1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh

93 1,9K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang đối mặt với áp lực tăng dân số rấtlớn, điều này dẫn tới việc gia tăng các yêu cầu cơ bản trong cuộc sống của ngườidân như: vấn đề thiếu nướ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang đối mặt với áp lực tăng dân số rấtlớn, điều này dẫn tới việc gia tăng các yêu cầu cơ bản trong cuộc sống của ngườidân như: vấn đề thiếu nước, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý vàxử lý chất thải rắn, ô nhiễm nguồn nước mặt, Đây cũng là đặc trưng cho sự pháttriển nhanh chóng về kinh tế và xã hội của thành phố Hiện nay lượng nước sạchthất thoát vào khoảng 30-40% của tổng lượng nước được sản xuất Tỷ lệ nước thấtthoát ở mức cao, cách tính toán tỷ lệ nước thất thoát trên nguyên tắc khối lượngnước thu được tiền trên tổng sản lượng nước sản xuất ra khỏi nhà máy Tỷ lệ thấtthoát cao do các nguyên nhân chủ yếu sau :

+ Đường ống quá cũ, mục làm rò rỉ nước

+ Do quản lý yếu kém, nước áp lực thấp, đồng hồ không nhảy số, hộ dânvẫn có nước dùng, công ty không thu được tiền

+ Thiết bị đo nước lạc hậu, nhất là thiếu hệ thống đồng hồ tổng ở từngvùng, từng khu vực do Chi nhánh Cấp nước quản lý

Trong thời gian này, Công ty Cấp nước đã dùng nhiều biện pháp nhằmquản lý tỷ lệ nước thất thoát như: Nâng cấp, cải tạo hệ thống đường ống cũ; xâydựng thêm hệ thống đường ống mới; kiểm tra thay thế đồng hồ tại các hộ dântheo chu kỳ Theo đó, tỷ lệ nước thất thoát đã giảm từ 42,79 % năm 1992 xuốngcòn 31,56 % vào cuối năm 1998 Nhưng đến thời điểm này, tỷ lệ nước thất thoátlại tăng lên 30-40%, do có thêm một số nguồn nước mới được đưa vào mạng lướilàm gia tăng áp lực, làm tăng rò rỉ trên đường ống dẫn nước

Trong quá trình đô thị hoá ngày càng cao tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh thì vấn đề phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân là yêu cầu tất

Trang 2

yếu Tuy nhiên cung cấp nước với tiêu chuẩn hoá và thay đổi mô hình từ dịch vụ công ích sang hình thức kinh doanh độc lập thì đòi hỏi qui trình quản lý mạng lướiphải được quản lý có khoa học và hợp lý Việc quy hoạch nâng cấp cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát giảm thất thoát nước là một vấn đề cốt lõi để xây dựng nền tảng cơ bản làm cơ sở phát triển ngành cấp nước

Trước tình hình đó, để cải thiện những hạn chế trong vấn đề cấp nước TổngCông ty cấp nước Sài Gòn đã đề ra chủ trương chống thất thoát nước, chủ trươngphân vùng tách mạng để dễ dàng trong việc quản lý Trên cơ sở chủ trương đó vàyêu cầu nội dung của luận văn tốt nghiệp kỹ sư em chọn đề tài “ Quy hoạch nângcấp cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát giảm thất thoát nước khuvực phường 19 quận Bình Thạnh” là cần thiết

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài này thực hiện nhằm mục đích chính là quy hoạch và nâng cấp mạnglưới giảm thất thoát nước và đảm bảo nhu cầu sử dụng nước về số lượng cũng nhưchất lượng, dễ dàng hơn trong việc quản lý nước cấp

Từ việc hoàn thành tính toán thuỷ lực cho mạng lưới phường 19 quận BìnhThạnh sẽ giúp hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lực cho Chi nhánh Gia Định nói chung.Tổng chiều dài và các loại đường kính ống đã được xác định tính toán giúp tabiết trước được tổng kinh phí đầu tư cho các dự án

Xác định vị trí, kích thước cụ thể các DMA dự kiến lắp đặt

Cung cấp các thông tin để khái toán được mức đầu tư, dự báo mức thất thoátnước tương lai (do mạng lưới đã được phân vùng nên dễ dàng phát hiện và sửachữa ngay điểm rò bể) Dựa vào tỷ lệ thất thoát nước hiện tại để tính toán hiệuquả đầu tư, thuyết minh tính toán cụ thể để tìm nguồn tài trợ thực hiện

Trang 3

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để tài này kết hợp sử dụng chương trình thuỷ lực epanet như sau:

Chiều nước chảy trong mỗi thời điểm khác nhau (do quá trình mô tả vận hành đã lựa chọn) Cho người sử dụng ( cụ thể là đội thi công tu bổ, chống thất thoát nước) biết được nước chảy theo hướng nào của tuyến ống theo thời gian cụ thể từ đó có thể đóng mở van tại những điểm cần thiết giúp giảm sự lãng phí về thời gian và đầu tư kinh tế

Aùp lực nước tại thời điểm dùng nước lớn nhất, thời điểm dùng nước nhỏ nhất, thời điểm bất lợi nhất và áp lực tại bất kỳ thời gian nào trong ngày Xác định được áp lực giúp ta có thể biết được nguyên nhân gây áp lực thấp do thất thoát rò

rỉ trên những tuyến ống có nghi vấn nhằm kiểm tra lại tuyến ống chính xác nhất 3.1 Thu thập tài liệu

Số liệu về ngành cấp nước thành phố Hồ Chí Minh

Số liệu hiện trạng sử dụng nước cho thành phố Hồ Chí Minh và quận BìnhThạnh nói riêng

Số liệu về địa chất thuỷ văn, văn hoá, xã hội quận Bình Thạnh

3.2 Khảo sát

Nghiên cứu phân vùng tách mạng phường 19 quận Bình Thạnh

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này giới hạn trong khu vực phường 19 quậnBình Thạnh Cụ thể là các tuyến đường Nguyễn Văn Lạc, Phan Văn Hân,Nguyễn Hữu Thoại, Huỳnh Tịnh Của, Huỳnh Mẫn Đạt, Phạm Viết Chánh thuộckhu vực ranh giới của phường

Trang 4

3.4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập, xử lý, biên hội và tổng hợp số liệu: Các số liệu về địa chất thuỷvăn, địa hình, dân số, các nguồn cung cấp nước,… được thu thập từ các cơ quannhư: trạm khí tượng Tân Sơn Nhất, báo cáo của phòng Tài nguyên Môi trườngquận Bình Thạnh, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn, Chi nhánh Cấp nước GiaĐịnh, nhà máy nước Thủ Đức được thu thập xử lý , biên hội và tổng hợp cho phùhợp với giới hạn đề tài

- Dùng phương pháp kế thừa và phân tích, trên cơ sở đó chọn điều kiệnbiên và các phương án cho bài toán

- Mô hình toán: sử dụng chương trình thuỷ lực epanet để tính toán các tổnthất thuỷ lực Epanet là một chương trình máy tính có khả năng mô phỏng chế độthuỷ lực và chất lượng nước trong hệ thống đường ống có áp Hệ thống được môphỏng có thể bao gồm đường ống các loại, bơm, van điều khiển, bể chứa,…Epanetcó thể mô phỏng hoạt động giả định của hệ thống trong giai đoạn thiết kế và vậnhành và cung cấp những diễn biến theo thời gian về lưu lượng và lưu tốc trongđường ống, áp suất tại các vị trí trong mạng, chế độ mực nước trong đài và bể vànồng độ và thời gian lưu lại của các hoá chất trong hệ thống cấp nước

- Phân tích kết quả nghiên cứu để đưa ra những kết luận, kiến nghị

4 Ýnghĩa khoa học của đề tài

4.1 Cơ sở pháp lý

 Tiêu chuẩn thiết kế 33 – 2006

 Quyết định số 153/QĐ-TCT-HTKTTH ngày 05/5/2006 về việc giao chỉtiêu kế hoạch năm 2006

Trang 5

 Chủ trương phân vùng tách mạng của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn.

