1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.doc.DOC

62 3,2K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện Hệ Thống Thanh Toán Điện Tử Liên Ngân Hàng Của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Trường học Ngân hàng Công thương Việt Nam
Thể loại báo cáo tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Kinh tế thế giới ngày nay đã có sự biến đổi về chất do xu hướng toàn cầuhoá và tự do hoá Công nghệ thông tin-ngành công nghiệp mũi nhọn, phát triểnvới nhịp độ siêu tốc đã tạo nên cơ sở hạ tầng của nền văn minh kỹ thuật số, đãthâm nhập mọi ngành kinh tế, mọi lĩnh vực đời sống con người Cuộc cáchmạng phát kiến, ứng dụng Internet và thương mại điện tử đã tạo ra những biếnđổi căn bản phương thức giao dịch, quản lý và sản xuất kinh doanh Hàng loạtkhái niệm mới đang định hướng tiến trình phát triển, kinh tế tri thức, thương mạiđiện tử, giáo dục

điện tử, Chính phủ điện tử, Ngân hàng điện tử và bao gồm cả thanh toánđiện tử-bộ phận cấu thành hoạt động kinh tế thương mại điện tử đã đem lạinhững thành tựu vượt bậc trong hoạt động của các ngân hàng hiện đại ngày nay

Đứng trước những biến đổi đó, hệ thống thanh toán qua ngân hàng cũngđược hiện đại hoá, tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế có hiệu quả và đãtừng bước phát triển, tác động tích cực đến lưu thông tiền tệ, hoạt động của cácdoanh nghiệp, dân cư và bản thân ngân hàng Tuy nhiên theo đánh giá kháchquan, hệ thống thanh toán qua ngân hàng Việt Nam còn nhiều bất cập và là khâuyếu trong các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng Chất lượng dịch vụ thanhtoán còn nhiều hạn chế, thanh toán không dùng tiền mặt chưa phát triển, gâylãng phí, mất an toàn và kém hiệu quả Việc ứng dụng công nghệ thông tin vàocác nghiệp vụ ngân hàng nói chung và hệ thống thanh toán nói riêng còn nhiềuvướng mắc

Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tửliên ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại là đòi hỏi bứcthiết của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung Trước vấn đề

cấp thiết đó, tác giả lựa chọn chuyên đề: “Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện

Trang 2

tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam” làm chuyên đề báo

cáo tốt nghiệp

Chương I:

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN TỬ GIỮA CÁC NGÂN HÀNG

1.1 Thanh toán vốn giữa các ngân hàng với hoạt động kinh doanh của NHTM.

1.1.1 Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt

Cùng với sự phát triển của loài người, hệ thống thanh toán đã và đang tiếntriển từ nhiều thế kỷ, kèm theo đó là dạng tiền Ở thời kỳ đầu những kim loạiquý như vàng, bạc… được dùng làm phương tiện chính để thanh toán Sau đónhững tài sản tiền giấy bắt đầu được dùng trong thanh toán với những tính năng

ưu việt hơn hẳn tiền kim loại đó là gọn nhẹ Tuy nhiên trong quá trình phát triển,tiền giấy bắt đầu bộc lộ những trở ngại là chúng dễ bị đánh cắp, tốn kém trongquá trình in ấn, phát hành và vận chuyển Không những thế thanh toán bằng tiềnmặt ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm:

+ Tính an toàn trong thanh toán sẽ không đảm bảo nếu thanh toán bằngtiền mặt Nếu khách hàng cầm một lượng tiền lớn trong tay để đem đi thanh toánthì nguy cơ bị mất hay trộm cướp là rất lớn

+ Chi phí xã hội tăng trong việc phát hành, kiểm đếm, bảo quản vậnchuyển tiêng mặt, tiêu huỷ tiền rách nát

+ Thanh toán bằng tiền làm ảnh hưởng đến tính liên tục của chu kỳ sảnxuất, quá trình thanh toán sẽ diễn ra chậm, vốn bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốngiảm, thời gian và chi phí cho quá trình thanh toán tăng Ngân hàng không pháthuy được hết vai trò trung gian thanh toán và vai trò giám sát nền kinh tế củamình

+ Trong quá trình thanh toán bằng tiền mặt, đồng tiền nằm im không vậnđộng, không sinh lời

Trang 3

+ Thanh toán bằng tiền mặt dễ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong xãhội như tham ô, biển thủ công quỹ, rửa tiền, trốn thuế…

+ Thanh toán bằng tiền mặt không giúp cho ngân hàng và các cơ quanquản lý được lượng tiền mặt trong lưu thông, điều hành tốt các chính sách kinh

tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát

Khi nền kinh tế phát triển ở mức độ cao, nhu cầu thanh toán tăng nhanh cả

về số lượng và giá trị một lần thanh toán Hơn thế, do yêu cầu hội nhập và xuhướng toàn cầu hoá đòi hỏi ngành ngân hàng không thể chậm chân trongphương thức phục vụ thanh toán cho khách hàng

Với sự trợ giúp của computer và công nghệ viễn thông hiện đại đã cho rađời một hệ thống thanh toán tốt hơn, khắc phục được những nhược điểm củathanh toán bằng tiền mặt và đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của xãhội Đó là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán không trựctiếp dùng tiền mặt trong quan hệ chi trả lẫn nhau giữa các tổ chức kinh tế, cánhân trong xã hội Để biểu hiện quan hệ thanh toán, nó thực hiện bằng cách tríchchuyển vốn tiền tệ từ TK này sang TK khác hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua vaitrò trung gian của các TCTD Thanh toán không dùng tiền mặt có sự tách biệttương đối giữa vận động hàng hoá và tiền tệ về thời gian cũng như không gian

Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời đã làm tròn chức năng trung gianthanh toán trong nền kinh tế của ngân hàng Nó đã khắc phục được hầu hếtnhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt Đáp ứng được yêu cầu của nền kinh

tế hiện đại và là bước phát triển tất yếu trong tiến trình hội nhập của nền kinh tếnói chung và ngành ngân hàng nói riêng ra thế giới

1.1.2 Khái niệm, ý nghĩa thanh toán vốn giữa các ngân hàng.

* Khái niệm:

Thanh toán vốn giữa các ngân hàng là việc thanh toán vốn tiền tệ giữa cácchi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc giữa các ngân hàng khác hệ

Trang 4

thống phát sinh trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ và điềuchuyển tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và nghiệp vụ điều chuyểntiền của chính bản thân ngân hàng.

* Ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt:

- Thanh toán không dùng tiền mặt tiết kiệm được chi phí xã hội gắn vớiviệc in ấn, vận chuyển, bảo quản, cất trữ tiền mặt và tiêu huỷ tiền không đủ tiêuchuẩn lưu thông

- Thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoáphát triển Bất kỳ một chu kỳ sản xuất kinh doanh nào cũng bắt đầu từ khâuthanh toán và kết thúc bằng khâu thanh toán Do vậy tổ chức thanh toán tốt,nhanh gọn, chính xác sẽ rút ngắn được chu kỳ sản xuất, tăng tốc độ lưu chuyểnvốn và đảm bảo khả năng an toàn vốn Quy trình thanh toán ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả sử dụng vốn, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thanhtoán không dùng tiền mặt diễn ra trôi chảy sẽ giúp lưu thông hàng hoá thôngsuốt, hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ diễn ra một cách nhanhchóng, hiệu quả và nền kinh tế sẽ có được đà tăng trưởng cần thiết

- Thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngân hàng quản lý chặt chẽ lượngtiền mặt trong lưu thông và quản lý tốt hoạt động của nền kinh tế qua chức năngthanh toán của ngân hàng

- Thanh toán không dùng tiền mặt giúp các ngân hàng, TCTD tập trungnguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế vào ngân hàng Từ đó ngân hàng mở rộngcho vay, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn trong nền kinh tế.Như vậy ngân hàng đã thực hiện được việc điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơithiếu, giúp cho nền kinh tế phát triển một cách toàn diện, cân đối

- Qua việc quản lý biến động về số dư TK gửi tiền thanh toán của kháchhàng, ngân hàng thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát tình hình hoạt động,khả năng tài chính của các doanh nghiệp Đây là cơ sở để ngân hàng thực hiệnnghiệp vụ tư vấn cho khách hàng và đầu tư có hiệu quả

Trang 5

- Thông qua số dư TK tiền gửi thanh toán của khách hàng, ngân hàng cóthể tận dụng được nguồn vốn với chi phí thấp Như vậy, với việc mở rộng thanhtoán không dùng tiền mặt ngân hàng có thể thay đổi cơ cấu nguồn vốn theohướng giảm tỷ trọng nguồn vốn có chi phí cao tăng tỷ trọng nguồn vốn có chiphí thấp Đây là cơ sở để ngân hàng có thể hạ lãi suất cơ bản, nâng cao khả năngcạnh tranh của ngân hàng.

- Thanh toán không dùng tiền mặt giúp làm tăng vòng quay vốn chokhách hàng, tăng sự vận động của vật tư tiền vốn trong nền kinh tế quốc dân Tổchức tốt thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốntránh thời gian ứ đọng vốn, chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm thời gian thanh toánnhanh hơn và vốn kịp thời tham gia vào chu kỳ sản xuất tiếp theo

- Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện tập trung được nguồn vốntạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế vào ngân hàng để đầu tư cho sản xuất kinhdoanh Thực hiện tốt nghiệp vụ này ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng

mở TK tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, nhờ đó ngân hàng có thể tập trungđược nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để mở rộng và tăng cườngđầu tư tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng

- Tổ chức tốt thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngân hàng kiểm soátđược các hoạt động của nền kinh tế và tình hình tài chính của các doanh nghiệp

Từ đó ngân hàng có thể thực hiện tốt nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng, nó cũngtạo cơ sở cho khách hàng phấn đấu có tình hình tài chính lành mạnh và hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả

- Thanh toán không dùng tiền mặt còn là cơ sở thúc đẩy cạnh tranh lànhmạnh giữa các NHTM Mục đích của các khách hàng gửi tiền vào ngân hàngkhông chỉ để lấy lãi mà còn để mua các dịch vụ ngân hàng, mục đích này dần trởthành mục đích chính của khách hàng Sức mạnh và khả năng cạnh tranh củangân hàng được đo bằng số lượng và chất lượng các dịch vụ mà ngân hàng cóthể cung cấp cho khách hàng Thu từ phí dịch vụ cũng là một nguồn thu quantrọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của các ngân hàng

Trang 6

- Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp NHNN kiểm soát được mức tạotiền và mức tăng tín dụng, góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ và các chínhsách kinh tế vĩ mô khác Tổ chức tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặtcũng là giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Tổ chức tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp các cơquan quản lý, cơ quan pháp luật ngăn chặn và phát hiện được nạn tham ô, biểnthủ công quỹ, hối lộ, rửa tiền, trốn thuế…

1.1.3 Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu

Nghị định 30/CP ngày 09/05/1996 ban hành quy chế phát hành và sửdụng séc Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toánqua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Ngày 26/03/2002 NHNN ban hànhquyết định số 226/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế hoạt động thanhtoán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Ngày 27/03/2002 NHNN banhành quyết định số 235/2002/QĐ-NHNN về việc chấm dứt phát hành ngânphiếu thanh toán và kể từ ngày 01/04/2002 ngân phiếu thanh toán không cònđược sử dụng Với nội dung các văn bản này, hiện nay hình thức thanh toánkhông dùng tiền mặt ở Việt Nam bao gồm:

a) Thanh toán bằng séc

Séc là lệnh trả tiền của chủ TK được lập trên mẫu do NHNN quy định,yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ TK tiền gửi thanh toán của mình

để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc

Séc có nhiều loại: séc lĩnh tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc dulịch…, ở Việt Nam séc chỉ bao gồm séc chuyển khoản và séc bảo chi

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông séc, séc được chia thành séc

ký danh và séc vô danh Trừ những séc có cụm từ “không chuyển nhượng” cònlại có khả năng chuyển nhượng Thời hạn hiệu lực của séc là 15 ngày kể từ ngày

Trang 7

ký phát Trường hợp ngày kết thúc thời hạn hiệu lực là ngày nghỉ thì thời hạn đóđược lùi vào ngày làm việc kế tiếp

b) Uỷ nhiệm chi-chuyển tiền

Uỷ nhiệm chi (UNC) là lệnh chi tiền của chủ TK được lập theo mẫu insẵn của chủ ngân hàng yêu cầu trích TK theo số tiền ghi trên UNC để trả chongười thụ hưởng

Nội dung kinh tế của UNC khá phong phú, ngoài việc thanh toán hànghoá dịch vụ, thanh toán công nợ, nộp thuế… UNC còn dùng để chuyển tiền giữacác ngân hàng với nhau Thủ tục thanh toán UNC đơn giản không gây phiền hàcho khách hàng, chì sau một thời gian ngắn bên bán đã nhận được tiền màkhông phải đến ngân hàng làm thủ tục Ưu điểm nổi bật của UNC là: an toàn,hiệu quả và đặc biệt thuận tiện dưới sự trợ giúp của các thành tựu khoa học pháttriển Tuy nhiên việc trả tiền cho người thụ hưởng là do thiện chí của ngườimua Nếu người mua không sòng phẳng trong thanh toán thì quyền lợi củangười bán sẽ không được đảm bảo

