1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện sa pa, tỉnh lào cai​

129 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm h

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Văn Lợi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường

Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến

PGS.TS Phí Thị Hiếu, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ

em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Ban giám hiệu và các thầy cô giáo ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân

em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết.Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Văn Lợi

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Giới hạn nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Ở Việt Nam 10

1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài 16

1.2.1 Quản lý 16

1.2.2 Xâm hại, xâm hại tình dục, phòng chống xâm hại tình dục 17

1.2.3 Kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục 19

1.2.4 Học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 20

1.2.5 Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 20

1.2.6 Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 20

Trang 6

1.3 Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 21

1.3.1 Đặc điểm của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trụng học cơ sở 21

1.3.2 Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 23

1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 24

1.3.4 Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 25

1.4 Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 28

1.4.1 Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở với công tác quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh 28

1.4.2 Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 29

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 36

1.5.1 Yếu tố khách quan 36

1.5.2 Yếu tố chủ quan 40

Kết luận chương 1 43

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI 44

2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 44

2.1.1 Vài nét về khách thể khảo sát 44

2.1.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 45

2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 47

Trang 7

2.2.1 Thực trạng nhận thức về xâm hại tình dục và kỹ năng phòng chống xâm

hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học

cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 47 2.2.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường Phổ thông

dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh 50 2.2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh

các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 51 2.3 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho

học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa

Pa, tỉnh Lào Cai 59 2.3.1 Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình

dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 59 2.3.2 Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình

dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 61 2.3.3 Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình

dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 63 2.3.4 Thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình

dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa 65 2.3.5 Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm

hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học

cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 67 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ

sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 69 2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm

hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 71

Trang 8

2.5.1 Về ưu điểm 71

2.5.2 Hạn chế 71

2.5.3 Nguyên nhân của thực trạng 72

Kết luận chương 2 73

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI 74

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 74

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 74

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 74

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 75

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện 75

3.2 Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 75

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 75

3.2.2 Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở dựa trên các văn bản pháp lý, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông; đặc điểm môi trường bán trú và học sinh người dân tộc thiểu số 77

3.2.3 Bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em 80

3.2.4 Chỉ đạo phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 82

3.2.5 Xây dựng môi trường bán trú an toàn, lành mạnh, phòng chống xâm hại tình dục học sinh 85

3.2.6 Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 87

Trang 9

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 88

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 89

3.4.1 Tính cần thiết của các biện pháp 90

3.4.2 Tính khả thi của các biện pháp đề xuất 91

Kết luận chương 3 94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95

1 Kết luận 95

2 Khuyến nghị 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất

KSN : Kỹ năng sống PCXHTD : Phòng chống xâm hại tình dục PTDTBT : Phổng thông dân tộc bán trú THCS : Trung học cơ sở

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quy ước xử lý thông tin thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ

năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 47 Bảng 2.2 Nhận thức về xâm hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông

dân tộc bán trú trung học cơ sở 47 Bảng 2.3 Thực trạng kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh các

trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (tính theo %) 49 Bảng 2.4 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường Phổ thông dân tộc

bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh 51 Bảng 2.5 Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các nội dung

giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 52 Bảng 2.6 Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của phương pháp giáo

dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánh giá của CBQL, GV) 56 Bảng 2.7 Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của những hình thức

giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánh giá của CBQL, GV) 58 Bảng 2.8 Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa (theo đánh giá của CBQLGD, GV) 59 Bảng 2.9 Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học

cơ sở 61 Bảng 2.10 Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm

hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa 64

Trang 12

Bảng 2.11 Thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học

cơ sở huyện Sa Pa 66 Bảng 2.12 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng

chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 68 Bảng 2.13 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý giáo dục kỹ năng phòng

chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 70 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục kỹ

năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa 90 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục

kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 92

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lứa tuổi học sinh THCS (tuổi thiếu niên) có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ em Trước tiên, lứa tuổi này có sự phát triển nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, làm xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới, đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của các em từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành, tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… Đồng thời, đây cũng là giai đoạn phát triển đầy khó khăn, phức tạp và chứa đựng nhiều mâu thuẫn Do đó, mọi tổn thương về thể chất và tinh thần ở lứa tuổi này

có thể để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời đứa trẻ

Theo số liệu từ thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chỉ trong vòng 2 năm, từ 2014 - 2016, có tới hơn 4.000 trẻ em tại Việt Nam bị xâm hại tình dục Trong

đó, 80% nạn nhân là trẻ em nữ, các trẻ từ 13 - 16 tuổi chiếm nhiều nhất trong tổng số này Theo thống kê của Bộ công an, riêng năm 2016 cơ quan công an đã phát hiện 1.641 vụ gồm 1.807 đối tượng, xâm hại 1.627 em Trong đó xâm hại tình dục trẻ em là 1.248 vụ, chiếm 76,5% số vụ xâm hại trẻ em nói chung Riêng 6 tháng đầu năm 2017,

cơ quan công an phát hiện 696 vụ với 716 đối tượng, xâm hại 710 em So với cùng kỳ năm 2016 tăng 43 vụ (7%), 56 đối tượng (8 vụ) và 22 nạn nhân (3%) Năm 2018 toàn quốc phát hiện 1269 vụ xâm hại tình dục 1141 trẻ em Đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ ) là 21,3%, bởi thầy giáo, nhân viên nhà trường là 6,2%, bởi người quen, hàng xóm là 59,9%, người lạ

là 12,6% Nhiều nạn nhân là trẻ em dưới 10 tuổi, còn quá non nớt, không có khả năng

tự vệ, dễ dàng bị đối tượng lợi dụng dụ dỗ, cưỡng bức xâm hại

Tháng 4 năm 2019, dư luận cả nước chấn động trước vụ việc một thầy giáo ở tỉnh Lào Cai xâm hại tình dục học sinh lớp 8 nhiều lần dẫn đến mang thai Trước báo động về nạn xâm hại tình dục ở trẻ em, hầu hết các trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều đã lồng ghép chủ đề phòng, chống xâm hại tình dục trong các bài học, hoạt động ngoại khóa, các buổi học về kỹ năng sống Tại các trường học trên địa bàn huyện Sa

Pa, thông qua các tiết chào cờ, học ngoại khóa, kỹ năng sống, nhà trường đều chú trọng lồng ghép chủ đề về trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính, phòng chống xâm hại tình

Trang 14

dục cho học sinh Đặc biệt, nhà trường còn tổ chức các buổi tọa đàm, mời các chuyên gia tâm lý, Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa giá đình về nói chuyện, trả lời những thắc

mắc của các em về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải trường nào cũng chủ động triển khai vấn

đề này một cách bài bản, khoa học và hiệu quả Với văn hóa phương Đông truyền thống, đối với nhiều người, thậm chí cả giáo viên và phụ huynh còn xem công tác giáo dục giới tính, phòng, chống xâm hại tình dục là vấn đề “nhạy cảm” Khi đề cập đến vấn đề giáo dục giới tính, trong đó có phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh, nhất là bậc tiểu học, không ít phụ huynh vẫn còn lảng tránh

Hiện nay trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ở các huyện vùng cao nói chung và huyện Sa Pa nói riêng là mô hình được đánh giá là phù hợp, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần hàng ngày và nâng cao chất lượng học sinh Bên cạnh đó việc huy động các em về ở tại trường từ đầu tuần tới cuối tuần cũng đặt ra thực trạng học

sinh dễ trở thành đối tượng bị xâm hại tình dục

Việc tìm ra các biện pháp để phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục hạn chế trong quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa là rất cần thiết, nhằm góp phần giúp các em có thêm kiến thức và kỹ năng tự phòng vệ để bảo vệ bản thân trước nguy

cơ bị xâm hại tình dục

Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng

phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành

Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, góp phần giúp các em tự biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ và thoát hiểm khi bị xâm hại tình dục