 Chủ trương chống thất thoát nước của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn

4.2 Ýù nghĩa khoa học

 Nâng cao hiệu quả quản lý cấp nước

 Cải thiện được tình hình thất thoát nước hiện nay vàtrong tương lai, dự đoán khả năng sử dụng nước trong thời gian tới

 Cải thiện tình hình thiếu nước do áp lực kém củamột số khu vực trong quận

 Mở ra một triển vọng cải thiện những hạn chế,thiếu sót và nâng cao trình độ quản lý đi đôi với tiến trình phát triển của xã hộitrong thời gian tới

Trang 6

Khu vực ranh giới của quận Bình Thạnh được xác định như sau:

Phía Đông Bắc giáp với quận 12 và quận Thủ Đức giới hạn bởi sông VàmThuật

Phía Đông giáp với quận 2, giới hạn bởi sông Sài Gòn

Phía Nam giáp với quận 1, cách nhau bởi con rạch Thị Nghè

Phía Tây – Tây Bắc giáp với quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp

Quận Bình Thạnh có con sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc Cùngvới sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, HốTàu, …đã tạo một hệ thống đường thuỷ đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đisâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh và thông thương với các quậnkhác

Trang 7

Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của thành phốHồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ 1, quốc lộ

13, là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga HoàHưng và đặc biệt là bến xe khách miền Đông mỗi năm đón hàng triệu hànhkhách các tỉnh trong cả nước

1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Về qui mô lãnh thổ, quận Bình Thạnh có diện tích rộng 2076 ha, đứng hàng thứ 2 trong 12 quận nội thành( sau quận Tân Bình) Trong quận Bình Thạnh, diện tích giữa các phường không đều nhau Phường có diện tích lớn nhất là phường 28: 548,50 ha, phường có diện tích nhỏ nhất là phường 1: 26,33 ha Đây là vấn đề cầnnghiên cứu để sắp xếp lại phân bổ dân cư phù hợp với việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật

1.2.1 ĐỊA HÌNH

Phía Bắc cao và thấp dần về phía Nam, có độ cao trung bình so với mặt biển là 4,5 m và nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng Địa hình là một trong những yếu tố cần được xem xét trong công tác vạch tuyến quy hoạch các tuyến ống cấp nước Địa hình nghiêng theo hướng Bắc- Nam

Vùng đất cao ( dạng gò đồi): gồm một phần các phường 5,11,12 dọc theo đường Nơ Trang Long Đây là vùng đất cao trong địa bàn quận, cao độ từ 8-10m, hướng dốc thoải từ Đông sang Tây

Vùng tương đối cao: là vùng phía Nam gồm các phường 6,7,14, có độ cao 8

m chiếm 20% diện tích toàn quận

Trang 8

Vùng đất cao trung bình: cao từ 2-6m gồm các phường gần trung tâm quận và cao độ chỉ còn 0,3- 0,5m đối với các vùng sông rạch Các vùng này chiếm 35%diện tích toàn quận.

Vùng đất trũng thấp: là các vùng dọc theo sông rạch thuộc các phường 22,

25, 26, 28, cao độ trung bình 0,5m, có những vùng ven sông Sài Gòn, rạch Thủ Tắc có cao độ 0,3m Ngoài các dạng địa hình trên, Bình Thạnh còn có những vùng đất có cao độ thay đổi thật gấp ( phường 11, 12, 13) và đa dạng hình gợn sóng ( vùng giáp ranh với phường 12)

1.2.2 ĐỊA CHẤT

Theo tờ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50000 mảnh thành phố HCM thì Bình Thạnh bao gồm các hệ tầng có tuổi từ cổ đến trẻ như sau:

Hệ tầng Bình Trưng

Hệ tầng Nhà Bè

Hệ tầng Bà Miêu

Hệ tầng Trảng Bom

Hệ tầng Thủ Đức

Hệ tầng Củ Chi

Hệ tầng Bình Chánh

Hệ tầng Cần Giờ

1.2.3 KÊNH RẠCH

Quận Bình Thạnh có hệ thống sông rạch chiếm 1/15 diện tích toàn quận, diện

tích mặt nước là 326,89 ha, bao gồm:

Trang 9

Sông Sài Gòn : bao quanh với chiều dài 17,5 km: mặt sông rộng trung bình

265 m

Kênh Thanh Đa : dài 1,35 km, rộng trung bình 60m

Rạch Mếu Nổi : dài 640 m, rộng 1 – 6m, nhiều đoạn bị co hẹp gây ngập lụtnhiều trong mùa mưa

Rạch Bùi Hữu Nghĩa : rộng 2 – 8m , dài 620m, rạch này để thoát nước cho lưu vực nhỏ nằm giữa hai tuyến đường Bùi Hữu Nghĩa và Đinh Tiên Hoàng

Rạch Cầu Bông : rộng 10 – 16m, dài 1480m

Rạch Cầu Sơn : rộng 8 – 12m, dài 960m

Rạch Phạm Văn Hân : thuộc phường 17 Quận Bình Thạnh, rộng 1 – 12m, dài 1020m, thoát nước khu vực giữa Điện Biên Phủ và Xô Viết Nghệ Tĩnh

Rạch Văn Thánh: rộng 12 – 20m, dài 1465m

Rạch Hố Tàu – Vàm Tây: dài 2080 km, rộng trung bình 40m

Rạch Thị Nghè: dài 3,78 km, rộng trung bình 60m

Ngoài các sông rạch nêu trên, quận Bình Thạnh còn khoảng 20 rạch nhỏ nằm rải rác các địa bàn ở trong quận

1.2.4 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU

Quận Bình Thạnh có khí hậu đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ, đó là khí hậu nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa với hai mùa nắng rõ rệt, thường 6 tháng mưa và 6 tháng nắng Nhưng do ảnh hưởng của thời tiết gây ra thất thường là số tháng nắng nhiều hơn số tháng mưa hoặc ngược lại Mùa mưa từ tháng 5 đếntháng X, mùa nắng từ tháng XI đến tháng IV năm sau Khí hậu có tính ổn định cao, thay đổi khí hậu giữa các năm nhỏ Không có thiên tai, hầu như không có lũ lụt, chỉ bị ảnh hưởng nhẹ không đáng kể Về bức xạ mặt trời: tổng lượng bức xạ

Trang 10

trung bình cả năm 365,5 calo/cm2, tổng lượng bức xạ các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa gần 100 calo/cm2/ngày Cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày các tháng trong năm từ 0,8 đến 1,0 calo/cm2/phút, xảy ra từ 10 đến 14 giờ.

Nhiệt độ không khí

Chế độ nhiệt tại Tp Hồ Chí Minh nói chung và khu vực quận Bình Thạnh nói riêng tương đối điều hoà Nhiệt độ được đo tại trạm khí tượng Tân Sơn Nhất được trình bày trong bảng 1.1

Bảng 1.1 Các đặc trưng chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình năm ( tính cho cả năm) 27,42

Nhiệt độ của tháng cao nhất ( tháng 4 hàng năm) 29Nhiệt độ của tháng thấp nhất( tháng 12 hàng năm) 25,5

Nguồn : Trạm khí tượng Tân Sơn Nhất.

