Đó là những biến động đã và đang xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa, sự tiến công nhiều phía vào chủ nghĩa xã hội, vào chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng Cộng sản, những âm mưu và thủ đoạn củ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-*** -
BÀI TẬP NHÓM MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề bài: ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ VII
Lớp tín chỉ: Quản trị khách sạn quốc tế (IHME) 61 Nhóm: 8
Họ và tên sinh viên: Hoàng Mai Anh
Nguyễn Minh Nghĩa
Đỗ Thị Thu Hiền Nguyễn Hồng Ngọc
HÀ NỘI, NĂM 2022
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I: TÓM TẮT HOÀN CẢNH ĐẠI HỘI 3
1 Tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước 3
2 Các đoàn đại biểu tham dự 3
PHẦN II: NỘI DUNG 4
1 Báo cáo kinh tế 4
2 Báo cáo chính trị 7
3 Cương lĩnh 10
4 Kế hoạch 5 năm 1991-1995 13
5 Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi điều lệ Đảng 14
6 Phương hướng đến năm 2000 19
PHẦN III: THÀNH CÔNG VÀ Ý NGHĨA 20
1 Thành công 20
2 Ý nghĩa 21
ĐÁNH GIÁ
Trang 3I.TÓM TẮT HOÀN CẢNH CỦA ĐẠI HỘI
1 Tình hình kinh tế chính trị trong và ngoài nước
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến hành vào tháng 6-1991, trong bối cảnh quốc tế và trong nước đang có những diễn biến phức tạp Đó là những biến động đã và đang xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa, sự tiến công nhiều phía vào chủ nghĩa xã hội, vào chủ nghĩa Mác - Lênin
và Đảng Cộng sản, những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch quốc tế hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự hoang mang, dao động trong một
bộ phận lớn những người cộng sản trên thế giới đã tác động mạnh đến tư tưởng
và tình cảm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam Nước ta cũng phải đương đầu với các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch
ở cả ngoài nước và ở trong nước trong khi cuộc khủng hoảng về kinh tế - xã hội của đất nước chưa chấm dứt Nhưng nhờ những thành tựu bước đầu của gần 5 năm đổi mới, chúng ta đã đứng vững và tiếp tục tiến lên, mặc dù còn nhiều khó khăn
2 Các đoàn đại biểu tham dự
Đại hội họp nội bộ từ ngày 17 đến ngày 22-6-1991 Từ ngày 24 đến ngày
27-6-1991, Đại hội họp công khai Dự Đại hội có 1.176 đại biểu đại diện cho hơn 2 triệu đảng viên ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau từ mọi miền của đất nước và đang công tác ở nước ngoài Đến dự Đại hội còn có đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Liên Xô, đoàn đại biểu của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đoàn đại biểu của Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Cuba
Dự khai mạc Đại hội còn có đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản thường trú tại Hà Nội, các vị trong đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc gia và quốc tế, đại diện các tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội
Trang 4
II NỘI DUNG
1 Báo cáo kinh tế
Thành tựu đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế là đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế (lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu)
Tình hình lương thực - thực phẩm có chuyển biến tốt Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay chúng ta đã vươn lên đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất - nhập khẩu
Hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch nhưng cũng tăng hơn trước và có tiến bộ rõ rệt về mẫu mã, chất lượng Một số sản phẩm tư liệu sản xuất tăng khá Các cơ sở sản xuất gắn chặt hơn với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá vật tư, tiền lương giảm đáng kể
Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 439 triệu rúp và 384 triệu đôla năm 1986, lên 1019 triệu rúp và
1170 triệu đôla năm 1990 Đã giảm được khá lớn mức độ nhập siêu so với trước đây Phần bù lỗ cho xuất khẩu giảm đáng kể Từ năm 1989 có thêm các mặt hàng