Trang 15

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho học sinh ở các trường THCS

4.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng

chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

4.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

5 Giả thuyết khoa học

Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường học trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong những năm gần đây đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn, điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường phổ thông dân tộc bán trú, phù hợp đặc điểm học sinh người dân tộc thiểu số các trường PTDTBT THCS huyện

Sa Pa thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh, góp phần phòng tránh và giảm thiểu việc học sinh bị xâm hại tình dục

6 Giới hạn nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh của Hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa theo cách tiếp cận nội dung: quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho

HS PTDTBT THCS

Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 06 trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bao gồm các trường PTDTBT THCS: Bản Phùng, Sa Pả, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải, Bản Hồ

Trang 16

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết để nghiên cứu các văn bản, tài liệu, công trình khoa học có liên quan đến đề tài, từ đó xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

cho học sinh ở các trường PTDTBT THCS

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra: Sử dụng hệ thống câu hỏi để khảo sát trên

CBQL, GV và HS các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa nhằm tìm hiểu thực trạng

giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh

7.2.2 Phương pháp đàm thoại:Trò chuyện với một số CBQL, GV và học sinh

với nội dung xoay quanh vấn đề giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, quản

lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh

7.2.3 Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia, những nhà giáo dục trực

tiếp làm công tác giáo dục học sinh về các biện pháp quản lý hoạt động GDKNPCXHTD cho HS

7.3 Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu

Sử dụng công thức tính tỷ lệ, tần suất để xử lý các dữ kiện thu được phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và

Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

cho học sinh các trường PDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG

CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG

PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên thế giới

Quản lý giáo dục kỹ năng sống nói chung và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới Các công trình đó không phản ảnh mặt trái xã hội mà gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh

lỗ hổng công tác giáo dục Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây về giáo dục kỹ năng sống và phòng chống xâm hại tình dục như sau:

Tầm quan trọng của kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống được khẳng định và nhấn mạnh trong Kế hoạch hành động DaKar về giáo dục cho mọi người (Senegan 2000) Theo đó, mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp

Khi đề cập đến đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã có một số chương trình hành động, tài liệu, công trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích mà có thể kể đến các công trình như sau:

+ Tại diễn đàn giáo dục thế giới Dakar trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện chiến lược và chương trình giáo dục với UNESCO tại Hà Nội;

+ Trong việc thực hiện Công ước Quyền trẻ em;

+ Trong Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển và giáo dục cho mọi người + Trong Tuyên bố về cam kết của Tiểu ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (Nguồn: Unicef life skills)

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ Những nghiên cứu về kỹ năng sống trong giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về kỹ năng sống cũng như đưa ra được một bảng danh mục các kỹ năng sống

cơ bản mà thế hệ trẻ cần có Phần lớn các công trình nghiên cứu về kỹ năng sống ở

Trang 18

giai đoạn này quan niệm về kỹ năng sống theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kỹ năng xã hội

- Nghiên cứu xâm hại tình dục dưới góc độ sinh học

Quan tâm đến tác động của những cơ quan trong cơ thể là hướng nghiên cứu chính của các học giả nghiên cứu về xâm hại tình dục dưới góc độ sinh học Đó là việc giải thích về hành vi tình dục như lượng hooc - môn hay quá trình hình thành các nhiễm sắc thể trong cơ thể; bên cạnh đó là các kích thích tố nam thúc đẩy bản năng tình dục, khoái cảm tình dục và điều khiển tình dục, nhận thức, tình cảm và tính cách của nam giới Khi nam giới đến tuổi dậy thì, lượng kích thích tố sinh dục nam tăng lên và động cơ tình dục sẽ tăng mạnh trong giai đoạn này

Để giải thích mang tính thuyết phục, các nhà khoa học Đức đã mổ xẻ não những người mắc chứng ấu dâm nghiên cứu Các nhà nghiên cứu ở bộ phận y học tình dục của Trung tâm Y khoa Trường Đại học Schleswig-Holstein (UKSH) tại thành phố Kiel (Kiel là thủ phủ bang Schleswig-Holstein của Đức) đã công bố những phát hiện mới nhất về bộ não của những người mắc chứng ấu dâm với kỹ thuật cộng hưởng từ (MRT) Thế nhưng, những công trình nghiên cứu các chức năng của não bộ

còn quá ít

Y học xếp ấu dâm là một chứng rối loạn về tình dục đối với trẻ vị thành niên Theo hệ thống xếp hạng mới của khoa bệnh học tâm thần Mỹ, chỉ những người có ham muốn tình dục lâu dài và liên tục đối với trẻ em mới được coi là người mắc bệnh

ấu dâm Trái lại, theo bác sĩ Ponseti, nếu có ham muốn tình dục lệch lạc đó nhưng

không thực hiện hành vi ấu dâm thì gọi là thiên hướng tình dục “Kỹ thuật MRT cho

phép chúng ta biết ai mắc chứng ấu dâm nhưng thật không may, nó không thể giải

thích tại sao con người mắc bệnh đó” [21]

- Quan điểm của thuyết hành vi về xâm hại tình dục

Theo lý thuyết hành vi thì hành vi tình dục lệch chuẩn là kết quả của một quá trình học hỏi Còn lý thuyết tình cảm gắn bó thì cho rằng, con người thường hình thành các mối quan hệ tình cảm chặt chẽ với người khác Nếu bố mẹ quan tâm đầy

đủ, giảng giải, hướng dẫn con trong giai đoạn dậy thì, con trai sẽ có nhận thức tốt để kiểm soát hành vi tình dục và tính cách của mình Nam giới có quan hệ tình dục với

Trang 19

trẻ em thường có kỹ năng sống kém và không có sự tự tin cần thiết để xây dựng các mối quan hệ thân thiết với bạn bè đồng trang lứa Vì vậy, những người này có thể tìm

kiếm cảm giác tình dục với những người nhỏ tuổi [21]

- Lý thuyết nhận thức và hành vi về xâm hại tình dục

Lý thuyết này nghiên cứu suy nghĩ của người xâm hại tình dục trẻ em có tác động như thế nào đến hành vi của họ Theo đó, khi một người có hành vi lệch chuẩn

về tình dục, họ cố gắng xua đi cảm giác tội lỗi và xấu hổ bằng việc suy nghĩ lệch lạc hoặc méo mó về hành vi Và thông thường, những người này sẽ chối bỏ hoàn toàn việc họ đã có hành vi đó, cho rằng người bị hại tự xây dựng nên câu chuyện hoặc đơn giản nói rằng họ không nhớ chuyện gì đã xảy ra hoặc chối bỏ phần nào trách nhiệm bằng việc cho rằng nạn nhân cố tình hoặc gợi ý có hành vi tình dục với họ, hoặc chống cự không theo cách là họ không đồng ý… bên cạnh đó, họ có xu hướng hiểu sai về lời nói hoặc hành động của trẻ em theo nhiều cách khác nhau Họ coi đó là những hành động tình cảm tự nhiên có sẵn, chính trẻ em khuấy động, chính trẻ em tò

mò về tình dục, muốn biết về tình dục và họ giảng dạy cho chúng bằng chính những

trải nghiệm thực tế [21]

