1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo trình Hỗ trợ cọc khoan nhồi (Nghề Lắp đặt cầu - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I

30 22 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Ho tro coc khoan nhoi01

  • Ho tro coc khoan nhoi02

  • Ho tro coc khoan nhoi03

  • Ho tro coc khoan nhoi04

  • Ho tro coc khoan nhoi05

  • Ho tro coc khoan nhoi06

  • Ho tro coc khoan nhoi07

  • Ho tro coc khoan nhoi08

  • Ho tro coc khoan nhoi09

  • Ho tro coc khoan nhoi10

  • Ho tro coc khoan nhoi11

  • Ho tro coc khoan nhoi12

  • Ho tro coc khoan nhoi13

  • Ho tro coc khoan nhoi14

  • Ho tro coc khoan nhoi15

  • Ho tro coc khoan nhoi16

  • Ho tro coc khoan nhoi17

  • Ho tro coc khoan nhoi18

  • Ho tro coc khoan nhoi19

  • Ho tro coc khoan nhoi20

  • Ho tro coc khoan nhoi21

  • Ho tro coc khoan nhoi22

  • Ho tro coc khoan nhoi23

  • Ho tro coc khoan nhoi24

  • Ho tro coc khoan nhoi25

  • Ho tro coc khoan nhoi26

  • Ho tro coc khoan nhoi27

  • Ho tro coc khoan nhoi28

  • Ho tro coc khoan nhoi29

  • Ho tro coc khoan nhoi30

Nội dung

Hỗ trợ khoan cọc nhồi là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề dài hạn, nhằm trang bị cho người học nghề một số kiến thức, kỹ năng cơ bản trong công tác Hỗ trợ khoan cọc nhồi trong thi công công trình. Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập trong giai đoạn mới của nhà trường, tập thể giáo viên khoa Công trình đã biên soạn giáo trình môn học Hỗ trợ khoan cọc nhồi hệ trung cấp. Giáo trình có nội dung gồm 5 chương. Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 1

; BQ GIAO THONG VAN TAI

TRUONG CAO DANG GIAO THONG VAN TAI TRUNG UONG I

GIAO TRINH MON HOC

HO TRO KHOAN COC NHOI TRINH DO TRUNG CAP

NGHE: LAP DAT CAU

Ban hành theo Quyết định số 1955/QĐ-CĐGTVTTWI-ĐT ngày

21/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng GTVT Trung ương I

Trang 3

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG CAO ĐĂNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG I

GIÁO TRÌNH

Môn học: Hồ trợ khoan cọc nhôi NGHE: LAP DAT CÂU

TRINH DO: TRUNG CAP

Trang 4

LOI NOI DAU

Hỗ trợ khoan cọc nhồi là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề đài hạn, nhằm trang bị cho người học nghề một số kiến thức, kỹ năng cơ bản trong công

tác Hỗ trợ khoan cọc nhôi trong thi công công trình

Hiện nay các cơ sở dạy nghề đều đang sử dụng tài liệu giảng dạy theo nội

dung tự biên soạn, chưa được có giáo trình giảng dạy chuẩn ban hành thống nhất, vì

vậy các giáo viên và sinh viên đang thiếu tài liệu để giảng dạy và tham khảo

Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập trong giai đoạn mới của nhà trường, tập thê giáo viên khoa Công trình đã biên soạn giáo trình môn học Hỗ trợ khoan cọc nhồi hệ trung cấp Giáo trình có nội dung gồm Š chương

Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã tham khảo các nguồn tài liệu sẵn có trong nước và với kinh nghiệm giảng dạy thực tế Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên không tránh khỏi thiếu sót

Chúng tôi rất trân trọng và cám ơn những ý kiến đóng của đồng nghiệp và các

Trang 6

Bài 1: Trôn vữa betonine 1 Dung dich Benténite

- Trong thi công cọc khoan nhồi dung dịch Bentônite có ảnh hưởng lớn tới chất lượng CỌC:

+ Cao trình của dung dịch thấp, cung cấp không đủ, Bentơnite bị lỗng, tach nude dé dẫn đến sập thành hồ khoan, đứt cọc bêtông

+ Dung dịch quá đặc, hàm lượng cát nhiều dẫn đến khó đồ bêtông, tắc ống đồ, lượng

cát lớn lăng ở mũi cọc sẽ làm giảm sức chịu tải của cọc - Tac dung cua dung dich Bentonite

+ Làm cho thành hỗ đào không bị sập nhờ dung dich chui sâu vào các khe cát, khe nứt, quyện với cát rời đẽ sụp lở dé giữ cho cát và các vật thể vụn không bị rơi và tạo

thành một màng đàn hồi bọc quanh thành vách hồ giữ cho nước không thấm vào vách

+ Tạo môi trường nặng nâng những đất đá, vụn khoan, cát vụn nồi lên mặt trên để

trào hoặc hút khỏi hố khoan

+ Làm chậm lại việc lắng cặn xuống của các hạt cát, ở trạng thái hạt nhỏ huyền phù

nhằm dễ xử lý lắng cặn

-Với việc sử dụng vữa sét Bentônite, thành hồ khoan được ôn định nhờ 2 yếu tố sau:

+ Dung dich Bentonite tac dung lên thành hồ khoan một giá trị áp lực thuỷ tĩnh tăng dần theo chiều sâu

+ Các hạt nhũ sét sẽ bám vào thành hồ khoan xâm nhập vào các lỗ rỗng trên vách hồ tạo thành một lóp màng mỏng không thấm nước và bền

- Vì vậy việc chuẩn bị sẵn đủ dung dịch Bentônite có chất lượng tốt giữ vai trò quan trọng trong quá trình thi công và chât lượng cọc nhôi

2) Qui trình trộn dung dịch Bentônite

- DO 80% lượng nước theo tính toán vào bể trộn

- Đồ từ từ lượng bột Bentônite theo thiết ké

- Đồ từ từ lượng phụ gia nếu có - Trộn tiếp từ 15-20'

- Đề nốt 20% lượng nước còn lại và trộn trong 10'

- Chuyển dung dịch Bentônite đã trộn sang thùng chứa, sẵn sàng cap cho hồ khoan

hoặc trộn với dung dịch Bentônite thu hồi đã lọc lại qua máy sàng cát để cấp cho hồ

khoan

Trạm trộn dung dịch khoan tại công trường gồm: Một máy trộn Bentônite

+ Một số thiết bị chế tạo đảm bảo sự hoà tan của bột Bentônite vào nước

+ Một hoặc nhiều bể chứa hoặc xilô cho phép công trường chuẩn bị dự trữ đủ dé dé

phòng mọi sự cô về khoan

+ Một số thiết bị vệ sinh đảm bảo việc tách các cặn lớn bằng sàng và cát bằng cyclon ly tâm

e) Một số chú ý khi sử dụng Bentônite thi công cọc khoan nhồi

Trang 7

- Chất bồ sung đề điều chỉnh độ pH: NaHCO3 hoặc tương tự

- Tuỳ theo trường hợp cụ thé dé đạt các chỉ tiêu mà qui định đề ra có thể dùng một số chất phụ gia như: Na2CO3 hoặc NaF

- Trong thời gian thi công, bề mặt dung dịch trong lỗ cọc phải cao hơn mực nước ngâm từ 1,0m trở lên, khi có ảnh hưởng của mực nước ngâm lên xuống thì mặt dung dịch phải cao hơn mực nước ngầm 1,5m

- Trước khi đồ bêtông, khối lượng riêng của dung dịch trong khoảng từ 500mm kể từ

đáy lỗ phải nhỏ hơn 1,25; hàm lượng cát 8%; độ nhớt 28s dé dé bi đây lên mặt đất

- Khối lượng riêng, độ nhớt chọn phải phủ hợp với điều kiện địa chất công trình và

phương pháp sử dụng dung dich

Trang 8

2: Hạ ống vách

1 Ông vách:

