Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá lớn, trước khi đi xa đã để lại cho dân tộc ta, đất nước ta một di sản vô cùng quý giá Di chúc của Người. Di chúc đã trở thành di sản tinh thần vô cùng quý giá, kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung tư tưởng cốt yếu định hướng phát triển lâu dài cho cách mạng Việt Nam. Đó là những tình cảm thắm thiết và niềm tin vững chắc của Người đối với nhân loại tiến bộ, mà trước hết là với Đảng ta, nhân dân ta và các thế hệ mai sau. Di chúc là một văn kiện lịch sử phản ánh tập trung nhất tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người, thể hiện tinh thần trách nhiệm lớn lao, lo lắng mọi bề đến tương lai của dân tộc ta, của chế độ xã hội chủ nghĩa và loài người. Tư tưởng trong Di chúc thể hiện nguyện vọng, ý chí và quyết tâm đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Với ý nghĩa đặc biệt đó mà “Di chúc của Người hiện nay cũng như sau này không những chỉ là của nhân dân Việt Nam mà còn dành cho tất cả dân tộc, các đảng đang đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, dù ở châu Á, châu Âu hay ở bất cứ nơi nào trên các lục địa”
Trang 1THU HOẠCH-Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệcách mạng cho đời sau trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng
và dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi,nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhânquốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá lớn, trướckhi đi xa đã để lại cho dân tộc ta, đất nước ta một di sản vôcùng quý giá - Di chúc của Người
Di chúc đã trở thành di sản tinh thần vô cùng quý giá, kếttinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nộidung tư tưởng cốt yếu định hướng phát triển lâu dài cho cáchmạng Việt Nam Đó là những tình cảm thắm thiết và niềm tin
Trang 2vững chắc của Người đối với nhân loại tiến bộ, mà trước hết làvới Đảng ta, nhân dân ta và các thế hệ mai sau
Di chúc là một văn kiện lịch sử phản ánh tập trung nhất tưtưởng, đạo đức và tác phong của Người, thể hiện tinh thầntrách nhiệm lớn lao, lo lắng mọi bề đến tương lai của dân tộc ta,của chế độ xã hội chủ nghĩa và loài người Tư tưởng trong Dichúc thể hiện nguyện vọng, ý chí và quyết tâm đấu tranh cho sựnghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà Với ý nghĩađặc biệt đó mà “Di chúc của Người hiện nay cũng như sau nàykhông những chỉ là của nhân dân Việt Nam mà còn dành chotất cả dân tộc, các đảng đang đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội vàchủ nghĩa cộng sản, dù ở châu Á, châu Âu hay ở bất cứ nơinào trên các lục địa”1
Trong Di chúc, Người khái quát những nhiệm vụ chiến lược
và những vấn đề mấu chốt mà Đảng và nhân dân ta phải nắm
1 Hồ Chí Minh - Sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại, Nxb Văn hóa thông tin, H 2007, tr.595
Trang 3vững để hoàn thành sự nghiệp cách mạng Hơn 40 năm đã qua
kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản "Di chúc" căn dặn toànĐảng, toàn dân và thế hệ trẻ những điều hệ trọng, những việccần phải làm vì sự nghiệp cách mạng Những lời dặn củaNgười trong đó có tư tưởng bồi dưỡng thế hệ cách mạng chođời sau vẫn giữ nguyên giá trị to lớn, có ý nghĩa sâu sắc
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Chủ tịch HồChí Minh luôn chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng Đókhông chỉ là lực lượng trực tiếp gánh vác và giải quyết nhữngnhiệm vụ hiện tại, mà còn là đội ngũ kế cận, nguồn bổ sung có
đủ năng lực để kế thừa và tiếp tục phát triển sự nghiệp củanhững thế hệ đi trước Trong "Di chúc", Người nhắc nhở toànĐảng, toàn dân phải luôn ghi nhớ rằng, "Bồi dưỡng thế hệ cáchmạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết"2.Luận điểm đó chứa đựng thế giới quan khoa học của một lãnh
tụ cách mạng, phản ánh tầm nhìn xa trông rộng của một nhà
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 1995, Tập 12, tr.498
Trang 4hiền triết, một nhà văn hóa lớn; nó đã trở thành một chân lý củacách mạng.