có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác
Một thành tựu khác về đổi mới kinh tế là bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Phát triển quan điểm kinh tế của Đại hội VI, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một
Trang 5chủ trương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chính sách này được nhân dân hưởng ứng rộng rãi và đã đi nhanh vào cuộc sống Trong toàn bộ các biện pháp đổi mới cơ chế quản lý, cuộc cải cách giá, chuyển từ
hệ thống định giá hành chính sang cơ chế giá thị trường có vị trí trung tâm Đi đôi với cải cách giá, việc đổi mới chính sách lưu thông và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã thúc đẩy hình thành thị trường thống nhất trong cả nước gắn với thị trường thế giới, góp phần điều hoà cung - cầu và giảm bớt chênh lệch về giá hàng hoá giữa các vùng trong nước
Công tác kế hoạch hoá đã chuyển từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch định hướng là chủ yếu, bước đầu sử dụng các đòn bẩy kinh tế và lực lượng vật chất
để bảo đảm cân đối tổng cung - tổng cầu trong nền kinh tế Đã xây dựng Chiến lược kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và vùng, mở rộng thông tin kinh tế, nâng cao vai trò của hợp đồng kinh tế
Trong lĩnh vực tài chính, đã sửa đổi, bổ sung hệ thống thuế, thi hành pháp lệnh về
kế toán và thống kê, động viên khá hơn các nguồn thu cho ngân sách; giảm các khoản chi có tính chất bao cấp, mở rộng quyền chủ động tài chính cho cơ sở, thu hẹp các khoản đầu tư theo phương thức cấp phát, mở rộng đầu tư qua tín dụng
Bộ máy nhà nước từng bước chuyển sang thực hiện chức năng quản lý nhà nước, khắc phục dần sự can thiệp vào điều hành kinh doanh của cơ sở Việc xây dựng pháp luật kinh tế được đẩy mạnh
Cùng với những đổi mới cơ chế quản lý ở tầm vĩ mô, chúng ta đã tiếp tục điều chỉnh quan hệ sản xuất ở nông thôn, cải tiến chế độ khoán và cơ chế quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp; mở rộng về nhiều mặt quyền tự chủ kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh, tạo điều kiện phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị kinh tế và của người lao động
Cơ chế quản lý kinh tế mới đã bước đầu hình thành nhưng chưa đồng bộ, còn thiếu nhiều luật lệ, chính sách bảo đảm sản xuất, kinh doanh đúng hướng; chậm
Trang 6tổng kết để đề ra chương trình tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế có hệ thống Bên cạnh những tiến bộ, sự quản lý và điều hành vĩ mô của Nhà nước ở các cấp cũng bộc lộ nhiều mặt non yếu, chưa thực hiện nhất quán và có hiệu quả chức năng định hướng, kiểm soát và điều tiết các thành phần kinh tế
Đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực mới mà chúng ta chưa lường hết, chậm phát hiện và chưa xử lý tốt Đó là lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm pháp luật Đó là xu hướng chạy theo buôn bán nhiều hơn sản xuất, thương mại hóa tràn lan, xâm nhập vào cả các cơ quan văn hoá, y tế, giáo dục, nội chính ; kỷ luật, kỷ cương và pháp luật không nghiêm, bất công xã hội tăng lên
Kết quả đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với những thành tựu và khuyết điểm như trên, thể hiện ở những mức độ khác nhau trong các thành phần kinh tế
Kinh tế quốc doanh hiện đang nắm những bộ phận then chốt, có vị trí chi phối nền kinh tế, có tác dụng điều tiết thị trường và giá cả ở một mức độ nhất định Gần một phần ba các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh vươn lên trong kinh doanh và thích ứng được với cơ chế mới Đã xuất hiện một số nông trường, lâm trường kinh doanh có hiệu quả Điểm yếu nhất của kinh tế quốc doanh là hiệu quả hoạt động nhìn chung còn thấp Một bộ phận khá lớn công nghiệp quốc doanh, nhất là các cơ sở do quận, huyện quản lý, đang rất khó khăn Nhiều đơn vị thương nghiệp quốc doanh kinh doanh thua lỗ, không ít cơ sở bị tư nhân lợi dụng để làm ăn phi pháp
Kinh tế tập thể trong nông nghiệp đã chuyển sang thực hiện rộng rãi cơ chế khoán,
hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất, bước đầu giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng lao động và vốn của nhân dân Đã xuất hiện một số hình thức hợp tác mới thuộc nhiều lĩnh vực cùng hoạt động trên một địa bàn Các vụ tranh chấp ruộng đất tuy đã được tích cực giải quyết, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp
Trang 7Trong lĩnh vực sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, khoảng 20% số hợp tác xã đã vươn lên thích nghi được với thị trường Một bộ phận lớn đang rất khó khăn, khoảng 20% các hợp tác xã, trong đó có những đơn vị chỉ là kinh tế tập thể về hình thức,
đã chuyển sang hoạt động dưới dạng tư nhân Việc củng cố các hợp tác xã trong công nghiệp, xây dựng, vận tải chưa được quan tâm đúng mức theo yêu cầu Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị
Một thành tựu quan trọng nữa là đã kiềm chế được một bước đà lạm phát Đây là kết quả tổng hợp của việc thực hiện ba chương trình kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới chính sách giá và lãi suất, mở rộng lưu thông và điều hoà cung - cầu hàng hoá
Tuy nhiên, kết quả kiềm chế lạm phát chưa vững chắc, giá cả có những thời gian tăng cao, lên xuống không ổn định Cuộc đấu tranh để kiềm chế và đẩy lùi lạm phát vẫn đang là một nhiệm vụ cấp bách và cơ bản
2 Báo cáo chính trị
Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới là bước đầu thực hiện dân chủ
xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Các cơ chế và chính sách mới đã mở rộng quyền tự chủ của các cơ sở kinh tế, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật
Các hoạt động văn hoá, thông tin, báo chí, xuất bản có bước phát triển mới về nội dung và phương pháp thông tin, về nghiên cứu và sáng tạo, về thảo luận dân chủ các ý kiến khác nhau, tự phê bình và phê bình, đấu tranh phê phán các hiện tượng tiêu cực
Trong sinh hoạt đảng, hoạt động của các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân, cũng như trong xã hội, đã có không khí thảo luận cởi mở, thẳng thắn, phê phán khuyết điểm, sai lầm, khắc phục dần hiện tượng dân chủ hình thức Nhiều
Trang 8chủ trương, chính sách, pháp luật quan trọng đã được nhân dân tham gia ý kiến trước khi quyết định
Từ Đại hội VI đến nay là thời gian có nhiều thử thách lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng ta Trong tình hình đất nước và quốc tế có những diễn biến nhanh và phức tạp, Đảng đã kiên trì đường lối đổi mới, đề ra và lãnh đạo nhân dân thực hiện có kết quả một số chủ trương, chính sách lớn về đối nội và đối ngoại, mở ra hướng phát triển mới của đất nước; tích cực sửa chữa những khuyết điểm mà Đại hội VI
đã chỉ ra Trong quá trình đó, Đảng có bước trưởng thành mới, có thêm những kiến thức và kinh nghiệm mới, nhất là về lãnh đạo kinh tế, lãnh đạo nhà nước Nét nổi bật là trong Đảng đã có sự đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế Với tinh thần độc lập sáng tạo, Đảng đã cụ thể hoá và phát triển Nghị quyết Đại hội VI, bước đầu hình thành hệ thống các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở nước ta Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, Đảng kịp thời khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc của công cuộc đổi mới, bảo đảm ổn định về chính trị để thực hiện đổi mới có kết quả Những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực chứng tỏ đường lối và bước đi của Đảng ta là đúng đắn, năng lực cụ thể hoá nghị quyết và tổ chức chỉ đạo thực hiện của các cấp, các ngành có tiến bộ
Công tác tư tưởng đã được coi trọng, góp phần đổi mới tư duy, định hướng tư tưởng, bồi dưỡng những nhận thức đúng đắn cho đảng viên và nhân dân, tạo ra
sự nhất trí đối với đường lối, quan điểm của Đảng Đã chú ý mở rộng thông tin, thông tin nhiều chiều, tuyên truyền những nhân tố mới, phổ biến những kinh nghiệm tốt, đồng thời tích cực đấu tranh chống tiêu cực, chống những quan điểm
và nhận thức sai trái, bảo vệ quan điểm đúng đắn của Đảng
