1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở lý luận về tiền lương và công tác quản lý tiền lương của công ty cổ phần may thăng long

36 1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 144,06 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường hiện nay, để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường hiện nay, đểđạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao là một vấn đề phức tạp, đòi hỏicác doanh nghiệp phải có các biện pháp quản lý phù hợp với sự biến đổi củathị trường cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp mình Việc đảm bảolợi ích cá nhân của người lao động là một động lực cơ bản trực tiếp khuyếnkhích người lao động đem hết khả năng của mình lỗ lực phấn đấu sáng tạotrong sản xuất Một trong những công cụ hiệu quả nhất nhằm đạt tới mục tiêutrên là hình thức trả lương cho người lao động Tiền lương thực sự phát huyđược tác dụng của nó khi các hình thức tiền lương được áp dụng hợp lý nhất,sát với tình hình thực tế của các đơn vị sản xuất kinh doanh, đúng với sựcống hiến của người lao động, công bằng và hợp lý giữa những người laođộng trong doanh nghiệp Có như vậy tiền lương mới thực sự trở thành đònbẩy kinh tế kích thích sản xuất phát triển Việc trả lương theo lao động là tấtyếu khách quan Nhưng lựa chọn hình thức trả lương nào cho phù hợp vớiđiều kiện đặc điểm sản xuất của từng ngành, từng doanh nghiệp Để thúc đẩysản xuất, làm cho người lao động luôn quan tâm đến kết quả lao động củamình, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp Đểgóp phần tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người laođộng.

Qua quá trình kiến tập tại Công ty cổ phần may Thăng Long với kiếnthức đã học tại trường, em xin trình bầy một số vấn đề về việc tổ chức tiềnlương trong Công ty cổ phần may Thăng Long cùng với sự giúp đỡ của thầygiáo Nguyễn Trung Kiên Nếu có những gì sai sót, em rất mong sự cảm thôngvà mong được sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy và những người đã giúp emhoàn thành bài báo cáo này.

Trang 2

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG.

1 KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA TIỀN LƯƠNG.

1.1 Khái niệm về tiền lương

Tiền lương (tiền công) là số tiền thù lao lao động phải trả cho người laođộng theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuấtsức lao động bù đắp hao phí của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Để hiểu sâu hơn về khái niệm tiền lương chúng ta có các khái niệm liên quan: tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế và tiền lương tối thiểu

* Tiền lương danh nghĩa

Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động thông qua hợp đồng thoả thuận giữa hai bên theo qui định của pháp luật Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc,…củahọ ngay trong quá trình lao động.

* Tiền lương thực tế

Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ

Tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả của các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động muốn mua Mối quan hệ giữa tiền lương danhnghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện qua công thức sau:

ILTT = ILDN / IP

Trong đó:

ILTT : Chỉ số tiền lương thực tế

Trang 3

ILDN: Chỉ số tiền lương danh nghĩa IP : Chỉ số giá cả

* Tiền lương tối thiểu

Theo điều 56 Bộ Luật Lao Động: “Mức lương tối thiểu là mức tiền lương trả cho người lao động làm những công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, bù đắp sức lao động đơn giản và một phần tái sản xuất mở rộng Đó là những công việc thông thường mà một người lao động có sức khoẻ bình thường, không qua đào tạo chuyên môn…cũng có thể làm được”.

Tiền lương tối thiểu được Nhà nước qui định theo từng thời kỳ dựa trên trình độ phát triển về kinh tế – xã hội của đất nước và yêu cầu tái sản xuất sức lao động xã hội Tiền lương tối thiểu được xác định qua phân tích các chi phí về ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chi phí bảo hiểm, y tế, giáo dục đào tạo,…Theo nghị định mới nhất của năm 2005 thì mức lương tối thiểu chung là 350.000 đồng/ người/ tháng.