Với ý nghĩa đó, trong học phần nghiên cứu tác phẩm kinhđiển của Hồ Chí Minh, tôi đã lựa chọn vấn đề: Tư tưởng Hồ ChíMinh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong “Dichúc Chủ tịch Hồ Chí Minh” làm nội dung viết thu hoạch
NỘI DUNG
Trang 51 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cáchmạng cho đời sau trong “Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”
1.1 Bối cảnh ra đời của Di chúc
Hồ Chí Minh bắt đầu viết bản Di chúc từ tháng 5 năm 1965.Đây là những năm tháng đầy thử thách, khó khăn và quyết liệtcủa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Sự phá sản củachiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đã đẩy Mỹ - ngụy vào mộtcuộc khủng hoảng chính trị triền miên Các cuộc đảo chính liêntiếp xảy ra đã làm cho sự rối loạn của chế độ bù nhìn tay saicàng thêm trầm trọng Đế quốc Mỹ buộc phải đưa mấy chụcvạn quân vào cùng với hơn một triệu quân ngụy nhằm đẩymạnh cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, đồng thời chomáy bay và tàu chiến tăng cường đánh phá miền Bắc
Trên thế giới một vấn đề tranh luận lớn trong phong tràocộng sản và công nhân quốc tế trong những năm 60 là vấn đềđánh giá đế quốc Mỹ Khuynh hướng đánh giá quá cao sức
Trang 6mạnh Mỹ đã đẻ ra tư tưởng do dự, hữu khuynh, hoà bình chủnghĩa, sợ một xung đột nhỏ có thể gây ra chiến tranh hạt nhân.Chính đế quốc Mỹ đã lợi dụng cuộc khủng hoảng đó trongphong trào cách mạng thế giới để đẩy mạnh chiến tranh xâmlược Việt Nam với một số lượng bom đạn lớn hơn nhiều lần sốbom đạn được dùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong tình hình quốc tế phức tạp đó, Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đánh giá sức mạnh của đế quốc Mỹ và xác địnhquyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước
Từ sự phân tích khoa học và sáng suốt tình hình ta và Mỹ,Người đã thay mặt toàn Đảng, toàn dân ta khẳng định quyếttâm chiến lược trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước: "Chiếntranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa
Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tànphá song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý
Trang 7hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây
dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!"3
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” là ý chí, là nguyện
vọng của toàn dân Việt Nam, là chân lý của thời đại Hưởng
ứng lời kêu gọi vang dậy núi sông đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
quân và dân ta từ Nam chí Bắc, phát huy lòng yêu nước và chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, lại được sự giúp đỡ có hiệu quả
của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và bè bạn trên thế giới,
đã làm phá sản hai cuộc phản công chiến lược mùa khô
1965-1966 và 1965-1966-1967 của Mỹ - ngụy; đã tổng tiến công và nổi dậy
đồng loạt đầu xuân 1968, dồn đế quốc Mỹ ngày càng lún sâu
vào thế phòng ngự chiến lược Quân dân miền Bắc đã đánh bại
cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, bắn rơi trên 3.000 máy bay,
tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái, bắn chìm và bắn bị thương
hơn 150 tàu chiến của địch
3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 1995, Tập 12, tr.108
X
Trang 8Do kết quả đấu tranh anh hùng và đầy hy sinh của nhândân hai miền Nam - Bắc, lại được sự đồng tình, ủng hộ củanhân dân tiến bộ Mỹ và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thếgiới, đế quốc Mỹ bị thất bại ê chề, buộc phải xuống thang chiếntranh, cam kết ngừng ném bom nước Việt Nam Dân chủ Cộnghoà không điều kiện và từ tháng 5-1968 phải ngồi vào thươnglượng với ta ở Hội nghị Pari Cuối năm đó, từng bộ phận lính
Mỹ, xuống tàu về nước, chấp nhận sự phá sản của chiến lược
"Chiến tranh cục bộ", chấp nhận sự thất bại thảm hại của cuộcđụng đầu lịch sử
Gặp gỡ cán bộ cao cấp toàn quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãphân tích mối quan hệ giữa thế và lực trong chiến tranh bằngmột ví dụ dễ hiểu: Quả cân chỉ một kilôgam, ở vào thế lợi thì lực
nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được vật nặng hàngchục, hàng trăm kilôgam Đó là thế thắng lực Người kết luận:
Trang 9Thế ta thắng đã rõ ràng Thế địch thua đã rõ ràng, nhưng chúngcòn ngoan cố, chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng takhông sống đến ngày thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước vĩ đại, giải phóng miền Nam, thống nhất
Tổ quốc Nhưng trước khi đi xa, Người còn để lại cho chúng taphương châm chiến lược "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụynhào", vạch cho chúng ta phương hướng thắng địch từngbước, đánh đổ địch từng bộ phận, tiến lên giành thắng lợi hoàntoàn Đội ngũ kế cận của Người đã thực hiện một cách xuất sắc
và đầy sáng tạo Di chúc của Người trong những hoàn cảnhphức tạp Thắng lợi của Hiệp định Pari đã buộc Mỹ phải đơnphương rút quân về nước, giữ nguyên tại chỗ lực lượng quân
sự của ta, đã làm thay đổi so sánh lực lượng địch ta, dẫn đếnđại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ ChíMinh lịch sử, kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, hoàn thành sự
Trang 10nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện được nguyện vọngthiêng liêng của Bác Hồ: Tổ quốc thống nhất, Nam - Bắc mộtnhà.
Di chúc được bắt đầu viết từ năm 1965 cho đến khi Người
đi xa, trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của nước nhà, những lờicăn dặn của Người không những là ngọn đèn pha soi sáng chocách mạng Việt Nam mà nó còn trở thành động lực to lớn thúcđẩy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đứng lên đấu tranh,giành thắng lợi cuối cùng, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa
Trang 11phát triển của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; đểlại tình cảm của Người trước lúc đi xa đối với dân tộc Việt Nam
và nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình Đặc biệt, Người rấtquan tâm đến thế hệ trẻ và coi việc bồi dưỡng thế hệ trẻ là mộtcông việc hết sức quan trọng
Tư tưởng bồi dưỡng thế trẻ cho cách mạng Việt Nam đượcthể hiện sinh động trong toàn bộ thực tiễn hoạt động cách mạngphong phú, sinh động của Người, gắn bó chặt chẽ giữa lý luậnvới thực tiễn, lời nói với việc làm Tư tưởng đó được thể hiệntrên một số khía cạnh sau:
Một là: Vì sao phải chăm lo xây dựng, bồi dưỡng thế hệcách mạng cho đời sau?
Sự nghiệp đấu tranh cách mạng nhằm biến xã hội cũ xấu
xa, bất công và phi nhân tính thành một xã hội mới, tốt đẹp vàcông bằng cho tất cả mọi người là một quá trình đầy cam go,thử thách Trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng", khi đề
Trang 12cập đến tính chất phức tạp của những nhiệm vụ cách mạng,chẳng hạn như vấn đề chính quyền, V.I.Lênin từng nói rằng:đấu tranh giành chính quyền đã khó, nhưng giữ được chínhquyền cách mạng còn khó hơn Chủ tịch Hồ Chí Minh từngkhẳng định: có độc lập, tự do mà nhân dân vẫn chết đói, chếtrét thì độc lập, tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì; nhân dân chỉhiểu rõ giá trị của độc lập, tự do khi họ được ăn no, mặcấm Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân dân tất thảynhững quyền con người hết sức tự nhiên và chân chính ấy.Nhưng, chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có ngay,
mà chỉ có thể là kết quả của cuộc đấu tranh rất bền bỉ của conngười
Nhắc lại những điều đó để thấy, sự nghiệp cách mạng làmột quá trình lâu dài, bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều giai đoạnkhác nhau và do vậy, đòi hỏi sự hy sinh, cống hiến quên mìnhcủa nhiều thế hệ cách mạng Thực vậy, trong tiến trình ấy,
Trang 13những lớp người hiện tại đã trực tiếp giải quyết thành côngnhiều nhiệm vụ, nhưng cũng có không ít công việc còn dangdở; hơn nữa, thực tiễn cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mớiđòi hỏi phải tiếp tục giải quyết Theo đó, nếu thiếu lực lượng kếcận xứng đáng thì chẳng những sự nghiệp cách mạng sẽ gặpkhó khăn, mà ngay cả những gì đã có cũng khó được gìn giữ,bảo tồn Người nói: Theo quy luật tự nhiên, già thì phải yếu, yếuthì phải chết Nếu không có cán bộ mới vào thì ai gánh váccông việc của Đảng?
