1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng ngon

72 556 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM LỜI MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Quản trị nhân sự là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, vì “Mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Thật vậy, quản trị nhân sự có mặt ở bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào, nó có mặt ở tất cả các phòng ban, các đơn vị. Tầm quan trọng của con người trong bất cứ một doanh nghiệp hay tổ chức nào dù có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào cũng có một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được. Trong công ty mỗi con người là một thế giới riêng biệt nếu không có hoạt động quản trị thì ai thích làm gì thì làm, mọi việc sẽ trở nên vô kỷ luật, công tác quản trị nhân sự sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã bộc lộ nhiều yếu kém quản lý kinh tế. Nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Để tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp cần phải thay đổi quản trị nguồn nhân lực của mình. Việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với nhiều biện pháp về quản trị nhân lực của doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp đánh giá cụ thể hơn về đầu tư phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị doanh nghiệp nhận ra những điểm yếu cần khắc phục, những điểm mạnh cần phát huy nhằm xây dựng cho doanh nghiệp các chiến lược tình hình phù hợp với tình hình thực tiễn. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản trị nhân sự trong bất cứ doanh nghiệp nào cho nên em đã chon đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Nhà hàng Ngon” SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 1 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tình hình hoạt động tại Nhà hàng Ngon Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị nhân sự tại Nhà hàng ngon Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự. 3. Phương pháp nghiên cứu Phỏng vấn trực tiếp nhân viên tại Nhà hàng Ngon Tham khảo các tài liệu, số liệu tại Nhà hàng Ngon Sử dụng phương pháp thu thập số liệu kết hợp với phương pháp phân tích, đối chiếu và so sánh với tình hình thực tế để có cái nhìn toàn diện về vấn đề cần nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tương nghiên cứu: Hoạt động quản trị nhân sự tại Nhà hàng Ngon Nơi thực hiện đề tài: Nhà hàng Ngon Thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2007 đến 2010 Bài báo cáo được nghiên cứu và hoàn thành trong thời gian từ ngày 08/08/2011 đến ngày 31/10/2011 5.Kết cấu: Bao gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng công tác quản trị tại Nhà hàng Ngon Chương 3: Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng Ngon SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Công tác quản trị nhân sự 1.1.1 Khái niệm Quản trị: là quá trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức, trong môi trường luôn biến động và có sự hạn chế về nguồn lực. Quản trị có bốn chức năng cơ bản: Hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra đánh giá. Nhà quản trị: là các thành viên tổ chức, họ là những người điều khiển công việc của người khác. Quản trị nhân sự: hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo phát triển và duy trì con người của tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của quản trị nhân sự 1.1.2.1 Chức năng của nhà quản trị nhân sự Đối với mỗi nhiệm vụ của công tác nhân sự, nhà quản trị thực hiện các chức năng nghiệp vụ của nhà quản trị là: Hoạch định: Chức năng này chú trọng đến vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh ngiệp. Tổ chức thực hiện: Chức năng này chú trọng đến việc bố trí sắp xếp nhân viên cho đúng người đúng việc, có việc là có người đảm nhận, một người có thể đảm nhận SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 3 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM nhiều công việc, tránh một việc nhiều người cùng làm (chồng chéo). Đào tạo phát triển nhân viên để nâng cao năng lực, đảm bảo nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao… Chỉ huy, chỉ đạo: kích thích, động viên nhân viên trong doanh nghiệp làm việc hang say, tận tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao… Kiểm tra đánh giá: Thu thông tin để chuẩn bị cho thời kỳ kế tiếp. 1.1.2.2 Nhiệm vụ của nhà quản trị nhân sự: Việc quản trị nguồn nhân lực là việc của người quản trị (thủ trưởng) của mõi cấp trong tổ chức, nhưng trong tổ chức bao gồm cũng có một bộ phận chuyên môn( phòng