Như vậy, nhiệt độ trung bình ngày 270C, nhiệt độ cao nhất đạt đến 39 –

400C và nhiệt độ thấp nhất là từ 24 – 250C

Chế độ mưa

Mưa có tác dụng làm sạch thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí vàpha loãng các chất ô nhiễm trong nước sông, kênh rạch Tuy nhiên, chế độ mưaảnh hưởng rất lớn đến vấn đề ngập lụt đường phố Nước mưa cũng cuốn trôi cácchất ô nhiễm, đặc biệt là các chất thải nguy hại, vào nguồn nước gây ô nhiễmnguồn nước mặt và có thể ảnh hưởng đến nước ngầm vì toàn thành phố không có

Trang 11

hệ thống thoát nước mưa, do đó sau cơn mưa có rất nhiều con đường trong quận bịngập lụt gây mùi hôi thối từ các cống thoát nước và ách tắc giao thông.

Kết quả quan trắc lượng mưa của trạm khí tượng Tân Sơn Nhất được thểhiện trong bảng 1.2, lượng mưa về mùa mưa chiếm khoảng 95% cả năm, về mùakhô chiếm 5% cả năm

Bảng 1.2 Các đặc trưng về chế độ mưa

Các yếu tố đặc trưng về chế độ mưa Trị số(mm)

Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất 338( tháng 9)Số ngày mưa trung bình tháng lớn nhất 22( tháng 9)

Nguồn: Trạm Khí TượngTân Sơn Nhất.

Chế độ gió

Hai hướng gió chủ đạo trong năm là Tây Nam và Đông Nam Gió TâyNam thổi vào mùa mưa từ tháng V đến tháng X với tốc độ 2 m/s Gió Đông Namthổi vào mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau với tốc độ trung bình 1.8m/s

Lượng bốc hơi

Trung bình 3 – 5 mm/ngày Mùa khô, lượng bốc hơi khá cao, từ 100 – 180mm/tháng

Trang 12

Aùp suất không khí

Trung bình 1006 – 1012 mb, các mùa khô áp suất khá cao, giá trị cao nhấttuyệt đối xảy ra vào tháng XII đạt 1020 mb Các tháng mùa mưa áp suất thấp, ápsuất thấp chỉ xấp xỉ 1000 mb

Độ ẩm không khí

Độ ẩm cũng như nhiệt độ là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởngtrực tiếp rất lớn đến quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khíquyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ cộng đồng Độ ẩmbiến thiên theo mùa, tỷ lệ nghịch với chế độ nhiệt Độ ẩm không khí rất cao vàocác tháng mùa mưa, lên chế độ bão hoà 100% Vào các mùa khô, độ ẩm giảm.Độ ẩm tương đối cho ở bảng 1.3

Bảng 1.3 Độ ẩm tương đối trong các tháng tại Tp Hồ Chí Minh

Trang 13

1.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI

1.3.1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ

1.3.1.1 Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất CN – TTCN trên địa bàn quận trong 5 năm gần đây tăng lên đáng kể, giá trị cụ thể được trình bày trong bảng 1.4

Bảng 1.4: Giá trị sản xuất CN – TTCN trong những năm gần đây

(Nguồn: niên giám thống kê quận Bình Thạnh)

1.3.1.2 Thương mại – dịch vụ

Doanh số về thương mại dịch vụ trong 5 năm qua tăng đang kể, doanh số năm sau luôn tăng cao hơn năm trước, giá trị cụ thể được trình bày trong bảng 1.5

Bảng 1.5 Doanh số thương mại và dịch vụ trong các năm gần đây (đơn vị: tỷ đồng)

Trang 14

DN 167.097 539.261 471 490 623Cá thể 1.412.000 1.553.067 1.844.300 2.087.000 2.401.000Tổng 2.390.533 3.624.728 4.563.300 5.475.000 6.442.000

(Nguồn niên giám thống kê Quận Bình Thạnh)

1.3.1.3 Nông nghiệp

Sản lượng ngành nông nghiệp không lớn, chủ yếu tập trung ở phường 28,diện tích và sản lượng đất nông nghiệp và ngành chăn nuôi được trình bày trongbảng 1.6 và 1.7

Bảng 1.6 Diện tích và sản lượng nông nghiệp năm 2004

Loại đất Diện tích đất (ha) năm 2004

Đất nông nghiệp

- Đất canh tác

- Đất trồng cây lâu năm

- Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

348.39290.394711

(Nguồn niên giám thống kê Quận Bình Thạnh)

Bảng 1.7 Sản lượng ngành chăn nuôi trong năm 2004

Chăn nuôi Số liệu điều tra 1/10; đv: con

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ha) 4.8

(Nguồn niên giám thống kê quận Bình Thạnh)

1.3.2 Điều kiện xã hội

1.3.2.1 Cơ cấu dân số

Quận Bình Thạnh có cơ cấu dân số khá đông khoảng 410.305 người ( số liệu năm 2002) với tỷ lệ sinh (o / oo): 16,00 và tỷ lệ tử (o / oo): 3,37 và tỷ lệ tăng tự

Trang 15

nhiên(o / oo):12,63 Số người trong độ tuổi lao động là 281.700 người chiếm 68.66%,mật độ dân cư phân bố không đều giữa các phường Phường có dân cư cao nhất làphường 12: 3667 người Phường có dân cư thấp nhất là phường 28: 6807 người Mật độ dân cư trung bình toàn quận là 198 người/ha Tổng số hộ gia đình của quận là: 87241 hộ.

1.3.2.2 Văn hoá- xã hội

Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa củathành phố, nơi qui tụ của nhiều lớp dân cư qua các thời kỳ lịch sử hình thành TpHồ Chí Minh ngày nay, với 21 thành phần dân tộc, đa số là người kinh đã tạo nênmột nền văn hoá khá phong phú, đa dạng Ngoài ra, ở Bình Thạnh cho đến nay,hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến đây sinh sống lập nghiệp.Chính vì vậy mà các hoạt động văn hoá vừa phong phú vừa đa dạng Những lớpdân cư xưa của quận Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai trong hành trangcủa mình, văn hoá như một nhu cầu quan trọng không thể thiếu sót trong cuộcsống Mặt khác trong buổi đầu chinh phục quận Bình Thạnh hôm nay, nhữngngười Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nỗi gian nguy, khắc nghiệt củathiên nhiên, sinh hoạt văn hoá đã trở thành chỗ dựa cần thiết Bên cạnh nền vănhoá vốn có, những lớp dân cư xưa đã có những nét văn hoá mới nảy sinh trongcông cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và truyền lại cho con cháu ngày naynhư một truyền thống văn hoá

1.4 Qui hoạch kinh tế xã hội đến năm 2010:

Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quận Bình Thạnh đến năm

2010 dự báo một số khu vực có khả năng phát triển nhanh theo hướng quy hoạchphát triển kinh tế xã hội quận Bình Thạnh đã được phê chuẩn của UBNDTP.HCM, đến năm 2010 quận sẽ đô thị hoá, trở thành quận nội thành của thành phốHồ Chí Minh Trên cơ sở nâng cao ý thức dân trí, mức sống dân cư, duy trì và

Trang 16

phát triển về mọi mặt, chuyển dần cơ cấu phát triển kinh tế của quận từ “sản xuất– thương mại – dịch vụ – du lịch” sang “dịch vụ – du lịch – thương mại – sảnxuất”.

Định hướng qui hoạch phát triển kinh tế quận năm 2010 với một số nội dung nhưsau:

4 Các xây dựng cơ bản:

- Các nút giao thông quan trọng trong qui hoạch: Hàng Xanh trong tương laithực hiện cầu vượt, nâng cấp các tuyến đường hư hỏng, ngập lụt, mở rộng

Trang 17

các tuyến đường giao thông quan trọng là huyết mạch của quận và cải tạomột số tuyến sông để khai thác thác đường sông, dự án phà Thủ Thiêm.