Tư tưởng về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau thểhiện sự vĩ đại, sâu sắc trong tầm nhìn của Chủ tịch Hồ ChíMinh Với tư tưởng này, Người không chỉ thấy hiện tại mà cònthấy cả tương lai; không chỉ dành tâm huyết trước mắt cho sựnghiệp cách mạng mà còn chăm lo vun trồng cái gốc của sựnghiệp đó để nó trở nên vững bền Ở đây, quan điểm biệnchứng duy vật về sự phát triển mà Người tiếp thu từ chủ nghĩa
Trang 14Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo: tương lai đang
ở ngay trong hiện tại
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là đòi hỏi kháchquan của sự nghiệp cách mạng Thế hệ trẻ có một vị trí và vaitrò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tương lai của đấtnước Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh niên là người chủ tươnglai của nước nhà Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu haymạnh, một phần lớn là do thanh niên”4
Theo Người, thế hệ trẻ bao gồm thanh niên, thiếu niên vànhi đồng, trong đó thanh niên là lực lượng quan trọng nhất, bởi
họ là cầu nối giữa thế hệ “thanh niên già” với thế hệ “thanh niêntương lai” Với tầm nhìn chiến lược, Hồ Chí Minh đã nêu lênluận điểm nổi tiếng về việc muốn thức tỉnh một dân tộc phải bắtđầu từ việc thức tỉnh thanh niên Người kêu gọi: “Hỡi ĐôngDương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám Thanh
4 Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, tập 5, tr.185
Trang 15niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” Với luận điểm nổitiếng đó, Người đã mang lại sinh khí mới, thu hút thanh niênyêu nước hướng về, đoàn kết, thống nhất quanh Người, lậpnên Hội Thanh niên cách mạng Việt Nam (Việt Nam Thanhniên cách mạng đồng chí hội) – đội tiền thân của Đảng Cộngsản Việt Nam Người đã truyền bá lý luận cách mạng, đạo đứccách mạng cho họ và lớp thanh niên tiền bối ấy đã thật sự xứngđáng với niềm tin của Người Các đồng chí ấy đã trở thànhnhững hạt giống đỏ, những người cộng sản trung kiên lãnh đạocách mạng trong những ngày đầu trứng nước Những năm
1925 - 1927 và những năm tiếp theo, Bác đã gửi sang trường
“Đại học phương Đông” của Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ hàngchục thanh niên để đào tạo lực lượng lãnh đạo của Đảng, củađất nước: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, HàHuy Tập…Sau này, những thanh niên ấy đều trở thành những
5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 1995, Tập 2, tr.133
Trang 16lãnh tụ của Đảng thời dựng Đảng Với tầm nhìn chiến lược vềcông tác cán bộ, Bác đã chú trọng gửi đi đào tạo những thiếuniên Tiêu biểu là Lý Tự Trọng - một trong những tấm gươnganh hùng của thanh niên, dân tộc và cách mạng.
Hiểu sâu sắc quy luật tự nhiên và xã hội, Người khẳngđịnh:“Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổitrẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.”6 và “Thanh niên sẽ làmchủ nước nhà Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanhniên”
Có thể nói rằng, thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết, có sức sống tràntrề và năng lực sáng tạo…, đó là thế mạnh, là vốn quý của tuổitrẻ Với tư cách là đội dự bị, lực lượng kế cận hùng hậu củacách mạng và là người chủ tương lai của nước nhà, các thế hệtrẻ ngày nay, trước hết là thanh niên, có trách nhiệm kế tục sựnghiệp cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà lớpngười đi trước đã chuyển giao vào tay mình Coi vận mệnh của
6 Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, tập 4, tr.167
Trang 17nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh đều do tay mình Hồ ChíMinh khẳng định, “thanh niên phải trở thành một lực lượng tolớn, vững chắc trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, phải làngười xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế văn hoá,trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa cộng sản”7.