Ong vach (hay 6 éng chéng) bang thép có đường kính lớn gầu khoan xấp xỉ 100 150mm ta chọn 900mm dài (2,5 3)d lấy 2m, đặt ở phần trên miệng hồ khoan nhô lên khỏi mặt đất khoảng 0,6m

- Ông vách có tác dụng:

+ Định vị và dẫn hướng cho máy khoan đi thăng theo ;

+ Giữ ổn định cho bề mặt hồ khoan đảm bảo không bị sập thành trên hô khoan

+ Bảo vệ hồ khoan để sỏi, đá, thiết bị không rơi vào hồ khoan

+ Dùng làm sàn đồ tạm và thao tác cho việc buộc, nối, lấp dựng cốt thép và ống đồ bêtông

- Ống vách được thu hồi lại sau khi đỗ xong bêtơng cọc

- Ơng vách được hạ xuống bằng phương pháp sử dụng chính máy khoan với gầu có lắp thêm dai cat để mở rộng đường kính Khoan sẵn một lỗ đến độ sâu của ống vách,

sử dụng cần cầu để mở rộng đường kính, khoan sẵn một lỗ đến độ sâu của ông vách, sử dụng cần cầu hoặc máy đào đưa ô ống vách vào vị trí, hạ xuống đáy công trình cần

thiết, Sau khi đặt xong ông vách phải chèn chặt ô ống vách bằng đất sét và nêm không cho ô ống vách dịch chuyền trong quá trình khoan

2 Khoan tạo lỗ

- Do dung dịch Bentônite có tầm quan trọng đặc biệt đối với hố khoan nên trước khi khoan phải kiểm tra chất lượng dung dịch Bentônite, đường thu hồi, máy bơm bùn, máy lọc và các máy dự phòng, đặt thêm ô ống bao đề tăng cao trình và áp lực của dung dịch nếu cần thiết Kiểm tra các thiết bị khoan, dây cáp, gầu đào đề công việc được

liên tục tránh các sự cố xảy ra trong khi khoan

- Điều chỉnh độ nằm ngang của máy khoan và độ thắng đứng của cần khoan Xác định

toạ độ của gầu khoan trên bàn điều khiển của máy khoan đề thao tác được nhanh

chóng và chính xác

- Cần khoan có tên là Kelly Bar có chế tạo đặc biệt dạng angten gồm 3 ống lồng vào

nhau và truyền được chuyên động xoay, ống trong cùng gãn với gầu khoan, ơng ngồi

cùng gắn với động cơ xoay của máy khoan có tốc độ quay từ 20 30 vòng/phút Công suất khoan có thể đạt được từ 8-I5m3/h Khi gầu khoan đầy dat, gau sẽ được kéo lên từ từ (0,3- 0,5m/s) Với tốc độ này đảm bảo không gây ra hiệu ứng Pistông làm sập

thành hồ khoan

- Khi khoan quá chiều sâu ống vách, thành hồ khoan sẽ do Bentônite giữ Do vay phải cung cấp đủ dung dịch Bentônite tạo thành áp lực giữ cho thành hồ khoan không bị sập Cao trình dung dịch phải cao hơn mực nước ngầm ít nhất 1-2m

- Khi khoan có thể xác định sơ bộ chiều sâu hồ khoan qua cuộn cáp hoặc chiều dài

cần khoan Đề xác định chính xác dùng một quả dọi có đường kính khoảng 5cm buộc vào đầu thước dây thả xuống đáy đê đo và kiểm tra chiều sâu hỗ khoan và cao trình

Trang 9

- Trong khi khoan do cấu tạo nền đất khác nhau và có thể gặp dị vật nên đòi hỏi người chỉ huy đội khoan phải có nhiêu kinh nghiệm đê xử lý kịp thời với một sô công cụ đặc biệt:

+ Đất cát, sỏi trơn nên dùng gau thùng

+ Đât sét rắn nên dùng gâu khoan guông xoắn ruột gà

+ Đá non, đá cố kết dùng mũi phá, khoan đá kết hợp

3 Xác nhận độ sâu hồ khoan

- Trong khi thiết kế, người thiết kế căn cứ vào một vài hỗ khoan khảo sát để giả thiết

và tính toán độ sâu trung bình cần thiết của cọc nhồi Trong thực tế do mặt cắt địa chất có thể không bằng phẳng giữa các mũi khoan nên không, nhất thiết phải khoan đúng đến một độ sâu thiết kế nào đó Trong thực tế người thiết kế quy định địa tầng đặt đáy cọc và khi khoan phải ngập vào lớp dat day cọc ít nhất L lần đường kính cọc

Để xác định chính xác điểm dừng này khi khoan người ta lấy mẫu cho từng gau khoan Người giám sát hiện trường xác nhận đã đạt chiều sâu yêu cầu, ghi chép đầy

Trang 10

Bài 3: Gia công lồng thép

Thi arts long thép:

* Chế tạo khung cót thép: (hình 1)

- Địa điểm buộc khung cốt thép phải lựa chọn sao cho việc lắp dựng khung cốt thép

được thuận tiện, tôt nhât là được buộc ngay tại hiện trường Do những thanh cốt thép để buộc khung cốt thép tương đối dài nên việc vận chuyên phải dùng ô tô tải trọng lớn, khi bốc xêp phải dùng cân cầu di động Ngoài ra khi cất giữ cốt thép phải phân

loại nhãn hiệu, đường kính độ dài Thông thường buộc cốt thép ngay tại những vị trí gần hiện trường thi công sau đó khung côt thép được sắp xếp và bảo quản ở gân hiện

trường, trước khi thả khung cốt thép vào lỗ lại phải dùng cần câu bốc chuyên lại một lần nữa Để cho những công việc này được thuận tiện ta phải có đủ hiện trường thi công gồm có đường đi không cản trở việc vận chuyển của ô tô và cần cầu Đảm bảo

đường vận chuyên phải chịu đủ áp lực của các phương tiện vận chuyền

- Khung cốt thép chiếm một không gian khá lớn nên ta khi cất giữ nhiều thì phải xếp lên thành đồng, do vậy ta phải buộc thêm cốt thép gia cường Nhưng nhằm tránh các sự cố xảy ra gây biến dạng khung cốt thép tốt nhất ta ta chỉ xếp lên làm 2 tầng

- Khung cốt thép của cọc được chế tạo tại hiện trường Khung cốt thép được chế tạo trên các giá đỡ định hình sẵn, mỗi đoạn khung có 3 giá đỡ, các giá đỡ này đặt trên

cùng một độ cao Để đảm bảo độ dày của lớp bảo vệ I0 cm thường có găn ở mặt ngoài của cốt thép chủ một dụng cụ định vị côt thép Dụng cụ định vị cốt thép làm bằng bê tông cấp độ bền B25 được gắn vào các vị trí xác định trên lồng cốt thép theo thiết kế

* Hạ khung cốt thép: (hình 2)

- Lồng cốt thép sau khi được buộc can thận trên mặt đất sẽ được hạ xuống hồ khoan

Dùng cần cầu nâng lồng cốt thép lên theo phương thang đứng rồi từ từ hạ xuống trong lòng hồ khoan, đến khi đầu trên của lồng cốt thép cách miệng ống vách khoảng 120

em thì dừng lại Dùng hai ô ống thép tròn F60 luồng qua lồng thép và gác hai đầu ống thép lên miệng ống vách

Trang 11

- Tiếp tục cầu lắp đoạn lồng thép tiếp theo như đã làm với đoạn trước, điều chỉnh để

các cây thép chủ tiếp xúc dọc với nhau và đủ chiều dài nối thì thực hiện liên kết theo

yêu cầu thiết kế

- Sau khi kiểm tra các liên kết thì rút hai ống thép đỡ lồng thép ra và cần cau tiếp tục hạ lồng thép xuống theo phương thắng đứng Công tác hạ lồng thép được lặp lại cho

đến khi hạ đủ chiều sâu thiêt kế, lồng thép được đặt cách đáy hồ đào 10 cm đề tạo lớp

bê tông bảo vệ

- Lồng thép được đặt đúng cos đài móng nhờ các thanh thép chờ đặt cách đều theo chu

vi lồng thép Đầu dưới được liên kết với thép chủ còn đầu trên được hàn vào thành ống vách, các thanh thép này được cắt rời khỏi ông vách khi công tác đồ bê tông kết thúc

- Để tránh sự đây nồi lồng cốt thép khi thi công đỗ bê tông cần đặt ba thanh thép sắt

hình tạo thành một tam giác đều hàn vào ống vách đề kìm giữ lồng thép lại

- Phải thả từ từ và chắc, chú ý điều khiển cho dây cầu ở đúng trục tim của khung

tránh làm khung bị vặn

* Biện pháp buộc cốt chủ và cốt đai: (hình 3)

- Bé tri cu ly cốt chủ như thiết kế cho cọc Sau khi cố định cốt dựng khung, sau đó sẽ dat cot dai theo đúng cự ly quy định, có thê gia công trước cot đai và côt dựng khung thành hình tròn, dùng hàn điện đê cô định cot dai, côt giữ khung vào cot chu, cy ly được người thợ điêu chỉnh cho đúng

- Giá đỡ buộc cốt chủ: Cốt thép cọc nhồi được gia công sẵn thành từng đoạn với độ

đài đã có ở phân kết câu, sau đó vừa thả vào lô vừa nôi độ dài

- Do vậy việc thi công các khung cốt thép có ngoài yêu cầu về độ chính xác khi gia công và lắp ráp còn phải đảm có đủ cường độ để vận chuyên, bốc xếp, câu lắp Do phải buộc rất nhiều đoạn khung cốt thép giống nhau nên ta cần phải có giá đỡ buộc

thép đê nâng cao hiệu suât

* Biện pháp gia có đề khung cốt thép không bị biến dạng:

- Thông thường dùng dây thép để buộc cốt đai vào cốt chủ, khi khung thép bị biến

dang thi dây thép dê bị bật ra Điêu này có liên quan đên việc câu lap do vậy ta phải bồ trí 2 móc câu trở lên

- Cho dầm chống vào trong khung để gia có và làm cứng khung, khi lắp khung cốt thép thì tháo bỏ dâm chồng ra Đặt một cột đỡ vào thành trong hoặc thành ngoài của khung thép

Trang 12

Hạ lồng thép

- Long cét thép sau khi được buộc cần thận trên mặt đất sẽ được hạ xuống hồ khoan Dùng cần câu nâng lồng cốt thép lên theo phương thẳng đứng rồi từ từ hạ xuống trong lòng hố khoan, đến khi đầu trên của lồng cốt thép cách miệng ống vách khoảng 120

em thì dừng lại Dùng hai ống thép tròn F60 luồng qua lồng thép và gác hai đầu ống

thép lên miệng ống vách

- Tiếp tục cầu lắp đoạn lồng thép tiếp theo như đã làm với đoạn trước, điều chỉnh để các cây thép chủ tiếp xúc dọc với nhau và đủ chiều dài nói thì thực hiện liên kết theo

yêu cầu thiết kế

- Sau khi kiểm tra các liên kết thì rút hai ống thép đỡ lồng thép ra và cần cầu tiếp tục

hạ lồng thép xuống theo phương thắng đứng Công tác hạ lồng thép được lặp lại cho

đến khi hạ đủ chiều sâu thiêt kế, lồng thép được đặt cách đáy hố đào 10 em dé tạo lớp bê tông bảo vệ

- Lồng thép được đặt đúng cos đài móng nhờ các thanh thép chờ đặt cách đều theo chu vi lồng thép Đầu dưới được liên kết với thép chủ còn đầu trên được hàn vào thành ống vách, các thanh thép này được cắt rời khỏi ống vách khi công tác đồ bê tông kết thúc

- Dé tránh sy day nỗi lồng cốt thép khi thi công đồ bê tông cần đặt ba thanh thép sắt

hình tạo thành một tam giác đều hàn vào ống vách đề kìm giữ lồng thép lại

- Phải thả từ từ và chắc, chú ý điều khiển cho dây câu ở đúng trục tim của khung

tránh làm khung bị vặn

* Biện pháp buộc cốt chủ và cốt đai: (hình 3)

- Bồ trí cự ly cốt chủ như thiết kế cho cọc Sau khi có định cốt dựng khung, sau đó sẽ đặt cốt đai theo đúng cự ly quy định, có thể gia công trước cốt đai và cốt dựng khung thành hình tròn, dùng hàn điện để có định cốt đai, cốt giữ khung vào cốt chủ, cự ly được người thợ điều chỉnh cho đúng

- Giá đỡ buộc cốt chủ: Cốt thép cọc nhồi được gia cong san thanh từng đoạn với độ

dài đã có ở phần kết cấu, sau đó vừa thả vào lỗ vừa nối độ dài

- Do vậy việc thi công các khung cốt thép có ngoài yêu cầu về độ chính xác khi gia công và lắp ráp còn phải đảm có đủ cường độ để vận chuyển, bốc xếp, cầu lắp Do

phải buộc rất nhiều đoạn khung cốt thép giống nhau nên ta cần phải có giá đỡ buộc

thép để nâng cao hiệu suất

* Biện pháp gia có đề khung cốt thép không bị biến dạng:

- Thông thường dùng dây thép dé buộc cốt đai vào cốt chủ, khi khung thép bị biến

dạng thì dây thép dễ bị bật ra Điều này có liên quan đến việc cầu lắp do vậy ta phải

bố trí 2 móc cầu trở lên

- Cho dầm chống vào trong khung để gia cố và làm cứng khung, khi lắp khung cốt thép thì tháo bỏ dầm chống ra Đặt một cột đỡ vào thành trong hoặc thành ngoài của khung thép

Trang 13

g/ Ha ong Tremic:

_Mỗi doan éng dai 3m duge nối với nhau bằng các ren, một số ống có chiều dai

thay đôi 0,5m, 1,5m , 2m dé lap linh động, phù hợp với chiêu sâu hô khoan Đáy ông cuôi cùng hình vát, đường kính ông là 273mm, đoạn trên cùng làm le ra tì vào giá đỡ bắc ngang qua miệng vách casinc

+ Chuẩn bị: Tập kết ống tại vị trí thuận tiện cho thi công kiểm tra các ren nối

+ Lap giá đỡ: Giá đỡ dùng làm hệ đỡ của ống đỗ bê tông Giá đỡ có cấu tạo

đặc biệt băng hai nửa vòng tròn có bản lê ở hai góc Với chê tạo như vậy có thê dê dàng tháo lắp ông thôi rửa

_ + Lap éng đổ:Óng đồ có đầu vát được hạ đầu tiên, tiếp theo hạ các ống đồ có

chiêu dài 3m, cuôi cùng hạ các ông có chiêu dài linh động đê phù hợp chiêu sâu hô đào

Trang 14

Bài 5: Lắp ống thôi rửa

- Dé đảm bảo chất lượng của cọc và sự tiếp xúc trực tiếp giữa cọc và nên đất, cần tiến

hành thôi rửa hố khoan trước khi đồ bê tông

- Phương pháp thôi rửa lòng hồ khoan: ta dùng phương pháp thôi khí - Việc thôi rửa tiến hành theo các bước sau:

+ Dùng câu thả ống thối rửa xuống hó khoan, ống thôi rửa có đường kính F90,

chiều dài mỗi đoạn là 3m được thả vào giữa ống đổ Các ống được nối với nhau bằng ren Một số ống có chiều dài thay đổi 0,5m , 1,5m , 2m đề lắp linh động, phù hợp với chiều sâu hố khoan Đoạn dưới ống có chế tạo vát hai bên để làm cửa trao đổi giữa bên trong và bên ngoài Phía trên cùng của ống thôi rửa có hai cửa, một cửa nối với ống dẫn để thu hồi dung dịch bentonite và cát về máy lọc, một cửa dẫn khí có F45, chiêu dài bằng 80% chiều dài cọc