- Mô hình lý thuyết về xâm hại tình dục của David Finkelhor

Nội dung mô hình này cho rằng 4 yếu tố: cảm xúc, khoái cảm tình dục, sự cản trở và việc mất đi phản xạ có điều kiện Yếu tố cảm xúc ở đây là mối liên hệ giữa nhu cầu tình cảm của người xâm hại tình dục trẻ em với tính cách của đứa trẻ Ví dụ, một người xem mình giống như một đứa trẻ hoặc có nhu cầu tình cảm như đứa trẻ nên anh

ta muốn xây dựng mối quan hệ với một đứa trẻ Và nếu anh ta không có đầy đủ các

kỹ năng sống để phát triển các mối quan hệ bình thường, anh ta có thể cảm thấy thoải mái hơn nếu anh ta có mối quan hệ với trẻ em do có cảm giác về quyền lực và kiểm soát Yếu tố khoái cảm tình dục đánh giá nguyên nhân tại sao trẻ em lại gợi khoái cảm tình dục ở một người lớn (trích lại từ Tony Ward và Richard J.Seigert, 2002)

Để giải thích hiện tượng này, ông đã sử dụng thuyết học hỏi xã hội Theo đó, người có hành vi xâm hại tình dục trẻ em đã từng bị lạm dụng khi còn là một đứa trẻ và khi lớn lên người đó lại tìm đến trẻ em để lạm dụng Yếu tố cản trở ở đây muốn nói đến khả năng của người xâm hại tình dục trẻ em cảm thấy nhu cầu tình cảm và tình dục

Trang 20

không được thỏa mãn trong mối quan hệ với người lớn Ông sử dụng lý thuyết phân tích tâm lý và lý thuyết tình cảm gắn bó để giải thích về yếu tố này Lý thuyết phân tích tâm

lý mô tả những kẻ gạ gẫm trẻ em là những người bất hòa sâu sắc với mẹ khiến họ không thể hiểu và gắn bó được với phụ nữ Trong mối quan hệ với những người lớn, những người này không có đầy đủ các kỹ năng xã hội và sự tự tin cần thiết để xây dựng các mối quan hệ Finkelhor chia sự cản trở thành 2 loại là sự cản trở về mặt phát triển và sự cản trở về mặt hoàn cảnh Sự cản trở về mặt phát triển là việc một cá nhân bị cản trở về mặt tâm lý khi bước vào giai đoạn phát triển tình dục Sự cản trở về hoàn cảnh muốn nói đến việc một cá nhân có những nhu cầu tình dục trưởng thành bị cản trở thể hiện tình dục bình thường do những mất mát trong một mối quan hệ, hoặc do một sự kiện nào đó xảy

ra khiến họ bị khủng hoảng về tinh thần Yếu tố cuối cùng của mô hình là mất đi phản xạ

có điều kiện, ở đây có nghĩa là có những yếu tố thúc đẩy người xâm hại tình dục trẻ em vượt qua những suy nghĩ thông thường của mình và tự cho phép mình có hành vi gạ gẫm xâm hại tình dục trẻ em Như vậy, với sự kết hợp của 4 yếu tố trong mô hình này có thể thấy người ta có thể có những suy nghĩ ủng hộ sự lạm dụng tình dục, và như vậy nó làm tăng nguy cơ gây ra hành vi xâm hại tình dục trẻ em bởi vì hệ thống niềm tin của họ đã vượt qua được những chế ngự về tình cảm và đạo đức (trích lại từ Tony Ward và Richard

J Seigert, 2002) (dẫn theo [21])

Tác giả Grandy Ron’’O, chuyên gia của tổ chức ECPAT - một tổ chức hoạt động

vì mục tiêu chống nạn lạm dụng tình dục ở trẻ em vào những năm 1990 tại Thái Lan, đã

viết trong cuốn sách “Lạm dụng tình dục ở Trẻ em - nỗi phẫn uất của cộng đồng/ The

rape of innocent”: có một cái gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra trong xã hội châu Á Và

điều nghiêm trọng ấy chính là nạn lạm dụng tình dục trẻ em Cuốn sách của Grandy Ron”O là bức tranh miêu tả sắc nét thực tế đáng sợ mà tất cả chúng ta buộc phải thừa nhận, hàng nghìn trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái trên khắp châu Á đang trở thành nạn nhân của vấn nạn lạm dụng tình dục Hầu hết các câu chuyện mà Grandy Ron’’O phơi bày trong cuốn sách của mình đều là những câu chuyện chân thật về những đứa bé nghèo, bị lừa, bị bán vào các ổ mại dâm Từ Mianma cho tới Thái Lan, từ Ấn Độ sang đến Pakistan, Bangladesh, từ Philipin cho đến Trung Quốc, Hồng Kông, Ma cao… trong bất

kỳ một nhà chứa nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh của những đứa trẻ đang bị

Trang 21

ép phải bán thân, phải trở thành gái mại dâm trong những “sex tour”, phải trở thành đồ

chơi trong những cuộc vui xác thịt của người lớn… Cái kết chung cho những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục nếu không phải là HIV/AIDS thì cũng là sự tàn phế suốt đời về tâm lý, tinh thần Trẻ em bị lạm dụng tình dục hầu như không có cơ hội để trở về với cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác Thông qua cuốn sách, Grandy Ron’’O còn gửi tới chúng ta một thông điệp đáng trân trọng: hãy cứu lấy những đứa trẻ này vì trẻ em là tất

Xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề toàn cầu Vì vậy, các quốc gia trên thế giới, nhất là tổ chức Unicef và Liên hiệp quốc đã rất quan tâm đến vấn đề này

Ông Cornelius Williams, Trưởng Ban Bảo vệ Trẻ em của UNICEF cho

biết “Tổn hại đối với trẻ em trên toàn thế giới thực sự rất đáng lo ngại Trẻ nhỏ bị tát

vào mặt; trẻ em gái và trẻ em trai bị ép tham gia các hành vi tình dục; trẻ vị thành niên bị giết hại tại chính cộng đồng của các em - bạo lực đối với trẻ em không chừa một ai và không có ranh giới” [35]

“Một gương mặt quen thuộc: Bạo lực trong cuộc sống của trẻ em và trẻ vị thành niên” sử dụng những dữ liệu mới nhất để cho thấy trẻ em đang bị bạo lực trong

tất cả các giai đoạn ấu thơ và trong mọi hoàn cảnh nói chung và bạo lực tình dục đối với trẻ em gái và trẻ em trai nói riêng là:

Trên toàn thế giới, khoảng 15 triệu trẻ em gái vị thành niên độ tuổi 15-19 từng

bị ép quan hệ tình dục hoặc bị ép tham gia hành vi tình dục

Chỉ 1% trẻ em gái vị thành niên từng bị bạo lực tình dục nói rằng các em đã tìm đến các dịch vụ chuyên nghiệp để được giúp đỡ

Trang 22

Tại 28 quốc gia có dữ liệu, trung bình 90% trẻ em gái vị thành niên từng bị ép quan hệ tình dục nói rằng thủ phạm của vụ xâm hại đầu tiên là người quen của các

em Dữ liệu từ 6 quốc gia cho thấy thủ phạm của bạo lực tình dục với trẻ em trai vị thành niên thường là bạn bè, bạn cùng lớp và bạn tình

Như vậy, qua tiến trình thời gian nghiên cứu về trẻ bị xâm hại trên thế giới, có thể thấy, nhìn chung, vấn đề phòng chống xâm hại tình dục trẻ đều rất được quan tâm

và được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, đưa ra những hướng giải quyết khác nhau nhằm hướng đến giải pháp cần quan tâm đó là phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em

