Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
488,56 KB
Nội dung
TIỂULUẬN:
Thực trạngvàgiảiphápđổimới
công nghệtrongcácdoanhnghiệp
sản xuấtcôngnghiệpởViệtNam
Lời mở đầu
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá, các nước đang trong quá trình hội nhập kinh
tế khu vực và thế giới. Đối với các nước đang phát triển đây vừa là cơ hội, vừa là
thách thức. Hiện nay khoảng các giữa các nước phát triển vàcác nước đang phát triển
đang ngày càng cách xa, sự cách biệt đó một phần do sự phát triển về khoa học công
nghệ là khác nhau, trình độ phát triển khoa học côngnghệởcác nước đang phát triển
còn thấp và lạc hậu so với các nước phát triển.Vì thế các nước đang phát triển muốn
hội nhập vào nền kinh tế thế giới và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển thì
phải đầu tư phát triển nền khoa học côngnghệ cho mình. Có như vậy kinh tế của các
nước này mới đứng vững được trong quá trình hội nhập, giúp cho cácdoanhnghiệp
trong nước cạnh tranh được với cácdoanhnghiệp nước ngoài, đặc biệt là cácdoanh
nghiệp của các nước có trình độ côngnghệ tiên tiến, đồng thời giúp phát triển mọi mặt
của đời sống kinh tế xã hội trong nước. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập, các nước
đang phát triển cũng có lợi thế của những nước đi sau, các nước này có thể phát triển
nền khoa học côngnghệ của mình nhờ sự áp dụng và phát triển những côngnghệ của
các nước đi trước bằng chuyển giao công nghệ, song song với việc nghiên cứu và triển
khai nền khoa học côngnghệtrong nước.
Nước ta cũng là nước đang phát triển, nền sảnxuất nhỏ, nông nghiệp là chủ yếu,
tình trạngcôngnghệ còn lạc hậu. Hơn 15 nămthực hiện đổi mới, nước ta đã đạt được
những thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung tình hình côngnghệ còn kém phát triển,
trong hoạt động chuyển giao vàđổimớicôngnghệở nước ta nói chung vàtrongcác
doanh nghiệpsảnxuất nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy với tính cần thiết phải
xác định thựctrạng hiện nay của côngnghệtrongcácdoanhnghiệpsảnxuất đặc biệt
là cácdoanhnghiệpcôngnghiệpở nước ta hiện nay, với đề tài này em mong muốn
làm rõ một số vấn đề còn tồn tạivà có một số giảipháp để khắc phục tình trạng đó.
Em xin cảm ơn thầy (cô) đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Nội dung
I. Cơ sở lý luận
1. Côngnghệvàđổimớicông nghệ.
1.1. Công nghệ:
Hiện nay do yêu cầu của việc quản lý, đòi hỏi phải đưa ra được một định nghĩa
khái quát được bản chất của côngnghệ là cần thiết, bởi vì không thể quản lý công
nghệ thành công khi mà chưa xác định rõ thế nào là công nghệ. Tuy nhiên cho đến nay
vẫn đang còn nhiều định nghĩa về công nghệ, có định nghĩa tương đối đầy đủ, có định
nghĩa thì không đầy đủ. Các tổ chức khoa học- côngnghệ đã cố gắng trong việc đưa ra
một định nghĩa côngnghệ để có thể hoà đồng các quan điểm, tạo thuận lợi cho việc
phát triển và hoà nhập của các quốc gia trong từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Mỗi lĩnh vực có một cách nhìn riêng về côngnghệ để phục vụ cho mục đích của mình.
Nhưng nhìn chung một định nghĩa côngnghệ cần khái quát đủ 4 đặc trưng sau:
Thứ nhất: Côngnghệ là một máy biến đổi, khía cạnh này nhấn mạnh khả năng làm
ra đồ vật của công nghệ, đây cũng là sự khác biệt giữa khoa học ứng dụng với công
nghệ. Các nhà khoa học ứng dụng chỉ chú trọng tới việc khám phá ra các ứng dụng
của các lý thuyết, trong khi các nhà côngnghệ không chỉ quan tâm đến việc làm ra các
đồ vật mà còn quan tâm đến hiệu quả kinh tế, tới sự thích hợp với các mục đích sử
dụng của công nghệ. Do đó khía cạnh máy biến đổi của côngnghệ hàm ý vấn đề quản
lý có vấn đề đặc biệt trong việc đạt được kết quả biến đổi mong muốn.