Tiến hành: Bơm khí với áp suất 7 at và duy trì trong suốt thời gian thôi rửa đáy hồ

Khí nén sẽ đầy vật lắng đọng và dung dich bentonite ban vé may loc

Lượng dung dich sét bentonite trong hồ khoan giảm xuống Quá trình thối rửa phải bổ sung dung dịch Bentonite liên tục Chiều cao của nước bùn trong hố khoan phải cao hơn mực nước ngầm tại vị trí hồ khoan là 1,5m đề thành hồ khoan mới tạo được mang ngăn nước, tạo được áp lực đủ lớn không cho nước từ ngoài hồ khoan chảy vào trong

hồ khoan

Thôi rửa khoảng 20, 30 phút thi lấy mẫu dung dịch ở day | hé khoan va giữa hồ khoan lên để kiểm tra Nếu ‘chat lượng dung dịch đạt so với yêu cầu của quy định kỹ thuật và đo độ sâu hồ khoan thấy phù hợp với chiều sâu hồ khoan thì có thể dừng dé chuẩn bị cho công tác lắp dựng cốt thép

Dùng cầu thả ống thôi rửa xuống hồ khoan, các ống này được nối với nhau bằng ren

và có đường kính là F90 Phía trên của ống có hai cửa, một dùng để nối với ống dẫn

(thu hồi dung dich bentonite va cat vé lai máy lọc) và một cửa dẫn khí có F45

Bơm khí với áp suất 7 at và duy trì trong cả thời gian thôi rửa khoảng 20 — 30 phút, sau đó lấy mẫu dung dịch ỏ đáy hố khoan và giữa hồ lên để kiểm tra Nếu dung dịch

này đạt so với yêu cầu thì có thê dừng đề chuẩn bị cho công tác lắp dựng cốt thép

Trang 15

Bài 6: Lắp ống đỗ bê tông

Chuẩn bị :

- Thu hồi ống thôi khí

- Tháo ống thu hôi dung dịch bentonite, thay vào đó là máng đỗ bê tông trên miệng

- Đồi ống cấp thành ống thu dung dich bentonite trao ra do khối bê tông đồ vào chiếm chỗ

* Thiết bị và vật liệu sử dụng:

Lắp ong đồ Bêtông, đồ bêtông trong dung dịch Bentonite và đo mặt dâng bêtông

Trước khi đồ bê tông người ta rút ống lên cách đáy cọc 30cm

- Bê tông sử dụng:

Công tác bê tông cọc khoan nhồi yêu cầu phải dùng ống dẫn do vậy tỉ lệ cấp phối bê tông đòi hỏi phải có sự phù hợp với phương pháp này, nghĩa là bê tơng ngồi việc đủ cường độ tính toán còn phải có đủ độ dẻo, độ linh động dễ chảy trong ống dẫn và không hay bị gián đoạn, loại bê tông có:

+ Độ sụt 18 đến 20

+ Cường độ thiết kế: Mác 300

* Đồ bê tông :

- Lỗ khoan sau khi được vét ít hơn 3 giờ thì tiến hành đồ bê tông Nếu quá trình này

quá dài thì phải lấy mẫu dung dịch tại đáy hố khoan Khi đặc tính của dung dịch

không tốt thì phải thực hiện lưu chuyển dung dịch cho tới khi đạt yêu cầu

- Với mẻ bê tông đầu tiên phải sử dụng nút bằng bao tải chứa vữa xi măng nhão, đảm

bảo cho bê tông không bị tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc dung dich khoan, loại trừ

khoảng chân không khi đồ bê tông

Tùy vào tình hình thực tế tại công trường, sẽ quyết định đỗ bê tong tir xe bơm hay dùng xe chở bê tông chuyên dụng đồ trực tiếp vào phễu Nếu dùng xe

chớ bê tông chuyên dụng phải có biện pháp gia cố chống tái trọng xe bê tông làm

xạc vách hỗ khoan bằng cách lót 2 tắm thép dày 2em phân bố tải trọng đều trên mặt đất Đối với cọc thí nghiệm, do phải đồ bê tông lên tận mặt đất tự nhiên nên

khi đổ bằng xe chở bê tông chuyên dụng, khi bê tông dâng lên cách mặt đất khoảng 2-3m thí ống | đồ vẫn ngập trong bê tông từ 4-5m để dùng cấn cầu nâng ống đồ lên (ống đổ vẫn ngập trong bê tông tối thiểu 2m) đồng thời nhồi ống do liên tục để bê tông trong ông đỗ tạo áp day bê tông trong hố khoan dâng lên

Bê tông được đồ vào phêu sẽ đây nút hãm đi tận đáy hố Nhắc ỗ ong dẫn lên để nút hãm và bê tông tháo ra ngoài lập tức hạ ô ống dẫn xuống đề đoạn mũi ống dẫn ngập

vào phân bê tông vừa mới tháo ra Tiếp tục đỗ bê tông vào phễu và được đồ liên tục

Bê tông được đưa xuống sâu trong lòng khối bê tông đồ trước, qua miệng ống tràn ra xung quanh để nâng phần bê tông lúc đầu lên Bê tông được đồ liên tục đông thời ống dẫn cũng cùng được rút lên đần với yêu cầu ống dẫn luôn chìm vào trong bê tông khoảng 2-3m

Trang 16

Vì vậy bê tông cần phải có độ linh động lớn để phần bê tông rơi từ phễu xuống có thể gây ra áp lực đây được cột bê tông lên trên Như vậy, chỉ có một lớp bê tông

trên cùng tiếp xúc với nước được đây lên trên và phá bỏ sau này Phần bê tông còn lại

vẫn giữ nguyên chất lượng như khi chế tạo

- Khi dung dịch Bentonite được đây trào ra thì cần dùng bơm cát để thu hồi kịp thời

về máy lọc, tránh không đê bê tông rơi vào Bentonite gay tac hai keo hoa lam tăng độ nhớt của Bentonite

- Khi thấy đỉnh bê tông dâng lên gần tới cốt thép thì cần đồ từ từ tránh lực đây làm

đứt môi hàn râu côt thép vào vách

- Đề tránh hiện tượng tắc ống cần rút lên hạ xuống nhiều lần, nhưng ống vẫn phải

ngập trong bê tông như yêu câu trên

- Ông đồ tháo đến đâu phải rửa sạch ngay Vị trí rửa ống phải nằm xa cọc tránh nước chảy vào hô khoan

Để đo bề mặt bê tông ta dùng quả doi nặng có dây đo * Yêu cầu:

- Bê tông cung cấp tới công trường cần có độ sụt đúng qui định 18 đến 20 cm, do đó

cần có người kiểm tra liên tục các mẻ bê tông Đây là yếu tô quan trọng quyết định đến chất lượng bê tông

- Thời gian đồ bê tông không vượt quá 5 giờ

- ống đồ bê tông phải kín, cách nước, đủ dài tới đáy hồ

- Miệng dưới của ống đồ bê tông cách đáy hồ khoan 30 em Trong quá trình đồ miệng dưới của ông luôn ngập sâu trong bê tông đoạn 2 m

- Không được kéo ống dẫn bê tông lên khỏi khối bê tông trong lòng cọc

- Bê tông đỗ liên tục tới vị trí đầu cọc

Xử lý bentonite thu hồi:

Bentonite sau khi thu hồi lẫn rất nhiều tạp chất, tỉ trọng và độ nhớt lớn Do đó Bentonite lây từ dưới hô khoan lên đê đảm bảo chât lượng đê dùng lại thì phải qua tái

xử lý Nhờ một sàng lọc dùng sức rung ly tâm, hàm lượng đât vụn trong dung dịch bentonite sẽ được giảm tới mức cho phép