1.1.2 Ở Việt Nam

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của trẻ em là một trong số các kỹ năng sống Ở Việt Nam, các đề tài và các nghiên cứu về xâm hại tình dục, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em chưa nhiều và chưa sâu, thường dừng lại ở các chuyên đề hoặc các tài liệu

Ngày 28 tháng 02 năm 2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, theo đó hoạt động giáo dục kỹ năng

sống được hiểu là “hoạt động giáo dục gúp cho người học hình thành và phát triển

những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội” Ngày 28 tháng 01 năm 2015,

Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản số 463/BGDĐT-GDTX về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và

giáo dục thường xuyên, theo đó nội dung giáo dục kỹ năng sống là “Giáo dục cho

người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước Nội dung giáo dục KNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần”

Theo tài liệu trên trang web của Hệ thống trường tiểu học - THCS Gateway (Hà Nội), có nêu các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh, cụ thể:

Trang 23

- Dạy trẻ ranh giới tiếp xúc cơ thể nguy hiểm: Dạy trẻ em đâu là ranh giới tiếp xúc cơ thể Không cho ai chạm vào vùng kín của mình cũng như không chạm vào vùng kín của bất cứ ai Cần phải ghi nhớ cả 2 trường hợp này vì nhiều bậc phụ huynh

bỏ quên trường hợp thứ 2 và không ngờ rằng đây mới là điều kẻ lạm dụng xúi giục con làm đầu tiên

- Khuyến khích trẻ kể về hoạt động hàng ngày của chúng: Sẽ là quá khó với trẻ

để nhận ra đâu là tình huống nguy hiểm và cần phải tránh xa Thay vào đó, hãy thường xuyên tâm sự với trẻ về những hoạt dộng hàng ngày của con Tạo thói quen giúp trẻ có thể thoải mái chia sẻ bất kỳ chủ đề nào với bố mẹ Nếu nhận thấy hành vi không được chấp nhận hoặc hành vi đáng ngờ qua lời kể của trẻ, bạn có trách nhiệm phải xử lý các hành vi đó

- Dạy trẻ về các bộ phận cơ thể: Nhiều bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng do quá non nớt Cha mẹ cần phải sớm dạy cho trẻ về các

bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả vùng kín của con Việc này nên được thực hiện từ sớm, khi trẻ khoảng 3 tuổi cho tới khi lớn Với mỗi độ tuổi, cả cha mẹ và nhà trường cần có cách thức cũng như mức độ dạy sao cho phù hợp Ví dụ như những trẻ còn nhỏ, không cần phải giải thích kỹ mà chỉ dạy trẻ nhớ kỹ tên các bộ phận cơ thể, với những trẻ lớn hơn bắt đầu dạy trẻ nhiều hơn về các bộ phận trên cơ thể, nơi nào nhạy cảm không ai được nhìn hay sờ vào,…

- Kỹ năng xử lý khi gặp phải tình huống nguy hiểm: Trẻ em thường ngại khi từ chối người khác, đặc biệt là bạn hơn tuổi hoặc người lớn vì sợ hay e ngại bị ghét, bị

cô lập và dễ hoảng sợ khi bị dọa nạt…Cần phải dạy trẻ những kỹ năng từ chối người khác, kỹ năng thoát khỏi các tình huống nguy hiểm Ở nhà, cha mẹ có thể dạy con bằng cách đưa ra các tình huống và hỏi con sẽ xử lý thế nào nếu gặp phải, hướng dẫn con cách xử lý tốt nhất Ở trường học hiện nay cũng đã tổ chức các buổi chia sẻ, tọa đàm về vấn đề này để trẻ có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia và được hướng dẫn cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm

- Dạy trẻ cách nói chuyện với bố mẹ, người thân khi bị xâm hại: Trẻ em biết rõ thủ phạm xâm hại mình là ai Nhưng vì nhiều lý do, trẻ thường giữ im lặng về việc bị xâm hại Nói với trẻ rằng con sẽ không gặp phải bất kỳ rắc rối gì nói chuyện với bạn,

Trang 24

và hãy làm theo lời hứa này, tránh trừng phạt vì những điều con lên tiếng Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết Một điều rất hiệu quả trong việc để con thông báo tình huống của mình chính là tạo ra ám hiệu riêng giữa mình và trẻ Điều này sẽ khiến trẻ em cảm thấy an tâm hơn khi đối tượng là những người thân thuộc và thường xuất hiện ở nhà của trẻ

Ngoài việc để trẻ nói ra khi bị xâm hại, cha mẹ nên chú ý đến biểu hiện của trẻ, ví dụ như đột nhiên hoảng sợ khi ai đó chạm vào người, không thích tiếp xúc hay tránh xa những người mà trước đây bé rất quý mến,…chú ý đến hành vi sẽ giúp bố

mẹ và nhà trường nhanh chóng phát hiện ra tình huống mà trẻ gặp phải

- Nói cho trẻ biết nguy hiểm có thể đến từ những người quen biết: Nói với trẻ rằng nguy hiểm có thể đến từ bất kỳ đâu: Hàng xóm, người thân, trường học,… Những người bé yêu quý và tin tưởng Người Việt thường có thói quen cấu, véo hay

sờ những vùng nhạy cảm của trẻ và cho đó chỉ là một hành động bình thường, thế hiện tình yêu thương Tuy nhiên, đó là một dạng xâm hại trẻ em và có thể khiến trẻ tưởng lầm đó là cách thể hiện tình yêu thương và không nhận ra sự nguy hiểm Cha

mẹ cần kiểm soát ngay những hàng động đó và dặn con thông báo nếu có bất kỳ ai thực hiện động chạm như vậy

Với một loạt các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và giáo trình, tài liệu tham khảo [4], [5], tác giả Nguyễn Thanh Bình đã góp phần đáng kể vào việc tạo ra những hướng nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em đã được nhiều tác giả tiến hành, chẳng hạn như Lương Thị Hằng (2010) (“Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên”); Lê Anh Tuấn (2011) (“Biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho trẻ ở trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất, Hà Nội”); Lê Thị Thanh Xuân (2014) (“Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh”); Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội (Hoàng Thúy Nga, 2016)… Trong các công trình này, các tác giả đã làm rõ các khái

Trang 25

niệm, các cách tiếp cận về giá trị sống, kỹ năng sống, biện pháp giáo dục giá trị sống,

kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho trẻ em, học sinh

Đề tài “Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” của tác

giả Nguyễn Thanh Dũng đã nêu lên những giải pháp để có thể nâng cao kỹ năng sống cho học tiểu học Bài viết đã nêu lên thực trạng thực tế tại trường tiểu học Lê Hồng Phong, Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai về vấn đề này Từ thực trạng nghiên cứu, tác giả

đã nêu ra những biện pháp để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ thông qua những việc cần làm của giáo viên và phụ huynh học sinh Đề tài này mới chỉ đề cập đến một số kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng tự lập, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp,… chưa đề cập đến các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng phòng chống xâm hại [10]

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên (2012), trong cuốn sách “Phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ trung học phổ thông”, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, luận giải vấn

đề lồng ghép giữa giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, trong đó giáo dục giá trị sống được coi là nền tảng, còn kỹ năng sống là công cụ và phương tiện để tiếp nhận

và thể hiện Nghiên cứu của các tác giả đã giúp cho giáo viên trung học phổ thông định hướng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, theo đó, giáo viên có thể tổ chức các giờ dạy hay hoạt động giáo dục kỹ năng sống một cách riêng biệt hoặc lồng ghép việc giáo dục kỹ nang sống vào trong dạy học các môn học mà giáo viên đó đang đảm nhận [15] Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu đê xuất biện pháp đổi mới, đa dạng hóa phương pháp giáo dục và phát triển kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu, hứng thú và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh

Trẻ em bị xâm hại tình dục, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em… không phải

là một vấn đề mới, đã được mổ xẻ, được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như dưới góc độ tâm lý học, triết học, xã hội học, hành chính học hoặc luật học,… và có thể được đề cập trong các giáo trình, tài liệu, bản tin, bài báo hay các luận văn, luận án… tuy nhiên, ở góc độ này hay góc độ khác vấn đề trên còn nhiều tranh cãi, nhiều cách hiểu hay nhiều bình luận khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu có thể dựa vào đặc điểm tâm

lý, độ tuổi hay dựa vào mối quan hệ của trẻ em để xem xét, đây chính là cơ sở để luận văn có thể tìm hiểu và phân tích các khái niệm được chặt chẽ hơn, từ đó phát triển và

bổ sung thêm theo hướng nghiên cứu và hoàn thiện dưới góc độ quản lý giáo dục

Trang 26

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tiến hành khảo sát trẻ em bị xâm hại tình dục tại 13 tình của Đồng bằng sông cửu long từ năm 2009 đến 2010 kết quả cho thấy, trẻ em dưới 06 tuổi chiếm 13,5% tổng số trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em từ 6 đến dưới 13 tuổi chiếm 37,2% [3]

Trong khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, tác giả Đặng Thị Thùy Linh (2017) cho thấy rằng đa số GV trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tiểu học, tuy nhiên vẫn có 7.5% GV tham gia khảo sát cho rằng việc giáo dục là không quan trọng cho thấy rằng có một số người vẫn mang tâm lý chủ quan và chưa coi trọng việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em với việc dành ít thời gian để giáo dục các em kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục Bên cạnh đó phân tích thực trạng thực hiện nội dung giáo dục và thấy rằng các nội dung trong giáo dục

kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em chưa được cụ thể và thống nhất với nhau có thể dẫn đến việc giáo dục thừa hoặc thiếu khiến cho việc giáo dục kỹ năng không đạt được hiệu quả Kế đến là nhà trường đã sử dụng rất nhiều các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em và cần phải vận dụng linh hoạt hơn nữa các biện pháp tạo cơ hội cho trẻ dễ dàng tiếp nhận nội dung kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục hơn [16]

Trong luận văn Thạc sĩ của mình, tác giả Nguyễn Tuấn Thiện (2015) đã nghiên cứu về tính hình loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội để có những

đề xuất kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về nhóm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em [26]

Với đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời kỳ 2000 - 2010”, các chuyên gia

của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã đưa ra những nhận định, đánh giá và quan điểm của mình về cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn trong nước để từ đó xây dựng một chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục thời kỳ 2000 - 2010

Đề tài luận văn “Phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành

phố Hà Nội” của tác giả Lưu Hải Yến đã đi sâu phân tích tình hình tội phạm của

Trang 27

nhóm tội xâm phạm tình dục (bao gồm 7 tội: tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ em, tội mua dâm người chưa thành niên) trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 7 năm (2001- 2007), đưa ra một số nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm phù hợp với đặc điểm cụ thể và yêu cầu phòng ngừa tình hình tội phạm của các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố

Hà Nội trong thời gian tới [33]

“Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em

và giải pháp khắc phục” (2005), một nghiên cứu của tác giả Dương Tuyết Miên,

giảng viên khoa Luật Hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội được đăng tải trên Đặc san về Bình đẳng giới, tạp chí Luật học Trong bài viết, tác giả đã đi sâu vào phân tích những tổn hại về mặt tinh thần mà nạn nhân của tội hiếp dâm gặp phải Ngoài sự đau đớn về mặt thể xác, nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh tình dục, HIV - AIDS, có thai ngoài ý muốn,… nạn nhân của tội hiếp dâm còn bị chấn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần mà shock chỉ là một trong số ít các biểu hiện Tác giả cũng trích dẫn kết quả nghiên cứu của Patricia A.Resick, sau khi bị hiếp dâm có 96% nạn nhân rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng và hay giật mình; 92% rơi vào trạng thái sợ hãi, có những rối loạn tâm lý, có vấn đề trong điều chỉnh hành vi về mặt xã hội Theo tác giả thì ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về trạng thái tâm lý của nạn nhân tội hiếp dâm được tiến hành Tuy nhiên những hậu quả là không thể phủ nhận; đặc biệt với những

bé gái bị chính người thân trong gia đình xâm hại [17]

Sách “Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con - Cha mẹ cần biết trước khi

quá muộn” chủ yếu được biên soạn bởi tác giả Phạm Thị Thúy Sách cung cấp những

hiểu biết cơ bản về vấn đề XHTD trẻ em, cách dạy trẻ phòng chống XHTD, những việc cần làm khi thấy trẻ có dấu hiệu bị XHTD, tâm sự của những người từng bị

XHTD Ngoài ra còn có phần dành cho trẻ em với tựa “Những bảo bối của Hiệp sĩ

TANI - Trẻ em bảo vệ trẻ em!” do Trần Lê Thảo Nhi và Đào Trung Uyên là những

học sinh tiểu học cùng với cố vấn là Phạm Thị Thúy cùng tham gia thực hiện cuốn sách này Nội dung chính của cuốn sách giới thiệu những kỹ năng phòng tránh XHTD dành cho bé - với những câu thơ dễ thuộc, dễ nhớ; nhiều câu chuyện thoát hiểm thiết thực và tranh minh họa sinh động [28]

Trang 28

Bài viết “Về vấn đề giáo dục giới tính trong gia đình” của Nguyễn Thị Tố Uyên

cho rằng trong sự phát triển tình dục, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng, làm sao

để giáo dục giới tính trong gia đình trở thành một việc làm bình thường, tự nhiên như các nội dung giáo dục khác và thật sự đạt hiệu quả trong khi giáo dục giới tính có sự truyền đạt thông tin hai chiều thường xuyên giữa bố mẹ và con cái [30]

Tác giả Lò Mai Hạnh (2018) với luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động giáo dục

kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” đã chỉ ra thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục này [11]

Như vậy, nhìn chung, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về xâm hại tình dục trẻ em, những biện pháp phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em,… Các công trình nghiên cứu trên đã có những tác động nhất định đối với việc hỗ trợ phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ, nhưng vẫn còn thiếu những nghiên cứu sâu, hoặc có nghiên cứu chỉ ra hay đánh giá về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS Thực tế đòi hỏi cần phải nghiên cứu một cách tổng quát về vấn đề này để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS Vì vậy, có thể nói, nghiên cứu về Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay

Đây chính là lý do mà đề tài của chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu: “Quản

lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”

1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1 Quản lý

Đứng trên các góc nhìn khác nhau, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra tìm hiểu bản chất khái niệm quản lý và đưa ra các định nghĩa khác nhau Dù tiếp cận ở nhiều hướng khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất ở các điểm chung sau:

+ Chủ thể quản lý: Có thể là một người hoặc nhiều người

+ Khách thể quản lý: Đối tượng bị quản lý có thể là một người hoặc nhiều người, sự vật, sự việc,…

Trang 29

+ Mục tiêu của quản lý: Điều khiển hoạt động, trạng thái hoạt động của tổ chức

và nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của tổ chức

+ Chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý thông qua các công cụ quản

lý và phương pháp quản lý

Một cách khái quát, quản lý là sự tác động liên tục một cách hệ thống, có định hướng, mục đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý để tổ chức vận hành hiệu quả và đạt được các mục tiêu đã đề ra