tổ chức hay phòng nhân sự) giúp thủ trưởng làm nhiệm vụ quản trị nguồn nhân lực. Phòng nhân sự có bảy nhiệm vụ lớn: Nghiên cứu tài nguyên nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, quản trị tiền lương, quan hệ lao động, dịch vụ phúc lợi, y tế và an toàn. 1.1.3 Tầm quan trọng của vấn đề quản trị nhân sự Quản trị nhân sự giữ vai trò quan trọng và ngày càng được các nhà quản trị quan tâm nghiên cứu, phân tích, xem đây là một chức năng cốt lõi và quan trọng nhất của tiến trình quản trị. Việc nghiên cứu quản trị nhân sự là hết sức cần thiết: Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, do đó đặc trưng nổi bật là tính cạnh tranh. Các nhà quản trị nói chung và kinh doanh nói riêng buộc phải cải thiện tổ chức, trong đó yếu tố con người là quyết định. Việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, hay đúng cương vị đang là vấn đề rất quan tâm đối với mọi hình thức tổ chức hiện nay. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại cùng với sự phát triển của nền kinh tế “ mở” buộc các nhà quản trị phải biết cách thích ứng, do đó việc tuyển chọn, sắp SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 4 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong bộ máy thế nào nhằm đạt hiệu quả tốt nhất đang được mọi giới quan tâm. Nghiên cứu quản trị nhân sự giúp các nhà quản trị học được cách giao dịch với người khác, biết cách đặt câu hỏi, biết lắng nghe, biết tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên một cách tốt nhất, biết cách lôi kéo nhân viên say mê với công việc và tránh được các sai lầm trong việc tuyển chọn và sử dụng lao động, nâng cao chất lượng công việc, nâng cao hiệu quả của tổ chức. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự trong lĩnh vực nhà hàng. 1.2.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài công ty: Môi trường vật chất và môi trường kinh tế: việc tăng dân số và cạn kiệt về tài nguyên, ô nhiễm môi trường làm cho sự cạnh tranh giữa các vùng, các quốc gia, các doanh nghiệp và thậm chí là các cá nhân với nhau ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Sự tăng trưởng kinh tế và tốc độ lạm phát đều có ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống công ăn việc làm của người lao động. Môi trường công nghệ - kỹ thuật, thông tin: Kỹ thuật hiện đại và công nghệ sản xuất mới làm xuất hiện một số ngành mới, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Bên cạnh đó phải đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ và giải quyết những lao động dư thừa. Môi trường chính trị: Các tổ chức sản xuất kinh doanh sẽ ngày càng có tác động mạnh mẽ hơn tới môi trường chính trị thông qua các sản phẩm, dịch vụ hay làm việc mà họ tạo ra đối với xã hội và ngược lại môi trường chính trị sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ như kế hoạch ổn định các chính sách kinh tế … Môi trường văn hoá - xã hội: Xã hội phân chia thành nhiều nhóm quyền lợi và các nhóm này sẽ có mối quan tâm đến những sản phẩm kinh tế khác nhau như là lợi nhuận, lối sống, nhu cầu và như vậy cách nhìn nhận về giá trị con người cũng thay SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 5 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM đổi. Những thay đổi này ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách quản trị nhân sự trong các tổ chức. 1.2.2 Ảnh hưởng của môi trường bên trong công ty: Mục tiêu của công ty : Mục tiêu của công ty luôn chi phối toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy để đạt được mục tiêu này đòi hỏi mọi thành viên của công ty từ cấp quản trị cao nhất đến toàn thể nhân viên trong công ty phải nghiêm chỉnh tuân thủ và thực hiện tốt các chính sách, kế hoạch của công ty đã đề ra. Chính sách chiến lược của công ty: Để đạt được mục tiêu của công ty, công ty phải đề ra các chính sách chiến lược để đáp ứng tình thế cạnh tranh gay gắt của công ty trong mọi hoàn cảnh. Các chính sách chiến lược quản trị nhân sự của công ty cũng phải đáp ứng, đồng thời phải tạo được tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau trong công việc giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty. 1.3 Nội dung công tác quản trị nhân sự 1.3.1 Phân tích công việc 1.3.1.1 Khái niệm: Phân tích công việc là một tiến trình xác định một cách có hệ thống các nhiệm vụ và các kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc trong một doanh nghiệp. Phân tích công việc cung cấp cho nhà quản trị một bản tóm tắt các nhiệm vụ của một công việc nào đó, mối tương quan giữa các công việc đó với các công