Thứ hai: Côngnghệ là một công cụ đề cập đến côngnghệ thường được coi là một
cái máy, một trang thiết bị, một thiết bị. Vai trò của máy móc, đặc biệt là sự tác động
giữa con người và máy móc có vai trò quan trọngtrongcông nghệ.
Thứ ba: Côngnghệ là kiến thức. Đặc trưng này khẳng định vai trò cốt lõi của khoa
học trongcông nghệ. Nó phủ nhận cách nhìn côngnghệ là những thứ phải nhìn thấy
được sờ mó được, coi côngnghệ là những cái ai cũng có thể tạo ra nó nếu cần và ai có
nó thì cũng có thể sử dụng với một hiệu quả như nhau. Đó là do côngnghệ có những
bí quyết và cơ sở khoa học, để sử dụng có hiệu quả côngnghệ cần phải được đào tạo
và trau dồicác kỹ năng cho con người, đồng thời phải liên tục cập nhật các kiến thức
có sẵn.
Thứ tư: Côngnghệ là hiện thân ởcác vật thể. Căn cứ vào ba khía cạnh trên có thể
coi côngnghệnằmtrongcác dạng hiện thân mà nó tồn tại như của cải, thông tin, sức
lao động của con người và do đó thừa nhận côngnghệ là 1 hàng hoá, một dịch vụ, nó
có thể được mua và bán như bất cứ các thứ hàng hoá khác trên thị trường nội địa cũng
như thị trường thế giới.
Xuất phát từ các luận điểm trên, hiện nay có một số định nghĩa thông dụng:
+ Định nghĩa của Tổ chức Phát triển Côngnghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO):
Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào côngnghiệp bằng cách sử dụng các kết quả
nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp.
Với tư cách là một tổ chức phát triển công nghiệp, UNIDO nhấn mạnh tính khoa
học của côngnghệvà xem xét tới khía cạnh hiệu quả khi sử dụng côngnghệ vào mục
đích sảnxuấtcông nghiệp.
+ Định nghĩa của Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu á- Thái Bình Dương (ESCAP):
Công nghệ là hệ thống kiến thức về qui trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệuvà
xử lý thông tin.
Sau đó ESCAP đã mở rộng định nghĩa của mình: “ Côngnghệ bao gồm tất cả các kỹ
năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trongsảnxuất chế tạo, dịch vụ, quản
lý và thông tin”.
Định nghĩa này không chỉ gắn côngnghệ với sảnxuất chế tạo ra sản phẩm cụ thể
mà còn mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lý. Những côngnghệmới dần hình
thành như côngnghệ du lịch, côngnghệ ngân hàng, côngnghệ văn phòng, côngnghệ
đào tạo, côngnghệ truyền thông,…
Hiện nay, ởViệtnam cũng có một số quan niệm về công nghệ, một trong số đó là:
“Công nghệ là kiến thức, kết quả của khoa học ứng dụng nhằm biến đổicác nguồn lực
thành các mục tiêu sinh lợi”.
Cuối cùng có một định nghĩa được coi là khái quát nhất về côngnghệ là: Công
nghệ là tất cả những cái gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Xuất phát từ việc nêu ra được khái quát công nghệ, ta thấy rằng một côngnghệ có
các bộ phận cấu thành sau:
+ Phần vật tư kỹ thuật (T) bao gồm mọi phương tiện vật chất như cáccông cụ,
trang bị máy móc, vật liệu, phương tiện vận chuyển… trongcôngnghệ chế tạo, các
máy móc thiết bị hợp thành dây chuyền côngnghệ (phần cứng).