Việc thực hiện các nghị quyết về xây dựng đảng, tiến hành cuộc vận động chỉnh đốn làm trong sạch Đảng nhất là đợt sinh hoạt chính trị, tiến hành đại hội đảng bộ các cấp gần đây, đã thúc đẩy phát triển dân chủ trong Đảng, củng cố các tổ chức
Trang 9cơ sở đảng, nâng thêm trình độ nhận thức và năng lực công tác của đội ngũ đảng viên
Phương thức lãnh đạo đã có những cải tiến trên cơ sở nhận thức rõ hơn chức năng lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nước và chức năng của các đoàn thể, tôn trọng vai trò và quyền hạn của cơ quan nhà nước và các đoàn thể; bớt được những hiện tượng ôm đồm, bao biện
Tuy nhiên, những tiến bộ đó còn hạn chế Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ Trong xã hội còn không ít hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức, có nơi rất nghiêm trọng Bệnh quan liêu, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng Đồng thời cũng xuất hiện khuynh hướng dân chủ cực đoan, dân chủ không đi liền với thực hiện kỷ luật và pháp luật Cơ chế và pháp luật bảo đảm thực hiện dân chủ chưa được cụ thể hoá đầy đủ
Theo hướng đó, đã có những chủ trương, biện pháp sửa đổi tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước Hoạt động lập pháp được đẩy mạnh Bốn năm qua (tính đến hết năm 1990), Quốc hội, Hội đồng Nhà nước đã ban hành
24 luật và 33 pháp lệnh Các kỳ họp Quốc hội đã thể hiện rõ hơn tinh thần dân chủ, quyền hạn và trách nhiệm của các đại biểu nhân dân Hoạt động giám sát của Quốc hội được tăng cường và có hiệu quả hơn trước
Các cơ quan toà án, kiểm sát đã được kiện toàn một bước Nhiều tổ chức bổ trợ cho công tác xét xử đã hình thành
Tuy nhiên, sự điều hành và quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô nói chung còn lúng túng
và có nhiều khuyết điểm, nhược điểm; một số quyết định còn sơ hở Còn thiếu nhiều luật cần thiết Không ít luật và pháp lệnh đã ban hành không được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất Nhiều vụ phạm pháp không được xét xử hoặc xét xử chậm, xử chưa nghiêm Tổ chức các cơ quan xét xử còn yếu
Trang 10Chưa vận dụng tốt khoa học quản lý vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Sự phân công, phân nhiệm và các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp có những nhược điểm chưa rõ
Khuyết điểm lớn là đến nay chưa thực hiện được cuộc cải cách cơ bản về tổ chức
bộ máy nhà nước như Đại hội VI đã đề ra Tổ chức và biên chế của bộ máy nhà nước còn quá cồng kềnh, nặng nề, chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý và đổi mới phương thức hoạt động của Nhà nước Việc sắp xếp lại tổ chức
và giảm biên chế có những trường hợp còn hình thức, kém hiệu quả
Trước yêu cầu đổi mới hiện nay, nhiều đoàn thể chưa xác định được thật rõ chức năng, nhiệm vụ, còn lúng túng về phương thức hoạt động và xây dựng tổ chức
Lề lối làm việc còn nặng hành chính, hiệu quả giáo dục chính trị tư tưởng còn thấp Nhiều tổ chức cơ sở của các đoàn thể hoạt động thất thường
Nhiều đoàn viên, hội viên không thiết tha gắn bó với tổ chức của mình Một số cán
bộ đoàn thể không yên tâm công tác
Nhiều cấp uỷ không đi sâu chỉ đạo công tác xây dựng đảng Một số nghị quyết, chỉ thị về xây dựng đảng không được thực hiện đến nơi đến chốn Công tác tư tưởng có lúc bị buông lỏng, thiếu chủ động và không sắc bén
3 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
Kế thừa và phát triển những quan điểm của Đảng qua các kỳ đại hội, đặc biệt là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Cương lĩnh năm 1991 đã nêu ra một số dấu hiệu đặc trưng, cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là
xã hội:
chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
Trang 11 Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau
- Một số phương hướng phát triển:
dân, vì nhân dân
đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân
hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, với sự đa dạng về hình thức
sở hữu