1.2.2 Xâm hại, xâm hại tình dục, phòng chống xâm hại tình dục

1.2.2.1 Xâm hại

Xâm hại là hành động hay lời nói cố ý làm tổn hại đến sự cần bằng về tinh thần, tình cảm và xã hội của trẻ, làm hạ thấp nhân cách, danh dự và lòng tự trọng của trẻ [18] Xâm hại trẻ em cũng bao gồm cả việc cố tình tước đoạt những nhu cầu tồn tại cơ bản của trẻ như ăn uống, nhà cửa, làm trẻ bị thương tổn về mặt thể chất - tinh thần đến mức nếu không được can thiệp ngay, thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của trẻ hoặc dẫn tới tàn tật hay cái chết Vì vậy, xâm hại trẻ em bị coi là một tội ác

1.2.2.2 Xâm hại tình dục

Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Xâm hại tình dục trẻ em

là sự tham gia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó không có ý thức đầy đủ, không có khả năng đưa ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục

mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để tham gia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong mĩ tục của xã hội” (dẫn theo [18])

Theo định nghĩa của Finkelhor (2009), bao gồm toàn bộ hành vi phạm tội về tình dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân Theo định nghĩa này người phạm tội hoặc có hành vi xâm hại tình dục trẻ em có thể là người lớn, quen biết hoặc không quen biết với trẻ em, thanh niên hoặc trẻ em khác Bên cạnh những hành vi phạm tội xâm hại tình dục có giao cấu, định nghĩa này bao hàm cả những hành vi phạm tội mà người gây tội và nạn nhân thậm chí không có tiếp xúc với nhau về mặt thể xác như bắt trẻ em nhìn các hành vi tình dục, sử dụng trẻ em để sản xuất các ấn phẩm khiêu

dâm, tán tỉnh, gạ gẫm,… (dẫn theo [21])

Trang 30

Luật Bảo vệ và Hỗ trợ trẻ em bị bạo hành của Mỹ (CAPTA) định nghĩa xâm

hại tình dục trẻ em bao gồm những hành vi sau: “sử dụng, thuyết phục, lôi kéo, hoặc

sử dụng áp lực để bắt trẻ em tham gia vào hoặc hỗ trợ người khác tham gia vào thực hiện hành vi tình dục hoặc hành vi gợi tình vì mục đích có hành vi tình dục hoặc hiếp dâm, và trong trường hợp những người chăm sóc hoặc người thân trong gia đình gạ gẫm, mại dâm, hoặc những hình thức bóc lột tình dục trẻ em hoặc loạn luân với trẻ em” (Child Welfare Information Gateway, 2009) [25]

Theo khía cạnh pháp lý, xâm hại tình dục trẻ em là một thuật ngữ rộng bao gồm những hành vi về mặt dân sự và hình sự trong đó người lớn thực hiện hành vi tình dục với trẻ em hoặc khai thác trẻ em vì mục đích tình dục Hiệp hội sức khỏe tâm thần Hoa kỳ (APA) cho rằng “trẻ em không thể đồng tình để thực hiện hành vi tình

dục với người lớn” và kết tội hành vi này vào người lớn “Mọi người lớn thực hiện

hành vi tình dục với trẻ em là đang phạm tội hình sự và là hành vi phi đạo đức mà xã

Theo Luật Trẻ em 2016 quy định: “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ

lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức” [24]

Theo Tài liệu dự án Tầm nhìn, Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em - Dành cho Cán bộ Cộng đồng, [18] thì xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi một ai đó sử dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự tin tưởng của trẻ để lôi kéo trẻ vào hoạt động tình dục Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm tất cả các hành vi tình dục không mong muốn, có thể bao gồm cả hành vi xâm hại có tiếp xúc hay hành vi xâm hại không tiếp xúc

Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm: Làm những hình ảnh, video có tính chất xâm hại trẻ em; Ép buộc trẻ em xem hay tham gia các hoạt động tình dục; Ép buộc trẻ

em quan hệ tình dục hoặc lôi kéo trẻ em vào các hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với người lớn

Nhìn chung, các cách định nghĩa khác nhau về xâm hại tình dục thường tập

trung vào ba nội dung chính: Tình dục được quan niệm thế nào, những hành vi như

thế nào được coi là xâm hại về tình dục; độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ em và người xâm hại; tính chất của xâm hại tình dục đối với trẻ em và mối quan hệ của nó với các hình thức xâm hại hoặc bạo lực khác

Trang 31

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm xâm hại tình dục được trình bày

trong Luật trẻ em làm khái niệm công cụ để nghiên cứu

1.2.2.3 Phòng chống xâm hại tình dục

Theo từ điển Việt - Việt thì phòng chống là phòng bị trước và sẵn sàng chống lại Như vậy, căn cứ vào khái niệm xâm hại tình dục và phòng chống, chúng tôi

hiểu phòng chống xâm hại tình dục trẻ em là tổng hợp các biện pháp từ nhà trường,

gia đình và xã hội nhằm phòng ngừa và chống lại tất cả các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức

1.2.3 Kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

* Kỹ năng sống

Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thí chứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả rước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.Theo UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ, kỹ năng Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kỹ năng tư duy như:

tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả ; Học làm người (Learning to be) gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm (Learning todo) gồm kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đạt mục tiêu,đảm nhận trách nhiệm,

Theo UNICEF: “Kỹ năng sống là tập hợp nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao

tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ

có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả Từ kỹ năng sống có thể được thể hiện

Trang 32

thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh”

Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lí bản thân và kỹ năng xã hội nếu cần thiết để cá

nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Như vậy, kỹ năng sống là khả

năng mà cá nhân làm chủ được bản thân, biết cách ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống

* Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là một kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng bảo vệ bản thân Từ sự phân tích và khái niệm công cụ về kỹ năng sống, theo chúng

tôi, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là khả năng cá nhân nhận biết được nguy

cơ, biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục, từ đó biết cách phòng ngừa, tự bảo vệ mình trước nguy cơ và thoát hiểm khi bị xâm hại

1.2.4 Học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Học sinh PTDTBT THCS, là những trẻ em nằm trong độ tuổi từ 11,12 đến 14,15 tuổi, đang theo học tại các trường PTDTBT THCS Ở lứa tuổi này, sự phát triển về mọi mặt của trẻ diễn ra nhanh mạnh nhưng thiếu cân đối, thiếu hài hòa, chứa đựng nhiều mâu thuẫn Sự phát triển mọi mặt ở lứa tuổi này là tiền đề cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của các em ở lứa tuổi sau

1.2.5 Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Theo chúng tôi, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS là quá trình tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của nhà trường tới các em nhằm trang bị kiến thức, hình thành các kỹ năng cần thiết giúp cho người học biết chủ động tự bảo vệ bản thân mình trước nguy cơ và thoát hiểm khi bị xâm hại tình dục

1.2.6 Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS là hoạt động của CBQL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên,

Trang 33

HS PTDTBT THCS và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS trong nhà trường Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS chính là những công việc của nhà trường mà người CBQL trường học thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, thực hiện công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS

Theo chúng tôi, Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho

học sinh PTDTBT THCS là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh ở trường PTDTBT THCS nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, giúp các em biết cách phòng ngừa, thoát hiểm khi bị xâm hại, góp phần phát triển toàn diện nhân cách của các em theo mục tiêu giáo dục

1.3 Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

1.3.1 Đặc điểm của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trụng học cơ sở

* Đặc điểm về đời sống xã hội

Học sinh các trường PTDTBT THCS thường sống tại các xã có điều kiện kinh

tế, xã hội khó khăn của miền núi, hoặc các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Địa hình hiểm trở, phân bố dân cư không đồng đều cho nên giao thông đi lại hết sức khó khăn (nhiều hộ gia đình cách xã trung tâm xã

hơn 10 km)