- Điện – nước: các trạm cung cấp điện cho quận gồm : trạm xa lộ, trạm hoả

xa, trạm Bình Triệu và trạm Đinh Bộ Lĩnh, cải tạo nâng cấp các ống hiệnhữu, đồøng thời phát triển các tuyến mới vào các khu Bình Quới, khu côngnghiệp, khu dân cư Hoà Bình, khu dân cư phường 22

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NƯỚC CẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CỦA TP HỒ CHÍ MINH

Các nguồn tài nguyên quan trọng:

- Sông Đồng Nai, Nhà máy nước Thủ Đức dùng nước từ 2 nguồn: nước thôlấy từ Hoá An và nước qua chế biến của nhà máy nước Bình An

- Sông Sài Gòn: Nhà máy Nước Sài Gòn tại Bến Than, hệ thống kinh Đông ( kinh An Hạ); Công suất dự kiến của Nhà máy nước Sài Gòn khoảng 300.000

m3/ngày đêm

Trang 18

- Nước ngầm: trong 5 tầng nước ngầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhthì 3 tầng Pleistocence (20 –50m); Pliocence trên ( 50 – 100m) và Pliocence dưới(100 – 140m) có vai trò quan trọng Khả năng khai thác của cả 3 tầng trênkhoảng 500.000m3/ngàyđêm.

2.1.1 HỆ THỐNG CUNG CẤP, PHÂN PHỐI, TIÊU THỤ NƯỚC TẠI TP.HCM

a) Nguồn cung cấp nước:

Việc cung cấp nước sạch cho thành phố Hồ Chí Minh từ 04 nguồn chủ yếu sau

+ Hệ thống cấp nước sông Đồng Nai

+ Hệ thống cấp nước sông Sài Gòn

+ Hệ thống nước ngầm Hóc Môn

+ Hệ thống các giếng lẻ ở nội và ngoại thành

Nguồn nước được cung cấp bởi các nhà máy và giếng lẻ, có công suất như sau :+ Nhà máy nước Thủ Đức 740.000 m3/ngày đêm

+ Nhà máy nước sông Sài Gòn 300.000 m3/ngày đêm

+ Nhà máy nước ngầm Hóc Môn 60.000 m3/ngày đêm

+ Hệ thống giếng lẻ nội thành 60.000 m3/ngày đêm

+ Hệ thống giếng lẻ ngoại thành 4.000 m3/ngày đêm

+ Nhà máy nước Bình An 100.000 m3/ngày đêm

b) Hệ thống phân phối nước :

Hệ thống phân phối gồm đường ống truyền tải và mạng phân phối như sau :

+ Đường ống truyền tải gồm 03 tuyến với tổng chiều dài là 36,40km,đường kính ống từ 600 – 2.400 mm

Trang 19

+ Mạng phân phối nước sạch gồm nhiều loại ống có đường kính khác nhau,với tổng chiều dài là 3.658 km

Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ khác, bao gồm : 02 bể chứa dungtích 5000 m3 dự trữ nước cho mục đích cứu hoả, 23 thuỷ đài có tổng dung tích48.300 m3, 03 trạm bơm tăng áp, 1396 van đóng mở với đường kính từ 13 mm -

250 mm

c) Tình hình phân phối và tiêu thụ nước:

* Lượng nước thất thoát chiếm tỷ lệ 35%

* Cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt là 75%

Trong đó, tỷ lệ nước cung cấp cho dân ở nội thành là 85% và ngoại thànhlà 30%

* Cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp là 9,64%

* Cung cấp nước cho dịch vụ đô thị 3,25%

Nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt bình quân là 155 lít/người/ngày Tuynhiên việc tiêu thụ nước không đều, ở đầu nguồn có thể lên tới 180 –200lít/người/ngày, nhưng ở cuối nguồn chỉ đạt 20 lít/người/ngày

Công ty Cấp nước có vốn điều lệ 1.868.271.703.033 đồng (tính đến ngày30/12/2002), với tổng số lao động là: 2215 người Nhìn chung, đây là một doanhnghiệp nhà nước có quy mô lớn, tuy nhiên hoạt động sản xuất-kinh doanh có cácđặc điểm sau đây:

- Khả năng cung cấp nước hiện tại đáp ứng được 67% nhu cầu thực tế.Theo số liệu tính toán với tiêu chuẩn bình quân 70-160 lít/người/ngày thì nhu cầudùng nước ở thời điểm hiện tại là 1.250.000 m3/ngày, trong khi tổng nguồn cấpnước ở mức 910.000 m3/ngày Do đó, ở một số khu vực người dân phải tự khoan

Trang 20

giếng hoặc sử dụng nước giếng của chương trình UNICEF hay sử dụng các nguồnnước từ sông rạch, nước mưa.

- Hệ thống mạng phân phối nước cấp I, cấp II và cấp III chỉ bao phủ đượckhu vực nội thành Các quận mới thành lập như quận 2, 7, 9,12, Thủ Đức và cáchuyện ngoại thành chỉ mới xây dựng được mạng phân phối ở phạm vi thị trấn.Ngay trong nội thành, việc cấp nước đôi khi cũng bị gián đoạn vì áp lực nước cònrất thấp so với yêu cầu Các quận phía Đông và khu vực trung tâm thành phố do ởđầu nguồn nên nước cung cấp đủ theo yêu cầu, các khu vực khác nhất là ở vị trícuối nguồn như quận 6, 7, 8, 11, Tân Bình, Nhà Bè thì phải chịu tình trạng nướcyếu và thiếu nước

2.1.2 NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC

Nhà máy nước Thủ Đức được thiết kế với công suất ban đầu là 450.000

m3/ngày đêm Qua nhiều lần cải tạo và mở rộng, đến nay công suất đã được nânglên là 750.000 m3/ngày đêm

Nhà máy có các công trình chính như: Trạm bơm nước thô Hoá An, hệthống đường ống truyền dẫn nước thô từ Trạm bơm Hoá An về Nhà máy nướcThủ Đức bằng bê tông dự ứng lực có đường kính 1.800 mm với tổng chiều dàilà10,8 km; 02 hầm giao liên, 01 hệ thống châm hoá chất, 02 bể trộn, 02 bể tạocợn, 05 bể lắng ngang, 20 bể lọc nhanh, 05 bơm đẩy với tổng công suất là750.000 m3/ngày đêm, 02 bơm tăng áp, 04 bể chứa có dung tích 260.000 m3; 02đường ống truyền dẫn nước sạch được làm bằng bê tông dự ứng lực có nòng thép:

01 đường ống có đường kính là 600 mm với chiều dài là 12,8 km dùng để cung

Trang 21

cấp nước sạch từ Nhà máy nước đến khu công nghiệp Biên hoà và 01 đường ốngkhác có đường kính là 2.000 mm với chiều dài là 12,4 km dùng để cung cấp nướcsạch cho thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.3 HỆ THỐNG GIẾNG LẺ VÀ TRẠM KHAI THÁC NƯỚC NGẦM