+ Phần con người (H): Côngnghệ hàm chứa trong con người làm việc trongcông
nghệ, bao gồm mọi năng lực của con người về côngnghệ như kỹ năng, kinh nghiệm,
tính sáng tạo, khả năng lãnh đạo…
+ Phần thông tin của côngnghệ (I): Côngnghệ hàm chứa trong kiến thức có tổ
chức được và tư liệu hoá như các khái niệm, các thông số, cáccông thức, các ký
hiệu…
+ Phần tổ chức của côngnghệ (O): Côngnghệ hàm chứa trongcác khung thể chế,
tạo nên bộ khung tổ chức của côngnghệ như thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ,
sự phối hợp, liên kết…
Các bộ phận này có quan hệ tương hỗ với nhau, bỗ sung cho nhau, trong bất kỳ
công nghệ nào cũng không thể thiếu một trongcác bộ phận đó.
Phần vật tư kỹ thuật là cốt lõi của bất kỳ côngnghệ nào, nó được triển khai, lắp đặt
bởi con người. Con người làm cho côngnghệ hoạt động máy móc thiết bị, phương tiện
kỹ thuật phát huy hết tính năng của chúng,con người không ngừng cải tiến, mở rộng,
đổi mớicáccôngnghệ đó, đồng thời nhờ đó mà con người ngày càng nâng cao được
khả năng về trí tuệ và sức lực của mình. Như vậy con người đóng vai trò chủ động
trong công nghệ, song lại chịu sự chi phối của thông tin và tổ chức.
Phần thông tin thể hiện tri thức tích luỹ trongcông nghệ. Các thiết bị và phương
tiện có các kiến thức khác nhau thì khi sử dụng trongsảnxuất sẽ tạo ra cácsản phẩm
khác nhau, đó là những bí quyết của công nghệ. Nhờ những tri thức này mà con người
rút ngắn được thời gian học tập và tiếp xúc công nghệ, có thể nói thông tin của một
công nghệ là sức mạnh của công nghệ.
Phần tổ chức đóng vai trò điều hoà, phối hợp 3 yếu tố trên để thực hiện một cách
có hiệu quả mọi hoạt động biến đổi. Phần tổ chức này giúp cho việc quản lý công
nghệ được thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Phần này phụ thuộc vào độ phức tạp
của vật tư kỹ thuật và thông tin, song nó lại quyết định sự cấu thành 3 bộ phận còn lại
của công nghệ. Có thể nói phần tổ chức mang tính động lực của côngnghệvà bản thân
nó biến đổi theo thời gian.
1.2. Đổimớicông nghệ:
Ngày nay do côngnghệ luôn biến đổitrong chu kỳ sống của nó, trongmỗigiai
đoạn nhất định một côngnghệ có thể phù hợp với thị trường có nghĩa là sản phẩm do
nó sảnxuất có thể tồn tại trên thị trường, nhưng đến một giai đoạn nào đó, thì công
nghệ không còn phù hợp nữa. Do đó đổimớicôngnghệ là một nhu cầu tất yếuvà phù
hợp với qui luật phát triển.
1.2.1. Thực chất đổimớicông nghệ:
Đổimớicôngnghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng kể (cốt lõi, cơ bản) hay
toàn bộ côngnghệ đang sử dụng bằng côngnghệ khác.
Muốn đổimớicôngnghệ tốt thì phải xác định rõ mục tiêuvà hoàn cảnh. Đổimới
công nghệ phải chú ý ba khía cạnh nhất của xã hội đó là: nhu cầu xã hội, các nguồn
lực của xã hội và đặc thù tình cảm của xã hội.
Trước hết phải xem xét nhu cầu của xã hội không chỉ về côngnghệ mà còn về sản
phẩm do côngnghệ đó sảnxuất ra. Bất kỳ một côngnghệ nào được đổimới đều phải
có đủ nhu cầu để thực hiện, nhu cầu đó tạo ra lợi ích sau này cho công nghệ, nó phải
lớn hơn chi phí bỏ ra để chế tạo ra côngnghệ đó.
