Báochíchuyênnghiệp
Tính chuyênnghiệp đóng vai trò nền tảng để báochí phát
triển bền vững, vì thế nâng cao tính chuyên nghiệp, xây
dựng đội ngũ các nhà báo có tâm, có tầm, đảm đương
được nhiệm vụ chính trị của đất nước đang là yêu cầu bức
thiết đối với tất cả các cơ quan báo chí. Để hướng tới một
nền báochí hiện đại, chuyênnghiệpvà nhân văn, cần tập
trung vào một số nội dung chính yếu sau:
Một là,
vấn đề đầu tiên, quan trọng và cũng là muôn thuở
của báochí là mỗi tờ báo, tạp chí luôn cần xác định rõ độc
giả của mình là ai, họ mong muốn gì, hy vọng gì và chờ
đợi điều gì từ tờ báo, tạp chícủa mình, để “sắm đúng
vai”, làm tròn nhiệm vụ của bản báo, và để những độc giả
chính trở thành bạn đọc trung thành của mình. Việc xác
định rõ đối tượng độc giả phục vụ cần được ngấm sâu vào
trong mỗi phóng viên, biên tập viên. Tuân thủ tôn chỉ,
mục đích và phục vụ đối tượng độc giả, trước hết là đối
tượng độc giả chính sẽ góp phần quan trọng làm nên bản
sắc, khẳng định đặc thù của mỗi tờ báo, tạp chí. Mặc dù
mở rộng đối tượng độc giả, tăng số lượng bạn đọc, tăng
lượng phát hành là điều mà bất kỳ một toà soạn báo nào
cũng đều nỗ lực phấn đấu để đạt được, tuy nhiên, không
nên chỉ vì mục tiêu đó mà xa rời nhiệm vụ chính và để
mất độc giả chính của mình. Thêm vào đó, việc luôn xác
định rõ đối tượng độc giả mà tờ báo phục vụ còn làm cho
các toà soạn khuôn lại phạm vi vấn đề, thông tin, sự kiện
của mình, tránh sự lặp đi, lặp lại, chồng chéo, cóp nhặt,
sao chép các thông tin trên các tờ báo khác nhau, hoặc
chạy theo thị hiếu giật gân, câu khách…nhằm tăng lượng
người đọc. Phải nhớ rằng, số lượng độc giả là chỉ số quan
trọng phản ánh hiệu quả hoạt động củabáo chí, nhưng
không phải là tiêu chí duy nhất và luôn phản ánh đúng
nhất chất lượng, tính chuyênnghiệpcủa tờ báo.
Hai là,
trên cơ sở Quy định về đạo đứcnghềnghiệp của
người làmbáo Việt Nam và tôn chỉ, mục đích, chức năng
nhiệm vụ của mình, mỗi tờ báo cần xây dựng chuẩn mực
hoạt động của toà soạn, quy định đạođức hướng dẫn cho
các phóng viên, biên tập viên của mình trong các hoạt
động nghề nghiệp, trong đó quy định những yêu cầu cần
có đối với phóng viên, biên tập viên của toà soạn; những
việc phóng viên, biên tập viên cần làmvà những việc
không được làm trong quá trình tác nghiệp; những yêu
cầu đối với biên tập viên, phóng viên trong việc bảo vệ uy
tín, “thương hiệu” của tờ báo, tạp chí; những yêu cầu cụ
thể đối với các mục cần kiểm tra trong tin, bài trước khi
xuất bản…Việc quy chuẩn hoá các hoạt động, thao tác
nghiệp vụ vừa góp phần làm tăng tính chuyênnghiệp của
báo chí, vừa củng cố niềm tin của độc giả đối với những
thông tin được cung cấp trên bản báo. Trong xã hội thông
tin, những thông tin đúng, thông tin chính xác do báo chí
cung cấp là nguồn tư liệu quan trọng để độc giả phân
tích, xử lý và từ đó đưa ra quyết định.
Trên thế giới, nhiều tờ báo, để giành và giữ sự tin cậy của
công chúng, đã đề ra những chuẩn mực rất cụ thể, chi
tiết đối với phóng viên, biên tập viên. Chẳng hạn, có
những tờ báo quy định không sử dụng bút danh; chỉ sử
dụng những tính từ so sánh tuyệt đối, như “lớn nhất,” “tệ
nhất” và “nhất” không chấp nhận việc dùng những từ
như “có thể” hay “có lẽ” để rào đón những câu khẳng
định không thể kiểm chứng
Ba là,
nhận thức rõ tầm quan trọng của sự cần thiết phải
đánh giá đúng phản ứng, mức độ hài lòng của độc giả,
đặc biệt là đối tượng độc giả chính đối với những thông
tin do bản báo cung cấp để xác định hiệu quả tuyên
truyền, tác động của bản báo đến bạn đọc. Đây là một
công việc hết sức quan trọng và cần được tiến hành một
cách khoa học, định kỳ và có sự đối chiếu so sánh qua
mỗi giai đoạn, đặc biệt sau mỗi sự thay đổi, cải tiến mà
toà soạn thực hiệnViệc lựa chọn kênh thông tin yêu thích
hoặc cách nhìn nhận, thái độ củangười đọc đối với các
thông tin, vấn đề, sự kiện…xuất phát từ nhu cầu, nhận
thức của bản thân họ và tính thuyết Vì thế, hiểu bạn đọc
không chỉ giúp xây dựng chiến lược giữ vững và phát triển
độc giả mà còn để biết vấn đề nào, chuyên mục nào, cách
viết nào được độc giả yêu thích hoặc không được yêu
thích để có sự thay đổi, điều chỉnh, từ đó có cách đưa
thông tin đến công chúng một cách phù hợp, hiệu quả.
