Tiếthọc3“không”
KHÔNG NÊN GIÚ ÉP TRÁI CÂY
Ủa, học Văn có liên quan gì đến vụ giú ép trái cây ở đây? Ái chà, thật ra chỉ
là sự so sánh ví von của thầy Trương Minh Đức, giáo viên môn Văn của hai
lớp 10D1 và 10D3 thôi. Nếu thầy cô cứ mãi ra một đề Văn rồi cho các bạn
ngồi một chỗ làm theo trí tưởng tượng của mình thì chẳng khác nào việc ép
trái cây cho chín. Chín thì có
chín nhưng chín không ngon và thiếu vị ngọt. Vì nghĩ vậy, với đề bài: “Các
em hãy viết cảm nhận của mình về cuộc sống, con người ở TP.HCM”, thầy
Minh Đức đã cho hai lớp trên ra công viên 30-4 (Q.1) để cảm nhận cuộc
sống giàu thực tế hơn. Và khi được ra ngoài ấy, các bạn không ngồi lại một
chỗ mà đã “tung hoành” khắp nơi.
1/2 PHÓNG VIÊN RA TAY
Dĩ nhiên không có phóng viên nào ở đây cả. Chính các bạn đã “hóa thân”
thành những phóng viên thứ thiệt, chỉ thiếu máy ảnh thôi (nên mới được gọi
là một nửa phóng viên). Chỉ viết một bài Văn mà cũng phải lăn lộn, lân la
phỏng vấn người này, rồi lại nhảy qua trò chuyện với người kia. Huỳnh Mai
(10D1) cho biết mới đầu tiếp xúc, các bạn, cô chú bán hàng rong ở đó hay
khách qua đường chỉ trả lời nhát gừng. Nhưng không vì thế mà ngại lui
bước, các bạn mãi bắt chuyện riết rồi thấy quen luôn. Có bạn còn tiếp cận
bằng cách mua nước của họ, vừa uống vừa tâm sự. Thiên Kim (10D3) tả về
cảnh mưa ở thành phố. Để bài viết không quanh quẩn với chữ mưa, bạn đã
phỏng vấn cô Năm kẹo kéo. Sau một lúc hàn thuyên tâm sự, Kim đã đưa chi
tiết về cô Năm buôn bán khổ cực trong những ngày mưa vào bài viết của
mình. Cô nàng Ứng Ngô (10D3) đi tìm những vị khách nước ngoài bắt
chuyện để
xem họ cảm nhận như thế nào về thành phố. Gặp phải một cô bạn người
New Zealand cũng thích tám, thế là cả hai chụm vào nhau đến gần 30 phút.
Cô bạn này bảo rất thích nhịp sống ở thành phố, có điều ở đây còn quá nhiều
người khổ. Riêng Kim Nga (10D3) lại tìm hiểu về những người bạn trạc tuổi
của mình nhưng không có điều kiện đến trường, họ phải buôn đứng bán ngồi
và gánh vác trên vai của mình cả một gia đình lớn. Tất cả những người mà
các bạn tiếp xúc đều được đưa vào bài viết của mình đầy ấn tượng và sâu
sắc, đến nỗi mà thầy Minh Đức cũng lộ rõ sự ngạc nhiên.
”THU HOẠCH” CẤP SỐ NHÂN
Được tiếp xúc với nhiều người, viết bài mang tính thực tế, có cái nhìn chính
xác hơn về cuộc sống, nên hầu hết các bài viết đều mang văn phong lạ. Đa
số đều đạt điểm 8 trở lên. Thiên Kim (10D3) tiết lộ: “Sau khi gặp cô Năm
mình đã hiểu hơn về đời sống khổ cực của những người bán hàng rong, chắt
chiu từng đồng. Và những khi xài hoang phí mình sẽ nghĩ đến cảnh cô Năm
dầm mưa đi bán”. Còn Quỳnh Thy (10D1) lại quí hoàn cảnh sống đầy đủ
của mình, bởi vẫn còn nhiều bạn trạc tuổi không được đến trường mà phải
bươn chải mưu sinh. Vũ Đôn và Ứng Ngô (10D3) cho rằng các bạn sẽ phấn
đấu nhiều hơn nữa cho một đất nước giàu, chứ không nhiều người nghèo
như bây giờ như lời nói của những vị khách nước ngoài. Quả là một tiếthọc
Văn đầy tính nhân văn, nhưng không “cũ kĩ”
. Tiết học 3 “không”
KHÔNG NÊN GIÚ ÉP TRÁI CÂY
Ủa, học Văn có liên quan gì đến vụ giú ép trái cây ở đây?. thuyên tâm sự, Kim đã đưa chi
tiết về cô Năm buôn bán khổ cực trong những ngày mưa vào bài viết của
mình. Cô nàng Ứng Ngô (10D3) đi tìm những vị khách nước