1.2 Vai trò chức năng của tiền lương

Trong nền kinh tế quốc dân thì tiền lương được coi là một trong nhữngđòn bẩy kinh tế quan trọng mà không có một quốc gia nào lại không quantâm tới và nó cũng là một công cụ quản lý ở các đơn vị sản xuất kinh doanh,là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển Trong phạm vi doanhnghiệp, tiền lương có vai trò quan trọng trong việc kích thích lao động tăngnăng suất, nâng cao trách nhiệm của người lao động với quá trình sản xuất vàtái sản xuất đồng thời tiền lương phù hợp với đóng góp của người lao động sẽđem lại niềm lạc quan tin tưởng vào doanh nghiệp Tiền lương là nguồn thunhập chủ yếu của cán bộ công nhân viên, là yếu tố để đảm bảo tái sản xuất xãhội.

Vì vậy tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và pháttriển lực lượng lao động Người lao động dùng tiền lương để trang trải các

Trang 4

chi phí trong gia đình, ngoài ra còn dùng để tích luỹ Nhưng trước hết tiềnlương phải đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hàng ngày của người laođộng Có thể nói đây là một tác động quan trọng nhất, trực tiếp nhất của tiềnlương Vì "chức năng kinh tế quan trọng nhất của tiền lương là đảm bảo táisản xuất sức lao động".

Tiền lương phù hợp với hao phí lao động mà người lao động đã bỏ ratrong quá trình sản xuất, sẽ gắn bó họ với công việc với tinh thần trách nhiệmcao hơn Được nhận tiền lương phù hợp với sức lao động mình bỏ ra, ngườilao động tự cảm thấy mình phải không ngừng nâng cao bồi dưỡng trình độ vềmọi mặt.

Tiền lương có vai trò điều phối lao động Với tiền lương thoả đángngười lao động tự nguyện nhận mọi công việc mình được giao dù ở đâu haybất cứ công việc nào.

Để cho tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế quan trọng phát huy đượcvai trò tích cực cho người lao động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọnđúng hình thức trả lương cho phù hợp với những đặc điểm riêng cho doanhnghiệp mình, phù hợp với quy định trả lương theo đúng giá trị sức lao độngđã hao phí,giải quyết hài hoà lợi ích của người lao động và của doanhnghiệp

2.CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY.

Trang 5

+ Phải có tác dụng khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quảlao động, kết quả sản xuất.

+ Làm cho tiền lương thể hiện rõ chức năng đòn bẩy kinh tế trong việckích thích sản xuất, kinh doanh.

+ Trả lương phải đem lại hiệu quả kinh tế.

2.1.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm

Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương dựa trên cơ sở; số lượngsản phẩm giao nộp của người lao động đơn giá trả lương và chất lượng sảnphẩm đã quy định của doanh nghiệp Đây là hình thức trả lương cơ bản màhiện nay được các đơn vị áp dụng chủ yếu trong khu vực sản xuất vật chất.Tiền lương của công nhân viên phụ thuộc vào đơn giá tiền lương của một đơnvị sản phẩm và số sản phẩm sản xuất ra.

Hình thức trả lương này phù hợp với nguyên tắc phân phối lao động,gắn thu nhập của người lao động với kết quả lao động, khuyến khích laođộng hăng say lao động Hình thức này tỏ ra có hiệu quả hơn so với việc trảlương theo thời gian, do đó xu hướng hiện nay, hình thức trả lương theo sảnphẩm được mở rộng phổ biến.

Tuy nhiên, việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tàiliệu về hạch toán kết quả lao động (như phiếu xác nhận lao động công việchoàn thành ) và đơn giá tiền lương sản phẩm của doanh nghiệp đối với từngloại sản phẩm hay công việc.

Hình thức trả lương theo sản phẩm có thể được thực hiện theo nhiềudạng khác nhau.

* Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân

T = Vđgx qTrong đó:

T: Số lương phải trả cho người lao động

Vđg: Đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩmq: Số lượng sản phẩm hoàn thành

Hình thức này áp dụng cho những người lao động trực tiếp sản xuất màquá trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối, quan hệ giữa năng

Trang 6

suát lao động và thu nhập tiền lương sản phẩm của công nhân được phản ánhrõ rệt Tiền lương của họ do chính năng suất lao động cá nhân quyết định.

Hình thức trả lương này phù hợp với nguyên tắc phân phối lao động,gắn được thu nhập tiền lương với kết quả lao động với năng suất, với chấtlượng lao động cá nhân do đó khuyến khích người lao động phấn đấu tăngnăng suất lao động.

Hình thức trả lương này đơn giản, dễ tính, công nhân, có thể tính đượcsố tiền lương của mình Tuy vậy, hình thức tiền lương này có nhược điểm làcông nhân ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, coi nhẹ việc tiếtkiệm chi phí sản xuất, ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc, thiết bị, nếuthiếu những quy định chặt chẽ.

* Trả lương theo sản phẩm nhóm lao động

Việc tiến hành chia lương cho từng người lao động trong nhóm căn cứvào lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng người người làmviệc trong tháng.Hình thức này áp dụng đối với công việc đòi hỏi một nhómlao động lắp ráp thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền,sửa chữa cơ khí

Trả lương theo sản phẩm nhóm có tác dụng khuyến khích lao động trongnhóm, nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùngcủa nhóm Song, nhược điểm là sản phẩm của mỗi lao động không trực tiếptác động đến tiền lương của họ nên ít kích thích sự nâng cao lao động cánhân Mặt khác, chưa xác định được sự cố gắng của mỗi cá nhân trong quátrình lao động nên chưa tiến hành được phân phối theo lao động và chấtlượng sản phẩm.

* Trả lương theo sản phẩm gián tiếp

Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp chỉ áp dụng đối với công nhân phụmà công việc của họ ảnh hưởng nhiếu đến công việc của công nhân chính(người hưởng lương theo sản phẩm) như: công nhân sửa chữa, công nhânđiện

DG = Trong đó:

DG: Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếpL: Lương cấp bậc của công nhân phụ

Trang 7

Q: Mức sản lượng của công nhân chínhM: Mức phục vụ của công nhân phụ

Cách trả lương này kích thích công nhân phục vụ tốt hơn cho công việclao động Nhưng vì tiền lương phụ thuộc kết quả lao động của công nhânchính, do đó việc trả lương chưa thật chính xác với công nhân phụ.

* Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến

Theo cách trả lương này thì tiền lương gồm 2 phần:+ Phần 1: Tiền lương hoàn thành mức được giao

+ Phần 2: Căn cứ vào số lượng vượt định mức thì số lượng vượt địnhmức càng nhiều số tiền thưởng càng lớn.

Hình thức trả lương này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp cầnhoàn thành gấp 1 số công việc trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ: để kịpgiao sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng) Thực chất đây là trả lươngtheo sản phẩm kết hợp hình thức tiền thưởng (hoặc đơn giá tiền lương luỹtiến) theo một tỷ lệ nhất định đối với định mức lao động một cách chính xác.

Với cách trả lương này, tốc độ tăng tiền lương vượt tốc độ tăng sảnphẩm Nó có tác dụng kích thích công nhân tích cực làm việc, tăng năng suấtlao động, phấn đấu vượt định mức được giao Nhưng người lao động ít quantâm đến máy móc, không tiết kiệm nguyên vật liệu.

Mặt khác, các doanh nghiệp cần chú ý không nên áp dụng rộng rãi chếđộ này vì tốc độ tăng tiền lương của công nhân nhanh hơn tốc độ tăng năngsuất lao động Thời gian trả lương không nên quá ngắn (hàng tuần) để tránhtình trạng công nhân nhận lương luỹ tiến nhưng không đạt định mức tháng.

* Hình thức trả lương khoán

Hình thức trả lương khoán được áp dụng trong trường hợp sản phẩm haycông việc khó giao chi tiết, mà phải giao nộp cả khối lượng công việc, haynhiều việc tổng hợp phải làm trong một thời gian nhất định, với yêu cầu chấtlượng nhất định, trả lương khoán có thể cho tạm ứng lương theo phần khốilượng đã hoàn thành trong từng đọt và thanh toán lương sau khi đã làm xongtoàn bộ khối lượng công việc được hợp đồng giao khoán.

Đơn giá khoán xác định theo đơn vị thi công hoặc cũng có thể trọn góicho cả khối lượng công việc hay công trình.

Trang 8

Yêu cầu của chế độ trả lương này đơn giá phải tính toán chặt chẽ và phảicó bản hợp đồng giao khoán Nội dung hợp đồng giao khoán phải rõ ràngcông việc, khối lượng giao khoán, điều kiện lao động định mức, đơn giá tổngsố tiền lương khoán, điều kiện lao động và kết thúc Nếu tập thể nhậnkhoán thì chia tiền lương như hình thức trả lương tập thể.

Ưu điểm của chế độ này là: khuyến khích người lao động hoàn thànhcông việc vượt thời gian và đảm bảo chất lượng Tuy nhiên, nếu sự kiểm trakém thì hiệu quả thấp.

* Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng.

Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng, là chế độ trả lương theo sảnphẩm kết hợp với chế độ tiền thưởng, nhằm tác động vào những khâu yếu củadây chuyền sản xuất, để giải quyết sự đồng bộ trong sản xuất, thúc đẩy năngsuất lao động Với chế độ trả lương này, toàn bộ sản phẩm đều được trả mộtđơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành và hoànthành vượt mức, các chỉ tiêu về chất lượng và số lượng theo tiêu chuẩn củachế độ tiền thưởng để thưởng và tiền lương sản phẩm có thưởng sẽ bao gồmcả tiền lương.

Với chế độ trả lương này cần quy định đúng đắn chỉ tiêu tiền thưởng,điều kiện thưởng và tỉ lệ thưởng và xác định nguồn tiền thưỏng.

2.1.2 Trả lưởng theo thời gian

Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động, vào cấp bậclương để tính lương cho từng người lao động Hình thức này chỉ áp dụng chủyếu cho lao động gián tiếp, còn với lao động trực tiếp chỉ áp dụng với bộphận không áp dụng được định mức sản phẩm.

Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng với viên chức nhà nướcthuộc khu vực hành chính sự nghiệp, những người hoạt động trong lĩnh vựcquản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh Với công nhân sản xuất chỉ áp dụng cho những người làm công việckhông thể định mức được sản phẩm lao động chính xác, hoặc do tính chất củasản xuất nếu trả lương theo sản phẩm sẽ không đạt chất lượng Chẳng hạn,công việc sửa chữa, công việc sản xuất hay pha chế thuốc chữa bệnh

Như vậy trả lương theo thời gian là dựa vào độ dài thời gian làm việc,trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật và mức độ phức tạp của công việc.

Trang 9

Nếu ta so sánh với trả lương theo sản phẩm thì trả lương theo thời gian có thểtính bình quân trong trả lương, vì nó chưa gắn được thu nhập tiền lương củamỗi người với thu nhập lao động mà họ đã đạt được.

* Trả lương theo thời gian lao động giản đơn

Chế độ trả lương theo thời gian lao động gian đơn quy định mức tiềnlương của mỗi người lao động được hưởng phụ thuộc vào mức lương cấpbậc, chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ.

Hình thức trả lương này bao gồm:

- Lương tháng: là tiềnlương trả cho người lao động theo tháng, theo bậclương đã sắp xếp Người lao động hưởng lương tháng sẽ nhận tiền lương theocấp bậc, chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ.

Hình thức trả lương này bao gồm:

- Lương tháng = Mức lương theo bảng của nhà nước + Các khoản phụcấp (nếu có).

- Lương ngày: là tiền lương tính trả cho người lao động theo mức lươngngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.