việc khác, kiến thức và kỹ năng cần thiết, các điều kiện làm việc. 1.3.1.2 Nội dung của việc phân tích công việc Sơ đồ 1.1: Nội dung phân tích công việc SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 6 Mô tả công việc Xác định công việc Tiêu chuẩn về nhân sự Đánh giá công việc Xếp loại công việc Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM Bước 1: Mô tả công việc Thiết lập một bảng liệt kê về các nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, các hoạt động thường xuyên và đột xuất, các phương tiện và điều kiện làm việc, các quan hệ trong công việc… Bước 2: Xác định công việc Là việc thiết lập một văn bản quy định về nhiệm vụ, chức năng quyền hạn, các hoạt động thường xuyên đột xuất, các mối quan hệ trong công tác, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công việc. Bằng việc xem xét các thông tin thu thập được từ thực tế trong bảng mô tả, có thể phát hiện ra các điểm bất hợp lý cần thay đổi, những nội dung thừa cần loại bỏ và những nội dung thiếu cần bổ sung. Từ đó xác định được bảng mô tả công việc mới theo tiêu chuẩn của công việc. Bước 3: Đề ra các tiêu chuẩn về nhân sự Là những yêu cầu chủ yếu về năng lực, phẩm chất, hình thức mà người đảm nhận công việc phải đạt được. Đối với các công việc khác nhau, số lượng và mức độ yêu cầu cũng khác nhau. Những yêu cầu hay được đề cập đến:  Sức khỏe.  Trình độ học vấn.  Tuổi tác, kinh nghiệm.  Ngoại hình, sở thích cá nhân, hoàn cảnh gia đình.  Các tiêu chuẩn đưa ra sẽ được xác định rõ là ở mức nào: cần thiết, rất cần thiết hay chỉ là mong muốn. Bước 4: Đánh giá công việc Là việc đo lường và đánh giá tầm quan trọng của mỗi công việc. Việc đánh giá công việc phải chính xác, khách quan, đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 7 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM bởi vì giá trị và tầm quan trọng của mỗi công việc được đánh giá sẽ là căn cứ để xác định mức lương tương xứng cho công việc này. Chất lượng của công tác đánh giá phụ thuộc vào phương pháp đánh giá. Có 2 nhóm phương pháp đánh giá: Nhóm 1: Các phương pháp tổng quát Phương pháp đánh giá tất cả các công việc cùng một lúc: hội đồng đánh giá sẽ hợp lại để cùng xem xét các bảng mô tả công việc và bàn bạc để đi đến kết luận về mức độ phức tạp và tầm quan trọng của công việc. Phương pháp so sánh từng cặp: Việc đánh giá được tiến hành bằng cách so sánh lần lượt một công việc này với công việc khác. Ngoài ra còn có một số phương pháp khác: phương pháp đánh giá theo các công việc chủ chốt, phương pháp đánh giá theo mức độ độc lập tự chủ khi thực hiện công việc. Nhóm 2: Các phương pháp phân tích: Xem xét các công việc theo từng yếu tố riêng biệt, sau đó tổng hợp lại thành một đánh giá chung. Phương pháp cho điểm: mỗi yếu tố được đánh giá ở nhiều mức độ khác nhau tương đương với một số điểm nhất định. Phương pháp Corbin: theo đồ về sự chu chuyển thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Bước 5: Xếp loại công việc Những công việc được đánh giá tương đương nhau sẽ được xếp vào thành một nhóm. Việc xếp loại công việc như thế này rất tiện lợi cho các nhà quản lý trong công việc. SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 8 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM 1.3.1.3 Các phương pháp phân tích công việc: Để phân tích công việc có rất nhiều phương pháp khác nhau, các phương pháp phổ biến sau đây: Bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được đánh giá là một phương pháp hữu hiệu nhất để thu thập thông tin phân tích công việc. Bảng câu hỏi liệt kê những câu hỏi đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước và phân phát cho nhân viên điền các câu hỏi trả lời. Tổng kết các câu hỏi trả lời của nhân viên, bộ phận nhân sự sẽ có những thông tin cơ bản, đặc trưng về các công việc thực hiện trong doanh nghiệp. Quan sát: Quan sát tại nơi làm việc cho phép các nhà phân tích chỉ ra đầy đủ và chi tiết thời gian, mức độ thường xuyên tính phức tạp của nhiệm vụ, trách nhiệm khi thực hiện các công việc khác nhau, các thông tin về điều kiện làm việc, các máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình làm việc và hiệu quả thực hiện công việc. Phương pháp quan sát được sử dụng hiệu quả đối với những công việc có thể đo lường, dễ quan sát thấy, những công việc không mang tính chất tình huống. Phỏng vấn: Phỏng vấn dùng để lấy thêm thông tin trong công việc hoặc cần làm sáng tỏ thêm một số điểm nào đó Nhật ký ghi chép:  Phương pháp này nhằm thu thập các thông tin cụ thể làm việc hằng ngày của nhân viên  Các thông tin thu được từ tiến trình phân tích các công việc được dùng để xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc . 1.3.1.4 Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 9 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM Bản mô tả công việc là một tài liệu cung cấp thông tin liên quan đến công tác cụ thể, các nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc. Bản mô tả công việc gồm 3 nội dung chính sau: Phần xác định công việc Tên công việc, mã công việc, tên bộ phận trực thuộc hay địa điểm thực hiện công việc, Chức danh lãnh đạo trực tiếp, số người lãnh đạo dưới quyền, mức lương. Phần tóm tắt về các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc: Nhiệm vụ, quyền hạn. Các điều kiện làm việc: Các điều kiện về môi trường vật chất: máy móc, công cụ, trang bị cần sử dụng…,thời gian làm việc, điều kiện vệ sinh, an toàn lao động, các phương tiện đi lại, các phương tiện khác liên quan, mối quan hệ, tiêu chuẩn để đánh giá Bảng tiêu chuẩn công việc là tài liệu liệt kê các điều kiện, các tiêu chuẩn tối thiểu mà một nhân viên cần phải có để hoàn thành công việc. Các tiêu chuẩn công việc thường đề cập đến các thông tin sau: Dữ kiện tổng quát: Tên công việc, thuộc bộ phận nào Bản chất công việc: Ngoài trời, trong nhà máy, hành chánh văn phòng. Trả lương: Mức lương chính, mức lương thủ việc lương phụ trội, tiền thưởng, phụ cấp, trượt giá sinh hoạt. Điều khoản đào tạo huấn luyện: Thời gian được huấn luyện, ở đâu, hợp đồng đào tạo huấn luyện. Cơ hội được thăng thưởng: Lý do được thăng thưởng. SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 10 [...]... quản trị nhân sự của nhà hàng cũng phải đáp ứng, đồng thời phải tạo được tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau trong công việc giữa các bộ phận trong nhà hàng SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên 32 GVHD: ThS Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM 2.3.Thực trạng công tác quản trị nhân sự 2.3.1 Tình hình nhân sự tại Nhà Hàng Ngon Cơ cấu giới tính Thống kê giới tính của công nhân. .. Lập đồ quảnnhân sự và điều hành công việc hằng ngày Báo cáo công việc hằng ngày, hàng tháng giao cho giám đốc điều hành Nhận sự ủy quyền của giám đốc điều hành trong việc lựa chọn các nhà cung cấp Ký các phiếu thu chi hằng ngày, quản lý các doanh số quầy hàng SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên 25 GVHD: ThS Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM Tuyển chọn nhân sự theo kế... trường, hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng ngày một cao Trong thời gian qua nhà hàng cũng có những bước đi hết sức khéo léo nhằm mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao được uy tín trên thị trường SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên 30 GVHD: ThS Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự 2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài...Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM Các tiêu chuẩn nhân viên: Trình độ văn hóa, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm công tác, tuổi đời, thể lực sức khỏe, đặc điểm cá nhân 1.3.2 Quá trình tuyển dụng Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự cho doanh nghiệp, phòng nhân sự sẽ tiến hành quá trình tuyển dụng nhân sự Hai nguồn tuyển dụng nhân sự được sử dụng nguồn trong nội bộ doanh nghiệp và... lối kiến trúc cũ, điều đó đã làm bất ngờ và thích thú đối với thực khách trong nước cũng như khách nước ngoài Nhà hàng Ngon tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hàng Ngon chiếm một vị thế khá rộng rãi và thoáng mát Nghe cái tên: Nhà hàng Ngon đã thấy thú vị và hấp dẫn Nhà hàng đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch trong nước phát triển và đã giới thiệu với những nét đặc trưng của nền... phát triển Nhà hàng Ngon: Mở thêm nhiều chi nhánh ở nước ngoài Thực hiện tăng cường đầu tư chiều sâu, giữ vững và nâng cao chất lượng các món ăn Chế biến thêm các món ăn nước ngoài Nâng cao chất lượng phục vụ nhà hàng Các chi nhánh của Nhà Hàng ngon Hiện nay công ty có các hệ thống Nhà hàng Ngon đặt ở miền Bắc – Nam và cả ở dất nước Campuchia Ở Hà Nội: Quán Ăn Ngon số 26 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàng Kiếm,... Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Nhà hàng Ngon 2.1.3.1 đồ tổ chức của Nhà hàng Ngon Hội Động Quản Trị Giám Đốc Điều Hành Kế Toán Bộ Phận Nhân Sự Tài Chính BP.Bếp BP.Bar Ban Tổng Bộ Phận Quản Lý Kế Họach BP.Cashier BP.Phục Vụ BP.Tạp Vụ BP.Lễ Tân đồ 2.1: đồ tổ chức Nhà hàng Ngon 2.1.3.2 Chức Năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Hội... Đào tạo cho công việc tương lai Thông thường trong doanh nghiệp, việc đào tạo cho nhu cầu tương lai thường được đặt ra để chuẩn bị cho đội ngũ các nhà quản trị kế cận Công việc này thường được gọi là phát triển quản trị, hay phát triển chỉ huy Nội dung của chương trình đào tạo thường nhằm mục tiêu cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nhà quản trị đương chức làm tốt công việc hiện tại, đồng... Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM Mặc dù nhà hàng đang phải đối đầu với nhiều khó khăn vì bị nhái thương hiệu, chuyển cơ sở kinh doanh song tình hình hoạt động kinh doanh của nhà hàng năm 2010 đã đạt kết quả rất cao và ngày càng gia tăng chứng tỏ nhà hàng đang làm ăn thịnh vượng và đã tạo được sự uy tín trên thị trường Đánh giá: Từ ngày thành lập nhà hàng đến nay, nhà hàng đã thực sự hòa nhập vào cơ... lý Về khía cạnh tâm lý, nhân viên sẽ cảm thấy tự có trách nhiệm hơn vì cảm thấy cấp trên tin tưởng và tạo điều kiện cho mình hoàn thành công việc ở bất cứ hoàn cảnh nào SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên 21 GVHD: ThS Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI NHÀ HÀNG NGON 2.1 Tổng quan về Nhà Hàng Ngon 2.1.1 Quá trình . luận Chương 2: Thực trạng công tác quản trị tại Nhà hàng Ngon Chương 3: Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng Ngon SVTH: Đỗ Thị Hồng Yên GVHD:. vấn đề quản trị nhân sự Quản trị nhân sự giữ vai trò quan trọng và ngày càng được các nhà quản trị quan tâm nghiên cứu, phân tích, xem đây là một chức

Ngày đăng: 17/02/2014, 21:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4/NXB: Thống kê (2006), “Quản trị nguồn nhân lực” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: NXB: Thống kê
Nhà XB: NXB: Thống kê (2006)
Năm: 2006
5/ Trần Công Bình (2008), NXB: Trẻ, “ Thực hành kỹ năng quản trị nguồn nhân lực” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành kỹ năng quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Công Bình
Nhà XB: NXB: Trẻ
Năm: 2008
6/ NXB: Giao thông vận tải (2008). “Quản trị nguồn nhân lực” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: NXB: Giao thông vận tải
Nhà XB: NXB: Giao thông vận tải (2008). “Quản trị nguồn nhân lực”
Năm: 2008
1/ Báo cáo kết quả kinh doanh tại nhà hàng Ngon Khác
2/ Báo cáo tài chính phòng Doanh nghiệp tại nhà hàng Ngon Khác
3/ Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống nhà hàng Ngon Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Nội dung phân tích công việc - một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng ngon
Sơ đồ 1.1 Nội dung phân tích công việc (Trang 6)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Nhà hàng Ngon 2.1.3.2 Chức Năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. - một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng ngon
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Nhà hàng Ngon 2.1.3.2 Chức Năng và nhiệm vụ của từng bộ phận (Trang 25)
Bảng 2.4: Báo cáo tình hình nhân sự của nhà hàng ngon - một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng ngon
Bảng 2.4 Báo cáo tình hình nhân sự của nhà hàng ngon (Trang 36)
Bảng 2.6: Báo cáo tình hình nhân sự tại Nhà Hàng Ngon - một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng ngon
Bảng 2.6 Báo cáo tình hình nhân sự tại Nhà Hàng Ngon (Trang 39)
Sơ đồ 2.2: Quy trình tuyển dụng của Nhà hàng Ngon - một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng ngon
Sơ đồ 2.2 Quy trình tuyển dụng của Nhà hàng Ngon (Trang 47)
Sơ đồ 2.3: Quy trình đào tạo của Nhà hàng Ngon Xác định nhu cầu đào tạo - một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng ngon
Sơ đồ 2.3 Quy trình đào tạo của Nhà hàng Ngon Xác định nhu cầu đào tạo (Trang 51)
Bảng 2.8: Báo cáo tổng kết bộ phận nhân sự tháng 12/2010 - một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng ngon
Bảng 2.8 Báo cáo tổng kết bộ phận nhân sự tháng 12/2010 (Trang 55)
Bảng 2.9: Hệ số lương và phụ cấp của nhà hàng - một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng ngon
Bảng 2.9 Hệ số lương và phụ cấp của nhà hàng (Trang 57)
10) Hình thức đào tào. 3.9 - một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng ngon
10 Hình thức đào tào. 3.9 (Trang 61)
Bảng câu hỏi nhận xét công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng Ngon - một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng ngon
Bảng c âu hỏi nhận xét công tác quản trị nhân sự tại nhà hàng Ngon (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w