Để thế hệ trẻ trở thành người chủ tương lai của nước nhà,theo Hồ Chí Minh cần phải đặt niềm tin, phải tin tưởng ở họ,Người đã khẳng định rằng: “Ngày nay chúng ta phải xây dựnglại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao chúng tatheo kịp với các nước khác trên toàn cầu Trong cuộc kiến thiết
đó, nước nhà mong chờ các em rất nhiều Non sông Việt Nam
có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tớiđài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu haykhông, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”8
7
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 10, tr.488
8 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 1995, Tập 4, tr.33
Trang 18Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, như một lôgíctất yếu, việc "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau" lànhiệm vụ rất quan trọng và rất cần thiết
Hai là: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau như thếnào?
Như vậy, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là mộtviệc làm rất cần thiết và rất quan trọng, song điều quan trọng làphải làm như thế nào?
Theo Hồ Chí Minh, để đào tạo thế hệ cách mạng cho đờisau thì sự nghiệp giáo dục, đào tạo có vai trò hết sức quantrọng Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình, kết hợpvới lý luận cách mạng, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnhận thức rõ rằng, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Do vậy,ngay từ những ngày đầu mới thành lập chính quyền cáchmạng, Người đã coi việc xóa mù chữ, tiêu diệt giặc dốt và nângcao dân trí là nhiệm vụ thứ hai trong số sáu nhiệm vụ cấp bách
Trang 19của đất nước lúc bấy giờ Đặc biệt, Người đã đưa ra một quanđiểm vừa mang tính chiến lược, vừa mang giá trị nhân văn sâusắc mà đến nay, đã trở thành phương châm hành động củatoàn xã hội nói chung, của ngành giáo dục Việt Nam nói riêng.Trong buổi nói chuyện tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II,cấp III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958, Hồ Chí Minh đã nhấnmạnh: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trămnăm thì phải trồng người Chúng ta phải đào tạo ra những côngdân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà Nhân dân, Đảng và Chínhphủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, cácchú Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang Mongmọi người phải cố gắng làm trọn nhiệm vụ”9.
Bởi vậy, dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn thườngxuyên quan tâm và chăm lo sự nghiệp giáo dục của nước nhà,coi giáo dục xã hội chủ nghĩa là phương thức quan trọng nhấtcủa sự nghiệp "trồng người", là một mắt xích không thể thiếu
9 Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, tập 9, tr.222
Trang 20trong chiến lược bồi dưỡng thế hệ trẻ Nói cách khác, trọngtrách to lớn của ngành giáo dục là đào tạo những người kế tục
sự nghiệp cách mạng Vì vậy, theo Người, dù khó khăn đến đâucũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt; các ngành, các cấpĐảng và chính quyền địa phương phải quan tâm hơn nữa đến
sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, nhằmđẩy sự nghiệp giáo dục của nước ta lên những bước phát triểnmới Có thể nói, "trồng người" là một tư tưởng có ý nghĩa tolớn, bởi đó là kế lâu bền để phát triển đất nước Ngày nay, khicon người được coi là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chúng ta càngcảm nhận thấy chiều sâu trong tư tưởng đó của Người
Đối với sinh viên và học sinh, để xứng đáng là thế hệ cáchmạng của đời sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi họ phải ra sứchọc tập: học tập trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xãhội; học tập qua sách vở và từ chính thực tiễn cuộc sống Học
Trang 21không phải để "làm quan" như trong xã hội cũ, mà là "Để phụng
sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh,tức là để làm trọn nhiệm vụ người chủ của nước nhà"10
Một trong những triết lý sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
là học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tiễn Vìvậy, bên cạnh quan điểm xác định giáo dục, học tập như mộtphương thức chủ yếu để bồi dưỡng thế hệ trẻ, Người còn đòihỏi thế hệ trẻ phải luôn tự rèn luyện, tu dưỡng trong thực tiễnnhằm xây dựng, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết đểsau này có thể cống hiến được nhiều nhất cho quê hương,cộng đồng và xã hội Theo Người, việc tự rèn luyện, tu dưỡng