Các nguồn lực xã hội cũng có ý nghĩa đối với việc áp dụng côngnghệ thành công.
Một côngnghệ cần có đủ các nguồn lực- vốn, vật tư và con người có trình độ - để thực
hiện. Điều này nói lên rằng xã hội có đủ nguồn vốn để có thể đưa sản phẩm côngnghệ
ra thị trường hay không, nó có thể được áp dụng từ một phạm vi nhỏ đến một phạm vi
lớn hay không,trình độ của con người có đủ để áp dụng côngnghệ hay không, khi áp
dụng với phạm vi rộng rãi thì việc đào tạo người sử dụng sẽ như thế nào, đồng thời có
thể đưa các nguồn lực sẵn có trong xã hội để cho cáccôngnghệmới sử dụng hay
không.
Đặc thù tình cảm của xã hội muốn nói lên rằng xã hội đó có tiếp nhận các ý tưởng
mới hay không, một môi trường mà các nhóm người sẵn sàng xem xét sự áp dụng một
cách nghiêm túc, khách quan, lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn hàng đầu. Nếu tình cảm xã
hội có xu hướng tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đổimớicôngnghệ thuận lợi hơn
và ngược lại.
1.2.2. Vai trò của đổimớicông nghệ:
Với một côngnghệở một thời điểm nhất định sẽ có một giới hạn về năng lực sản
xuất sản phẩm với một lượng đầu vào đã cho. Đổimớicôngnghệ là một tiến bộ về
công nghệ. Tiến bộ đó nằm dưới dạng phương phápmới về sảnxuất hay kỹ thuật mới
tổ chức, quản lý hay marketing mà nhờ đó sản phẩm sẽ được tạo ra với năng suất cao
hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí sảnxuất thấp hơn và do đó giá cả có thể giảm xuống.
Chúng ta đang xét về mặt hiệu quả kinh tế của công nghệ, bên cạnh đó còn có hiệu
quả về mặt xã hội, việc đổimớicôngnghệ còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường,
tạo thêm nhiều ngành nghềmới tạo thêm công việc làm cho người lao động, cơ cấu lại
ngành kinh tế theo vùng lãnh thổ,…
1.2.3. Cácgiai đoạn đổimớicông nghệ:
Đổimớicôngnghệ có thể bằng nhiều cách, có thể phát triển từ nguồn côngnghệ
trong nước, cũng có thể từ nguồn côngnghệ nhập từ nước ngoài. Nhưng nhìn chung
đổi mớicôngnghệ gồm một số giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: Nhập côngnghệ để thoả mãn nhu cầu tối thiểu.
+ Giai đoạn 2: Tổ chức cơ sở hạ tầng kinh tế ở mức tối thiểu để tiếp thu côngnghệ
nhập.
+ Giai đoạn 3: Tạo nguồn côngnghệ từ nước ngoài thông qua lắp ráp (SKD, CKD
và IKD).
+ Giai đoạn 4: Phát triển côngnghệ nhờ lixăng.
+ Giai đoạn 5: Đổimớicôngnghệ nhờ nghiên cứu và triển khai, thích ứng công
nghệ nhập, cải tiến cho phù hợp.
+ Giai đoạn 6: Xây dựng tiềm lực côngnghệ để xuất khẩu côngnghệ trên cơ sở
nghiên cứu và triển khai.
+ Giai đoạn 7: Liên tục đổimớicôngnghệ dựa trên đầu tư cao về nghiên cứu cơ
bản.
Tuy nhiên dưới góc độ xem xét của đề tài, việc nghiên cứu đổimớicôngnghệ chủ yếu
tập trung xem xét hoạt động đổimớicôngnghệtrongcácdoanhnghiệpsảnxuấtcông
nghiệp.
1.2.4. Thời điểm đổimớicông nghệ:
Khi đưa một côngnghệmới vào thay thế một côngnghệ cũ, cần tuân theo qui luật
về trình tự thời gian, diễn biến của giá thành vàcác yếu tố kinh tế, kỹ thuật, thị trường,
xã hội, môi trường…Sau đâ chúng ta xét quá trình đổimớicôngnghệ dựa trên qui luật
về giá cả của đổimớicông nghệ.