Hệ thống giếng và Trạm khai thác nước ngầm gồm có 25 giếng lẻ nằm rảikhắp trong nội thành, 01 cụm giếng ở sân bay Tân Sơn Nhất có công suất 5.000

m3/ngày, 01 cụm giếng ở quận GòVấp có công suất 10.000 m3/ngày được xử lýbằng hoá chất, 01 Trạm cấp nước Bình Trị Đông với công suất 12.000 m3/ngàyđêm được xử lý bằng hoá chất, và các Trạm bơm tăng áp ở Rạch Cát, Nhà Bè tổng công suất của hệ thống giếng và các trạm kể trên vào khoảng 40.000

m3/ngày đêm

2.1.4 NHÀ MÁY NƯỚC NGẦM HÓC MÔN

Nhà máy nước ngầm Hóc Môn được khởi công xây dựng từ năm 1993 bằngnguồn vốn đầu tư trong nước, nhà máy có công suất là 60.000 m3/ngày đêm, đặttại phường 15, quận Tân Bình Công nghệ xử lý nước bao gồm : giàn tạo mưa, bểchâm hoá chất, bể phản ứng, bể lọc nhanh và 02 bể chứa nước có dung tích50.000 m3, hệ thống giếng ngầm và trạm bơm Nước của nhà máy sau khi được xửlý thành nước sạch sẽ bán sỉ cho Công ty Cấp nước thành phố Hồ Chí Minh Hiệntại, Nhà máy nước ngầm Hóc Môn thuộc Công ty Khai thác và Xử lý nước ngầmThành phố

2.1.5 NHÀ MÁY NƯỚC BÌNH AN

Nhà máy nước Bình An được đầu tư với hình thức xây dựng-vận chuyển giao (BOT) theo hiệp định ký kết giữa một Công ty của Malaysia và Nhànước Việt Nam Nhà máy có công suất 115.000 m3/ngày, khu xử lý nước có côngsuất 100.000 m3/ngày Được xây dựng tại đồi Bình An, tỉnh Bình Dương Nước saukhi xử lý sẽ bán sỉ cho Công ty Cấp nước theo hợp đồng BOT Sau 25 năm khai

Trang 22

hành-thác, đối tác phía nước ngoài sẽ chuyển giao toàn bộ nhà máy lại cho Nhà nướcViệt Nam.

2.2 HIỆN TRẠNG CUNG CẤP NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ TRONG NHỮNG NĂM QUA

a) Về sản xuất và cung cấp nước:

Bảng 2.1 Tỷ lệ phát triển giai đoạn 2000-2005 như sau:

Công suất hiện hữu

Thực hiện Năm

2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

(Nguồn: Tổng Công ty Cấp Nước)

Hệ thống cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành và phát triểnqua nhiều giai đoạn lịch sử, được cải tạo nâng cấp từng bước Nếu năm 1975 côngsuất phát nước đạt 480.000m3/ngày thì đến năm 2000 đạt 840.000 m3/ngày vàđến nay tổng công suất phát nước của thành phố đến cuối tháng 12/2005 đạt1028.000 m3/ngày trên tổng số công suất là 1.261.000 m3/ngày Sau khi có quyếtđịnh không thực hiện các dự án cấp nước theo hình thức BOT, được sự lãnh đạovà chỉ đạo kịp thời của thành phố dự án hệ thống cấp nước Sông Sài Gòn giai

Trang 23

đoạn 1 đạtï được, tiếp tục triển khai từ cuối năm 2002 và hoàn tất đưa vào vậnhành từ tháng 5/2004, góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng thiếunước trong thời gian dài ở những khu vực phía Tây Thành phố.

b) Về phát triển mạng lưới cấp nước:

Bảng 2.2 Kết quả thực hiện giai đoạn năm 2001-2005 như sau:

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Phát triển mạng cấp

nước Phía Đông

Phát triển mạng cấp

nước Phía Tây

Phát triển mạng cấp

(Nguồn: Tổng Công ty Cấp Nước)

Song song với kế hoạch phát triển nguồn nước, kế hoạch phát triển mạnglưới cũng đã đặt ra Ngoài các dự án xây dựng mạng lưới đường ống phía Đông(phục vụ cho việc tiếp nhận và phân phối nước từ dự án BOT Thủ Đức nay là dựán BOO Thủ Đức) và phía Tây (phục vụ cho việc tiếp nhận và phân phối nước từdự án hệ thống nước sông Sài Gòn giai đoạn 1) triển khai từ năm 2002, để đápứng yêu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị mới đã tổ chức lắpđặt thêm mạng cấp 1, 2, 3 khác Tính đến cuối năm 2005 (2001-2005) lắp đặt hơn1.300km đường ống nước các cỡ ∅100-1.500mm và đến cuối năm 2005 tổngchiều dài mạng lưới đường ống cấp nước sẽ hơn 3.000 km ∅ 100-1.500mm

c) Về gắn mới Đồng hồ nước:

Bảng 2.3 Kết quả thực hiện giai đoạn 2001-2005 như sau:

Đồng hồ nước

Đến cuối năm

Đến cuối năm

Đến cuối năm

Đến cuối năm

Đến cuối năm

Đến cuối năm

Trang 24

(Nguồn: Tổng Công ty Cấp Nước)

Để tiêu thụ kịp thời nguồn nước từ dự án hệ thống cấp nước sông Sài Gòngian đoạn 1, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đặc biệt quan tâm công tác gắn mớiđồng hồ nước thông qua hàng loạt cải tiến về thủ tục và nâng cao chất lượng phụcvụ khách hàng trong giải quyết gắn mới Đồng hồ nước và những hoạt động khácliên quan đến dịch vụ cấp nước; phấn đấu đáp ứng 100% nhu cầu gắn đồng hồnước của nhân dân ở các khu vực đã có ống cái cấp nước

d) Tỷ lệ hộ dân được cấp nước:

Qua việc thực hiện hàng loạt các chương trình bổ sung nguồn nước, pháttriển mạng cấp nước, gắn mới đồng hồ nước, số hộ dân được cấp nước qua hệthống cấp nước của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn tăng từ 50% vào cuối năm

2000 lên 74,62% vào cuối năm 2005; nếu tính cả chương trình cấp nước củaUnicef là 10,72% thì tổng số hộ dân được cấp nước đạt tỷ lệ 85,34% vượt kếhoạch 85% theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố đã đề ra

Đến cuối năm 2005 có 817.088 hộ dân sử dụng nước qua hệ thống cấpnước thành phố

e) Tỷ lệ hộ dân cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn giai đoạn 2000-2005 ( bảng 2.4)

Tỷ lệ hô dân được cấp

nước

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Qua HTCN Tổng CTCN SG

Trang 25

(Nguồn: Tổng Công ty Cấp Nước)

Hiện nay, các đơn vị trực thuộc của Tổng công ty đang trong quá trìnhchuyển đổi thành các công ty con, do đó chưa thể có một đánh giá chính xác vềhiệu quả hoạt động của mô hình này

Trong năm 2005, Tổng công ty gặp phải một vấn đề lớn trong hoạt độngkinh doanh, đó là tình trạng nước đục kéo dài tại các khu vực vừa mới phát triểnmạng lưới cấp nước và một số khu vực cũ trên địa bàn các quận nội thành Đểgiải quyết tình trạng này, Tổng công ty đã thực hiện nhiều biện pháp như: súc xảtuyến ống, thuê chuyên gia, tổ chức chuyên môn (Viện Nghiên cứu Hạt nhân ĐàLạt) để nghiên cứu, phân tích tìm nguyên nhân Thiệt hại do nước đục đã lên đếnhàng tỉ đồng (do việc xúc xả)

Để khắc phục tình trạng này, Tổng công ty cần một số lượng vốn lớn gần

2000 tỷ đồng để thay thế hàng km tuyến ống đã cũ mục Đây là một thử thách lớntrong tình hình hoạt động hiện nay của Tổng công ty

Về việc phát triển cung cấp nước, từ đầu năm 2005, Tổng công ty đã triểnkhai chiến dịch gắn mới 100.000 đồng hồ nước cho khách hàng đồng thời thay đổiphương thức phục vụ với tinh thần trách nhiệm cao Tính đến ngày 15/3/2006,tổng số đồng hồ nước mà Tổng công ty quản lý đã lên đến gần 550.000 đồng hồnước, điều này tương ứng con số khoảng trên 3.500.000 người dân thường xuyênđược cung cấp nước sạch, hàng chục ngàn tổ chức kinh tế sử dụng nước sạch đểsản xuất-kinh doanh, gần 75% diện tích Thành phố đã được “phủ” nước sạch

Mục tiêu đối với hoạt động kinh doanh nước sạch mà Tổng công ty đã đề

ra là trong giai đoạn 2005 – 2010 sẽ cung cấp toàn bộ nước sạch cho toàn bộ cácquận huyện của Thành phố, trên 85% dân cư sẽ được sử dụng nước sạch, đồngthời tiến tới việc cung cấp nước sạch cho các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long

An, Tây Ninh, Đồng Nai

Trang 26

Chiến lược phát triển của Tổng công ty không giới hạn trong lĩnh vực cấpnước, mà tiến đến hình thành một tập đoàn hùng mạnh đa chức năng với 02ngành chủ lực là: cấp nước và đầu tư tài chánh; ngoài ra thực hiện các hoạt độngđầu tư-kinh doanh đa ngành khác nhằm mang lại lợi nhuận cao cho Tổng công ty.