Sống xa trung tâm nên học sinh con em dân tộc ở đây chịu nhiều thiệt thòi, không được tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng như: truyền hình, truyền thanh, sách báo, Internet, thiếu sách vở Thậm chí nhiều học sinh còn ăn chưa được no, ngủ chưa được ấm nên nhiều học sinh chậm phát triển về thể lực và trí tuệ Môi trường sống gần thiên nhiên nên các em thường trầm tính, ít hoà đồng Những điều kiện đó

có ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý học sinh dân tộc thiểu số [29]

* Đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số

Học sinh các trường PTDTBT THCS nhà cách xa trung tâm xã, tham gia lao động trên nương rẫy sớm nên thường nhút nhát và tự ti, thiếu kỹ năng sống đặc biệt là

kỹ năng giao tiếp trong môi trường tập thể Các em rất hay tự ái và nếu không thích học

Trang 34

là bỏ trốn về nhà, một số học sinh lớn tuổi THCS có biểu hiện quan hệ tình dục tự do

và sớm hơn học sinh phổ thông khác nên khó gần và lầm lì [29]

* Đặc điểm giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số

Trước khi đến trường, học sinh dân tộc đã được tiếp xúc với cộng đồng dân tộc, tiếp thu truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc mình Môi trường giao tiếp hẹp, đối tượng giao tiếp chủ yếu trong gia đình, làng bản nhưng có sức hấp dẫn lớn đối với học sinh Thông qua con đường giao tiếp tự nhiên, học sinh dân tộc trao đổi thông tin, trao đổi tình cảm trong cuộc sống bằng phương tiện chủ yếu là tiếng mẹ đẻ; các phương tiện giao tiếp khác rất hạn chế Khi giao tiếp với người thân, với bạn bè ít quan tâm đến chủ ngữ, hay nói trống không, với giáo viên ít thưa gửi Gặp người lạ các em khó tiếp xúc, ngại trao đổi Đến trường, đến lớp là các em bước đến một môi trường sinh hoạt hoàn toàn xa lạ, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các em Hạn chế này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các em có nguy cơ bị xâm hại

tình dục cao hơn học sinh người Kinh Hơn nữa, việc học sinh PTDTBT THCS được

các trường PTDTBT tổ chức cho ăn, ở và sinh hoạt tập trung tại trường, một số ít trường do cơ sở vật chất còn hạn chế nên bố trí cho HS PTDTBT THCS ở nhờ nhà dân

ở xung quanh trường Mọi hoạt động liên quan đến sinh hoạt của HS PTDTBT THCS

BT đều do nhà trường quản lý Công tác tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho HS PTDTBT THCS đã được các nhà trường thực hiện theo các phương châm "ba tập trung" (nhà ở tập trung cho HS PTDTBT THCS, ăn tập trung và quản lý tập trung); “sáu hơn ở nhà” (ăn ngon hơn, vui hơn, an toàn hơn, lao động tốt hơn, ở tốt hơn và học tập tốt hơn) và thực hiện “ba đủ” cho HS PTDTBT THCS (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) Việc này hỗ trợ các em rất tốt về cơ sở vật chất và tinh thần, nhưng cũng dẫn đến hạn chế trong việc giao tiếp với các bạn học sinh dân tộc Kinh Vì thế đặc điểm giao tiếp của các em có

thể bị hạn chế vì vấn đề này [29]

* Đặc điểm nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số

Do sống từ nhỏ trong không gian rộng, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, nên nhận thức cảm tính của học sinh dân tộc phát triển khá tốt Cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo, tuy nhiên còn thiếu toàn diện, cảm tính, mơ hồ, không thấy được bản chất của sự vật hiện tượng Quá trình tri giác thường gắn với hoạt động trực tiếp,

Trang 35

sờ mó, gắn với màu sắc hấp dẫn của sự vật đã tạo ra hưng phấn xúc cảm ở học sinh Đối tượng tri giác của học sinh dân tộc chủ yếu là sự vật gần gũi, cây con, thiên nhiên xung quanh Đặc biệt hơn do vốn từ tiếng Việt của các em rất hạn chế nên quá trình nhận thức của các em gặp rất nhiều khó khăn Có những câu các em đọc nhưng chưa

hiểu, hoặc hiểu lơ mơ dẫn đến tư duy sai lệch [29]

1.3.2 Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, hình thành và phát triển những năng lực cần thiết (Nghị quyết 29-NQ/TW) giáo dục kỹ năng sống cho HS PTDTBT THCS nhằm các mục tiêu sau:

- Trang bị cho HS PTDTBT THCS những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp Trên cơ sở đó hình thành cho HS PTDTBT THCS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực

- Tạo cơ hội thuận lợi để HS PTDTBT THCS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức

Việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở không nằm ngoài mục tiêu chung của mục tiêu GD Việt Nam nói chung

Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở có những ý nghĩa sau:

- Thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội: Trẻ có kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục sẽ biết cách ứng xử, giải quyết vấn đề, tình huống nguy hiểm một cách tích cực và phù hợp, có thể tự bảo vệ được bản thân; thúc đẩy ở trẻ những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội, đồng thời còn giải quyết tích cực nhu cầu và quyền của trẻ em, quyền công dân được công nhận trong luật pháp Việt Nam và Quốc tế

- Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh là yêu cầu cấp thiết đối với trẻ: Trẻ em còn thiếu hiểu biết về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị rơi vào các tình huống nguy hiểm, việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Trang 36

giúp trẻ có thái độ, hành vi, khả năng ứng phó một cách tích cực, an toàn cho bản thân trong các tình huống nguy hiểm trước nguy cơ và khi bị xâm hại

1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS tập trung vào những vấn đề sau:

- Những kiến thức về giáo dục giới tính, tình dục (đặc điểm sinh lý của tuổi dậy thì; quan hệ tình dục an toàn;…)

- Về quyền của các em với cơ thể của mình: Các em có quyền tuyệt đối với cơ thể của mình, khi các em không muốn, không cho phép, người khác không được phép chạm vào cơ thể của các em

- Về những biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục, có nguy hại cho sự an toàn của các em: giới thiệu cho trẻ biết các hành vi sau đây là biểu hiện của xâm hại tình dục:

+ Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách đụng chạm: đây là dạng xâm hại tình dục phổ biến nhất và dễ dàng nhận ra Đó là những hành vi tác động trực tiếp lên cơ thể giữa trẻ và thủ phạm như: sờ vào vùng kín của trẻ; ép buộc trẻ quan hệ tình dục hoặc lôi kéo trẻ vào các hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với người lớn; hôn hít hay

sờ mó vào những vùng kín của trẻ hoặc bắt trẻ phải làm vậy với mình; ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm…

+ Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách không đụng chạm: là những hành vi tác động vào nhận thức, tinh thần, tâm lý tình cảm của nạn nhân Hình thức xâm hại tình dục này có thể bao gồm các biểu hiện cụ thể như: dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục; bắt trẻ đứng, ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnh; dụ dỗ, ép buộc trẻ xem những loại sách báo, phim ảnh khiêu dâm; phô bày bộ phận sinh dục của mình trước mặt trẻ; nhìn trộm trẻ trong khi thay quần áo hoặc khi tắm…

- Thủ phạm xâm hại tình dục

- Dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại tình dục

- Các cách phòng, chống nếu bị xâm hại tình dục dưới các hình thức khác nhau

để trẻ có thể tự tin, mạnh dạn bảo vệ chính mình và bạn bè trước các nguy cơ đó, bao

Trang 37

gồm: Kỹ năng ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ để phòng ngừa sự xâm hại; Kỹ năng thoát hiểm khi bị xâm hại; Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp để phòng ngừa và xử

lý hậu quả của hành vi xâm hại tình dục

Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường PTDTBT THCS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể

1.3.4 Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

1.3.4.1 Phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Phương pháp giáo dục phòng chống XHTD cho HS PTDTBT THCS ở các trường PTDTBT THCS hiện nay được thực hiện khá đa dạng, phong phú tuy nhiên có thể tập trung ở một số các phương pháp sau:

* Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để học sinh được trao đổi, trình bày

ý kiến cá nhân của mình một cách chủ động về một vấn đề nào đó liên quan tới việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS theo nhóm, nhằm tạo cơ hội cho người học tham gia chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến

để giải quyết một vấn đề nào đó

- Cách tiến hành như sau:

+ Tổ chức: Phân chia nhóm (tùy theo nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn), giao nhiệm

vụ cho nhóm

+ Các nhóm thảo luận: Các thành viên trong nhóm trao đổi để đi đến thống nhất cách làm

+ Giáo viên tổng kết các ý kiến trên

- Một số yêu cầu khi thực hiện phương pháp thảo luận:

+ Khi phân chia số lượng học sinh trong nhóm phải căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của lớp học và số lượng học sinh trong lớp Tuy nhiên không nên để nhóm quá đông hoặc quá ít

+ Nội dung thảo luận ở các nhóm có thể giống hoặc khác nhau

Trang 38

+ Các nhóm phải cử người làm thư kí

+ Cần quy định thời gian thảo luận và trình bày ý kiến

+ Giáo viên bao quát toàn bộ nhóm

- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ngoài tác dụng rèn luyện kỹ năng cần thiết còn rèn luyện cho các em một số kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng làm việc hợp tác;

Kỹ năng thương lượng; Kỹ năng chia sẻ; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng xử lý tình huống,…

* Phương pháp đóng vai

- Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định, nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là cách thức, là ứng xử, là đối thoại của nhân vật

Phương pháp này giúp học sinh PTDTBT THCS suy nghĩ sâu sắc về nạn xâm hại tình dục bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà học sinh PTDTBT THCS quan sát được Từ sự trải nghiệm, quan sát và đánh giá tình huống, học sinh PTDTBT THCS được rèn luyện về những kỹ năng giải quyết các vấn đề của bản thân mình

- Cách tiến hành: Chọn chủ đề; Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5-7 người; Lần lượt các vai thể hiện; Người ngồi dưới ghi nhận xét; Mỗi nhóm cử đại diện thể hiện; Ý kiến của đại diện các nhóm khác; Giáo viên nhận xét và kết luận

- Yêu cầu khi thực hiện phương pháp đóng vai:

+ Chọn chủ đề phù hợp (do giáo viên gợi ý hoặc nhóm đề xuất)

+ Mỗi nhóm tìm ra phương án chung nhất, hiệu quả nhất của nhóm mình trình bày + Yêu cầu cả về nội dung và hình thức thể hiện

* Phương pháp nghiên cứu và xử lý tình huống

- Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết Nghiên cứu tình huống còn gọi là nghiên cứu trường hợp điển hình (case study) là một trong những phương pháp giáo dục chủ động, được sử dụng ngày càng phổ biến, nhằm khắc phục tình trạng thực tế là trong quá trình giáo dục, học sinh không được tự ra các quyết định; nên khi ra thực tiễn sẽ lúng túng, thiếu suy nghĩ, cân nhắc, không đề ra được quyết định hợp lý khi thực hiện nhiệm vụ theo chức trách đảm nhiệm

Trang 39

- Phương pháp nghiên cứu tình huống thường xuất phát từ một câu chuyện được viết ra nhằm tạo ra tình huống “thật” để minh chứng cho một hoặc một loạt vấn

đề Đôi khi có thể nghiên cứu tình huống trên một đoạn video, hay một băng cát xét, hoặc dưới dạng hình vẽ

- Cách tiến hành:

+ Chọn tình huống (có thể một hoặc nhiều tình huống)

+ Chia nhóm (mỗi nhóm một tình huống càng tốt)

+ Đọc (xem, nghe) tình huống

+ Suy nghĩ về tình huống đó (đưa ra một vài câu hỏi)

+ Cả nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến

+ Trình bày ý kiến của nhóm

+ Ý kiến của các nhóm về những vấn đề đặt ra

+ Giáo viên kết luận

* Ngoài ra, trong quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp trò chơi, phương pháp phát hiện

và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, phương pháp diễn kịch,…

1.3.4.2 Hình thức giáo dục

Trong quá trình giáo dục thì giáo dục phòng ngừa nạn xâm hại tình dục trẻ em cũng là một hoạt động nằm trong quá trình giáo dục tổng thể, nó được tiến hành thông qua những hình thức tổ chức sau:

- Thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản thông qua các môn khoa

học xã hội và nhân văn như: Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân,… Những kiến thức các bộ môn khoa học này có liên quan đến nhận thức những chuẩn mực giá trị đạo đức

và liên quan đến thái độ, cách ứng xử, hành vi trong phòng ngừa nạn xâm hại tình dục trẻ em Các môn này giúp người học hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, những phẩm chất xã hội như: Con đường tư duy hợp lý, tác phong làm việc, coi trọng nhân cách và ý thức… Các môn khoa học khác như: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng… tạo cơ hội để người học phát triển những xúc cảm, rèn luyện ý chí kiên

Trang 40

cường, lòng dũng cảm, những bổn phận và nghĩa vụ của người công dân, giảm thiểu các hành vi không đúng chuẩn mực xã hội

- Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như các hoạt động đoàn

thể và hoạt động xã hội vì đặc điểm tâm lý của HS PTDTBT THCS là rất thích hoạt động, hứng thú với các hoạt động phong trào Vì vậy, cần phải tổ chức các hoạt động theo từng chủ đề có nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS PTDTBT THCS để lôi cuốn các em tham gia, thông qua đó giáo dục phòng ngừa nạn xâm hại tình dục trẻ em cho các em

- Thông qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ: vì hình thức sinh hoạt này có ưu

thế giáo dục được đông đảo cho HS PTDTBT THCS trong toàn trường, đồng thời giáo dục đến từng HS ở các lớp học cụ thể

- Giáo dục phòng ngừa nạn xâm hại tình dục trẻ em thông qua con đường tự

rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo dục của bản thân mỗi HS PTDTBT THCS Phải khơi

dậy và kích thích các em tự giác, tích cực, tự giáo dục bản thân, tự đấu tranh loại bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, các hủ tục của dân tộc mình, của gia đình và địa phương Chỉ khi HS PTDTBT THCS đủ nhận thức và tự giác đấu tranh với chính bản thân mình noi gương cái tốt, bỏ cái xấu thì nạn xâm hại tình dục trẻ em mới được xóa

bỏ triệt để

Ngoài ra còn một số hình thức khác cũng được tổ chức để giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho học sinh các trường PTDTBT THCS như: tham vấn tâm lý học đường; các tấm gương đạo đức ở địa phương, ở nhà trường; hoạt động trải nghiệm; hoạt động của Hội cha mẹ HS PTDTBT THCS, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em cho HS PTDTBT THCS,

1.4 Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

1.4.1 Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở với công tác quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh

Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận Với tư cách pháp nhân đó, hiệu trưởng trường PTDTBT THCS có các vai trò chủ yếu và cần có

Ngày đăng: 12/04/2022, 21:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w