Chuyển tiền dưới hình thức séc chuyển tiền cầm tay: trường hợp này ápdụng cho người thụ hưởng trực tiếp cầm séc chuyển tiền nộp vào ngân hàng.Như vậy séc chuyển tiền cầm tay là hình thức chuyển tiền gắn với UNC Sécchuyển tiền cầm tay chỉ áp dụng chuyển tiền trong phạm vi một hệ thống ngânhàng Thời hạn chuyển tiền của séc là không quá 30 ngày theo lịch

c) Uỷ nhiệm thu

Uỷ nhiệm thu (UNT) là chứng từ thanh toán do người bán lập để đòi tiềnhàng đã giao cho người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trênchứng từ UNT là loại chứng từ không cần có sự chấp nhận thanh toán củangười mua nên khi ngân hàng nhận từ người bán nếu thoả mãn các điều kiện ghi

sổ thì sẽ tính ngay TK của người mua chuyển ngay vào TK của người bán theo

số tiền ghi trên UNT UNT có phạm vi thanh toán rộng, tuy nhiên các giao dịch

Trang 8

thanh toán áp dụng thường nhỏ, thủ tục thanh toán phức tạp và quyền lợi củangười bán nhiều khi không được đảm bảo.

d) Thư tín dụng

Thư tín dụng là một hình thức thanh toán theo sự thoả thuận giữa hai bênmua và bán trong điều kiện bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trảphù hợp với giá trị hàng hoá mà bên bán đã giao theo hợp đồng hay đơn đặthàng đã ký Thư tín dụng được dùng để thanh toán giữa các khách hàng có TK ởhai ngân hàng khác nhau Mỗi thư tín dụng chỉ dùng để thanh toán cho mộtngười thụ hưởng Số tiền tối thiểu của thư tín dụng là 10 triệu đồng, thời hạnhiệu lực của thư tín dụng là 3 tháng

Trong thanh toán bằng thư tín dụng, khả năng đảm bảo bằng chi trả làchắc chắn theo những điều khoản mà hai bên đã thoả thuận Nhưng thủ tục mởthư tín dụng phiền hà, người mua hàng sẽ bị đọng vốn do phải ký gửi một khoảntiền lớn trên TK tiền gửi để đảm bảo thanh toán mà không được hưởng lãi

- Thẻ ghi nợ: áp dụng với các khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán

thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng, do giám đốc phát hành thẻ xem xétquyết định Mỗi thẻ có hạn mức tối đa, khách hàng chỉ có thể thanh toán trongphạm vi hạn mức thẻ

- Thẻ ký quỹ thanh toán: áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng Muốn sử

dụng thẻ này khách hàng phải lưu ký tiền vào tài khoản riêng tại ngân hàng vàđược sử dụng thẻ có giá trị thanh toán bằng số tiền ký quỹ ghi trong thẻ đã đăngký

Trang 9

- Thẻ tín dụng: áp dụng với khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng

đồng ý cho vay tiền Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạnmức tín dụng đã được ngân hàng chấp nhận bằng văn bản

1.2 Phương thức thanh toán điện tử liên ngân hàng.

1.2.1 Khái quát về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Căn cứ vào Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ

về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và quyếtđịnh số 44/2002/QG-TTg ngày 21/3/2002 của thủ tướng chính phủ về việc sửdụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán vốn của các tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán Ngày 9/4/2002 Thống đốc NHNN ban hành QĐ số309/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàngtheo đó:

Thanh toán điện tử liên ngân hàng là quá trình xử lý các giao dịch thanhtoán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất việcthanh toán cho người thụ hưởng, được thực hiện qua mạng máy tính

* Các bên tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng gồm:

Trung tâm thanh toán quốc gia: là trung tâm đặt tại ngân hàng trung

ương, thực hiện các chức năng của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng:Chức năng tiểu hệ thống giá trị cao (Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao là tiểu

hệ thống của hệ thanh toán điện tử liên ngân hàng, thực hiện quyết toán tổng tứcthời cho các khoản thanh toán giá trị cao và thanh toán khẩn), chức năng chuyểnmạch tiểu hệ thống giá trị thấp (Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp là tiểu hệthống của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thực hiện thanh toán cáckhoản giá trị thấp), xử lý các TK tiền gửi thanh toán, giao diện với hệ thốngchuyển tiền điện tử và các chức năng kiểm tra hệ thống, bao gồm phần cứng,phần mềm và truyền thông

Trung tâm xử lý tỉnh: là trung tâm đặt tại chị nhánh NHNN tỉnh thành

phố và SGD NHNN thực hiện chức năng xử lý các lệnh thanh toán của tiểu hệ

Trang 10

thống giá trị thấp; chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị cao trong phạm vi hệ thốngthanh toán điện tử liên ngân hàng.

Trung tâm điều hành hệ thống: là một bộ phận cấu thành của trung tâm

thanh toán quốc gia đảm nhiệm các chức năng quản lý và kiểm soát hệ thốngthanh toán điện tử liên ngân hàng

Thành viên trực tiếp (viết tắt là thành viên): là các tổ chức cung ứng dịch

vụ thanh toán đã đăng ký, được cấp có thẩm quyền chấp nhận tham gia hệ thốngthanh toán điện tử liên ngân hàng và có TK tiền gửi tại SGD NHNN

Đơn vị thành viên trực tiếp (viết tắt là đơn vị thành viên): là một đơn vị

thành viên được kết nối trực tiếp với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

Thành viên gián tiếp: là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được

tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thông qua thành viên trựctiếp

* Chính sách pháp lý:

Ngày 21/03/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số44/2002/QĐ-TTg cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được sửdụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán đã tạo tiền đề cho việctriển khai và phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng được ban hành kèm theo quyếtđịnh số 309/200//QĐ-NHNN đã quy định rõ các vấn đề về thanh toán điện tửliên ngân hàng như đối tượng và phạm vi áp dụng, quy định về chứng từ điện tử,quy định về thành viên, quy định về quản lý và vận hành hệ thống, quy định vềhạch toán kế toán trong hệ thống, quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia vào hệthống, vi phạm và xử lý vi phạm…

* Mô hình tổ chức kỹ thuật:

Phần mềm: Để vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng,

NHNN đã xây dựng dự án IPBS-Chương trình xử lý giao dịch Br/CI-TAD BR/CI-TAD (Terminal Access Device for SBV-Branch & Credit institution) làchương trình phần mềm dành cho các chi nhánh NHNN và các TCTD tham gia

Trang 11

vào hệ thống thanh toán liên hàng xây dựng BR/CI-TAD cho phép các ngânhàng sử dụng các dịch vụ của thanh toán điện tử liên ngân hàng như: giao dịchgiá trị thấp, giao dịch giá trị cao, thanh toán bù trừ… hoặc sử dụng để thực hiệnmột số công việc khác có liên quan đến hệ thống thanh toán điện tử liên ngânhàng như các vấn tin khác nhau và đối soát dữ liệu

BR/CI-TAD được cài đặt trên máy PC của NHNN tại các nơi có trungtâm xử lý cấp tỉnh (PPC) của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, Br-TAD trao đổi dữ liệu với máy chủ của PPC trong môi trường mạng LAN CI-TAD do các TCTD sử dụng và các máy tính cài đặt CI-TAD có thể được kết nốivới máy chủ của PPC theo nhiều phương thức khác nhau: Dial up, X.25, LAN toLAN

Khi đóng vai trò ngân hàng A: CI-TAD cung cấp các chức năng thực hiệngiao dịch tại ngân hàng gửi

1 Nhập dữ liệu lệnh chuyển tiền

2 Huỷ lệnh chuyển tiền

3 Yêu cầu hoàn lệnh chuyển tiền

4 Đăng ký cảnh báo số dư TK quyết toán

5 Tạo file giao dịch

6 Điện tra soát lệnh chuyển tiền đi

7 Lệnh chuyển tiền đi chờ xử lý

Khi đóng vai trò là ngân hàng B: Chương trình xử lý giao dịch CI-TADcung cấp các chức năng cho việc xử lý giao dịch đến

1 Kiểm soát lệnh chuyển tiền đến

2 Từ chối/chấp nhận lệnh chuyển tiền đến

3 Từ chối/chấp nhận yêu cầu hoàn chuyển giao dịch đến

4 Tạo file kết quả cho giao dịch đến

5 Điện tra soát lệnh chuyển tiền đến

6 Lệnh chuyển tiền đến chờ xử lý

Trang 12

Ngoài ra BR/CI-TAD còn giúp tra cứu số liệu như vấn tin lệnh chuyểntiền đi, vấn tin hạn mức tổng thể và cảnh báo, vấn tin về TK người nhận, tra cứulệnh chuyển tiền đi, tra cứu lệnh huỷ giao dịch, tra cứu lệnh chuyển tiền đến, tracứu các yêu cầu hoàn chuyển…

* Các loại giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng:

- Thanh toán có giá trị thấp (LV Credit payment): Chuyển một lượng tiền

có giá trị thấp từ hội sở chính hay chi nhánh của một TCTD thành viên đến hội

sở chính hay chi nhánh của một TCTD thành viên khác

- Thanh toán nợ có uỷ quyền trước (LV Pre-Authorizel Debit): Yêu cầu

thanh toán nợ vào một ngày nhất định do một TCTD đã được uỷ quyền trướckhởi phát Khi nhận được yêu cầu này, một lượng tiền sẽ được rút ra từ TKkhách hàng uỷ quyền và ghi có cho TCTD được uỷ quyền (Dịch vụ này chỉđược thực hiện đối với các ngân hàng đã thiết lập TK tiền gửi)

- Thanh toán có giá trị cao (HV Credit payment): Chuyển tiền giữa các

TCTD thành viên hay giữa hội sở chính/chi nhánh thông qua TK quyết toán tạiSAPS theo chế độ thời gian thực (real time) Chuyển kết quả thực hoá thanhtoán bù trừ giấy của TCTD thành viên tới SAPS và hạch toán vào TK quyết toáncủa TCTD đó

Tuỳ thuộc vào loại giao dịch mà quá trình thực hiện một giao dịch phải điqua hay không đi qua các bước sau:

+ Nhập liệu: Đây là quá trình tạo các giao dịch, chỉ khi người sửdụng là Originator (người tạo giao dịch) thì mới có thể tạo được giao dịch

+ Kiểm soát và xác thực giao dịch: Xác thực các giao dịch doOriginator tạo ra có đúng hay không

+ Kiểm soát và duyệt lần cuối giao dịch: Chỉ những giao dịch ởtrạng thái chờ giao duyệt Giao dịch đi qua trạng thái này sẽ được đưa vào trạngthái chờ gửi

* Dịch vụ file:

Trang 13

Các giao dịch có thể được truyền từ CI lên PPC bằng các tin điện(Message), mỗi giao dịch là một tin điện để xử lý tức thời nhưng đồng thời cácgiao dịch có thể gộp lại trong một hoặc nhiều file Một file có thể chứa một hoặcnhiều giao dịch Các giao dịch trong một file phải cùng loại, không thể đóng gộpnhiều dịch vụ vào một file.

Ngoài các file là các bó giao dịch còn có các file chứa những thông tinkhác như thông tin tổng hợp, báo cáo, đối soát, các file được chuyển theo cả haichiều từ CI lên PPC và ngược lại

Dữ liệu trong file trước khi chuyển sẽ được mã hoá đối với những trườnghợp cần thiết Tất cả các thao tác trên file chỉ được thực hiện bởi những user(người sử dụng) có mức phân quyền là Approve (người duyệt cuối cùng).Những giao dịch đã được chuyển bằng tin điện hoặc đã được đóng file trước đóthì không thể đóng lại được

1.2.2 Một số quy định trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng được ban hành theo quyết định

số 309/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN đã quy định rõ các vấn đề vềthanh toán điện tử liên ngân hàng như đối tượng và phạm vi áp dụng, quy định

về chứng từ điện tử, quy định về thành viên, quy định về quản lý và vận hành hệthống, quy định về hạch toán kế toán trong hệ thống, quyền lợi và nghĩa vụ cácbên tham gia vào hệ thống, vi phạm và xử lý vi phạm

1.2.2.1 Thủ tục tham gia và rút khỏi hệ thống:

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán muốn tham gia hệ thống thanhtoán điện tử liên ngân hàng phải gửi đơn tham gia hệ thống đến ban điều hành

hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo mẫu biểu quy định

Thành viên và đơn vị thành viên muốn rút khỏi hệ thống thanh toán điện

tử liên ngân hàng phải gửi đơn rút khỏi hệ thống đến Ban điều hành thanh toán

Trang 14

điện tử liên ngân hàng trước 2 tuần kể từ ngày dự định rút khỏi hệ thống theomẫu quy định.

Khi có thông báo của Ban điều hành chấp thuận Đơn rút khỏi hệ thống,thành viên và các đơn vị thành viên trực thuộc phải ngừng tham gia hệ thốngvào cùng thời gian do Ban điều hành ấn định

+ Loại và khuôn dạng của các dữ liệu

+ Tính hợp pháp của người khởi tạo dữ liệu

+ Ngày tháng, tổng kiểm tra

Trang 15

- Thời điểm các đơn vị ngừng lệnh thanh toán là 15h45’ của ngày làmviệc.

- Thời điểm hoàn thành xử lý các công việc trong ngày của toàn hệ thống

là 16h30’ của ngày làm việc

1.2.2.3 Ghi nhật ký các giao dịch:

Quá trình xử lý các giao dịch được hệ thống thanh toán điện tử liên ngânhàng tự động ghi dưới dạng các file dữ liệu nhật ký Định kỳ, các file nhật kýphải được lưu trữ ra các file thiết bị mang tin (băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, CD-ROM) và được bảo quản theo chế độ quy định như đối với việc bảo quản chứng

từ điện tử Các đơn vị phải có trách nhiệm xuất trình các file dữ liệu nhật ký chocác cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có yêu cầu Quy định về nhật ký nhưsau:

+ Đối với thành viên, đơn vị thành viên, ghi nhật ký các yêu cầu giaodịch và tin điện kết quả

+ Đối với trung tâm thanh toán quốc gia, trung tâm xử lý tỉnh, ghi nhật

ký các tin điện giao dịch và kết quả xử lý

1.2.2.4 Vấn tin đối chiếu:

1 Vấn tin: thành viên và các đơn vị thành viên thực hiện vấn tin về thông

tin số dư TK và các thông tin liên quan của mình bằng cách gửi tin điện yêu cầuvấn tin Hệ thống sẽ tự động kiểm tra tính hợp lệ của các yêu cầu này và cungcấp các thông tin trả lời

2 Đối chiếu: công việc đối chiếu được thực hiện hằng ngày vào thời điểm

cuối giờ làm việc

a) Số liệu đã hạch toán trong ngày tại Trung tâm thanh toán quốc gia vàtrung tâm xử lý tỉnh là căn cứ gốc để đối chiếu thanh toán

b) Về nguyên tắc toàn bộ lệnh thanh toán phát sinh phải được đối chiếukhớp đúng giữa số liệu tại trung tâm thanh toán quốc gia, trung tâm xử lý tỉnh

Trang 16

với các đơn vị thành viên ngay trong ngày, trừ trường hợp bất khả kháng như sự

cố kỹ thuật, truyền thông

c) Công việc đối chiếu lệnh thanh toán được thực hiện cho từng ngàyriêng biệt Trong trường hợp có sự cố không thể hoàn thành ngay trong ngàytheo quy định thì được phép kéo dài sang ngày làm việc kế tiếp sau khi sự cốđược khắc phục Tuy nhiên việc đối chiếu dù được thực hiện vào ngày kế tiếpnhưng vẫn phải phản ánh theo ngày phát sinh lệnh thanh toán

d) Trung tâm xử lý tỉnh nhận dữ liệu lệnh thanh toán liên tỉnh từ trungtâm thanh toán quốc gia và tổng hợp với dữ liệu lệnh thanh toán trên địa bànmình quản lý để chuyển cho các đơn vị thành viên đối chiếu

e) Các đơn vị thành viên nhận số liệu và đối chiếu với số lệnh thanh toánthực chuyển và nhận trong ngày như sau:

- Doanh số Nợ (Có) trên biểu “báo cáo chuyển tiền đi” phải bằngdoanh số Nợ (Có) trên biểu “đối chiếu chuyển tiền đi”

- Doanh số Nợ (Có) trên biểu “báo cáo chuyển tiền đến” phải bằngdoanh số Nợ (Có) trên biểu “đối chiếu chuyển tiền đến”

- Chênh lệch kết quả đối chiếu trên biểu “đối chiếu chuyển tiền đi”

và “đối chiếu chuyển tiền đến” phải bằng 0

Trong trường hợp có sai khác, các đơn vị thành viên phải thông báo, phốihợp với trung tâm xử lý tỉnh và trung tâm thanh toán quốc gia để xử lý

1.2.2.5 Quy định về xử lý thiếu vốn trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Về xử lý trường hợp thiếu vốn hoặc hạn mức nợ ròng:

- Đối với lệnh thanh toán giá trị cao hoặc khẩn:

+ Thực hiện thấu chi theo quy định của Thống đốc NHNN

+ Bổ sung vốn từ chính nguồn vốn của thành viên

+ Bổ sung vốn thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ

Trang 17

+ Lệnh thanh toán đó được chuyển tạm vào hàng đợi, khi đủ tiền lệnhthanh toán được xử lý.

+ Đến cuối ngày giao dịch, TK tiền gửi thanh toán tương ứng vẫn không

đủ tiền, những lệnh thanh toán lưu trong hàng đợi sẽ tự động bị huỷ bỏ Cácthành viên và đơn vị thành viên thực hiện dịch vụ vấn tin để kiểm tra tình trạngcủa các khoản thanh toán này

- Đối với lệnh thanh toán giá trị thấp:

+ Thực hiện thấu chi trong thanh toán theo quy định

+ Bổ sung từ chính nguồn vốn thành viên

+ Bổ sung vốn thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ

+ Đến cuối ngày làm việc, các thành viên thiếu vốn không có khả năng

bổ sung đủ tiền để thanh toán các khoản phải trả ròng, thanh toán điện tử liênngân hàng sẽ thực hiện giải pháp cho vay qua đêm theo quy định của NHNN

Trong năm 2006, toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những thànhcông về hoạt động thanh toán đáng ghi nhận: Tăng khối lượng, tốc độ thanh toánkhông dùng tiền mặt, tăng tốc độ thanh toán nói chung của nền kinh tế, an toàntrong thanh toán cao, các phương tiện thanh toán có xu hướng phát triển Hệthống thanh toán, công nghệ thanh toán đã và đang được hiện đại hoá với côngnghệ tiên tiến Trong điều kiện hội nhập, các cơ chế thanh toán hiện đại đangđược hoàn thiện và xây dựng mới

1.3 Điều kiện thực hiện và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng.

1.3.1 Điều kiện thực hiện

Trang 18

Các thành viên tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàngphải tuân thủ theo các điều kiện sau:

- Phải có TK tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch NHNN

- Phải duy trì số dư TK tiền gửi thanh toán bảm bảo thực hiện quyết toán

bù trừ qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

- Phải thiết lập, duy trì và quản lý hạn mức nợ ròng và thực hiện đầy đủcác quy định về ký quỹ các chứng từ có gửi tại NHNN

- Phải đăng ký tên, chức vụ, chữ ký mẫu và địa chỉ liên hệ của cán bộđược giao trách nhiệm, hoặc uỷ quyền thực hiện thanh toán điện tử liên ngânhàng của đơn vị

- Phải đăng ký thiết bị đầu cuối và kênh truyền thông mà thành viên sửdụng khi tham gia hệ thống, đảm bảo vận hành các thiết bị và phần mềm đầucuối của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động tốt

1.3.2 Các nhân tố bên trong

- Yếu tố con người:

Thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống thanh toán với trình độcông nghệ cao, chính vì vậy mỗi ngân hàng khi tham gia vào hệ thống đòi hỏiphải có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ về tin học Với mỗi cán bộ có trình

độ cao về tin học, công nghệ sẽ giúp cho hệ thống thanh toán điện tử đạt hiệuquả cao nhất, giảm thiểu được những sai sót có thể xẩy ra do hạn chế về xử lý hệthống

- Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngânhàng nói chung và hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nói riêng Hệthống thanh toán điện tử liên ngân hàng đòi hỏi phải có máy móc, thiết bị, phầnmềm đạt theo tiêu chuẩn của NHNN mới có thể tham gia vào hệ thống Chính vìvậy ngân hàng phải không ngừng đầu tư hiện đại hoá thiết bị nhằm bảm bảo liênlạc thông suốt chính xác, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng của chuyển tiền

Trang 19

1.3.3 Các nhân tố bên ngoài

- Môi trường pháp lý:

+ Thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống thanh toán hiện đại nhấthiện nay, tuy nhiên vẫn còn một số ngân hàng chưa thể tham gia trực tiếp vào hệthống do còn chưa đáp ứng được các yêu cầu về thành viên Chính vì vậy, cũngkhông nên quá khắt khe, như vậy sẽ mở rộng được số lượng ngân hàng tham gia

Để thuận tiện và đảm bảo an toàn trong thanh toán điện tử, hệ thống pháp lý cầnvượt qua được các rào cản pháp lý cũ kỹ này, ví dụ tính hợp lệ của chữ ký điện

tử, hợp đồng trực tuyến, hoá đơn điện tử hoặc các công cụ tài chính phi vật thểphải được đưa ra

Trang 20

Chương II:

THỰC TRẠNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.

2.1 Khái quát về hệ thống thanh toán của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Ngân hàng Công thương Việt Nam là một NHTM Nhà nước lớn tại ViệtNam, được thành lập trong bối cảnh đất nước chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh

tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhànước từ tháng 7/1988 trên cơ sở tách ra từ hệ thống NHNN Việt Nam Sau đóNgân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) được thành lập theo quyết định

số 402/QĐ ngày 14/11/1990 của Chủ tịch HĐBT; Quyết định số 67/QĐ-NH2ngày 27/3/1993, Quyết định số 285/QĐ-NH ngày 21/9/1996 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam

Sự đổi mới cơ bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam được tổ chức thựchiện theo mô hình hai cấp và thể hiện rõ qua việc thực hiện hai luật Ngân hàngNhà nước và Luật các tổ chức tín dụng

Trên cơ sở đó, Ngân hàng nhà nước đã triển khai ba hệ thống thanh toánchính trong ngân hàng: Đó là hệ thống thanh toán nội bộ trong từng ngân hàng,

hệ thống thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng qua ngân hàng Ngà nước và hệthống thanh toán qua tài khoản tiền gửi của các NHTM tại ngân hàng Nhà nước.Ngoài ra còn phương thức thanh toán song phương giữa hai ngân hàng với nhau

Trang 21

Hệ thống thanh toán của NHCTVN

2.2 Cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT tại Việt Nam.

2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy.

Để đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của xã hội, cơ cấu

tổ chức bộ máy của NHCT cần bao gồm 11 phòng cụ thể: Phòng kế toán giaodịch, Phòng tài trợ thương mại, Phòng khách hàng số 1, Phòng khách hàng số 2,Khách hàng các nhân, Thông tin điện toán, Phòng tổ chức hành chính, Phòngtiền tệ kho quỹ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phòng tổng hợp tiếp thị, Phòng kế toántài chính

Chức năng của các phòng như sau:

Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các chức năng

giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quanđến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của nhànước và của NHCTVN Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịchtrên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ tưvấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng

NHCTVN

Thanh toán trong

hệ thống ngoài hệ thống Thanh toán ra Thanh toán ra ngoài lãnh thổ

TT điện tử LNH IBPS

TT

bù trừ

TT qua tiền gửi tại NHNN

TT quốc tế qua SWIFT

TT quốc tế qua TELEX

Trang 22

Phòng tài trợ thương mại: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp

vụ về tài trợ thương mại tại các chi nhánh theo quy định của NHCTVN

Phòng khách hàng số 1: Nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là

các Doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ Xử lý các nghiệp

vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể

lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT

Phòng khách hàng số 2: Nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là

các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ Xử lý cácnghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế

độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT

Phòng khách hàng cá nhân:Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với

khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VND & ngoại tệ Xử lý cácnghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế

độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT Quản lý hoạt độngcủa các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch

Phòng thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống

thông tin điện toán tại chi nhánh Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thôngsuốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của ngân hàng

Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ

chức cán bộ và đào tạo tại ngân hàng theo đúng chủ trương chính sách của Nhànước và quy định của NHCT Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụhoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh toànngân hàng

Phòng tiền tệ kho quỹ: Nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ

tiền mặt theo quy định của NHNN và của NHCT Ứng và thu tiền cho các quỹtiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho cácdoanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn

Trang 23

Phòng kiểm tra nội bộ: Là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc

giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàngnhằm đảm bảo theo đúng pháp luật của nhà nước và cơ chế quản lý của ngành

Phòng tổng hợp tiếp thị: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi

dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt độngkinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của ngân hàng

Phòng kế toán tài chính: Là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực

hiện công tác tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ ngân hàng theođúng qui định của Nhà nước và của NHCT

2.2.2 Hoạt động kinh doanh của NHCT tại Việt Nam trong những năm gần đây.

a) Về hoạt động huy động vốn.

Công tác HĐV luôn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinhdoanh của NH Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì NH cần phải mở

rộng hoạt động HĐV Bởi vì hoạt động của NH là “đi vay để cho vay” do đó

công tác HĐV của mỗi NH là hoạt động cơ bản để đánh giá hiệu quả của cácchính sách HĐV, cơ cấu HĐV của mỗi NH, bất kỳ NH nào cũng chú trọng đếnhoạt động này Nói cách khác, vốn là phương tiện quyết định năng lực kinhdoanh, năng lực tài chính, sự nỗ lực của NH và vốn là hoạt động cơ bản để đánhgiá hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của NH trên thị trường Ngoài ra, vốnkhông những là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh của

NH

Nhận thức được điều đó, NHCT đã có nhiều cố gắng trong công việc khơinguồn vốn huy động Đây là một trong những công tác chủ yếu nhằm mở rộng

và nâng cao hiệu quả hoạt động của NH

Một mặt, NH thu hút được nguồn vốn tạm thời nhà rỗi trong dân cư tạothu nhập cho họ, mặt khác lại ổn định mở rộng quy mô tín dụng Và để có đủnguồn vốn đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động đầu tư, cho vay, NH đã thực

Trang 24

hiện đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức và biện phápHĐV từ mọi nguồn trong và ngoài nước NH đặc biệt chú trọng tăng tỷ trọngvốn trung và dài hạn thông qua việc phát HĐV kỳ phiếu, trái phiếu tăng tiền gửi

và tiền tiết kiệm dài hạn trong dân cư

Tỷtrọng(%)

Sốtiền

Tỷtrọng(%)

Sốtiền

Tỷtrọng(%)

100

83,2416,76

3423

2900523

100

84,7215,28

4052

3242810

100

80,0119.99

54,00

47,406,6

1723

1550173

49,66

45,284,38

1898

1612286

46,84

39,787,06

Trang 25

Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động bao gồm cả VNĐ và Ngoại tệ quyđổi VNĐ đến 31/12/2006 đạt 4052 tỷ đồng, tăng 629 tỷ đồng so với năm 2005,tốc độ tăng 18,38%.

Trong đó:

- Vốn huy động bằng VNĐ năm 2004 đạt 2533 tỷ đồng chiếm tỷ trọng83,24% tổng nguồn vốn huy động Năm 2005 đạt 2900 tỷ đồng chiếm tỷ trọng84,72% tổng nguồn vốn huy động, tăng 367 tỷ đồng so với năm 2004 Năm

2006 đạt 3242 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 80,01% tổng nguồn vốn huy động, tăng

342 tỷ đồng so với năm 2005

- Vốn huy động bằng Ngoại tệ năm 2004 đạt 510 tỷ đồng chiếm tỷ trọng16,76% tổng nguồn vốn huy động Năm 2005 đạt 523 tỷ đồng chiếm tỷ trọng15,28% tổng nguồn vốn huy động, tăng 13 tỷ đồng so năm 2004 Năm 2006 đạt

810 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 19,99% tổng nguồn vốn huy động, tăng 287 tỷ đồng

so với năm 2005

NHCT luôn đổi mới, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn kết hợp với

áp dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi từ các tầng lớpdân cư, từ doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế Đồngthời không ngừng áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác thanh toán, giao dịchtiền gửi tiết kiệm

Đạt được kết quả trên, NHCT đặc biệt chú trọng đổi mới về phong cáchphục vụ khách hàng, quan tâm chăm sóc khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, chủđộng phục vụ khách hàng tại đơn vị nhất là các đơn vị cá nhân có doanh số hoạtđộng lớn

Đẩy mạng hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, kết hợp với các hình thứckhuyến mãi nhằm vào mục tiêu huy động vốn, đặc biệt là trong các đợt pháthành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng…nên đã thu hút đượckhách hàng gửi tiền Chủ động tiếp cận các đơn vị thuộc các tổ chức chính trị -

xã hội, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức tài chính phi Ngân hàng có nguồn thu

để thu hút vốn

Trang 26

b) Đầu tư cho vay nền kinh tế.

Các NH đều hoạt động dựa trên nguyên tắc đi vay để cho vay do vậy cácNHTM nói chung và NHCT nói riêng không những chú trọng đến công tác huyđộng vốn mà còn đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốn, đặc biệt là công táctín dụng Nguồn vốn huy động được cần phải được lưu thông mới sinh ra lợinhuận cho NH, đồng thời thực hiện nhiệm vụ cung ứng vốn cho nền kinh tế nênthông qua hoạt động đầu tư, cho vay NH cung ứng vốn ra thị trường

Công tác tín dụng của NHCT ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.Năm 2002, dư nợ đạt 1670 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,6% tổng dư nợcho thấy sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, các cá nhân chưa có độ ănkhớp nhịp nhàng nên kết quả vừa không đạt kế hoạch vừa không tương xứng vớitiềm năng của NH, cho đến năm 2003 dư nợ của NHCT tăng lên là 2042 tỷđồng, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,48% tổng dư nợ, năm 2004 tổng dư nợ đạt

2150, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,6% tổng dư nợ

Tỷtrọng(%)

Sốtiền

Tỷtrọng(%)

Sốtiền

Tỷtrọng(%)

1 Phân theo loại cho vay

2 Phân theo thành phần kinh tế

- Dư nợ quốc doanh 1800 83,72 1829 69,10 2105 79,28

- Dư nợ ngoài quốc doanh 350 16,28 818 30,90 550 20,72

Trang 27

năm 2005 là 1829 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 29 tỷ đồng, năm 2006 là

2105 tỷ đồng tăng 276 tỷ đồng so với năm 2005 Bên cạnh công tác đầu tư vốncho các doanh nghiệp quốc doanh thì các thành phần kinh tế ngoài quốc doanhcũng được NHCT quan tâm, đầu tư phát triển theo định hướng chính sách củaĐảng và Nhà nước Nhưng việc cho vay này là không ổn định Năm 2004 dư nợ

là 350 tỷ đồng chiếm 16,28% tổng dư nợ, đến năm 2005 lên tới 818 tỷ đồngchiếm 30,90% tổng dư nợ, nhưng đến năm 2006 thì tổng dư nợ giảm xuống chỉcòn 550 tỷ đồng chiếm 20,72% tổng dư nợ NHCT cần quan tâm hơn nữa đốivới thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

Hoạt động tín dụng của NHCT đã có sự chuyển biến tích cực về chất,mức độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý và giám sát, cho vaythận trọng, không chạy theo số lượng mà hướng tới một cơ cấu tín dụng cân đối,hợp lý Chủ động rút dần dư nợ đối với doanh nghiệp yếu kém

Vốn tín dụng đã được đầu tư có hiệu quả vào các doanh nghiệp, kinhdoanh các ngành hàng lương thực thực phẩm, dược phẩm, hoá chất, ngành côngnghệ truyền hình, bưu chính viễn thông, điện lực và dịch vụ giao thông vận tải

Cơ cấu khách hàng cũng từng bước được thay đổi, khách hàng là doanh nghiệpnhỏ và vừa; khách hàng tư nhân tăng lên rõ rệt, làm cho cơ cấu tín dụng bềnvững hơn

2.3 Thực trạng thanh toán điện tử tại NHCT Việt Nam.

2.3.1 Hệ thống thanh toán điện tử VND

Hệ thống thanh toán điện tử VND (gọi tắt là EPS) là chương trình ứngdụng thực hiện các dịch vụ chuyển tiền điện tử VND cho khách hàng trong toàn

hệ thống, được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực thanh toán chuyển tiền điện tửđầu tiên trong hệ thống NHTM quốc doanh ở Việt Nam Nó được nghiên cứu vàxây dựng từ những năm 1994, 1995 và chính thức đưa vào triển khai trong toàn

hệ thống NHCTVN từ 01/7/1996 Hệ thống EPS thực chất là việc thanh toánliên hàng điện tử được tổ chức thực hiện trong nội bộ hệ thống NHCTVN giữa

Trang 28

các chi nhánh ngân hàng tỉnh, thành phố, sở giao dịch, quận, huyện, thị xã, khuvực trực thuộc hệ thống

Khi mới triển khai, mỗi ngày chỉ có 2-300 chứng từ với 92 đơn vị thamgia, đến năm 2003 mỗi ngày chứng từ đã lên tới 5-7 nghìn, có ngày cao điểm lêntới 10-12 nghìn với 120 đơn vị tham gia Do đó, thường xuyên xẩy ra tình trạngquá tải hệ thống, nhất là vào giờ cao điểm (từ 14h30 đến 15h30) và những thángcuối năm dữ liệu đầy, máy chủ thường xuyên bị trục trặc không hoạt động được,tốc độ xử lý còn chậm

Trước những vấn đề bất cập trên, Ban lãnh đạo NHCTVN đã quyết địnhthực hiện đổi mới, xây dựng lại hệ thống EPS bằng nội lực của các cán bộ kỹthuật và nghiệp vụ NHCTVN trên cơ sở những trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện

có nhằm nâng cao tính an toàn, bảo mật của hệ thống, tăng nhanh tốc độ xử lýgiao dịch, mở rộng phạm vi thanh toán, tích hợp với các hệ thống khác và pháttriển theo xu hướng hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán Sau gần mộtnăm tập trung xây dựng, hệ thống đã được triển khai chính thức từ 01/01/2004

Hệ thống EPS được xây dựng theo mô hình kiểm soát tập trung, đối chiếutập trung Các chuyển tiền Đi - Đến được tổ chức kiểm soát và đối chiếu tậptrung tại Trung tâm thanh toán (TTTT) Tức là mọi nghiệp vụ thanh toán phátsinh từ ngân hàng phát lệnh và kết thúc tại ngân hàng nhận lệnh đều được hạchtoán tập trung tại TTTT TTTT mở đầy đủ các tài khoản điều chuyển vốn chotừng chi nhánh để hạch toán, đối chiếu và quản lý nguồn vốn trong thanh toánđối với từng chi nhánh Hàng ngày, các giao dịch chuyển tiền của Đi từ Ngânhàng phát lệnh được chấm dứt theo thời gian quy định đồng thời phải nhận hếtchứng từ từ TTTT về, sau đó thực hiện tạo file đối chiếu bao gồm toàn bộ cácchứng từ đã chuyển đi và nhận về với TTTT trong ngày để đối chiếu theo từngchứng từ với TTTT Nếu khớp đúng mới được kết thúc ngày làm việc

Có thể nói, năm 1996 công cuộc đổi mới kỹ thuật của NHCTVN đã dẫnđến sự thay đổi quan trọng trong phong cách làm việc văn minh công nghệ trongngân hàng Chỉ sau 6 tháng (tính đến ngày 31/12/1996) 92 chi nhánh NHCTVN

Trang 29

đã được thực hiện thống nhất với sự chỉ đạo của NHCTVN, đã chuyển về TTTT398.682 chứng từ đi và đến, 398 thông điện báo, 600 điện tra soát và 100 tập tinđối chiếu nhanh với doanh số thanh toán là 96.043 tỷ VNĐ, tất cả đều thôngsuốt và an toàn Năm 1997 tổng số chứng từ đi và đến là: 984.148, số tiền là:224.278 tỷ đồng Năm 2003 tổng số chứng từ đi và đến là: 1.758.630 tăng 179%

so với năm 1997, số tiền là: 661.988 tỷ tăng 295% so với năm 1997 Những nămsau đều tăng 30-40% so với năm trước Thể hiện qua biểu sau:

Bảng 4: Kết quả thực hiện hệ thống TTĐT từ năm 2004-2006

Đơn vị: tỷ đồng

Số

TT Chỉ tiêu

Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền

Nguồn: Trung tâm thanh toán Ngân hàng Công thương Việt Nam

Qua bảng trên cho thấy tốc độ phát triển thanh toán của NHCTVN ngàycàng tăng trưởng cả về số món cũng như số tiền, đặc biệt Uỷ nhiệm chi chuyểntiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán (72%) Điều đó phảnánh phần nào tính ưu việt thanh toán điện tử của NHCT

Qua biểu trên nhận thấy việc triển khai chương trình thanh toán điện tửcủa NHCTVN không chỉ nâng cao uy tín đối với khách hàng mà còn nâng cao vịthế của NHCTVN, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán Đồng thời là tiền đề choviệc mở rộng mạng lưới thanh toán ra ngoài hệ thống dẫn đường cho các Ngânhàng thương mại mở tài khoản lẫn nhau để thực hiện thanh toán thu chi hộ Việc

Trang 30

mở rộng thanh toán song phương với các ngân hàng khác của NHCT mang ýnghĩa lớn ở đây đó là tạo được nguồn vốn lớn trong thanh toán góp phần nângcao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của NHCT.

Hệ thống EPS mới xây dựng mô hình tổ chức đối chiếu theo 2 phươngthức:

- Đối chiếu tức thời từng chứng từ, đối chiếu hai chiều (bên truyền và bênnhận) đảm bảo các bên cùng giám sát quá trình đối chiếu Hệ thống tổ chức đốichiếu liên tục 24/24h

- Đối chiếu tập trung theo kỳ để đảm bảo sự chính xác về số liệu hạchtoán giữa các bên tham gia

Sơ đồ 1: Mô hình tổng thể hệ thống chuyển tiền điện tử NHCTVN

Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức hạch toán

Sơ đồ 3: Sơ đồ xử lý chứng từ đi tại NHPL từ chứng từ giấy

,…

IBPS ,…

,…

Khách hàng Kế toán viên

Nhập chứng từ vào KTGD thành chứng từ TTĐT

- In bảng thống

kê, bảng đối chiếu.

No

Yes

Trang 31

Sơ đồ 3 cho thấy quy trình luân chuyển chứng từ đã được bỏ bớt qua cáckhâu trung gian, chứng từ chuyển tiền điện tử được tiếp nhận và xử lý trực tiếp

từ các giao dịch viên sau đó chuyển tiếp đến cho các kiểm soát viên

Kiểm soát viên thực hiện kiểm soát, kiểm soát viên phải nhập lại một sốyếu tố cần thiết để đảm bảo sự chính xác giữa chứng từ gốc với chứng từ điện tửtrên máy tính Nếu khớp đúng, chấp nhận ghi ký hiệu mật, chương trình tự độngchuyển đi Ở đây các chứng từ điện tử không cần thiết phải in ra lưu cùng chứng

từ gốc

Quá trình lập và kiểm soát chứng từ điện tử mới đã có bước đổi mới Khilập chứng từ, mọi chuyển tiền đều được tiếp nhận và xử lý từ các giao dịch viên,giao dịch viên không phải gõ tên khách hàng trong trường hợp chuyển tiền từ tàikhoản nên tránh được sai sót, nhầm lẫn và giảm thời gian lập chứng từ tăng năngsuất lao động; chương trình tự động kiểm tra được số dư khách hàng tạo khảnăng an toàn trong thanh toán; giao dịch viên được chủ động trong việc thanhtoán, thời gian làm việc Quy trình lập, kiểm soát, luân chuyển chứng từ được tổchức khoa học, chặt chẽ, chứng từ được rải đều cho các thanh toán viên, khắcphục được tình trạng dồn tắc, ứ đọng chứng từ; tính nhất quán, bảo mật chứng từđược nâng cao; chứng từ được tự động chuyển đi một cách nhanh chóng, giảmthiểu thời gian chuyển tiền của khách hàng

Sơ đồ 4: Sơ đồ xử lý chứng từ đi tại NHPL từ chứng từ điện tử

Ngày đăng: 31/08/2012, 14:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHCT - Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.doc.DOC
Bảng 1 Tình hình huy động vốn của NHCT (Trang 24)
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại NHCT - Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.doc.DOC
Bảng 2 Tình hình sử dụng vốn tại NHCT (Trang 26)
Bảng 4: Kết quả thực hiện hệ thống TTĐT từ năm 2004-2006 - Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.doc.DOC
Bảng 4 Kết quả thực hiện hệ thống TTĐT từ năm 2004-2006 (Trang 29)
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức hạch toán - Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.doc.DOC
Sơ đồ 2 Mô hình tổ chức hạch toán (Trang 30)
Sơ đồ 1: Mô hình tổng thể hệ thống chuyển tiền điện tử NHCTVN - Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.doc.DOC
Sơ đồ 1 Mô hình tổng thể hệ thống chuyển tiền điện tử NHCTVN (Trang 30)
Sơ đồ 5: Sơ đồ xử lý chứng từ đến tại trung tâm thanh toán - Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.doc.DOC
Sơ đồ 5 Sơ đồ xử lý chứng từ đến tại trung tâm thanh toán (Trang 32)
Sơ đồ 7: Mô hình tổ chức và chức năng mới - Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.doc.DOC
Sơ đồ 7 Mô hình tổ chức và chức năng mới (Trang 35)
Bảng 4: Tình hình hoạt động của hệ thống ATM - Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.doc.DOC
Bảng 4 Tình hình hoạt động của hệ thống ATM (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w