2.3 DỰ BÁO DÂN SỐ NHU CẦU DÙNG NƯỚC SẠCH CHO TP HCM ĐẾN NĂM 2010

Theo các nguồn tài liệu tham khảo thì dự báo nhu cầu dùng nước sạch cho TP.HCM cho năm 2000 khoảng 1.200.00 m3/ngày nhưng tình hình hiện nay khả năngcung cấp nước chỉ mới đạt 848.00 m3/ngày như vậy là còn thiếu so với nhu cầukhoảng 350.000 m3/ngày

Để tính nhu cầu dùng nước sạch cho thành phố trong những năm tới, ta dựatrên tiêu chuẩn cấp nước Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho năm 2010 được tínhnhư sau:

 12 quận nội thành cũ: 180 – 200 L/người.ngày: tỉ lệ được cấp 80 –100%

 5 quận mới: 150 L/người.ngày; tỉ lệ được cấp 50% – 80%

 Các đô thị mới thuộc các huyện ngoại thành: 120 L/người.ngày: tỉ lệ cấpnước là 75%

 Khu vực nông thôn: 40 L/người.ngày; tỉ lệ được cấp 60 %

 Khách vãng lai: 150 L/người.ngày; tỉ lệ được cấp 85%

Bảng 2.5 Dự báo dân số TP.HCM trong tương lai

ST

T

1 12 quận nội thành cũ 14.133.27 3.541.040 3.815.000 3.780.000

2 5 quận nội thành mới 29.889.50 611.667 1.070.000 1.800.000

3 5 huyện ngoại thành 165.337.10 836.994 1.320.000 2.300.000

Tổng cộng 209.359.87 4.989.703 6.205.000 7.880.000

( Nguồn : Viện Quy hoạch Xây dựng Đô thị TP HCM)

Trang 27

Ngoài nguồn nước cung cấp cho mục đích sinh hoạt ( mục đích chủ yếu), nướccòn cung cấp cho các mục đích khác, đó là:

 Nước cho công nghiệp: hiện nay nước cho công nghiệp chỉ chiếm khoảng

8 – 10 % tổng nhu cầu cấp nước được cấp Do đó hầu hết các xí nghiệp đều cótrạm cấp nước riêng để tăng thêm lượng nước được cấp từ hệ thống nước thànhphố Dự kiến nước cấp cho nhu cầu công nghiệp trong năm 2010 như sau:

Công nghiệp nhỏ : 11 L/người.ngày

Công nghiệp tập trung: 60 m3/ha.ngày

Các khu chế xuất : 100 m3/ha.ngày

 Nước cho tiểu thủ công nghiệp : 10L/người.ngày

 Nước cho dịch vụ thương mại : 15 L/người.ngày

 Nước cho các dịch vụ công cộng : đó là trường học, bệnh viện, khu vuichơi giải trí… Nhu cầu dùng được tính tuỳ theo từng địa điểm cũng như từng mụcđích

 Nước rò rỉ: theo báo cáo tổng kết của Công ty Cấp Nước TP.HCM tỉ lệthất thoát nước 1997 là 31,6% và năm 1998 là 31,55% Trong tương lai cùng vớiviệc cải tạo mạng lưới cấp nước cũng như áp dụng việc quản lý chặt chẽ, Công tyCấp Nước cố gắng hạ tỉ lệ thất thoát năm 2005 còn 30% và tới năm 2010 là 28 %

Hệ số KNGÀY.MAX= 1,1 cho sinh hoạt ( đối với thành phố trên 5 triệu dân)và KNGÀY.MAX=1,0 cho các khu công nghiệp tập trung

Bảng 2.6 Tiêu chuẩn dùng nước và tỉ lệ dân được cấp nước cho các năm 2005,

I Khu nội thành cũ

8 quận trung tâm

Trang 28

(Nguồn: Tổng Công ty Cấp Nước)

Dựa trên tiêu chuẩn cấp nước ( nước cho sinh hoạt, sản xuất, côngnghiệp và các mục đích khác) cũng như tỉ lệ dân số được cấp nước, dự kiến nhucầu dùng nước sạch cho năm 2010 là 2.500.000 m3/ngày và nhu cầu này đến năm

2020 sẽ là 3.635.000 m3/ngày

Qua dự báo nhu cầu nước sạch cho tương lai ta nhận thấy nhu cầu dùngnước trong vài năm tới là rất lớn Vì vậy, việc mở rộng công suất nước của cácnhà máy nước trong thành phố là rất cần thiết

2.4 DỰ KIẾN TĂNG CÁC NHÀ MÁY NƯỚC TPHCM ĐẾN 2010

(Bảng 2.7)

Trang 29

Nguồn nước khai thác Năm 2005

( *1000m 3 /ngày) Năm 2010

(*1000 m 3 /n gày)

(Nguồn: Tổng Công ty Cấp Nước)

Bảng2.8 : Bảng kê các nhà máy nước

Các nhà máy nước

Hiện có Công

suất(m 3 /ngày) Xây dựng thêm

Tổng cộng

Hệ thống nước sông Đồng Nai

- Nhà máy Thủ Đức

- Nhà máy nước BOT – LDE

- Nhà máy nước Bình An

750.0000

100.000

300.000300.000

1.050.000300.000100.000Hệ thống nước sông Sài Gòn

- Nhà máy nước sông Sài Gòn

giai đoạn 1

- Nhà máy nước sông Sài Gòn

giai đoạn 2

00

300.000(2003)300.000(2008)

300.000300.000

Hệ thống nước ngầm

- Nhà máy nước ngầm Hóc

35.000 92003)10.000(2001)

15.000(2003)

85.00010.000

15.000

Trang 30

3.1 CƠ SỞ TÁCH MẠNG, PHÂN VÙNG

Để phân vùng, tách mạng dựa trên lý thuyết và thực tế để kiểm soát được thấtthoát nước, thường dựa trên các cơ sở sau:

 Dựa vào tỷ lệ thất thoát nước và tỉ lệ ống hết niên hạn làm cơ sở và điều

kiện để cải tạo lắp đặt đường ống mới

 Dựa trên mạng lưới cấp nước hiện hữu của khu vực

 Dựa trên kiến trúc đô thị, mạng giao thông hiện hữu của khu vực

 Phân bố dân cư của từng cụm

Trang 31

 Cơ sở để chia các DMA: quy mô các DMA khoảng 1000 ÷ 1500 ống nhánh,chiều dài mạng lưới 2000 ÷ 10000 m.

