên tắc khi sử dụng thuốc kháng sinh: - chỉ sử dụng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn - Lựa chọn kháng sinh hợp lý - sử dụng kháng sinh đủ thời gian TL:  chỉ sử dụng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn - Các kháng sinh thông dụng chỉ có tác dụng với vi khuẩn - Rất ít kháng sinh có tác dụng với virus, nấm gây bệnh, sinh vật đơn bào - Mỗi nhóm kháng sinh chỉ có tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định - Sử dụng kháng sinh khi không có nhiễm trùng: + Thất bại trong trị liệu, gây tốn kém + Mang lại các tác dụng có hại cho bệnh nhân + Góp phần làm tăng các chủng để kháng thuốc - Để quyết định sử dụng KS, cần làm các bước sau: + Thăm khám lâm sàng: đo nhiệt độ bệnh nhân, phỏng vấn và khám bệnh Bước này giúp thầy thuốc dự đoán tác nhân gây bệnh qua đường thâm nhập của vi khuẩn và qua các dấu hiệu đặc trưng + Các xét nghiệm lâm sàng thường qui: bao gồm công thức bạch cầu, X – quang và các chỉ số sinh hóa… + Tìm vi khuẩn gây bệnh: Kháng sinh đồ  Lựa chọn kháng sinh hợp lý - Lựa chọn kháng sinh phải phù hợp với vi khuẩn gây bệnh Thiếu - Lựa chọn KS theo vị trí nhiễm khuẩn +) Muốn điều trị thành công, KS phải thẩm được vào nhiễm khuẩn, nên cần nắm các đặc tính được động học của thuốc +) Có thể dựa vào vị trí ổ nhiễm để suy đoán tác nhân gây bệnh +) Mục tiêu của lựa chọn KS là: + Có hoạt lực cao với VK gây bệnh + Thấm tốt vào tổ chức nhiễm bệnh +) Nhiễm khuẩn da và mô mềm nên tận dụng thuốc sát khuẩn sau khi đã làm sạch vết thương bằng phẫu thuật loại bỏ tổ chức hoại tử hoặc dẫn lưu mủ và bởi KS tại chỗ Các dung dịch sát khuẩn da thường dùng là Chlorphexidin, iod hữu cơ,… +) Nhiễm khuẩn tai-mũi-họng: dùng các kháng sinh phun tại chỗ, dạng súc miệng dạng viên ngậm hoặc các loại dung dịch nhỏ trực tiếp vào tai, mũi, Lưu ý các KS nhỏ tai thường có độc tính cao, cần khám tai kỹ trước khi chỉ định Không nên ngậm các dạng viên mới dùng cho uống do không thích hợp cho dẫn thuốc sâu xuống các lớp niêm mạc; một số KS kích ứng mạnh có khả năng gây loét tại chỗ - Lựa chọn kháng sinh theo cơ địa bệnh nhân Những đối tượng cần lưu ý khi lựa chọn kháng sinh bao gồm: + Trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh), người cao tuổi, người suy giảm chức năng gan thận là những đối tượng dễ bị tích luỹ thuốc do chức năng gan thải trừ thuốc kém + Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú là những đối tượng mà việc dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc trẻ bú mẹ + Người có cơ địa dị ứng là những đối tượng mà việc dùng thuốc dễ gặp dị ứng, đặc biệt là sốc quá mẫn ... - Đề kháng thu biến cố di truyền đột biến nhận gen đề kháng để vi khuẩn từ khơng có gen đề kháng trở thành có gen đề kháng, nghĩa nhạy cảm trở thành có khả đề kháng kháng sinh Các gen đề kháng... vi khuẩn b Kháng giả kháng thật  Kháng giả Đề kháng giả có biểu đề kháng khơng phải chất, tức không nguồn gốc di truyền Khi vào thể, tác dụng kháng sinh phụ thuộc vào ba yếu tố kháng sinh - người... Tác dụng nhóm kháng sinh kìm khuẩn kháng sinh diệt khuẩn? Khái niệm kháng giá kháng thật? a Tác dụng nhóm kháng sinh kìm khuẩn kháng sinh diệt khuẩn  Kháng sinh kìm khuẩn - có khả ngăn cản q

Ngày đăng: 15/04/2022, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w