Hồ Chí Minh toàn tập, NxbCTQG, H.1995, tập 8, tr

Một phần của tài liệu THU HOẠCH tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong di chúc chủ tịch hồ chí minh (Trang 25 - 32)

bên cạnh việc trau dồi đạo đức cách mạng, thanh niên còn phải hăng hái học tập, trong đó có học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nghiên cứu, học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là nhằm trang bị và nâng cao trình độ lý luận cách mạng - ngọn đèn pha soi sáng cho hoạt động thực tiễn.

Cùng với việc học tập lý luận cách mạng, các thế hệ trẻ còn phải tích cực học tập văn hóa, khoa học - kỹ thuật...; sử dụng những tri thức đó để xây dựng xã hội mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ này quan trọng hơn bao giờ hết, bởi chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với từng cấp học, Người viết: "Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết

thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công"13. Có như vậy, thế hệ trẻ mới có thể tích lũy được những tri thức cần thiết, tạo tiền đề phát huy năng lực sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc.

Thứ ba, bồi dưỡng thể chất

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, tương lai của loài người hoàn toàn tùy thuộc vào việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự phát triển toàn diện của thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Việt Nam, trong đó có sự phát triển về mặt thể chất. Theo Người, việc giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, thực hiện đời sống mới...tất thảy đều phải có sức khỏe thì mới thành công. Bởi vì, "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi 13Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 8, tr.81

một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe"14. Với tinh thần đó, Người đã tự mình nêu gương sáng về rèn luyện thể dục, thể thao; đồng thời, kêu gọi tất cả mọi người, dù gái hay trai, già hay trẻ, đều phải thường xuyên rèn luyện thân thể, coi "luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe" vừa là trách nhiệm, vừa là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Đặc biệt, đối với thanh niên, Người mong muốn họ phải có sức sống dẻo dai, thể chất cường tráng, tinh thần mạnh mẽ và nghị lực lớn. Để có được như vậy, không có cách nào khác ngoài việc hăng hái, tích cực rèn luyện thể dục, thể thao.

Về phương châm giáo dục cho thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải bám sát với thực tiễn đất nước, xã hội. Người đòi hỏi thế hệ trẻ phải học tập trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội, học tập qua sách vở và chính thực tiễn cuộc sống.

Theo Hồ Chí Minh, học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Trong khi nhấn mạnh, giáo dục là bước 14Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 4, tr.212

khởi đầu cần thiết, là phương thức chủ yếu bồi dưỡng thế hệ trẻ, Người đòi hỏi thế hệ trẻ phải luôn tự tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn để trưởng thành mãi mãi.

Hồ Chí Minh khẳng định rằng, sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một nguyên tắc căn bản. Theo đó, lý luận và kinh nghiệm cũng có mối quan hệ biện chứng vơi nhau. Do vậy, cần phải chống bệnh giáo điều, lý luận suông và bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa.

Trong giáo dục thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh đề cao vai trò của đội ngũ thầy giáo, cô giáo. Bởi vì, theo Người, họ có sứ mệnh nặng nề nhưng vẻ vang, họ là những người trực tiếp đào tạo cán bộ cho Đảng, cho dân tộc.

Để thực hiện sứ mệnh nặng nề và vẻ vang đó, phải xây dựng những người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo. Giáo viên phải có đủ cả tài lẫn đức. Người yêu cầu đội ngũ thầy, cô giáo phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao tay

nghề, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dường thế hệ cách mạng cho đời sau được đề cập đến trong nhiều bài nói, bài viết của Người. Đặc biệt, trước lúc đi xa, Người vẫn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ và coi việc chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, nhất là thanh niên là một việc làm hết sức cần thiết. Thực hiện được những vấn đề cơ bản về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ góp phần đào tạo được thế hệ cách mạng có đủ phẩm chất và năng lực, vừa “hồng” vừa “chuyên”, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.

2. Ý nghĩa của vấn đề đối với công tác xây dựng thanh niên của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi ra đời đến nay, trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá rất cao vai trò của thế hệ trẻ Việt Nam, nhất là lực lượng

thanh niên trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đảng ta chỉ rõ: Thanh niên là người ít bị ảnh hưởng của quốc gia phong kiến trói buộc họ hơn người lớn, cho nên từ khi phong trào cách mạng nổi khắp nơi trong xứ, chúng ta thấy quần chúng thanh niên tham gia rất hăng hái, những cuộc bãi công của công nhân và nông dân biểu tình trong năm nay tỏ rằng thanh niên lao động đã thành một lực lượng cách mạng rất quan trọng không thể không kể tới được.

Đảng ta luôn coi thanh niên là lực lượng cách mạng rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Trước đây cũng như ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thế hệ trẻ luôn được đặc biệt quan tâm chăm sóc, đào tạo và bồi dưỡng. Nghị quyết số 04/NQ-TW khẳng định: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không là tùy thuộc vào lực lượng thanh niên.

Điều đó cho thấy, Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng của Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ đã được Ngươi đề cập đến ở trong Di chúc.

Có thể nói, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay vẫn xứng đáng với niềm tin yêu, sự khen ngợi và kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên""15

Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển đất nước, nhất là sau 17 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) tình hình thanh niên có những chuyển biến mạnh mẽ, đan xen cả những yếu tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích cực giữ vai trò chủ đạo.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong di chúc chủ tịch hồ chí minh (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w