Ảnhýtưởng- "đứa con" bịbỏrơi?
“Cứu lấy màu xanh” - tác giả Nguyễn Đức Trí
Cuộc thi và Triển lãm Ảnhýtưởng năm 2012 do Cục Mỹ Thuật, Nhiếp
ảnh và Triển lãm tổ chức đã chính thức khép lại, nhưng những luồng ý
kiến khác nhau về Cuộc thi và Triển lãm Ảnhýtưởng vẫn còn âm ỷ.
Tuy nhiên trong bài viết này, tôi - một ngư
ời trẻ, quan tâm đến lĩnh vực
nhiếp ảnh không có ý định khơi lên những luồng dư âm đó, chỉ xin nêu
ra ý kiến cá nhân về “Ảnh ý tưởng”.
Theo dõi Cuộc thi và Triển lãm Ảnhýtưởng năm 2012 từ khi Cục Mỹ
Thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phát động đến khi triển lãm ra mắt công
chúng, tôi chưa thấy có sự thống nhất từ các nhà quản lý, các nhà
Nghiên cứu LLPB Nhiếp ảnh và các nhà sáng tác về tên gọi của Cuộc
thi và Triển lãm.
Có ý kiến cho rằng không nên gọi đây là thể loại “Ảnh ý tưởng” vì bất
cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng đòi hỏi người sáng tạo phải có ý
tưởng vì vậy nên gọi đây là cuộc thi “Ảnh sáng tạo” (Creative) hay
“Ảnh thể nghiệm” (Exprimental). Nhưng cũng có ý kiến cho rằng
không thể gọi đây là cuộc thi “Ảnh sáng tạo” bởi đã là nghệ thuật thì
phải có sự… sáng tạo. Có ý kiến lại cho rằng phải gọi thể loại này là
thể loại “Ảnh đồ họa” (Photographic)…
Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học, vì vậy, không dám mổ xẻ đến vấn
đề thuật ngữ. Nhưng quan sát 88 tác phẩm trưng bày triển lãm, tôi thấy
trong những bức ảnh đó, những chủ thể, đối tượng nhìn thấy trong ảnh
lại không phải là chủ đề chính của bức ảnh. Chủ đề chính trong ảnh đã
được các nhà nhiếp ảnh mô tả bằng phương pháp ẩn dụ (nội dung ẩn
bên trong toàn bộbố cục tổng thể của bức ảnh). Nghĩa là những bức
ảnh đó thực chất là thể hiện tư tưởng, triết lý của tác giả thông qua
những đối tượng, vật thể khác và bản thân những bức ảnh đó không
phải là trọng tâm, mà trọng tâm chính là "ý tưởng" ẩn chứa sâu xa
trong mỗi bức ảnh … Vì vậy tôi vẫn xin giữ nguyên cụm từ “Ảnh ý
tưởng” như Cục Mỹ Thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã đặt ra.
Nhiếp ảnh Thế giới ra đời vào năm 1839 (đánh dấu bằng sự kiện Viện
Hàn lâm Khoa học Pháp được sự ủy nhiệm của Chính phủ Pháp công
bố phương pháp làm ảnh Daguèrre) và du nhập vào Việt Nam năm
1869 (đánh dấu bằng sự ra đời của hiệu ảnh “Cảm hiếu đường” của
cụ Đặng Huy Trứ tại phố Thanh Hà, Hà Nội). Đến thập kỷ 20 của thế
kỷ XX thể loại “Ảnh ý tưởng” ra đời trên thế giới, sau đó khoảng 30
năm, thể loại ảnh này cũng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam… và tồn tại
cho đến ngày nay. Vì vậy, nói: “Bằng ngôn ngữ nhiếp ảnh hiện đại, 88
tác phẩm trong triển lãm “Ảnh ýtưởng 2012” đã mang đến cho giới
nhiếp ảnh Việt Nam một luồng sinh khí mới. Đổi mới tư duy, dũng cảm
lựa chọn con đường đầy chông gai và thử nghiệm trên hành trình sáng
tạo, các tác giả đã khẳng định một khuynh hướng sáng tác mới cho
Nhiếp ảnh Việt Nam. Triển lãm “Ảnh ýtưởng 2012” báo hiệu: Nhiếp
ảnh Việt Nam đương đại bắt đầu khởi sắc” như lời bà Đoàn Thị Thu
Hương, Cục Phó Cục Mỹ Thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Chủ tịch Hội
đồng Nghệ thuật Cuộc thi và Triển lãm “Ảnh ýtưởng 2012” là chưa có
cái nhìn tổng quan và sâu sắc về nhiếp ảnh.
Hay nói: “Qua kết quả chọn thẩm định Cuộc thi và Triển lãm Ảnhý
tưởng 2012 do Cục Mỹ Thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đề xướng ảnhý
tưởng, có thể khẳng định sẽ là dấu ấn lịch sử cho nền nhiếp ảnh Việt
Nam, mở ra một khuynh hướng, một sức sống mới, không gian mới cho
sự sáng tạo nghệ thuật. Một cơ hội cho các nhiếp ảnh gia thỏa mãn tư
duy sáng tạo nghệ thuật, phản ánh đầy đủ nhất cốt cách tinh thần cuộc
sống” như NSNA Lại Hiển (nghệ sĩ nhiếp ảnh xuất sắc, thành viên Hội
đồng Nghệ thuật Cuộc thi và Triển lãm Ảnhýtưởng 2012) là “tô hồng”
ảnh ýtưởng và có phần xem nhẹ nhiếp ảnh truyền thống.
Nói như Nhà nghiên cứu Nhiếp ảnh Nguyễn Đức Chính: “Trên thế
giới, những năm 30 của thế kỷ trước chừng bốn năm trường phái chơi
loại ảnh này lóe lên trong kho
ảng một hai chục năm rồi lịm tắt. Tại sao
lại lịm tắt? Bởi vì họ va đầu vào bức tường thành của lối chụp thật…
Với lại trên công luận thế giới, giới chuyên nghiệp không mấy mặn mòi
thể loại ảnh này. Có người nói thẳng đây là suy đồi lý tưởng của một
thế hệ nghệ sĩ: đại chiến tranh đã làm họ mất đi niềm tin vào nhân
loại, trốn tránh hiện thực tìm vào salon/phòng tối “sáng tạo” trong cái
vỏ kỹ thuật, kỹ xảo…”…
Đôi ngả (1954) – tác giả: Lê AnhTài
Riêng người viết bài này không ca ngợi “Ảnh ý tưởng” nhưng cũng
không bài trừ nó và nếu coi nhiếp ảnh như đại dương thì tôi chỉ coi
“Ảnh ý tưởng” là một nhánh sông hòa cùng dòng chảy là những thể
loại nhiếp ảnh khác đổ về đại dương mênh mông.
Ở Việt Nam, “Ảnh ý tưởng” đã xuất hiện từ lâu, nhưng ít có “đất sống”
không phải do lỗi của các nhà nhiếp ảnh. Trước đây, chưa có cuộc thi
nào dành riêng cho thể loại ảnh này. Do đặc thù ở nước ta, các cuộc thi
và triển lãm ảnh nghệ thuật phần lớn mang nội dung đòi hỏi phải phản
ánh hiện thực, nên trong thể lệ của nhiều cuộc thi và triển lãm ảnh đều
có quy định: “Không chấp nhận ảnh đã qua chỉnh sửa, chắp
ghép…”. Trong khi đó, chắp ghép, sử dụng kỹ xảo cũng là một trong
những hình thức thể hiện “Ảnh ý tưởng”. Vì vậy, có thể nói ở Việt
Nam, “Ảnh ý tưởng” bị ghẻ lạnh, (nếu không muốn nói là “Ảnh ý
tưởng” chưa được công khai thừa nhận). Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ
Nhiếp ảnh Việt Nam vẫn chăm chú sáng tạo “Ảnh ý tưởng” và chủ yếu
để “xuất ngoại” (tham gia các cuộc thi nhiếp ảnh thế giới).
Lời cuối cùng tôi muốn nói: Dựa vào số lượng ảnh dự thi, 1.504 ảnh –
một con số quá khiêm nhường so với một cuộc thi ảnh được phát động
với quy mô toàn quốc; bộảnh triển lãm có nhiều tác phẩm bị cho là
“tranh hóa”; bộảnh giải có một số ảnhbị “tố” là đạo ý tưởng… tôi
không đánh giá cao chất lượng Cuộc thi và Triển lãm Ảnhýtưởng năm
2012. Tuy nhiên, phải công nhận một điều: Ban Tổ chức Cuộc thi và
Triển lãm Ảnhýtưởng đã dũng cảm nhận về "đứa con" mà bấy
lâu nay bị nhiếp ảnh Việt Nam bỏ rơi.
. Ảnh ý tưởng - "đứa con" bị bỏ rơi?
“Cứu lấy màu xanh” - tác giả Nguyễn Đức Trí
Cuộc thi và Triển lãm Ảnh ý tưởng năm 2012.
những hình thức thể hiện Ảnh ý tưởng . Vì vậy, có thể nói ở Việt
Nam, Ảnh ý tưởng bị ghẻ lạnh, (nếu không muốn nói là Ảnh ý
tưởng chưa được công khai