Bentonite sau khi xử lý phải đạt được các chỉ số sau (Tiêu chuẩn Nhật Bản): - Ti trọng : 1.05 — 1.15 g/cm3

- Độ nhớt : 1§-45 giây - Ham lượng cát: < 6%

j Lap dau coc (đôi với cọc đại trà)

- Tháo dỡ toàn bộ giá đỡ của ống phần trên

- Cắt các thanh thép treo lồng thép

Trang 17

- Lap đá 1x2 và đá 4x6 vào đầu cọc, lap bang mat đất tự nhiên

Trang 18

Bài 7: Rút ống vách

Trong công đoạn cuối này các giá đỡ, sàn công tác, neo cốt thép vào ống vách đều được tháo đỡ, ông vách được kéo từ từ lên bằng cần cầu, phải kéo thắng đứng để

tránh xê dịch tim đầu cọc Nên gắn một thiết bị rung vào ông vách để việc rút ống vách được dễ dàng, không gây hiện tượng thắt cô chai ở cọc nơi kết thúc ống vách

- Sau khi rút ông vách phải lấp cát vào mặt hó, lắp hó, thu Bentonite dé tao mat

phẳng, rào chắn tạm bảo vệ cọc Không được rung động trong vùng hoặc khoan cọc

khác trong 24h kế từ khi kết thúc đồ bêtông cọc trong phạm vi 5 lần đường kính cọc

(4m)

Sau khi kết thúc đồ bê tông từ 15 min đến 20 min cần tiến hành rút ông chống tạm

(casing) bằng hệ thống day (rút + xoay) của máy khoan hoặc đầu rung theo phương

thắng đứng, đảm bảo ôn định đầu cọc và độ chính xác tâm cọc

Sau khi rút ống vách từ I h đến 2 h cần tiền hành hoàn trả hố khoan bằng cách lap dat hoặc cát, cắm biển báo cọc đã thi công cắm mọi phương tiện qua lại tránh hỏng đầu cọc và ống siêu âm

Trang 19

Bài 8: Tháo thiết bị khoan nhồi 1.Công tác chuẩn bị

1.1 Để có đầy đủ số liệu cho thi công cọc đại trà, nhất là trong điều kiện địa chất phức

tạp, các công trình quan trọng, cọc chịu tải trọng lớn, thời gian lắp dựng cốt thép, ống

siêu âm và đồ bê tông một cọc kéo dài, Nhà thầu phải tiến hành thí nghiệm việc giữ

thành hồ khoan, thi công các cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc bằng tải trọng tĩnh, kiểm tra độ toàn khối của bê tông cọc theo quy định của Thiết kế

1.2 Trước khi thi công cọc cần tiền hành kiểm tra các công tác chuẩn bị đề thi công cọc theo biện pháp thi công được duyệt, có thê gôm:

a) Hiểu biết rõ điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn, chiều dày, thế nằm và đặc trưng cơ lý của các lớp đất, kết quả quan trắc mực nước ngầm; áp lực nước lỗ rỗng, tốc độ dòng chảy của nước trong đất, khí độc hoặc khí dễ gây cháy nô

b) Tìm hiểu khả năng có các chướng ngại dưới dat đề có biện pháp loại bỏ chúng, đề xuất biện pháp phòng ngừa ảnh hưởng xâu đến công trình lân cận và công trình ngầm;

nếu chưa có hồ sơ hiện trạng các công trình lân cận và công trình ngầm, Nhà thầu

phải yêu cầu Chủ đầu tư tiến hành công tác khảo sát, đo vẽ lập hồ sơ; biên bản lập với

các chủ sở hữu các công trình liền kề phải được cơ quan có thâm quyền bảo lãnh;

CHÚ THÍCH: Nhà thầu tham khảo hồ sơ do Chủ đầu tư cấp là chính, nếu còn thiếu

thì bô sung trong hồ sơ dự thâu

c) Kiém tra vật liệu chính (thép, xi măng, dung dịch khoan, phụ gia, cát, đá, nước „ sạch ), chứng chỉ chât lượng của nhà sản xuât, và kết quả thí nghiệm kiêm định chât

lượng;

d) Thi công lưới trắc đạc định vị các trục móng và toạ độ các cọc can thi công;

e) Thi công các công trình phụ trợ, đường cấp điện, cấp thoát nước, hồ rửa xe; hệ thống tuần hoàn vữa sét (kho chứa, trạm trộn, bê lắng, đường ống, máy bơm, máy tách cát );

f) San ui mat bang va lam đường phục vụ thi công, đủ đề chịu tải trọng của thiết bị thi

công lớn nhât, lập phương án vận chuyên đât thải, tránh gây ô nhiễm môi trường; g) Tap kết vật tư kỹ thuật và thiết bị, kiểm tra máy móc, thiết bị trong tình trạng sẵn sảng hoạt động tốt; dụng cụ và thiết bị kiểm tra chất lượng phải có kiểm chuẩn của cơ quan đủ thâm quyền;

h) Chuẩn bị dung dịch khoan, cốt thép cọc, ống siêu âm, ống đặt sẵn để khoan lay lõi bê tông (nếu cần), thùng chứa đất khoan, máy khoan và các thiết bị phụ trợ (cần cau, máy bơm, máy trộn dung dịch, máy lọc cát, máy nén khí, máy hàn, tổ hợp ông đồ, sàn công tác phục vụ đồ bê tông, xe chở đất khoan) cùng các thiết bị để kiểm tra dung dịch khoan, lỗ khoan, dụng cụ kiểm tra độ sụt bê tông, hộp lấy mẫu bê tông, dưỡng

định vị lỗ coc ;

Trang 20

1) Lập biểu kiểm tra và nghiệm thu các công đoạn thi công theo mẫu in sẵn (xem Phụ luc C)

1.3 Hé thống mốc chuẩn và mốc định vị trục móng phải đáp ứng điều kiện độ chính xác về tọa độ và cao độ theo yêu câu kỹ thuật của công trình Nhà thâu có trách nhiệm

nhận và bảo quản hệ thông moc chuan trong suôt quá trình thi công cọc

Lập biên bản nghiệm thu công tác chẩn bị trước khi thi công 2 Dung dịch khoan

2.1 Tuỳ theo điều kiện địa chất, thuỷ văn, nước ngầm, thiết bị khoan để chọn phương

pháp giữ thành hô khoan và dung dịch khoan thích hợp Cao độ dung dịch khoan được chọn dựa trên tính toán theo nguyên lý cân bằng áp lực ngang giữa cột dung dịch trong hồ khoan và áp lực của đất nền và nước quanh vách lỗ Khi khoan trong địa

tang dễ sụt lở, áp lực cột dung dịch phải luôn lớn hơn áp lực ngang của dat va nước

bên ngoài

2.2 Khi áp lực ngang của đất và nước bên ngoài lỗ khoan lớn (do tải trọng của thiết bị thi công hay của các công trình lân cận sẵn có -) thì phải dùng ông vách để chống sụt lở, chiều sâu ống vách tính theo nguyên lý cân bằng áp nêu trên Khi khoan gân công trình hiện hữu nếu có nguy cơ sập thành lỗ khoan thì phải dùng ố ống chống suốt chiều sâu lỗ cọc

2.3 Dung dịch bentonite dùng giữ thành hố khoan nơi địa tầng dễ sụt lở cho mọi loại thiệt bị khoan, giữ cho mùn khoan không lăng đọng dưới đáy hỗ khoan và đưa mùn khoan ra ngoài phải đảm bảo được yêu câu giữ ôn định vách hồ khoan trong suốt quá trình thi công cọc Khi mực nước ngâm cao (lên đến mặt đất) cho ms tang ty trong

dung dich bang các chất có tỷ trọng cao như barit, cát magnetic

2.4 Kiểm tra dung dịch bentonite từ khi chế bị cho tới khi kết thúc đồ bê tông từng

cọc, kê cả việc điêu chỉnh đê đảm bảo độ nhớt và tỷ trọng thích hợp nhăm tránh lăng đáy cọc quá giới hạn cho phép cần tuân theo các quy định nêu trong Điều 12 và các

yêu cầu đặc biệt (nếu có) của Thiết kế Dung dịch có thể tái sử dụng trong thời gian

thi công công trình nếu đảm bảo được các chỉ tiêu thích hợp, nhưng không quá 6 tháng

2.5 Khi dùng dung dịch polime hoặc các hoá phẩm khác ngoài các chức năng giữ én định thành hô khoan phải kiêm tra ảnh hưởng của nó đên môi trường đât-nước (tại khu vực công trình và nơi chôn lâp đât khoan)

3 Công tác tạo lỗ khoan

3.1 Khoan gần cọc mới đồ xong bê tông

Khoan trong đất no nước khi khoảng cách mép các lỗ khoan nhỏ hơn 1,5 m nên tiến

hành cách quãng I lỗ, khoan các lỗ năm giữa hai cọc đã đô bê tông nên tiên hành sau ít nhât 24 h từ khi kêt thúc đồ bê tông

3.2 Thiết bị khoan tạo lỗ

Trang 21

Có nhiều thiết bị khoan tương ứng với các kiểu lấy đất đá trong lòng lỗ khoan như sau: choòng đập đá; gàu ngoạm; gàu xoay, thôi rửa đề hút bùn theo chu trình thuận,

nghịch .Tuỳ theo đặc điểm địa chất công trình, vị trí công trình với các công trình

lân cận, khả năng của Nhà thầu, yêu câu của thiết kế mà chọn lựa thiết bị khoan thích hợp

3.3 Ông chống tạm

Ống chống tạm (casing) dùng bảo vệ thành lỗ khoan ở phần đầu cọc, tránh lở đất bề mặt đồng thời là 4 ông dẫn hướng cho suốt quá trình khoan tạo lỗ Khi hạ ống nên có dưỡng định vị để đảm bảo sai số cho phép

Ống chống tạm được chế tạo thường từ6m đến 10m trong các xưởng cơ khí chuyên

dụng, chiêu dày ông thường từ 6 mm dén 16 mm

Cao độ đỉnh ống cao hơn mặt đất hoặc nước cao nhất tối thiểu 0,3 m Cao độ chân ông đảm bảo sao cho áp lực cột dung dịch lớn hơn áp lực chủ động của đât nên và hoạt tải thi cơng phía bên ngồi

Ong chéng tạm được hạ và rút chủ yếu bằng thiết bị thuỷ lực hoặc thiết bị rung kèm theo máy khoan, khi không có thiệt bị này có thê dùng búa rung dong ket hop lây dat băng gâu hoặc hạ băng kích ép thuỷ lực

3.4 Cao độ dung dịch khoan

Cao độ dung dịch khoan trong lỗ phải luôn giữ sao cho áp lực của dung dịch khoan

luôn lớn hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan để tránh hiện tượng sập thành trước khi đồ bê tông Cao độ dung dịch khoan nên cao hơn mực nước ngầm ít nhất là 1,5 m Khi có hiện tượng thất thoát dung dich trong hố khoan nhanh thì phải

có biện pháp xử lý kịp thời 3.5 Đo đạc trong khi khoan

Đo đạc trong khi khoan gồm kiểm tra tỉm cọc bằng máy kinh vĩ và đo đạc độ sâu các

lớp đất qua mùn khoan lây ra và độ sâu hồ khoan theo thiết kế Các lớp đất theo chiều

sâu khoan phải được ghi chép trong nhật ký khoan và hồ sơ nghiệm thu cọc (xem Phụ lục C) Khoảng 2,0 m lấy mẫu một lần Khi phat hign dia tầng khác với hồ sơ khảo sát địa chất công trình cần báo ngay cho Chủ đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời Khi

khoan đến cao độ thiết kế, tiễn hành đo độ lắng Độ lắng được xác định băng chênh

lệch chiều sâu giữa hai lần đo lúc khoan xong và sau 30 min Nếu độ lắng vượt quá

quy định cần xử lý kịp thời

4 Công tác gia công và hạ cốt thép

4.1 Cốt thép được gia công theo bản vẽ thiết kế thi công Nhà thầu phải bố trí mặt bằng gia công, nắn cốt thép, đánh gi, uốn đai, cắt và buộc lồng thép theo đúng quy định

4.2 Cốt thép được chế tạo sẵn trong xưởng hoặc tại công trường, chế tạo thành từng lồng, chiều dài lớn nhất của mỗi lồng phụ thuộc khả năng cầu lắp và chiều dài xuất

Trang 22

xưởng của cốt chủ Lồng thép phải có thép gia cường ngoài cốt chủ và cốt đai theo tính toán để đảm bảo lồng thép không bị xoăn, méo Lồng thép phải có móc treo bằng

cốt thép chuyên dùng làm móc câu, sô lượng móc treo phải tính toán đủ để treo cả lồng vào thành ông chống tạm mà không bị tuột xuống đáy hồ khoan, hoặc cau tao

guốc cho đoạn lồng dưới cùng tránh lồng thép bị lún nghiêng cũng như đề đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo hộ dưới đáy cọc

4.3 Cốt gia cường thường dùng cùng đường kính với cốt chủ, uốn thành vòng đặt phía

trong cốt chủ khoảng cách từ 2,5 m đến 3,0 m, liên kết với cốt chủ bằng hàn đính và

dây buộc theo yêu câu của thiết kế Khi chuyên chở, câu lắp có thể dùng cách chống

tạm bên trong lông thép đê tránh hiện tượng biên hình

4.4 Định tâm lồng thép bằng các con kê chế tạo từ thép trơn hàn vào cốt chủ đối xứng

qua tâm cọc, hoặc bằng các viên tròn xi măng - cát, theo nguyên lý bánh xe trượt, cô

định vào giữa 2 thanh cốt chủ bằng thanh thép trục Chiều rộng hoặc bán kính con kê

phụ thuộc vào chiều dày lớp bảo hộ, thông thường là 5 em Số lượng con kê phải đủ để hạ lồng thép chính tâm

4.5 Ni các đoạn lồng thép chủ yếu bằng dây buộc, chiều dài mối nối theo quy định của thiết kế Khi cọc có chiều đài lớn, Nhà thầu phải có thêm biện pháp gia cường mối nối để tránh tụt lồng thép khi lắp hạ

4.6 Ống siêu âm (thường là ô ống thép đường kính 60 mm) cần được buộc chặt vào cốt thép chủ, đáy ống được bịt kín và hạ sát xuống đáy cọc, nối ống bằng hàn, có măng

xông, đảm bảo kín, tránh rò rỉ nước xi măng làm tắc ống, khi lắp đặt cần đảm bảo đồng tâm Chiêu dài ông siêu âm theo chỉ định của thiệt kê, thông thường được đặt cao hơn mặt dat san lap xung quanh cọc từ 10 cm đên 20 cm Sau khi đô bê tông các ông được đô đây nước sạch và bịt kín, tránh vật lạ rơi vào làm tắc ông

CHÚ THÍCH: Số lượng ống siêu âm cho 1 cọc thường quy định như sau:

- 2 ống cho cọc có đường kính 60 cm;

- 3 ống cho cọc có đường kính từ 60 cm đến 100 em

- 4 ống cho cọc có đường kính lớn hơn 100 cm

5 Xử lý cặn lắng đáy lỗ khoan trước khi đỗ bê tông

5.1 Sau khi hạ cốt thép mà cặn lắng vẫn quá quy định phải dùng biện pháp khí nâng

(air lif) hoặc bơm hút băng máy bơm Liên tục bô sung dung dịch khoan đề đảm bảo

cao độ dung dịch theo quy định, tránh gây sập thành lô khoan

5.2 Công nghệ khí nâng được dùng đề làm sạch hồ khoan Khí nén được đưa xuông gần đáy hồ khoan qua Ống thép đường kính khoảng 60 mm, dày từ 3 mm đến 4 mm, cách đáy khoảng từ 50 em đến 60 em Khí nén trộn với bùn nặng tạo thành loại bùn nhẹ dâng lên theo ống đồ bê tông (ống tremi) ra ngoài; bùn nặng dưới đáy ống tremi lại được trộn với khí nén thành bùn nhẹ; dung dịch khoan tươi được bổ sung liên tục

Trang 23

bù cho bùn nặng đã trào ra; quá trình thôi rửa tiến hành cho tới khi các chỉ tiêu của

dung dịch khoan và độ lăng đạt yêu câu quy định

6 Đồ bê tông

6.1 Bê tông dùng thi công cọc khoan nhồi phải được thiết kế thành phần hỗn hợp va

điêu chỉnh bằng thí nghiệm, các loại vật liệu câu thành hôn hợp bê tông phải được kiêm định chât lượng theo các tiêu chuân Việt Nam hiện hành Có thê dùng phụ gia bê tông đê tăng độ sụt của bê tông và kéo dài thời gian ninh kết của bê tơng Ngồi việc đảm bảo yêu câu của thiệt kê về cường độ, hôn hợp bê tông có độ sụt từ 18 cm dén 20 cm

6.2 Ơng đồ bê tơng được ché bị trong nhà máy thường có đường kính từ 219 mm đến

273 mm theo tổ hợp 0,5; 1,0; 2,0; 3,0 và 6,0 m, ống dưới cùng được tạo vát hai bên để

làm cửa xả, nối ống bằng ren hình thang hoặc khớp nồi dây rút đặc biệt, đảm bảo kin

khít, không lọt dung dịch khoan vào trong Đáy ống đồ bê tông phải luôn ngập trong

bê tông không ít hơn 1,5 m

6.3 Dùng nút dịch chuyền tạm thời (dùng phao bằng bọt biển hoặc nút cao su, nút nhựa có vát côn), đảm bảo cho mẻ vữa bê tông đầu tiên không tiếp xúc trực tiếp với dung dịch khoan trong ống đồ bê tông và loại trừ khoảng chân không khi đồ bê tông

6.4 Bê tông được đồ không gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ

thành hồ khoan (thông thường là 4 h) Các xe bê tông đều được kiểm tra độ sụt đúng

quy định đề tránh tắc ống đồ do vữa bê tông quá khô Dừng đồ bê tông khi cao độ bê

tông cọc cao hơn cao độ cắt cọc khoảng 1 m (đề loại trừ phần bê tông lẫn dung dịch

khoan khi thi công đài cọc)

6.5 Sau khi đồ xong mỗi xe, tiền hành đo độ dâng của bê tông trong lỗ cọc, ghi vào hồ sơ đề vẽ đường đồ bê tông Khối lượng bê tông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết không được vượt quá 20 % Khi tôn thất bê tông lớn phải kiểm tra lại biện

pháp giữ thành lỗ khoan

7.Rút ống vách và vệ sinh đầu cọc

7.1 Sau khi kết thúc đồ bê tông từ 15 min đến 20 min cần tiến hành rút ống chồng tạm

(casing) bằng hệ thống day (rút + xoay) của máy khoan hoặc đầu rung theo phương thẳng đứng, đảm bảo ồn định đầu cọc và độ chính xác tâm cọc

7.2 Sau khi rút, ống vách từ Ih đến 2 h cần tiến hành hoàn trả hố khoan bang cach lap

đât hoặc cát, căm biên báo cọc đã thi công câm mọi phương tiện qua lại tránh hỏng đầu cọc và ông siêu âm

8 Kiểm tra và nghiệm thu

§.1 Chất lượng cọc được kiểm tra trong tất cả các công đoạn thi công, ghi vào mẫu

biên bản được thông nhât giữa các bên tham gia nghiệm thu, tham khảo Phụ lục C 8.2 Kiểm tra dung dịch khoan

Trang 24

8.2.1 Dung dich khoan phải được chuẩn bị trong các bồn chứa có dung tích đủ lớn,

pha với nước sạch, cấp phối tuỳ theo chủng loại bentonite, điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn của địa điểm xây dựng, đảm bảo giữ thành hồ khoan trong

suốt quá trình thi công khoan lỗ, lắp dựng côt thép, ô ống kiểm tra siêu âm, ống dat san dé khoan lay lõi đáy cọc (nếu có), cau lap 6 ống đồ bê tông và sàn công tác Bè dày lớp cặn lắng đáy cọc không quá trị số sau:

- Cọc chống: không qua 5 cm;

- Coc ma sat + chống: không qua 10 cm

Bang 1- Chi tiéu tinh nang ban dau cua dung dich bentonite

Tén chi tiéu Chi tiéu tinh nang Phương pháp kiểm tra 1 Khối lượng (Từ 1,05 g/cm° đến 1,15 g/cm? 'Tỷ trọng kế hoặc Bomê kế

riêng 2 Độ nhớt Tir 18 s đến 45 s Phéu 500/700 cm? 3 Ham luong cat_k6 % 4 Ty 1é chatkeo |>95 % Đong cốc 5 Luong mat nước < 30 mL/30min Dụng cụ đo lượng mất Inước

l6 Độ dày áo sét [Từ l mm đến 3 mm sau 30 min Dung cụ đo lượng mat

Inước

7 Luc cắt tĩnh 1 min: từ 20 mg/cm” dén 30 mg/cm? Lực kế cắt tĩnh 10 min: từ 50 mg/cm” đến 100 mg/cm”

§ Tính ồn định < 0,03 g/cm” 9 Độ pH 7 đến 9 Giấy thử pH

§.2.2 Kiểm tra dung dịch khoan bằng các thiết bị thích hợp Dung trọng của dung dịch trộn mới được kiểm tra hàng ngày để biết chất lượng, việc đo lường dung trọng nên

đạt tới độ chính xác 0,005 g/cm` Các thí nghiệm kiểm tra dung dich bentonite tién hành theo quy định tại Bảng 1 cho mỗi lô bentonite trộn mới Việc kiểm tra, nghiệm thu dung trọng, độ nhớt, hàm lượng cát và độ pH phải được kiểm tra cho từng cọc

Trước khi đồ bê tông nêu kiểm tra mẫu dung dich tại độ sâu khoảng 0,5 m từ đáy lên

có khối lượng riêng vượt quá 1,25 g/cm°, hàm lượng cát lớn hơn 8 %, độ nhớt qua 28

s thì phải có biện pháp thôi rửa đáy lỗ khoan để đảm bảo chất lượng cọc

§.3 Kiểm tra lỗ khoan

Kiểm tra tình trạng lỗ khoan theo các thông số trong Bảng 2, sai số cho phép của lỗ

cọc do thiệt kê quy định và tham khảo Bảng 3

Bảng 2- Các thông số cần kiểm tra về lỗ cọc

Trang 25

Thông số kiểm tra Phương pháp kiểm tra

[Tình trạng lỗ cọc L Kiểm tra bằng mặt co dén roi

+ Ding siéu 4m hoac camera ghi chụp hình 16 coc

|Độ thắng đứng và độ L Theo chiều dài cần khoan và mũi khoan

sâu L Thước dây

+ Qua doi

- May do độ nghiêng

Kích thước lỗ L Calip, thước xếp mở và tự ghi đường kính

L Thiết bị đo đường kính lỗ khoan (dạng cơ, siêu âm )

L Theo độ mở của cánh mũi khoan khi mở rộng đáy

L Điện dung rưa

D6 lang day lỗ L Thả chuỳ (hình chop nang 1 kg)

L Tỷ lệ điện trở L So sánh độ sâu đo bằng thước dây trước và sau khi vét, thơi

CHÚ THÍCH: Kích thước lỗ khoan khuyến khích Nhà thầu tự kiểm tra dé hoàn thiện công nghệ, hiện tại trong thực tê chưa bắt buộc phải đo đường kính lỗ (chỉ không chê

chiêu sâu, độ lãng đáy và khôi lượng bê tông)

Bảng 3 - Sai số cho phép về lỗ khoan cọc

đường kính cọc, cm Phương pháp tạo lỗ cọc | Sai số |Sai số độ thẳng đứng,

%

Sai s6 vi tri coc, cm

Coc don, coc dưới mong bang theo truc

ngang, coc bién

trong nhóm cọc Cọc dưới móng băng theo trục đọc, cọc phía

trong nhóm cọc

Coc git D<100cm |-0,1D và 1 D/6 nhung<10 | D/4 nhung< 15

jthanh bang s-5

dung dịch D.100ocm | -5 10+0,01H 15+0,01H

tĐóng hoặc ID < 50 cm -2 1 7 15

rungong Db> s0 cm 10 15

biệt lcủa cọc

(CHU THICH 1: Gia tri âm ở sai số cho phép về đường kính cọc chỉ ở tiết diện cọc cá

CHÚ THÍCH 2: Sai số về độ nghiêng của cọc xiên không lớn hơn 15 % góc nghiêng

Trang 26

CHÚ THÍCH 3: Sai số cho phép về độ sâu hồ khoan + 10 cm

CHÚ THÍCH 4: D là đường kính thiết kế cọc, H là khoảng cách giữa cao độ mặt đất

thực tê và cao độ căt cọc trong thiệt kê

8.4 Kiểm tra cốt thép

Sai số cho phép về lồng cốt thép do thiết kế quy định và tham khảo Bảng 4 Bảng 4- Sai số cho phép chế tạo lồng thép

Hạng mục Sai số cho phép, mm 1 Khoảng cách giữa các cốt chủ +10

2 Khoang cach cốt đai hoặc cốt lò so +20

3 Đường kính lồng thép +10

4 Độ dài lồng thép +50

8.5 Kiểm tra chất lượng bê tông thân cọc

8.5.1 Bê tông trước khi đổ phải lầy mẫu, mỗi cọc 3 tổ mẫu lấy cho ba phần, đầu, giữa

và mũi cọc, mỗi tổ 3 mẫu

Cốt liệu, nước và xi măng được thử mẫu, kiểm tra theo quy định cho công tác bê tông Ket qua ép mau kém theo lý lịch cọc

§.5.2 Phương pháp siêu âm, tán xạ Gamma, phương pháp động biến dạng nhỏ và các phương pháp thử không phá hoại khác được dùng để đánh giá chất lượng bê tông cọc da thi công, tuỳ theo mức độ quan trọng của công trình, thiết kế chỉ định số lượng cọc cần kiểm tra Đối với các công trình dân dụng và công nghiệp thông thường, khối lượng kiểm tra chất lượng bê tông cọc tối thiểu theo Bảng 5 Cần kết hợp từ 2 phương pháp khác nhau trở lên đê kiểm tra Khi Cọc có chiều sâu lớn hơn 30 lần đường kính (L/D > 30) thì phương pháp kiểm tra qua ống đặt sẵn là chủ yếu Nếu còn nghỉ ngờ khuyết tật cần kiểm tra bằng khoan lấy mẫu dé khang dinh kha nang chiu tai lau dai

của cọc trước khi có quyết định sửa chữa hoặc thay thế Quyết định cuối cùng do Thiết kế kiến nghị, Chủ đầu tư chấp thuận Thí nghiệm siêu âm tiến hành theo TCVN

9396:2012 Thí nghiệm động biến dạng nhỏ tiền hành theo TCVN 9397:2012 8.5.3 Phương pháp khoan kiểm tra tiếp xúc đáy cọc với đất tiến hành trong ống đặt

sẵn, đường kính từ 102 mm đến 114 mm cao hơn mũi cọc từ 1 m đến 2 m, số lượng ống đặt sẵn dé khoan lõi đáy cọc theo quy định của Thiết kế, tham khảo Bảng 5 Khi

mũi cọc tựa vào cuội hòn lớn, có thể bị mất nước xỉ măng ở phần tiếp xúc đáy cọc - cudi soi, can than trong khi danh gia chat lượng bê tông cọc

Trang 27

Phương pháp động biến dạng nhỏ 50

Khoan lấy lõi (nếu cần thiết) 1 đến 2

Khoan kiểm tra tiếp xúc mũi cọc-đất 1 đến 3

8.6 Kiểm tra sức chịu tai của cọc đơn

8.6.1 Sức chịu tải của cọc đơn do thiết kế xác định Tuỳ theo mức độ quan trọng của công trình và tính phức tạp của điêu kiện dia chat cong trình mà thiệt kê quy định so lượng cọc cân kiêm tra sức chịu tải

CHU THICH 1: Thang diém dé chon sé lượng cọc cần kiểm tra tính toàn khối tham khảo Phụ lục A

CHÚ THÍCH 2: Đánh giá và xử lý cọc khoan nhồi có thể tham khảo Phụ lục B

8.6.2 Số lượng cọc cần kiểm tra sức chịu tải được quy định dựa trên mức độ hoàn thiện công nghệ của Nhà thầu, mức độ rủi ro khi thi công, tầm quan trọng của công

trình, nhưng tối thiểu là mỗi loại đường kính 1 cọc, tối đa là 2 % tổng số cọc Kết qua

thí nghiệm là căn cứ pháp lý để nghiệm thu móng cọc

8.6.3 Phương pháp kiểm tra sức chịu tải của cọc đơn chủ yếu là thử tĩnh (nén tĩnh, nhồ tĩnh, nén ngang) theo tiêu chuẩn hiện hành Đối với các cọc không thể thử tĩnh được (cọc trên sông, biền at thì dùng phương pháp thí nghiệm động biên đạng lớn (PDA), Osterberg, Statnamic

8.6.4 Tiến hành thử tĩnh cọc có thé trước hoặc sau khi thi công cọc đại trà Để xác

định phương án thiết kế có thề tiến hành thử tĩnh cọc ngồi móng cơng trình đến phá

hoại trước khi thi công đại trà; đê chấp nhận chất lượng thi công có thê tiễn hành thí

nghiệm khi thi công xong Dau cọc thí nghiệm phải cao hơn mặt dat xung quanh từ 20

cm đến 30 cm và có ông thép dày từ 5 mm đến 6 mm, dài khoảng I m bao để đảm bảo

không bị nứt khi thí nghiệm và phản ánh đúng chất lượng thi công Thí nghiệm nén

tĩnh tiền hành theo TCVN 9393:2012

8.7 Nghiệm thu cọc khoan nhồi

Nghiệm thu công tác thi công cọc tiền hành dựa trên cơ sơ các hồ sơ sau: a) Hồ sơ thiết kế dược duyệt;

b) Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;

c) Két qua kiểm định chất lượng vật liệu, chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép và các loại vật liệu chê tạo trong nhà máy;

d) Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông:

e) Hồ sơ nghiệm thu từng cọc, tham khảo Phụ lục C; thành phần nghiệm thu theo quy

định hiện hành;

Trang 28

0 Hồ so hồn cơng cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các cọc bô sung và các thay đôi thiệt kê đã được châp thuận;

h) Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cọc (siêu âm, thí nghiệm biến đạng nhỏ (PTIT) ) theo quy định của Thiệt kê;

g) Các kết quả thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc

Trang 30

TRUONG CAO DANG GIAO THONG VAN TAI TRUNG ƯƠNG I 4 : Thuy An, Ba Vì, Hà Nội @®- (024) 33.863.050

: http:// gtvttw1.edu.vn : info@ gtvttw1.edu.vn

Ngày đăng: 02/04/2022, 08:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN