Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân việt nam hiện nay trên phương diện kinh tế và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân việt nam hiện nay trên phương diện kinh tế và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân việt nam hiện nay trên phương diện kinh tế và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-
-ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GCCN VIỆT NAM HIỆN NAY TRÊN PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GCCN TRONG THỜI KỲ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện bài thảo luận, nhóm em luôn được thầy cô, bạn
bè xung quanh động viên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ để hoàn thành bài thảo luận một cách tốt nhất Và đặc biệt, nhóm 2 muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Thu Hà - giáo viên bộ môn đã giảng dạy tận tình, chi tiết để nhóm em có đầy đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài thảo luận này
Bởi trình độ còn hạn chế nên khi nghiên cứu đề tài dù có cố gắng song vẫn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Vì vậy, nhóm em rất mong nhận được sựgóp ý của cô và các bạn trong lớp
Những ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp nhóm em nhận ra những hạn chế, thiếu sót và từ đó có thêm những kinh nghiệm mới cho những bài nghiên cứu sau này
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC VIẾT TẮT 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
PHẦN NỘI DUNG 7
1 Tổng quan kiến thức 7
1.1 Khái niệm về GCCN 7
1.1.1 Trên phương diện kinh tế - xã hội 8
1.1.2 Trên phương diện chính trị - xã hội 8
1.2 Đặc điểm của GCCN 8
1.3 Sứ mệnh lịch sử của GCCN trên lĩnh vực kinh tế 9
1.3.1 Sứ mệnh lịch sử tổng quát của GCCN 9
1.3.2 Sứ mệnh lịch sử của GCCN trên lĩnh vực kinh tế 10
2 Sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam hiện nay trên phương diện kinh tế. .10
2.1 Phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước 11
2.1.1 Thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại theo hướng xã hội chủ nghĩa 11
Trang 42.1.2 Phát triển CNH, HĐH song hành với phát triển KTTT và bảo vệ
môi trường 12
2.2 Vai trò của GCCN Việt Nam trong khối liên minh giữa các giai cấp tầng lớp 17
2.2.1 GCCN là lực lượng nòng cốt đổi mới, nâng cao chất lượng của liên minh 18
2.2.2 Tạo ra động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo hướng bền vững hiện đại hoá 18
3 Những hạn chế của GCCN Việt Nam hiện nay 20
3.1 Hạn chế trong số lượng, chất lượng, cơ cấu 20
3.2 Hạn chế trong ý thức, đạo đức, kỷ luật và tác phong lao động 20
4 Đề xuất xây dựng GCCN Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước 21
PHẦN KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
APEC Asia - Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp
tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry - Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh trong mỗi thời kỳ chuyển biến cách mạng từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác luôn có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, lãnh đạo quá trình chuyển biến đó Việc xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng mình, giải phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại thoát khỏi sự áp bức bóc lột chính là sứ mệnh lịch sử của GCCN Ở Việt Nam, GCCN đã lãnh đạo cuộc cách mạng đó thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân dân Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, GCCN từng bước lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, không có người bóc lột người, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất công
Ngày nay đứng trước tình hình phát triển mới của đất nước, nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới, trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển KTTT, GCCN ngày nay làmột trong những lực lượng xã hội quan trọng nhất, đang tham gia tích cực vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
Từ tình hình trên, nhóm 2 đã lựa chọn việc nghiên cứu đề tài: “Sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam ngày nay trên phương diện kinh tế và giải pháp xây dựng GCCN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Qua đó nhóm em sẽ đưa ra một
số đề xuất cho sự phát triển của GCCN và cũng là sự phát triển của đất nước
Trang 7tích vai trò của GCCN trong khối liên minh giữa các giai cấp Bên cạnh đó nêu ra những hạn chế còn tồn đọng của GCCN Việt Nam để từ đó đưa ra những đề xuất xây dựng và phát triển GCCN Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: Sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam hiện nay và giải pháp xây dựng GCCN thời kỳ CNH, HĐH đất nước
Phạm vi: trên phương diện kinh tế
4 Phương pháp nghiên cứu.
Vận dụng các phương pháp thống nhất phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, quy nạp và diễn dịch, chú giải, khái quát hoá, trên cơ sở đó đưa ra nhận xét và kết luận
5 Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 4 mục như sau:
- Chương 1: Tổng quan kiến thức
- Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam hiện nay trên phương diện kinh tế
- Chương 3: Những hạn chế của GCCN Việt Nam hiện nay
- Chương 4: Đề xuất xây dựng GCCN Việt Nam trong thời kì CNH, HĐH đất nước
Trang 8Các ông còn dùng những thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ các loại công nhân trong các ngành sản xuất khác nhau, trong những giai đoạn phát triển khác nhau của công nghiệp: công nhân khoáng sản, công nhân công trường thủ công, công nhân công xưởng, công nhân nông nghiệp…
Dù diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau, song GCCN được các nhà kinh điển xác định trên hai phương diện cơ bản: kinh tế - xã hội và chính trị - xã hội
1.1.1 Trên phương diện kinh tế - xã hội.
GCCN là sản phẩm và là chủ thể của nền sản xuất đại công nghiệp, GCCN là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao
Trang 91.1.2 Trên phương diện chính trị - xã hội.
Trong quan hệ sản xuất TBCN, GCCN là những người lao động không sở hữu
tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội Họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị chủ
tư bản bóc lột giá trị thặng dư
GCCN là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, họ là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính
xã hội hoá ngày càng cao Họ là người làm thuê do không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư, vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ TBCN, xây dựng thành công CNXH, chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới
1.2 Đặc điểm của GCCN
Những đặc điểm của GCCN có thể khái quát thành các điểm chủ yếu sau đây:
+ Đặc điểm nổi bật của GCCN là lao động bằng phương thức công nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao, quá trình lao động mang tính chất xã hội hoá
+ GCCN là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủ thể của quá trìnhsản xuất vật chất hiện đại Do đó, GCCN là đại biểu cho LLSX tiên tiến, cho phương thức sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại
+ Nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã rèn luyện cho GCCN những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp Đó là một giai cấp cách mạng và có tinh thần cáchmạng triệt để
=> Những đặc điểm ấy chính là những phẩm chất cần thiết để GCCN là một giai cấp cách mạng và có vai trò lãnh đạo cách mạng
Trang 101.3 Sứ mệnh lịch sử của GCCN trên lĩnh vực kinh tế.
1.3.1 Sứ mệnh lịch sử tổng quát của GCCN.
Sứ mệnh lịch sử của GCCN là nội dung chủ yếu, điểm căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, là phạm trù trung tâm, nguyên lý xuất phát của chủ nghĩa xã hội khoa học Đó cũng là trọng điểm của cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận cùa thời đại ngày nay
Sứ mệnh lịch sử của GCCN chính là những nhiệm vụ mà GCCN cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu trong cuộc cách mạng xác lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sứ mệnh tổng quát của GCCN là thông qua chính đảng tiền phong, GCCN tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế
độ người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng GCCN, nhân dân lao động khỏi mọi áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh
- Văn hoá - tư tưởng
1.3.2 Sứ mệnh lịch sử của GCCN trên lĩnh vực kinh tế.
Là nhân tố hàng đầu của LLSX xã hội hóa cao, GCCN cũng là đại biểu cho quna hệ sản xuất mới, sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội Bằng cách đó, GCCN tạo tiền đề vật chất - kỹthuật cho sự ra đời của xã hội mới
Trang 11Mặt khác, tính chất xã hội hóa cao của LLSX đòi hỏi một quan hệ sản xuất mới,phù hợp với chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội là nền tảng, tiêu biểu cho lợi ích của toàn xã hội GCCN đại biểu cho lợi ích chung của xã hội Nó phấnđấu cho lợi ích chung của toàn xã hội Nó chỉ tìm thấy lợi ích chân chính của mình khi thực hiện được lợi ích chung của xã hội.
Ở các nước XHCN, GCCN thông qua quá trình CNH và thực hiện “một kiểu tổ chức xã hội mới về lao động” để tăng năng suất lao động xã hội và thực hiện các nguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Trên thực tế, hầu hết các nước XHCN lại ra đời từ phương thức phát triển rút ngắn, bỏ qua chế độ TBCN Do đó, để thực hiện sứ mệnh lịch sử về nội dung kinh tế, GCCN phải đóng vai trò nòng cốt trong quá trình giải phóng LLSX, thúc đẩy LLSX phát triển để tạo cơ sở cho quan hệ sản xuất mới, XHCN ra đời
2 Sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam hiện nay trên phương diện kinh tế.
Qua 35 năm đổi mới, hơn 12 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X),GCCN Việt Nam đã tăng về số lượng, trưởng thành về chất lượng và khẳng định, phát huy vai trò, địa vị của mình trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Hiện nay, tổng
số lao động làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp ở nước ta có khoảng 24,5 triệu người; trong đó, công nhân, lao động trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, chiếm tỉ lệ khoảng 14% số dân và 27% lực lượng lao động xã hội Trình
độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của GCCN ngày càng đượccải thiện Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến đã tăng lên Hình thành lớp công nhân trẻ có trình độ học vấn, văn hóa, được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, phương pháp làm việc ngày càng tiên tiến Họ có vai trò quyết định trong tiến trình cách mạng nước ta Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, GCCN đang cùng dân tộc tiến bước
trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế.
Trang 122.1 Phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
GCCN Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, họ có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
và hội nhập kinh tế quốc tế, đóng góp trực tiếp to lớn vào sự phát triển của đất nước
2.1.1 Thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại theo hướng xã hội chủ nghĩa
GCCN Việt Nam với lực lượng đông đảo, đã phát huy được vai trò và trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Đây đượccoi là vấn đề nổi bật nhất đối với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN hiện nay
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “ trong năm
2020, đại dịch COVID-19 gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội, song nhờ phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự ưu việt của chế độ XHCN sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng… đất nước ta đã từng bước kiểm soát có hiệu quả đại dịch COVID-19; từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội…” Những thành tựu đạt được trên là kết tinh sự sáng tạo của quá trình phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; mà đi đầu là lực lượng GCCN Việt Nam, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn theo định hướng XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam không ngừng được củng cố vững mạnh; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả; vị thế,
uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao Tuy nhiên, Đại hội XIII của Đảng cũng chỉ ra rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, CNH, HĐH còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa có lúc, có nơi chưa được quan tâm phát huy đầy đủ Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới Điều đó đòi hỏi Đảng và
Trang 13nhân dân ta cần đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa công cuộc xây dựng đất nước định hướng XHCN trong thời gian tới.
Trong tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, Cưỡng lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, khẳng định con đường đi lên CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; lãnh đạo GCCN Việt Nam thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN
2.1.2 Phát triển CNH, HĐH song hành với phát triển KTTT và bảo vệ môi trường.
2.1.2.1 Gắn liền với phát triển KTTT.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong thời đại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, tất cả các nước có xuất phát điểm thấp, muốn vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới không có con đường nào khác ngoài việc thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT Đây chính là xu thế khách quan của thời đại toàn cầu hoá; đồng thời cũng là con đường “rút ngắn” của quá trình công nghiệp hoá theo hướng hiện đại nhằm chuyểnnền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp - tri thức - và nền KTTT
Khác với nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, chủ thể chính là nông dân cần cù trong sử dụng “cày chìa vôi” để sản xuất; nền kinh tế công nghiệp, chủ thể là công nhân thành thạo trong thao tác các công cụ cơ khí, nền KTTT
là nền kinh tế mà chủ thể của nó là công nhân - trí thức sáng tạo trong điều khiển các công cụ tự động hoá, các công cụ truyền thông đa phương tiện, sử dụng có hiệu quả trithức và công nghệ để phát triển kinh tế, xã hội
Quan điểm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) gắn với phát triển KTTT (KTTT) đã được Đảng ta chính thức đề cập tại Đại hội X:
“Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển KTTT, coi KTTT là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều
Trang 14vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã phát triển và cụ thể hoá thêm một bước quan điểm đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT:
“Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển KTTT… Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phát triển KTTT, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”
Nội dung trung tâm của thực hiện CNH - HĐH gắn với phát triển KTTT là lựa chọn để có thể bỏ qua một số thế hệ công nghệ trung gian, đi thẳng vào công nghệ cao,công nghệ mới nhằm nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp dịch vụ có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao
Hoạt động chủ yếu nhất trong nền KTTT là hoạt động tạo ra, quảng bá và sử dụng hiệu quả tri thức, biến tri thức thành giá trị Tri thức đã trở thành nguồn lực hàng đầu, mà giá trị của nó chiếm tỷ trọng cao, thậm chí là tuyệt đối trong sản phẩm Với nền KTTT, nhân tài trí thức được coi trọng, quyền sở hữu trí tuệ trở thành yếu tố quan trọng; tri thức trở thành hình thức cơ bản nhất của vốn, quan trọng hơn cả tài nguyên, sức lao động; LLSX từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên chuyển dần sang dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người
Nền KTTT phát huy tối đa năng lực sáng tạo của con người trong vận dụng và sáng tạo ra tri thức mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển con người và xã hội một cách nhanh chóng Bởi vậy, vòng đời của một sản phẩm, một công nghệ từ lúc nảysinh, phát triển, chín muồi đến tiêu vong ngày càng rút ngắn; trước đây vòng đời công nghệ tính bằng nhiều thập niên, ngày nay tính bằng năm, thậm chí tính bằng tháng Tốc độ đổi mới công nghệ rất nhanh chóng
Để sớm xác lập nền KTTT Việt Nam, cần thiết phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần tập trung toàn lực vào việc thực hiện những giải pháp mang tính đột phá sau: