1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

đông y chẩn đoán và luận trị

363 2,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 363
Dung lượng 5,1 MB

Nội dung

Dinh khí: Là thành phần trong dinh dưỡng, một thành phần cấu tạo của cơ thể, là chất cơ bản duy trì sự sống của con người có tác dụng thúc đẩy huyết và các công năng tạng phủ, kinh lạc h

Trang 1

ĐÔNG Y

CHẨN ĐOÁN VÀ LUẬN TRỊ

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai

Nhà xuất bản Hà Nội 2006

Trang 2

GIƠ Ù I THIỆ U

Y học Đông phương vốn được coi là “Hải học” bởi sự

mênh mông và huyền bí của nó Người học càng đi càng thấy

rộng, càng học càng thấy thiếu… Sách giáo khoa về Đông y có

tới hàng ngàn bộ mà với quỹ thời gian của cả đời người cũng

không thể đọc hết” Vì thế vấn đề quan trọng trong việc giảng

dạy và học tập là phương pháp tổng hợp

Tôi đọc bản thảo cuốn: “Đông y chẩn đoán và luận trị”

của Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai nhận thấy những kiến

thức như rừng đúc kết từ ngàn xưa đến nay đã được Nguyễn Hữu Khai khái quát từ lý thuyết khoa học và đã mô

hình hóa theo tư duy toán học Với cách diễn đạt dễ hiểu, dễ

học và dễ phổ cập Bằng hệ thống kiến thức chặt chẽ từ các

hình đồ mạch lý, hình đồ dược hội, hình đồ bát pháp và những

bài biện chứng luận trị mẫu không chỉ mang tính lôgic,

thuyết phục mà còn rất đậm đà bản sắc y học cổ truyền Đồng

thời những kiến thức khó nhớ lại được Nguyễn Hữu Khai

chuyển thành thể thơ lục bát khéo léo và dễ thuộc, để bạn đọc

dễ dàng lãnh hội, ứng dụng lâm sàng và có thể tự học được

Trang 3

Cuốn “Đông y chẩn đoán và luận trị” đã được Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai mở rộng từ luận án: “Biện chứng luận trị theo triết lý y học phương Đông và phương pháp sửdụng dược liệu thiên nhiên để chữa bệnh” Luận án này đã được Viện Hàn lâm khoa học Xêchênốp - Liên bang Nga đánh giá cao và công nhận học vị Tiến sĩ cho Lương y Nguyễn Hữu Khai Với ý nguyện được đóng góp phần kiến thức và trí sáng tạo của mình cho nền y học cổ truyền nước nhà, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai đã dày công biên soạn thành một bộ sách

Tôi đánh giá cao về công trình biên soạn một cách sáng tạo, hệ thống hóa được các bộ môn y dược học cổ truyền liên quan một cách cụ thể, sinh động, dễ thấy, dễ hiểu, mang tính mới mẻ và hiện đại

Từ cảm nhận trên xin thay lời giới thiệu, tôi mong được sự cảm thông và quan tâm với nền y học cổ truyền nước nhàcủa quý vị, đồng thời kính mong quý vị góp ý kiến xây dựng cho tác phẩm mới này của lương y, tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai

Hà Nộ i, mù a Đô ng nă m 2000

Gs.Ts Vũ Hoan

Phó Chủ tịch Hội các ngành sinh họcViệt Nam Chủ tịch Hội các ngành sinh học Hà Nội

Trang 4

Chương I: Y LÝ CƠ BẢ N LIÊ N QUAN

I KHÍ

1 Đạ i cương về khí

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong triết lý y học phương Đông là khí Trong cơ thể con người, từ mảnh da, miếng thịt, sợi lông, sợi tóc, đốt xương, nước mắt, nước miếng đều là khí (khí ở dạng hữu hình) Trong vũ trụ sở dĩcó sự sống là nhờ khí Chúng ta tiếp nhận được ánh sáng, tiếp nhận được nhiệt độ nóng, lạnh, gió mát, oi bức cũng nhờ khí Trong phương ngôn có câu: “nhân tuyệt khí tắc tử” (người tuyệt khí thì chết) Trong câu này: Khí mà khi tuyệt thì người

ta chết có phải là khí trời không? Không hoàn toàn như vậy vìnhiều trường hợp người ta nằm giữa bầu không khí trong lành mà vẫn chết Vậy thì khí mà chúng ta muốn khảo cứu đây là

gì? Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu sâu rộng về bản chất của khí

2 Khá i niệ m về khí

Trang 5

Có ba chữ khí: một chữ khí có nghĩa là bỏ đi, lìa xa, quên

đi, một chữ khí ám chỉ công cụ, đồ dùng và một chữ khí thể hiện cả sinh thái của sự sống và vật chất Chúng ta chỉ đề cập, nghiên cứu chữ khí này thôi Chỉ một chữ khí này mà biết bao nhiêu hợp từ có nó Chữ Hán được tạo thành mang tính chất tượng nghĩa, tượng thanh, tượng hình và trong nguyên tắc cấu trúc những chữ đồng âm mà khác về ý nghĩa, khác về bản chất thì chữ viết khác nhau Vậy mà biết bao nhiêu hợp từ có chữ khí Chữ khínày có bộ mễ, thể hiện một ý nghĩa là có sự sống và có sự sống là có nó Chúng ta đi vào nghiên cứu ba loại khí:

- Không khí

- Thần khí

- Dinh khí (Không khí, thần khí, dinh khí về ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, nhưng có chung bản chất nên có chung một chữ viết)

2.1 Khô ng khí: Là khí trời, con người ta sống trong khítrời như cá sống trong nước

Không khí gồm có khí ôxy, nitơ, hydrô, cácbon

2.2 Thầ n khí: Có dũng khí, hào khí, sầu khí

Đó là cái khí thể hiện từ trong thần phách, tâm hồn, tinh lực con người Ví như:

- Dũng khí là cái khí tạo nên sự dũng cảm và từ hành động dũng cảm nó toát ra cái khí mà gọi là dũng khí Trong thần khí còn có chính khí Ý nghĩa chính khí này khác với

Trang 6

chính khí trong điều trị (chính khí hư) Tại các bàn thờ của người Hoa kiều, người ta có thờ Quan Vân Trường mà phía chính diện có chữ “chính khí” có ý là họ tôn sùng Quan Vân Trường mọi tư duy, hành động đều chính đáng và tư duy hành động đó luôn toát ra chính khí

Còn sinh khí hợp từ này không có nghĩa là khí sống màsinh khí là bực tức, uất ức, cáu giận Cái khí này là một trong tứ độ tường cùng với tửu, sắc, tài

Người xưa coi: Tửu, sắc, tài, khí (rượu, gái, tiền bạc, khí) là 4 bức tường kìm hãm chí tiến thủ của con người, cái khí đó cũng thuộc về thần khí

2.3 Dinh khí: Là thành phần trong dinh dưỡng, một thành phần cấu tạo của cơ thể, là chất cơ bản duy trì sự sống của con người có tác dụng thúc đẩy huyết và các công năng tạng phủ, kinh lạc hoạt động Trong dinh khí có nguyên khí Nguyên khí còn gọi là chân khí, khí của chân nguyên, do tiên thiên sinh ra được tàng trữ ở thận

- Vinh khí: Trong đồ ăn thức uống của con người, chỉ có 5 loại gọi là “ngũ vị”: tân, toan, cam, hàm, khổ (tân là vị cay, toan là vị chua, cam là vị ngọt, hàm là vị mặn, khổ là vị đắng) Năm

vị này sau khi nhập vị (đưa vào bao tử) thì được hỗ trợ do sự vận hóa thủy cốc của tỳ và được nguyên khí từ thận đưa lên xúc tác, ngũ vị đã được hóa thành ngũ khí Đó là chiêm, tinh, hương, tiêu, hủ (chiêm là mùi của cầm thú chết, tinh là mùi tanh, hương làmùi thơm, tiêu là mùi khét, hủ là mùi mục nát)

Trang 7

Ngũ khí này còn gọi là khí tỳ vị Ngũ khí được đưa lên thủ thái âm phế rồi từ đó phân bổ tới các ngũ tạng lục phủcủng cố huyết và nuôi dưỡng cơ thể

Phần khí này được vào mạch thành một bộ phận của huyết dịch gọi là vinh khí

- Tô ng khí: Tông khí là khí trời hợp với khí của tì vị màthành, sự vận hành của khí huyết Sự hô hấp hơi thở tiếng nói vàmọi hoạt động đều quan hệ mật thiết đến tông khí

- Vệ khí: Vệ khí bắt nguồn từ tiên thiên do dương khícủa thận sinh ra, được bổ sung không ngừng bằng khí Tỳ vị, hoạt động được là do sự tuyên phát của phế

Vệ khí đi ngoài mạch phân bố toàn thân trong thì làm

ấm nội tạng, ngoài thì thấm nhuận da lông, đóng mở tuyến mồ hôi, bảo vệ cơ thể chống ngoại tà xâm nhập

Vậy chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: Khí là một dạng hợp chất chưa hữu hình trong thành phần cơ cấu không gian và cơ thể con người ta cũng như trong mọi sinh thái của vũ trụ, do sự vận hóa khác nhau mà tạo thành các loại khíkhác nhau và mang tính chất khác nhau

II HUYẾ T

Khá i niệ m về huyế t

Sự sống còn và mạnh yếu của con người là phụ thuộc ởthành phần huyết, chức năng huyết và khối lượng huyết Chẳng những thế huyết còn quyết định cả tình cảm, lý trí, tính

tình và đặc điểm riêng của con người như người ta thường nói:

Trang 8

“anh ấ y có má u liề u lĩnh, bà nà y có má u ghen, ô ng nà y có má u nó ng, anh kia có má u cờ bạ c ”

- Ngoài danh từ huyết nói huyết còn gọi là tâm huyết, can huyết

- Tâm huyết là huyết do tâm quản lý và thuộc về tâm

- Can huyết là huyết tàng trữ tại can do can quản lý vàđiều hành

Hai loại huyết trên là một song khi bất bình thường thìnó là hình thái và phương tiện biểu hiện bệnh lý của tâm vàbiểu hiện bệnh lý của can Tính chất bệnh lý của tâm và can khác nhau nên 2 loại “phương tiện” đó được mang tên theo bản tông của nó

- Tóm lại những thành phần tạo nên huyết là dạng vật chất hữu hình ở thể lỏng đài tải thủy, hỏa, khí, tân dịch đi điều hòa nuôi dưỡng bảo vệ và phát triển cơ thể

III THỦ Y

Khá i niệ m về thủ y

Nếu định nghĩa theo ngôn ngữ và văn phạm thì có thểnói thủy là nước và nước là thủy Nhưng theo dịch lý thì Thủy lại là quẻ Khảm và Khảm là Thủy Theo số lý thì Thủy làCan Nhâm, Can Quý là Chi Tý, Chi Hợi và ngược lại Nhâm, Quý, Tý, Hợi là Thủy Vậy mỗi bộ môn có một ngôn ngữdanh từ khái niệm khác nhau Trong Đông y học thì thủy hình thể là nước, song nước không là thủy mà là nước thuộc thủy vìtrong thủy của y lý không chỉ có nước mà còn bao gồm nhiều

Trang 9

thành phần cơ cấu có chức năng khác ở dạng chưa hữu hình và vô hình

Vì thế cho nên khi thận thủy suy chúng ta không thểuống nước hoặc bơm nước vào để bổ thủy hoặc bị phù nề thìkhông thể điều trị bằng cách hút nước ra mà chỉ điều trị bằng cách ổn định sự điều tiết vậy có thể khái niệm rằng: Thủy làdạng vật chất hữu hình hoặc vô hình chủ về sự điều tiết chất lỏng trong cơ thể

IV HỎ A

Khá i niệ m về hỏ a

Trong văn phạm và ngôn ngữ thì hỏa có thể hiểu là lửa, là sự cháy Song trong y lý Đông phương thì không thể định nghĩa hỏa là lửa, là sự cháy Và khi tâm hỏa suy không thể bổhỏa bằng cách nướng tâm hoặc đưa lửa vào cơ thể mà chỉđiều trị bằng cách ổn định và phục hồi chức năng điều nhiệt cho cơ thể Vậy có thể đi đến khái niệm rằng: Hỏa là dạng vật chất vô hình giữ vai trò ổn định, điều tiết nhiệt lượng trong cơ thể và trong sự chuyển hóa, trao đổi chất

2 KHÁ I NIỆ M VỀ LƯỠ NG NGHI, Â M DƯƠNG,

TỨ TƯỢ NG, NGŨ HÀ NH

Trang 10

1 Khá i niệ m về lưỡ ng nghi

Trong vũ trụ cũng như mọi sinh thái và con người luôn tồn tại những sự tương ứng trái ngược nhau và luôn có từng cặp, hiện tượng trái ngược nhau nhưng lại gắn bó với nhau

Ví dụ như: động - tĩnh; trên - dưới; rắn - mềm; hàn - nhiệt; hư - thực; biểu - lý; âm - dương

Người xưa đã sắp xếp những cặp trên thành hai mặt tương ứng qua một đường ngăn cách:

Động Trên Rắn Nhiệt Thực Biểu Dương

Tĩnh Dưới Mềm Hàn Hư Lý Âm

Gọi đó là lưỡng nghi

2 Lưỡ ng nghi là gì ?

Giải nghĩa theo nghĩa tự thì lưỡng là một tự trong văn phạm hay trong ngôn ngữ đôi lúc thay thế cho chữ nhị là số 2 nhưng khác nhị là lưỡng còn mang theo hàm ý cân nhắc, so sánh, đối chiếu, giống như hợp từ: một cặp, một đôi

Chữ nghi là một từ biểu thị một chỉnh thể tới mức cao nhất làm khuôn mẫu, làm tiêu chuẩn nói về quy cách thì mẫu mực nhất về lễ tiết thì trang nghiêm nhất, đẹp mắt nhất Ví dụ như trong hợp từ: Nghi thức, nghi lễ, nghi dung Vậy chúng ta cóthể hiểu hợp từ lưỡng nghi như sau:

Lưỡ ng nghi là nhữ ng cặ p tương ứ ng củ a cá c chỉnh thể (sự vậ t, sự việ c, hình thứ c, trạ ng thá i )

Trang 11

II Â M DƯƠNG

1 Khá i niệ m về â m dương

Khi nghiên cứu và vận dụng lưỡng nghi, người ta thấy rằng: Dương và âm chính là tổng nghi trong các nghi trong từng mặt tương ứng của lưỡng nghi và từ đó học thuyết ââdương được ra đời, nó giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khoa học và là cương lĩnh bao trùm, thấm nhuần trong toàn bộ quá trình nghiên cứu và ứng dụng của y học cổ truyền

2 Định nghĩa về â m dương

2.1 Â m dương là gì?

Bởi tầm quan trọng của học thuyết âm dương nên chúng

ta không thể dừng lại ở khái niệm mà phải mổ xẻ vấn đề cho rõ ràng hơn Thiên âm dương ứng tượng đại luận tố vấn 5 viết:

- Hoàng đế nói: “Âm dương là con đường của thiên địa là kỷ cương của vạn vật, là cha mẹ của sự biến hóa, là bản thủy của sự sinh sát, là cái phủ của thần minh ”, cho nên tích dương thành thiên, tích âm thành địa, âm tĩnh, dương sinh, âm trưởng, dương sát, âm tàn, dương hóa khí, âm hóa hình

- Khí thanh dương thành thiên, khí trọc âm thành địa, khí bốc lên thành mây thiên khí giáng xuống thành mưa, mưa xuất ra từ địa khí, mây xuất ra từ thiên khí Thủy thuộc âm, hỏa thuộc dương, dương thành khí, âm thành vị

Trang 12

 m: Theo định nghĩa của sách Thuyết Văn: Âm cónghĩa ám, tối tăm Theo Lương Khải Siêu giải nghĩa trong kinh thư thì chữ âm có nghĩa là mây che mặt trời

Dương: Theo định nghĩa của sách Thuyết Văn có nghĩa là cao, sáng Theo Lương Khải Siêu: Dương có nghĩa là mởrộng ra, là bay rộng ra, là lớn lên, là cứng rắn Lương Khải Siêu tóm tắt tự nghĩa của chữ âm và dương như sau:

- Chữ âm có chữ vân kèm theo, chữ vân chính là mây cónghĩa gốc của nó là: Mây che mặt trời suy rộng ra chữ âm cónghĩa là che lại, đậy lại Vì che vậy sẽ làm cho u ám Những nơi quay lưng lại với mặt trời thì u ám Các thành thị xưa thường tựa vào hướng Bắc và quay lưng lại mặt trời, suy ra âm còn là mặt sau, mặt trong (lý) hoặc hướng Bắc

- Chữ dương gồm chữ nhật, chữ nhất trên chữ vật ý nói lúc mặt trời mọc lên Đây cũng là lúc khí tượng rực rỡ nhất suy rộng ra dương là biểu tượng sắc thái rực rỡ của mặt trời Hướng về phía mặt trời mọc thì thấy ánh sáng của mặt trời

Do đó suy ra dương là (chính diện) là (biểu diện) hoặc phương Nam Qua đó, chúng ta có thể đi đến định nghĩa như sau:

2.2 Định nghĩa â m dương

Âm dương là hệ thống sự vật luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hóa, phát sinh, phát triển và tiêu vong

2.3 Cá c quy luậ t cơ bả n trong họ c thuyế t â m dương

Trang 13

- Â m dương đố i lậ p vớ i nhau: Âm dương đối lập là sựmâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt âm dương

Ví dụ: Ngày và đêm, nước và lửa Ức chế và hưng phấn

- Â m dương hỗ că n: Hỗ căn là sự nương tựa với nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa, cả hai đều là quá trình tích cực của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được

Ví dụ: Có số âm mới có số dương, có đồng hóa mới có dịhóa hay ngược lại, nếu không có dị hóa thì quá trình đồng hóa không tiếp tục được

- Â m dương tiê u trưở ng: Tiêu là sự mất đi, trưởng là sựphát triển nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương Ví dụ như sự thay đổi từlạnh sang nóng, là quá trình âm tiêu dương trưởng

Sự thay đổi từ nóng sang lạnh là quá trình dương tiêu âm trưởng Do đó có khí nhiệt, ôn, lương, hàn

Sự vận động của âm dương tới mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là dương cực sinh âm, âm cực sinh dương

- Â m dương bình hà nh: Âm dương tuy đối lập nhau vàvận động không ngừng nhưng luôn lập được thế thăng bằng, sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương là biểu hiện sự mất

bình thường, ảnh hưởng đến sự bảo tồn của sinh thể vật chất và sự việc

- Trong â m có dương và trong dương có â m: Dựa trên các quy luật cơ bản của âm dương và căn cứ vào thực tế, người ta đã chứng tỏ được rằng trong âm có dương và trong

Trang 14

dương có âm (âm, dương nương tựa lẫn nhau cùng tồn tại, cókhi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển) Ví dụ như sự phân chia thời gian trong 1 ngày (24 giờ), ban ngày thuộc dương từ

6 giờ đến 12 giờ là phần dương của dương, từ 12 giờ đến 18 giờ là phần âm của dương, ban đêm thuộc âm từ 18 giờ đến

24 giờ là phần âm của âm, từ 0 giờ đến 6 giờ là phần dương của âm

Kết luận: Sự mâu thuẫn thống nhất bên trong sự vật làđộng lực phát triển biến hóa của âm dương theo một quy luật nhất định (hết thịnh lại suy, hết suy lại thịnh, âm cực sinh dương, dương cực sinh âm ) Mặt đối lập này chuyển thành mặt đối lập kia Quy luật này được diễn tả bằng hình đồ người xưa tạo ra và đặt tên cho nó là hình đồ thái cực Đó là một

hình tròn có hai hình cong hai màu (sáng và tối chia diện tích làm 2 phần bằng nhau, một phần là âm, một phần là dương Trong phần âm có nhân dương và trong phần dương có nhân

âm)

Đó là một hình đồ duy nhất diễn tả quy luật biến hóa của âm dương

Màu trắng biểu thị dương Màu

đen biểu thị âm Trong dương có

âm, trong âm có dương Dương

phát triển từ dưới hướng lên trên

Âm phát triển từ trên hướng

xuống dưới

Trang 15

HÌNH ĐỒ THÁI CỰC

III TỨ TƯỢ NG

1 Khá i niệ m về tứ tượ ng

Sự biến hóa của âm dương trải qua quá trình từ thấp lên cao rồi chuyển hóa từ dương sang âm hoặc từ âm sang dương Đối với dương mới sinh ra gọi là thiếu dương khi dương phát triển tới mức cao nhất gọi là thái dương Đối với âm mới sinh

ra gọi là thiếu âm, khi âm đã phát triển tới mức cao nhất gọi là thái âm Bốn hình tượng:

- Thiếu dương - Thái Dương

- Thiếu âm - Thái âm

Người xưa gọi là tứ tượng

1.1 Dương minh: Trong Đông y học cũng như trong

hình đồ thái cực, người ta còn dùng từ dương minh Vậy dương minh là gì? Về từ nghĩa dương minh là sự sáng của dương vàcũng hợp lý với vai trò của nó vì từ thiếu dương là dương khímới sinh ra tuy là dương nhưng vẫn còn có âm (chưa được sáng tỏ lắm) tới dương minh là dương thịnh đã đầy đủ ánh sáng của dương, rồi tới thái dương là dương cực vậy ta có thể

đi tới định nghĩa:

Định nghĩa dương minh: Dương minh là dương thịnh

1.2 Quyế t â m: Đối với âm thì ngoài thiếu âm, thái âm còn có quyết âm Vậy quyết âm là gì?

Về nghĩa tự: Quyết có nghĩa như một sự vận động mãnh liệt, sôi nổi, nhưng sự vận động đó là những phần tử nhỏ đóng

Trang 16

khung trong khuôn khổ một vật chất Ví dụ: Trong Đông y cóbệnh huyết quyết nhìn trong phạm trù lớn thì huyết quyết lại rất động, rất hoạt mà chỉ trong phạm vi một “ống kín” hay một “bao kín” chứ không chảy ra vùng khác Bởi vậy trong điều trị, người ta không dùng thuốc phá huyết mà bệnh huyết quyết người ta chỉ dùng thuốc hành huyết Muốn huyết hành thì khí phải hành mà muốn tồn khí thì phải đầy huyết (cónghĩa là phải bổ huyết như đưa nước thêm vào bình cho đầy, nó sẽ chảy ra chứ không lắc bình cho nước chảy ra)

Trong văn phạm, ta thường dùng từ quyết như biểu quyết (biểu quyết là một hình thức rất sôi nổi nhưng bó hẹp trong một cuộc thảo luận và trong cuộc thảo luận đó lại bóhẹp trong những người đủ tư cách được biểu quyết (người ởdiện cảm tình chưa được chính thức hoặc đại biểu đến dự thìkhông được biểu quyết) Vậy biểu quyết không thể rộng ra ngoài phạm vi mặc dù hình thức rất sôi động Hoặc trong các từ quyết tâm, quyết chiến cũng vậy… Trong âm dương vai trò của quyết âm không tương ứng với dương minh của dương vìthiếu âm là mờ tối, mờ tối rồi tới cực tối chứ không gọi là tối rõ như ta gọi sáng rõ Quyết âm có hàm ý là âm khí động trong âm thúc đẩy mãnh liệt sự hoạt động của phần âm Nếu

ví như âm là một cái bao kín thì sự căng phồng lên là quyết

âm vậy

Định nghĩa: Quyết âm là sự phát động, thúc đẩy phần

âm hoạt động trong quá trình biến hóa

1.3 Bà n về tứ tượ ng vớ i dương minh và quyế t â m

Trang 17

Trong đồ hình thái cực: Về phần âm thì có Thiếu âm, Thái âm và quyết âm Về phần dương thì có thiếu dương, dương minh và thái dương Vậy có thể đặt vấn đề tại sao không ghép dương minh và quyết âm vào tứ tượng cho thành lục tượng Điều này lý giải như sau:

+ Trong tứ tượng có thiếu âm tương nghi với thiếu dương (cùng là cái mới sinh ra)

+ Thái âm tương nghi với thái dương (cùng là cái đãcực), còn dương minh với quyết âm thì không tương nghi Dương minh là dương thịnh còn quyết âm là sự thúc đẩy âm khí hoạt động Cho nên không thể có lục tượng

IV NGŨ HÀ NH

1 Khá i niệ m về vậ t chấ t và ngũ hà nh

Vật chất là hình thể tác động vào giác quan và cho ta cảm giác Trong vũ trụ có vô vàn vật chất khác nhau, khi nghiên cứu người ta thấy rằng có 5 loại vật chất là kim, thủy, mộc, hỏa và thổ mang đặc thù như tổ tiên của các loại vật chất và 5 loại vật chất kim, thủy, mộc, hỏa và thổ luôn luôn vận động, chuyển hóa theo qui luật bảo tồn, triệt tiêu, suy vong và phát triển

2 Định nghĩa ngũ hà nh

Ngũ hành là 5 loại vật chất cơ bản đại diện cho tổng thểcác loại vật chất nhỏ bé, thường, phụ có trong vũ trụ

3 Sự qui nạ p sự vậ t theo ngũ hà nh

Trang 18

Đối với các loại sự vật còn lại có trong vũ trụ, ta có thểghép vào một trong 5 hành nếu đủ điều kiện hợp lý và để tiện việc nghiên cứu và ứng dụng cổ nhân đã thực hiện việc qui nạp hợp lý tới mức tối ưu mà trải qua hàng ngàn năm tới nay vẫn thấy sáng tỏ về phương diện hợp lý và chắc chắn sự phùhợp đó sẽ vĩnh cửu với thời gian

Việc qui nạp vật chất theo ngũ hành được thực hiện theo bảng dưới đây:

HIỆN

G

NGŨ HÀNH MỘ

C

Vậ t chấ t Câ y Lử a Đấ t Kim loạ i Nướ c

Mà u sắ c Xanh Đỏ Và ng Trắ ng Đen

Vị Chua Đắ ng Ngọ t Cay Mặ n

Mù a Xuâ n Hạ Cuố i hạ Thu Đô ng

Phương Đô ng Nam Trung ương Tâ y Bắ c

Tạ ng Can Tâ m Tỳ Phế Thậ n

Phủ Đở m Tiể u trườ ng Vị Đạ i

trườ ng Bàng quang

Ngũ thể Câ n Mạ ch Thị t Da lô ng Xương tủ y

Ngũ

quan

Mắ t Lưỡ i Miệ ng Mũ i Tai

Tình chí Giận Mừ ng Lo Buồ n Sợ

4 Cá c qui luậ t hoạ t độ ng củ a ngũ hà nh

Trang 19

4.1 Qui luậ t tương sinh

(Mộc) đốt cháy sinh lửa (hỏa), lửa thiêu mọi vật chất thành tro bụi, thành đất (thổ) Trong lòng đất sinh ra kim loại (kim) là thể rắn chắc Thể rắn chắc sinh ra thể lỏng (thủy), cónước sinh ra cây cối (mộc) Như vậy:

Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc Trong cơ thể con người can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc

4.2 Quy luậ t tương khắ c

- Mộc khắc thổ như rễ cây ăn sâu vào lòng đất

- Thổ khắc thủy như đắp đê ngăn nước

- Thủy khắc hỏa như dùng nước chữa lửa

- Hỏa khắc kim như lửa làm nóng chảy kim loại

- Kim khắc mộc như dùng cưa, đục cưa gỗ, đục gỗ

Trong cơ thể con người: can mộc khắc tỳ thổ, tỳ thổkhắc thận thủy, thận thủy khắc tâm hỏa, tâm hỏa khắc phếkim, phế kim khắc can mộc

Qui luật tương sinh, tương khắc chế hóa theo hình vẽ sau:

- Mũi tên theo vòng tròn là tương sinh

- Mũi tên theo sao vàng là tương khắc

Trang 20

NGŨ HÀ NH TƯƠNG SINH, TƯƠNG KHẮ C

4.3 Tương thừ a - Tương vũ

Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý có hiện tượng hành nọ, tạng nọ khắc hành kia, tạng kia quá mạnh gọi làtương thừa hoặc hành nọ, tạng nọ không khắc được hành kia, tạng kia gọi là tương vũ

Ví dụ về tương thừa: Bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu Can khắc Tỳ quá mạnh sẽ ảnh hưởng tới chức năng của tỳ, vịgây rối loạn tiêu hoá, đau bao tử Khi chữa phải bình can (hạhưng phấn của can) và kiện tỳ (nâng cao sự hoạt động của tỳ) Tương vũ bình thường tỳ thổ khắc thận thủy, nếu Tỳ hư không khắc được thận thủy sẽ gây ứ nước trong bệnh tiêu chảy kéo dài hoặc phù suy dinh dưỡng Khi chữa phải kiện tỳ (nâng cao sự hoạt động của tỳ) và lợi tiểu (để hết phù thũng)

5 Ứ ng dụ ng ngũ hà nh trong y họ c

5.1 Về quan hệ bệ nh lý

Căn cứ vào ngũ hành tìm vị trí phát sinh một chứng bệnh của một tạng hay một phủ nào đó để tìm ra phương pháp chữa

Trang 21

bệnh thích hợp Sự phát sinh ra một chứng bệnh ở tạng, phủ nào đó có thể xảy ra ở năm vị trí khác nhau sau đây:

Chính tà: Do bản thân tạng phủ ấy có bệnh

Hư tà: Do tạng mẹ của tạng đó gây bệnh cho tạng đó

Thự c tà: Do tạng con của tạng đó gây bệnh cho tạng đó

Tặ c tà: Do tạng khắc tạng đó gây bệnh cho tạng đó(tương thừa)

Vi tà: Do tạng đó không khắc được tạng mà nó phải khắc mà tạng đó bị bệnh (tương vũ) Ví dụ: Mất ngủ là một chứng bệnh của tạng tâm có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau vàcách chữa cũng khác nhau:

Chính tà : Bản thân tạng tâm gây mất ngủ như thiếu máu không nuôi dưỡng được thần Khi chữa phải bổ huyết an thần

Hư tà: Do tạng can gây bệnh cho tâm như can khínghịch, can khí uất, can nhiệt là huyết nhiệt gây mất ngủ Khi chữa phải bình can an thần

Thự c tà: Do tạng Tỳ bị hư, cơ nhục yếu, sức hoạt động của Tâm yếu không ổn định được tâm thần Khi chữa phải kiện Tỳ an thần

Tặ c tà: Do thận hư không khắc được tâm hỏa (nguyên khí của thận không đủ để củng cố dinh khí cho Tâm huyết) gây mất ngủ Khi chữa phải bổ Thận an thần

Trang 22

Vi tà: Do phế hư ảnh hưởng đến nguồn tông khí trao đổi cho tâm huyết gây rối loạn cơ cấu huyết phần Khi chữa phải bổ phế an thần

5.2 Về chẩ n đoá n họ c

Căn cứ vào màu sắc, khí thái để đoán bệnh

5.3 Về điề u trị họ c

Đề ra nguyên tắc chữa bệnh: Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con

NGŨ TẠ NG

Đối với cơ cấu của con người cụ thể là tạng phủ, Đông y học nghiên cứu chủ yếu về chức năng, sự đổi thay biến hóa vàsự liên quan lẫn nhau của các tạng phủ, không lưu ý đến vấn đề giải phẫu mô hình

Trang 23

I TẠ NG TÂ M

Tạng Tâm là cội nguồn của sự sống, là nơi tàng thần, làchỗ phát sinh ra sự đổi thay, sự linh hoạt tinh hoa của nó hiện lên gương mặt, sự sung túc của nó biểu hiện ở huyết mạch

1 Chứ c nă ng củ a tâ m

1.1 Chủ về tình chí

Tình chí là các hoạt động về tinh thần, tư duy Tinh vàhuyết là cơ sở cho hoạt động về tinh thần mà tâm lại chủ vềhuyết nên tâm cũng chủ về tình chí, tâm còn là nơi cư trú của thần Vì vậy còn gọi là “tâm tàng thần” Tâm khí và tâm huyết đầy đủ thì tinh thần sáng suốt, tỉnh táo, nếu tâm huyết không đầy đủ thì xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, mất ngủ, hay mê, hay quên

1.2 Chủ về huyế t mạ ch biể u hiệ n ra ở mặ t

Tâm khí thúc đẩy huyết dịch trong mạch đi nuôi dưỡng toàn thân Nếu tâm khí đầy đủ, huyết dịch vận hành không ngừng toàn thân được nuôi dưỡng tốt biểu hiện nét mặt hồng hào tươi nhuận

1.3 Khai khiế u ra lưỡ i

Biệt lạc của kinh tâm thông ra lưỡi, khí huyết của tâm đi

ra lưỡi để duy trì sự hoạt động của chất lưỡi, để chẩn đoán bệnh ở tâm như chất lưỡi đỏ là tâm nhiệt, chất lưỡi xanh và cóđiểm ứ huyết là huyết bị ứ ở bên trong nội tạng

Trang 24

1.4 Tâ m bà o lạ c

Là tổ chức bên ngoài của tâm để bảo vệ cho tâm khỏi tàkhí xâm nhập Ngoài ra, tâm bào lạc còn có nhiệm vụ thúc đẩy sự co bóp và hoạt động của tâm Trên thực tế lâm sàng các triệu chứng bệnh của tâm và Tâm bào lạc giống nhau

2 Cá c hộ i chứ ng củ a tâ m

- Tâ m hà n: Vùng ngực trái đau cấp, chân tay lạnh giá, mạch trầm trì

- Tâ m nhiệ t: Trong lòng buồn bực, nói nhảm, lưỡi cứng hoặc mặt lưỡi nứt nẻ, mạch sác

- Tâ m hư: Hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ, hay quên

- Tâ m thự c: Tinh thần rối loạn hay cười nói nhảm, bực dọc

II TẠ NG PHẾ

Tạng phế là cội nguồn của thần khí, là nơi nương giá của phách, phần tinh hoa hiện ra ở lông, phần sung túc hiện ở da

1 Chứ c nă ng củ a Phế

1.1 Chủ khí, chủ hô hấ p

Phế là nơi trao đổi khí, hít thanh khí, thải trọc khí nên nói Phế chủ hô hấp

Phế chủ khí vì phế có liên quan đến tông khí Tông khí tạo thành nhờ tinh khí của con người hợp với khí trời mà do phế điều hành quản lý Phế khí bình thường thì đường hô hấp thông, hơi thởđiều hòa Nếu phế khí hư, kém, xuất hiện chứng khó thở, thởnhanh, tiếng nói nhỏ, người mệt mỏi không có sức

Trang 25

1.2 Chủ về tuyê n phá t và tú c giá ng

- Tuyê n phá t: Có nghĩa là thúc đẩy sự tán phát khí, gọi tắt là sự tuyên phế Thúc đẩy khí huyết tân dịch phân bổ ra toàn thân, bên trong đi vào các tạng phủ kinh lạc, bên ngoài

đi ra bì mao, cơ nhục, nếu phế khí không tuyên sẽ gây ũng trệ, gây tức ngực, ngạt thở, khó thở

- Tú c giá ng: Là đưa khí đi xuống, nếu phế khí đi xuống là thuận, nếu phế khí nghịch lên trên uất tại Phế sẽ gây tức ngực, ngạt mũi, suyễn tức

1.3 Phế chủ bì mao thô ng điề u thủ y đạ o

Phế chủ bì mao: Bì mao là phần ngoài của cơ thể gồm

da, lông, tuyến mồ hôi là nơi tà khí bên ngoài bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, nhờ tác dụng tuyên phát phế đem các chất dinh dưỡng cho bì mao để chống đỡ ngoại tà Vì vậy khi cóbệnh ở phần biểu thường thấy xuất hiện các chứng thể hiện ở

bì phu và cơ quan hô hấp như ngoại cảm, phong hàn: sợ lạnh, sợ gió, ngạt mũi, ho Nếu phế khí hư yếu không tuyên phát

ra bì mao làm da, lông khô, ráp

Chủ về thô ng điề u thủ y đạ o: Nhờ tác dụng tuyên phát vàtúc giáng, nước ở trong cơ thể được bài tiết ra bằng đường mồhôi, hơi thở, đại tiện nhưng chủ yếu là theo đường tiểu tiện, phế khí đưa nước tiểu xuống thận, thận khí hóa và tái hấp thụmột phần rồi đưa xuống bàng quang bài tiết ra ngoài Trên lâm sàng bệnh phù thũng do phong thủy (viêm cầu thận do lạnh) được chữa bằng phương pháp tuyên phế, lợi niệu

Trang 26

1.4 Khai khiế u ra mũ i, thô ng vớ i họ ng, chủ về tiế ng nó i

Mũi là nơi thở của phế, mũi để thở và ngửi thông qua tác dụng của phế khí Phế khí bình thường thì sự hô hấp điều hòa Nếu phế khí trở ngại như ngoại tà xâm nhập thì gây ngạt mũi, chảy nước mũi Phương pháp chữa vẫn lấy tuyên phế làchính, phế còn chủ tiếng nói, cảm nhập phế thì mất tiếng

2 Hộ i chứ ng củ a phế

- Phế hàn: Sợ lạnh, chảy nước mũi, ho ra đàm, bọt trắng

- Phế nhiệt: Chảy máu mũi, đau họng, ho khạc ra máu

- Phế hư: Da lông khô, hơi thở yếu, ngắn, sắc da trắng bệch, sợ lạnh

- Phế thực: Lồng ngực đầy tức, hơi thở gấp, to, mạnh

III TẠ NG THẬ N

Tạng thận là cội nguồn của sự thâu liễm tinh, khí, thủy, hỏa là nơi ẩn tàng của tinh hoa, vinh nhuận thể hiện ra tóc, sựsung túc thể hiện ở xương

1 Chứ c nă ng củ a thậ n

1.1.Thậ n tà ng tinh chủ về sinh dụ c và phá t dụ c củ a cơ thể

Tinh của tiên thiên và tinh của hậu thiên đều được tàng trữ

ở thận gọi là thận tinh, tinh biến thành khí nên còn gọi là thận khí Thận tinh còn gọi là thận âm, nguyên âm, thận khí còn gọi là thận dương, nguyên dương, mệnh môn hỏa, thận tinh và thận khí quyết định sự phát dục của cơ thể

Trang 27

1.2 Chủ về khí hó a nướ c

Thận khí có chức năng khí hóa nước tức là đem nước do đồ ăn thức uống đưa tới tưới cho các tổ chức cơ thể rồi bài tiết

1.4 Chủ về nạ p khí

Không khí do phế hít vào được kéo xuống Đan điền gọi là sự nạp khí của thận, nếu thận hư không nạp được khí, khínghịch lên gây chứng ho, hen, suyễn tức

Trên lâm sàng người ta chữa chứng hen suyễn bằng cách bổ thận và phục hồi chức năng nạp khí cho thận

1.5 Khai khiế u ra tai và tiề n â m, hậ u â m

Thính lực nghe do thận tinh nuôi dưỡng, thận hư sẽ gây tai ù, tai điếc Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu và phát triển sinh dục, vì vậy nói thận chủ về tiền âm

Trang 28

Hậu âm là nơi đại tiện ra phân do tạng tỳ đảm nhiệm nhưng tỳ dương được thận khí hóa để bài tiết phân ra ngoài nên nói thận chủ về hậu âm

2 Hộ i chứ ng củ a thậ n

- Thậ n hà n: Chân tay lạnh giá, hay nằm co, ỉa lỏng vềbuổi sáng

- Thậ n nhiệ t: Nước tiểu đỏ, sẻn, đại tiện táo bón, đau răng, chảy máu chân răng

- Thậ n hư: Ù tai, mỏi lưng gối, di tinh, mồ hôi trộm

- Thậ n thự c: Thường cảm giác khó chịu do hơi đưa từbụng dưới dồn lên

IV TẠ NG CAN

Tạng can là cội nguồn của sự hoạt động, là nơi nương giá của hồn, vinh nhuận ra móng tay, móng chân Sự sung túc thể hiện ở gân, chủ về tàng huyết, điều huyết và bài tiết

1 Chứ c nă ng củ a can

1.1 Chủ về tà ng huyế t và điề u huyế t

Tàng huyết là tàng trữ và điều tiết lượng máu trong cơ thể Lúc nghỉ ngơi, ngủ nhu cầu về huyết dịch ít, máu được tàng trữ ở can, trái lại lúc hoạt động nhu cầu dinh dưỡng của

cơ thể đòi hỏi cao hơn thì can lại bài xuất khối lượng máu dựtrữ để cung cấp kịp thời

1.2 Chủ về sơ tiế t

Trang 29

Sơ tiết là sự thư thái, thông xướng còn gọi là sự “điều đạt” can khí chủ về sơ tiết giúp cho sự vận hành khí của các tạng phủ được dễ dàng, thông suốt, thăng giáng được điều hòa, can khí sơ tiết kém sẽ có những biểu hiện về tình chí vàsự tiêu hóa bất thường

1.3 Chủ về câ n, vinh nhuậ n ra mó ng

Cân là gân mạch gồm các khớp gân cơ phụ trách việc vận động của cơ thể Nói can chủ cân tức là sự nuôi dưỡng các cân bằng huyết của can Can huyết đầy đủ cân mạch được nuôi dưỡng tốt, vận động tốt Nếu can huyết hư gây các chứng tê bại, chân tay run, co quắp cứng khớp

Móng tay, chân là chỗ dư của cân mạch, nên tình trạng thiếu đủ của can huyết sẽ biểu hiện sự hồng, nhuận hay cứng cáp của móng tay, móng chân

1.4 Khai khiế u ra mắ t

Tinh khí của ngũ tạng thông đạt qua huyết dịch đều đi lên mắt, nhưng chủ yếu là do tạng can vì kinh can đi lên mắt

2 Hộ i chứ ng củ a can

- Can hà n: Đau bụng dưới, nôn khan ra bọt

- Can nhiệ t: Mắt đỏ đau nhiều khi co giật Đau buốt ở bộphận sinh dục

- Can hư: Hay chóng mặt, mắt quáng gà, móng tay, móng chân khô, hay bị chuột rút (vọt bẻ)

Trang 30

- Can thự c: Hay đau sườn kéo chằn xuống bụng dưới, ợchua, hay giận, bực tức

V TẠ NG TỲ

Tạng tỳ là cội nguồn của sự vận hóa thủy cốc là nơi chếbiến thủy cốc thành tinh khí, vinh nhuận thể hiện ở môi, sựsung túc thể hiện ở cơ bắp

1 Chứ c nă ng củ a tạ ng tỳ

1.1 Chủ về vậ n hó a

- Vậ n hó a đồ ă n: Là sự tiêu hóa hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng Thức ăn được đưa vào bao tử (dạ dày) Bao tử có nhiệm vụ chứa và tiết dịch tiêu hóa Tỳ làm nhiệm vụ vận chuyển dinh dưỡng lên phế Phế đưa vào tâm mạch đểđem đi nuôi dưỡng tạng phủ, đồng thời tỳ vận chuyển cặn bãvào đại tràng, nước được qua thận Công năng vận hóa đồ ăn của tỳ mạnh gọi là “kiện vận” thì sự hấp thu tốt, trái lại, nếu tỳ mất “kiện vận” sẽ gây các chứng rối loạn về tiêu hóa, ăn kém, ỉa chảy, mệt mỏi

- Vậ n hó a thủ y thấ p: Tỳ đưa nước đến các tổ chức cơ thểđể nuôi dưỡng, sau đó chuyển xuống thận ra bàng quang bài tiết ra ngoài Như vậy việc đại tạ nước trong cơ thể do sự vận hóa của tỳ phối hợp với sự túc giáng của phế và sự khí hóa của thận, sự vận hóa thủy thấp của tỳ kém sẽ gây chứng đàm ẩm nước tràn ra tứ chi gây phù thũng, xuống đại tràng gây ỉa chảy,

tích tại khoang bụng gây cổ trướng

Trang 31

- Thố ng huyế t: Thống huyết có nghĩa là nhiếp huyết, quản lý huyết, khống chế huyết, sự kiện vận đồ ăn của tỳ lànguồn gốc của khí huyết, tỳ khí mạnh huyết sẽ đi trong, trái lại tỳ khí hư không thông được huyết, huyết sẽ ra ngoài gây xuất huyết, rong kinh, đại tiện ra máu

- Chủ cơ nhụ c, chủ tứ chi: Tỳ đem các chất dinh dưỡng của

mình đến nuôi cơ nhục, nếu Tỳ khí đầy đủ sẽ làm cho cơ nhục rắn chắc, tứ chi nhẹ nhàng, linh hoạt Trái lại, nếu tỳ khí yếu sẽ làm thịt mềm, trương lực cơ giảm gây tứ chi mệt mỏi, gây các chứng

sa bao tử, sa trực tràng, sa tử cung

- Khai khiế u ra miệ ng, vinh nhuậ ä n ra mô i: Khai khiếu ra miệng là nói về sự ăn uống, khẩu vị, tỳ mạnh thì muốn ăn, ăn ngon miệng, tỳ hư thì chán ăn, lạt miệng

Tỳ chủ về cơ nhục lại khai khiếu ra miệng nên biểu hiện sự vinh nhuận ra môi; tỳ mạnh thì môi hồng nhuận, tỳ hư thìmôi thâm xám, nhạt màu

2 Hộ i chứ ng củ a tỳ

- Tỳ hà n: Tiêu hóa kém, nôn mửa, ỉa lỏng, chân tay lạnh, đau bụng

- Tỳ nhiệ t: Môi đỏ hoặc mọc mụn, đau bụng quặn từng cơn, đại tiện ra bọt

- Tỳ hư: Sắc mặt vàng bệch, chân tay mệt mỏi, kém ăn

- Tỳ thự c: Bụng đầy trướng, bí hơi

Trang 32

2 Hộ i chứ ng củ a đở m

Đở m hà n: Nôn mửa, chóng mặt, thâu đêm không ngủ

Đở m nhiệ t: Đắng miệng, ù tai, đau sườn, rét rồi lại sốt cao (hàn nhiệt vãng lai)

Đở m hư: Ngủ lơ mơ hay tỉnh giấc, chóng mặt, thở dài giật mình

Đở m thự c: Hay giận, tức sườn ngực, ngủ nhiều, chảy nước mắt sống

II VỊ

1 Chứ c nă ng

Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn rồi đưa xuống tiểu trường, sự thịnh suy của vị thể hiện ở vị khí Vị khí dùng đểtiên lượng sự phát triển tốt hay xấu của bệnh và dự kiến kết quả trong công tác chữa bệnh

Trang 33

- Vị hư: Tứ c dướ i mỏ á c, biế ng ă n, mô i lưỡ i trắ ng nhợ t

- Vị thự c: Bụng đầy, đau tức, ợ mùi chua, đại tiện không thông

III TIỂ U TRƯỜ NG

1 Chứ c nă ng

Phân thanh, giáng trọc, hấp thụ chất thanh nuôi dưỡng

cơ thể, cặn bã (chất trọc) đưa xuống bàng quang và đại trường

2 Hộ i chứ ng củ a tiể u trườ ng

- Tiể u trườ ng hà n: Nước tiểu trong

- Tiể u trườ ng nhiệ t: Nước tiểu đỏ, sẻn, đau nhức trong bộphận sinh dục

- Tiể u trườ ng hư: Hay đi đái vặt, đái són

- Tiể u trườ ng thự c: Cơn đau xoắn ruột

IV ĐẠ I TRƯỜ NG

1 Chứ c nă ng

Chứa đựng cặn bã, tái hấp thụ và đào thải cặn bã

Trang 34

2 Hộ i chứ ng

- Đạ i trườ ng hà n: Đại tiện lỏng, đau bụng, sôi bụng

- Đạ i trườ ng nhiệ t: Khô miệng, ráo môi, đại tiện táo kết, hậu môn nóng, ỉa ra máu, mùi phân nồng nặc

- Đạ i trườ ng hư: Đại tiện không tự chủ hoặc không táo bón mà bí khó đi, lòi trĩ

- Đạ i trườ ng thự c: Đại tiện táo bón, đau bụng không ưa xoa nắn

- Bà ng quang hư: Tiểu tiện không tự chủ, đái són

- Bà ng quang thự c: Bí đái, bụng dưới đầy đau soắn

VI TAM TIÊ U

Trang 35

- Trung tiêu chủ về tỳ, vị

- Hạ tiêu chủ về can, thận

Khí của tam tiêu thông thì thân thể bình an, ngược lại làbệnh lý toàn bộ hay từng phần Xét hội chứng của tam tiêu phải xét tình hình bệnh lý của các tạng phủ liên quan từng phần thượng, trung, hạ

QUAN HỆ GIỮ A CÁ C TẠ NG PHỦ

Cơ thể là một chỉnh thể, một khối thống nhất Mỗi tạng, mỗi phủ ngoài chức năng riêng của nó còn có sự quan hệ mật thiết với nhau theo qui luật đối lập và hỗ căn

I QUAN HỆ GIỮ A TẠ NG VỚ I TẠ NG

1 Tâ m và phế

Tâm chủ huyết, phế chủ khí, huyết không có khí thìhuyết không hành, khí không có huyết thì khí không có chỗdựa, tâm và phế phối hợp làm khí huyết vận hành duy trì các hoạt động của cơ thể

2 Tâ m và tỳ

Tâm chủ huyết, tỳ là một tạng tạo ra tinh khí để bổ sung không ngừng cho các thành phần cơ cấu của huyết Nếu tỳ khí

hư không vận hóa được thì tinh khí tỳ vị hay gọi là tinh hậu thiên sẽ sút kém, lực lượng bổ sung cơ cấu huyết do tâm làm chủ không đáp ứng được thì tâm huyết sẽ suy Mặt khác, tỳchủ về cơ nhục, nếu tỳ hư thì trương lực cơ giảm, khi ấy cơ năng của tâm sẽ yếu gây hiện tượng rã rời tay chân, hồi hộp mất ngủ, xanh xao gọi là chứng tâm tỳ hư

Trang 36

3 Tâ m và can

Tâm chủ huyết, can tàng huyết, điều huyết Nếu ví như tâm là thủ trưởng thì can là thủ kho quản lý huyết Vậy trong hoạt động của cơ thể khi nghỉ ngơi thanh nhàn thì tâm hoạt động nhẹ nhàng thư thái và lúc đó can cũng thu bớt huyết vềđể khỏi ngộp huyết cho tâm Mức hoạt động càng cao thì tâm làm việc càng mạnh, lưu lượng huyết nhanh, mạnh lúc này cần đưa huyết ra một cách nhịp nhàng để tránh sự trống rỗng huyết mạch Nếu sự quan hệ giữa tâm và can trục trặc sẽ gây rối loạn huyết mạch gây hoa mắt chóng mặt, căng thẳng mạch, đau đầu hoặc thụt giảm lưu lượng huyết gây suy tim, choáng ngất…

4 Tâ m và thậ n

Tâm hỏa thuộc dương, thận thủy thuộc âm Hai tạng này luôn vận hóa theo qui luật bình hành để giữ thế cân bằng giữa

âm và dương Qua nghiên cứu và đúc rút từ thực tế người xưa nói rằng: Ban đêm khi chúng ta ngủ thì tâm thận tương giao hay gọi là thủy hỏa ký tế Nếu hai tạng đó không tương quan

“lực lượng” thì không ký tế được Mặt khác là hỏa tồn tại vì khí, khí ấy từ thận đưa lên Thận là thủy, thủy muốn vận hóa phải tạo khí, mà muốn tạo khí thì phải có nhiệt, nhiệt đó lấy từ tâm Đó là mối quan hệ hữu cơ giữa tâm và thận

5 Phế và tỳ

Phế chủ khí tiên thiên và đảm nhiệm chức năng tuyên phát, tỳ tạo ra khí hậu thiên (ngũ khí) đưa lên phế và nhờ sựtuyên phát của phế mà khí lưu thông, phế suy kém tuyên phát

Trang 37

thì tỳ khí ủng trệ Ngược lại tỳ hư thì nguồn khí hậu thiên giảm sút không đủ cho nhu cầu cơ cấu tông khí làm chức năng hôhấp giảm, thở ngắn, thở gấp, nói nhỏ, mệt mỏi, kém ăn, ỉa lỏng

6 Phế và thậ n

Phế chủ khí (hô hấp), thận nạp khí Khi phế hít khí vào màthận không nạp khác nào gió vào nhà trống Đồng thời thận chủcốt mà cơ quan chức năng của phế và phế quản là sụn tức xương non Nếu thận suy không chủ quản được cốt thì phế quản biến

hình đổi dạng làm cả bộ máy hô hấp bị trục trặc

7 Can và tỳ

Can chủ về sơ tiết là cơ quan phát động, tỳ chủ về vận hóa chịu sự hỗ trợ trực tiếp của can như cái xe hơi mà được can chế dầu và nổ máy Đồng thời can thuộc mộc, tỳ thuộc thổ, cây vững nhờ đất, đất xốp nhờ cây (đó là lẽ thường) Nếu sái thường là chứng can mộc xâm tỳ thổ đưa rễ quá lớn, quásâu là đất nứt nẻ phá hủy hoặc giả đất không bền chắc thì cây ngả nghiêng

8 Thậ n và tỳ

Thận thuộc thủy, tỳ thuộc thổ, tỳ thổ có nhiệm vụ ổn cốcho thận thủy, thận khí thì giúp cho sự vận hóa của tỳ Thận dương hư thì tỳ dương cũng hư gây chứng ỉa chảy, nếu tỳ hư không chế hãm được thủy thì thể hiện chứng viêm thận mãn

tính (âm thủy)

9 Can và thậ n

Trang 38

Can tàng huyết, thận tàng tinh Can huyết do thận tinh nuôi dưỡng Nếu thận tinh không đầy đủ sẽ làm huyết suy

kém Thận âm suy thì can dương vượng, mặt khác theo ngũ hành thì thận thủy sinh can mộc (tương sinh)

II QUAN HỆ GIỮ A TẠ NG VỚ I PHỦ

1 Tâm quan hệ biểu lý với tiểu trường

2 Tỳ quan hệ biểu lý với vị

3 Thận quan hệ biểu lý với bàng quang

4 Tâm bào quan hệ biểu lý với tam tiêu

5 Can quan hệ biểu lý với đởm

6 Phế quan hệ biểu lý với đại trường

4 HỆ KINH LẠ C

1 Đạ i cương hệ kinh lạ c

Kinh là sợi dọc, đường dọc, là con đường thông suốt

Lạc là cái áo lưới bao quanh cơ thể

Trang 39

Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch, lạc mạch trong

cơ thể Học thuyết kinh lạc là một phần của hệ lý luận cơ bản

y học cổ truyền Nó có tác dụng chỉ đạo trong mặt chẩn đoán, chữa bệnh, phòng bệnh Trong chẩn trị nếu không nắm vững kinh lạc thì rất dễ sai lầm

Về bản chất kinh lạc là con đường lưu thông khí giữa thiên, địa, nhân và song hành với khí huyết đi nuôi dưỡng cơ thể, làm cho cơ thể thành một khối thống nhất Đó cũng làcon đường để tà khí xâm nhập vào cơ thể truyền từ nông vào sâu và ngược lại và là nơi phản ánh tình trạng bệnh tật của cơ thể, nơi tiếp thu kích thích của ngoại cảnh, có tác dụng lớn trong sự sống con người

2 Cơ cấ u củ a hệ kinh lạ c

2.1 Kinh mạ ch

+ Ba kinh âm ở tay

- Thủ thái âm phế

- Thủ thiếu âm tâm

- Thủ quyết âm tâm bào

+ Ba kinh dương ở tay

- Thủ thái dương tiểu trường

- Thủ thiếu dương tam tiêu

- Thủ dương minh đại trường

+ Ba kinh âm ở chân

Trang 40

- Túc thái âm tỳ

- Túc thiếu âm thận

- Túc quyết âm can

+ Ba kinh dương ở chân

- Túc thái dương bàng quang

- Túc thiếu dương đởm

- Túc dương minh vị

2.2.Tá m kinh mạ ch phụ

- Mạch nhâm - Mạch âm duy

- Mạch đốc - Mạch dương duy

- Mạch đới - Mạch âm kiểu

- Mạch xung - Mạch dương kiểu

Ngoài ra còn có các kinh biệt, kinh cân, biệt lạc, tôn lạc, phủ lạc khác

Ngày đăng: 15/02/2014, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Khá i niệ m về khí , huyế t, thủ y, hỏ a Khác
2. Khá i niệ m về lưỡ ng nghi, â m dương, tứ tượ ng, ngũ hà nh Khác
5. Nguyeõ n nhaõ n gaõ y beọ nh Khác
6. Bá t cương. Chương II. Chẩ n đoá n Khác
7. Và i né t sơ bộ về chẩ n đoá n họ c Khác
8. Vọ ng chẩ n đạ i cương Khác
9. Vă n chẩ n đạ i cương Khác
10. Vấ n chẩ n đạ i cương Khác
11. Thiế t chẩ n đạ i cương Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5.2. Hình dạ ng củ a lưỡ i - đông y chẩn đoán và luận trị
5.2. Hình dạ ng củ a lưỡ i (Trang 87)
HÌNH TƯỢ NG MẠ CH CA - đông y chẩn đoán và luận trị
HÌNH TƯỢ NG MẠ CH CA (Trang 145)
4. Hình thể , sắ c thá i chỉ tay biể u hiệ n cụ  thể   bệ nh chứ ng - đông y chẩn đoán và luận trị
4. Hình thể , sắ c thá i chỉ tay biể u hiệ n cụ thể bệ nh chứ ng (Trang 235)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w