Ngày chế độ tháng 22 ngày làm việc theo chế độMức lương dùng để trả theo chế độ với người lao động theo hợp đồngthời hạn từ 1 tháng trở lên, thường thì cơ quan hợp đồng lao động hay doanhnghiệp tổ chức chấm công theo ngày và trả gộp 15 ngày 1 lần cùng kì vớingười hưởng lương tháng Đối với lao động làm công nhật hoặc làm côngcông việc có tính tạm thời theo mùa vụ, làm công việc có tính thời hạn dưới 3tháng thì có thể gộp 1 số ngày để trả 1 lần, cũng có thể trả ngay sau mỗi ngàylàm việc nhưng phải tính thêm cho họ khoản bảo hiểm xã hội, ít nhất 15%vào tiền lương để người lao động tự lo vấn đề bảo hiểm xã hội cho mình.

- Lương giờ để trả cho số giờ làm việc, hoặc số giờ làm thêm:Lương giờ = Lương ngày = Lương ngày

Độ dài lao động 8 giờ

* Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng:

Thực chất là sự kết hợp trả lương theo thời gian giản đơn và tiền thưởngthường xuyên từ quỹ (vì đảm bảo ngày công, giờ công )

Trang 10

Tiền lương = Tiền lương theo thời gian

lao động đơn giản + Tiền thưởng

Hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm là dễ tính, dễ trả lươngcho người lao động Nhưng bản thân hình thức tiền lương theo thời gian cũngcòn nhiều hạn chế như chưa gắn chặt tiền lương với kết quả chất lượng laođộng.

2.1.3 Lương nghỉ phép và các khoản phụ cấp làm đêm, làm thêm.

Theo chế độ hiện hành, khi người lao động nghỉ phép thì được trả 100%tiền lương theo cấp bậc Tiền lương nghỉ phép và tiền lương phụ cấp củangười lao động Hiện nay, một năm một người được nghỉ phép 12 ngày, nếulàm việc 5 năm liên tục thì tính thêm một ngày vào thời gian nghỉ phép, từ 30năm trở lên thì nghỉ thêm 6 ngày Tiền lương nghỉ phép được đưa vào chi phísản xuất từng tháng Nếu doanh nghiệp không chỉnh, bố trí cho người laođộng nghỉ phép ổn định đều đặn giữa các tháng trong năm thì doanh nghiệpphải trích trước tiền lương nghỉ phép để đảm bảo chi phí ổn định giữa cáctháng trong năm.

Tỷ lệ trích trướctiền lương

nghỉ phép

Tổng số tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm

x 100Tổng số tiền lương trích trước

theo kế hoạch cả năm

Nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm và chi phí quản lý, chi phí bánhàng được chính xác, số tiền nhằm phân bổ trước về tiền lương nghỉ phépnăm được điều chỉnh vào những tháng cuối năm tăng thêm hoặc giảm bớt tuỳthuộc vào số tiền lương nghỉ phép thực tế của toàn thể người lao động trongdoanh nghiệp.

Nếu người lao động vì lý do gì đó mà không nghỉ phép được thì thanhtoán 100% lương cấp bậc theo số ngày nghỉ phép còn lại mà người đó chưanghỉ.

Khi người lao động làm thêm giờ thì phải có phiếu báo làm đêm làmthêm giờ để có căn cứ tính lương thêm giờ và phụ cấp làm đêm Khi ngườilao động làm việc ngoài giờ tiêu chuẩn thì giờ làm thêm được trả bằng 150%tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường và được trả 200%nếu vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ.

Trang 11

Lương làmthêm giờ =

Lương cấp bậc thángx

Số cônglàm thêm

x 30% (40%)22

Trang 12

2.2 Quỹ tiền lương:

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo côngnhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý chi trả lương.

Quỹ tiền lương bao gồm:

- Tiền lương thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lươngkhoán.

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất donguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩavụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.

- Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ.

- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.

Quỹ tiền lương kế hoạch trong doanh nghiệp còn được tính cả các khoảntrợ cấp BHXH trong thời gian người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng Trong doanh nghiệp để phục vụ cho công tác hạch toán, tiền lương cóthể được chia thành hai loại:

Tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp, trong đóchi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ.

Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gianngười lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấpbậc và các khoản phụ cấp kèm theo.

Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gianngười lao động thực hiện nhiệm vụ khác, ngoài nhiệm vụ chính và thời gianngười lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất được hưởnglương theo chế độ.

Tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trìnhsản xuất ra sản phẩm Vì vậy việc phân tích chia tiền lương chính và tiềnlương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phân tích kinh tế Để đảmbảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệpthì việc quản lý và chi tiêu quỹ tiền lương phải được đặt trong mối quan hệphục vụ tốt cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và chi tiêu tiết kiệm và hợp lý quỹ tiền lương.

2.3 Quỹ bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.

Trang 13

Quỹ BHXH: được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trêntổng số quỹ tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực )của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng Theo chế độ hiện hành, tỷlệ trích BHXH là 20% Trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao độngnộp được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đónggóp và được tính trừ vào thu nhập người lao động Quỹ BHXH được chi tiêtcho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp, hưu trí, tử tuất Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý.

Quỹ BHYT : được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữabệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí cho người lao động trong thời gian ốmđau, sinh đẻ Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy địnhtrên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thựctế phát sinh trong tháng Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là 3% trong đó 2% tríchvào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.

Kinh phí công đoàn: Hình thành do việc trích lập theo một tỷ lệ quyđịnh trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viênthực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Tỷ lệ tríchkinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%.

Số kinh phí công đoàn doanh nghiệp trích được một phần nộp lên cơquan quản lý công đoàn cấp trên một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêucho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.

Tiền lương phải trả cho người lao động, cùng các khoản trích BHXH,BHYT, KPCD hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinhdoanh.

Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương doanh nghiệpcòn xây dựng chế độ tiền thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quỹkhen thưởng) và thưởng trong sản xuất kinh doanh : thưởng nâng cao chấtlượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát sinh sáng kiến (lấy từquỹ tiền lương)

Trang 14

PHẦN II

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG

1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần mayThăng Long

1.1.1 Quá trình ra đời và phát triển của Công ty

* Tình hình Công ty những năm đầu thành lập

Ngày 8 tháng 5 năm 1958 Bộ Ngoại thương chính thức ra quyết địnhthành lập Công ty may mặc xuất khẩu thuộc Tổng Công ty xuất nhập khẩutạp phẩm (đây là tiền thân của Công ty may Thăng Long) Ban đầu Công tychỉ vẻn vẹn có 28 người và có trụ sở văn phòng Công ty ở 15 Cao Bá Quát.

Tháng 9 năm 1985 do đòi hỏi về chất lượng của mặt hàng xuất khẩu,Công ty tuyển thêm công nhân có tay nghề và nhập thêm nhiều máy móc.Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty đã tăng lên 550 người.

Cũng trong năm 1958 Công ty đã hoàn thành xuất sắc năm kế hoạch đầutiên của mình với tổng sản lượng là 391.129 sản phẩm so với chỉ tiêu kếhoạch đạt 112,8% giá trị tổng sản lượng tăng 840.882.

Thị trường xuất khẩu của Công ty năm 1958 chỉ có Liên Xô cũ và Đứcthì đến năm 1961 tăng thêm Mông Cổ, Pháp, Tiệp Khắc và Thuỵ Điển Cũngtrong năm 1961 Công ty chuyển về 250 Minh Khai, địa chỉ hiện nay củaCông ty.

Trang 15

Qua bảng trên ta thấy rằng nhiều năm liên tục Công ty đã hoàn thànhvượt mức kế hoạch và năm sau luôn cao hơn năm trước.

* Thời kỳ đổi mới

Năm 1988, Công ty may Thăng Long bước vào năm thứ ba mươi xâydựng và trưởng thành đồng thời cũng là năm chấm dứt thời kỳ bao cấpchuyển sang kinh tế thị trường.

Mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Công ty là áo sơ mi nam Thịtrường xuất khẩu là Liên Xô và các nước Đông Âu Tính đến năm 1989 Côngty đã xuất sang thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu trên 50 triệu sảnphẩm áo sơ mi quy đổi Từ những năm 1990 đến năm 1995 Công ty đã đầu tưhơn 5 tỷ đồng để mua sắm thiết bị của Cộng hoà dân chủ Đức, cải tạo lại nơilàm việc, nâng cấp nhà xưởng và thiết bị văn phòng.

Ở Việt Nam vấn đề cổ phần hoá DNNN được đặt ra từ năm 1991.Thựctiễn 15 năm đổi mới đã khẳng định cổ phần hoá DNNN không phải là tư nhânhoá mà là quá trình đa dạng hoá hình thức sở hữu,tạo cơ sở cho đổi mới cácquan hệ tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm,thúc đẩy quá trình tích tụ vatập trung vốn nhằm hiện đại hoá nền kinh tế,tạo động lực cho doanh nghiệpnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời cổ phần hoá DNNN cũngkhông phải làm suy yếu nền kinh tế Nhà nước mà là một giải pháp quan trọngđể kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo thật sự của nó trong nền kinh tếthị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.Nghị quyết Đại hội X đã nhấn

mạnh:” Thực hiện chủ trương cổ phần hoá những doanh nghiệp mà Nhà

nước không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực vàcơ chế quản lý năng động thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệuquả”.Nhận thức rõ tầm quan trọng của công việc cổ phần hoá DNNN ở nước

ta, công ty may Thăng Long đã tiến hành cổ phần hoátừ năm 2005.

Và hiện nay Công ty đã có một thị trường ổn định rộng lớn ở trên 20quốc gia của các châu lục Đảm bảo việc làm thường xuyên cho hơn 2000công nhân viên với mức lương trung bình là 600.000 đ đến 700.000đ/tháng/người và hàng năm nộp ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng Hiệnnay Công ty đang không ngừng hoàn thiện và mở rộng sản xuất để ngày cànggiữ một vị trí quan trọng trên thị trường hàng may mặc trong nước và quốctế.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức ở Công ty cổ phần may Thăng Long

Trang 16

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ KIÊMGIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤTPHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH NỘI CHÍNHPHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH KỸ THUẬT

XƯỞNG THỜI TRANGXÍ NGHIỆP PHÙ TRỢXÍ NGHIỆP DỊCH VỤ VÀ ĐỜI SỐNG

XÍ NGHIỆP IXÍ NGHIỆP IIXÍ NGHIỆP IIIXÍ NGHIỆP IVXÍ NGHIỆP VCHI NHÁNH HẢI PHÒNGXÍ NGHIỆP MAY NAM HẢI

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

Cơ cấu tổ chức ở Công ty cổ phần may Thăng Long

- Công ty cổ phần may Thăng Long là một đơn vị hạch toán độc lập, cótư cách pháp nhân trực thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm Côngty tổ chức và quản lý theo kiểu “chức năng trực tuyến có nghĩa là các phòngban tham mưu với chủ tịch hội đồng quản trị (kiêm tổng giám đốc) theo từngchức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình Tất cả được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Chức năng nhiệm vụ:

*Hội đồng quản trị: Hoạt động SXKD và các công việc của Công ty

phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của HĐQT, đây là cơ quan cóđầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ nhữngthẩm quyền thuộc về Đại hội cổ đông

Trang 17

*Ban kiểm soát : có chức năng hoạt động độc lập, có quyền kiểm tra,

kiểm soát tất cả các hoạt động SXKD của Công ty.

+ Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc: Thay mặt Công ty chịu

trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty, đồng thời chỉhuy toàn bộ bộ máy quản lý, tất cả các bộ phận Công ty.

+ 1 phó giám đốc điều hành kĩ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật,sản xuất, thiết kế của Công ty.