Giả sử côngnghệ đang sử dụng có giá thành sản phẩm là c
1
và giá bán sản phẩm
b
1
. Côngnghệmới có giá thành là c
2
và giá bán là b
2
(hình vẽ). Giả thiết các đường b
và c là song song với nhau, khoảng cách giữa b
2
c
2
nhỏ hơn b
1
c
1
thể hiện tính ưu việt
của côngnghệ mới. Đường b
1
,c
1
nằm ngang do côngnghệ đang sử dụng đã ổn định,
còn b
2
,c
2
dốc xuống do quá trình đưa vào sử dụng, kinh nghiệm vận hành, trình độ tay
nghề của công nhân và khả năng quản lý của cán bộ được nâng lên. Các đường b
2
,c
2
cắt b
1
,c
1
tạicác thời điểm t
1
, t
2
, t
3
và t
4
.
Tại t
1
, côngnghệmới có giá thành bằng giá bán của côngnghệ cũ; lúc này sản
phẩm của côngnghệ được giới thiệu trên thị trường. Tại t
2
, côngnghệmới có giá bán
sản phẩm bằng giá bán sản phẩm côngnghệ cũ; sản phẩm côngnghệmới được đưa ra
đại trà. Tại t
3
, giá thành côngnghệmới bằng giá thành sản phẩm cũ và giá bán thấp
hơn giá bán sản phẩm côngnghệ cũ, nên sản phẩm côngnghệmới sẽ chiếm lĩnh thị
trường. Tại t
4
, giá bán sản phẩm côngnghệmới bằng giá thành sản phẩm côngnghệ
cũ; côngnghệ cũ đã lỗi thời vàcôngnghệmới hoàn toàn thay thế côngnghệ cũ.
Đồ thị: Giá
c
2
b
2
b
1
c
1
t
1
t
2
t
3
t
4
thời gian
2. Nội dung chủ yếu của hoạt động đổimớicông nghệ.
2.1. Lựa chọn côngnghệ thích hợp:
2.1.1. Tính tất yếu khách quan của lựa chọn côngnghệ thích hợp:
Ngày nay vấn đề đổimớicôngnghệ là tất yếu khách quan, cần thiết đối với sự
phát triển của một quốc gia, quá trình đổimới sẽ tạo điều kiện cho các nước đang phát
triển tiến nhanh vào quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, còn các nước
phát triển sẽ tạo ra một lực lượng sảnxuất phát triển. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề
bất cập trong việc đổimới với việc giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội, một công
[...]... vàmôi trường côngnghệ cho người lao động + Sử dụng hợp lý năng lượng, các nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực + Không gây tác hại đối với môi trường tự nhiên vàmôi trường xã hội chung II Thựctrạng đổi mớicôngnghệtrongcácdoanhnghiệpcôngnghiệp ở Việt nam: 1 Tình hình công nghệtrongcácdoanhnghiệp sản xuấtcôngnghiệpởViệt nam: 1.1 Tình hình côngnghệ chung của nền kinh tế quốc dân: Công. .. hội: Trong thời gian qua, cácdoanhnghiệpcôngnghiệpViệtnam đã tiếp thu được những thành tựu của cách mạng khoa học vàcôngnghệ hiện đại vào việc đổimới máy móc, thiết bị vàcông nghệ, bước đầu nâng cao trình độ côngnghệ của nhiều doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, mở rộng thị phần của hàng côngnghiệpViệtnam trên thị trường trong. .. mớicông nghệ, các nước này chủ yếu thực hiện đổimớicôngnghệ thông qua hình thức chuyển giao côngnghệ b Chuyển giao công nghệ: Chuyển giao côngnghệ là quá trình chuyển và nhận côngnghệ qua biên giới một quốc gia Đây là hình thức chủ yếu để thực hiện đổimớicôngnghệởcác nước đang phát triển ởcác nước này, do trình độ nghiên cứu và triển khai côngnghệtrong nước còn yếu do đó chủ yếu thực hiện... ty đay Trà Lý, Công ty dệt vải côngnghiệp len Hải Phòng… Trong ngành may, tất cả cácdoanhnghiệpvà tổng công ty đều đổimới 100% thiết bị, đồng thời đầu tư mở rộng sản xuất, hình thành nên nhiều cơ sở sảnxuất dưới hình thứccác xí nghiệp thành viên, xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp vệ tinh Cáccông ty điển hình như là: Công ty may Việt Tiến, Công ty may10, Công ty may Đức Giang, Công ty may Hải... mình Muốn vậy nhất thiết phải đổi mớicôngnghệ Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường và mở cửa, cácdoanhnghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường côngnghệ quốc tế, từ đó khai thác các nguồn vốn, các hình thức liên doanh, liên kết… để mua côngnghệmới cho sảnxuất Chúng ta xem xét tình hình đổi mớicôngnghệ ở một số ngành cụ thể, tiêu biểu cho các ngành côngnghiệp như ngành cơ khí, ngành... nên thực hiện chuyển giao theo hình thức nào là đạt hiệu quả cao nhất Các bước để tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ: + Chuẩn bị: trong bước này đòi hỏi nắm vững những yêu cầu của chuyển giao công nghệ, nghĩa là sau khi thực hiện cáccông việc của hoạt động côngnghệ như lựa chọn côngnghệ thích hợp, đánh giá công nghệ, phân tích năng lực côngnghệ để thực hiện đổimớicôngnghệcác nước, các doanh. .. Vietnam 58,7 20,7 20,6 Từ bảng số liệu ta thấy côngnghệ của Việtnam chủ yếu tập trung trongcác nhóm ngành có trình độ thấp, còn tỷ lệ các ngành có trình độ côngnghệ trung bình và ngành côngnghệ cao đều thấp hơn so với các nước trong khu vực 1.2 Tình hình côngnghệtrong ngành sảnxuấtcôngnghiệpở nước ta: Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư (4-1997) thì cuối năm 1989 cả nước có 12.297 doanh. .. để thực hiện đổimớicôngnghệ một cách có hiệu quả thì trước hết chúng ta phải lựa chọn được côngnghệ thích hợp Côngnghệ thích hợp là côngnghệ thoả mãn giải quyết mọi nhu cầu của kinh tế xã hội đặt ra trên cơ sở phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế 2.1.2 Những căn cứ lựa chọn công nghệ: Trong hoạt động đổimớicông nghệ, người ta có thể hiểu côngnghệ thích hợp theo nhiều kiểu khác nhau, bởi... ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước vừa tận dụng được cáccôngnghệở cuối chu kỳ sống của nó Thứ ba: nhu cầu của thị trường biến đổi ngày càng đa dạng vì vậy các nhà doanhnghiệp cần phải định hướng cho cácsản phẩm mớivàcácsản phẩm thay thế Muốn vậy không có con đường nào khác là phải luôn đổi mớicôngnghệĐổimới từng phần, từng công đoạn, hay đổimới toàn bộ tuỳ thuộc theo chiến lược sản. .. phát triển của thế giới thì côngnghiệpViệtnam còn phát triển ở trình độ thấp Đặc biệt so sánh về mặt côngnghệ thì Việtnam còn phát triển ở trình độ thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Sau đây là số liệu so sánh trình độ côngnghệViệtnamvàcác nước trong khu vực (%): Nhóm ngành công Nhóm ngành công Nhóm ngành côngnghệ thấp (a) nghệ trung bình (b) nghệ cao (c) ThaiLan 42,7 .
TIỂU LUẬN:
Thực trạng và giải pháp đổi mới
công nghệ trong các doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp ở Việt Nam
Lời mở đầu
. cứu đổi mới công nghệ chủ yếu
tập trung xem xét hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp.
1.2.4. Thời điểm đổi mới công