đó cần tuân theo nguyên tắc nhất quán: điều gì phải thì cố làmcho kỳ được; điều gì trái thì hết sức tránh, dù nó là nhỏ
Cách đây 63 năm (năm 1947), trong "Thư gửi thanh niên",Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Thanh niên là người chủ
10 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 7, tr.399
Trang 22tương lai của nước nhà Thanh niên muốn làm chủ tương laimột cách xứng đáng thì ngay từ bây giờ phải tự giác rèn luyệntinh thần và lực lượng của mình, phải tích cực làm việc đểchuẩn bị cho tương lai Việc giáo dục thanh niên không thể táchrời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xãhội, nhằm giúp họ tránh những cái độc hại, tiêu cực và tiếp thu,học hỏi những cái hay, tiến bộ trong cuộc sống Thanh niênphải có tinh thần sẵn sàng: "đâu Đảng cần thì thanh niên có,việc gì khó thì thanh niên làm"; phải đoàn kết chặt chẽ, kiên trìphấn đấu, vượt mọi khó khăn, thi đua học tập và lao động sảnxuất, góp sức vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòabình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Ba là: Để thanh niên, thiếu niên và nhi đồng xứng đáng làthế hệ cách mạng của đời sau, họ cần được bồi dưỡng nhữnggì?
Trang 23Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định, muốn xây dựngchủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người xã hội chủnghĩa Muốn làm tròn trọng trách người chủ tương lai của đấtnước, thế hệ trẻ phải được giáo dục, bồi dưỡng một cáchthường xuyên và toàn diện Có như vậy, họ mới hội đủ cácphẩm chất, năng lực cần thiết, cả về trí tuệ lẫn bản lĩnh chínhtrị, cả về nhân cách, đạo đức lẫn sức khỏe, để đáp ứng nhữngyêu cầu của công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa
xã hội Theo đó, việc bồi dưỡng thế hệ trẻ phải tập trung vàonhững nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, bồi dưỡng đạo đức cách mạng
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ,nội dung quan trọng hàng đầu là xây dựng đạo đức cách mạng,giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa và gột rửa chủ nghĩa cánhân Không phải ngẫu nhiên mà Người đặt tư cách đạo đứccủa người cách mạng là nội dung trước tiên của cuốn sách
Trang 24"Đường kách mệnh" Tư tưởng của Người về đạo đức cáchmạng chứa đựng nhân sinh quan và giá trị quan hết sức sâusắc đối với việc xác lập nhân cách, lý tưởng cũng như chuẩnmực lối sống cho thế hệ trẻ Đạo đức cách mạng là đạo đứcmới, là phẩm chất không thể thiếu và là cái gốc của con người
xã hội chủ nghĩa Bởi, "Cũng như sông thì có nguồn mới cónước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không cógốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không cóđạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhândân"11
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung cốt lõi nhất của đạođức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính Những phẩm chất nàygiống như bốn mùa của trời đất; nếu thiếu một trong bốn phẩmchất đó thì con người không thể trở thành người theo đúngnghĩa Nhưng, đạo đức cách mạng không phải là cái có sẵn,không phải từ trên trời rơi xuống, mà là kết quả của sự đấu
11 Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, tập 5, tr.252
Trang 25tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày của mỗi người Do vậy,Người cho rằng, đối với thế hệ trẻ, phải luôn nỗ lực rèn luyệnđạo đức cách mạng: thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công,
vô tư; sống trong sạch, có chí tiến thủ và đoàn kết, không kiêungạo; tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; phê phánnhững thói hư, tật xấu; thường xuyên tiến hành phê bình và tựphê bình để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Thứ hai, bồi dưỡng tri thức lý luận và văn hóa, khoa học
-kỹ thuật
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên cần phải vừa cóđức, vừa có tài Bởi vì, người có đức mà không có tài thì làmviệc gì cũng khó; người có tài mà không có đức sẽ trở nên vôdụng Hơn nữa, chính sự dốt nát là một trong những nguyênnhân cơ bản kìm hãm sự phát triển "Dốt thì dại, dại thì hèn"12
Vì vậy, để trở thành người có trí tuệ, có tri thức, tức là có tài,
12 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 8, tr.64