+ 1 phó giám đốc điều hành sản xuất: Chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạohoạt động sản xuất kinh doanh.

+ 1 phó giám đốc điều hành nội chính: Chịu trách nhiệm về các mặt đờisống công nhân viên và điều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống.

Các phòng ban chức năng bao gồm:

+ Văn phòng tổng hợp: có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự , mặt tổchức của Công ty, tham mưu cho giám đốc về mặt tổ chức.

+ Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý, phác thảo, tạo mẫu các mặt hàngtheo đơn đặt hàng của khách và nhu cầu của Công ty.

+ Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩmnhằm loại các sản phẩm hỏng, lỗi trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm.

+ Phòng kế hoạch thị trường: có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thịtrường và lập kế hoạch sản xuất cho kịp thời, đúng thời hạn trong các hợpđồng.

+ Phòng tổ chức kế toán tiền lương : là phòng quản lý công tác tổ chứckế toán theo đúng chế độ chính sách của nhà nước , đảm bảo nguồn vốn chosản xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển của Công ty Giải quyết toàn bộcác vấn đề có liên quan đến tài chính của Công ty và thu nhập của người laođộng.

+ Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: tại đây Công ty trưngbày các mặt hàng sản xuất, vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán đồng thời cũnglà nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp phản ánh từ người tiêu dùng.

+ Phòng kho: bao gồm kho nguyên vật liệu và kho thành phẩm nơi bảoquản đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất.

2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAYTHĂNG LONG.

Trang 18

2.1 Vấn đề kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần may ThăngLong.

2.1.1 Phân loại lao động tại Công ty cổ phần may Thăng Long.

Theo thông báo tăng giảm lao động quý 3 năm 2006 số lao động tính

đến 31/12/2005 là 2004 người, cuối kỳ báo quý 4 là ( 31/12/2006 ) là 2031được phân bổ đồng đều đến các bộ phận (bảng bên dưới) Mỗi phòng sảnxuất số lao động nhiều hay ít còn phải phụ thuộc vào nhiệm sản xuất, trình độtrang bị kĩ thuật và trình độ tổ chức sản xuất Dựa trên cơ sở đã nêu, Công tyđã xác định nhu cầu lao động của mình với quy mô và cơ cấu lao động phùhợp với yêu cầu sản xuất đề ra.

Bảng phân bổ sử dụng lao động

Bộ phận sử dụng lao động Số người lao động (người) Tỷ lệ (%)

* Phân loại lao động :

Công ty cổ phần may Thăng Long tiến hành phân loại công nhân viêntrong doanh nghiệp thành 2 loại:

+ Công nhân viên trong danh sách là toàn bộ số người ký hợp đồng laođộng với công ty từ 1 năm trở lên thuộc phạm vi quản lý của công ty và chịutrách nhiệm trả lương bảo hiểm và được hưởng các quyền lợi chế độ theođúng luật lao động.

+ Công nhân viên ngoài danh sách: là những người ký hợp đồng laođộng từ 1-3 tháng Những người này chỉ được huy động khi có việc, làmngày nào hưởng lương ngày đó (tính theo sản phẩm làm ra) và khi nghỉ việckhông có chế độ gì.

2.1.2 Tình hình quỹ lương

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Thăng Long - Cơ sở lý luận về tiền lương và công tác quản lý tiền lương của công ty cổ phần may thăng long
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Thăng Long (Trang 14)
Bảng phân bổ sử dụng lao động - Cơ sở lý luận về tiền lương và công tác quản lý tiền lương của công ty cổ phần may thăng long
Bảng ph ân bổ sử dụng lao động (Trang 18)
BẢNG CHẤM CÔNG - Cơ sở lý luận về tiền lương và công tác quản lý tiền lương của công ty cổ phần may thăng long
BẢNG CHẤM CÔNG (Trang 21)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Cơ sở lý luận về tiền lương và công tác quản lý tiền lương của công ty cổ phần may thăng long
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 23)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w