Hơn lúc nào hết, báochí ngày nay càng cần phải vượt lên,
khẳng định được tính chuyênnghiệpcủa mình ở năng lực
khai thác, điều tra và thể hiện thông tin chính xác, kịp
thời, cũng như cách phân tích, bình luận các vấn đề, sự
kiện sắc sảo và thuyết phục, để đủ sức định hướng dư
luận trong rừng thông tin hết sức nhiễu loạn đó.
Bốn là,
xây dựng đội ngũ nhà báo có phẩm chất đạo đức,
có năng lực, yêu nghề, đáp ứng yêu cầu của toà soạn.
Làm báo là một nghề có trách nhiệm rất nặng nề đối với
xã hội, cũng như đối với con người bởi nhà báo là người
đưa thông tin đến cho công chúng, tạo ra dư luận xã hội,
từ đó định hướng nhận thức của công chúng. Đặc điểm
nghề nghiệp có những nét đặc thù như vậy, nên nhà báo,
trong hoạt động nghề nghiệp, không chỉ bị chi phối bởi
luật báochívà những điều luật khác liên quan đến báo chí
mà còn tuân thủ những chuẩn mực khác rất quan trọng,
không nằm trong các điều luật, đó là đạo đức nghề
nghiệp củangườilàmbáo hay đạo đứcbáo chí.
Trên thực tế, không phải lúc nào các nhà báo cũng hiểu
biết và vận dụng đúng đắn các yêu cầu, chuẩn mực đạo
đức trong hoạt động nghề nghiệp. Vậy để ngăn chặn, đề
phòng xảy ra những hành vi vi phạm có thể sảy ra mỗi
phóng viên, biên tập viên cần nhận thức rằng, việc hành
nghề báochí hiện nay đòi hỏi mỗi phóng viên, biên tập
viên, cần biết và thành thạo rất nhiều kỹ năng báo chí, có
nền tảng kiến thức phong phú, có trình độ ngoại ngữ…
Việc xác định đó sẽ tạo động lực để các phóng viên, biên
tập viên không ngừng học hỏi, tự hoàn thiện, nâng cao
trình độ nghiệp vụ, tích luỹ kiến thức xã hội cũng như
trách nhiệm củangườilàm báo. Đối với một số báo, đặc
biệt là đối với một số tạp chí, biên tập viên, ngoài nghiệp
vụ báo chí, còn phải am hiểu, được đào tạo một chuyên
ngành khác phù hợp với vị trí biên tập được đảm nhận.
Mỗi toà soạn, căn cứ vào yêu cầu cụ thể của mình, cần
tuyển chọn, đào tạo một đội ngũ phóng viên, biên tập
viên phù hợp. Những ngườilàmbáo được đào tạo cơ bản,
được làm việc trong môi trường báochíchuyênnghiệp sẽ
là nhân tố chính góp phần bồi dưỡng đạođứccủa mỗi
nhà báo. Tuân thủ đạo đứcnghềnghiệp chính là để “các
nhà báo giám sát xã hội cũng phải là những người trụ
vững trước mọi sự giám sát” của xã hội.
Năm là,
vai trò tổ chức của các cơ quan báochí cả về mô
hình, cơ cấu tòa soạn, định hướng nội dung, tổ chức lực
lượng.Xác định rõ tầm nhìn và phương hướng phát triển.
Việc xây dựng kế hoạch nội dung và cố gắng tuân thủ kế
hoạch đó là yếu tố quan trọng để giữ vững sự chủ động,
cũng như nâng cao chất lượng tin, bài và kỷ luật làm việc
của phóng viên, biên tập viên. Kế hoạch nội dung được
xây dựng có vai trò như chiếc la bàn để phóng viên, biên
tập viên lấy đó làm mốc để lập kế hoạch làm việc của bản
thân.
Lãnh đạo toà soạn cũng cần đánh giá đúng thực trạng đội
ngũ phóng viên, biên tập viên với tất cả những mặt mạnh,
yếu để trên cơ sở đó tổ chức lực lượng phù hợp từ đó
khuyến khích các phóng viên, biên tập viên phát huy sáng
kiến, tính năng động, sáng tạo của mình.
Sáu là,
phát huy mạnh mẽ sự lãnh đạocủa Đảng và vai
trò quản lý của Nhà nước trong quản lý báochí thông qua
hệ thống luật pháp để hoạt động củabáochí đi đúng
hướng và thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm xã hội
của mình.
Nâng cao tính chuyênnghiệp trong hoạt động báochí của
Tạp chí Cộng sản nhằm có được những bài viết có chất
lượng cao, sắc sảo, có sức thuyết phục, có tiếng vang
trong dư luận, suy cho cùng, chính là để thực hiện tốt
nhất, hiệu quả nhất các nhiệm vụ đã được Đảng giao
phó./.
. trường báo chí chuyên nghiệp sẽ
là nhân tố chính góp phần bồi dưỡng đạo đức của mỗi
nhà báo. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp chính là để “các
nhà báo giám. đến báo chí
mà còn tuân thủ những chuẩn mực khác rất quan trọng,
không nằm trong các điều luật, đó là đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo hay đạo đức báo