 Quản lý DMA một cách hợp lý và dễ dàng nhất

3.2 KIỂM SOÁT THẤT THOÁT NƯỚC KHU VỰC PHƯỜNG 19 QUẬN BÌNH THẠNH

3.2.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẬN BÌNH THẠNH

3.2.1.1 Đánh giá hiện trạng

 Diện tích: 0,39km2

 Dân số: 19.628 người

 Số lượng đồng hồ nước (kỳ 4/2006): 2244 cái

 Sản lượng : 100.000 m3/ tháng

 Các tuyến ống hiện hữu của Phường 19 Quận Bình Thạnh được lắp đặttrước năm 1975 Qua thời gian sử dụng có rất nhiều ống hay bị sì bể, tiếtdiện lòng ống bị thu hẹp làm giảm khả năng cung cấp nước cho khu vực.Cụ thể là các tuyến đường Nguyễn Văn Lạc, Phan Văn Hân, Nguyễn HữuThoại, Huỳnh Tịnh Của, Huỳnh Mẫn Đạt, Phạm Viết Chánh thuộc khu vựcranh giới của phường

 Khối lượng ống cũ: 11622 m

Trang 32

 Khu vực phường19, giáp ranh với phường 17, 21 và 22, được giới hạn bởicác tuyến đường chính như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Văn Lạc, Ngô TấtTố Rạch Thị Nghè, Văn Thánh và đường Nguyễn Ngọc Phương Các nguồncung cấp nước cho phường 19:

- Tuyến ống Þ250 tại ngã ba Nguyễn Văn Lạc – Ngô Tất Tố, có áp lựcP=0,9kg/cm2

- Tuyến ống Þ250 tại cầu Thị Nghè 2 cầu Nguyễn Hữu Cảnh có áp lựcP=1,2kg/cm2, từ Chi nhánh Cấp nước Sài Gòn qua

- Tuyến ống Þ400 tại 296 XVNT phường 21

- Ngoài ra còn một số tuyến ống vào các khu dân cư phường 19 nhưnglấy nước từ Þ250 trên đường Ngô Tất Tố

 Khu vực trên chưa có qui hoạch mạng lưới cấp nước

 Tỷ lệ thất thoát nước tại phường 19 được tính toán dựa trên 3 đồng hồ tổng(245 D XVNT, 296 XVNT, cầu Nguyễn Hữu Cảnh) đo đếm lượng nước vào

4 phường (F17, F19, F21, F22 Quận Bình Thạnh) và sản lượng nước tiêu thụqua các đồng hồ con trong 2 kỳ 03, kỳ 04 năm 2006 là : 51%

 Thông tin về mạng lưới cấp 1, 2 cung cấp nước cho khu vực chưa đầy đủ vàchính xác

3.2.1.2 Đánh giá tình hình cấp nước trên địa bàn

Đa số các phường của quận Bình Thạnh đều có áp lực mạnh do lấy nước đầu nguồn từ nhà máy nước Thủ Đức về Vì vậy việc khai thác sản lượng là cần thiết thông qua việc cải tạo ống mục và gắn đồng hồ nước Hiện nay toàn quận Bình Thạnh có 20 phường

Trong năm 2005, gắn mới 8088 đồng hồ nước Tổng sản lượng 228.900 m3, bình quân 28,3 m3/tháng

Trang 33

- Phường 2 quận Bình Thạnh : bao gồm các đường Bùi Hữu Nghĩa, Vũ Tùng,Phan Bội Châu, Diên Hồng,…trước đây đường ống nước tại đây là ống gang cũ, thường xuyên bị bể, áp lực nước yếu nên không khai thác được sản lượng

- Phường 13 quận Bình Thạnh : gồm các đường Nơ Trang Long, Nguyễn Xí, Bình Lợi có nhiều cơ sở, nhà máy, chung cư có tiêu thụ nhiều như:

+ Xí nghiệp may Bình Minh tiêu thụ trên 3000 m3/tháng

+ Xí nghiệp bánh kẹo Vinabico tiêu thụ trên 1000 m3/tháng

+ Nhà máy dệt chăn len tiêu thụ trên 2556 m3/tháng

+ Trung tâm hỗ trợ xã hội tiêu thụ trên 1000 m3/tháng

- Các phường 15,17,22,25,26,27,28 đường Điện Biên Phủ, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Xí, Nguyễn Cửu Vân… Hầu hết đều có cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà trọ nên lượng nước tiêu thụ tương đối ổn định, sản lượng chắc chắn tăng khi phát triển gắn mới

- Phường 28 trong năm 2005 gắn mới 332 danh bạ, sản lượng 8685 m3 bình quân tiêu thụ 26,1 m3 đây là địa bàn có thể đạt được sản lượng cao do có nhiều khu du lịch, quỹ đất còn nhiều

- Riêng phường 27 quận Bình Thạnh phần lớn là các chung cư Thanh Đa, sửdụng nước chủ yếu là sinh hoạt, quỹ đất không còn phát triển nên sản lượng không thể tăng được nữa

Nhận xét:

- Hầu hết các phường của quận Bình Thạnh tập trung các cơ sở sản xuất, nhà máy, kinh doanh quán ăn, nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ nhà trọ

Trang 34

không đóng giếng được để sử dụng nên sản lượng đảm bảo ổn định và tăngnếu phát triển mạng và gắn mới.

- Đa số các đường ống ở quận Bình Thạnh đều là ống gang đã cũ nên sẽ dẫnđến nghẹt, bể gây thất thoát và giảm sản lượng

- Việc gian lận cao hơn các quận khác thuộc địa bàn chi nhánh quản lý vì sử dụng nước nhiều phải đóng tiền theo giá vượt mức sinh hoạt hoặc giá kinh doanh dịch vụ, sản xuất dẫn đến việc tìm cách giảm chi phí bằng việc sử dụng nước không qua đồng hồ

3.2.2 TÍNH TOÁN TỶ LỆ THẤT THOÁT NƯỚC

Để tính toán tỷ lệ thất thoát nước, em dựa trên cơ sở đồng hồ tổng các phường

17, 19, 21, 22 và sản lượng nước tiêu thụ thực tế thu thập được ở các vùng từ kỳ 2đến kỳ 6 không tính riêng cho phường 19 được bởi vì từng phường không có đồnghồ tổng

Sản lượng nước qua các đồng hồ tổng (đo đếm lượng nước cung cấp cho các phường 17, 19, 21, 22 quận Bình Thạnh) :(bảng 3.1)

Vị trí đặt ĐH Kỳ 02 Kỳ 03 Kỳ 04 Kỳ 05 Kỳ 06

1009677

938686

1024964

( Nguồn: Cty Cấp Nước Gia Định)

Sản lượng nước tiêu thụ tại các phường qua các đồng hồ con:

Trang 35

( Nguồn: Cty Cấp Nước Gia Định)

Tỉ lệ nước tiêu thụ:

%49

%100977861

Phường 19

Phường 21

Phường 22

Trang 36

( Nguồn: Cty Cấp Nước Gia Định)

Tỉ lệ ống cũ tại phường 19, quận Bình Thạnh có tỉ lệ cao nhất trong 4 phường của khu vực Nên tỷ lệ thất thoát nước lấy chỉ số trung bình của 4 phường tính cho phường 19 là thấp so với thực tế

3.3 PHÂN VÙNG TÁCH MẠNG KHU VỰC PHƯỜNG 19 QUẬN BÌNH

THẠNH

Dựa vào các cơ sở tách mạng phân vùng trên, ranh giới địa lý, mạng lưới cấp nước ( các tuyến ống) em có 2 phương án lựa chọn

 Phương án 1: chia phường 19 thành 8 khu nhỏ để quản lý và kiểm soát

 Phương án 2: chia phường 19 thành 5 khu nhỏ để quản lý và kiểm soát.Xét cho từng phương án cụ thể như sau:

- Dân số hiện hữu: 1608 người

- Chiều dài mạng lưới (sau khi hoàn thiện): 1380m

1.2/ DMA 2:

- Giới hạn bởi các đường: Phan Văn Hân, Xô Viết Nghệ Tĩnh, NguyễnNgọc Phương, Nguyễn Hữu Thoại, Rạch Thị Nghè

Trang 37

- Dân số hiện hữu: 2700 người

- Chiều dài mạng lưới (sau khi hoàn thiện): 1440m

1.3/ DMA 3:

- Giới hạn bởi các đường: Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Hữu Thoại, NguyễnNgọc Phương

- Dân số hiện hữu: 1152 người

- Chiều dài mạng lưới (sau khi hoàn thiện): 872m

1.4/ DMA 4:

Giới hạn bởi các đường: Nguyễn Văn Lạc, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Trứ,Huỳnh Tịch Của, Chung cư Phạm Viết Chánh

- Dân số hiện hữu: 2256 người

- Chiều dài mạng lưới (sau khi hoàn thiện): 1039m

1.5/ DMA 5:

Giới hạn bởi các đường: Huỳnh Mẫn Đạt, Phạm Viết Chánh, Chung cưPhạm Viết Chánh

- Dân số hiện hữu: 4626 người

- Chiều dài mạng lưới (sau khi hoàn thiện): 2000m

1.6/ DMA 6:

Giới hạn bởi các đường: Huỳnh Mẫn Đạt, Phạm Viết Chánh, Chung cưPhạm Viết Chánh

- Dân số hiện hữu: 3048 người

- Chiều dài mạng lưới (sau khi hoàn thiện): 1190m

1.7/ DMA 7:

Trang 38

Giới hạn bởi các đường: Cuối đường Phạm Viết Chánh từ Chung cư PhạmViết Chánh, rạch Văn Thánh

- Dân số hiện hữu: 3648 người

- Chiều dài mạng lưới (sau khi hoàn thiện): 1348m

1.8/ DMA 8:

Giới hạn bởi các đường: Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Công Trứ, Ngô Tất Tố,hẻm 66

- Dân số hiện hữu: 3750 người

- Chiều dài mạng lưới (sau khi hoàn thiện): 1572m

2/ Quy mô dự án:

2.1/ Quy mô dự án:

Khối lượng ống dự kiến đặt mới:

- Ống Þ100 uPVC = 4400m

- Ống Þ150 uPVC = 2920m

- Ống Þ200 uPVC = 820m

- Đồng hồ tổng: 08 cái

2.2/ Chi phí thực hiện dự án:

- Ống Þ100 uPVC: 4400 m x 450.000 đ/m= 1.980.000.000 đồng

- Ống Þ150 uPVC: 2920 m x 500.000 đ/m= 1.460.000.000 đồng

- Ống Þ200 uPVC: 820 m x 600.000 đ/m= 492.000.000 đồng

- Đồng hồ tổng: 8 cái x 100.000.000 đ/cái = 800.000.000 đồng

- Dự phòng phí: 10% = 453.200.000 đồng

Tổng cộng: 5.185.200.000 đồng

Trang 39

Ghi chú: chi phí lắp đặt ống bao gồm cả ống nhánh.

2.3/ Tiến độ thực hiện:

- Lập báo cáo KTKT: 30 ngày

- Thẩm định, trình duyệt báo cáo KTKT: 15 ngày

- Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, phê duyệt, ký hợp đồng thi công:

45 ngày

- Thi công xây lắp, nghiệm thu bàn giao:180 ngày

Tổng cộng: 270 ngày

7 6

6

5 5

8 4

2 3

2 1

Trang 40

- Giới hạn bởi các đường: Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Văn Lạc, Phan VănHân.

- Dân số hiện hữu: 1608m

- Chiều dài mạng lưới (sau khi hoàn thiện): 1380m

1.2/ DMA 2 (Þ150):

- Giới hạn bởi các đường: Huỳnh Mẫn Đạt, Phân Văn Hân, Nguyễn NgọcPhương

- Dân số hiện hữu: 4782m

- Chiều dài mạng lưới (sau khi hoàn thiện): 2477m

1.3/ DMA 3 (Þ150):

- Giới hạn bởi các đường: Huỳnh Mẫn Đạt, Phạm Viết Chánh, Công trườngMê Linh

- Dân số hiện hữu: 4887m

- Chiều dài mạng lưới (sau khi hoàn thiện): 2021m

1.4/ DMA 4 (Þ150):

- Giới hạn bởi các đường: Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Văn Lạc, Ngô Tất Tố,Nguyễn Công Trứ, Phạm Viết Chánh

- Dân số hiện hữu: 6102m

- Chiều dài mạng lưới (sau khi hoàn thiện): 3137m

1.5/ DMA 5(Þ150):

- Giới hạn bởi các đường: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Trứ, Phạm ViếtChánh

- Dân số hiện hữu: 5749m

- Chiều dài mạng lưới (sau khi hoàn thiện): 2431m

Ngày đăng: 17/02/2014, 22:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Các đặc trưng chế độ nhiệt - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Bảng 1.1 Các đặc trưng chế độ nhiệt (Trang 10)
Bảng 1.2 Các đặc trưng về chế độ mưa - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Bảng 1.2 Các đặc trưng về chế độ mưa (Trang 11)
Bảng 1.3 Độ ẩm tương đối trong các tháng tại Tp Hồ Chí Minh - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Bảng 1.3 Độ ẩm tương đối trong các tháng tại Tp Hồ Chí Minh (Trang 12)
Bảng 1.5 Doanh số thương mại và dịch vụ trong các năm gần đây (đơn vị: tỷ đồng) - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Bảng 1.5 Doanh số thương mại và dịch vụ trong các năm gần đây (đơn vị: tỷ đồng) (Trang 13)
Bảng 1.4: Giá trị sản xuất CN – TTCN trong những năm gần đây - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Bảng 1.4 Giá trị sản xuất CN – TTCN trong những năm gần đây (Trang 13)
Bảng 1.7  Sản lượng ngành chăn nuôi trong năm 2004 - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Bảng 1.7 Sản lượng ngành chăn nuôi trong năm 2004 (Trang 14)
Bảng 2.1 Tỷ lệ phát triển giai đoạn  2000-2005 như sau: - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Bảng 2.1 Tỷ lệ phát triển giai đoạn 2000-2005 như sau: (Trang 22)
Bảng 2.2 Kết quả thực hiện giai đoạn năm 2001-2005 như sau: - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Bảng 2.2 Kết quả thực hiện giai đoạn năm 2001-2005 như sau: (Trang 23)
Bảng 2.5 Dự báo dân số TP.HCM trong tương lai - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Bảng 2.5 Dự báo dân số TP.HCM trong tương lai (Trang 26)
Bảng 2.6 Tiêu chuẩn dùng nước và tỉ lệ dân được cấp nước cho các năm 2005, 2010 - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Bảng 2.6 Tiêu chuẩn dùng nước và tỉ lệ dân được cấp nước cho các năm 2005, 2010 (Trang 27)
Bảng 3.2 Tỷ lệ thất thoát nước qua các loại ống - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Bảng 3.2 Tỷ lệ thất thoát nước qua các loại ống (Trang 35)
Sơ đồ ống: - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
ng (Trang 59)
Sơ đồ nút: - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Sơ đồ n út: (Trang 61)
Sơ đồ ống: - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
ng (Trang 62)
Sơ đồ nút: - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Sơ đồ n út: (Trang 65)
Sơ đồ nút: - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Sơ đồ n út: (Trang 70)
Sơ đồ ống: - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
ng (Trang 75)
Sơ đồ nút : - quy hoạch nâng cấp, cải tạo ống mục và phân vùng tách mạng kiểm soát thất thoát nước khu vực phường 19 quận bình thạnh
Sơ đồ n út : (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w